Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, phân bón đến năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai HN88 tại cẩm phả quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.87 KB, 158 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ANH ĐỆ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ,
PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
GIỐNG NGÔ NẾP LAI HN88 TẠI CẨM PHẢ
- QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ANH ĐỆ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ,
PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
GIỐNG NGÔ NẾP LAI HN88 TẠI CẨM PHẢ
- QUẢNG NINH

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Trung Kiên



Thái Nguyên, năm 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các
thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Nông học,
Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và Nhà trường về các thông tin, số liệu trong
đề tài.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Người viết cam đoan

Hoàng Anh Đệ

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn nà y, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của thầ y giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản. Tôi xin chân thành cảm ơn
các thầ y cô giáo trong Khoa Nông học, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới TS. Trần Trung Kiên - Phó Giám đốc Trun g tâm ĐTTNCXH,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Đề tài. Cả m
ơn các thầ y cô của Trường Đại học Nô ng Lâm Thái Ngu yê n, Phòng
Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Nông học, những người đã tru yền thụ
cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời
gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
Và cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp, các bạn sinh viên…Những người luôn quan tâm, chia sẻ và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Hoàng Anh Đệ

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2

3. Yêu cầu của đề tài ...............................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam .......................................5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới......................................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ......................................................... 8
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Quảng Ninh......................................... 11
1.2.4. Tình hình sản xuất ngô của Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ...... 16
1.3. Nghiên cứu về thời vụ trồng ngô trên thế giới và ở Việt Nam.................. 17
1.3.1. Nghiên cứu về thời vụ trồng ngô trên thế giới ....................................... 17
1.3.2. Nghiên cứu về thời vụ gieo trồng ngô ở Việt Nam ................................ 20
1.4. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam ..........22
1.4.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới ........................... 22
1.4.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam ............................ 27
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 38
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................38
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................38
2.2.1. Địa điểm tiến hành đề tài ........................................................................ 38
2.2.2. Thời gian tiến hành đề tài ....................................................................... 38
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................39
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................39
2.4.1. Phương pháp thí nghiệm......................................................................... 39
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



4

2.4.2. Quy trình kỹ thuật................................................................................... 40
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá .................................... 41
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 46
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 47
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân (2013 và 2014) tại Cẩm Phả Quảng Ninh ...........................................................................................................47
3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh ................. 47
3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến đặc điểm hình thái và sinh lý
của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh ................................. 49
3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ tới khả năng chống đổ của giống ngô nếp
lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh ................................................................ 53
3.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ tới khả năng chống chịu sâu, bệnh của
giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh ........................................ 54
3.1.5. Ảnh hưởng của thời vụ tới năng suát bắp tươi và năng suất thân lá
của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh ................................. 55
3.1.6. Ảnh hưởng của thời vụ tới chất lượng thử nếm của giống ngô nếp
lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh ................................................................ 57
3.1.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ che
kín bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh .................... 58
3.1.8. Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh ........................................ 59
3.1.9. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất hạt khô của giống ngô
nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh ......................................................... 63
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân (2013 và 2014) tại Cẩm Phả
- Quảng Ninh ........................................................................................................64

3.2.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón vô cơ khác nhau đến các
giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân
(2013 và 2014) tại Cẩm Phả - Quảng Ninh ...................................................... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


5

3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến các đặc điểm hình thái của giống
ngô nếp lai HN88 vụ Xuân (2013 và 2014) tại Cẩm Phả - Quảng Ninh................
65
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến khả năng chống chịu sâu, bệnh
hại và khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân (2013 và
2014) tại Cẩm Phả - Quảng Ninh ..................................................................... 68
3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến năng suất bắp tươi và năng
suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân (2013 và 2014) tại
Cẩm Phả - Quảng Ninh ................................................................................... 70
3.2.5. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến chất lượng thử nếm của giống
ngô nếp lai HN88 vụ Xuân (2013 và 2014) tại Cẩm Phả - Quảng Ninh.......... 71
3.2.6. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân (2013 và 2014) tại Cẩm phả Quảng Ninh....................................................................................................... 72
3.2.7. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến năng suất hạt khô của giống
ngô nếp lai HN88 vụ Xuân (2013 và 2014) tại Cẩm Phả - Quảng Ninh.......... 74
3.2.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế qua các công thức phân bón vô cơ khác nhau ....
75
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 77

