Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.91 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------------------------

LƯƠNG THỊ KIM THUY

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------------------------

LƯƠNG THỊ KIM THUY

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số sinh viên: 7701260270A

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TIẾN SĨ PHẠM PHÚ QUỐC


NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “ Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Phú Yên” là công trình
nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Phú Quốc. Các dữ liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và đáng tin cậy. Các thông tin,
tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018
Tác giả

Lương Thị Kim Thuy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI VIETCOMBANK PHÚ YÊN...........................................................................1
1.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Phú
Yên. ....................................................................................................................... 1
1.2 Vấn đề cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh tỉnh
Phú Yên. ................................................................................................................. 7
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI

NHÁNH PHÚ YÊN .................................................................................................11
2.1 Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại ............................................ 11
2.2 Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại ............................ 15
2.2.1 Khái niệm hiệu quả cho vay tiêu dùng ...........................................................15
2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả ......................................................................16
2.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính ...................................................................................16
2.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng................................................................................18
2.3 Phân tích các chỉ tiêu cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP
Vietcombank chi nhánh Phú Yên. ..................................................................... 20
2.3.1 Chính sách cho vay tiêu dùng tại Vietcombank – chi nhánh Phú Yên ........20
2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu cho vay tiêu dùng .......................................................21
2.3.3 Kết quả đạt được..............................................................................................27
2.3.4 Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả CVTD tại ngân hàng
Vietcombank .............................................................................................................28
2.4 Khảo sát khách hàng về việc CVTD tại NH Vietcombank chi nhánh Phú
Yên ........................................................................................................................ 32
2.5 Hạn chế hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam – chi nhánh Phú Yên ......................................................................... 36
2.5.1 Sản phẩm cho vay tiêu dùng ...........................................................................36


2.5.2 Hạn chế về nhân sự ........................................................................................39
2.5.3 Công tác tiếp thị khách hàng còn yếu ............................................................39
2.5.4 Hạn chế về hỗ trợ công nghệ ..........................................................................39
2.6 Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Phú Yên .......................... 40
2.6.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ...................................................................40
2.6.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng..................................................................43
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 43
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
PHÚ YÊN .................................................................................................................44
3.1 Nhóm giải pháp do bản thân NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Phú Yên tổ chức thực hiện. .........................................................................44
3.1.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ ............................................................44
3.1.2 Nhóm giải pháp về tổ chức nhân sự...............................................................47
3.1.3 Nhóm giải pháp về thị trường, công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm mới ..50
3.1.4 Nhóm giải pháp về hỗ trợ công nghệ .............................................................54
Kết luận chương 3 .............................................................................................. 55
CHƯƠNG 4: ............................................................................................................56
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO
VAY TIÊU DÙNG CỦA VIETCOMBANK CHI NHÁNH PHÚ YÊN .............56
4.1 Kế hoạch thực hiện các giải pháp ................................................................ 56
4.1.1 Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp sản phẩm:............................................56
4.1.2 Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp tổ chức, nhân sự: ................................57
4.1.3 Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp về thị trường, công tác tiếp thị, quảng
bá sản phẩm mới: .....................................................................................................57
4.1.4 Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp về công nghệ: ......................................58
Kết luận chương 4 ............................................................................................... 58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60
PHỤ LỤC .................................................................................................................61


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

VIETCOMBANK

Tiếng Anh

Joint Stock Commercial

Ngân hàng thương mại cổ

Bank For Foreign Trade Of

phần Ngoại Thương Việt

Vietnam

Nam

CVTD

BIDV

VIETINBANK

Cho vay tiêu dùng
Joint Stock Commercial

Ngân hàng thương mại cổ

Bank for Investment and

phần đầu tư và phát triển Việt

Development of Vietnam

Nam


Viet Nam bank for industry Ngân hàng thương mại cổ
and trade
phần Công Thương Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước

NHNN
LIENVIETPOSTBANK

Tiếng Việt

LienViet Post Joint Stock

Ngân hàng thương mại cổ

Commercial Bank

phần Bưu Điện Liên Việt

TMCP

Thương mại cổ phần

NHTM

Ngân hàng thương mại

MBBANK

AGRIBANK


Military Commercial Joint

Ngân hàng thương mại cổ

Stock Bank

phần Quân Đội

VietNam bank for

Ngân hàng Nông nghiệp và

Agriculture rural and

Phát triển nông thôn Việt

development bank

Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Vietcombank Phú Yên .................................3
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn 2015 – 2017 ........................................................4
Bảng 1.2: Dư nợ cho vay của Vietcombank Phú Yên 2015-2017 ..............................5
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Phú Yên 2015 - 2017 .........7
Bảng 1.4 So sánh tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại VCB và ngân hàng Vietinbank
Phú Yên 2015-2017.....................................................................................................9
Bảng 2.1: Dư nợ và biến động dư nợ cho vay tiêu dùng 2015 - 2017 ......................22

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ CVTD theo từng sản phẩm 2015 – 2017 .......................23
Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn CVTD 2015 – 2017 ...............................................25
Bảng 2.4: Lợi nhuận từ hoạt động CVTD 2015 – 2017............................................26
Bảng 2.5 : Đặc điểm của khách hàng được khảo sát ................................................33
Bảng 2.6 Đánh giá việc cung ứng CVTD của Vietcombank chi nhánh tỉnh Phú Yên
...................................................................................................................................34
Bảng 2.7 So sánh sản phẩm cho vay tiêu dùng giữa Vietcombank và một số NH
thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay........................................................36


