Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm mục đích hòa bình trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.09 KB, 103 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của Luận văn này, em xin gửi lời biết ơn chân thành
và sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng – người thầy giáo đã tận tình
hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trường
Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là Khoa Pháp luật quốc tế và Khoa Sau
đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành Luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, mặc dù có
nhiều cố gắng nhưng do tính phức tạp của đề tài, đồng thời do trình độ,
nhận thức của em về lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế, nên Luận
văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong muốn
nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy giáo, cô giáo để Luận văn được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 08 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thuận Yến


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên
cứu độc lập của cá nhân em. Các số liệu trong Luận văn là
hoàn toàn trung thực. Em xin chịu mọi trách nhiệm về các
thông tin đã đưa ra trong Luận văn.

Xác nhận của
Giảng viên hướng dẫn

Học viên



TS. Chu Mạnh Hùng

Nguyễn Thuận Yến


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.

ATBXHN

An toàn bức xạ và hạt nhân

2.

ATHNQG

An toàn hạt nhân quốc gia

3.

CNS

Convention on Nuclear Safety (Công ước An toàn hạt nhân)

4.

CSC

Convention on Supplementary Compensation for Nuclear

Damage (Công ước Bồi thường bổ sung đối với thiệt hại hạt
nhân)

5.

CTBT

Comprehensive Nuclear – Test Ban Treaty (Hiệp ước Cấm
thử hạt nhân toàn diện)

6.

CTBTO

Comprehensive Nuclear – Test Ban Treaty Organization (Tổ
chức Cấm thử hạt nhân toàn diện)

7.

KHCN

Khoa học và Công nghệ

8.

IAEA

International Atomic Energy Agency (Cơ quan Năng lượng
nguyên tử quốc tế)


9.

NLNT

Năng lượng nguyên tử

10. NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
11. NPT

Non-Proliferation of Nuclear Weapons Treaty (Hiệp ước
Không phổ biến vũ khí hạt nhân)

12. OECD

Organization for Economic – Cooperation and Development
(Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế)

13. TNMT

Tài nguyên và Môi trường

14. UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1


1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4

5. Phương pháp nghiên cứu5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn 5
7. Bố cục của Luận văn

5

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN
TỬ NHẰM MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH 6
1.1. Khái niệm năng lượng nguyên tử 6
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình sử dụng năng lượng nguyên tử

9

1.3. Cơ sở pháp lý quốc tế đối với hoạt động sử dụng năng lượng nguyên tử
nhằm mục đích hòa bình 14
1.3.1. Các điều ước quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

14


1.3.2. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 19
1.3.3. Quy định của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế

20

1.4. Vai trò của việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình
21
Chương 2. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN
TỬ NHẰM MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH 28
2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm
mục đích hòa bình 28
2.1.1. Các quy định về không phổ biến vũ khí hạt nhân và thanh sát hạt nhân 28
2.1.2. Các quy định về vấn đề an toàn hạt nhân 37
2.1.3. Các quy định về ứng phó sự cố và bồi thường thiệt hại hạt nhân

43

2.1.4. Các quy định về an ninh hạt nhân 49
2.2. Quy định của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA 54
2.2.1. Luật mẫu của IAEA về xây dựng luật năng lượng nguyên tử

54

2.2.2. Sổ tay Hướng dẫn của IAEA về xây dựng luật năng lượng nguyên tử 56
Chương 3. VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN
TỬ NHẰM MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH 59


3.1. Quan điểm của Việt Nam về vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm
mục đích hòa bình 59

3.2. Các điều ước quốc tế và sự tham gia của Việt Nam

62

3.3. Pháp luật Việt Nam trong vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm
mục đích hòa bình 65
3.3.1. Điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

65

3.3.2. Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử
69
3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử 85
KẾT LUẬN 91



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn một thế kỷ qua, kể từ khi các chất đồng vị phóng xạ được tìm ra,
các hoạt chất phóng xạ đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
như y tế, nông nghiệp, công nghiệp, địa chất, khoáng sản, ... và mang lại những hiệu
quả tích cực cho cuộc sống con người. Đặc biệt một trong những ứng dụng điển
hình và có ý nghĩa quan trọng của năng lượng nguyên tử là sản xuất điện năng.
Trong khi các nguồn năng lượng hoá thạch ngày càng cạn kiện, không còn đủ khả
năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt
trời lại chưa chứng minh được tính hiệu quả thực sự, thì năng lượng nguyên tử vẫn
là sự lựa chọn của nhiều quốc gia nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và sự phát

triển bền vững cũng như giải quyết tích cực các vấn đề môi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận của các hoạt
động ứng dụng năng lượng nguyên tử nhằm mục đích hòa bình, việc sử dụng nguồn
năng lượng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, phát sinh từ việc không đảm
bảo an toàn bức xạ, an ninh hạt nhân dẫn đến việc phát tán phóng xạ vào môi
trường, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và hệ sinh thái. Lịch
sử thế giới đã ghi nhận các thảm họa từ sự cố nổ lò phản ứng tại nhà máy điện hạt
nhân Three Mile Island, Chernobyl, và mới đây nhất là Fukushima tại Nhật Bản
năm 2011 gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe
của con người, động thực vật, môi trường và kinh tế - xã hội. Thêm nữa, do đặc tính
vật lý và hóa học, ảnh hưởng từ việc phát tán chất phóng xạ của nhà máy điện hạt
nhân thường vượt khỏi phạm vi lãnh thổ một quốc gia, có khả năng để lại di chứng
qua nhiều thế hệ, do đó, vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân đã và đang trở
thành mối quan tâm chung của toàn thế giới. Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng
nguyên tử vào các mục đích phi hòa bình, bao gồm việc phát triển và phổ biến vũ
khí hạt nhân và khủng bố hạt nhân cũng đặt ra thách thức cho cộng đồng quốc tế.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của năng lượng nguyên tử cũng như những
rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng nguồn năng lượng này, vai trò của pháp luật quốc tế
và pháp luật quốc gia trong việc thiết lập hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt
động nghiên cứu, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển ứng dụng năng lượng nguyên
tử vì mục đích hòa bình là rất cần thiết.

7


Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, việc phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao trong đó có công
nghệ hạt nhân được xem là cơ hội, điều kiện để thúc đẩy kinh tế xã hội và hội nhập
quốc tế. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý trong nước chưa đầy đủ đã khiến cho việc sử
dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và

nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù mới ban hành năm 2008, nhưng sau 8
năm thi hành, Luật Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế cần
khắc phục. Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử đặt trong mối tương quan với các điều ước quốc tế có liên quan và các
khuyến cáo của IAEA có ý nghĩa cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó, tác
giả đã lựa chọn đề tài “Vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm mục đích
hòa bình trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” làm nội dung Luận văn
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu, tiếp
cận vấn đề về việc sử dụng năng lượng nguyên tử dưới những phương diện khác
nhau, cụ thể:
Trước năm 2008 – trước thời điểm Luật Năng lượng nguyên tử của Việt
Nam được ban hành và có hiệu lực, chưa có Luận văn, Luận án hay các công trình
nghiên cứu khoa học nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu, khai thác vấn đề về sử
dụng năng lượng nguyên tử nhằm mục đích hòa bình dưới góc độ pháp luật quốc tế.
Chỉ có một số bài báo đã được công bố trên các tạp chí khoa học của Việt Nam tiếp
cận và đề cập đến vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực năng lượng nguyên tử như:
- Nguyễn Việt Hùng (2005), “Không phổ biến vũ khí hạt nhân các cam kết
và quá trình thực hiện của Việt Nam”, Hoạt động khoa học.
- Ngô Đặng Nhân (2007), “Luật Năng lượng nguyên tử - Hành lang pháp lý
cho các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở Việt Nam”, Hoạt động
khoa học
Sau khi Luật Năng lượng nguyên tử Việt Nam được Quốc hội thông qua và
chính thức có hiệu lực, vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm mục đích hòa
bình đã được quan tâm nhiều hơn và được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu trong các
Luận văn, Luận án Luật học, tiêu biểu là:

8



- Nguyễn Thị Thu Trang (2010), “Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật, chuyên ngành Luật
hành chính, Viện Khoa học
- Phạm Gia Chương (2010), “Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về
năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình”, Luận văn Thạc sĩ Luật, chuyên ngành
Luật Quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Nguyễn Thị Hoàn (2012), “Pháp luật bảo đảm quản lý an toàn nhà máy
điện hạt nhân ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật, chuyên ngành Lý luận – Lịch sử
Nhà nước và pháp luật, Học viện Khoa học xã hội;
- Phạm Gia Chương (2015), “Pháp luật quốc tế về sử dụng năng lượng
nguyên tử vì mục đích hòa bình”, Luận án Tiến sĩ Luật, chuyên ngành Luật Quốc
tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Về cơ bản, các công trình khoa học đã công bố tại Việt Nam đã giải quyết
được nhiều vấn đề lý luận ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến nội dung vấn đề
sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm mục đích hòa bình dưới góc độ pháp lý. Đặc
biệt, Luận văn Thạc sĩ và Luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Gia Chương được coi là
một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về pháp luật quốc tế trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử, tập trung khai thác, phân tích các nội dung của điều ước
quốc tế, pháp luật một số quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc,.. để có sự
so sánh với pháp luật Việt Nam nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật. Tuy
nhiên, trong cả hai công trình này, tác giả Phạm Gia Chương chưa có sự nhóm các
quy định của điều ước quốc tế dựa trên tính chất của hoạt động sử dụng năng lượng
nguyên tử, đồng thời tác giả chỉ đề cập đến các điều ước mà Việt Nam là thành viên
nên chưa có sự hệ thống, tổng hợp; bên cạnh đó, việc phân tích, đánh giá Luật Năng
lượng nguyên tử 2008 còn chưa toàn diện.
Việc tác giả lựa chọn vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm mục đích
hòa bình trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
là sự cố gắng tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở kế thừa và phát triển hệ thống hơn
những luận cứ khoa học dưới góc độ pháp lý về năng lượng nguyên tử đặt trong

điều kiện nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng này đang ngày càng gia tăng trên toàn
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang
triển khai dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận.

9


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu về vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích
hòa bình trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Đề tài về vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình trong
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là một đề tài có phạm vi rộng, trong khuôn
khổ của một Luận văn Thạc sĩ với giới hạn về số trang, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu những vấn đề lý luận cơ bản về năng lượng nguyên tử và việc sử dụng năng
lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; nội dung chính của các điều ước quốc tế đa
phương toàn cầu tiêu biểu có liên quan trực tiếp; các tài liệu hướng dẫn của IAEA
về xây dựng Luật hạt nhân; văn bản pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử, trọng tâm là Luật Năng lượng nguyên tử 2008; phân tích và chỉ ra được
ưu điểm, hạn chế của điều ước quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam để từ đó làm
cơ sở đưa ra một số giải pháp hoàn thiện.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là đưa ra các luận cứ khoa học nhằm phân tích, làm
rõ tính chất của hoạt động sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình;
đồng thời thông qua việc luận giải cơ sở lý luận cũng như thực tiễn vấn đề này trong
pháp luật và đời sống quốc tế nói chung, ở Việt Nam nói riêng để từ đó đề xuất giải
pháp xây dựng hoàn thiện pháp luật quốc tế và Việt Nam trong hoạt động sử dụng
năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
Để đạt được mục đích đó, Luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, phân tích bản chất của vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm
mục đích hòa bình dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt
Nam liên quan đến hoạt động sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm mục đích hòa
bình bao gồm: vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, an toàn và an ninh hạt nhân,
ứng phó sự cố và bồi thường thiệt hại hạt nhân.
Thứ ba, phân tích thực trạng nhu cầu sử dụng năng lượng nguyên tử ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, đánh giá tính phù hợp và khả thi của pháp luật Việt
Nam, đặc biệt là Luật Năng lượng nguyên tử 2008. Đồng thời đưa ra những kiến
nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, có xét đến sự tương thích
với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các khuyến cáo của IAEA.
5. Phương pháp nghiên cứu
10


Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thiện Luận văn là phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng
kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, tổng hợp, quy nạp,
đối chiếu, … để làm sáng tỏ vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử trong pháp luật
quốc tế cũng như đưa ra những đánh giá khách quan về lý luận, thực tiễn và giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
Trước hết, khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn trang
bị thêm kiến thức chuyên sâu cho bản thân, nâng cao hiệu quả công việc trong vị trí
công tác hiện tại có liên quan đến ngành năng lượng nguyên tử.
Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sử dụng làm tài
liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật góp phần nâng cao nhận thức về vai
trò của việc sử dụng năng lượng nguyên tử của người dân Việt Nam, để từ đó, thay
đổi cách nhìn nhận, sự chấp thuận của công chúng đối với các hoạt động liên quan
đến phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử nói chung và đặc biệt là việc xây

dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài ra, Luận văn cũng có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, tìm hiểu
pháp luật về năng lượng nguyên tử trong các trường đại học chuyên ngành.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của Luận văn bao gồm 3 Chương:
Chương 1. Khái quát về vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm mục
đích hòa bình
Chương 2. Pháp luật quốc tế về sử dụng năng lượng nguyên tử nhằm mục
đích hòa bình
Chương 3. Chính sách, pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực sử dụng năng
lượng nguyên tử và một số giải pháp hoàn thiện
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
NHẰM MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH

11


1.1. Khái niệm năng lượng nguyên tử
Dưới góc độ khoa học tự nhiên, nguyên tử được hiểu là đơn vị cơ bản của vật
chất chứa một hạt nhân ở trung tâm và được bao quanh bởi các electron mang điện
tích âm. Trong đó, hạt nhân nguyên tử là dạng gắn kết hỗn hợp giữa các proton
mang điện tích dương và các nơtron không mang điện (ngoại trừ trường hợp của
nguyên tử hydro, với hạt nhân ổn định chỉ chứa một proton duy nhất không có
nơtron). Electron của nguyên tử liên kết với hạt nhân bởi tương tác điện từ và tuân
theo các nguyên lý của cơ học lượng tử. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử trung hòa về
điện, khi đó tổng số điện tích dương của hạt nhân bằng tổng số điện tích âm của các
điện tử (electron) quay xung quanh nó. Nguyên tử có khả năng cho – nhận một số
điện tử ở lớp ngoài cùng để tạo thành các ion mang điện tích dương hay âm hoặc
cũng có thể bị biến dạng của nhiều lớp vỏ điện tử do tương tác với các nguyên tử

khác. Tuy nhiên trong các quá trình hóa học, hạt nhân nguyên tử luôn được bảo
toàn, do đó có biến đổi như thế nào nhưng nguyên tử luôn luôn có khả năng phục
hồi trở lại trạng thái đầu, tức là dưới dạng trung hòa điện tích1.
Thuật ngữ “năng lượng nguyên tử” là một khái niệm rộng và hiện nay trên thế
giới chưa có sự thống nhất về cách định nghĩa. Đặc biệt, trên thực tế vẫn có sự tồn
tại và sử dụng song song hai thuật ngữ “năng lượng nguyên tử” và “năng lượng hạt
nhân”, trong đó “năng lượng hạt nhân là năng lượng được tạo ra từ quá trình hạt
nhân chuyển đổi kèm theo phát phóng xạ, tổng hợp hạt nhân, phân hạch hạt nhân,
… khối lương hao hụt của chuyển đổi hạt nhân tương đương với năng lượng được
giải phóng”2. Tuy nhiên, nếu xét về cấu tạo nguyên tử thì khối lượng nguyên tử
chủ yếu tập trung ở hạt nhân do khối lượng electron ở lớp vỏ không đáng kể. Đồng
thời, trong hạt nhân nguyên tử, các proton và nơtron khi ở khoảng cách rất nhỏ, sẽ
hút nhau rất mạnh, chính năng lượng liên kết này mà proton và nơtron kết hợp với
nhau ổn định trong hạt nhân, khi phân hạch hạt nhân hay tổng hợp hạt nhân, thì
năng lượng liên kết này sẽ được giải phóng. Vì vậy, về bản chất, NLNT chính là
năng lượng được sinh ra khi có sự phân hạch hoặc tổng hợp hạt nhân. Năng lượng
hạt nhân là năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thu được nhờ các lò phản ứng
hạt nhân có kiểm soát. Dựa trên các học thuyết vật lý hiện đại của thuyết tương đối
1 Y. Iwakoshi (2014), “Hỏi đáp về Năng lượng nguyên tử”, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội,
tr23.
2 Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (2011), “Tuyển tập các
thuật ngữ cơ bản về năng lượng hạt nhân – Basic Nuclear Glossary”, tr71.

12


và thuyết lượng tử thì năng lượng được hiểu là một đại lượng vật lý đặc trưng cho
khả năng sinh công của một vật. Có ba loại phản ứng hạt nhân, đó là3:
Phản ứng phân hạch: Phản ứng phân hạch là phản ứng tỏa nhiệt. Tổng khối
lượng sản phẩm tạo thành sau phản ứng không bằng tổng khối lượng các chất tham

gia phản ứng ban đầu. Khối lượng bị mất đã chuyển sang dạng nhiệt và bức xạ điện
từ, đồng thời giải phóng một năng lượng lớn. Trong phản ứng phân hạch, hạt nhân
nguyên tử bị các nơtron bắn phá thành những mảnh nhỏ khác với hạt nhân và
nơtron ban đầu. Các nơtron mới tạo thành lại tham gia vào phản ứng kế tiếp. Từ đó
hình thành phản ứng dây chuyền. Khi phản ứng đạt đến khối lượng tới hạn, nó trở
thành phản ứng tự hoạt động. Nếu có quá nhiều nơtron được sinh ra, phản ứng sẽ
mất kiểm soát dẫn đến cháy nổ lớn. Để tránh điều này, người ta sử dụng chất hấp
thụ nơtron và bộ đều hòa nơtron để thay đổi tỷ lệ nơtron tham gia vào các phản ứng
phân hạch tiếp theo. Urani235 và Plutoni239 là nguyên liệu chủ yếu của phản ứng hạt
nhân, có thể phát ra năng lượng đến 200-210 MeV.
- Phản ứng tổng hợp: Là loại phản ứng khác để tạo năng lượng hạt nhân. Một
ví dụ thông dụng là triti và đơteri được kết hợp để tạo ra heli và một nơtron. Không
như phản ứng phân hạch, phản ứng này chỉ sinh ra năng lượng khoảng 18 MeV.
- Phân rã phóng xạ: Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không
bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng
xạ). Sự tự biến đổi như vậy của hạt nhân nguyên tử thường được gọi là sự phân rã
phóng xạ hay phân rã hạt nhân. Ví dụ urani tự vỡ ra thành các mảnh hạt nhân kèm
theo sự thoát ra nơtron và một số hạt cơ bản khác, cũng là một dạng của sự phân rã
hạt nhân. Trong quá trình phân rã hạt nhân đều có sự hụt khối lượng, tức là tổng
khối lượng của các hạt tạo thành nhỏ hơn khối lượng hạt nhân ban đầu. Khối lượng
bị hao hụt này chuyển hóa thành năng lượng khổng lồ được tính theo công thức nổi
tiếng của Albert Einstein E=mc², trong đó E là năng lượng thoát ra khi phân rã hạt
nhân, m là độ hụt khối và c=298.000.000 m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không.
-

Dưới góc độ pháp lý, các điều ước quốc tế như Hiệp ước Không phổ biến vũ
khí hạt nhân, Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện, Công ước An toàn hạt nhân, ...
không đưa ra định nghĩa về NLNT hay năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, pháp luật
của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển mạnh mẽ các ứng dụng NLNT
3 Cao Chi, “Kiến thức cơ bản về năng lượng hạt nhân”, Tạp chí Năng lượng Việt Nam,

/>
13


cũng có đưa ra các định nghĩa về NLNT hay năng lượng hạt nhân, chủ yếu khái
niệm về các thuật ngữ này cũng dựa trên cơ sở khoa học vật lý như đã phân tích ở
trên về bản chất của NLNT. Chẳng hạn như, theo khoản 1, Điều 3 Luật Năng lượng
nguyên tử cơ bản năm 1955 của Nhật Bản, “thuật ngữ năng lượng hạt nhân được
hiểu là tất cả các dạng năng lượng phát sinh từ hạt nhân nguyên tử trong quá trình
chuyển hóa hạt nhân”4. Theo Điều 11, Chương 2, Luật Năng lượng nguyên tử năm
1954 của Hoa Kỳ, “Năng lượng nguyên tử có nghĩa là tất cả các dạng năng lượng
phát sinh trong quá trình phân hạch hạt nhân hoặc biến đổi hạt nhân”5.
Trong pháp luật Việt Nam, theo khoản 1 Điều 3 Luật NLNT 2008, “Năng
lượng nguyên tử là năng lượng được giải phóng trong quá trình biến đổi hạt nhân
bao gồm năng lượng phân hạch, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng do phân rã
chất phóng xạ; là năng lượng sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất và năng
lượng các hạt được gia tốc.”. Như vậy, quy định của pháp luật Việt Nam về khái
niệm NLNT cũng được tiếp cận dựa trên bản chất vật lý lượng tử và hóa học của
quá trình giải phóng năng lượng hạt nhân.
Cũng theo Luật NLNT 2008, hoạt động trong lĩnh vực NLNT được hiểu là
hoạt động nhằm ứng dụng NLNT vào phục vụ đời sống kinh tế - xã hội của con
người bao gồm:
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực NLNT;
- Xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt
nhân, cơ sở bức xạ;
- Thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ;
- Sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu
nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật
liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
- Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT.

-

Có thể thấy, nguồn năng lượng lớn thu được từ các phản ứng biến đổi hạt nhân
có thể được sử dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau phụ thuộc chính vào chính
sách của mỗi quốc gia. Thuật ngữ “năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình”
4 Tạm dịch từ “The term "Nuclear Energy" means all types of energy emitted from the nucleus of an atom
in the process of nuclear transmutation”, Article 3, Atomic Energy Basic Act,
/>5 Tạm dịch từ “The term "atomic energy" means all forms of energy released in the course of nuclear fission
or nuclear transformation”, Article 11, Chapter 2, Atomic Energy Act of 1954,
/>
14


được sử dụng lần đầu tiên trong bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower
trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 08/12/1953, theo đó, NLNT cho hòa bình
(atoms for peace) được hiểu là việc chỉ sử dụng năng lượng giải phóng từ sự biến
đổi hạt nhân nguyên tử vào mục đích dân sự, đồng thời, nhấn mạnh rằng không sử
dụng NLNT cho bất cứ hoạt động quân sự nào, đặc biệt là chế tạo, sản xuất vũ khí
hạt nhân, tiến hành các vụ nổ thử hạt nhân. Như vậy, các quốc gia sử dụng NLNT
nhằm mục đích hòa bình với mục tiêu chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người, cũng như đảm bảo an ninh năng
lượng, bảo vệ môi trường trước sự tác động ngày càng nghiêm trọng của vấn đề
biến đổi khí hậu. Trong đó, sử dụng NLNT nhằm mục đích hòa bình được chia
thành hai nhóm: ứng dụng trong vấn đề năng lượng (sản xuất điện hạt nhân) và ứng
dụng phi năng lượng hay về bản chất chính là ứng dụng các đồng vị phóng xạ (xạ trị
ung thư, chiếu xạ trong nông nghiệp để bảo vệ thực vật, sản xuất phân vi sinh,… ).
Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, những nguy cơ và hậu quả nghiêm
trọng của sử dụng NLNT vào các mục đích phi hòa bình, bao gồm việc phổ biến vũ
khí hạt nhân, tiến hành các vụ nổ thử hạt nhân và khủng bố hạt nhân đang trở thành
mối quan tâm, lo ngại chung của cộng đồng quốc tế.

1.2. Lịch sử hình thành và quá trình sử dụng năng lượng nguyên tử
Trong những năm qua, NLNT có nhiều ứng dụng đa dạng, phổ biến nhất là
sản xuất năng lượng, chế tạo vũ khí hạt nhân và áp dụng trong nhiều lĩnh vực bao
gồm trong y học hạt nhân, hình ảnh cộng hưởng điện từ, cấy ion trong kỹ thuật vật
liệu, bức xạ cacbon xác định tuổi trong địa chất học và khảo cổ học, ứng dụng trong
nông nghiệp để tăng sản lượng và chất lượng cây trồng, …
Trong những năm cuối thế kỷ XIX, urani – một trong những nguyên tố có khả
năng dễ hấp thụ nơtron nhiệt và gây ra phân hạch hạt nhân nên được sử dụng làm
nhiên liệu chủ yếu cho lò phản ứng hạt nhân, đã được phát hiện lần đầu tiên vào
năm 1789 bởi nhà hóa học người Đức, Martin Klaproth. Sau đó, bức xạ ion được
phát hiện vào năm 1895 bởi Wilhelm Ronghen trong thí nghiệm cho một dòng điện
chạy qua một ống chân không thủy tinh và tạo nên các tia X liên tục. Năm 1896,
Henri Henri Becquerel đưa ra nhận định về các phóng xạ beta và các hạt alpha phát
ra từ quặng uranit (có chứa radium và urani). Trong năm 1898, Pierre và Marie
Curie đã tách được poloni và rađi từ quặng pecblen. Cũng trong năm 1898, Samuel
Prescott đã phát hiện ra các bức xạ có thể tiêu hủy vi khuẩn trong thực phẩm6.

15


Những thành công trong thí nghiệm về phân hạch hạt nhân đã gây nên sự hấp
dẫn cho nhiều nhà khoa học khác trong việc thực hiện nghiên cứu vào những năm
đầu thế kỷ XX. Trong các nghiên cứu tiếp theo do Hahn và Strassmann thực hiện đã
chỉ ra rằng, trong quá trình phân hạch hạt nhân không chỉ giải phóng rất nhiều năng
lượng mà còn sản sinh ra các nơtron bổ sung. Các nơtron này có thể tiếp tục tạo nên
sự phân hạch các hạt nhân urani khác từ đó hình thành nên một phản ứng dây
chuyền tự duy trì nhằm tạo nên một nguồn năng lượng vô cùng lớn theo cấp số
nhân. Một nghiên cứu khác trong sự phát triển của năng lượng hạt nhân trong giai
đoạn này chính là ý tưởng về bom phân hạch (bom nguyên tử) do nhà vật lý người
Pháp Francis Perrin đưa ra vào năm 1939. Từ tháng 4/1939, nhà vật lý học người

Đức Werner Heisenberg cùng học trò của mình đã bắt đầu thực hiện dự án năng
lượng hạt nhân dưới sự giám sát của Ủy ban bom mìn Đức quốc xã. Ban đầu, dự án
được khởi động với mục tiêu chế tạo vũ khí hạt nhân nhưng đến năm 1942, dự án
chính thức đóng cửa với kết luận về tính bất khả thi khi áp dụng năng lượng hạt
nhân vào trong mục đích quân sự. Dù vậy, sự tồn tại của dự án đã thúc đẩy sự phát
triển của bom nguyên tử tại Anh và Hoa Kỳ trong thời chiến7.
Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, với cuộc chạy đua vũ trang giữa
các quốc gia tham chiến, các nhà khoa học Anh đã chịu áp lực lớn của Chính phủ
trong việc nghiên cứu khai thác vũ khí hạt nhân. Hai nhà vật lý tị nạn sang Anh là
Peierls và Fisch đã góp phần không nhỏ trong việc quân sự hóa năng lượng hạt nhân
với bản ghi chép về các khái niệm trong cơ chế hoạt động của bom nguyên tử.
Chính bản ghi chép của hai nhà nghiên cứu đã kích thích sự phát triển của việc chế
tạo bom nguyên tử không chỉ tại Anh mà còn ở Hoa Kỳ trong những năm sau đó.
Hai báo cáo đã được MAUD công bố vào tháng 7/1941 là “Sử dụng urani cho bom
nguyên tử” và “Sử dụng urani như một nguồn năng lượng”. Báo cáo đầu tiên chỉ ra
sự khả thi khi chế tạo một quả bom nguyên tử nặng 12 kg với khả năng tạo ra một
vụ nổ tương đương với 1800 tấn thuốc nổ TNT và giải phóng một lượng lớn chất
phóng xạ có khả năng ảnh hưởng tại nơi xảy ra vụ nổ trong một khoảng thời gian
dài. Theo ước tính, cần phải sử dụng khoảng 5 triệu USD mỗi ngày và một lượng
lớn lao động có kỹ năng để tạo nên 1 kg urani235 mỗi ngày8. Với lo ngại rằng người
6 Jerry M.Cuttler, Myron Pollycove, “Nuclear Energy and Health: And the benefits of Low-Dose Radiation
Hormosis”, />7 Lịch sử hình thành và phát triển của năng lượng hạt nhân, />
16