1. Kết luận .............................................................................................................77
2. Đề nghị ..............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNNPTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CC

: Cao cây

CD bắp

: Chiều dài bắp

CIMMYT

: International Maize and Wheat Improvement Center
(Trung tâm Cải tạo ngô và Lúa mỳ quốc tế)


Cs

: Cộng sự

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CT

: Công thức

CV(%)

: Coefficient of variation (Hệ số biến ðộng)

Đb

: Đóng bắp

Đ/c

: Đối chứng

ĐK bắp

: Đường kính bắp

FAO


: Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

IRRI

: International Rice Research Institute (Viện Nghiên cứu
chương trình lương thực thế giới)

KL1000 hạt

: Khối lượng 1000 hạt

LSD.05
95%)
NSLT

: Least significant difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NSTT

: Năng suất lý thuyết
: Năng suất thực thu

NXB

: Nhà xuất bản

P

: Probability (Xác suất)


QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TB

: Trung bình

TCN

: Tiêu chuẩn ngành

TGST

: Thời gian sinh trưởng

Tr

: Trang

TW

: Trung ương

X2013

: Vụ Xuân 2013

X2014


: Vụ Xuân 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2004- 2013........................ 5
Bảng 1.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013............................. 6
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, gạo lúa của thế giới năm
2013 ................................................................................................................ 6
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2013 ............... 8
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2013 .......................................... 10
Bảng 1.6. Sản xuất ngô của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003 - 2013....................... 12
Bảng 1.7. Sản xuất ngô của Tỉnh Quảng Ninh chia theo các huyện, thị xã,
Thành phố giai đoạn 2003 – 2013 ................................................................ 13
Bảng 1.8. Sản xuất ngô của Thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2004 - 2013 ................. 16
Bảng 4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng (%) ......... 27
Bảng 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88
qua các thời vụ gieo trồng tại Cẩm Phả, Quảng Ninh.................................. 50
Bảng 3.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 qua
các thời vụ gieo trồng tại Cẩm Phả, Quảng Ninh ........................................ 51
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng chống đổcủa giống
ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh ............................................... 53
Bảng 3.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống ngô nếp lai HN88 qua các thời vụ

gieo trồng tại Cẩm Phả, Quảng Ninh ........................................................... 54
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất bắp tươi và năng
suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh .......... 56
Bảng 3.7a. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chất lượng thử nếm của
giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh ..................................... 57
Bảng 3.7b. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chất lượng thử nếm của
giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh ..................................... 58
Bảng 3.8.Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến trạng thái cây, trạng thái bắp,
độ che kín bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh...... 58

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


viii

Bảng 3.9b. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh ....................... 61
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất thực thucủa giống
ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh ............................................... 63
Bảng 3.11. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống ngô nếp lai HN88
qua các tổ hợp phân bón vụ Xuân 2013 và 2014 tại Cẩm Phả, Quảng
Ninh .............................................................................................................. 64
Bảng 3.12a. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88
qua các tổ hợp phân bón vụ Xuân 2013 và Xuân 2014 tại Cẩm Phả
Quảng Ninh .................................................................................................. 66
Bảng 3.12b. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ
hợp phân bón vụ Xuân 2013 và Xuân 2014 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh

................ 67
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống đổ của giống HN88
tại Cẩm Phả, Quảng Ninh............................................................................. 69
Bảng 3.14. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của giống HN88 qua các tổ hợp phân
bón tại Cẩm Phả, Quảng Ninh...................................................................... 69
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất bắp tươi và năng suất thân
lá của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh .......................... 71
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng thử nếm của giống HN88
tại Cẩm Phả, Quảng Ninh............................................................................. 72
Bảng 3.17a. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
giống HN88 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh........................................................ 72
Bảng 3.17b. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh ..................................... 74
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suấtgiống ngô nếp lai HN88 tại
Cẩm Phả, Quảng Ninh.................................................................................. 74
Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón khác nhau ....................... 75

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Khi mà đời sống con người ngày một nâng cao thì nhu cầu sử dụng ngô làm
thực phẩm ngày càng lớn. Người ta sử dụng ngô từ làm rau cao cấp, các loại ngô
nếp, ngô đường (ngô ngọt) dùng để ăn tươi (luộc, nướng), chế biến thành các món

ăn được nhiều người ưa chuộng như ngô chiên, súp ngô, snack ngô hoặc đóng hộp
làm thực phẩm xuất khẩu, việc xuất khẩu các loại ngô thực phẩm mang lại hiệu quả
kinh tế đáng kể cho một số nước như Thái Lan, Đài Loan…. Ngoài sản phẩm chính,
thân cây ngô còn là nguồn thức ăn xanh đáng kể cho gia súc.
Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) là một trong ba cây cốc quan
trọng, cung cấp lương thực cho con người và thức ăn cho vật nuôi, có nội nhũ chứa
gần như 100% amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, trong khi ngô
thường chỉ chứa 75% amylopectin còn lại 25% là amylosa - dạng tinh bột có mạch
không phân nhánh. Đặc tính của ngô nếp được quy định bởi đơn gen wx nằm ở
locus 5S-56 và có biểu hiện của gen opapue (Brewbaker. James L, 1998; Fergason,
V., A.R. Hallauer, 1994; Thompson Peter, 2005) [51], [58], [76].
Chương trình ngô lai ở nước ta đã thu được kết quả đáng ghi nhận. So với năm
1991 khi bắt đầu trồng giống ngô lai thì năm 2011, với gần 95% diện tích được trồng
bằng giống ngô lai, sản lượng tăng gần 8 lần trong khi diện tích và năng suất ngô
trung bình cả nước tăng 2,6 lần. Đó là với ngô tẻ, còn với ngô thực phẩm – ngô nếp,
ngô đường, ngô rau (ngô bao tử), chúng ta chỉ mới bắt đầu chương trình tạo giống lai
chưa được 10 năm nhưng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Khác với ngô tẻ
- năng suất hạt cuối cùng là mục đích của nhà tạo giống cũng như của người sản
xuất, ngô nếp thì chất lượng sản phẩm quyết định giá trị của nó. Trong thực tế, các
giống ngô nếp địa phương có chất lượng thay đổi khi được trồng vào các vùng hoặc
các mùa vụ khác nhau. Còn đối với ngô nếp lai, liệu chất lượng có thay đổi khi được
trồng vào các thời vụ khác nhau và các mức phân bón khác nhau. Những nghiên cứu
về kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến chất
lượng sản phẩm của ngô nếp hầu như chưa được nghiên cứu ở nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