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đang dần có
sự thay đổi, thay vì tích lũy đủ số tiền để mua được sản phẩm mình mong muốn,
khách hàng đang hướng đến việc thỏa mãn ngay nhu cầu và thanh toán bằng các
khoản tích lũy sau đó. Bởi vậy, phân khúc cho vay tiêu dùng là một mảng hấp dẫn
mà các ngân hàng tập trung.
Cho vay là hoạt động quan trọng của Ngân hàng Thương Mại Ngoại thương Việt
Nam. Trước đây, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chỉ quan tâm tới các
loại hình cho vay khách hàng doanh nghiệp: cho vay đầu tư dự án, cho vay sản xuất
kinh doanh,…mà chưa thực sự quan tâm tới giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất đó là tiêu dùng. Kể từ khi bắt đầu thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát năm
2011, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tập trung nhiều hơn đến tái cấu
trúc các khoản nợ và mô hình hoạt động của mình và họ đã hướng nhiều hơn đến
mảng cho vay tiêu dùng.
Phú Yên là một tỉnh nhỏ, nhưng hiện nay đã có 12 ngân hàng thương mại trên
địa bàn, họ cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần khách hàng. Lợi nhuận chủ yếu
của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Phú Yên nói riêng
thu chủ yếu từ tín dụng, nguồn thu này ngày càng thu hẹp vì các ngân hàng thương
mại cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy, mỗi ngân hàng phải tìm hướng đi, các giải pháp

để nâng cao hiệu quả cho vay đặc biệt là cho vay tiêu dùng đang là xu thế tất yếu
của ngân hàng.
Điều này cho thấy phát triển CVTD rất quan trọng đối với ngân hàng thương
mại.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên
(Vietcombank chi nhánh tỉnh Phú Yên) cũng không nằm ngoài mục tiêu trên, tạo
nhiều nguồn thu từ hoạt động CVTD.
Thực tiễn cho thấy, để thực hiện mục tiêu này rất khó khăn cần nhiều giải pháp
để thực hiện thành công việc nâng cao hiệu quả CVTD.


Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu
quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh Phú Yên”, với mong muốn góp phần thực hiện hiệu quả cho vay tiêu
dùng, nâng cao thương hiệu Vietcombank chi nhánh tỉnh Phú Yên trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng, kết quả đạt được trong việc cho vay tiêu
dùng tại Vietcombank Phú Yên để đề xuất các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả
CVTD tại Vietcombank Phú Yên.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hạn chế hiệu quả CVTD tại Vietcombank Chi nhánh tỉnh Phú Yên,
tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả CVTD của Vietcombank chi nhánh
tỉnh Phú Yên.
- Đưa ra các kế hoạch thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả CVTD tại
Vietcombank Phú Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả CVTD tại ngân hàng Vietcombank

chi nhánh tỉnh Phú Yên.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại Vietcombank chi nhánh tỉnh Phú Yên, trong
khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017.
- Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, thu thập dữ liệu từ các sách,
báo, tài liệu, các báo cáo của Vietcombank chi nhánh Phú Yên và các NHTM trên
địa bàn tỉnh Phú Yên.
4. Các giải pháp thực hiện
- Dựa vào thực trạng CVTD của Vietcombank chi nhánh tỉnh Phú Yên, môi
trường kinh doanh tại tỉnh Phú Yên, tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng


cao hiệu quả CVTD tại chi nhánh.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung luận văn bao gồm các chương sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
VIETCOMBANK CHI NHÁNH PHÚ YÊN
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ
YÊN
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CVTD TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH PHÚ YÊN
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN


1


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH PHÚ YÊN VÀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
VIETCOMBANK PHÚ YÊN
1.1
Giới thiệu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Phú
Yên.
Sơ lược về môi trường kinh doanh tại tỉnh Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Diện tích tự nhiên
toàn tỉnh là 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên
có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh Phú Yên có 09 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 8 huyện. Tính đến
hết năm 2016 dân số trung bình của tỉnh là 900.000 người, mật độ dân số khoảng
172 người/km2. Số lượng người lao động đang hoạt động trong nền kinh tế toàn tỉnh
Phú Yên là 498.710 người. Trong đó, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư
nghiệp chiếm 59,2% với 295.236 người; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm
16,4% với 81.789 người; khu vực dịch vụ chiếm 24,4% với 121.685 người. Qua đó
dễ dàng nhận ra ràng địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn là địa bàn thuần nông, với lực
lượng lao động phần lớn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn . (Nguồn
: ngày 28/12/2017).
Trước đây, ngành chính của tỉnh là nông nghiệp - là vựa lúa lớn nhất miền
trung, nhưng những năm gần đây, cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng công
nghiệp- dịch vụ. Phú Yên có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đều tăng nhờ phát
triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ như: Khai thác thủy hải sản, nông lâm
nghiệp, Công nghiệp xây dựng, dịch vụ, du lịch…
Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh hiện nay, ngày càng
chiếm vị trí quan trọng trong quá trình đi lên của tