Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------

LÊ THỊ VIÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN
TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------

LÊ THỊ VIÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN
TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số

: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÂN THỊ THU THỦY

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn này là do tôi nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các nội dung được đúc kết từ quá trình
học tập và các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn. Các dữ liệu và kết quả được nêu
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng.
Tuy Hòa, ngày

tháng

năm 2018

Người thực hiện

Lê Thị Viên


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATM
Agribank Phú Yên
BIDV Phú Yên

Máy rút tiền tự động
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Phú Yên
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển


Đông Á

Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

HĐTG

Huy động tiền gửi

Maritime Bank Phú Yên

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam -

NHNN
NHTM

Chi nhánh Phú Yên
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Ngân hàng thương mại

PGD

Phòng giao dịch

POS

Máy chấp nhận thanh toán thẻ
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín -


Sacombank Phú Yên

Chi nhánh Phú Yên
TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TP

Thành phố

Vietcombank Phú Yên

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam- Chi nhánh Phú Yên

Vietinbank
Vietinbank Phú Yên

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh Phú Yên


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên (2014- 2017) ..... 7
Bảng 1.2: Qui mô huy động vốn tiền gửi của Vietinbank Phú Yên (2014- 2017) ... 14
Bảng 1.3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng tại Vietinbank Phú Yên
(2014- 2017) .............................................................................................................. 19
Bảng 1.4: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tại Vietinbank Phú Yên (2014- 2017) ....... 20
Bảng 1.5: Cơ cấu tiền gửi theo thời hạn tại Vietinbank Phú Yên (2014- 2017) ....... 21
Bảng 1.6: So sánh lãi suất tiền gửi VNĐ của Vietinbank với các ngân hàng khác
tháng 12/2017 ............................................................................................................ 22
Bảng 2.1: Số lượng nhân viên Vietinbank Phú Yên tính đến 31/12/2017 ................ 42
Bảng 2.2: Sản phẩm dịch vụ huy động vốn tiền gửi của Vietinbank Phú Yên, BIDV
Phú Yên, Agribank Phú Yên và Vietcombank Phú Yên tính đến 31/12/2017..........44
Bảng 2.3: Mạng lưới hoạt động của Vietinbank Phú Yên, BIDV Phú Yên,
Vietcombank Phú Yên và Agribank Phú Yên tính đến 31/12/2017 ......................... 47
Bảng 2.4: Mô tả mẫu dữ liệu khảo sát ...................................................................... 53
Bảng 2.5: Thống kê mô tả các biến quan sát ............................................................ 54
Bảng 2.6: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ..................... 55
Bảng 2.7: Kiểm định KMO cho biến độc lập ........................................................... 58
Bảng 2.8: Phân tích nhân tố khám phá...................................................................... 59
Bảng 2.9: Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan ............................................ 61
Bảng 2.10: Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho biến độc lập và biến phụ thuộc..62


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của các NHTM tại Phú Yên
(2014-2017) ...............................................................................................................17
Biểu đồ 1.2: Thị phần huy động vốn tiền gửi của các NHTM tại Phú Yên năm 2016
và năm 2017 ..............................................................................................................18


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài: .........................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................2

5.

Kết cấu luận văn. ..........................................................................................3

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN


CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI .................................................................................4
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamChi nhánh Phú Yên ...................................................................................................4
1.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................4

1.1.2

Các hoạt động kinh doanh chủ yếu ................................................................5

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn ................................................................................5
1.1.2.2 Hoạt động cho vay .........................................................................................5
1.1.2.3 Dịch vụ thẻ và thanh toán ..............................................................................6
1.1.2.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử .............................................................................6
1.1.2.5 Các hoạt động kinh doanh khác .....................................................................7
1.1.3

Kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................................7

1.2 Những biểu hiện vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên ......................9
1.3 Tổng quan hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại ..10

Comment [A1]: IN ĐẬM TÊN CHƯƠNG ĐỀ
MỤC CÓ 02 CHỮ SỐ


1.3.1


Khái niệm hoạt động huy động vốn tiền gửi................................................10

1.3.2

Nguyên tắc huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại .....................11

1.3.3

Các hình thức huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại .................11

1.3.3.1 Tiền gửi không kỳ hạn .................................................................................11
1.3.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn: ......................................................................................12
1.3.3.3 Tiền gửi tiết kiệm .........................................................................................12
1.3.4

Vai trò của hoạt động huy động vốn tiền gửi...............................................13

1.4 Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Phú Yên............................................14
1.4.1

