Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương có triển vọng tại trung tâm giống cây trồng tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.95 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY HÙNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG
ĐẬU TƯƠNG CÓ TRIỂN VỌNG TẠI TRUNG TÂM
GIỐNG CÂY TRỒNG TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY HÙNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU
TƯƠNG CÓ TRIỂN VỌNG TẠI TRUNG TÂM
GIỐNG CÂY TRỒNG TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Thị Xuyến

Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i2ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình b ày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn.
các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Vĩnh phúc, ngày 12 tháng 10 năm 2014
Người viết cam đoan

Nguyễn Duy Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


i3ii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Khoa sau đại học, Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Lãnh
đạo và cán bộ Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc, Lãnh đạo và cán bộ
Trại sản xuất giống cây trồng Mai Nham, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình. Nhân dịp này Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. TS. Lưu Thị Xuyến: Khoa nông học Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cô đã trực tiếp hướng dẫn, dành cho tôi sự giúp đỡ tận tình và
sâu sắc trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
2. Ban giám hiệu nhà trường và Khoa sau Đại học Trường Nông Lâm
Thái Nguyên.
3. Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
4. Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc;
Lãnh đạo và cán bộ Trại sản xuất giống cây trồng Mai Nham.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Duy Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


i4ii
MỤC LỤC
Trang

Trang bìa phụ ..................................................................................................... i
Lời cam đoan..................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................... iii
Mục lục............................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... v
Danh mục bảng biểu......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
MỞ
....................................................................................................................1

ĐẦU

1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4

1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước .
5
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới ..................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam .................... 12
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................25

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................ 25
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................... 25

2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 253
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

i5ii
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 26

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


2.4.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 27
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................
28
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................33

3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một
số giống đậu tương mới trong vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Trung tâm Giống
cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................. 33
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương thí
nghiệm trong vụ Xuân và vụ Đông năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng
tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 33
3.1.2. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Xuân và vụ
Đông năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc.................. 386

3.1.3. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm vụ xuân năm
2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc...................................... 39
3.1.4. Tình hình sâu bệnh hại của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Xuân
2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc...................................... 43
3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương tham gia thí
nghiệm trong vụ Xuân và vụ Đông năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng
tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 46
3.1.6. Năng suất các giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân và
vụ Đông năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc............... 48
3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống NAS-S1 trong vụ Xuân năm 2014
tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc............................................... 50
3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống khảo nghiệm trong
vụ Xuân năm 2014 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc ...............
50

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

3.2.2. Đặc điểm hình thái và khả năng chống đổ của các giống khảo nghiệm
trong vụ Xuân năm 2014 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc ..... 49

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


3.2.3. Tình hình sâu bệnh hại của các giống khảo nghiệm trong vụ Xuân năm

2014 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc...................................... 49
3.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khảo nghiệm
trong vụ Xuân năm 2014 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc ..... 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................54

1. Kết luận ....................................................................................................... 54
2. Đề nghị ........................................................................................................ 54

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


5

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

Đ/C

: Đối chứng

CV

: Hệ số biến động


CS

: Cộng sự

KNTLVCK

: Khả năng tích lũy vật chất khô

M1000 hạt

: Khối lượng 1000 hạt

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

NSTK

: Năng suất thống kê

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


tnu.edu.vn/


vi

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây
... 5
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của một số nước đứng đầu
thế giới ......................................................................................................... 7
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam những năm gần
đây.........13
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Vĩnh Phúc trong 5 năm gần đây
.....23
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống thí nghiệm trong vụ
Xuân và vụ Đông năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh
Vĩnh Phúc .................................................................................................34
Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái và khả năng chống đổ của các giống thí
nghiệm....39
Bảng 3.3. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm
.........................42
Bảng 3.4. Tình hình sâu bệnh của các giống đậu tương thí nghiệm

.......................44
Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương tham gia thí
nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại TT Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc
..46
Bảng 3.6. Năng suất các giống đậu tương tham gia thí nghiệm tại Trung tâm
Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc..............................................................48
Bảng 3.7. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống khảo nghiệm
........48
Bảng 3.8. Đặc điểm hình thái và khả năng chống đổ của các giống khảo nghiệm
....49
Bảng 3.9. Tình hình sâu bệnh của các giống đậu tương khảo
nghiệm....................49

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu
tương khảo
nghiệm...................................................................................52

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


77


DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.1. Năng suất thực thu vụ Xuân và vụ Đông của các giống tham gia thí
nghiệm .......................................................................................................50

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây đậu tương (Glycine Max (L) Merrill) còn gọi là cây đậu nành là
cây trồng cạn có tác dụng nhiều mặt và là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nó
là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người, làm thức ăn gia súc, làm nguyên
liệu cho một số ngành công nghiệp, cây làm tốt cho đất và là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [6].
Hiện nay giá trị lớn nhất mà con người quan tâm là cây đậu tương dùng
cho công nghiệp ép dầu. Theo thống kê trong tổng sản lượng dầu, chất béo
trên thế giới, dầu đậu tương chiếm khoảng 30-35%. Trong hạt đậu tương
không chỉ có hàm lượng cao về prôtêin mà nó còn chứa đầy đủ và cân đối các
loại axit amin, đặc biệt là axit amin không thay thế như: Xystin, Lizin,
Triptophan... có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người và gia súc. Ngoài
ra trong hạt đậu tương còn chứa nhiều loại vitamin như: PP, A, C, E, K, đặc
biệt là vitamin B1 và B2 (Phạm Văn Thiều, 2006) [15].
Đặc biệt đậu tương đen có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh như đái
tháo đường, thấp khớp, suy nhược thần kinh, suy dinh dưỡng (Ngô Thế Dân
và CS,1999) [6].

Trong công nghiệp đậu tương là nguyên liệu cho các ngành sản xuất
như chế biến thực phẩm, công nghiệp bánh kẹo, cao su nhân tạo, sơn, mực in,
xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, thuốc trừ sâu, kháng sinh, phân bón… (Phạm
Văn Thiều, 2006) [15].
Với giá trị nhiều mặt nên sản xuất đậu tương trên thế giới tăng rất
nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 1960 diện tích trồng
đậu tương trên thế giới là 21 triệu ha thì đến năm 2012 đã tăng lên đạt
104,9 triệu ha, năng suất đạt 23 tạ/ha, sản lượng đạt 261,577 triệu tấn
(FAOSTAT, 2014) [28].


2

Đậu tương đã được trồng ở nước ta từ rất lâu. Trước cách mạng tháng
8/1945 diện tích đậu tương còn rất ít mới đạt 32,200 nghìn ha (1944), năng
suất thấp 4,1 tạ/ha. Sau khi đất nước thống nhất (1976) diện tích trồng đậu
tương bắt đầu được mở rộng 39,40 nghìn ha và năng suất đạt 5,3 tạ/ha. Sau đó
diện tích tăng lên rất nhanh, đến năm 1996 là 110,30 nghìn ha, năng suất đạt
11,1 tạ/ha (Ngô Thế Dân và các CS, 1999) [6], đến năm 2012 nước ta trồng
được 120,751 nghìn ha đậu tương với năng suất bình quân 14,517 tạ/ha, sản
lượng đạt 175,295 nghìn tấn (FAOSTAT, 2014) [28].
Nước ta định hướng sắp tới cho sản xuất nông nghiệp là không thiên về
tăng diện tích trồng trọt mà thiên về xu hướng tăng năng suất cây trồng trên
đơn vị diện tích để tăng sản lượng. Trong đó giống là yếu tố quyết định năng
suất và khả năng chống chịu là tiền đề cho năng suất khi đảm bảo các yếu tố
ngoại cảnh thì muốn đột phá năng suất thay đổi giống là tất yếu.
Vĩnh phúc là một trong những tỉnh đi đầu trong việc thâm canh và áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu
tương nói riêng. Cùng với định hướng chung của cả nước và nhu cầu sử dụng
giống đậu tương mới của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Chúng tôi

tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng
suất của một số giống đậu tương có triển vọng tại Trung tâm giống cây
trồng tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm góp phần tìm ra giống tốt phục vụ cho sản xuất
đậu tương tại Vĩnh phúc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được giống đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt, cho năng suất cao và ổn định tại Vĩnh phúc.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương
có triển vọng tại Vĩnh Phúc.
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của các giống đậu tương thí nghiệm.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh của các giống đậu tương thí nghiệm.


