Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH



VĂN THỊ XN BƠNG

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH



VĂN THỊ XN BƠNG

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI XUÂN CHỈNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TĨM TẮT
Với bất kỳ quốc gia nào, doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với tăng
trưởng kinh tế vì đó là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Năm 2016
Việt Nam có 477,808 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó riêng tỉnh Bình Thuận
là 3,860 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 0.81% tổng số doanh nghiệp hoạt động trên
cả nước. Là tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên nên số lượng doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận khơng ngừng tăng trưởng.
Trong khi đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm
2016 chiếm 37% trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm. Tại Ngân hàng nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận, dư nợ tín
dụng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp và đang có xu hướng giảm. Năm 2013, dư
nợ cho vay doanh nghiệp chiếm 35.1 % trong tổng dư nợ nhưng đến năm 2016 chỉ
cịn 24%, bên cạnh đó chất lượng tín dụng doanh nghiệp chưa thật sự đảm bảo. Vì
vậy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng của chi nhánh vừa
đảm bảo lợi nhuận cho chính mình đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh phát triển bền vững và ổn định thu nhập. Từ những thực
trạng trên, tôi chọn đề tài “Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận” để nghiên
cứu và đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
Nghiệp vụ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận thực chất là tăng dư nợ cho vay
vì bảo lãnh chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ và các nghiệp vụ khác như chiết

khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn ... thì khơng phát sinh hoặc phát sinh rất ít.
Trong luận văn sẽ hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về doanh nghiệp, tăng
trưởng tín dụng doanh nghiệp, qua phân tích thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại
Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình
Thuận thời gian qua và những kết quả đạt được, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
trưởng và đảm bảo chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh.


LClICAMDOAN
Tac gia luan van co lui cam doan danh du vS cong trinh khoa hoc nay cua
minh, cu th~:

re: ten la: VAN THI XUAN BONG
Sinh ngay 26 thang 11 nam 1981 - Tai: Binh Thuan
Que quan:

xa Ham Hi~p, Huyen Ham Thuan B~c, Tinh Binh Thu~n.

Hien cong tac tai: Ngan hang nong nghiep va phat trien nong then Vi~t Nam Chi nhanh Nam Phan Thi~t, Binh Thu~n.
La hQCvien cao hQCkh6a 17 cua Truong Dai hoc Ngan hang TP. HCM
Cam doan dS tai: "Tang truimg tin dung doanh nghifp t(li Ngiin hang nong
nghiip va pbdt triin nong thon Vift Nam - Chi nhdnh tinh Binh Thu{jn".
Nguoi huang d~n khoa hoc: Ti~n 8)' Bui Xuan Chinh
Luan van duoc thuc hien tai Truong Dai hoc Ngan hang TP. HCM
Toi xin cam doan, luan van nay Ia cong trinh nghien ciru d9C l~p, do tac gia
tlnrc hien. Cac 86 lieu minh hoa trong luan van la trung thvc, c6 trich d~n Cl,lthS.
Nhung k~t qua t6ng k~t du<),ctu lu~n van chua du<),c8Udl,lnghay cong b6

a bAtky


m9t cong trinh nao khac.
TP. H6 Chi Minh, ngay ~thlmg

Aotniim 20 J 7

Tac gia lu~n van

~ut(_----Van Thi Xuan Bong


LOI CA.M ON
Su6t hai nam hoc t~p va ren luyen tai tnrong Dai hoc Ngan hang thanh ph6
H6 Chi Minh, nho su chi bao t~n tinh cua cac th~y co, toi da thu thap diroc nhirng
kien thirc b6 ich trong sach va l&nkinh nghiem song thuc ti~n.
Voi long biet an sau sac, toi xin chan thanh cam an cac thay co tnrong Dai
hoc Ngan hang, dac biet TS. Bui Xuan Chinh, Giam d6c Ngan hang nha mroc Viet
Nam - Chi nhanh tinh Binh Thuan da h~t long chi bao va dinh huang khoa hoc dS
tci co thS hoan thanh kh6a luan nay. Ti~p d~n, toi giri Ioi cam an d~n ban Ianh dao
va t~p thS can bQ cong nhan vien Ngan hang nha mroc Viet Nam - Chi nhanh tinh
Binh Thuan va Ngan hang nong nghiep va phat tri~n nong thon Vi~t Nam - Chi
nhanh tinh Binh Thu~n da nhi~t tinh giup dO', cung cftp nhfrng thong tin, tai li~u dn
thi~t lam co

sa cho vi~c th\lc hi~n lu~n van.