Qui mô và thị phần huy động vốn tiền gửi ..................................................14

1.4.1.1 Qui mô huy động tiền gửi ............................................................................14
1.4.1.2 Thị phần huy động vốn tiền gửi: ..................................................................18
1.4.2

Cơ cấu huy động vốn tiền gửi ......................................................................19


1.4.3

Lãi suất huy động tiền gửi............................................................................22

1.5 Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Phú Yên ..................23
1.5.1

Kết quả đạt được ..........................................................................................23

1.5.2

Những mặt còn tồn tại ..................................................................................24

1.6 Nguyên nhân những tồn tại trong huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Phú Yên ..................26
1.6.1

Nguyên nhân chủ quan .................................................................................26

1.6.2

Nguyên nhân khách quan .............................................................................27

Kết luận chương 1 ...................................................................................................28
CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG

VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH PHÚ YÊN...............................................29
2.1 Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng
thương mại ...............................................................................................................29
2.1.1

Các yếu tố khách quan .................................................................................29


2.1.1.1 Sự phát triển của nền kinh tế ........................................................................29
2.1.1.2 Yếu tố tâm lý và thói quen của khách hàng .................................................30
2.1.2

Các yếu tố chủ quan .....................................................................................31

2.1.2.1 Thương hiệu .................................................................................................31
2.1.2.2 Nhân viên ngân hàng....................................................................................31
2.1.2.3 Sản phẩm tiền gửi và các chương trình khuyến mãi ....................................32
2.1.2.4 Mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin .......33
2.2 Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền
gửi tại các ngân hàng thương mại. .......................................................................34
2.2.1

Nghiên cứu của Harald Finger và Heiko Hesse (2009) ...............................34

2.2.2

Nghiên cứu của Wubitu (2012) ....................................................................34

2.2.3


Nghiên cứu của Paul Ojeaga, Daniel Ojeaga và Deborah O. Odejimi (2013)
……………………………………………………………………………..35

2.2.4

Nghiên cứu của Hossein Ostadi và Ali Sarlak (2014) .................................36

2.2.5

Nghiên cứu của Tafirei Mashamba, Rabson Magewa và Linda C Gumbo

(2014) ……………………………………………………………………………..36
2.2.6

Nghiên cứu của Ali Aghaei Far và Reza Lurak Zadeh (2016) ....................36

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Phú Yên ...............................37
2.3.1

Các yếu tố khách quan .................................................................................37

2.3.1.1 Sự phát triển của nền kinh tế ........................................................................37
2.3.1.2 Yếu tố tâm lý và thói quen của khách hàng .................................................38
2.3.2

Các yếu tố chủ quan .....................................................................................40

2.3.2.1 Thương hiệu .................................................................................................40
2.3.2.2 Nhân viên ngân hàng....................................................................................41

2.3.2.3 Sản phẩm tiền gửi và các chương trình khuyến mãi ....................................43
2.3.2.4 Mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin .......47
2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Phú Yên ..................49


2.4.1

Thiết kế nghiên cứu......................................................................................49

2.4.1.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................49
2.4.1.2 Nghiên cứu sơ bộ .........................................................................................50
2.4.1.3 Nghiên cứu chính thức .................................................................................51
2.4.2

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...............................................................51

2.4.2.1 Mô hình nghiên cứu .....................................................................................51
2.4.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................52
2.4.3

Thống kê mô tả dữ liệu quan sát ..................................................................52

2.4.4

Thống kê mô tả các biến quan sát ................................................................53

2.4.5

Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..............................................................54


2.4.5.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .........................54
2.4.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................57
2.4.5.3 Phân tích ma trận hệ số tương quan .............................................................60
2.4.6

Kiểm định mô hình nghiên cứu....................................................................61

2.4.7

Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................63

Kết luận chương 2 ...................................................................................................65
CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ TÍCH

CỰC NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH PHÚ YÊN ........................................................................................66
3.1 Nhóm giải pháp từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam- Chi nhánh Phú Yên ......................................................................................66
3.1.1

Nâng cao năng lực của nhân viên ................................................................66

3.1.1.1 Cải thiện tác phong, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên. ................66
3.1.1.2 Đề cao yếu tố ngoại hình nhân viên. ............................................................66
3.1.1.3 Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và trau dồi đạo đức nhân viên. ...67
3.1.2


Mở rộng mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông

tin

……………………………………………………………………………..68

3.1.2.1 Mở rộng hệ thống mạng lưới hoạt động ......................................................68


3.1.2.2 Hoàn thiện và nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin ........68
3.1.3

Tăng cường quảng bá thương hiệu ..............................................................69

