Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI năm lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.58 KB, 32 trang )

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM - MÔN TOÁN LỚP 2
Năm học: 2017 – 2018
Bài 1. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. (M1 - 1đ)
a) Kết quả của phép tính: 245 – 59 = ?
A. 186
B. 168
C. 268
D. 286
b) Số lớn nhất trong dãy số sau: 120, 201, 210, 102
A. 120
B. 210
C. 102
D. 201
Bài 2. Đánh dấu x vào ô trống có đáp án đúng. (M1 - 0,5đ)
100 x 0 = ? Kết quả của phép tính là:
100 □
1000 □
10 □
0 □
Bài 3. Hình bên có bao nhiêu hình tứ giác và hình tam giác (M1- 0.5)

Trả lời:.....................................................
...................................................
Bài 4. Tổ Một xếp được 321 chiếc thuyền giấy, Tổ Hai xếp được ít hơn Tổ Một 21 chiếc
thuyền giấy. Hỏi Tổ Hai xếp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy? (M2 -1đ)
A. 341 cây
B. 340 cây
C. 302 cây
D. 300 cây
Bài 5: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó: (M2 – 1đ)


Câu 6: Đúng ghi Đ, sai ghi S: (M2 - 1đ)
Kết quả của phép tính 25 x 4 + 20 = ?
120 □
202 □
Bài 7. Đặt tính rồi tính: (M2 – 1đ)
a) 406 – 203
b) 961 – 650
c) 273 + 124
d) 503 + 456
Bài 8: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: (M3 – 1,5đ)
Một hình tứ giác có độ dài các cạnh là 1dm 2cm, 13cm, 14cm, 15 cm. Tính Chu vi hình tứ
giác.
Trả lời: Chu vi hình tứ giác là:..................... cm
Bài 9: Hộp màu xanh có 345 viên kẹo sôcôla. Cô giáo đã lấy ra 123 viên kẹo để phát cho
các bạn nam, rồi cô giáo lại lấy thêm 111 viên kẹo để phát cho các bạn nữ. Hỏi trong hộp
còn lại bao nhiêu viên kẹo? (M3 – 1,5đ)
Bài 10: Nam có 20 viên kẹo Nam đem chia đều cho mọi người trong nhà. Nhà Nam gồm
có bố, mẹ, chị, Nam và em của Nam. Hỏi mỗi người được mấy viên kẹo? (M4 – 1đ)


Đáp án và hướng dẫn chấm môn Toán lớp 2
Câu 1. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. (1 điểm)
a) A.
b) B.
Câu 2. Đánh dấu x vào ô trống có đáp án đúng (0,5 điểm)
Chọn 0
Câu 3: 2 hình tứ giác và 1 hình tam giác (0,5 điểm)
Câu 4. D (1điểm)
Câu 5: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó. (1 điểm)
45kg + 15kg = 60kg

45cm - 17cm = 28 cm
54kg – 29kg = 25 kg
63cm + 33cm = 100 cm
Câu 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S. Mỗi câu 0,5 điểm (1 điểm)
A) Đ
B) S
Bài 7. Đặt tính rồi tính: (1 điểm)
a) 406 – 203 = 203
c) 273 + 124 = 397

b) 961 – 650 = 311
d) 503 + 456 = 959

Bài 8. Điền đáp án đúng vào chỗ chấm (1,5 điểm)
Chu vi hình tứ giác: 54cm
Bài 9: (1,5 điểm)
Số viên kẹo cô giáo đã phát cho học sinh: 0,25 điểm
123 + 111 = 234 (viên kẹo ) 0,5 điểm
Số viên kẹo còn lại trong hộp là: 0,25 điểm
345 - 234 = 111 (viên kẹo) 0,75 điểm
Đáp số: 111 viên kẹo 0,25 điểm
Bài 10: Tính (1 điểm)
Số kẹo mỗi người có là
20 : 4 = 5 (viên kẹo)
Đáp số: 5 viên kẹo


CÂU HỎI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 – CUỐI NĂM
Năm học: 2017 - 2018
A. KIỂM TRA ĐỌC:

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài
sau, trả lời câu hỏi nội dung kèm theo.
Đề 1: Bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn – Đoạn 2 (TV 2-Tập 2, trang 31).
Câu hỏi: Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn?
Đề 2: Bài Ai ngoan sẽ được thưởng - đoạn 1 (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 34)
Câu hỏi: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
Đề 3: Bài Quả tim khỉ - đoạn 1 (Tiếng Việt 2 Tập 2,trang 57)
Câu hỏi: Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
Đề 4: Bài Chiếc rễ đa tròn - đoạn 1 (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 107)
Câu hỏi: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?
Đề 5: Bài Kho Báu - đoạn 2 (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 83)
Câu hỏi: Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ
không?
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: (6 điểm)
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa
cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm
không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây
nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang
giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng
như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa,
giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng
trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 đ – M1)
Bài văn tả cái gì?
A. Tuổi thơ của tác giả.
B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.

C. Tả cây đa.
D. Tả quê hương của tác giả.
Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S (0,5 đ - M1)
Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa?
Lững thững - nặng nề □
Yên lặng - ồn ào □
Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5đ– M1)
Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về □
Đàn bò vàng đang gặm
cỏ □
Bầu trời xanh biếc □
Muôn hoa đang đua nở □
Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0, 5 đ–M2)
Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?
A. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây


B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn
chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
C. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình.
D. Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù
quái lạ.
Câu 5. Nối với đáp án đúng (0,5đ – M2)
Hãy tìm câu hỏi cho những từ gạch chân trong 2 câu bên dưới.

Câu 6: Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5 đ – M2)
Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?
A. Cành cây lớn hơn cột đình. □
B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. □

C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □
D. Đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. □
Câu 7. "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? (0,5 đ– M2)
Câu 8. Em thích câu văn nào nhất trong bài đọc trên? Vì sao? (1 đ -M3)
Câu 9. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (0,5 đ - M3)
Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □
Câu 10. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (1 đ
-M4)
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1/ Chính tả nghe - viết (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết (15
phút)
Giúp bà
Hôm nay bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày. Em trở dậy mới hiểu
mọi việc còn nguyên. Em làm dần từng việc: quét nhà, cho gà, lợn ăn. Mặt
trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang, em phơi quần áo, rải rơm ra sân
phơi. Xong việc ngoài sân, em vào nhóm bếp, nấu cháo cho bà. Mùi rơm
cháy thơm thơm. Em thấy trong lòng rộn ràng một niềm vui.
2/ Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)
Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố,
mẹ, chú hoặc dì,….) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
Câu hỏi gợi ý:
a) Bố (mẹ, chú, dì …..) của em tên là gì? làm nghề gì?
b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì…..) làm những việc gì?
c) Những việc ấy có ích như thế nào?
d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì…..) như thế nào?


Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm)

+ Đọc to, rõ, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
+ Đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rỏ nghĩa; đúng tiếng, từ (đọc sai
không quá 5 tiếng): 1 điểm.
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
Bài 1: Gà Rừng giả chết rồi cùng chạy đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho
Chồn vọt ra khỏi hang.
Bài 2: Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.
Bài 3: Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn. Khỉ mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó, ngày nào Khỉ
cũng hái quả cho Cá Sấu ăn.
Bài 4: Bác bảo chú cần vụ cuộn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.
Bài 5: Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)
Câu 1: C: (0,5 điểm)
Câu 2: S - Đ (0,5 điểm)
Câu 3: Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về (0,5 điểm)
Câu 4: B: (0,5 điểm)
Câu 5: a – Như thế nào? b - Để làm gì? (0,5 điểm)
Câu 6: C: (0,5 điểm)
Câu 7: Như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 8: Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân (1 điểm)
VD: Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười
đang nói. Vì câu văn này làm cho em hình dung trong đầu 1 hình ảnh đẹp của những
chiếc lá đa, tiếng gió vi vu, rồi còn ánh nắng xuyên qua những chiếc lá nữa.
Câu 9: Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ.(0,5 điểm)
Câu 10: Bài văn nói lên sự yêu mến những nét đặc trưng của quê hương tác giả, một
vùng quê yên bình, đơn sơ thông qua hình ảnh của cây đa. Một hình ảnh đặc trưng của
miền quê Việt Nam (1 điểm)
B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1- Chính tả: (4 điểm)
+ Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ; trình bày đúng quy

định, viết sạch, đẹp: 1 điềm.
+ Viết đúng chính tả: 1 điểm. Cụ thể, nếu sai từ 1 đến 5 lỗi cho 1 điểm, nếu sai từ 6 lỗi trở
lên không cho điểm.
2- Tập làm văn: (6 điểm)
+ Mở bài: 1 điểm.
+ Thân bài: 4 điểm. Trong đó
- Nội dung: 1,5 điểm.
- Kĩ năng: 1 điểm.
- Cảm xúc: 1 điểm.
+ Kết bài: 1 điểm.
+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. Cụ thể, nếu sai từ 1 đến 5 lỗi cho 0,5 điểm, nếu sai từ 6 lỗi
trở lên không cho điểm.
+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.
+ Sáng tạo: 0,5 điểm.


