Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.19 KB, 76 trang )

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Danh mục từ viết tắt
Danh sách các bảng biểu, hình vẽ – đồ thò
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1
1.1 Khái niệm về tín dụng chứng từ L/C. 1
1.2 Đặc điểm của giao dòch L/C. 2
1.3 Quy trình thanh toán L/C. 3
1.4 Những nội dung chủ yếu của L/C. 5
1.5 UCP và dẫn chiếu UCP vào L/C. 9
1.5.1 Khái niệm UCP. 9
1.5.2 Sự cần thiết ra đời UCP. 9
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 4

1.5.3 Sửa đổi UCP trong quá trình phát triển. 10
1.5.4 Dẫn chiếu UCP vào L/C. 11
1.6 Phân loại L/C. 12
1.7 Kinh nghiệm của các nước trong hoạt động thanh toán
bằng tín dụng chứng từ. 14


 Kết luận chương 1 15

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM. 16
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank. 16
 Các thành tựu đạt được. 17
 Điểm nổi bật trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng. 19
2.2 Cơ cấu tổ chức của Eximbank. 20
 Quá trình thành lập Eximbank – Chi nhánh Quận 4 21
 Sơ đồ tổ chức Eximbank – Chi nhánh Quận 4 22
 Đánh giá mô hình tổ chức của Eximbank – Chi nhánh Quận 4 23
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – Chi
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 5

nhánh Quận 4. 23
2.4 Công tác huy động vốn. 24
2.5 Công tác sử dụng vốn. 26
 Kết luận chương 2: 28

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẬN 4. 29
3.1 Tình hình tổ chức Thanh toán quốc tếø nói chung tại
Eximbank – Chi nhánh quận 4. 29
3.2 Thực trạng thanh toán bằng tín dụng chứng từ
Eximbank – Chi nhánh Quận 4. 33
3.2.1 L/C hàng nhập. 33

3.2.1.1 Quy trình thực hiện L/C nhập 33
3.2.1.2 Thực trạng hoạt động L/C hàng nhập tại
Eximbank – Chi nhánh Quận 4 36
3.2.2 L/C hàng xuất. 40
3.2.2.1 Quy trình thực hiện L/C xuất 40
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 6

3.2.2.2 Thực trạng hoạt động L/C hàng xuất tại
Eximbank – Chi nhánh Quận 4 42
 Kết luận 45
3.3 Đánh giá về hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại
Eximbank – Chi nhánh Quận 4. 48
3.3.1 Thuận lợi 48
3.3.2 Kết quả đạt được 50
3.3.3 Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế. 51
 Kết luận chương 3 52

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẬN 4. 53
4.1 Đònh hướng của Ngân hàng trong thời gian tới về nghiệp vụ
thanh toán tín dụng chứng từ. 53
4.2 Giải pháp mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ tại
Eximbank – Chi nhánh Quận 4. 54

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh


Trang 7

A – Nhóm giải pháp chính nhằm mở rộng hoạt động thanh toán
tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Quận 4 54
B – Nhóm giải pháp phụ nhằm mở rộng hoạt động Thanh toán
quốc tế cho hệ thống Eximbank 57
4.3 Kiến nghò 60
4.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 60
4.3.2 Đối với Chính phủ. 60
4.3.3 Đối với Eximbank – Chi nhánh Quận 4. 61
 Kết luận chương 4 62
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC
• Bộ chứng từ L/C hàng nhập


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ – ĐỒ THỊ,
BẢNG BIỂU
• Danh sách các bảng biểu.
Bảng 2.1: Lợi nhuận sau thuế của Eximbank trong 3 năm 2007– 2008 – 2009.
Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009.
Bảng 2.3: Tổng dư nợ trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009.

Bảng 3.1: Trò giá BCT trong hoạt động TTQT trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009
.
Bảng 3.2:

Tỷ trọng giữa các phương thức thanh toán quốc tế được thực hiện
trong năm 2009.
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động của L/C nhập trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009.
Bảng 3.4: Tỷ trọng các loại hàng hoá nhập khẩu trong năm 2009.
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động của L/C xuất trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009.
Bảng 3.6: Tỷ trọng các loại hàng hoá xuất khẩu năm 2009.
Bảng 3.7: Trò giá L/C nhập và L/C xuất trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009.





Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 9

• Danh sách các hình vẽ, đồ thò.
Biểu đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt
Nam.
Biểu đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của Eximbank – Chi nhánh Quận 4.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2009.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế trong năm 2009.
Bảng 3.1: Biểu đồ thểâ hiện Trò giá BCT trong hoạt động TTQT trong 3 năm
2007 – 2008 – 2009.
Bảng 3.2: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng giữa các phương thức Thanh toán quốc tế

được thực hiện trong năm 2009.
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động của L/C nhập trong 3 năm
2007 – 2008 – 2009.
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các loại hàng hoá nhập khẩu trong năm
2009.
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động của L/C xuất trong 3 năm
2007 – 2008 – 2009.
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các loại hàng hoá xuất khẩu trong năm
2009.
Biểu đồ 3.7: Biểu đồ thể hiện Trò giá giữa L/C nhập và L/C xuất trong 3 năm
2007 – 2008 – 2009.


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

L/C (Letter of Credit): Tín dụng chứng từ
NHPH: Ngân hàng Phát hành
NHTB: Ngân hàng Thông báo
BCT: Bộ chứng từ
TTD: Thư tín dụng
NHTM: Ngân hàng Thương mại
NHTMCP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đvt: Đơn vò tính
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TTQT: Thanh toán quốc tế

USD: Đồng đô la Mỹ
DVKH: Dòch vụ khách hàng
EIB: Eximbank
T/T (Telegraphic Transpher): Chuyển tiền điện tử
GTTB:
Giá trò trung bình

NHNN: Ngân hàng Nhà nước
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất
quan trọng, nó là chiếc cầu nối quan trọng của toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống Ngân
hàng thông suốt, lành mạnh sẽ là tiền đề để các nguồn tài chính được luân chuyển,
sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Trong những
năm vừa qua ngành Ngân hàng ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc cả về
chất lẫn về lượng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và đểå hội
nhập tốt hơn với khu vực, các Ngân hàng đã từng bước củng cố, cải tiến và phát
triển trong toàn bộ hệ thống hoạt động của mình.
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập đó, hoạt động kinh tế đối ngoại giữa các
quốc gia ngày càng được mở rộng kéo theo sự giao lưu thương mại, mua bán hàng
hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới với quy mô và khối lượng ngày càng
lớn. Tuy nhiên khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì mối quan hệ giữa
người mua và người bán ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp. Điều này đồng nghóa
với nguy cơ rủi ro ngày càng cao trong quá trình thanh toán quốc tế. Để giải quyết
vấn đề này, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ đã xuất hiện như một
công cụ để hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu. Tín dụng chứng từ có

thể đảm bảo được quyền lợi cho cả đôi bên, người bán đảm bảo nhận được tiền,
người mua nhận được hàng và có trách nhiệm phải thanh toán cho người bán.
Từ những thực tế trên và qua thời gian khảo sát thực tế tại Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, chi nhánh quận 4, em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 12

“Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán Tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Quận 4”
nhằm tìm
hiểu thêm về hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đồng thời
tìm ra giải pháp để mở rộng hoạt động thanh toán này tại ngân hàng.
Trong phạm vi của khoá luận này, em sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng của
hoạt động thanh toán Tín dụng chứng từ trong những năm gần đây, từ đó sẽ đưa ra
giải pháp để mở rộng hoạt động này tại tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam – Chi nhánh Quận 4.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông
tin và phương pháp phân tích. Thông tin thu thập được ở dạng sơ cấp và thứ cấp
thông qua nhiều kênh như quá trình thực tập trực tiếp tại chi nhánh, phỏng vấn các
nhân viên của ngân hàng, từ các báo cáo tài chính năm, báo cáo tổng hợp của phòng
Dòch vụ khách hàng – Eximbank Chi nhánh Quận 4 … Phương pháp phân tích sử
dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông
tin, từ đó đưa ra những giải pháp để mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ
tại ngân hàng. Bên cạnh đó khoá luận còn sử dụng các bảng biểu, biểu đồ để minh
họa.
Khoá luận tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Chương 2: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

Chương 3: Thực trạng của phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Quận 4.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 13

Chương 4: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Quận 4.












Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 14

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC
THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
1.1 Khái niệm về Tín dụng chứng từ (L/C):
Theo đònh nghóa về Tín dụng chứng từ (Letter of Credit) được nêu tại Điều 2,

UCP 600 như sau: “ Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô
tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang
của Ngân hàng Phát hành (NHPH) về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
Qua phân tích cho thấy, trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng không
chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ mà còn:
− Là người đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu,
bảo đảm cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá khi
xuất trình phù hợp.
− Là người đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được hàng hoá tương ứng với số
tiền mình bỏ ra.
1.2 Đặc điểm của giao dòch L/C:
• L/C là hợp đồng kinh tế hai bên:
L/C là hợp đồng kinh tế độc lập của hai bên là NHPH và người thụ hưởng. Mọi
yêu cầu và chỉ thò của người xin mở L/C đã do NHPH đại diện, do đó tiếng nói chính
thức của người xin mở L/C không được thể hiện trong L/C.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 15

• L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hoá:
L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương,
nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi
L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng
với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghóa
vụ của các bên có liên quan đến L/C.
• L/C chỉ giao dòch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:
Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết đònh
xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Ngân
hàng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp, nghóa là ngân hàng không chòu

trách nhiệm về sự thật của hàng hoá mà bất cứ chứng từ nào đại diện.
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho
nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hoá có thể không được giao hoặc được giao
không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ.
• L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:
Vì giao dòch chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ, nên yêu
cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dòch L/C. Để được
thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ
các điều khoản và điều kiện của L/C, bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội
dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu.

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 16

1.3 Quy trình thanh toán L/C:





(4) Thông báo L/C (6) Xuất trình chứng từ
Advise Presenting


(7) Trả tiền
Payment

(3) Phát hành L/C (6) Xuất trình chứng từ

Issue L/C Presenting
(1) Hợp đồng ngoại thương (5) Giao hàng
Sales Contract Shipment of goods
(2) Đơn mở L/C (8) Đòi tiền
Apply L/C Retirement



Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh
toán theo phương thức L/C.
Nhà xuất khẩu
Exporter
Ngân hàng thông báo
Advising Bank
Ngân hàng chuyển chứng
từ (Remitting Bank)
Ngân hàng phát hành L/C
Issuing Bank
Nhà nhập khẩu
Importer
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 17

Bước 2: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà
nhập khẩu làm đơn (theo mẫu) gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành
một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng.
Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua
ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C

cho nhà xuất khẩu.
Bước 4: Khi nhận được L/C, Ngân hàng Thông Báo (NHTB) thông báo L/C cho
nhà xuất khẩu.
Bước 5: Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không
chấp nhận thì đề nghò sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.
Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C
và xuất trình (thông qua NHTB hoặc một ngân hàng khác) cho NHPH để được thanh
toán.
Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến
hành thanh toán cho nhà xuất khẩu; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán
và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.
Bước 8: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập
khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 18

1.4 Những nội dung chủ yếu của L/C:
1.4.1 Số hiệu L/C (Credit Number):
Tất cả L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi
trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc để ghi vào các
chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.
1.4.2 Đòa điểm phát hành:
Là nơi NHPH L/C viết cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. Đòa điểm
này có ý nghóa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật quốc gia giải
quyết những tranh chấp về L/C.
1.4.3 Ngày phát hành L/C (Date of issue) là ngày:


Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.

Ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng.

Ngày phát sinh trách nhiệm không huỷ ngang của nhà nhập khẩu trong việc
hoàn trả cho NHPH thanh toán L/C.

Là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C đúng hạn
như quy đònh trong hợp đồng ngoại thương hay không.
1.4.4 Tên, đòa chỉ của những người có liên quan đến L/C:
Tên, đòa chỉ của các bên có liên quan phải chính xác như quy đònh trong đơn xin
mở L/C.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 19

1.4.5 Số tiền của L/C (Credit Amount):
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải thống
nhất với nhau. Nếu số tiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ hưởng phải
làm thủ tục tiến hành sửa đổi L/C. Để tránh nhầm lẫn, khi viết đơn vò tiền tệ nên
tham chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu tiền tệ.
1.4.6 Thời hạn hiệu lực và đòa điểm xuất trình L/C:

Là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu
xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy đònh
của L/C.

Thời hạn của L/C được tính từ ngày mở L/C (Date of Issuance) đến ngày hết

hiệu lực của L/C (Expiry Date).

Việc xác đònh thời hạn hiệu lực của L/C phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
+
Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được
trùng với ngày hết hạn của L/C.
+
Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý và không được
trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng
số ngày cần thiết để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở NHTB, số ngày
chuẩn bò hàng để giao cho người nhập.
+
Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.
Thời gian này bao gồm số ngày chuyển chứng từ, nơi giao hàng đến cơ quan
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 20

của nhà xuất khẩu, số ngày lập bộ chứng từ, số ngày lưu giữ chứng từ tại
NHTB, số ngày vận chuyển chứng từ đến NHPH (hay ngân hàng trả tiền).
+
Đòa điểm của ngân hàng mà tại đó L/C có giá trò là đòa điểm xuất trình L/C.
Đòa điểm xuất trình L/C có giá trò tự do là đòa điểm của bất kỳ ngân hàng nào.
1.4.7 Thời hạn trả tiền của L/C (Date of Payment):

Nếu trả tiền ngay (L/C At Sight) thì điều khoản về ký phát hối phiếu của
L/C sẽ là: “available against presentation of your draft at sight on …”
(thanh toán khi xuất trình hối phiếu trả tiền ngay …). Thời hạn trả tiền
phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C.


Nếu trả tiền có kỳ hạn (Usance hay Deferred L/C) thì thời hạn trả tiền có
thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng điều quan trọng là những
hối phiếu hay chứng từ phải được xuất trình để chấp nhận thanh toán trong
thời hạn hiệu lực của L/C.
1.4.8 Ngày giao hàng (Shipment Date):
Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương mà ngày giao hàng cũng được quy đònh
trong L/C. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
1.4.9 Những nội dung liên quan đến hàng hoá:
Như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, mã
ký hiệu … cũng được ghi vào L/C. Để đảm bảo bức điện được truyền đi một cách an
toàn, chính xác và đầy đủ thì dung lượng bức điện phải có giới hạn. Chính vì vậy,
đối với những hợp đồng có nội dung mô tả hàng hoá phức tạp, quá dài thì mục nội
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 21

dung mô tả hàng hoá chỉ được thể hiện vắn tắt trong bức điện, còn nội dung chi tiết
sẽ được gửi bằng thư.
1.4.10 Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá:
Như điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR … ), nơi gửi và nơi giao hàng,
cách vận chuyển và giao hàng … cũng được ghi vào L/C.
1.4.11 Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình:

Đây là nội dung quan trọng của L/C, vì bộ chứng từ (BCT) quy đònh theo L/C
là bằng chứng chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghóa vụ giao hàng
đúng như L/C đã quy đònh.

Nếu BCT xuất trình phù hợp thì NHPH sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.


BCT do L/C quy đònh nhiều hay ít tuỳ theo tính chất hàng hoá, quy đònh của
nước nhập khẩu và sự thoả thuận giữa hai bên mua bán, nhất là đối với người
mua. Nội dung quy đònh BCTø bao gồm: Số loại chứng từ, số lượng mỗi loại,
bản chính hay bản sao, người phát hành …

Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện thanh toán trên cơ sở chứng từ,
chứ không dựa vào hàng hoá. Các chứng từ thương mại quốc tế rất quan
trọng bởi chúng kiểm soát sự vận động của hàng hoá. Nhà xuất khẩu có nhận
được tiền hay không, và nhanh hay chậm phụ thuộc vào chứng từ. Vì vậy,
yêu cầu lập BCT phải nghiêm ngặt, hoàn hảo, phù hợp với những điều khoản
và điều kiện của L/C.

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 22

1.4.12 Sự cam kết trả tiền của NHPH:
Là nội dung cuối cùng của L/C, nó ràng buộc trách nhiệm của NHPH phải
thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình BCT phù hợp.
1.5 UCP và dẫn chiếu UCP vào L/C:
1.5.1 Khái niệm UCP:
UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương
mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy đònh quyền hạn, trách nhiệm của
các bên liên quan trong giao dòch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có
dẫn chiếu tuân thủ UCP.
Từ khái niệm trên cho thấy, UCP không những điều chỉnh các ngân hàng mà là
tất cả các bên có liên quan trong giao dòch L/C. Cụ thể:


Các ngân hàng (NHPH, NHTB, Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng chiết
khấu…).

Nhà xuất khẩu, nhập khẩu.