3.1.3.1 Xây dựng chiến lược và kế hoạch quảng bá thương hiệu rõ ràng. ..............69
3.1.3.2 Tăng cường tổ chức các chương trình truyền thông, tiếp thị, quảng bá
thương hiệu................................................................................................................69
3.1.3.3 Thường xuyên thực hiện các hoạt động an sinh xã hội ...............................70
3.1.4

Tăng cường bán chéo sản phẩm và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
……………………………………………………………………………..70

3.1.4.1 Xây dựng các sản phẩm tiền gửi mới và chương trình bán chéo sản phẩm
phù hợp với phân khúc khách hàng...........................................................................70
3.1.4.2 Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng tiền gửi ......................................71
3.2 Nhóm giải pháp về yếu tố khách quan .........................................................72
3.2.1

Giải pháp về yếu tố sự phát triển của nền kinh tế ........................................72


3.2.2

Tác động đến tâm lý thói quen của khách hàng ...........................................72

3.2.2.1 Nâng cao nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ ..................72
3.2.2.2 Thường xuyên khảo sát, nắm bắt phản hồi của khách hàng ........................73
3.2.2.3 Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm tiền gửi ........74
Kết luận chương 3 ...................................................................................................74
CHƯƠNG 4:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN..........................................................75

4.1 Kế hoạch thực hiện giải pháp về nhân sự ....................................................75
4.1.1

Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại nhân viên theo vị trí

công việc ...................................................................................................................75
4.1.2

Thành lập câu lạc bộ để nhân viên chăm sóc bản thân và phát triển ngoại

hình

……………………………………………………………………………..76

4.1.3

Tăng cường công tác đào tạo nhân viên và kiểm tra kiểm soát ...................77


4.1.4

Hoàn thiện và thực hiện đầy đủ chế độ đãi ngộ đối với nhân viên ..............78

4.2 Kế hoạch thực hiện giải pháp về mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất và
hệ thống công nghệ thông tin .................................................................................78
4.2.1

Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng máy ATM, POS. ....................78


4.2.2

Thực hiện nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ......................................79

4.2.3

Hoàn thiện thông tin khách hàng trên hệ thống Core Sunshine...................79

4.3 Kế hoạch thực hiện giải pháp về quảng bá thương hiệu ............................79
4.3.1

Thực hiện xây dựng chiến lược và kế hoạch quảng bá thương hiệu ...........79

4.3.2

Tiếp tục thực hiện và tham gia các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội với

cộng đồng ..................................................................................................................80

4.3.3

Phân công nhân viên tiến hành tiếp thị, quảng bá sản phẩm .......................80

4.4 Kế hoạch thực hiện giải pháp tác động đến tâm lý thói quen của khách
hàng ………………………………………………………………………………..81
4.4.1

Mở rộng các kênh bán hàng .........................................................................81

4.4.2

Hoàn thiện các kênh giải quyết khiếu nại, thắc mắc của khách hàng ..........82

4.4.3

Mở rộng tiêu chí đánh giá để xếp loại khách hàng tiền gửi phù hợp...........82

4.5 Kế hoạch thực hiện giải pháp về sản phẩm tiền gửi, chương trình khuyến
mãi và chăm sóc khách hàng ..................................................................................82
4.5.1

Xây dựng các sản phẩm tiền gửi mới và tăng cường bán chéo sản phẩm ...82

4.5.2

Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng tiền gửi ......................................83

Kết luận chương 4 ...................................................................................................84
CHƯƠNG 5:


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................85

5.1 Kết luận ...........................................................................................................85
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................85
5.2.1

Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ...................................85

5.2.2

Đối với NHNN Phú Yên và các cơ quan chức năng có liên quan ...............86

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thang đo các yếu tố tác động đến huy động vốn tiền gửi trong mô
hình
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Phụ lục 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA


Phụ lục 5: Phân tích tương quan giữa các yếu tố tác động đến huy động vốn
tiền gửi
Phụ lục 6: Kết quả hồi quy đa biến cho biến độc lập và biến phụ thuộc
Phụ lục 7: Thống kê mô tả các biến quan sát