PHÒNG GD - ĐT THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM BÀI

ĐỀ CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2014 -2015
Môn: Toán - lớp 2 - Thời gian 40 ph
(Không kể thời gian phát đề)

Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng.
Câu 1: (1 điểm) Trong các số sau: 345, 235, 354, 253. Số lớn nhất là
A. 354
B. 253
C. 345
D. 235

Câu 2: (1 điểm) Dãy tính 4 x 5 – 2 có kết quả là:
A. 22
B. 20
C.12
D.18
Câu 3: (1 điểm) Thứ năm tuần này là ngày 10 tháng 5. Hỏi thứ năm
tuần sau là ngày bao nhiêu tháng 5?
A. 9
B. 17
C. 3
Câu 4: (0.5 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

A. 2 hình tam giác và 2 hình tứ giác
B. 2 hình tam giác và 3 hình tứ giác
C. 2 hình tam giác và 4 hình tứ giác
Câu 5: (0.5 điểm) Tìm X
X : 2 = 10
A. X = 5
B. X = 8
C. X = 20
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Đặt tính rồi tính (2 điểm)
342 + 254
789 - 436
68 + 17
92 - 46
Câu 2: Tính (1 điểm)
3 x 8 - 12 =
36 : 4 + 81 =
Câu 3: (1 điểm)

Mỗi bạn cắt được 3 ngôi sao. Hỏi 6 bạn cắt được tất cả bao nhiêu ngôi sao?
Câu 4: (1 điểm) Cho hình tứ giác ABCD như hình vẽ:

Tính chu vi của hình tứ giác ABCD.
Câu 5: (1 điểm) Điền số còn thiếu vào chỗ chấm.
a) 211, 212, ........., .............., .............., 216.
b) 420, 430, ........., .............., .............., 470.


TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ ĐỨC
Họ và tên ................................
Lớp 2......
ĐIỂM

BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM, LỚP 2
Năm học 2014 – 2015
MÔN: Toán, Thời gian: 40 phút

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Chữ kí của phụ huynh học
........................................................
sinh
..........
........................................................
..........

A. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt
Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 – 20 phút):
Đọc thầm bài: “Người làm đồ chơi” (Trang 133 – 134 / TV2/tập 2). Khoanh tròn chữ
cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây; riêng câu số 3 ghi

cụ thể ý trả lời:
Câu 1. Bác Nhân làm nghề gì?
A. Bán hàng rong trên hè phố.
B. Bán hàng rong ở cửa hàng tạp hóa.
C. Nặn đồ chơi bằng bột màu.
Câu 2. Vì sao bác Nhân quyết định về quê?
A. Vì bác Nhân nhớ quê.
B. Vì thấy xuất hiện nhiều đồ chơi bằng bột màu đẹp hơn.
C. Vì những đồ chơi bằng nhựa xuất hiện nên hàng của bác bị ế.
Câu 3. Bạn nhỏ trong bài đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
Trả lời:…………………………………………………………………………………………..
Câu 4. Từ trái nghĩa với từ “cuối cùng” là từ?
A. Đầu tiên
B. Xuất hiện
C. Bắt đầu
Câu 5. Bộ phận in đậm trong câu “Bác Nhân là người làm đồ chơi bằng bột
màu” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Làm gì?
B. Là gì?
C. Như thế nào?
Câu 6. Câu “Bác Nhân là người làm đồ chơi bằng bột màu” được viết theo mẫu?
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 7. Dòng nào dưới đây đặt dấu phẩy thích hợp?
A. Hôm ấy cậu đến sớm, để lau bảng quét lớp.
B. Hôm ấy, cậu đến sớm để lau bảng quét lớp.
C. Hôm ấy, cậu đến sớm để lau bảng, quét lớp.
B. (1,5 đ) ĐỌC THÀNH TIẾNG:
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 50 tiếng/phút) trong các bài tập

đọc sau
Bài: “Kho báu” (Sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 83)
Bài: “Những quả đào” (Sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 91)
Bài: “Ai ngoan sẽ được thưởng” (Sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 100)
Bài: “Chiếc rễ đa tròn” (Sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 107)
Bài: “Cây và hoa bên lăng Bác” (Sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 111)
Bài: “Bóp nát quả cam” (Sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 124)
C.I. Chính tả (nghe - viết) (2,0 đ) (khoảng 15 phút)
Nghe- viết: Bóp nát quả cam (Tiếng Việt lớp 2 - Tập 2- trang 127)
C.II. Viết đoạn, bài (2,0 đ) (khoảng 35 phút)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 - 5 câu) kể về Ảnh Bác Hồ.
Gợi ý:
a) Ảnh Bác được treo ở đâu?
b) Trông Bác như thế nào (râu tóc, vầng trán, đôi mắt, …)?
c) Em muốn hứa với Bác điều gì?


D. Kiểm tra nói (1,0 đ)
Nói lời đáp của em trong trường hợp sau:
Bác hàng xóm sang chúc Tết. Bố mẹ em đi vắng, chỉ có em ở nhà.