Các bên liên quan khác (nhà chuyển chở, công ty bảo hiểm …).
1.5.2 Sự cần thiết ra đời UCP:
Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trò
khác nhau, nên đã cản trở các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó có
giao dòch bằng L/C, và cuối cùng là cản trở thương mại quốc tế. Chính vì vậy, phải
có một quy tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/C nhằm giảm
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 23

thiểu các tranh chấp, tăng tính hiệu quả của phương thức này. Nội dung các quy tắc
chung này bao gồm việc đònh nghóa, đơn giản hoá và tập hợp các tập quán, kỹ thuật
nghiệp vụ áp dụng trong giao dòch L/C.
Năm 1933, ICC đã ban hành bản Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín
dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice For Documentary Credit – UCP).
UCP do Uỷ ban Kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng (ICC Commision on Banking
Technique and Practice), còn gọi là Uỷ ban Ngân hàng (Commision Banking) tập
hợp các chuyên gia hàng đầu thế giới về lónh vực ngân hàng. Ngay từ khi ra đời,
UCP đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành cơ sở cho thanh
toán bằng L/C trong thương mại quốc tế.
1.5.3 Sửa đổi UCP trong quá trình phát triển:
Mặc dù bản UCP lần đầu ra đời đã được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên, trong
một thế giới năng động và phát triển không ngừng thì việc sửa đổi UCP để phù hợp
với thực tiễn là cần thiết. Do đó, kể từ khi ra đời, UCP đã trải qua các lần sửa đổi

sau:

Phát hành lần đầu: 1933

Sửa đổi lần thứ nhất: 1951

Sửa đổi lần thứ hai: 1962 (UCP 222)

Sửa đổi lần thứ ba: 1974 (UCP 290)

Sửa đổi lần thứ tư: 1983 (UCP 400)
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 24


Sửa đổi lần thứ năm: 1993 (UCP 500)

Sửa đổi lần thứ sáu: 2007 (UCP 600)
Về nguyên tắc, việc sửa đổi UCP là không tiến hành đònh kỳ, mà căn cứ vào nhu
cầu thực tế của giao dòch L/C, phù hợp với sự phát triển của các lónh vực liên quan
như: công nghệ thông tin, công nghệ vận tải, công nghệ ngân hàng, công nghệ
thương mại
Lần sửa đổi năm 1993 (UCP 500) và năm 2007 (UCP 600) nhằm đáp ứng sụ thay
đổi về chiều sâu trong công nghệ tin học, công nghệ vận tải …, đồng thời nhằm mục
đích giảm thiểu các trường hợp BCT bò từ chối thanh toán và các vụ kiện tụng liên
quan đến L/C. UCP 600 có hiệu lực từ 1/7/2007 với cách bố cục và trình bày mới sẽ
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng L/C.
1.5.4 Dẫn chiếu UCP vào L/C:

Khi trong L/C có dẫn chiếu câu: “This Credit is subject to UCP DC, 2007
Revision, ICC Publication No. 600” thì văn bản này trở thành văn bản pháp lý bắt
buộc, ràng buộc trách nhiệm và nghóa vụ của tất các bên liên quan: Người mở, người
hưởng, NHPH, NHTB … Điều này bác bỏ những nhận thức mơ hồ trước đây của
người mở và hưởng cho rằng UCP là quy tắc của các ngân hàng, còn họ giải quyết
với nhau trên cơ sở hợp đồng thương mại.
Như vậy, khác với luật quốc gia hay công ước quốc tế, UCP 600 không được
tự động áp dụng để điều chỉnh L/C trừ khi các bên tham gia thoả thuận áp dụng
bằng cách dẫn chiếu UCP 600 trong L/C. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 25

hay không dùng UCP 600 để điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng L/C. Nhưng một
khi các bên đã đồng ý áp dụng thì các điều khoản của UCP 600 sẽ ràng buộc nghóa
vụ và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan.
Hiện nay hầu hết các ngân hàng tham gia thanh toán quốc tế trên thế giới đều
sử dụng hệ thống Swift để gửi, nhận L/C và các loại điện khác. Theo quy đònh của
Swift: trừ khi có quy đònh khác trong L/C, tất cả các L/C phát hành qua Swift đều
được điều chỉnh bởi UCP – Bản mới nhất đang có hiệu lực tại thời điểm ngân hàng
phát hành L/C. Do đó, nếu L/C không dẫn chiếu UCP, thì NHTB (ngân hàng nhận
L/C từ Swift) có nghóa vụ phải thông báo cho người hưởng hoặc NHTB thứ hai rằng
L/C này tuân thủ UCP. Như vậy, tất cả các L/C truyền qua Swift đều mặc nhiên
tuân thủ UCP mới nhất hiện hành trừ khi có quy đònh rõ ràng trong L/C là không
tuân thủ UCP 600.
Một điểm cần lưu ý nữa là UCP 600 ra đời không không tuyên bố hết hiệu lực
các bản UCP trước đó. Các bên tham gia giao dòch L/C vẫn có quyền tự do áp dụng
một trong các bản UCP trước đó. Vì vậy, khi dẫn chiếu UCP các ngân hàng cần
phải dẫn chiếu chi tiết năm sửa đổi và số ấn phẩm của văn bản UCP. Tuy nhiên, do