Do trinh dQ va ki~n thuc con h<;tnch~, m~c du da c6 nhi~u c6 giing song
khong tranh kh6i nhfrng thi~u s6t ho~c c6 nhfrng ph~n nghien Clru chua sau. Rftt
mong nh~n duQ'c S\l chi bao, d6ng g6p quy bau cua Quy th~y, co giao, Ban lanh d<;to
va cac d6ng nghi~p.
Xin tran trQng cam O'n!

Tac gia

Van Thj Xuan Bong


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABIC: Agriculture Bank Insurance Joint – Stock Corporation - Công ty cổ phần
bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Agribank: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn
ADB: Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á
ATM: Automated Teller Machine - Máy rút tiền tự động
Baht: Đồng bạc Thái
BIDV: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt nam
CIC: Credit Information Center - Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam
CN: Chi nhánh
CBCNV: Cán bộ cơng nhân viên
CBTD: Cán bộ tín dụng
CNY: China yuan renminbi - Đồng nhân dân tệ Trung Quốc
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
DN: Doanh nghiệp
Asean: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á
DNKN: Doanh nghiệp khởi nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐKKD: Đăng ký kinh doanh
EUR: Euro Ressources - Đồng tiền chung châu Âu
IMF: International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ Quốc tế
GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP: Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn
L/C: Letter of Credit - Thư tín dụng
LS: Lãi suất
KHDN: Khách hàng doanh nghiệp


KTXH: Kinh tế xã hội
PGD: Phòng giao dịch
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTW: Ngân hàng trung ương
NNNT: Nông nghiệp nông thôn
NSNN: Ngân sách nhà nước
NV: Nguồn vốn
SPDV: Sản phẩm dịch vụ
SMS: Short Message Service - Tin nhắn
TCTD: Tổ chức tín dụng
TDNH: Tín dụng ngân hàng
TDDN: Tín dụng doanh nghiệp
TMCP: Thương mại cổ phần
TSC: Trụ sở chính
VAMC: Vietnam Asset Management Company - Cơng ty quản lý tài sản
Vietcombank: Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Vietinbank: Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam
VND: Đồng Việt Nam
XLRR: Xử lý rủi ro
USD: US Dollar - Đô la Mỹ
WB: World Bank Ngân hàng thế giới



DANH MỤC BẢNG
TÊN BẢNG

STT

TRANG

2.1

Số lượng DN thành lập và hoạt động tại tỉnh Bình Thuận

27

2.2

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Bình

29

Thuận
2.3

Nguồn vốn tại Agribank Bình Thuận

34

2.4

Cơ cấu nguồn vốn tại Agribank Bình Thuận


37

2.5

Dư nợ cho vay tại Agribank Bình Thuận

38

2.6

Khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận.

42

2.7

Dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận

45

2.8

Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận

49

3.1

Một số chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Bình Thuận đến


59

năm 2020.
3.2

Một số chỉ tiêu kinh doanh của Agribank Bình Thuận đến
năm 2020

63


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
STT

TÊN BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

TRANG

2.1

Số lượng DN thành lập và hoạt động tại tỉnh Bình Thuận

28

2.2

Cơ cấu nguốn vốn huy động theo thời gian

35


2.3

Cơ cấu nguốn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

36

2.4

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

39

2.5

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

40

2.6

Dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận

45

2.7

Nợ xấu cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận

49



DANH MỤC PHỤ LỤC
STT

TÊN PHỤ LỤC

1

Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bình Thuận qua các năm

2

Thu ngân sách tỉnh Bình Thuận qua các năm

3

Tình hình huy động vốn Agribank Bình Thuận qua các năm

4

Tình hình nguồn vốn Agribank Bình Thuận qua các năm

5

Tình hình dư nợ Agribank Bình Thuận qua các năm

6

Chất lượng tín dụng tại Agribank Bình Thuận


7

Tình hình thu dịch vụ tại Agribank Bình Thuận

8

Kết quả kinh doanh tại Agribank Bình Thuận

9

Dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận

10

Nợ bán cho VAMC tại Agribank Bình Thuận

11

Nợ xấu tại Agribank Bình Thuận


MỤC LỤC
Tóm tắt luận văn
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ, đồ thị