3

- Đánh giá các yếu cấu thành năng suất và năng suất của các giống
đậu tương.


4


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Giống mới có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
hiện nay. Sau công cuộc đổi mới của nước ta chúng ta đã đạt được nhiều

thành tựu trong sản xuất nông nghiệp như từ nước thiếu đói, kém phát triển
đến nay trở thành nước xuất khẩu lương thực và các mặt hàng nông sản hàng
đầu thế giới. Nhờ có chính sách mở của nền kinh tế theo đó là các tiến bộ
khoa học kỹ thuật được áp dụng nên năng suất cây trồng tăng lên rất nhanh
mà quan trọng nhất là thay đổi và cải tạo giống. Trong sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất cây trồng nói riêng yếu tố giống quyết định rất nhiều
tới năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của cây trồng. Vậy chọn tạo
và khảo nghiệm được giống tốt cho sản xuất nông nghiệp là một điều rất quan
trọng và cần thiết. Như vavilop nhà khoa học người Nga đã nói “Chọn giống
có thể coi như một môn khoa học như là một nghệ thuật như một lĩnh vực sản
xuất của nền sản xuất nông nghiệp”.
Sự sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất của cây trồng chịu sự
tác động sâu sắc của môi trường và điều kiện trồng trọt. Cùng một khu vực
trồng trọt các giống khác nhau khả năng cho năng suất khác nhau. Do vậy
trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng việc
xác định và tìm ra được giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện
từng vùng miền để chúng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao đem lại
hiệu quả kinh tế, có ý nghĩa thực tiễn nhằm thúc đẩy sản xuất đậu tương phát
triển là rất cần thiết.


55

1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới.
1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới.
Hiện nay, cây đậu tương đã được trồng ở khắp các Châu lục và là cây
lấy hạt, lấy dầu quan trọng trên thế giới và đứng thứ 4 sau lúa mì, lúa nước và
ngô. Mặc dù cây đậu tương có nguồn gốc từ Viễn Đông nhưng khả năng thích
0


0

ứng rộng nên nó được phân bố khá rộng từ 40 Vĩ Bắc đến 40 Vĩ Nam (Ma
Thị Phương, 2004) [16]. Trong toàn bộ sản lượng cây lấy dầu trên thế giới,
sản lượng cây đậu tương tăng từ 32% (năm 1965) đến 50% (trong những năm
80). Từ năm 1970 sản xuất đậu tương tăng ít nhất 2 lần so với bất cứ cây lấy
dầu nào khác (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [6]. Trong tương lai, cây đậu tương
chắc chắn vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong những cây lấy dầu. Trên 95%
sản phẩm đậu tương hiện nay được sản xuất ra từ các nước ôn đới, nơi có điều
kiện ngày dài từ 14-15 giờ/ngày thích hợp cho sự phát triển của đậu tương.
Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế
giới
trong những năm gần đây
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)


2009

99,3

22,4

223,4

2010

102,8

25,8

265,0

2011

103,8

25,2

262,0

2012

104,9

23,0


241,1

2013

111,2

24,8

276,4

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [28]


66

:
2009-2013
dao

99,3-111,2

năm 2013

,

111,2
.


/ha.
- Về Sản lượng: Sản lượng đậu tương trong những năm gần đây có
những biến động nhỏ. Trong vòng 5 năm từ năm 2009-2013 sản lượng đậu
tương tăng 53,0 triệu tấn, tương đương với 19,18%. Năm 2013, sản lượng đậu
tương đạt lớn nhất 276,4 triệu tấn; năm 2009 sản lượng thấp nhất là 223,4
triệu tấn và năm 2010 và năm 2011 sản lượng đậu tương gần như nhau là
265,2 triệu tấn (2010), 262,0 (2011) triệu tấn. Nhưng đến năm 2012 thì sản
lương đậu tương lại giảm và đạt 242,1 triệu tấn mặc dù diện tích trồng đậu
tương vẫn cao so với các năm, sản lượng giảm là do thời tiết khí hậu không
thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai hạn hán.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng đậu tương tuy nhiên sản xuất
đậu tương tập trung chủ yếu ở 4 nước: Mỹ, Brazil, Achentina và Trung Quốc
(Phạm Văn Thiều, 2006) [15]. Sản lượng đậu tương của 4 nước này chiếm 9095% sản lượng đậu tương của toàn thế giới.