Đáp án đề kiểm tra cuối năm lớp 2 môn Tiếng
Việt
A. KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT ( 3,5đ). Cụ
thể:
Câu 1. Bác Nhân làm nghề gì ? (0.5đ)
C. Nặn đồ chơi bằng bột màu.
Câu 2. Vì sao bác Nhân quyết định về quê? (0.5đ)
C. Vì những đồ chơi bằng nhựa xuất hiện nên hàng của bác bị ế.

Câu 3. Bạn nhỏ trong bài đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
(0.5đ)
Trả lời: Đập con lợn đất, lấy tiền …., nhờ các bạn mua đồ chơi của bác
Câu 4. Từ trái nghĩa với từ “cuối cùng” là từ? (0.5đ)
A. Đầu tiên
Câu 5. Bộ phận in đậm trong câu “Bác Nhân là người làm đồ chơi bằng bột
màu” trả lời cho câu hỏi nào ? (0.5đ)
B. Là gì ?.
Câu 6. Câu “Bác Nhân là người làm đồ chơi bằng bột màu” được viết theo mẫu? (0.5đ)
C. Ai là gì?
Câu 7. Dòng nào dưới đây đặt dấu phẩy thích hợp? (0.5đ)
C. Hôm ấy, cậu đến sớm để lau bảng, quét lớp.
B. ĐỌC THÀNH TIẾNG (1,5đ)
Tùy theo tốc độ đọc của học sinh mà GV ghi điểm từ: 0,5đ, 1đ, 1,5đ
C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN (VIẾT ĐOẠN, BÀI)
C.I. Chính tả (nghe - viết) (2,0 đ)

Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng,
trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2đ

Mỗi lỗi trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết
hoa đúng qui định) trừ: 0.2đ
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày
bẩn,... bị trừ 0,2 điểm toàn bài.
C.II. Viết đoạn, bài (2,0 đ) (khoảng 35 phút)

Đánh giá, cho điểm: Đảm bảo các yêu cầu sau được 2đ:

Viết được đoạn văn theo câu hỏi gợi ý nói về ảnh Bác Hồ đúng yêu
cầu đã học; độ dài bài viết từ 3 - 5 câu trở lên.


Viết đúng ngữ pháp, dùng đúng từ, không mắc lỗi chính tả.

Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
 Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức
điểm từ 0.5 – 1 - 1.5 … đến 2 điểm.
D. Kiểm tra nói (1,0 đ) Nói được lời đáp như sau:
- Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin chúc hai bác sang năm mới luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc ạ...


Thứ.....ngày.....tháng ....năm 2015
KIỂM TRA CUỐI KÌ II
Năm học: 2014 – 2015
Môn: Toán 2
Thời gian: 35 phút

Trường Tiểu học Quang Trung
Họ và tên:...................................
Lớp: ..........................................
Điểm

Nhận xét

Bài 1: Đặt tính rồi tính (2 điểm)
a/ 257 + 312
b/ 629 + 40
Bài 2: Số (1 điểm)

c/ 318 – 106


Đọc số

d/ 795 - 58
Viết số

Một trăm linh chín
321
906
Hai trăm hai mươi hai
Sáu trăm bốn mươi
Bài 3: Tính (2 điểm)
a/ 3 x 6 + 41 =
c/ 4 x 7 – 16 =
b/ 45 : 5 – 5 =
d/ 16 : 2 + 37 =
Bài 4: Giải bài toán (2 điểm)
Nhà bác Hùng thu hoạch được 259 kg mận. Nhà bác Thoại thu hoạch nhiều
hơn nhà bác Hùng 140 kg. Hỏi nhà bác Thoại thu hoạch được bao nhiêu kilô-gam mận?
Bài 5: Tìm x (1 điểm)
a/ X : 4 = 5
3 x X = 24
x = ……………...
x = ………………..
x = ……………...
x = ………………..
Bài 6: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng (2 điểm)
a/ Tam giác ABC có các cạnh lần lượt là 120 mm, 300 mm và 240 mm. Chu
vi của tam giác ABC là:
A. 606 mm

B. 660 mm
C. 660 cm
D. 606 cm
b/ Lúc 8 giờ đúng,
A. Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ số 6
B. Kim ngắn chỉ số 12, kim dài chỉ số 6
C. Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ số 12
D. Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ số 3
c/ Các số 456; 623 và 142 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 456; 623; 142
C. 142; 623; 456
B. 623; 456; 142
D. 142; 456; 623


d/ x : 2 = 0 ; x là:
A. x = 1
B. x = 2

C. x = 0

D. x = 4


Đáp án đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán
Bài 1: (2 điểm) Đặt tính đúng mỗi phép tính được 0, 5 điểm
a/ 257 + 312 = 569
b/ 629 + 40 = 669
c/ 318 – 106 = 212
= 214