Danh mục phụ lục
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... i
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... i
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ......................................................................ii
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................. iv
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... v
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... v
6. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................................ vi
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. ................................................. 1
1.1. Khái quát tăng trƣởng tín dụng doanh nghiệp. ........................................... 1
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp, tín dụng doanh nghiệp .......................................... 1
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ............................................................................ 1
1.1.1.2. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp .............................................................. 3
1.1.2. Vai trị tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp ................................................... 5
1.1.2.1. Đối với doanh nghiệp ................................................................................. 5
1.1.2.2. Đối với ngân hàng ...................................................................................... 6
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng tín dụng doanh nghiệp.......................... 8
1.2.1. Tốc độ tăng trưởng khách hàng doanh nghiệp .............................................. 8
1.2.2. Tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ ........................................ 9
1.2.3. Tốc độ tăng trưởng TDDN ............................................................................ 9
1.2.4. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng doanh nghiệp ............................................................ 10


1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng doanh nghiệp ............ 10
1.3.1. Các nhân tố khách quan: ............................................................................. 11
1.3.1.1. Nhân tố từ môi trường kinh tế xã hội ....................................................... 11
1.3.1.2. Nhân tố từ cơ chế, chính sách nhà nước ................................................... 11
1.3.1.3. Nhân tố từ khoa học công nghệ ................................................................ 12
1.3.1.4. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp.......................................................... 13

1.3.1.5. Sự phát triển của thị trường tài chính và các cơng cụ tài chính ................ 14
1.3.2. Các nhân tố thuộc chủ quan ........................................................................ 14
1.3.2.1. Nguồn vốn của ngân hàng ........................................................................ 14
1.3.2.2. Chính sách tín dụng cho khách hàng ........................................................ 15
1.3.2.3. Thơng tin tín dụng .................................................................................... 16
1.3.2.4. Quy trình cấp tín dụng ............................................................................. 17
1.3.2.5. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 19
1.4. Kinh nghiệm tăng trƣởng tín dụng doanh nghiệp tại các nƣớc và bài học
kinh nghiệm tại Việt Nam. ..................................................................................... 20
1.4.1. Kinh nghiệm tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại các nước ....................... 20
1.4.1.1. Chính sách ưu đãi về tín dụng ...................................................................... 20
1.4.1.2. Một số chính sách hỗ trợ khác ..................................................................... 21
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .......................................................... 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ........................................................................................ 23
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG

TDDN TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2013 – 2016 ............................................. 24
2.1. Khát quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013-2016 ... 24

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ....................................................................... 24
2.1.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại Bình Thuận .................................. 26
2.1.2.1. Số lượng DN thành lập và hoạt động tại tỉnh Bình Thuận........................... 26
2.1.2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN tại tỉnh Bình Thuận ...................... 29
2.2. Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ...... 30

2.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ..... 30



2.2.2. Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam – Chi
nhánh tỉnh Bình Thuận .............................................................................................. 32
2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013-2016 ................ 34
2.2.3.1. Nguồn vốn huy động .................................................................................... 34
2.2.3.2. Hoạt động tín dụng ....................................................................................... 38
2.2.3.3. Hoạt động dịch vụ ........................................................................................ 41
2.2.3.4. Tình hình tài chính ....................................................................................... 41
2.3. Tăng trƣởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013 – 2016 ............ 42

