Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị như bằng đại học chính quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.89 KB, 4 trang )

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị như Bằng đại học chính quy
Share
Tùy chọn

Chủ đề trướcChủ đề kế tiếp

hailibra

Danh hiệu: Kỳ
cựu

Nhóm: Regist
ered
Gia nhập: 15122017(UTC)
Bài viết: 331
Cảm ơn: 81
lần
Được cảm
ơn: 84 lần
trong 66 bài
viết

#1 Đã gửi : 27/11/2018 lúc 12:51:01(UTC)

Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giáo dục đại học.Theo đó, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội
khóa XIV, các Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, với 84,12% tổng số đại
biểu tán thành, Quốc hội đã nhất trí không phân biệt giá trị văn bằng đại
học chính quy và tại chức.
Cụ thể như sau:


Tại Khoản 1, 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định:
“Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung
toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình
đào tạo một trình độ của giáo dục đại học.
Giáo dục thường xuyên gồm vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, là hình
thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc
cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện
chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học.”


Thay vào đó, Luật Giáo dục đại học sửa đổi không quy định cụ thể giáo
dục chính quy và giáo dục thường xuyên nữa mà chỉ quy định: “Giáo
dục đại học là giáo dục các trình độ sau trung học phổ thông và tương
đương để được cấp bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân.”
Vậy có thể hiểu rằng, tại Luật giáo dục đại học sửa đổi chỉ quy định một
loại bằng đại học sẽ cấp cho các các trình độ sau trung học phổ thông và
tương đương. Có nghĩa là sẽ không phân biệt Bằng đại học chính quy và
Bằng đại học tại chức.
Việc bấm nút thông qua Luật giáo dục đại học sửa đổi đã gây ra một làn
sóng phản ứng dữ dội từ phía người dân. Mặc dù Quốc hội đã thông qua
quy định như trên nhưng trên thực tế xã hội vẫn còn những lo lắng, hoài
nghi về việc tuyển sinh, đào tạo và chuẩn “đầu ra” giữa những người học
ở các loại hình đào tạo văn bằng.


Có thể thấy thực trạng học tại chức hiện nay chỉ là đi học cho có, qua
loa, không chú trọng về kiến thức và mọi đối tượng đều có thể tiếp cận
học đại học bằng hình thức tại chức, không phải học ngày học đêm để
thi vào hệ chính quy. Cho thấy năng lực của học tại chức và năng lực của
học chính quy là khác xa nhưng khi cả hai hoàn thành khóa học thì bằng

tại chức hay bằng chính quy cũng chỉ là một mà không có sự phân biệt.
Điều này phải chăng là không công bằng đối với các bạn sinh viên đang
và sắp học đại học hệ chính quy.


Tuy nhiên lại có một số quan điểm cho rằng không phân biệt bằng cấp
để bắt buộc người học phải chú trọng đến quá trình học tập, tiếp thu kiến
thức đã học được để áp dụng cho việc đi làm. Rằng các nhà tuyển dụng
hiện nay không chú trọng đến bằng cấp mà chỉ quan trọng đến năng lực
thực thế của mỗi người. Nên việc bằng tại chức hay bằng chính quy thì
cũng như nhau, bằng chính quy mà không có năng lực thì cũng bỏ đi,
còn bằng tại chức nhưng năng lực vượt trội thì rất đáng để nhà tuyển
dụng tuyển dụng.



×