Bài 2: (1 điểm) Viết đúng mỗi ô trống được 0, 2 điểm

d/ 795 – 581

Đọc số

Viết số

Một trăm linh chín

109

Ba trăm hai mươi mốt

321

Chín trăm linh (lẻ) sáu

906

Hai trăm hai mươi hai

222

Sáu trăm bốn mươi

640

Bài 3: (2 điểm)
a/. 3 x 6 + 41 = 18 + 41 (0,25 điểm)

c/. 4 x 7 – 16 = 28 – 16 (0,25
= 59 (0,25 điểm)
= 12 (0, 25 điểm)
b/. 45 : 5 – 5 = 9 – 5 (0,25 điểm)
d/. 16 : 2 + 37 = 8 + 37 (0,25
= 4 (0,25 điểm)
= 45 (0,25 điểm)
Bài 4: (2 điểm) Giải bài toán
Số kí-lô-gam mận nhà bác Thoại thu hoạch được là: (0,5 điểm)
259 + 140 = 399 (kg)
Đáp số: 399 kg
Bài 5: (1 điểm) Tìm x
a/. x : 4 = 5
b/. 3 x X
x = 5 x 4 (0,25 điểm)
x = 24 : 3 (0,25
x = 20 (0,25 điểm)
x = 8 (0,25 điểm)
Bài 6: (2 điểm) Chọn đúng mỗi đáp án được 0, 5 điểm
a/ B
b/. C
c/. D
d/. C

điểm)
điểm)

= 24
điểm)



PHÒNG GD& ĐT HUYỆN CÙ LAO DUNG
TRA HỌC KỲ II, 2016 - 2017
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN THẠNH 2B
MÔN: TIẾNG VIỆT 2

KIỂM

Thời
gian: 70 phút
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và làm bài tập
Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên
Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là
tươi vui, đầm ấm.
Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi
tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.
Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố
chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các
nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được
uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.
Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu
chân của già làng Voi đánh nhau với Cá sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ
ngang dọc hóa thành sông suối.
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Già làng Voi tức giận điều gì?
A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.
B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.
C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.

D: Cá Sấu đến sống ở hồ nước.
Câu 2: Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?
A: Do dấu chân của người dân ở đó.
B: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.
C: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.
D: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.
Câu 3: Qua cuộc chiến thắng với cá sấu đã nói lên điều gì?
A. Sức mạnh của già làng Voi
B. Sức mạnh của dân làng
C. Sức mạnh của muông thú
D. Tinh thần đoàn kết của người dân ở Tây Nguyên
Câu 4: Ngày xưa ở Tây Nguyên sông hồ như thế nào?
A. Chỉ có hồ.
B. Ít sông hồ.
C. Không có sông hồ
D. Nhiều sông hồ.
Câu 5: Câu chuyện này kể về điều gì?
Câu 6: Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu
chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?
Câu 7: Điền dấu phẩy (,) vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp.
Câu 8: Câu: "Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ" thuộc kiểu câu gì?
A: Ai làm gì?
C: Ai thế nào?
B: Ai là gì?
D: Ai ở đâu?
Câu 9: Kể tên một số loài thú sống hoang dã.
B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Viết chính tả: (4 điểm)
Chính tả (Nghe – viết): Bài: Ai ngoan sẽ được thưởng (SGK tiếng việt 2, tập 2, trang 102).



II. Tập làm văn: (6 điểm)
Hãy viết một đoạn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ theo gợi ý sau:
a) Ảnh Bác được treo ở đâu?
b) Trông Bác như thế nào (râu tóc, vầng trán, đôi mắt,...)?
Em muốn hứa với Bác điều gì?

Hướng dẫn chấm và đáp án môn Tiếng Việt lớp 2
I. Kiểm tra KN nghe, nói, đọc thành tiếng: GV kiểm tra HS đọc trong các tiết
ôn tập cuối HK2.
- Viết tên bài tập đọc kết hợp với câu hỏi tương ứng của đoạn đọc cho HS bốc thăm.
- Học sinh đọc một đoạn văn tốc độ khoảng 50 tiếng/1 phút trong các bài tập đọc đã học
từ tuần 19 đến tuần 35.
II. Đọc hiểu (6 điểm)
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: B (0, 5 đ)
Câu 2: C (0, 5 đ)
Câu 3: D (0, 5 đ)
Câu 4: A (0, 5 đ)
Câu 5: (1 đ) Nêu được cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ
ở Tây Nguyên.
Câu 6: (1 đ) Nêu được ý nghĩa của câu chuyện: Tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh
thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên.
Câu 7: (0, 5 đ) Điền dấu phấy vào sau từ lát đường, băng qua bãi lầy.
Câu 8: A (0, 5 đ)
Câu 9: (1 đ) Kể được một số loài thú sống hoang dã.


TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ ĐỨC

Họ và tên ................................
Lớp 2......
ĐIỂM

BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM, LỚP 2
Năm học 2014 – 2015
MÔN: Toán, Thời gian: 40 phút

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Chữ kí của phụ huynh học
.................................................................
sinh
.
.................................................................
.

I/ Phần trắc nghiệm: (6 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái có
câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: (1 điểm) Số lớn nhất trong các số: 989; 199; 879; 950 là:
A. 989
B. 199
C. 879
D. 950
Câu 2: (1 điểm) Kết quả của phép tính: 243 + 716 = ?
A. 969
B. 959
C. 559.
D. 569
Câu 3: (1 điểm) Số bị chia và số chia lần lượt là 36 và 4. Vậy thương là:
A. 40

B. 32
C. 9
D.8
Câu 4: (1 điểm) Số liền sau của số lớn nhất có ba chữ số là:
A. 100
B. 111
C. 999
D. 1000
Câu 5: (1 điểm) 1km = …m?
A. 10m

B. 20m

C. 100m

D. 1000m

Câu 6: (1 điểm) Hình tứ giác bên có chu vi là:

A.15cm
B. 10cm
C. 11cm
D.12cm
II/ Phần tự luận: (4 điểm)
Câu 7: (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
532 + 245
351+ 46
................
................
................

................
................
................
Câu 8: (2 điểm). Lớp em có 32 bạn, cô giáo chia đều thành
có bao nhiêu bạn?

972 - 430
................
................
................
4 tổ. Hỏi mỗi tổ


Đáp án đề kiểm tra cuối năm lớp 2 môn Toán
I/ Phần trắc nghiệm: (6 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời
đúng nhất:
Câu 1: (1 điểm) Số lớn nhất trong các số: 989 ; 199 ; 879 ; 950 là:
A. 989
Câu 2: (1 điểm) Kết quả của phép tính: 243 + 716 = ?
B. 959
Câu 3: (1 điểm) Số bị chia và số chia lần lượt là 36 và 4. Vậy thương là:
C. 9
Câu 4: (1 điểm) Số liền sau của số lớn nhất có ba chữ số là:
D. 1000
Câu 5: (1 điểm) 1km = …m?
D. 1000m
Câu 6: (1 điểm) Hình tứ giác bên có chu vi là:
A.15cm
II/ Phần tự luận: (4 điểm)
Câu 7: (2 điểm) Đặt tính rồi tính:


Câu 8: (2 điểm). Lớp em có 32 bạn, cô giáo chia đều thành 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu
bạn?
Bài giải
Số bạn mỗi tổ có là: (0,5đ)
32 : 4 = 8 (bạn) (1đ)
Đáp số: 8 bạn (0.5đ)


PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
Trường Tiểu học Kim An

THI HỌC KÌ II - LỚP 2
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài : 60 phút)
Họ và tên :…………………………..................…………. Lớp :………...........

A. KIỂM TRA ĐỌC
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (6 điểm): GV cho học sinh bốc thăm đọc các bài tập đọc từ
tuần 28 đến tuần 34 & trả lời 1 câu hỏi.
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (4 điểm): Học sinh đọc thầm bài “Kho báu” SGK
Tiếng Việt tập 2 trang 83.
Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X (vào ô trống) trước các ý đúng trong các câu trả lời
dưới đây:
1. Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?

□ Ruộng nhà có đất rất tốt.
□ Ruộng nhà có một kho báu.
□ Ruộng nhà lúa bội thu.
2. Theo lời cha, hai người con đã làm gì?


□ Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu.
□ Tìm kho báu không thấy, họ đành trồng lúa.
□ Cả hai câu trên đều đúng.
3. Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?

□ Vì đất của hai anh em luôn luôn tốt.
□ Vì họ đào bới tìm kho báu nên vô tình đã làm đất kĩ.
□ Vì hai em giỏi nghề nông.
4. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

□ Đừng mơ tưởng kho báu.
□ Cần cù lao động sẽ tạo ra của cải.
□ Cả hai câu trên đều đúng.
5. Câu nào dưới đây trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”

□ Đến vụ lúa, họ cấy lúa.
□ Hai người con đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu.
□ Nhờ làm đất kĩ nên vụ ấy lúa bội thu.