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản của ngân hàng và là điều kiện
tiên quyết để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Việc các ngân hàng có
nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo thế mạnh thúc đấy hoạt động kinh doanh
phát triển ổn định và bền vững. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày
càng sâu rộng và nền công nghệ thông tin phát triển, các NHTM đang chịu nhiều
sức ép cạnh tranh lớn, trong đó có sự cạnh tranh về thị phần huy động vốn tiền
gửi. Theo thông tư 16/2018/TT-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày
31/07/2018 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
tổ chức tín dụng, các NHTM sẽ phải đáp ứng tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho
vay trung dài hạn theo lộ trình giảm xuống còn 40% vào ngày 01/01/2019. Bên
cạnh đó, trước xu hướng thị trường lãi suất cho vay đang giảm, tốc độ tăng
trưởng tín dụng tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn khiến
thị trường đứng trước nguy cơ tình trạng chênh lệch giữa cung và cầu vốn vay.
Các NHTM đang phải đứng trước sức ép phải tập trung huy động vốn để cung
ứng cho nền kinh tế.
Tại Phú Yên, dân số đầu năm 2018 có 09 NHTM đang hoạt động cạnh tranh
gay gắt và không ngừng mở rộng mạng lưới, phát triển các dịch vụ hiện đại, cải
thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút
nhiều khách hàng hơn nữa. Vietinbank Phú Yên là một trong những ngân hàng
lớn trên địa bàn, có ưu thế về thương hiệu uy tín, mạng lưới rộng khắp và công
nghệ thông tin hiện đại. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn tiền gửi tại
Vietinbank Phú Yên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tốc độ tăng
trưởng huy động vốn tiền gửi năm 2016 và 2017 có xu hướng giảm đột biến so
với các năm trước; chi phí huy động vốn tăng mạnh; nguồn vốn không kỳ hạn
trong cơ cấu huy động vốn có xu hướng giảm; hoạt động quảng bá thương hiệu,
hình ảnh chưa rõ nét; tác phong nhân viên thụ động; thái độ và ngoại hình nhân
viên chưa được đánh giá cao; danh mục sản phẩm tiền gửi chưa đa dạng và linh



2
hoạt; các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng còn ít và chưa thu
hút được khách hàng, …Vì vậy, mục tiêu tăng cường huy động vốn tiền gửi
cũng đang được Vietinbank Phú Yên tập trung hàng đầu.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động
vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú
Yên” để làm luận văn Thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động
vốn tiền gửi, xác định các vấn đề khó khăn tồn tại trong hoạt động huy động vốn
tiền gửi tại Vietinbank Phú Yên.
Phân tích thực trạng và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn
tiền gửi tại Vietinbank Phú Yên.
Đề xuất các giải pháp, kế hoạch thực hiện và một số kiến nghị nhằm gia
tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực để nâng cao hoạt động huy động vốn tiền gửi tại
Vietinbank Phú Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề lý luận về các yếu tố ảnh
hưởng đến huy động vốn tiền gửi; thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi và
các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại Vietinbank Phú Yên.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến huy động vốn tiền gửi tại Vietinbank Phú Yên trong giai đoạn 2014-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp số liệu thứ cấp của Hội sở chính Vietinbank, Vietinbank Phú
Yên và một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên: BIDV, Vietcombank,
Agribank,… để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn và các yếu
tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại Vietinbank Phú Yên. Đồng thời, nghiên



3
cứu định lượng cũng được thực hiện từ dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn
và bảng câu hỏi khảo sát gửi tới 125 nhân viên làm việc tại ngân hàng trong tháng
10 -11 năm 2017. Dựa trên phần mềm SPSS 20, mô hình hồi quy được sử dụng để
phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến huy động vốn tiền gửi tại
Vietinbank Phú Yên, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao huy động vốn
tiền gửi tại đơn vị.
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm năm chương:
Chương 1: Giới thiệu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh
Phú Yên và hoạt động huy động vốn tiền gửi.
Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh Phú Yên.
Chương 3: Giải pháp gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực nhằm nâng cao
hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi
nhánh Phú Yên.
Chương 4: Kế hoạch thực hiện.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamChi nhánh Phú Yên
1.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển

Vietinbank Phú Yên nguyên trước đây là Chi nhánh NHNN thị xã Tuy Hòa,

thuộc Chi nhánh NHNN tỉnh Phú Khánh cũ. Hoạt động của chi nhánh theo mô hình
ngân hàng một cấp, tức là vừa quản lý vừa kinh doanh. Vào tháng 9/1988, Nghị
định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được đưa ra nhằm xác định
chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động ngân hàng.
Chi nhánh Ngân hàng Công Thương thị xã Tuy Hòa được thành lập từ Chi nhánh
NHNN thị xã Tuy Hòa trước đó, thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú
Khánh, chỉ thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, chủ yếu
hoạt động trên lĩnh vực công, thương nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Tỉnh Phú Khánh thành lập 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào tháng 7/1989,
Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương thị xã Tuy Hòa đã chuyển thành Chi
nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Yên. Vào tháng 3/1993 thực hiện Nghị định
388 của Hội đồng Bộ trưởng, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Yên được
thành lập lại. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Yên chuyển từ hoạt động
kinh doanh chủ yếu đối với thành phần kinh tế quốc doanh sang phục vụ hoạt động
và cho vay đối với các thành phần kinh tế khác, có điều kiện mở rộng hoạt động
kinh doanh phục vụ toàn dân.
Vietinbank Phú Yên đặt trụ sở chi nhánh tại địa chỉ 236 Hùng Vương, Phường
7 TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Vietinbank Phú Yên gồm có 06 phòng nghiệp vụ
(Phòng Kế toán, Phòng Bán lẻ, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Tiền tệ
Kho Quỹ, Phòng Tổng hợp và Phòng Tổ chức hành chính). Ngoài ra, Vietinbank
Phú Yên còn có 6 PGD trực thuộc, trong đó có 3 PGD trong Thành phố Tuy Hòa:
gồm PGD Bắc Tuy Hòa, PGD Ngã Năm, PGD Chợ Tuy Hòa và 3 PGD ở các huyện


5
trên địa bàn tỉnh Phú Yên là: PGD Sông Cầu, PGD Đông Hòa và PGD Tây Hòa.
Theo quyết định số 455B/QĐ-CNPY-TCHC ngày 20/04/2015, Vietinbank Phú Yên
cũng đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng Phòng/Tổ trực thuộc, đảm bảo

hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Qua gần 30 năm thành lập và phát triển, Vietinbank Phú Yên đã đạt được
những thành công nhất định, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của
Phú Yên về kinh tế xã hội. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh, chi
nhánh cũng luôn nghiêm túc chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và đường lối lãnh đạo của địa phương.
1.1.2
1.1.2.1

Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn luôn là hoạt động kinh doanh chính và truyền thống

của mỗi ngân hàng. Vietinbank Phú Yên tập trung huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ
các khách hàng cá nhân và các tổ chức. Các hình thức huy động vốn được sử dụng
đa dạng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành
trái phiếu,… Hiện nay, ngoài các sản phẩm dịch vụ tiền gửi truyền thống, các sản
phẩm dịch vụ tiền gửi ngày càng được chú trọng để có thể đáp ứng linh hoạt về kỳ
hạn và lãi suất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
1.1.2.2

Hoạt động cho vay
Dịch vụ cho vay tại Vietinbank Phú Yên cũng được thiết kế nhiều gói sản

phẩm được phân chia thành các kỳ hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các sản
phẩm cho vay được thiết kế phù hợp nhiều đối tượng cụ thể như: cho vay kinh
doanh, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay tiêu dùng phục vụ đời
sống (mua ô tô, mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở, mua sắm vật dụng gia
đình…), cho vay cán bộ công nhân viên, cầm cố sổ tiết kiệm. Các đối tượng của
hoạt động cho vay rất đa dạng: cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp

lớn,…
Với tiềm năng thị trường kinh tế Phú Yên, dịch vụ cho vay cũng phục vụ
nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh tế phù hợp với đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội


6
tại địa bàn như: thu mua nông sản, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, cho vay
kinh doanh tại chợ,…. Các đối tượng khách hàng vay rất nhạy cảm với các yếu tố
lãi suất, thời hạn và thủ tục vay vốn… nên Vietinbank Phú Yên cũng chịu tác động
mạnh bởi yếu tố cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2.3

Dịch vụ thẻ và thanh toán

Dịch vụ thẻ góp phần quan trọng cho NHTM trong việc huy động vốn, thu phí
dịch vụ và nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong công chúng. Sản phẩm dịch vụ
thẻ đi liền với ứng dụng công nghệ và khả năng liên kết giữa các NHTM trong khai
thác thị trường và tận dụng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin. Các sản phẩm thẻ
mà Vietinbank Phú Yên đang phục vụ bao gồm: thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ
quốc tế, thẻ ATM, thẻ tài chính cá nhân, thẻ thấu chi,… Các sản phẩm dịch vụ
thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho NHTM. Hiện nay
Vietinbank đang áp dụng các phương thức thanh toán như: chuyển tiền liên ngân
hàng, chuyển tiền cùng hệ thống ngân hàng, chuyển tiền qua ngân hàng nước ngoài
và thanh toán bù trừ. Các hình thức dịch vụ thanh toán bao gồm: séc, thẻ, ủy nhiệm
chi. Giao dịch thanh toán qua tài khoản tiền gửi là bước tiến quan trọng trong công
nghệ ngân hàng vì giúp làm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các giao
dịch thanh toán thuận tiện và nhanh chóng, đảm bảo an toàn. Đồng thời thông qua
nghiệp vụ này tạo điều kiện cho NHTM huy động vốn từ khách hàng và thu được
một khoản phí nhất định.
1.1.2.4