2

Quảng Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với hơn 80% đất đai
là đồi núi. Đất nông nghiệp đang sử dụng là 75.370 ha chiếm 12,3% diện tích đất tự
nhiên (611.081,3 ha). Như vậy, quĩ đất nông nghiệp của tỉnh rất thấp, phải lựa chọn
cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao và áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật
canh tác. Cây ngô nếp là cây trồng đáp ứng được các yêu cầu trên, đồng thời phù
hợp với một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch. Hiện nay, người nông dân trong
tỉnh trồng ngô nếp áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác đơn giản theo truyền
thống nên năng suất và chất lượng còn thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Trong các
biện pháp kỹ thuật canh tác thì thời vụ gieo trồng và phân bón ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất và chất lượng ngô nếp.
Xuất phát từ nhũng cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, phân bón đến năng suất
và chất lượng giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định được thời vụ gieo trồng và công thức phân bón phù hợp với giống
ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh.
3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn phát dục của giống ngô nếp
lai HN88 qua các thời vụ và các tổ hợp phân bón khác nhau.
- Đánh giá đặc điểm hình thái và sinh lý của giống ngô nếp lai HN88 qua các
thời vụ và các tổ hợp phân bón khác nhau.
- Xác định được khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và chống đổ của giống ngô
nếp lai HN88 qua các thời vụ và các tổ hợp phân bón khác nhau.
- Đánh giá được năng suất bắp tươi và thân lá tươi của giống ngô nếp lai
HN88 qua các thời vụ và các tổ hợp phân bón khác nhau.
- Đánh giá được chất lượng ngô nếp luộc chín qua thử nếm.
- Đánh giá được năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai
HN88 qua các thời vụ và các tổ hợp phân bón khác nhau.


Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


3

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đã xác định được ảnh hưởng của các thời vụ gieo trồng đến sinh
trưởng, phát triển và chất lượng ngô nếp lai.
- Đề tài đã xác định được ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng,
phát triển và chất lượng ngô nếp lai.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đã xác định được thời vụ gieo trồng và công thức phân bón thích hợp
cho giống ngô nếp lai HN88 tại tỉnh Quảng Ninh.
- Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác hết
tiềm năng đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân
tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện
thời tiết, khí hậu cũng như đất đai. Tùy từng giống cụ thể mà yêu cầu điều kiện sinh
thái khác nhau. Do vậy mà việc nghiên cứu xác định thời vụ thích hợp nhằm đạt
năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, để cây trồng phát triển trong điều kiện thuận
lợi nhất để phát huy hết tiềm năng của giống là hết sức cần thiết.
Ngoài ra, ngô cũng là cây phàm ăn, muốn đạt năng suất cao thì cần xác định
được nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong suốt thời gian sinh trưởng và trong mỗi
giai đoạn. Bên cạch đó phải hiểu rõ mối quan hệ giữa nước – phân, đất – phân,
giống – phân cũng như điều kiện sinh thái của từng vùng, từng vụ, chế độ canh tác,
mật độ trồng.
Thời vụ gieo trồng và công thức phân bón thích hợp là một trong những yếu tố
quan trọng của ngành trồng trọt. Vì vậy, nghiên cứu và thực hiện chế độ thời vụ và
lượng phân bón hợp lý đối với mỗi loại cây trồng, loại giống, mỗi công thức luân
canh trong từng vùng khí hậu đất đai là vấn đề hết sức quan trọng. Việc xác định
thời vụ và lượng phân bón thích hợp cho từng giống sẽ tận dụng được tối đa tiềm
năng cho năng suất của giống. Cùng một vùng sinh thái, cùng một giống và biện
pháp kỹ thuật chăm sóc giống nhau được so sánh qua những thời vụ gieo trồng khác
nhau, lượng phân bón khác nhau sẽ biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển và
cho năng suất khác nhau.
Là một tỉnh phát triển mạnh về du lịch, Quảng Ninh được xem là tỉnh có rất
nhiều tiềm năng để phát triển những cây trồng phục vụ khách du lịch mang lại hiệu
quả kinh tế, trong đó đáng quan tâm hiện nay đó chính là ngô nếp. Với diện tích đất
nông nghiệp không nhiều đòi hỏi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo an ninh lương thực
của vùng và hơn thế nữa là có thể mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Xuất phát những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
này.
Số hóa bởi Trung tâm Học