2.3.1. Tình hình tín dụng doanh nghiệp .................................................................... 42
2.3.1.1. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn ............................................... 42
2.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp và tỷ trọng tín dụng doanh
nghiệp trong tổng dư nợ ............................................................................................ 45
2.3.1.3. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng doanh nghiệp............................................................. 49
2.3.2. Đánh giá kết quả tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp ..................................... 53
2.3.2.1. Đánh giá công tác cho vay doanh nghiệp .................................................... 53
2.3.2.2. Các hạn chế về công tác cho vay doanh nghiệp ........................................... 54
2.3.2.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................................... 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG II....................................................................................... 58
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG
THƠN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2017-2020. ....................................... 59
3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2017 – 2020 .......................................................................................................... 59

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ................................................................... 59
3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội .......................................................... 60

3.2. Định hƣớng kinh doanh tại Agribank Bình Thuận. ..................................... 61
3.2.1. Định hướng tăng trưởng TDDN tại Agribank Bình Thuận ............................ 61
3.2.2. Một số chỉ tiêu kinh doanh cụ thể của Agribank Bình Thuận ........................ 63


3.3. Một số giải pháp tăng trƣởng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Bình
Thuận........................................................................................................................ 64
3.3.1. Nhóm các giải pháp về tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp ........................... 64
3.3.1.1. Tăng trưởng huy động vốn để chủ động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt
động tín dụng............................................................................................................. 64
3.3.1.2. Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp .................................................................. 66

3.3.2. Nhóm các giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp và kiểm
sốt nợ xấu phát sinh. ................................................................................................ 72
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp ............................................... 72
3.3.2.2. Kiểm sốt nợ xấu phát sinh .......................................................................... 77
3.3.2.3 Xử lý nợ xấu .................................................................................................. 78
3.3.3. Nhóm giải pháp về cơng tác quản trị điều hành và chất lượng cán bộ tín dụng .. 79

3.4. Một số kiến nghị ............................................................................................... 81
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................. 81
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam .............................................. 83
3.4.3. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam ............................................................ 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG III ..................................................................................... 86
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


i


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Thuận là tỉnh nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có mối liên
hệ chặt chẽ với vùng Đơng Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn
kinh tế trọng điểm phía Nam. Với lợi thế tiềm năng kinh tế địa phương, trong những
năm gần đây cùng với các chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư của tỉnh Bình
Thuận số lượng doanh nghiệp trên địa bàn khơng ngừng phát sinh, phát triển cả về
số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Gắn với sự phát triển đó là nhu cầu đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Việc các Ngân hàng thương mại nắm
bắt, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho các doanh nghiệp là cần thiết khơng chỉ có ý
nghĩa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương mà còn là cơ sở để gia
tăng nhuồn thu nhập cho các ngân hàng. Tuy nhiên, do đặc trưng về quy mô và
ngành nghề hoạt động kinh doanh mà các doanh nghiệp vẫn thường xuyên vấp phải
khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh Bình Thuận hiện nay,
trung bình dư nợ cho vay doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2013-2016 là 2,883 tỷ
đồng/năm, chiếm tỷ trọng 27.7%/dư nợ, tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp trung
bình 0.89%/dư nợ cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên, tín dụng cho doanh nghiệp vẫn
cịn nhỏ bé về quy mơ, đối tượng chưa đa dạng, đơn điệu về hình thức và khả năng
cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp, chưa tương
xứng với tiềm năng phát triển và số lượng, quy mô hoạt động của doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận và sự phát triển kinh tế tại địa phương. So với các tổ chức
tín dụng trên địa bàn, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thơn tỉnh Bình Thuận cịn khá thấp (tỷ trọng chung trên địa bàn là
39%). Thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chưa cao trong
tổng thu nhập của Ngân hàng. Điều này đòi hỏi Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận phải có những thay đổi về
chính sách, cơ chế cho vay đối với khách hàng của mình đặc biệt là đối tượng khách
hàng doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình hiện tại nhất là trong điều kiện ngày

càng phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác.