B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (Nghe - Viết):
Bài: Cây đa quê hương
Đoạn viết: “Chiều chiều… ruộng đồng yên lặng”
2. Tập làm văn: (5 Điểm)
Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc
dì,…) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
Câu hỏi gợi ý:
a) Bố (mẹ, chú, dì …..) của em tên là gì? Làm nghề gì?

b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì…..) làm những việc gì?
c) Những việc ấy có ích như thế nào?
d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì…..) như thế nào?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài TĐ đã học từ tuần 28 đến tuần 34 (phát âm rõ, tốc độ
đọc 50 tiếng/phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài (trả lời được câu hỏi về nội
dung đoạn đọc).
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) - 30 phút
Mỗi câu khoanh đúng cho 1 điểm.
Câu 1: Ruộng nhà có một kho báu.
Câu 2: Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 3: Vì họ đào bới tìm kho báu nên vô tình đã làm đất kĩ.
Câu 4: Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 5: Hai người con đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu.
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (5điểm) (SGK TV tập 2 trang 93)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5
điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh;
không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ:
tùy theo mức độ để trừ điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (5 điểm)


4,5 - 5,0 đ: Bài viết mạch lạc, đủ ý, liên kết, lời lẽ chân thực, tự nhiên,
không sai lỗi chính tả.

3,5 - 4,0 đ: Bài viết mạch lạc, đủ ý, liên kết, lời lẽ chân thực, tự nhiên,
không sai quá 2 lỗi chính tả , ngữ pháp, dùng từ.

Điểm dưới 3,5 điểm: Tùy theo bài cụ thể để cho điểm.


PHÒNG GD& ĐT HUYỆN CÙ LAO DUNG
HỌC KỲ II, 2016 - 2017
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN THẠNH 2B
MÔN: TOÁN 2

KIỂM TRA

Thời
gian: 40 phút
Bài 1 (1 điểm): M1
a) Đọc, viết các số thích hợp vào ở bảng sau :

Đọc số

Viết số

Chín trăm ba mươi hai
Bốn trăm mười tám
502
600
b) Điền dấu > ,.< , = ?










819
828
512
521
908
809
693
693
Bài 2 (1 điểm):
Khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng:
a) 0 : 4 = ? M1
a. 0
b.1
c. 4
d. 40
b) 4: 1 = ?
a. 0
b. 1
c. 4
d. 40
Bài 3: Đặt tính rồi tính (1 điểm): M1

537 + 85
100 – 65
8x3
36 : 4
Bài 4: Tính: (1 điểm): M3
36 : 4 + 56 =
4 x 8 - 17 =
Bài 5 (1 điểm): Viết số thích hợp vào ô trống: M2
a) ....... = 1000m
b) 5m = .......cm
c) 40dm + 10dm = .......dm
d) 39m – 20m = ......m.
Bài 6 (2 điểm): Lớp 2A trồng được 250 cây hoa, lớp 2B trồng được ít hơn lớp 2A 50 cây
hoa. Hỏi lớp 2B trồng được bao nhiêu cây hoa? M3
Bài 7 (1 điểm): M2

Bài 8 (1 điểm): Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng (như hình vẽ): M2

a) Số hình chữ nhật là:
b) Số hình tam giác là:

A. 1
A. 2

B. 2
B. 3

C. 3
C. 4


D. 4
D. 5


Bài 9 (1 điểm): Tìm x: M2
a ) x + 78 = 582
b) 45 : x = 5
Bài 10 (1 điểm): Tìm hiệu của số tròn chục lớn nhất và số chẵn lớn nhất có một chữ số?
M4
ĐÁP ÁN CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TOÁN LỚP 2 (Thời gian: 40 phút)
Bài 1 (2 điểm):
a) Đọc, viết các số thích hợp vào ở bảng sau :

Đọc số

Viết số

Chín trăm ba mươi hai

932 (0,25đ)

Bốn trăm mười tám

418 (0,25đ)

Năm trăm lẻ hai (0,25đ)

502


Sáu trăm (0,25đ)

600

b) Điền đúng mỗi bài (0,25đ)
819 < 828
512 < 521
908 > 809
693 = 693
Bài 2 (1 điểm): a) Chọn a; b) Chọn c
Bài 3:
537 + 85 = 622
100 – 65 = 35
8 x 3 = 24
36 : 4 = 9
Bài 4 Tính nhẩm: (Mỗi bài 0.5 đ)
56 + 36 : 4 = 56 + 9
4 x 8 - 27 = 32 - 17
= 65
= 15
Bài 5 (1 điểm): Viết số thích hợp vào ô trống: Đúng mỗi bài (0,25đ)
a) 1km = 1000m
b) 5m = 500 cm
c) 40dm + 10dm = 50 dm
d) 39m – 20m = 19 m
Bài 6 (1 điểm): Lớp 2A trồng được 250 cây hoa, lớp 2B trồng được ít hơn lớp 2A 50 cây
hoa. Hỏi lớp 2B trồng được bao nhiêu cây hoa?
Bài làm
Số cây hoa lớp 2B trồng được là: 0,25đ
250 – 50 = 200 (cây) 0,5đ