là bản sửa đổi gần đây nhất, phù hợp điều kiện hiện hành nên UCP 600 là bản duy
nhất được các ngân hàng và doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn áp dụng.
1.6 Phân loại L/C:
• Các loại thư tín dụng (TTD) cơ bản:
+ Thư tín dụng huỷ ngang: Đây là loại L/C trong đó NHPH và người mua
có quyền tu chỉnh, huỷ bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp thuận
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 26

của người thụ hưởng. Tuy nhiên, việc huỷ bỏ chỉ có giá trò trước khi người
thụ hưởng xuất trình BCT tại ngân hàng được chỉ đònh.
+ Thư tín dụng không huỷ ngang: Đây là loại L/C trong đó các bản tu
chỉnh, huỷ bỏ L/C của NHPH chỉ có giá trò khi được sự chấp thuận của
người thụ hưởng. Loại L/C đảm bảo quyền được thanh toán của người thụ
hưởng.
+ Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận: Đây là loại L/C trong đó
ngoài sự cam kết thanh toán của NHPH, người thụ hưởng còn nhận được
sự cam kết thanh toán của ngân hàng xác nhận. Việc xác nhận phải được
phép của NHPH.
• Các loại TTD đặc biệt:
+ Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại TTD không huỷ ngang trong đó
NHPH cho phép người thụ hưởng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
giá trò TTD cho một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ hai.
+ Thư tín dụng giáp lưng: Là loại TTD không huỷ ngang, không được
chuyển nhượng, được mở dựa vào một TTD khác làm đảm bảo cho nó.
+ Thư tín dụng đối ứng: TTD đối ứng không huỷ ngang chỉ có giá trò khi
người thụ hưởng TTD này xin mở một TTD khác cho người xin mở TTD
này hưởng.

+ Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại TTD trong đó NHPH cho phép phục hồi
lại giá trò của TTD sau khi đã sử dụng mà không cần một bản tu chỉnh
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lý Hoàng Ánh
SVTH: Trần Hoàng Diễm Khánh

Trang 27

TTD. TTD tuần hoàn có thể huỷ ngang hoặc không huỷ ngang. Nó có thể
tuần hoàn về mặt thời gian, số lượng và số tiền. TTD tuần hoàn có 2 loại:
Tuần hoàn có tích luỹ và tuần hoàn không có tích luỹ.
+ Thư tín dụng dự phòng: Tín dụng thư dự phòng là loại TTD trong đó
NHPH cam kết bồi thường về mặt tài chính cho người thụ hưởng nếu người
xin mở TTD không thực hiện các cam kết của mình. Mục đích của tín
dụng thư dự phòng là đảm bảo thực hiện hợp đồng.
+ Thư tín dụng điều khoản đỏ: Là loại TTD chứa một điều khoản đặc biệt
đó là NHPH cho phép các ngân hàng chỉ đònh ứng trước một số tiền cho
người thụ hưởng trước khi họ xuất trình BCTø. Đây là dạng tín dụng thương
mại của người mua dành cho người bán.
1.7 Kinh nghiệm của các nước trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng
chứng từ:
Ngoại trừ Mỹvà Columbia là hai nước duy nhất chấp nhận UCP là một bộ
phận của hệ thống luật quốc gia, các nước còn lại đều nhìn nhận UCP là văn bản
nằm trong hệ thống Thông lệ và Tập quán quốc tế mà khách hàng các nước có thể
thoả thuận áp dụng hay không áp dụng. Trong thực tế, mức độ vận dụng UCP của
các nước phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của từng nước.
Do Mỹ chấp nhận UCP là một bộ phận của hệ thống Luật quốc gia, nên khi
áp dụng UCP nếu có mâu thuẫn giữa UCP và Luật quốc gia thì UCP sẽ vượt lên trên
và chiếm ưu thế về mặt pháp lý. Điều này có nghóa là nếu Toà án Mỹ căn cứ vào
luật quốc gia ra phán quyết buộc NHTM phải ngưng thanh toán L/C, thì NHTM vẫn

×