77

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu
tương của một số nước đứng đầu thế giới
Năm 2012

Năm 2013

Tên nước

Diện tích
(triệu ha)

Năng Sản lượng Diện tích Năng Sản lượng
suất (triệu tấn) (triệu ha) suất (triệu tấn)

(tạ/ha)
(tạ/ha)

Mỹ

30,79

26,6

82,05

30,70

29,1

89,48

Brazil

24,93

26,3

65,7

27,86

29,3

81,7


Argentina

17,57

22,8

40,1

19,42

25,4

49,3

Trung Quốc

6,75

19,3

13,0

6,60

18,9

12,5

tạ/ha) là 6,5 tạ/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


88

(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [28]
Qua bảng 1.2 cho thấy:
- Mỹ là nước đứng đầu trên thế giới về diện tích và sản lượng đậu
tương. Diện tích năm 2012 là 30,79 triệu ha, năng suất bình quân đạt 26,6
tạ/ha, sản lượng 82,05 triệu tấn. Năm 2013 diện tích giảm, nhưng năng suất
thì lại tăng cao đạt 29,1 tạ/ha.
- Brazil là nước mới đứng vào hàng ngũ sản xuất đậu tương nhưng là
nước có triển vọng. Năm 2012 diện tích là 24,93 triệu ha, sản lượng 65,7
triệu tấn năng suất bình quân đạt 26,3 tạ/ha. Năm 2013 tuy diện tích trồng
tăng lên không đáng kể là 27,86 triệu ha nhưng sản lượng đậu tương của
Brazil lại tăng rất cao đạt 81,7 triệu tấn và năng suất đạt 29,3 tạ/ha cao hơn
3 tạ/ha so với năm 2012.
- Nước đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu đậu tương là
Argentina và đứng thứ 4 là Trung Quốc. Đặc biệt năm 2013 năng suất đậu
tương của Argentina đạt 25,4 tạ/ha cao hơn so với của Trung Quốc (18,9

tạ/ha) là 6,5 tạ/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu cây đậu tương trên thế giới.
Hiện nay, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để tăng sản lượng trong khi
diện tích gieo trồng ít thay đổi và có xu hướng giảm, đòi hỏi các nhà nghiên
cứu khoa học chọn tạo giống phải tìm ra được các giống mới có năng suất
cao, ổn định. Đó là một việc làm cần thiết và mang tính cấp bách. Muốn thực
hiện được điều đó cần phải đẩy mạnh phát triển nền khoa học kỹ thuật, đặc
biệt là khoa học kỹ thuật chọn tạo giống. Trong sản xuất nông nghiệp, giống
luôn giữ một vai trò quan trọng, chọn tạo giống đậu tương có năng suất cao,
ổn định, thích hợp với các vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau là một trong
những hướng chính trong chương trình chọn tạo giống đậu tương (Phạm Văn
Thiều, 2006) [15].
Trên thế giới công tác chọn giống đang tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nhập nội giống sau đó bồi dưỡng cho thích nghi với từng vùng
sinh thái.
- Thu thập nguồn vật liệu, sau đó lai tạo, chọn lọc ra những giống tốt
phục vụ cho sản xuất.
- Khảo nghiệm các giống ở các vùng sinh thái khác nhau để tìm ra khả
năng thích ứng của các giống với từng vùng sinh thái.
- Dùng các tác nhân vật lý, hoá học gây đột biến, tạo ra các giống mới
có nhiều đặc tính tốt.
- Xác định đậu tương trên địa bàn thế giới và những nước có sản lượng
cao. Hiện nay trên thế giới đã thành lập nhiều Viện và Trung tâm
chọn
giống. Đã xây dựng những mạng lưới khảo nghiệm đậu tương, bao gồm:
- SEARCA (Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp cho vùng
Đông Nam Châu á.
- PPCCMAC (Chương trình hợp tác nghiên cứu thực phẩm ở các nước
Trung Mỹ).



×