Dịch vụ ngân hàng điện tử
Sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã

ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của công nghệ ngân hàng. Hiện nay các dịch vụ
ngân hàng điện tử được triển khai tại Vietinbank bao gồm chủ yếu là: internet
banking (Vietinbank ipay) và mobile banking (Vietinbank ipay mobile). Nhờ sự
thuận tiện trong giao dịch và nhiều chương trình khuyến mại thu hút khách hàng,
dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng được khách hàng sử dụng rộng rãi, gia tăng
thêm nhiều khách hàng giao dịch. Đây kênh bán hàng được Vietinbank chú trọng


7
đẩy mạnh trong năm 2018 nhằm mục tiêu bán chéo các sản phẩm dịch vụ trọn gói
và thuận tiện đến khách hàng.
Các hoạt động kinh doanh khác

1.1.2.5

Ngoài những sản phẩm dịch vụ nói trên, Vietinbank Phú Yên còn cung cấp
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác như: chi trả kiều hối, thu chi hộ, dịch vụ mua
bán bảo hiểm, bảo quản vật quý giá,... để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày
càng đa dạng và thu thêm nhiều lợi ích ngoài các hoạt động kinh doanh chính.
1.1.3

Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên (2014- 2017)
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu

Doanh thu,
trong đó
- Thu từ hoạt
động tín dụng
- Thu phí dịch
vụ
- Thu khác
Chi phí, trong
đó:
-Chi phí huy
động vốn
- Chi phí khác
Lợi

nhuận

trước thuế

Kết quả theo các năm
2014

2015

2016

Tốc độ tăng trưởng (%)
2017

15/14


16/15

17/16

379.364 438.563

605.237 519.426

15,60

38,00

-14,18

312.819 395.209

519.957 472.625

26,34

31,56

-9,10

16,60

36,58

-9,58


-44,22 119,60

-53,53

10.251

11.953

16.325

14.761

56.294

31.400

68.955

32.040

334.467 371.763

513.929 440.039

11,15

38,24

-14,38


230.440 183.273

206.912 197.672

-20,47

12,90

-4,47

104.027 188.490

307.017 242.367

81,19

62,88

-21,06

48,78

36,69

-13,06

44.897

66.800


91.307

79.386

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietinbank Phú Yên giai đoạn
2014-2017)
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên trong giai đoạn


8
2014 đến năm 2016 đã đạt kết quả khá tốt, trừ năm 2017 có sự sụt giảm. Lợi
nhuận trước thuế tăng trưởng liên tục và đạt 91.307 triệu đồng vào cuối năm
2016, qua năm 2017 giảm còn 79.386 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm của lợi nhuận trước thuế từ năm 2014-2017 là 24,14% và giảm dần
qua các năm. Đặc biệt vào năm 2017, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế
giảm 13,06% so với năm 2016 trong khi tốc độ tăng trưởng này của toàn hệ
thống năm 2017 là 8,9%.
Nguyên nhân chính là vì dư nợ tín dụng năm 2015 và năm 2016 có sự tăng
trưởng nhanh dẫn đến thu nhập từ hoạt động hoạt động tín dụng tăng theo. Bắt
đầu năm 2017, vì tình hình cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn, lãi suất cho vay
được áp dụng ở mức thấp để thu hút khách hàng dẫn đến thu nhập từ các các khoản
vay giảm. Mặt khác, kết quả công tác giám sát kiểm soát nội bộ tại Vietinbank
Phú Yên đầu năm 2017 cũng ảnh hưởng khá lớn tới tình hình kinh doanh, hầu
hết các chỉ tiêu đều sụt giảm so với năm 2016 do Vietinbank Phú Yên chú trọng
công tác đào tạo, đảm bảo an toàn và chất lượng trong hoạt động kinh doanh
hơn. Lợi nhuận vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng và hoạt động
huy động tiền gửi (thu từ hoạt động tín dụng đóng góp bình quân hơn 85% vào
doanh thu của Vietinbank Phú Yên, chi phí huy động vốn chiếm bình quân hơn
58% tổng chi phí). Thu từ hoạt động dịch vụ năm 2017 giảm so với năm 2016 và
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Bởi vậy, Vietinbank Phú Yên cần tập