Đức cũng có thể tạo ra loại vũ khí tương tự, Anh ngay lập tức muốn ưu tiên cộng
tác với Hoa Kỳ nhằm nhanh chóng chế tạo bom nguyên tử để phục vụ cho nhu cầu
cấp thiết của chiến tranh. Báo cáo thứ hai của MAUD đã chỉ ra rằng hoàn toàn có
thể sử dụng nhiệt lượng để cung cấp năng lượng ban đầu cho quá trình phân hạch
trong bom nguyên tử đồng thời có thể bổ sung thêm một lượng lớn các đồng vị

phóng xạ khác để thay thế cho urani trong phản ứng hạt nhân. Báo cáo cũng chỉ ra
rằng có thể sử dụng hỗn hợp nước nặng và than chì để kiểm soát quá trình thực hiện
phản ứng. Đây chính là mô hình lò hơi urani đầu tiên và vẫn còn được sử dụng để
khai thác NLNT cho đến nay. Có thể nói, hai báo cáo trên đã định hình cho việc chế
tạo thành công bom nguyên tử cũng như các lò hơi hạt nhân.
Với diễn biến phức tạp của tình hình chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ cho
rằng cần phải nhanh chóng sở hữu vũ khí hạt nhân, đây được coi là nhiệm vụ cấp
thiết sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng và Hoa Kỳ chính thức tham chiến vào
tháng 7/1941; tại thời điểm đó, tất cả các nguồn lực của Hoa Kỳ đều dành cho việc
phát triển bom nguyên tử. Sau các nghiên cứu của Hoa Kỳ, quả bom nguyên tử đầu
tiên chứa urani235 đã được thả xuống Hiroshima, Nhật Bản vào ngày 06/08/1945 và
quả bom thứ hai chứa plutoni239 đã được thả xuống Nagasaki, Nhật Bản vào ngày
09/08/19459.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nghiên cứu trước đó về vũ khí hạt nhân
bắt đầu được các quốc gia xem xét để phục vụ cho mục đích hòa bình. Bên cạnh
nguồn kinh phí để duy trì tiềm lực quân sự với vũ khí hạt nhân thì các quốc gia tiên
phong ngành NLNT như Hoa Kỳ, Nhật, Liên Xô, … cũng đã có một nguồn ngân
sách đầu tư nhằm phát triển năng lượng hạt nhân cho hơi nước và điện năng. Trong
quá trình chạy đua vũ trang, các nước phương Tây bao gồm cả Liên Xô đều mua
hàng loạt công nghệ xoay quanh năng lượng hạt nhân và trong quá trình nghiên cứu,
các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng còn có thể khai thác trực tiếp năng lượng hạt
nhân để tạo ra điện năng. Điều này đã mở ra rất nhiều tiềm năng cho năng lượng hạt
nhân, từ cung cấp lưới điện quốc gia cho đến động cơ cho tàu ngầm.
Tại Liên Xô, vào tháng 5/1946, Viện Vật lý kỹ thuật điện đã được thành lập
với mục tiêu phát triển công nghệ điện hạt nhân. Các nhà máy điện hạt nhân được
8 Jerry M.Cuttler, Myron Pollycove, “Nuclear Energy and Health: And the benefits of Low-Dose Radiation
Hormosis”, />9 Lịch sử hình thành và phát triển của năng lượng hạt nhân, />
17



thành lập dựa trên nguyên lý trước đó là sử dụng than chì và nước nặng để kiểm
soát quá trình phản ứng dây chuyền. Đây là mô hình cơ bản vốn được sử dụng cho
mục đích quân sự trong thời chiến để làm giàu plutoni bao gồm cả nhà máy hạt
nhân nổi tiếng Chernobyl. Tháng 6/1954, AM-1 là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
trên thế giới tại Obninsk (Liên Xô cũ) đã chính thức hoạt động. Lò phản ứng AM-1
đạt công suất cung cấp điện năng 30 MWt và tiếp tục sản xuất điện tới năm 195910.
Sau chiến tranh, Chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích phát triển NLNT cho mục
đích dân sự hòa bình. Sau sự kiện thành lập Ủy ban Năng lượng nguyên tử (AEC)
vào năm 1946, Hoa Kỳ đã tiến hành xây dựng các lò phản ứng nghiên cứu tại Idaho,
lò phản ứng tạo ra điện năng đầu tiên vào ngày 20/12/1951. Vào năm 1953, Tổng
thống Hoa Kỳ Eisenhower đã đề xuất chương trình “hạt nhân cho hòa bình” nhằm
kêu gọi các nghiên cứu hạt nhân hướng tới phát điện đồng thời thiết lập phát triển
ngành công nghiệp điện hạt nhân dân sự tại Hoa Kỳ. Nhà máy mang tên Yankee
Rowe được khởi công xây dựng từ năm 1960 và chính thức đi vào hoạt động vào
năm 1992. Cùng lúc đó, lò phản ứng nước sôi (BWR) với công suất 250 MW được
phát triển bởi phòng thí nghiệm quốc gia Argonne. Nhà máy đầu tiên áp dụng công
nghệ lò BWR mang tên Dresden-1 được chính thức thiết kế và xây dựng bởi
General Electric vào năm 196011.
Trong thập niên 70 của thế kỷ XX, khủng hoảng dầu mỏ đã thúc đẩy sự phát
triển nhảy vọt của điện hạt nhân, mô hình lò PWR và BWR đã có được đặt hàng từ
rất nhiều nơi với công suất được nâng lên đến 1000 MW. Tuy nhiên, vào tháng
03/1979, tai nạn nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island (Hoa
Kỳ) và tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vào
tháng 04/1986 đã tác động rất lớn tới vấn đề đánh giá lại việc ứng dụng NLNT vào
sản xuất điện bởi hậu quả từ mức độ ảnh hưởng của bức xạ ra môi trường, con
người và việc xử lý chất thải phóng xạ rất phức tạp. Một trong bốn lò phản ứng tại
nhà máy Chernobyl, cách Kiev, Ucraina 110 km phát nổ và chỉ hai ngày sau, bụi
phóng xạ được phát hiện tận Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan, cách đó hơn 1600 km.
Theo Báo cáo năm 2005 của Chernobyl Forum - Tổ chức được thành lập bởi Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), Liên hợp quốc và Chính phủ các nước Belarus, Nga,