ii

Việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm ra giải pháp tăng trưởng
tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh tỉnh Bình Thuận góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương,
đồng thời tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp mang lại nguồn thu nhập ngày càng
cao cho Ngân hàng là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất
phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp
tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh
Bình Thuận” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Tăng trưởng tín dụng nói chung và tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nói
riêng là đề tài đã được một số tác giả, nhà nghiên cứu đề cập. Cụ thể:
Bài báo khoa học “Tăng trưởng tín dụng ln cần đi đối với chất lượng tín
dụng” đã nêu ra một số kết quả hoạt động tín dụng và kết quả xử lý nợ xấu của hệ
thống NHTM, được thể hiện qua việc đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế, góp
phần thức đẩy tăng trưởng kinh tế; ổn định lãi suất; nợ xấu được xử lý một cách
quyết liệt; tái cơ cấu hệ thống NHTM nhằm khơi thơng vốn tín dụng trong nền kinh
tế. Đồng thời tác giả đã đề xuất các kiến nghị đến các cơ quan liên quan như Chính
phủ, Bộ tài chính, NHNN, NHTM nhằm mục tiêu tăng trưởng tín dụng và nâng cao
chất lượng tín dụng [Nguyễn Thị Thu Đông, 2015].
Bài báo khoa học “Khơi thông tín dụng Ngân hàng cho doanh nghiệp và
hướng tới mơ hình tăng trưởng về chất” đã phân tích vai trị vốn ngân hàng đối với
doanh nghiệp và nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp ở Việt Nam, ngồi những
ngun nhân từ phía doanh nghiệp thì tình trạng nợ xấu tại các NHTM tăng cao làm
cho các NH sàng lọc kỹ những dự án, phương án kinh doanh, lựa chọn những ngành
nghề kinh doanh hiệu quả, không đầu tư tràn lan. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra một

vài gợi ý nhằm tăng trưởng tín dụng và kiểm sốt nợ xấu: lựa chọn cách thức xử lý
nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng và doanh nghiệp, kiểm sốt tình hình kinh doanh của
ngân hàng và doanh nghiệp, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng
kiểm sốt lạm phát. [Ngô Chung, 2013].


iii

Bài báo khoa học “Tăng trưởng tín dụng nóng, bàn học quốc tế và kinh
nghiệm” tác giả đã phân tích và nêu ra ngun nhân tăng trưởng tín dụng nóng của
Thái Lan và Trung Quốc từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là duy trì
tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hợp lý đồng thời cần có những biện pháp đảm bảo chất
lượng tín dụng tránh những tác động tiêu cực đối với sự lành mạnh của hệ thống
NHTM và chất lượng phát triển kinh tế, đảm bảo nền kinh tế không rơi vào những
giai đoạn “tăng trưởng tín dụng nóng” [Lê Hải Trung, 2015].
Bài báo khoa học “Một số yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng
thương mại Việt Nam” tác giả đã đánh giá các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng, giúp các ngân hàng thương mại xây dựng một mức tăng trưởng hợp lý tác
động hiệu quả đến nền kinh tế cũng như lợi nhuận của bản thân các ngân hàng đồng
thời tác giả đã đề xuất một số kiến nghị đối với NHNN và NHTM nhằm tăng trưởng
tín dụng và kiểm sốt chất lượng tín dụng. [Lê Tấn Phước, 2016].
Bài báo khoa học “Giải pháp cho tăng trưởng tín dụng” có đề cập đến những
chính sách ưu tiên của NHNN nhằm tăng trưởng tín dụng như cho vay hỗ trợ nhà ở,
cho vay nông nghiệp nông thôn ...đồng thời tác giả đã đề ra một số giải pháp tăng
trưởng tín dụng đi đơi với hiệu quả, kiểm sốt và xử lý nợ xấu của hệ thống các
NHTM trong thời gian tới [Thanh Huyền, 2014].
Bài báo khoa học “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp:
Kinh nghiệm một số nước và gợi ý cho Việt Nam” phân tích những chính sách
chính sách tín dụng khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập từ một số
nước từ đó đưa ra một số kiến nghị về chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp

mới thành lập tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả và tiếp cận nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh một cách dễ dàng. [Lê Minh
Hương, 2016].
Luận văn thạc sỹ “Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế”, nội dụng
chính là nghiên cứu việc tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp, kiểm sốt nợ xấu giai
đoạn từ năm 2010 đến 2014 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi


iv

nhánh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra giải pháp thực hiện đến năm 2020 [Võ Thành
Long, 2015].
Luận văn thạc sỹ “Phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang”, nội dung chính là nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với DN,
phân tích thực trạng tín dụng DNNVV tại tỉnh Tiền Giang và đưa ra những giải
pháp nhằm phát triển tín dụng DNNVV tại tỉnh Tiền Giang vào những năm tiếp
theo [Huỳnh Lê Hồng Liên, 2014].
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu, luận văn Tiến sỹ, Thạc sỹ kinh tế
về tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng
thơn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013 – 2016. Do đó việc
tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tương
xứng với tiềm năng của tỉnh và vị thế của Agribank Bình Thuận hiện nay là cần
thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp tăng trưởng tín
dụng doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận.
Mục tiêu bao gồm những nội dung chính sau:
- Tập hợp những lý luận cơ bản nhất về doanh nghiệp, tín dụng doanh nghiệp,
mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Mơ tả các chỉ tiêu ảnh hưởng đến tăng trưởng tín

dụng.
- Phân tích thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận giai
đoạn 2013 – 2016, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế
trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận.
- Đề xuất nhóm giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp, nâng cao
chất lượng tín dụng và gia tăng thu nhập cho Agribank Bình Thuận giai đoạn 2017
– 2020.
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tổng quát trên đây, mục tiêu
của luận văn cịn thể hiện cụ thể thơng qua việc giải quyết các câu hỏi sau đây:
Thứ nhất: Về mặt lý luận làm rõ các khái niệm doanh nghiệp, tín dụng ngân
hàng, tín dụng doanh nghiệp. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tăng trưởng tín


v

dụng doanh nghiệp? Các chỉ tiêu nào cần để đánh giá việc tăng trưởng tín dụng
doanh nghiệp? Bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Thứ hai: Tình hình kinh tế tỉnh Bình Thuận và tình hình hoạt động kinh doanh
của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2013 – 2016 như thế nào? Tín dụng doanh
nghiệp giai đoạn này có những kết quả gì, có những hạn chế nào cần khắc phục?
Thứ ba: Cần làm gì để tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Bình
Thuận? Bao gồm những mục tiêu, giải pháp, kiến nghị cụ thể.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tín dụng Ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp
tại Agribank Bình Thuận.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu
hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận, thời gian từ năm 2013 đến năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nguyên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Phương pháp này được sử dụng để nghiên
cứu phần cơ sở lý luận đối với hoạt động tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên các cơng cụ phân tích để đánh giá
thực trạng hoạt động tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận,
từ đó tổng hợp nêu bật những điểm mạnh, điểm yếu, kết quả đạt được và những tồn
tại.
- Phương pháp thống kê, mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu
thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản
ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Về nguồn số liệu thu thập
- Đối với số liệu trình bày trong chương I cơ sở lý luận: tác giả sử dụng nguồn
số liệu thu thập trong sách, internet, báo chí, tài liệu khác (đã được liệt kê trong
danh mục tài liệu tham khảo). Các số liệu sơ cấp hoặc số liệu thứ cấp đều được chú
thích cụ thể khi trích dẫn.


vi

- Đối với số liệu phản ánh tình hình chung của tỉnh Bình Thuận trong chương
II, tác giả lấy trên báo cáo tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận qua các năm
của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận trên trang Web hthuan.
gov.vn/wps/portal/binh_thuan. Số liệu phản ánh tình hình hoạt động ngành Ngân
hàng tỉnh Bình Thuận và của Agibank Bình Thuận, tác giả lấy từ nguồn Báo cáo
tổng kết NHNN tỉnh Bình Thuận, báo cáo tổng kết của Agribank Bình Thuận, báo
cáo phân tích hoạt động tín dụng của Agribank Bình Thuận qua các năm. Tất cả số
liệu nói trên đều là nguồn số liệu sơ cấp.
Bên cạnh nguồn thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp, tác giả cũng đã sử
dụng các nguồn số liệu thứ cấp trong các bài viết của các nhà nghiên cứu đã được
đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí, diễn đàn... Tất cả các