Đáp số: 200 cây hoa 0,5đ
Bài 7 (1 điểm): Đúng mỗi bài (0,5đ)

Bài 8 (1 điểm): Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng (như hình vẽ):
Đúng mỗi bài (0,5đ)
a) Số hình chữ nhật là: C
b) Số hình tam giác là: B
Bài 9 (1 điểm): Tìm x:
a ) x + 78 = 502
b) 45 : x = 5
x = 582 – 78
x = 45 : 5
x = 504
x=9
Bài 10:
Số tròn chục lớn nhất là 90
Số chẳn lớn nhất có một chữ số là 8


Hiệu của số tròn chục lớn nhất và số chẵn lớn nhất có một chữ số 82
(HS chỉ cần nêu được kết quả 82 là được)


BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC: 2017-2018
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra từ và câu (6 điểm)

(Thời gian: 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cô gái đẹp và hạt gạo
Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không
biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm
hỏi:
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ - bia giận dữ quát:
- Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết
thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ,
trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.
Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ
đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
Theo Truyện cổ Ê - đê
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1; 2; 3, 4; 7; 8:
Câu 1: Hơ- bia là một cô gái như thế nào?
A. Xinh đẹp
B. Lười biếng
C. Xinh đẹp nhưng rất lười biếng
D. Da đen sạm
Câu 2: Thóc gạo bỏ Hơ - bia đi lúc nào?
A. Sáng sớm
B. Trưa
C. Chiều tối
D. Đêm khuya
Câu 3: Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng?
A. Vì thóc gạo thích đi chơi.
B. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo.
C. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi

D. Vì Hơ - bia không chơi với thóc gạo.
Câu 4: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia?
A. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm.
B. Vì Hơ - bia không có gì để ăn.
C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia.
D. Vì Hơ - bia nhớ thóc gạo.
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của thóc gạo?
Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
Câu 7: Các từ chỉ đặc điểm trong câu “Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh
đẹp nhưng rất lười biếng.” là:
A. xinh đẹp,
B. lười biếng
C. xinh đẹp, lười biếng
D. Hơ- bia
Câu 8: Câu: “Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.” được viết theo mẫu câu nào
dưới đây?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong câu:
Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.


B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả: Nghe - viết bài: "Hoa mai vàng" Tiếng Việt 2 tập 2 - trang 145
II. Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một con vật nuôi mà em thích
theo các câu hỏi gợi ý sau:
a) Đó là con gì?
b) Nó có những đặc điểm gì nổi bật?
Ví dụ: - Hình dáng: bộ lông, mắt, ....

- Hoạt động: gáy, bắt chuột, ....
c) Tình cảm của em đối với nó như thế nào?


Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (4 điểm):
Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn, thơ khoảng 50 tiếng/phút từ các bài tập đọc
sau đây đã học ở sách Tiếng Việt 2 – Tập 2. Sau đó HS trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên nêu)
về nội dung đoạn học sinh được đọc.
1. Kho báu Đoạn: .............
2. Những quả đào Đoạn: .............
3. Ai ngoan sẽ được thưởng Đoạn: .............
4. Chiếc rễ đa tròn Đoạn: .............
5. Chuyện quả bầu Đoạn: .............
6. Bóp nát quả cam Đoạn: ............

Nội dung

Số điểm

1- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu:

1 điểm

2- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng):

1 điểm

3- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa:


1 điểm

4- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc:

1 điểm

- Đọc sai tiếng, phát âm không chuẩn, sai phụ âm đầu, bỏ chữ, đọc
chậm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ,...(Tùy mức độ cho điểm).
II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
Câu 1: C - 0,5 điểm
Câu 7: C- 0,5 điểm
Câu 2: D - 0,5 điểm
Câu 8: B- 0,5 điểm
Câu
3:
B

-

0,5

điểm

Câu 4: A - 0,5 điểm
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của thóc gạo?
Trả lời đúng ý được 1 điểm.
VD: - Thóc gạo có lòng vị tha.
- Thóc gạo thật là tốt bụng.
……………………

Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
Trả lời đúng ý được 1 điểm.
VD: - Cần phải quý thóc gạo và siêng năng làm việc.
- Cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Cần phải chăm chỉ học hành và yêu quý mọi người xung quanh.
………………………………
Câu 9: Viết đúng câu hỏi được 1 điểm.
Chúng rủ nhau bỏ vào rừng khi nào?
Khi nào chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng?
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả nghe - viết (4 đ)
1- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ:

2 điểm

2- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi):

1 điểm


3- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp:
II. Tập làm văn (6 đ)
1- Nội dung: 3 điểm
HS viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài.
2- Kĩ năng: 3 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
Lưu ý: - Bài viết không có dấu chấm câu: Cho tối đa 1 điểm.


1 điểm


×