10 Lịch sử hình thành và phát triển của năng lượng hạt nhân, />11 U.S. Department of Energy Office of Nuclear Energy (DOE/NE)-0088, “The history of nuclear energy,
Washington”, D.C, page 7,8
/>
18


Ucraina đã kết luận rằng, có 212 người chết trong tổng số 72.000 người bị phơi
nhiễm phóng xạ. Tổ chức Hoà bình Xanh đánh giá sẽ có thêm 270.000 ca ung thư
có liên quan tới vụ Chernobyl12. Do đó, từ những năm 1970 đến năm 2000, ngành
công nghiệp năng lượng hạt nhân gặp phải một số suy giảm và trì trệ. Sau thảm họa
Chernobyl và dư luận toàn thế giới về vấn đề an toàn đối với hoạt động của các nhà
máy điện hạt nhân, các quốc gia đã tập trung chú trọng vào việc sửa chữa, nâng cấp
hệ thống an toàn lò phản ứng, tăng cường an ninh thanh sát đồng thời tạm dừng
hoạt động của một số nhà máy điện hạt nhân hoặc ngừng xây thêm các tổ máy mới.
Trong giai đoạn này, ứng dụng NLNT chủ yếu trong lĩnh vực y tế như xạ trị ung
thư, chẩn đoán hình ảnh; trong lĩnh vực nông nghiệp như gây giống cây trồng, chế
tạo các chế phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật hay được ứng dụng
trong việc nghiên cứu nâng cao hiệu suất thăm dò và khai thác dầu khí; …
Tuy nhiên, giai đoạn những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhằm mục
đích đảm bảo an ninh năng lượng, cụ thể đó là sự cần thiết đa dạng hóa nguồn để
đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới trong khi nguồn
nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt; đồng thời sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng
nhà kính và những vấn đề môi trường, sinh thái, các quốc gia đã có những chính
sách mới để tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân. Trước năm 2011 (thời điểm
xảy ra tai nạn Fukushima tại Nhật Bản), tổng 433 lò với tổng công suất 371.422
MW, tổng sản lượng năm 2011 là 2518 tỷ KW (chiếm 13,5% tổng sản lượng điện
thế giới)13. Nhưng, sau sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản thì
vấn đề ứng dụng NLNT vào sản xuất điện lại tiếp tục gây ra nhiều tranh cãi. Đức,
Bỉ và Thụy Sỹ quyết định loại bỏ dần điện hạt nhân, Chính phủ Đức đã đưa ra lộ
trình đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân trước năm 2022; một số quốc gia

tiến hành đánh giá lại chương trình điện hạt nhân và tăng cường an toàn hạt nhân
như Hoa Kỳ, Nhật, Nga,… Trong khi đó, nhóm các quốc gia mới bắt đầu khởi động
chương trình điện hạt nhân vẫn tiếp tục cam kết thực hiện như Việt Nam,
Bangladesh, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, ... Riêng tại Nhật Bản, năm 2014, 5 tổ máy mới
được nối vào lưới điện, năm 2015, Chính phủ Nhật Bản quyết định tái khởi động
các nhà máy điện hạt nhân, trong đó, nhà máy Sendai đã nạp nhiên liệu vào ngày
07/07/2015 và khởi động vào tháng 08/201514. Đồng thời, trong giai đoạn hiện

12 WHO (2006), “Report of the UN Chernobyl Forum expert group Health”, Geneva,
/>13 The World Nuclear Association, “World Nuclear Power Reactors & Uranium Requirements”,
/>
19


nay, việc ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế
vẫn đang tiếp tục được triển khai, phát triển ở các quốc gia trên thế giới với nhiều
thành tựu nổi bật.
1.3. Cơ sở pháp lý quốc tế đối với hoạt động sử dụng năng lượng nguyên
tử nhằm mục đích hòa bình
1.3.1. Các điều ước quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản năm 1945 đã khiến toàn
thế giới nhận thức được cần phải có biện pháp hạn chế phổ biến và sử dụng vũ khí hạt
nhân; đồng thời xuất phát từ thực tiễn các quốc gia ngày càng có xu hướng phát triển
khoa học kỹ thuật hạt nhân vào các mục đích phi quân sự sau chiến tranh thế giới lần
thứ hai, lần lượt, các điều ước quốc tế về sử dụng NLNT đã được nhiều quốc gia thông
qua, sửa đổi, bổ sung. Các điều ước quốc tế chính là kết quả của sự thỏa thuận,
thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng quốc tế nhằm tạo lập, duy trì một hành
lang pháp lý quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của ngành NLNT trên cơ sở khuyến
khích ứng dụng công nghệ hạt nhân vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
và nền văn minh thế giới; đồng thời, bảo vệ con người, xã hội và môi trường khỏi

những tác hại từ chính việc sử dụng nguồn năng lượng này.
Ngày 08/12/1953, Tổng thống Hoa Kỳ Aisenhower đã có bài phát biểu quan
trọng về vấn đề “Nguyên tử vì hòa bình” trước Đại hội đồng Liên hợp quốc. Bài phát
biểu của Tổng thống Hoa Kỳ đã nhấn mạnh những ứng dụng hạt nhân trong lĩnh
vực dân sự như nông nghiệp, y tế và đặc biệt là điện năng. Đây được xem là sự kiện
quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu của các cam kết về việc phát triển công nghệ hạt
nhân và sử dụng NLNT vì mục đích hòa bình. Năm 1957, Cơ quan Năng lượng
nguyên tử quốc tế (IAEA) và Cơ quan Năng lượng nguyên tử châu Âu (NEA) được
thành lập với mục tiêu xúc tiến và hỗ trợ các quốc gia trong việc sử dụng hiệu quả
NLNT vì mục đích hòa bình.
Các điều ước quốc tế trong lĩnh vực NLNT được chia thành ba nhóm như sau:
Thứ nhất, các điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề không phổ biến vũ khí
hạt nhân và thanh sát hạt nhân. Đây là các điều ước nhằm bảo đảm chính sách
không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị hạt nhân với mục tiêu cơ bản là
kiểm soát việc sử dụng kỹ thuật hạt nhân, vật liệu hạt nhân vì mục đích hòa bình và
14 IAEA (2015), “Nuclear Technology Review 2015”, Report by the Director General,
/>
20


không chuyển hướng sử dụng vào các mục đích quân sự, sản xuất vũ khí hủy diệt.
Những nỗ lực đàm phán quốc tế để đạt được Hiệp ước Không phổ biến vũ khí
hạt nhân toàn cầu kéo dài hơn một thập kỷ, bắt đầu từ cuối những năm 1950. Đặc
biệt, Liên Xô và Hoa Kỳ, hai quốc gia đầu tiên sở hữu vũ khí hạt nhân đều nỗ lực
tìm cách kiềm chế các quốc gia khác, trước hết là Trung Quốc và Pháp, phát triển
loại vũ khí hủy diệt này. Với những nỗ lực đó, ngày 05/08/1963, Liên Xô, Hoa Kỳ
và Anh đã ký ở Matxcơva, Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân một phần (Partial
Test Ban Treaty – PTBT), cam kết sẽ không tiến hành các cuộc thử hạt nhân trong
khí quyển, vũ trụ và dưới nước kể từ ngày 10/10/1963. Việc thực thi Hiệp ước này
đã làm giảm đi sự rơi lắng phóng xạ trên bề mặt trái đất, nhưng không làm giảm các