liệu

tnu.edu.vn/


5

1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng, còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều
thành tựu khoa học về các lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học,
cơ giới hoá, điện khí hoá và tin học... vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô
Hữu Tình và cs, 1997)[35]. Do vậy diện tích, năng suất ngô liên tục tăng trong
những năm gần đây.
Từ bảng 1.1 cho chúng ta thấy, về sản lượng ngô trên toàn thế giới đạt 730
triệu tấn năng suất 49,45 tạ/ha, đến năm 2013 sản lượng đạt 1.016 triệu tấn, năng
suất đạt 55,17 tạ/ha. Năng suất nhìn chung là tăng dần qua các năm từ 49,45 tạ/ha
đến 55,17 tạ/ha tăng lên hơn 5 tạ/ ha (từ năm 2004 đến năm 2013). So sánh giữa sản
lượng và diện tích thì ta thấy, từ năm 2004 tới năm 2013 thì diện tích tăng hơn 36
triệu ha, thì sản lượng tăng hơn 287 triệu tấn.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2004- 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


6


Năm

Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

147,47
147,44
148,61
158,60
161,01
156,93
162,32

170,39
178,55
184,24

49,45
48,42
47,53
49,63
51,09
50,04
51,55
51,84
48,88
55,17

729,21
713,91
706,31
788,11
822,71
790,18
820,62
883,46
872,79
1016,43

(Nguồn: FAOSTAT, 2014)[57]
Có được kết quả trên, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai
trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh
tác. Đặc biệt, từ năm 1996 đến nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo

giống ngô lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì
việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng
ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


Bảng 1.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013


Khu vực
Châu Á
Châu Mỹ
Châu Âu
Châu Phi

Diện tích
(triệu ha)
59,40
70,84
18,97
34,93

Năng suất
(tạ/ ha)
51,23
73,82

61,92
20,33

Sản lượng
(triệu tấn)
304,32
522,90
117,48
71,01

(Nguồn: FAOSTAT, 2014)[57]
Qua bảng 1.2 ta thấy Châu Á là khu vực có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 sau
Châu Mỹ với 59,40 ha, năng suất ngô đạt 51,23 tạ/ha, sản lượng đạt 304 triệu tấn và
thấp hơn châu Mỹ 218 triệu tấn. Châu Mỹ năm 2013 năng suất ngô đạt 73,82 tạ/ha,
là năng suất ngô cao nhất thế giới. Châu Âu đứng thứ 2 trên thế giới về năng suất
đạt 61,92 tạ/ha nhưng lại là khu vực có diện tích trồng ngô thấp nhất (chỉ 18,97 triệu
ha), châu Phi có diện tích đứng thứ 3 trên thế giới nhưng có năng suất ngô rất thấp,
chỉ đạt 20,33 tạ/ ha thấp hơn gần 3 lần so với năng suất bình quân của thế giới, do
đó sản lượng ngô của khu vực này cũng thấp nhất. Nguyên nhân của sự phát triển
không đồng đều giữa các châu lục trên thế giới là do sự khác nhau rất lớn về trình
độ khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế chính trị … Ở châu Mỹ
có trình độ khoa học phát triển cao trong khi Châu Phi nền kinh tế kém phát triển
cộng thêm tinh hình chính trị an ninh không đảm bảo đã làm cho sản xuất nông
nghiệp ở khu vực này tụt hậu so với nhiều khu vực trên thế giới (Nguồn FAOSTAT,
2014)[57].
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, gạo lúa
của thế giới năm 2013
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Ngô

184,24

55,17

1016,43

Lúa mì

218,46

32,65

713,22

Gạo lúa

166,08

44,88


745,17

Loại cây trồng

(Nguồn: FAOSTAT, 2014)[57]
Qua bảng 1.3 năm 2013 diện tích ngô của thế giới đã vượt lúa gạo với 184,24
triệu ha, sản lượng 1016,43 triệu tấn, năng suất 55,17 tạ/ha. Trong khi đó lúa mì và
lúa gạo có diện tích, năng suất, sản lượng khá ổn định vào những năm gần đây.


