Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRỊNH THỊ PHƢƠNG THẢO

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ
GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRỊNH THỊ PHƢƠNG THẢO

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ
GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. HẠ THỊ THIỀU DAO

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


i

TÓM TẮT
Lạm phát ngày nay đã trở thành một vấn đề kinh tế vĩ mô quen thuộc với tất
cả mọi ngƣời. Lạm phát tăng cao sẽ ảnh hƣởng xấu đến đời sống của ngƣời dân và
nền kinh tế của một quốc gia. Nhằm bảo vệ giá trị tài sản của mình, nhiều ngƣời đã
tìm đến vàng nhƣ một hàng rào chống lạm phát hiệu quả. Rất nhiều ngƣời, bao gồm
các nhà kinh tế học nổi tiếng và các nhà đầu tƣ, đều cho rằng lạm phát và vàng có
mối quan hệ chặt chẽ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới lại cho thấy mối quan
hệ giữa vàng và lạm phát không thực sự tồn tại ở tất cả các quốc gia. Đặc biệt, tại
Việt Nam, khi thị trƣờng vàng có một đặc trƣng riêng và chịu sự quản lý chặt chẽ từ
Ngân hàng Nhà nƣớc thì mối quan hệ này có tồn tại hay không là một nghi vấn lớn.
Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm xác định mối
quan hệ giữa lạm phát và giá vàng tại Việt Nam. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa
trên bộ số liệu theo tần suất tháng từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2016. Bên cạnh
đó, lãi suất, tỷ giá và biến giả (đại diện cho sự quản lý chặt chẽ thị trƣờng vàng của
NHNN từ sau khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP đƣợc ban hành) cũng đƣợc đƣa vào
mô hình nghiên cứu. Mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng sẽ đƣợc xem xét thông
qua việc thực hiện ƣớc lƣợng mô hình VAR, kiểm định nhân quả Granger, phân tích
phản ứng đẩy và phân rã phƣơng sai.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự thay đổi của lạm phát không có tác động
đến giá vàng. Trong khi đó, biến động giá vàng có ảnh hƣởng không đáng kể đến
lạm phát. Kết quả cũng cho thấy, trong khi giá vàng chịu tác động từ sự quản lý của
NHNN thì lạm phát chịu ảnh hƣởng bởi biến động lạm phát và lãi suất trong quá

khứ.


ii

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc
đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017

Trịnh Thị Phƣơng Thảo


iii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô lớp CH17A, Khoa
Sau đại học, Trƣờng Đại Học Ngân hàng TP. HCM, đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích và thú vị
Kế đến, em xin cảm ơn cô PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, cơ quan và đồng nghiệp đã
tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và thực
hiện nghiên cứu này.
Trân trọng,

Trịnh Thị Phƣơng Thảo


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT .........................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................iv
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ xii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................... 1
1.1. Giới thiệu đề tài ....................................................................................................... 1
1.1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 5
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 5
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ............................................................. 5
1.5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
1.5.2. Nguồn dữ liệu ........................................................................................................ 6
1.6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 6
1.7. Bố cục của đề tài ...................................................................................................... 7
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ GIÁ VÀNG ......................... 8



v

2.1. Giới thiệu khái quát về lạm phát và giá vàng .......................................................... 8
2.1.1. Khái quát về lạm phát ........................................................................................... 8
2.1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 8
2.1.1.2. Các chỉ số đo lƣờng lạm phát ............................................................................. 8
2.1.2. Khái quát về vàng và giá vàng ............................................................................ 11
2.1.2.1. Khái quát về vàng ............................................................................................. 11
2.1.2.2. Khái quát về giá vàng ....................................................................................... 12
2.2. Các học thuyết liên quan........................................................................................ 13
2.2.1. Lý thuyết về lƣợng cầu tài sản ............................................................................ 13
2.2.2. Học thuyết số lƣợng về cầu tiền tệ ...................................................................... 13
2.2.2.1. Thuyết số lƣợng tiền tệ của Fisher ................................................................... 14
2.2.2.2. Lý thuyết về sự ƣa thích tiền mặt của Keynes ................................................. 15
2.2.2.3. Phƣơng trình cầu tiền của Friedman ................................................................ 15
2.2.3. Ứng dụng phƣơng trình Fisher vào lợi suất của tài sản và mối quan hệ giữa
lạm phát và giá vàng ...................................................................................................... 16
2.3. Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ................................................ 20
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .......................................................... 20
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ......................................................... 23
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 29
3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu .............................................................................. 29
3.1.1. Xác định các biến trong mô hình ........................................................................ 29
3.1.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................... 30
3.2. Mô tả biến và nguồn dữ liệu .................................................................................. 31