vụ nổ thử hạt nhân.
Năm 1968, Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (Treaty on the NonProliferation of Nuclear Weapons, gọi tắt là NPT) được Liên hợp quốc thông qua và
có hiệu lực kể từ ngày 05/03/1970. Hiệp ước đã trở thành cơ sở cho việc không phổ
biến và giải trừ vũ khí hạt nhân, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng NLNT vì mục đích
hòa bình. Có thể nói, NPT là văn bản pháp lý có tính chất nền tảng, góp phần tạo
dựng nên hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân trên phạm vi toàn cầu.
Cũng trong năm 1968, Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (Comprehensive
Nuclear-Test Ban Treaty; gọi tắt là CTBT) bắt đầu được thảo luận nhưng không đạt
kết quả. Ba thập kỷ sau, trong xu thế chính trị thuận lợi, CTBT lại được đặt lên bàn
đàm phán một lần nữa và kết quả đã chính thức được thông qua vào ngày
24/09/1996. Sự ra đời Hiệp ước CTBT là một mốc quan trọng góp phần vào việc
kìm hãm các quốc gia nổ thử hạt nhân và cùng với Hiệp ước NPT, hy vọng trong
tương lai thế giới sẽ không còn vũ khí hạt nhân. Tới nay đã có 177 quốc gia ký
CTBT với 138 quốc gia phê chuẩn. Tuy nhiên Hiệp ước vẫn chưa có hiệu lực bởi vì
chưa đạt được đầy đủ danh sách 44 nước tại Phụ lục II của Hiệp ước bắt buộc phải
ký và phê chuẩn Hiệp ước15.
Hiệp định về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt
nhân (hay còn gọi là Hiệp định Thanh sát, tên tiếng Anh là Safeguards Agreements,
viết tắt là SA) được Liên hợp quốc thông qua ngày 01/06/1972. Hiệp định được ký
giữa IAEA và quốc gia thành viên của NPT do Ủy ban mở rộng của Hội đồng
Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, “CTBT - Sự ra đời và các nét cơ bản của nó”,
/>15

21


Thống đốc IAEA xây dựng. Nội dung của Hiệp định Thanh sát là kịp thời phát hiện
việc chuyển hướng sử dụng lượng vật liệu hạt nhân đáng kể cho việc sản xuất vũ
khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác hoặc cho các mục đích không biết
được; đồng thời ngăn chặn việc chuyển hướng sử dụng NLNT nhờ phát hiện sớm.

Nghị định thư bổ sung của Hiệp định Thanh sát (Additional Protocol, viết tắt là AP) sẽ
được mỗi quốc gia không có vũ khí hạt nhân sẽ ký và phê chuẩn với nội dung giống
nhau, theo mẫu do Hội đồng thống đốc IAEA (NFRC/540) thông qua ngày
01/09/1997)16. Mục đích của Nghị định thư hướng đến đó là tăng cường thêm tính
hiệu quả của hệ thống thanh sát hạt nhân đặc biệt sau khi phát hiện những kẽ hở
trong hệ thống thanh sát hạt nhân trước đây, thể hiện qua các bài học của Irắc, Triều
Tiên, Nam Phi .... Nghị định thư đã bổ sung thêm các đối tượng chịu thanh sát cũng
như tăng cường thêm một số biện pháp và quyền hạn cho thanh tra viên. Đây là một
trong những cam kết quốc tế nhằm tăng cường tính hiệu quả của thanh sát hạt nhân
và do đó, củng cố, thúc đẩy hơn nữa cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước Phi vũ khí hạt nhân khu vực Đông Nam châu Á - SEANWFZ (hay
gọi là Hiệp ước Băng Cốc) được ký ngày 15/12/1995 và có hiệu lực ngày 27/3/1997
với sự tham gia đầy đủ của 10 nước trong khu vực Đông Nam Á đó là: Brunei,
Campuchia, Indonexia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapo, Thái Lan và
Việt Nam. Việc tổ chức thực hiện Hiệp ước hiện này còn mang tính hình thức và
theo nguyên tắc hoạt động chung của ASEAN trong vai trò Chủ tịch luân phiên17.
Thứ hai, các điều ước quốc tế về an ninh hạt nhân. Mục tiêu cơ bản của những
điều ước về an ninh hạt nhân là duy trì sự kiểm soát của Nhà nước và chủ quản lý của
các cơ sở hạt nhân về mặt an ninh nhằm chống lại mọi hành động khủng bố, đánh cắp,
buôn lậu hoặc sử dụng trái phép vật liệu hạt nhân.
Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (Convention on the Physical
Protection of Nuclear Materials) được Liên hợp quốc thông qua ngày 26/10/1979, có
hiệu lực ngày 08/02/1987 và sửa đổi năm 2005. Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu
hạt nhân là văn bản có tính pháp lý bắt buộc các quốc gia thành viên phải bảo vệ vật
liệu hạt nhân và các cơ sở hạt nhân được sử dụng, lưu giữ cho các hoạt động hoà
bình tại quốc gia mình, cũng như trong quá trình vận chuyển. Công ước sửa đổi
16 Nguyễn Nữ Hoài Vi (2015), Thanh sát hạt nhân, Tài liệu Khóa bồi dưỡng về Cơ sở hạ tầng điện hạt nhân,
Hà Nội.
17 Phạm Gia Chương (2010), Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục
đích hòa bình, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, trang 33.


22


cũng cho phép mở rộng phạm vi hợp tác giữa các quốc gia trong việc áp dụng các
biện pháp để nhanh chóng xác định vị trí và thu hồi vật liệu hạt nhân bị lấy cắp,
giảm thiểu các hậu quả phóng xạ do các hành động phá hoại, cũng như để ngăn
chặn và chống lại các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, Công ước cũng nhấn mạnh tới
yếu tố bảo đảm an ninh, chống khủng bố, đột nhập, lấy cắp tại cơ sở hạt nhân cũng
như trong quá trình vận chuyển.
Công ước quốc tế về Triệt tiêu các hành động khủng bố hạt nhân được Liên hợp
quốc thông qua ngày 13/04/2005. Các quy định của Công ước là sự chi tiết hoá các
hành vi vi phạm liên quan đến việc sử dụng hay phá hoại các cơ sở hạt nhân. Các
quốc gia thành viên của Công ước sẽ phải phê chuẩn các biện pháp cần thiết để hình
sự hoá các hành vi vi phạm này. Công ước cũng yêu cầu các quốc gia thành viên
phải hết sức nỗ lực để đưa ra các biện pháp nhằm bảo đảm việc bảo vệ vật liệu
phóng xạ có tính đến khuyến nghị của IAEA.
Thứ ba, các điều ước về an toàn hạt nhân. Các điều ước trong lĩnh vực an toàn
hạt nhân chủ yếu tập trung vào việc bảo đảm hoạt động và sử dụng an toàn đối với các
cơ sở và vật liệu hạt nhân cũng như nguồn phóng xạ, không gây ra những tác động bức
xạ có ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường xung quanh.
Công ước An toàn hạt nhân (Convention on Nuclear Safety) được thông qua
ngày 17/06/1993 và có hiệu lực từ 24/10/1996. Việc ra đời Công ước đánh dấu một
bước tiến lớn trong việc tăng cường và củng cố hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an
toàn hạt nhân. Công ước là văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên và cơ bản nhất về an
toàn nhà máy điện hạt nhân trên toàn cầu18.
Công ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng và An toàn
quản lý chất thải phóng xạ được mở để ký từ ngày 29/9/1997. Công ước nhấn mạnh
trách nhiệm quốc gia trong việc bảo đảm an toàn trong quản lý chất thải phóng xạ
và nhiên liệu đã qua sử dụng. Mặt khác, xuất phát từ đặc điểm chất thải phóng xạ