trung phát triển nhanh các dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm để đẩy mạnh
tăng thu nhập ngoài lãi, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động.
Nhìn chung, các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên
vẫn tăng trưởng tương đối ổn định. Tuy trong tình hình nền kinh tế còn tiềm ẩn
nhiều bất ổn, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh của nhiều
ngân hàng khác trên địa bàn nhưng Vietinbank Phú Yên đã nỗ lực thực hiện hoạt
động kinh doanh hiệu quả, phát triển an toàn.


9
1.2 Những biểu hiện vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên
Vietinbank Phú Yên là một trong những ngân hàng đã thực hiện tốt công tác
huy động vốn tiền gửi trên địa bàn với thị phần huy động vốn tiền gửi luôn đứng
thứ hai trên địa bàn và có quy mô huy động vốn không ngừng tăng trưởng đến năm
2015. Tuy nhiên, trong các năm 2016 và năm 2017 vừa qua, quy mô huy động vốn
và tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của Vietinbank Phú Yên có xu hướng
giảm mạnh so với các năm trước đó và còn đứng sau các NHTM khác tại Phú Yên.
Thị phần huy động vốn tiền gửi của Vietinbank Phú Yên cũng đang đứng trước
nguy cơ phải chia sẻ cho các NHTM khác khi mà số lượng các NHTM tại Phú Yên
liên tục gia tăng và tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng này đang có
xu hướng ngày càng cao. Với vị thế và thương hiệu đã được khẳng định hơn 10 năm
tại Phú Yên, đây là dấu hiệu cảnh báo Vietinbank Phú Yên đang đứng trước áp lực
cạnh tranh rất lớn và gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Qua đó cho
thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn dân cư và khách hàng tổ chức của đơn vị còn
chưa tốt và chưa có chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý dẫn đến suy giảm số
lượng khách hàng tiền gửi hiện hữu. Vietinbank Phú Yên cần nỗ lực tập trung thu
hút vốn huy động tiền gửi từ khách hàng mới và giữ lại khách hàng hiện hữu hơn
nữa.
Đồng thời, chất lượng các sản phẩm dịch vụ tiền gửi mà Vietinbank Phú Yên

cung cấp chưa được thực sự được khách hàng đánh giá cao so với các NHTM khác.
Nhân viên giao dịch có tác phong thụ động, chưa chuyên nghiệp, chưa ý thức chăm
sóc chu đáo, tận tình đối với khách hàng và đôi khi chưa nắm vững nghiệp vụ nên
hay mắc một số lỗi tác nghiệp. Công tác chăm sóc khách hàng tiền gửi thường chậm
trễ hơn so với các NHTM khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy
động vốn tiền gửi tại chi nhánh.
Mặt khác, để có thể đáp ứng được tỷ lệ vốn bảo đảm an toàn trong hoạt động
kinh doanh theo quy định của NHNN, Vietinbank nói chung và Vietinbank Phú Yên
nói riêng cần có những biện pháp tích cực và kế hoạch theo lộ trình phù hợp giải


10
quyết những vấn đề còn tồn tại, đảm bảo thu hút nguồn vốn tiền gửi và gia tăng lợi
nhuận trong thời gian tới.
1.3 Tổng quan hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
1.3.1

Khái niệm hoạt động huy động vốn tiền gửi
Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động hoặc

tạo lập được để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác. Nguồn
vốn của NHTM bao gồm vốn tự có do NHTM tự tạo lập từ ban đầu, thuộc sở hữu
riêng của ngân hàng, phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng; vốn huy động là
vốn mà ngân hàng huy động được từ công chúng, mang tính chất tạm thời quản lý
và phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu thông qua việc
thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác;
vốn đi vay là vốn có được từ quan hệ vay mượn trên thị trường liên ngân hàng và
các nguồn vốn khác thông qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán và cung
cấp các dịch vụ ủy thác đầu tư (Nguyễn Đăng Dờn, 2009).
Khoản mục tiền gửi thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản nợ của ngân

hàng. Điều này cho thấy điểm khác biệt giữa ngân hàng với các doanh nghiệp khác
khi mà vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của
ngân hàng. Các ngân hàng chủ yếu sử dụng nguồn vốn huy động tiền gửi để thực
hiện các hoạt động kinh doanh khác và tạo ra lợi nhuận.
Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc Hội ban hành ngày
16/06/2010, nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng
chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc
có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Còn theo một
định nghĩa khác tại từ điển tài chính trực tuyến tại website: www.investopedia.com,
“tiền gửi được giữ trong tài khoản tại một ngân hàng, dưới hình thức tiền gửi không
kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Chủ tài khoản
có quyền rút tiền theo quy định tại điều khoản đã thống nhất”.