vi

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 32

3.3.1. Kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian ..................................................... 32
3.3.1.1. Tính dừng ......................................................................................................... 32
3.3.1.2. Kiểm định Dickey-Fuller mở rộng (ADF) ....................................................... 34
3.3.1.3. Kiểm định Phillips – Perron (kiểm định PP) .................................................... 35
3.3.2. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ................................................................ 35
3.3.3. Phản ứng đẩy và phân rã phƣơng sai .................................................................. 36
3.3.3.1. Phản ứng đẩy .................................................................................................... 36
3.3.3.2. Phân rã phƣơng sai ........................................................................................... 37
CHƢƠNG 4: TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................ 38
4.1. Thống kê mô tả và tình hình diễn biến các biến số ............................................... 38
4.1.1. Thống kê mô tả các biến số ................................................................................. 38
4.1.2. Tình hình diễn biến các biến số .......................................................................... 38
4.1.2.1. Diễn biến chỉ số CPI tại Việt Nam ................................................................... 39
4.1.2.2. Diễn biến giá vàng tại Việt Nam ...................................................................... 41
4.1.2.3. Diễn biến lãi suất huy động tại Việt Nam ........................................................ 45
4.1.2.4. Diễn biến tỷ giá tại Việt Nam .......................................................................... 47
4.2. Kết quả kiểm định tính dừng ................................................................................. 50
4.3. Kết quả hồi quy mô hình VAR .............................................................................. 51
4.4. Kiểm định nhân quả Granger ................................................................................. 52
4.5. Kết quả phản ứng đẩy và phân rã phƣơng sai ........................................................ 53
4.5.1. Kết quả phản ứng đẩy ......................................................................................... 53
4.5.2. Kết quả phân rã phƣơng sai ................................................................................ 56


vii

4.6. Phân tích kết quả và thảo luận ............................................................................... 60
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................... 64
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 64
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 65

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ....................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 67
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 74
Phụ lục 1: Kết quả thống kê mô tả giá vàng, lạm phát, tỷ giá và lãi suất ...................... 74
Phụ lục 2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi chỉ số giá tiêu dùng bậc gốc và
chuỗi chỉ số giá tiêu dùng sai phân bậc 1 ....................................................................... 76
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi giá vàng bậc gốc và chuỗi giá
vàng sai phân bậc 1 ........................................................................................................ 84
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi tỷ giá bậc gốc và chuỗi tỷ giá sai
phân bậc 1 ...................................................................................................................... 92
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi lãi suất bậc gốc và chuỗi lãi suất
sai phân bậc 1 ............................................................................................................... 100
Phụ lục 6: Lựa chọn độ trễ tối ƣu mô hình VAR theo các tiêu chuẩn thông tin .......... 108
Phụ lục 7: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình VAR ............................................................... 109
Phụ lục8: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là D(CPI) .............................. 110
Phụ lục 9: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là D(GP) .............................. 110
Phụ lục 10: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là D(ER) ............................ 111
Phụ lục 11: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là D(IR) ............................. 111
Phụ lục 12: Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR ............................................... 112
Phụ lục 13: Kiểm định Portmanteau tính tự tƣơng quan phần dƣ của mô hình ........... 112


viii

Phụ lục 14: Kiểm định Lagrange tính tự tƣơng quan phần dƣ của mô hình ................ 113
Phụ lục 15: Kết quả kiểm định nhân quả Granger ....................................................... 114
Phụ lục 16: Phản ứng phân rã phƣơng sai theo thứ tự D(CPI) D(GP) D(ER) D(IR) .. 115
Phụ lục 17: Phản ứng phân rã phƣơng sai theo thứ tự D(IR) D(ER) D(GP) D(CPI) .. 116
Phụ lục 18: Số liệu nghiên cứu .................................................................................... 117



ix

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT
Ngân hàng TMCP Á Châu

ACB
ADF

Augmented Dickey Fuller

Kiểm định nghiệm đơn vị Dickey
Fuller mở rộng

AR

Autoregressive

Mô hình tự hồi quy

BOG

Board of Governors

Hội đồng Thống đốc


CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

DF

Dickey Fuller

Kiểm định nghiệm đơn vị Dickey
Fuller
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam

Eximbank
Fed

Federal Reserve System

Cục Dự trữ liên bang Mỹ

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

GSO


General Statistics Office

Tổng cục Thống kê

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IFS

International Financial
Statistics

Thống kê tài chính quốc tế

MLR

Multiple Linear Regressions

Mô hình hồi quy bội chuỗi dữ liệu
thời gian

NHTW

Ngân hàng trung ƣơng

NHNN


Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

NHTMNN

Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc


x

OECD

Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển
operation and Development
Kinh tế.