Năm 2013 diện tích lúa mì đạt cao nhất trong những cây ngũ cốc với 218,46
triệu ha, năng suất thấp nhất đạt 32,65 tạ/ha, sản lượng đạt 713,22 triệu tấn. Còn lúa
gạo với diện tích thấp nhất 166,08 triệu ha, năng suất đạt 44,88 tạ/ha và sản
lượng
745,17 triệu tấn (FAOSTAT, 2014) [57]. Điều đó chứng tỏ vai trò và vị trí của cây
ngô ngày càng được coi trọng trong nền kinh tế.Công tác nghiên cứu lai tạo giống
ngô hiện nay đang có bước chuyển biến mới, đó là ứng dụng công nghệ sinh học
trong chọn tạo dòng thuần. Những năm gần đây, việc nghiên cứu chọn ra những
dòng đơn bội kép (Double haploid), bằng nuôi cấy invitro đã giúp cho công việc
chọn tạo dòng thuần một cách nhanh chóng, tiết kiệm được hơn nửa thời gian so với
việc tạo dòng bằng các phương pháp invitro cụ thể dựa vào kỹ thuật nuôi cấy một
trong ba bộ phận sinh sản của cây ngô là bao phấn, hạt phấn tách rời và noãn chưa
được thụ tinh. Gần đây người ta nghiên cứu thành công phương pháp mới tạo dòng
thuần bằng cách dùng dóng kích tạo đơn bôi. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đơn
bội ngô đã bắt đầu tại Viện Di Truyền Nông Nghiệp Việt Nam từ năm 1995. Viện
đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình nuôi cấy bao phấn ngô để tạo dòng đồng hợp tử
phục vụ cho công tác chọn tạo giống. Hiện nay kỹ thuật nuôi cấy bao phấn là một
trong những hướng nghiên cứu tạo dòng thuần có triển vọng, phương pháp này cho
kết quả khá ổn định và có hiệu quả, tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng giống, Viện

Di Truyền Nông Nghiệp đã phát triển các phương pháp khác để tạo dòng thuần, như
phương pháp nuôi cấy noãn chưa thụ tinh và dung dòng kích thích tạo đơn bội.
Trung tâm cải tạo ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT), đã xây dựng, cải thiện và
phát triển khối lượng nguồn nguyên liệu, vốn gen, các quần thể và giống thí
nghiệm, cung cấp cho khoảng hơn 80 nước trên thế giới thông qua mạng lưới khảo
nghiệm giống quốc tế. Các nguồn nguyên liệu mà chương trình ngô CIMMYT cung
cấp cho các nước là cơ sở cho chương trình tạo dòng và giống lai. Năm 1985,
chương trình ngô lai của CIMMYT được tiến hành với mục tiêu phát triển các vật
liệu mới phục vụ chọn tạo giống lai, tích lũy và công bố KNKH và các nhóm ưu thế
lai của các vật liệu nhiệt đới và cận nhiệt đới mà CIMMYT đã có, đồng thời tiến
hành tạo dòng thuần. Gần đây, CIMMYT đẩy mạnh chương trình tạo giống ngô
chất lượng Protein cao và đạt được những kết quả quan trọng.


Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đem lại những kết quả
trên, phải kể đến sự đóng góp của việc sử dụng rộng rãi ưu thế lai hay công nghệ
chuyển gen - sự kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học hiện đại
tạo ra những giống năng suất cao. Tuy nhiên những thành tựu trên cũng đi kèm với
những nghiên cứu về tác động của môi trường, điều kiện sinh thái lên sự sinh
trưởng và phát triển của các giống ngô.
Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, ngô, lúa mỳ, lúa nước là
những cây thực phẩm vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất trong lĩnh vực cung cấp
lương thực, thực phẩm nuôi sống toàn nhân loại. Vì vậy, chọn các giống ngô năng
suất cao và các biện pháp kỹ thuật canh tác là một trong những giải pháp của nhân
loại về vấn đề lương thực.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Qua nghiên cứu thực tiễn ởnước ta, sản xuất lương thực luôn là một nhiệm vụ
quan trọng trước mắt và lâu dài, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sản xuất
nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên phong phú, cây ngô sinh trưởng phát triển và
phổ biến khắp các vùng trên cả nước. Lịch sử trồng ngô của nước ta qua các thời kỳ

là một quá trình phát triển không đồng đều và bền vững thậm chí có giai đoạn rất trì
trệ và không tương xứng với tiềm năng sẵn có của cây ngô và điền kiện tự nhiên của
nước ta. Thế nhưng, trong những năm gần đây do giá trị kinh tế và nhu cầu về ngô
trong nước cũng như trên thế giới có xu hướng tăng lên, sản xuất ngô đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên diện tích, năng suất và sản lượng
ngô có những bước tiến đáng kể.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2013