11
Từ những khái niệm trên, có thể khái quát “ Hoạt động huy động vốn tiền gửi
của NHTM là hoạt động mà NHTM thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ
chức dưới nhiều hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền
gửi khác nhằm mục đích kinh doanh và theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ gốc, lãi cho
người gửi tiền theo thỏa thuận”.
Nguyên tắc huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại

1.3.2

Khi thực hiện hoạt động huy động vốn tiền gửi, các NHTM phải tuân theo các
nguyên tắc sau:
Tuân thủ và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về hoạt động


-

huy động tiền gửi như lãi suất trần huy động, tỷ lệ nguồn vốn huy động so
với vốn tự có,…(Nguyễn Đăng Dờn, 2009)
Cân đối nguồn vốn và dự trữ hợp lý và ổn định, đảm bảo tính thanh khoản

-

của ngân hàng kịp thời, tránh ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng khi có thông
tin sai lệch, dẫn tới khách hàng rút tiền hàng loạt, gây nguy cơ đổ vỡ hệ
thống.
Đa dạng danh mục sản phẩm tiền gửi để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động

-

kinh doanh và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Các hình thức huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại

1.3.3

Vốn huy động chủ yếu thông qua hai phương thức: huy động vốn tiền gửi và
huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá. Trong đó, hoạt động huy động vốn
tiền gửi vẫn là hoạt động cổ điển và quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn huy động ở mỗi NHTM.
Về cơ bản dựa trên bản chất hoạt động, có thể phân loại thành các hình thức
huy động tiền gửi như sau:
1.3.3.1
-

Tiền gửi không kỳ hạn


Tiền gửi thanh toán: là khoản tiền mà khách hàng gửi vào nhằm mục đích sử
dụng các dịch vụ thanh toán của NHTM. Khách hàng có thể rút bất kỳ khi nào
có nhu cầu nên tính ổn định thấp. Vì vậy, tài khoản này thường không được trả


12
lãi hoặc được trả lãi nhưng với lãi suất rất thấp. Các công cụ được sử dụng đối
với khản tiền gửi này là ủy nhiệm chi, séc và các lệnh khác,…
-

Tiền gửi không kỳ hạn có trả lãi: là khoản tiền nhàn rỗi mang tính tạm thời,
được được khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, đảm bảo an
toàn, thuận tiện cho tài sản của khách hàng mà không nhằm mục đích thực hiện
các dịch vụ thanh toán của NHTM.

1.3.3.2

Tiền gửi có kỳ hạn:

Tiền gửi có kỳ hạn là loại huy động tiền gửi có sự thỏa thuận của khách hàng và
ngân hàng về thời hạn rút tiền. Khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn theo thỏa
thuận. Khách hàng vẫn được phép rút tiền trước hạn nhưng chỉ hưởng mức lãi suất rất
thấp, có thể là lãi suất phạt. Đây là loại tiển gửi có đặc điểm xác định trước thời hạn
khá chắc chắn, có tính ổn định cao và làm cơ sở cho NHTM hoạch định các chiến
lược quản trị nguồn vốn, giúp NHTM chủ động hơn khi sử dụng nguồn vốn này với
mức dự trữ thấp. Tuy nhiên, để huy động được nguồn tiền gửi này, NHTM thường
chịu chi phí cao do sự cạnh tranh lãi suất, lãi suất này cao hơn so với lãi suất các loại
hình huy động tiền gửi khác.
1.3.3.3


Tiền gửi tiết kiệm

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể
rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kì lúc nào. Khách hàng
gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn với mục đích an toàn và sinh lợi nhưng không
thiết lập kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai (Nguyễn Minh Kiều, 2008).
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khác với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ở chỗ: tài
khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các
công cụ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể
rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền
gửi tiết kiệm. Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích kiếm lời. Đặc điểm của tiền
gửi này là có tính an toàn và ổn định cao, lãi suất chi trả cũng khá cao so với các
hình thức khác nhằm thu hút nguồn vốn ổn định và gia tăng sự cạnh tranh trên


×