OLS

Ordinary Least Square

Phƣơng pháp bình phƣơng tối
thiểu


PP

Phillips - Perron

Kiểm định nghiệm đơn vị Phillips
- Perron

SJC

Saigon Jewelry Company
Limited

Công Ty TNHH Một Thành Viên
Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn
NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam

Techcombank
TVECM

Threshold Vecto Error
Components Model

Mô hình hiệu chỉnh sai số dạng
vecto có ngƣỡng
Tổ chức tín dụng

TCTD
VAR


Vector autoregression

Mô hình vectơ tự hồi quy

VECM

Vecto Error Components
Model

Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số
NHTMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam

Vietcombank
WGC

World Gold Council

Hội đồng vàng thế giới


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................25
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các chuỗi dữ liệu gốc ......................................................38
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................50
Bảng 4.3: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình VAR ............................................................51
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nhân quả Granger .......................................................52
Bảng 4.5: Kết quả phân rã phƣơng sai của CPI ........................................................57

Bảng 4.6: Kết quả phân rã phƣơng sai của giá vàng .................................................58
Bảng 4.7: Kết quả phân rã phƣơng sai của tỷ giá .....................................................58
Bảng 4.8: Kết quả phân rã phƣơng sai của lãi suất ...................................................59


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Diễn biến giá vàng và chỉ số CPI tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 ......3
Hình 2.1: Sản lƣợng tiêu thụ vàng miếng và vàng trang sức Việt Nam ...................12
Hình 4.1: Diễn biến chỉ số CPI và tỷ lệ CPI so với tháng trƣớc từ 2007 -2016 .......39
Hình 4.2: Diễn biến giá vàng tại Việt Nam từ năm 2007 – 2016 .............................42
Hình 4.3: Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tại Việt Nam từ năm 2007 –
2016 ...........................................................................................................................45
Hình 4.4: Diễn biến tỷ giá tại Việt Nam từ năm 2007 – 2016 ..................................48
Hình 4.5: Kết quả phản ứng đẩy của lạm phát với các cú sốc ..................................53
Hình 4.6: Kết quả phản ứng đẩy của giá vàng với các cú sốc ..................................54
Hình 4.7: Kết quả phản ứng đẩy của tỷ giá với các cú sốc .......................................55
Hình 4.8: Kết quả phản ứng đẩy của lãi suất với các cú sốc.....................................56


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Chƣơng này đƣợc thực hiện nhằm giới thiệu tổng quan và những nét chính
về công trình nghiên cứu bao gồm cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu, lý do
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và những đóng góp của nghiên cứu này. Đồng thời,
cuối chƣơng sẽ trình bày khái quát về kết cấu và nội dung của đề tài.
1.1. Giới thiệu đề tài

1.1.1. Lý do chọn đề tài
Từ nhiều năm trƣớc, vàng đã chứng minh vai trò quan trọng của mình trong
đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời. Vàng có nhiều tính chất vật lý đặc biệt
nên đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhƣ: khoa học công nghệ, y học, điện tử,...
Ngoài ra, các loại trang sức chế tác từ vàng đƣợc rất nhiều ngƣời ƣa chuộng. Đặc
biệt, vàng còn đƣợc xem là một công cụ đầu tƣ hiệu quả, giúp đa dạng hóa danh
mục đầu tƣ. George Gero, giám đốc điều hành của Ngân hàng đầu tƣ RBC Capital
Markets, cho rằng “Hầu hết sức mạnh của đồng bạc xanh đã khiến vàng giảm giá,
và lạm phát có thể giúp vàng trở thành một trong những nhân tố của đa dạng hóa
danh mục đầu tƣ một lần nữa” (Mai Phƣơng 2016).
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu nổ ra và ngày càng
trầm trọng, thị trƣờng bất động sản đóng băng, giá trị đồng USD suy yếu, thị trƣờng
chứng khoán liên tục mất điểm … Khi đó, với vai trò là nơi trú ẩn an toàn, nhu cầu
đầu tƣ vào vàng gia tăng khiến cho giá vàng tăng lên. Tuy nhiên, Richard Baker,
biên tập viên của Eureka Miner, cho rằng các chƣơng trình nới lỏng tiền tệ trong
thời gian đó đã tạo nên đà tăng giá của vàng nhiều hơn so với tác động của cầu vàng
tăng để làm tài sản an toàn (Mai Phƣơng 2014). Lý giải cho nhận định này, Baker
cho rằng các chƣơng trình nới lỏng tiền tệ của Chính phủ Mỹ đã khiến cho lạm phát
tăng cao. Điều này đã giúp tạo ra một mức giá sàn đối với vàng và các loại hàng hóa
khác.


2

Ngoài ra, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng giá vàng là một chỉ số dự báo
lạm phát hiệu quả, là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách đƣa ra các quyết
định chính xác nhằm ổn định nền kinh tế. Điển hình, Cựu chủ tịch Hội đồng thống
đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (BOG), Alan Greenspan đã thực hiện chính sách thắt
chặt tiền tệ của mình vào tháng 5/1993 khi nhận thấy giá vàng tăng cao. Đến năm
1994, Greenspan lại nhấn mạnh trƣớc BOG rằng giá vàng tăng lên là một tín hiệu

cuả lạm phát kỳ vọng tăng (Papadimitriou và Wray 1994).
Tại Việt Nam, vàng cũng đƣợc xem là một phƣơng tiện cất trữ an toàn, giúp
bảo vệ giá trị tài sản qua thời gian. Ngƣời dân thƣờng có thói quen quy đổi giá trị tài
sản, vật chất ra vàng và giao dịch bằng vàng. Từ khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về
quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ ngày 25/05/2012, hiện tƣợng giao
dịch tài sản bằng vàng đã có suy giảm. Tuy nhiên, nhu cầu mua bán và tích trữ vàng
mặt vẫn chƣa bao giờ hạ nhiệt, đặc biệt là khi lạm phát tăng cao. Nguyên nhân là
ngƣời dân chƣa tin tƣởng vào giá trị của tiền đồng và cho rằng vàng giúp bảo vệ của
cải tích trữ khỏi sự mất giá do lạm phát. Điều này cho thấy phần lớn ngƣời Việt
Nam luôn nhận thức giá vàng và lạm phát có mối quan hệ với nhau và luôn sử dụng
vàng nhƣ công cụ bảo hiểm rủi ro lạm phát. Nhận thức trên đôi khi bị giới đầu cơ
lợi dụng đẩy giá vàng lên cao để thu lợi. Việc giá vàng bị lợi dụng làm giá không
những gây bất lợi cho ngƣời dân, mà còn ảnh hƣởng không tốt đến thị trƣờng, gây
bất ổn cho nền kinh tế.
Nhìn vào thực tế tình hình nền kinh tế Việt Nam từ năm 2007 – 2016, giai
đoạn nền kinh tế Việt Nam trải qua hai đợt lạm phát tăng cao trên 2 con số, ta sẽ
thấy có những giai đoạn lạm phát và giá vàng lại không có cùng một xu hƣớng nhƣ
nhiều ngƣời vẫn mong đợi. Điển hình vào tháng 04/2008, khi lạm phát (tính theo
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm trƣớc) tăng cao ở mức gần 15% thì
giá vàng lại quay đầu giảm từ đỉnh là 1,95 triệu đồng/chỉ xuống còn 1,78 triệu
đồng/chỉ vào cuối tháng. Hoặc vào tháng 10/2008, khi tình trạng lạm phát vẫn còn
cao khoảng 19%, thì giá vàng lại giảm từ 1,83 triệu đồng/chỉ xuống còn 1,67 triệu
đồng/chỉ. Hay vào thời kì lạm phát cao năm 2011 – 2012, tình trạng tƣơng tự cũng


3

xảy ra. Vào tháng 09/2011, giá vàng đã giảm 273 ngàn đồng/chỉ so với cuối tháng
trƣớc đó trong khi nền kinh tế đang đối mặt với mức lạm phát trên 22% (CPI tăng
trên 0,8% so với tháng trƣớc đó). Và đến cuối năm 2011, giá vàng lại giảm gần 300

ngàn đồng/chỉ trong khi chỉ số CPI tăng 0,53% so với tháng trƣớc đó. Hay nhìn vào
khoảng thời gian dài hơn là từ tháng 9/2012 – 12/2016, giá vàng đã giảm 1,13 triệu
đồng/chỉ. Trong khi đó, chỉ số CPI đã tăng 21,72% trong khoảng thời gian này.

