Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chuyến đò năm xưa Lọ Lem hỡi, can đảm lên, bước nhé Chọn một con đường khi đứng giữa ngã ba….

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.49 KB, 2 trang )

Chuyến đò năm xưa
Kính tặng cô Tạ Thị Thúy Yên
Những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời sinh viên, đứng trước giảng đường, lòng tôi như trùng lại,
hình ảnh những người thầy trong kí ức đưa tôi về với tuổi thơ xưa, về với thời lấm lem màu mực tím, về với
cái thời hồn nhiên mơ ước… và tôi nhớ về cô với bao niềm xúc động nghẹn ngào, bao bồi hồi da diết…
Phải nói thật là hồi cấp II tôi rất ghét và rất sợ học lịch sử. Tôi còn nhớ mãi buổi học đầu tiên của
ngày cấp III và cũng là buổi học đầu tiên với Cô, nhất là cái giây phút củng cố bài học hôm ấy….
- Bạn nữ đầu bàn thứ 2.
Nghe tiếng Cô gọi, tôi đứng bật dậy theo phản xạ tự nhiên như lò so bị nén mạnh đc dịp bung ra và
ấp úng…
- Thưa… thưa Cô,….. Cô đọc lại câu hỏi ạ.
Ngay sau đó tôi nhận được cái nhìn ngạc nhiên của mọi người. Tôi gắng bào chữa:
- Thưa Cô, em… em không nói chuyện mà…
Cô nhìn tôi với ánh mắt trìu mến.
- Cô có nói emnói chuyện đâu. Bây giờ Cô mới đặt câu hỏi mà.
Tôi đỏ mặt thẹn thùng!
Buổi học hôm đó như những buổi học sử thường lệ hồi cấp II, tôi chỉ ngồi nghe và ghi chép cho
đúng nghĩa vụ chứ đâu có đam mê gì. Tuy không nói chuyện và làm việc riêng nhưng quả thật ngay khi bài
giảng của Cô kết thúc tôi đã mừng như mở cờ trong bụng, gấp sách vở lại và thả hồn mơ mộng theo gió với
mây… Sau buổi học đó bằng sự quan tâm của Cô và sự tận tụy, niềm hăng say với những bài giảng lịch sử
dân tộc, Cô đã truyền cho tôi niềm say mê với môn lịch sử tự khi nào. Cuối năm lớp 11, tôi đưa ra một quyết
định khiến gia đình và bạn bè tôi đều giật mình bất ngờ: tôi chuyển từ khối B sang khối C và quyết định thi
Sư phạm (ước mơ của tôi từ nhỏ là lớn lên sẽ làm bác sĩ nên tôi đeo đuổi khối B từ hồi lớp 6)!
Lên lớp 12 tôi thật may mắn lại được Cô dìu dắt.Tôi còn nhớ như in những ánh mắt cử chỉ trìu mến
Cô dành cho tôi đến phong thái tự tin, điềm đạm, dịu dàng của Cô ngày ấy và nó theo tôi mãi đến bây giờ
còn chưa phai (sự thật là cho đến bây giờ, phong thái trên giảng đường của tôi mỗi buổi thuyết trình hay mỗi
lần đi dạy đều ảnh hưởng rất đậm nét từ Cô).
Cuối năm 12 là quãng thời gian mang tính chất bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi cô cậu học trò.
Tôi cũng vậy. Trước sức ép của cánh cửa Đại học và mong ước, kỳ vọng của gia đình tôi đã chịu rất nhiều áp
lực. Ngày ấy Bố và gia đình đều phản đối tôi học khối C, phản đối tôi thi Sư phạm. Cả nhà chỉ còn có Mẹ
ủng hộ tôi. Tôi đang“chênh vênh giữa ngã ba học đường” khôngbiết đi về đâu. Đi theo ước mơ để trở thành


1 cô giáo dạy sử hay nghe lời Bố?Tôi không còn nhớ nổi đã bao đêm chiếc gối của tôi thẫm đẫm nước mắt.
Tôi quyết định viết 1 lá thư dài gửi Cô, nói lên nỗi lòng mình và kẹp vào cuốn lưu bút gửi Cô. Cô không viết
nhiều trong lưu bút, chỉ 2 bài thơ và mấy câu chúc. Nhưng tôi hiểu tấm lòng của Cô đã gửi vào từng chữ,
từng lời trong đó. Cuối buổi học hôm sau tôi đã nhận đươc những lời tâm sự và sẻ chia của Cô. Vậy là từ nay
tôi có thêm một người nữa bên cạnh tôi cùng với Mẹ. Cô và Mẹ đúng là 2 người mẹ hiền đã tạo cho tôi động
lực học thi Đại học theo mơ ước của tôi. Những tiết học Lịch sử giữa ngày hè oi ả ngày càng cuốn hút tôi và