hoặc nhiên liệu đã qua sử dụng nếu không được xử lý trong điều kiện an toàn, xuất
hiện nguy cơ rò gỉ thì sẽ có tác động có hại đến môi trường trong và ngoài biên giới
quốc gia gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, do đó, theo Công ước, việc
ngăn chặn mối đe dọa này là trách nhiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới.

18 Nguyễn Nữ Hoài Vi (2015), An toàn và an ninh hạt nhân, Tài liệu Khóa bồi dưỡng về Cơ sở hạ tầng điện
hạt nhân, Hà Nội.

23


Thứ tư, các điều ước quốc tế về ứng phó sự cố và trách nhiệm pháp lý bồi
thường thiệt hại hạt nhân. Thời kỳ những năm 1980-1990, các quốc gia tập trung
vào việc bảo đảm an toàn của lò phản ứng hạt nhân sau sự kiện Three Mile Island
và Chernobyl về hỗ trợ khẩn cấp. Công ước về Thông báo sớm trong những trường
hợp sự cố hạt nhân (Convention on Early Notification of a Nuclear Accident) được
Liên hợp quốc thông qua ngày 26/09/1986, có hiệu lực từ ngày 7/10/1986 nhằm mục
tiêu vạch ra khuôn khổ hợp tác quốc tế để cung cấp thông tin về sự cố bức xạ và tai
nạn hạt nhân giữa các quốc gia thành viên một cách sớm nhất để hạn chế những hậu
quả phóng xạ vượt qua biên giới của quốc gia xảy ra sự cố đó. Công ước Trợ
giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc tai nạn phóng xạ có hiệu lực ngày
26/2/1987.
Thực tế đã cho thấy cơ chế trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân hiệu quả
là nền tảng cơ bản cho sự thành công của chương trình hạt nhân dân sự. Năm 1960,
Công ước Paris về trách nhiệm của bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
1960 ra đời dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Công ước Paris mở ký cho các quốc gia thành viên OECD và các quốc gia khác khi
được sự đồng thuận của các quốc gia thành viên, chính thức có hiệu lực từ năm
1968 và được bổ sung bởi Công ước bổ sung Brussels 1963. Công ước Paris năm
1960 được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định thư ngày 28/01/1964 và ngày

16/11/1982 về trách nhiệm bồi thường thiệt hạt trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Năm 1963, Công ước Viên về Trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân ra đời
dưới sự bảo trợ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Công ước Viên
được mở ký cho mọi quốc gia, chính thức có hiệu lực từ năm 1977.
Năm 1997, bên cạnh việc thông qua Nghị định thư sửa đổi Công ước Viên,
IAEA đã thông qua Công ước Bổ sung bồi thường thiệt hại hạt nhân (CSC) nhằm
hiện đại hoá và tăng cường chế độ pháp lý quốc tế sau ảnh hưởng của tai nạn
Chernobyl năm 1986. CSC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/04/2015. CSC nhằm mục
đích tăng số tiền bồi thường hiện có trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân bằng
cách thiết lập một số tiền bồi thường tối thiểu cấp quốc gia và một quỹ quốc tế mà ở
đó, các bên ký kết dự kiến sẽ đóng góp khi xảy ra tai nạn hạt nhân. Công ước cũng
xây dựng một chế độ trách nhiệm trên toàn cầu mà tất cả các nước đều có thể tham
gia; theo đó, CSC không chỉ dành cho các quốc gia tham gia Công ước Viên và

24


Công ước Pari mà còn cho các quốc gia khác với điều kiện luật pháp của họ phù
hợp với các quy tắc chung về trách nhiệm dân sự tại Phụ lục của Công ước19.
1.3.2. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Sau sự kiện ngày 11/09/2001 tại Hoa Kỳ, để phản ánh tình hình mới và nhu
cầu mới đối với an ninh hạt nhân, ngày 28/9/2001 Nghị quyết 1373 được Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc thông qua. Nội dung chính của Nghị quyết 1373 là cản trở sự
thành lập và hoạt động của các nhóm khủng bố dựa trên nền tảng là các quy định từ
Nghị quyết 1189 năm 1998, Nghị quyết 1269 năm 1999 và Nghị quyết 1368 năm
2001 liên quan đến vấn đề chống khủng bố. Đồng thời, Nghị quyết kêu gọi tất cả các
quốc gia thành viên Liên hợp quốc khẩn trương đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa
và trừng trị việc tài trợ cho các hoạt động khủng bố cũng như việc thực hiện các hành
động khủng bố trên phạm vi lãnh thổ quốc gia; hình sự hóa các hành vi cung cấp
nguồn tài chính cho khủng bố, không dung túng, chứa chấp những kẻ khủng bố và

hỗ trợ các quốc gia khác trong việc điều tra hình sự cũng như việc thực hiện các
thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến hành vi tài trợ khủng bố... Nghị quyết cũng
nhấn mạnh nhu cầu tăng cường ứng phó toàn cầu đối với thách thức về việc vận
chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân, với hàm ý rằng các quốc gia cần xây dựng
hạ tầng cơ sở quốc gia để chống lại buôn bán hạt nhân trái phép20.
Trên cơ sở Nghị quyết số 1373, ngày 28/04/2004, Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc đã thông qua Nghị quyết số 1540 về việc không phổ biến vũ khí hủy diệt
hàng loạt. Nghị quyết quy định các nghĩa vụ theo Chương VII của Hiến chương
Liên hợp quốc cho các quốc gia thành viên trong việc phát triển và thực thi hợp
pháp các biện pháp điều tiết nhằm chống lại sự gia tăng của các vũ khí hóa học,
sinh học và vũ khí hạt nhân. Đồng thời, Nghị quyết 1540 buộc các quốc gia phải
chấp nhận và thực thi một cách có hiệu quả pháp luật nhằm ngăn cấm các chủ thể
phi nhà nước chế tạo, thu nhận, sở hữu, phát triển hay sử dụng vũ khí hạt nhân,
đặc biệt cho mục đích khủng bố. Nội dung Nghị quyết cũng đề nghị các quốc gia
xây dựng và thực hiện các quy chế của quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện được các
cam kết của mình đối với các điều ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân mà quốc
19 Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, “Công ước bổ sung về bồi thường thiệt hại hạt nhân có hiệu lực”,
/>20 United Nations Security Council Resolution 1373,
/>
25


×