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo thƣờng niên của NHNN và IFS.
Hình 1.1: Diễn biến giá vàng và chỉ số CPI tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016
Vậy trên thực tế, giá vàng và lạm phát tại Việt Nam có mối quan hệ với nhau
nhƣ nhiều ngƣời vẫn nhận định hay không? Nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng
trong việc xác định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát, tác giả đã chọn thực
hiện đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng tại Việt Nam”
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu
Theo Hội đồng vàng thế giới (2013), khi lạm phát tăng sẽ khiến cho giá trị
đồng nội tệ giảm sút, vì thế sức mua của đồng tiền sẽ giảm. Khi đó, ngƣời dân sẽ
mất niềm tin vào giá trị đồng tiền và tìm kiếm một loại tài sản để tích trữ giá trị. Là


4

một loại hàng hóa có tính thanh khoản cao nên nhu cầu vàng lúc này sẽ gia tăng, giá
vàng tăng. Tuy nhiên, nhận định trên có vẻ không hoàn toàn chính xác với tất cả các
quốc gia. Nghiên cứu của Seemuang và Romprsert (2013), Nadeem, Zakaria và
Kayani (2014) kết luận rằng lạm phát tác động tích cực đến giá vàng tại Mỹ và
Pakistan. Tuy nhiên, tại Ấn Độ, nghiên cứu của Ibrahim, Kamaruddin và Hasan
(2014) cho thấy lạm phát tác động ngƣợc chiều đến giá vàng. Nghiên cứu của Tkacz
(2007) lại đƣa ra bằng chứng rằng giá vàng tác động đến lạm phát ở 14 quốc gia
nghiên cứu. Trong khi đó, Bapna, Totala và Saluja (2012) phát hiện lạm phát và giá
vàng tác động lẫn nhau nhƣng ngƣợc chiều tại Malaysia. Bên cạnh đó, một số
nghiên cứu khác lại không tìm ra mối liên hệ giữa lạm phát và giá vàng, điển hình
nhƣ nghiên cứu của Sukri, Mohd Zain và Zainal Abidin (2015), Blose (2010).
Bên cạnh nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện trên thế giới, các nghiên cứu về

mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam rất hạn chế, kết quả cũng
không đồng nhất. Điển hình, theo Bùi Kim Yến và Nguyễn Khánh Hoàng (2014),
giá vàng tác động đến lạm phát, tuy nhiên lạm phát không tác động đến giá vàng.
Trong khi đó, nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy và Lê Thị Thu Hồng (2014) chỉ
ra rằng giá vàng và lạm phát tác động lẫn nhau.
Ngoài ra, nhƣ đã trình bày, trong giai đoạn 2007 -2016, nền kinh tế Việt
Nam đã 2 lần đối mặt với tình hình lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, có những thời
điểm lạm phát và giá vàng có những biến động trái ngƣợc nhau.
Vì những nguyên nhân trên, để làm rõ hơn về vấn đề này, nghiên cứu sẽ tiến
hành phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng trong khoảng thời gian từ
2007 – 2016.
1.2.

Mục tiêu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là muốn đánh giá chính xác mối quan
hệ thực sự giữa lạm phát và giá vàng tại Việt Nam, tạo bằng chứng thực nghiệm
chứng minh vàng có phải là hàng rào chống lạm phát, giúp đảm bảo giá trị tài sản


5

hiệu quả hay không. Đồng thời, giúp ngƣời dân có nhận định chính xác hơn khi có ý
định đầu cơ lƣớt sóng trong ngắn hạn, đặc biệt là khi lạm phát tăng cao.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Xác định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát ở Việt Nam trong ngắn


hạn, theo cả hai hai chiều từ giá vàng đến lạm phát và ngƣợc lại.
-

Xác định mức độ và chiều hƣớng ảnh hƣởng của lạm phát đến giá vàng ở

Việt Nam hay ngƣợc lại (nếu có).
1.3.
-

Câu hỏi nghiên cứu

Trong ngắn hạn, khi giá vàng thay đổi có ảnh hƣởng đến sự thay đổi lạm

phát hay không? Nếu có, mức độ và chiều hƣớng ảnh hƣởng nhƣ thế nào?
-

Ngƣợc lại, khi lạm phát thay đổi có ảnh hƣởng đến sự thay đổi giá vàng

trong ngắn hạn hay không? Nếu có, mức độ và chiều hƣớng ảnh hƣởng nhƣ thế
nào?
1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt
Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2007 đến tháng
12/2016.
+ Không gian: Việt Nam

1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng sẽ đƣợc áp dụng cho đề tài nghiên cứu
này. Theo đó, dựa vào cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu đƣợc khảo sát trƣớc đó,
mô hình nghiên cứu sẽ đƣợc lựa chọn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.