Năm

Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(nghìn ha)
991,1
1.052,6
1.033,1
1.096,1
1.140,2

1.086,8
1.126,9
1.081,0
1.118,2
1.172,6

Năng suất
Sản lượng
(tạ/ ha)
(nghìn tần)
34,6
3.430,9
36,2
3.787,1
37,3
3.854,5
39,3
4.303,2
40,2
4.573,1
40,8
4.431,8
40,9
4.606,3
46,8
4.684,3
42,9
4.803,2
44,3
5.193,5

(Nguồn:FAOSTAT, 2014) [57].


Số liệu bảng 1.4 cho thấy sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh về diện tích,
năng suất và sản lượng trong giai đoạn 2004- 2013. Năm 2004 cả nước trồng được
991,1 nghìn ha, năm 2013 là 1.172,6 nghìn ha, tăng hơn 181,5 nghìn ha so với năm
2004. Việc tăng cường sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao kết hợp với các
biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng những thành tựu khoa học đã khiến
cho năng suất ngô liên tục tăng trong giai đoạn 2004- 2013 (từ 34,6 tạ/ha lên 44,3
tạ/ha). Sản lượng ngô năm 2013 đã tăng so với năm 2012 lên mức 5.193,5 nghìn
tấn. Tuy diện tích, năng suất và sản lượng ngô của chúng ta đều tăng nhanh nhưng
so với bình quân chung của thế giới và khu vực thì năng suất ngô của nước ta còn
rất thấp (năm 2011 năng suất ngô của Việt Nam 46,8 tạ/ha, bằng 90,27% năng suất
bình quân của thế giới), nhưng đến năm 2013 năng suất ngô giảm nhẹ xuống còn
44,3 tạ/ha. Điều này đặt ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam những thách thức và
khó khăn to lớn, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay. Đòi
hỏi đội ngũ chuyên môn cũng như các nhà khoa học trong cả nước tiếp tục lỗ lực,
nghiên cứu ra những giống ngô va biện pháp kỹ thuất canh tác hiệu quả để nâng cao
năng suất và chất lượng của sản xuất ngô Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của
ngành nông nghiệp Việt Nam (FAOSTAT, 2014) [57].
Năm 1991 diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1% trong tổng số 400.000
ha, năm 2004 diện tích trồng ngô của cả nước là 991,1 nghìn ha, năng suất đạt 34,9
tạ/ha và sản lượng là 3.430,9 triệu tấn. Tỷ lệ diện tích trồng bằng giống lai là 84%,
năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu ha. Để đạt được
thành quả này trong thời gian qua là nhờ những tiến bộ và việc chọn được nguồn
nguyên liệu ban đầu phù hợp cho việc tạo dòng thuần là các giống lai ưu tú của
chương trình phát triển giống ngô lai ở nước ta.
Sự phát triển ngô ở Việt Nam đã được CIMMYT và FAO cũng như các nước
trong khu vực đánh giá cao. Việt Nam đã đuổi kịp các nước trong khu vực về trình
độ nghiên cứu tạo giống ngô và đang ở giai đoạn đầu đi vào công nghệ cao (công

nghệ gen, nuôi cấy bao phấn và noãn) (Ngô Hữu Tình, 2003)[37].
Một thực trạng đặt ra hiện nay là mặc dù diện tích, năng suất và sản lượng ngô
của nước ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân chung của thế giới năng suất
ngô


nước ta còn rất thấp, mặt khác nhu cầu sử dụng ngô của Việt Nam ngày càng lớn.
Vấn ðề này ðặt ra nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết cho các cõ quan nghiên cứu
chọn tạo giống là tạo ra các giống ngô có nãng suất cao, chống chịu tốt ðồng thời ðáp
ứng ðýợc cả yêu cầu về chất lýợng.
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2013