những ánh mắt trìu mến Cô dành cho tôi mỗi tiết học đã an ủi tôi, cho tôi thêm nguồn sức mạnh. Trước khi đi
thi Cô còn dặn dò tôi chu đáo như một người mẹ hiền dặn con lần đầu xa nhà, từ việc sắp xếp quần áo, thuốc
men đến ăn ở khi xa nhà đặc biệt là tâm lý khi vào phòngthi….
“Học tài thi phận”. Câu nói ấy không hẳn là không đúng. Không dám nghĩ mình là người có tài
nhưng thực sự mà nói con đường thi cử của tôi đã gặp quá nhiều gập ghềnh chắc trở. Khi nhận kết quả thi
Đại học tôi đã khóc, khóc thật nhiều, lại những trận khóc như mưa dội xuống. Tôi thấy có lỗi với Cô, với Mẹ
vô cùng. Khi ấy tôi đã tin vào số phận. Cộng thêm dư luận làng xóm tôi đã nghĩ tôi không thể đứng lên
nổisau lần vấp ngã này. Tôi đã nghĩ chắc Cô sẽ giận tôi lắm. Vậy mà không ngờ Cô không giận mà còn hết
sức động viên tôi gắng ôn và thi tiếp (dù tôi biết chắc chắn Cô cũng buồn nhiều lắm). Những lời động viên
của Cô lại tiếp tục là động lực cho tôi vừa làm vừa ôn thi tiếp. Cô còn tiếp tục ôn bài cho tôi nữa (tất nhiên vì
điều kiện ở xa nên cô trò chỉ trao đổi được qua điện thoại). Không chỉ ngày ấy mà bây giờ Cô vẫn luôn ở bên
quan tâm, động viên và chia sẻ vớitôi mọi chuyện từ những kinh nghiệm trong cuộc sống, học tập, công việc
và cả tình yêu. Không có Cô và sự quan tâm, dìu dắt của cô ngày ấy chắc khó có thể có đc tôi ngày hôm nay.
Cô quả thật vừa là người Mẹ, người Chị, người Bạn thân thiết của tôi.
Ai đó đã ví người Thầy như những người lái đò chở khách qua sông. Nhưng tình Thầy trò đâu chỉ
đơn thuần như người lái đò và người khách qua sông! Khách đò dù đã qua sông nhưng trên con đường tương
lai vẫn có bước chân của người Thầy tóc đã điểm sương. Để rồi từng ngày Thầy vẫn đứng lặng nhìn những
lớp học trò bước đi trên con đường tri thức. Chỉ còn ánh mắt của Thầy dõi theo, đặt niềm tin và hy vọng cho
từng đứa học trò. Dù năm tháng có qua đi, khách đò đã sang sông thì Thầy vẫn mãi là niềm tin cho từng thế
hệ học trò và những người khách kia dẫu có đi mọi phương trời thì những lời Thầy dạy đời đời còn khắc ghi.
Ngày xưa ấy đã xa rồi mà em ngỡ mới hôm qua. Bài giảng của Cô như chắp cánh ước mơ, cho em
bay khỏi vùng trời cổ tích. Tình Cô vẫn còn mãi theo năm tháng dù tuổi 18 đã đi qua. Ngày ấy đã xa rồi

nhưng cái buổi ngồi tâm sự cùng Cô thì vẫn như còn đâu đây mới hôm qua. Trang lưu bút và bao lời dạy bảo,
chia sẻ động viên của Cô vẫn lặng lẽ theo em suốt cuộc đời...
"Lọ Lem hỡi, can đảm lên, bước nhé
Chọn một con đường khi đứng giữa ngã ba…".
Câu thơ đó đâu chỉ giúp em vượt qua 1 ngã ba ngày ấy.... Con đường tri thức còn xa, nhưng những
gì Cô đã dạy mãi ở trong tâm hồn, biến thành suy nghĩ, biến thành những ước mơ đang hiện diện trên con
đường đi của người khách đò năm xưa là em. Bài học đầu đời em hiểu được tình Cô. Lời giải đáp cho em
không còn là ẩn số mà cả tấm lòng Cô bao la!

Thanh Nhàn
Đại học Sư phạm Đà Nẵng, 3/2012



×