6

Để việc ƣớc lƣợng mô hình có ý nghĩa và độ tin cậy cao, kiểm định nghiệm
đơn vị đƣợc thực hiện nhằm đảm bảo dữ liệu đủ điều kiện cho ƣớc lƣợng mô hình.
Sau khi các dữ liệu đƣợc đảm bảo tính thích hợp, mô hình sẽ đƣợc ƣớc lƣợng và
kiểm định để mô hình có ý nghĩa. Kiểm định nhân quả Granger sẽ đƣợc thực hiện
nhằm đánh giá chiều hƣớng tác động giữa các biến số. Phân tích hàm phản ứng đẩy
và phân rã phƣơng sai đƣợc thực hiện để xem xét và đánh giá phản ứng của biến
trong mô hình với các cú sốc tác động lên số hạng sai số của các biến khác.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Eviews 10.0 để hỗ trợ xử lý dữ liệu và thực
hiện các kiểm định và ƣớc lƣợng mô hình nói trên.
1.5.2. Nguồn dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc công bố trên trang web
của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN), Tổng Cục
Thống kê Việt Nam (SBV), webgia.com. Tất cả các dữ liệu đƣợc lấy theo tần suất
tháng từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2016.
1.6.

Đóng góp của đề tài


Lạm phát là một vấn đề kinh tế vĩ mô mang tính thời sự có tác động đến đời
sống của tất cả mọi ngƣời và nền kinh tế của một quốc gia. Trong khi đó, vàng là
một loại tài sản có vai trò quan trọng đối với đời sống vật chất và tinh thần của
ngƣời dân. Đồng thời, vai trò tiền tệ đã giúp vàng có ảnh hƣởng đáng kể đến thị
trƣờng tài chính trong nƣớc và thế giới. Do đó, một nhận thức sai lầm về mối quan
hệ giữa giá vàng và lạm phát sẽ dẫn đến những quyết định và hành động sai lầm có
thể gây ảnh hƣởng xấu đến nền kinh tế. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích, các nghiên
cứu thực nghiệm về mối quan hệ này vẫn còn hạn chế và khiếm khuyết. Do đó, bài
nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm mục đích bổ sung thêm một tài liệu tham
khảo, bằng chứng thực nghiệm làm rõ mối quan hệ này tại thị trƣờng Việt Nam. Từ
đó, hỗ trợ các nhà đầu tƣ và ngƣời dân có cái nhìn khách quan hơn về giá vàng khi
đƣa ra những quyết định mua bán vàng, đặc biệt là khi nền kinh tế có nhiều biến
động, tình hình lạm phát diễn biến phức tạp.


7

1.7.

Bố cục của đề tài

Bố cục của luận văn chia thành 5 chƣơng nhƣ sau:
-

Chương 1: Giới thiệu chung, trình bày lý do chọn đề tài và vấn đề nghiên

cứu, các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng
pháp nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu. Ngoài ra, chƣơng này còn giới
thiệu sơ lƣợc nội dung chính của các chƣơng đƣợc thực hiện trong luận văn.
-


Chương 2: Cơ sở lý thuyết về lạm phát và giá vàng, giới thiệu khái quát

về lạm phát và giá vàng, các lý thuyết nền làm cơ sở cho nghiên cứu. Đồng thời, các
nghiên cứu trƣớc ở trong nƣớc và nƣớc ngoài sẽ đƣợc trình bày làm nền tảng cho
việc xây dựng mô hình và lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu.
-

Chương 3: Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu, trình bày về

cách thu thập và xử lý nguồn dữ liệu dùng trong nghiên cứu; xây dựng mô hình
kiểm định thông qua việc khảo sát và kế thừa từ các nghiên cứu trƣớc; và mô tả
phƣơng pháp nghiên cứu.
-