Diện tích
(nghìnha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìntấn)

1.172,6
88,3

44,3
46,1

5.193,5
406,7


Trung du và miền núi phía Bắc

505,8

37,6

1.904,2

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

205,6

43,2

888,9

Tây Nguyên

252,4

51,7

1.306,1

Đông Nam Bộ

80,1

57,6


461,5

ĐB sông Cửu Long

40,3

56,1

226,1

Vùng
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)[38]
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy diện tích sản xuất ngô lớn nhất
(505,8 nghìn ha) nhưng năng suất lại thấp nhất trong cả nước (37,6 tạ/ha). Ngược lại
vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích sản xuất nhỏ nhất (40,3 nghìn ha), nhưng
lại cho năng suất cao (56,1 tạ/ha) thứ 2 chỉ sau Đông Nam Bộ (57,6 tạ/ha). Sự trái
ngược này có thể được giải thích do nhiều nguyên nhân: Vùng Trung du và miền núi
phía Bắc tuy có diện tích lớn song chủ yếu tập trung ở các vùng miền núi, diện tích
rải rác nhỏ lẻ thuộc các vùng dân tộc ít người. Họ không có đủ điều kiện đầu tư về
vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp mà chủ yếu canh tác theo lối
truyền thống lạc hậu. Cộng thêm vào đó là các điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng,
khí hậu khắc nghiệt với hạn hán và rét kéo dài vào mùa đông, lượng mưa phân bố
không đều trong năm dẫn tới năng suất thấp. Tuy nhiên, với ưu thế về diện tích
(chiếm 43,14% diện tích của cả nước) nên sản lượng chung của vùng vẫn cao hơn
các vùng khác, đạt 1.904,2nghìn tấn



chiếm 36,67% sản lượng của cả nước và trở thành một trong những vùng sản xuất
ngô trọng điểm cung cấp lượng ngô lớn nhất cả nước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có năng suất cao nhất đạt 56,1 tạ/ha bằng
126,7% năng suất trung bình của cả nước do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi,
phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây ngô như: nhiệt độ bình quân cao
o

25 - 30 C, nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu tưới tiêu, nền
đất có độ phì nhiêu cao. Tất cả các điều kiện tự nhiên kết hợp với các biện pháp kỹ
thuật canh tác phù hợp đã dẫn tới sự tăng vọt năng suất trung bình của vùng.
Tây Nguyên cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nước với diện
tích 252,4 nghìn ha đứng thứ 2 sau vùng trung du và miền núi phía Bắc. Năng suất
trung bình đạt 51,7 tạ/ha. Đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long. Do có diện tích và năng suất khá cao nên sản lượng ngô năm 2013 thu
được là 1306,1 nghìn tấn đứng thứ hai của cả nước.
Các giống ngô nếp có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát triển ở
những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng đất tốt như:
đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh tác chủ yếu nhờ nước
trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự do chiếm ưu thế và chiếm một
diện tích khá lớn.
Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở Việt
Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng định sản xuất
ngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 - 2013 đã có sự phát triển
vượt bậc. Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to lớn trong phát triển sản xuất
ngô là do Đảng, Nhà nước và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thấy được
vai trò của cây ngô trong nền kinh tế và kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp
phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Quảng Ninh

Cùng với sự phát triển ngô trong cả nước, tỉnh Quảng Ninh trong những năm
gần đây tỉnh cũng rất quan tâm phát triển sản xuất ngô và đã thu được nhiều kết quả
nhất định nhờ có các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, được nông dân ứng dụng


×