nguồn số liệu này đều được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, Luận văn hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản nhất về lý
thuyết liên quan đến tăng trưởng TDDN trong các NHTM, từ đó giúp người đọc
nắm bắt nhanh hơn khi tiếp cận với Luận văn.
Thứ hai, Luận văn đề xuất được một số các giải pháp có giá trị thực tiễn, sát
thực với tình hình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đó giúp cho cơng tác tăng
trưởng TDDN và kiểm soát chất lượng TDDN tại Agribank Bình Thuận đạt hiệu
quả.
Thứ ba, Luận văn bổ sung thêm một cơng trình nghiên cứu đáng tin cậy vào
danh mục tài liệu tham khảo đối với các tác giả có nhu cầu nghiên cứu về tăng
trưởng TDDN đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.


1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp, tín dụng doanh nghiệp.
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp:
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một
doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định với
một giá trị nhất định. Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tác giả đứng trên
nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phát biểu. Chẳng hạn:
Xét theo quan điểm luật pháp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách
pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế
theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế
trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước
bằng các loại luật và chính sách thực thi.
Xét theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất

mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu
tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường
những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá
bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy. (M.Francois Peroux).
Xét theo quan điểm phát triển: Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất
ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành cơng, có
lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đơi
khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn khơng vượt qua được. (Trích từ sách
"Kinh tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội
1992 )
Xét theo quan điểm hệ thống: Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận
được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập
hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức,
nhân sự.


2
Ngồi ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa khác nữa khi xem xét
doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau. Song giữa các định nghĩa về doanh
nghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại với một tầm nhìn
bao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâu hình thành tổ chức,
phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chức năng và nội dung hoạt
động của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấu
thành bởi những yếu tố sau đây:
Thứ nhất, Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chun mơn hóa nhằm
thực hiện các chức năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ
phận hành chính.
Thứ hai, Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.
Thứ ba, Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào,
bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra.

Thứ tư, Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ
nhà nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng
khoản lợi nhuận thu được.
Từ cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu về định nghĩa doanh nghiệp như
sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện
tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng,
tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng,
thơng qua đó tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý
các mục tiêu xã hội.
Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân: Tư
cách pháp nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại của
doanh nghiệp trong nền kinh tế, nó do Nhà nước khẳng định và xác định. Việc
khẳng định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh tế,
một mặt nó được nhà nước bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác
nó phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với nhà nước,
trách nhiệm đối với xã hội. Đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ
tài chính trong việc thanh tốn những khoản cơng nợ khi phá sản hay giải thể.


3
Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa
phương nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa
phương đó.
Tại Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp năm 2015, Doanh nghiệp là một tổ
chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Có các loại hình doanh nghiệp sau: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Doanh nghiệp nhà nước,
Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân.
Mục đích của doanh nghiệp là thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát triển, có

3 mục đích cơ bản:
- Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng đầu của
các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Mục đích xã hội: cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Đây
là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động cơng ích.
- Mục đích thoả mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của mọi người tham gia
hoạt động trong doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp mục đích hoạt động vì lợi nhuận, một trong các yếu
tố cần thiết để doanh nghiệp hoạt động là vốn. Hiện nay, có nhiều kênh đáp ứng vốn
cho doanh nghiệp như tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng;
song tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ cơ bản nhất trong điều kiện thị trường tài
chính chưa phát triển hồn chỉnh.
1.1.1.2. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp:
Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả
bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tín dụng ngân hàng có 5 đặc điểm tín dụng sau:


4
Thứ nhất, TDNH dựa trên cơ sở lòng tin. NH chỉ cấp tín dụng khi có lịng tin
vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hồn
trả nợ vay đúng hạn; cịn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền
trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Đây là đặc điểm quan trọng nhất, từ đó tạo
ra các đặc điểm tiếp theo. Do đó, trong các quyết định cho vay, ngân hàng sắp xếp
thứ tự ưu tiên của các tiêu chí như sau: (1) Tín nhiệm (uy tín, thiện chí) của người
vay, (2) Tính khả thi của dự án (phương án kinh doanh). (3) Bảo đảm tiền vay.
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính

hồn trả, NH là trung gian tài chính “đi vay để cho vay” nên mọi khoản tín dụng của
NH đều phải có thời hạn, bảo đảm cho NH hoàn trả vốn huy động. Để xác định thời
hạn cho vay hợp lý, NH phải căn cứ tính chất thời hạn nguồn vốn của mình và quá
trình luân chuyển vốn của đối tượng vay.
Thứ ba, tín dụng phải trên ngun tắc khơng chỉ hồn trả gốc mà phải trả cả
lãi. Nếu khơng có sự hồn trả thì khơng được gọi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải
lớn hơn giá trị lúc cho vay.
Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho NH. Việc đánh giá độ an
toàn của hồ sơ vay là rất khó, vì ln tồn tại thơng tin bất cân xứng dẫn đến lựa
chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.
Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở hồn trả vơ điều kiện.
Từ các đặc điểm trên cho thấy, TDNH phải bảo đảm được hai nguyên tắc: vốn
vay phải được sử dụng đúng mục đích, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi
đúng thời hạn đã cam kết.
Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp
Do nhận thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế nói
chung và hoạt động NHTM nói riêng, các ngân hàng luôn coi doanh nghiệp là đối
tượng khách hàng chiến lược. Từ đó thúc đẩy các biện pháp tìm kiếm khách hàng
doanh nghiệp để tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và sử dụng các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Điều này cũng thể hiện được khả năng tìm kiếm
khách hàng, kiểm tra giám sát khoản vay của từng ngân hàng và phương thức xử lý
nợ xấu hợp lý.


5
Tín dụng doanh nghiệp là hình thức ngân hàng cấp tín dụng, bằng các nghiệp
vụ như cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho th tài chính, bao thanh tốn và các
nghiệp vụ khác đối với khách hàng doanh nghiệp để thỏa mãn những nhu cầu vốn
cần thiết của nhóm đối tượng khách hàng này đồng thời khơi tăng nguồn thu nhập
cho ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng khơng đơn thuần về mặt số học mà gắn với

chất lượng tín dụng.
Trong những hình thức tín dụng thì hình thức cho vay là cơ bản nhất. Đối với
khách hàng doanh nghiệp, khi ngân hàng tăng trưởng tín dụng ngồi việc tăng dư nợ
cho vay mà cịn có thể bán chéo được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng đi kèm
vừa giúp doanh nghiệp quản lý được việc sử dụng vốn vay, thanh tốn các chi phí
đầu vào nhanh chóng… giúp ngân hàng kiểm sốt được dịng tiền của doanh
nghiệp, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay một cách thuận lợi bên cạnh đó ổn định
tài chính, tăng thu nhập cho ngân hàng. Để đảm bảo tình hình kinh doanh của ngân
hàng ngày một tốt hơn và bền vững hơn đồng thời thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng buộc các ngân hàng phải lựa chọn, tìm
kiếm từng đối tượng khách hàng cho phù hợp với tình hình kinh doanh của mỗi
ngân hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng, vận dụng các cơ chế, chính sách hợp lý
và ngày càng hoàn thiện hơn phong cách giao dịch để thu hút khách hàng.
1.1.2. Vai trò của tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp.
1.1.2.1. Đối với doanh nghiệp:
Hoạt động doanh nghiệp không thể thiếu nguồn vốn tài trợ từ bên ngồi để
duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ. Song xuất phát
từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên các doanh nghiệp phải thường xun tìm kiếm
nguồn vốn với chi phí thấp nhất và đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian.
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn
vốn ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi, có cơ hội phục hồi, mở rộng quy
mơ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đổi mới công nghệ, tăng sản lượng,
giảm giá thành để đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Việc các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh,
đầu tư tài sản cố định, bổ sung vốn lưu động đôi khi gặp khó khăn do nguồn vốn


×