Chương 4: Trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu, trình bày và phân

tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, các kết quả kiểm định và ƣớc lƣợng mô
hình, đồng thời giải thích và so sánh với các nghiên cứu trƣớc.
-

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị, kết luận về kết quả nghiên cứu đã

đạt đƣợc, trình bày những hạn chế của bài nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu sau này
cũng sẽ đƣợc đề cập cùng với những đề xuất, khuyến nghị.
Tóm tắt chƣơng 1
Chƣơng 1 đã giới thiệu một cách sơ lƣợc những nét chính của bài luận văn
nhằm giúp ngƣời đọc có cái nhìn tổng quát về đề tài nghiên cứu. Từ cơ sở này,
nghiên cứu đƣợc thực hiện và trình bày chi tiết trong những chƣơng kế tiếp của bài
luận văn.



8

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ
GIÁ VÀNG
Nhằm tạo cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, chƣơng 2 sẽ giới thiệu khái
quát về lạm phát và giá vàng, đồng thời trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan.
Các nghiên cứu thực nghiệm đã đƣợc thực hiện trên thế giới và Việt Nam cũng
đƣợc khảo lƣợc và trình bày trong chƣơng này.
2.1.

Giới thiệu khái quát về lạm phát và giá vàng

2.1.1. Khái quát về lạm phát
2.1.1.1. Khái niệm
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung các hàng hóa dịch vụ
trong nền kinh tế theo thời gian. Theo Gordon (1994), lạm phát là một vận động đi
lên kéo dài trong tổng mức giá cả mà đại đa số sản phẩm đều dự phần. Trong thời
đại kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, lạm phát đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế
phổ biến và có những tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực đến nền kinh tế.
Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi mức giá ở hai thời kỳ:
Tỷ lệ lạm phát (t)

chỉ số giá (t) - chỉ số giá (t - 1)
*100%
chỉ số giá (t - 1)

(2.1)


Bên cạnh khái niệm về lạm phát, giảm phát và giảm lạm phát cũng là hai
khái niệm kèm theo lạm phát và cần đƣợc phân biệt rõ. Nguyễn Minh Tuấn và Trần
Nguyễn Minh Ái (2015, trang 81) đã chỉ ra “giảm phát (deflation) là tình trạng mức
giá chung của nền kinh tế giảm xuống, giảm lạm phát (disinflation) là sự sụt giảm
của tỷ lệ lạm phát. Nghĩa là mức giá chung vẫn tăng lên nhƣng với mức độ thấp hơn
trƣớc, tức là tốc độ tăng giá trở nên chậm lại.”
2.1.1.2. Các chỉ số đo lường lạm phát


9

Hai chỉ số thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng tỷ lệ lạm phát là chỉ số giá tiêu
dùng hay chỉ số điều chỉnh GDP.
-

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): là chỉ số tƣơng đối phản ánh mức biến động

về giá cả theo thời gian của một nhóm các hàng hóa và dịch vụ mà ngƣời tiêu dùng
mua, phục vụ cho đời sống bình thƣờng của ngƣời dân.
Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê (GSO) là cơ quan chịu trách nhiệm thu
thập, xử lý và phổ biến số liệu thống kê chỉ số CPI. Rổ hàng hóa dịch vụ để tính chỉ
số CPI là những hàng hóa, dịch vụ phổ biến, thƣờng đƣợc xem xét và cập nhật định
kì mỗi 5 năm để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân từng thời kỳ.
Theo GSO (2014), chỉ số CPI đƣợc tính theo công thức Laspeyres tổng quát:
n

Itp 0
Với: Itp

0


∑ w0i
i 1

pti
p0i

(2.2)

: chỉ số giá kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0

p0i : giá của mặt hàng i kỳ gốc cố định 0
pti : giá của mặt hàng i kỳ báo cáo t
0
i

p0i q0i

∑ni 1 p0i q0i

: quyền số kì gốc cố định 0

q0i : lƣợng của mặt hàng i kỳ gốc cố định 0
n: số lƣợng mặt hàng i tham gia tính chỉ số giá
Tuy nhiên, từ sau 11/2014, GSO tiến hành cập nhật lại quyền số và danh mục
các mặt hàng đại diện theo định kỳ 5 năm, đồng thời công bố lại cách tính chỉ số
CPI. Theo GSO (2015), chỉ số CPI đƣợc tính theo công thức Laspeyres bình quân
nhân gia quyền:
n


Itp

0

pti
∏ ( 0)
pi
i 1

w0i

(2.3)


10

Theo Nguyễn Minh Tuấn và Trần Nguyễn Minh Ái (2015), chỉ số CPI phản
ánh mức thay đổi của chi phí sinh hoạt, tuy nhiên chỉ số này vẫn gặp một số vấn đề:
+ Ngƣời tiêu dùng có thể sẽ chuyển từ việc mua một hàng hóa có giá cao
sang những hàng hóa khác có mức tăng thấp hơn. Do đó, chỉ số CPI phản ánh mức
tăng chi phí sinh hoạt quá cao khi chỉ ƣớc tính trong giỏ hàng hóa cố định.
+ Chỉ số CPI không phản ánh đƣợc sự thay đổi khi xuất hiện nhiều hàng hóa
mới có thể thay thế cho hàng hóa cũ hay sự thay đổi trong chất lƣợng hàng hóa.
-

Chỉ số điều chỉnh GDP: là một chỉ số phần trăm phản ánh giá của tất cả

các hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất trong nƣớc.
Chỉ số điều chỉnh GDP


GDP danh nghĩa
* 100%
GDP thực

∑ni 0 pti qti
* 100%
∑ni 1 p0i qti

(2.4)

Với: p0i : giá của mặt hàng i kỳ gốc cố định 0
pti : giá của mặt hàng i kỳ báo cáo t
qti : lƣợng của mặt hàng i kỳ báo cáo t
Khác với chỉ số CPI, chỉ số điều chỉnh GDP lại chỉ phản ánh sự biến động
giá của các sản phẩm trong nƣớc, trong khi chỉ số CPI phản ánh sự biến động giá
của cả các sản phẩm nhập khẩu. Ngoài ra, chỉ số điều chỉnh GDP so sánh giá của tất
cả hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất trong năm hiện tại với giá của tất cả hàng hóa
và dịch vụ đƣợc sản xuất trong năm gốc. Khi đó, số lƣợng hàng hóa và dịch vụ
đƣợc tính trong chỉ số điều chỉnh GDP thay đổi theo thời gian. Do đó, chỉ số điều
chỉnh GDP không thuần túy phản ánh biến động giá cả mà còn phản ánh cả phản
ứng của thị trƣờng trƣớc biến động đó.
Cả chỉ số CPI và chỉ số điều chỉnh GDP đều có ƣu và nhƣợc điểm riêng. Tuy
nhiên, tại Việt Nam, ngƣời ta thƣờng sử dụng chỉ số CPI để đánh giá tình hình lạm
phát. Vì vậy, lạm phát trong bài nghiên cứu này sẽ đƣợc đánh giá thông qua chỉ số
CPI.


11

2.1.2. Khái quát về vàng và giá vàng

2.1.2.1. Khái quát về vàng
Vàng, tên Latin là Aurum (kí hiệu là Au) có số nguyên tố là 79 trong bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Vàng là một kim loại quý có tính mềm, dễ uốn, dễ
dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, không phản ứng với hầu hết các hoá chất, không
bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ, độ ẩm và oxy trong không khí.
Khi giới thiệu về vàng, Hội đồng vàng thế giới (WGC) đã phân chia vàng
thành 4 loại theo mục đích sử dụng bao gồm: vàng trang sức, vàng dùng để đầu tƣ,
vàng do các NHTW nắm giữ, vàng là nguyên liệu sử dụng trong các ngành khoa
học công nghệ nhƣ các ngành điện tử, y học, kỹ thuật và quản lý môi trƣờng…
Tại Việt Nam, thị trƣờng vàng trƣớc đây rất đa dạng và có thể phân chia
thành nhiều loại bao gồm thị trƣờng vàng trang sức, thị trƣờng vàng miếng, thị
trƣờng vàng chứng chỉ, tài khoản… (Nguyễn Thị Kim Thanh và Trần Thị Thanh
Hòa 2015). Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP đƣợc ban hành và có
hiệu lực từ ngày 25/05/2012, vàng về cơ bản đƣợc chia làm 3 loại: vàng trang sức,
vàng miếng và vàng nguyên liệu. Trong đó, Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định rõ:
- “Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lƣợng từ 8
Kara (tƣơng đƣơng 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục
vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
- Vàng miếng là vàng đƣợc dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối
lƣợng, chất lƣợng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng
đƣợc NHNN Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do NHNN
tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
- Vàng nguyên liệu là vàng dƣới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại
vàng khác.”


×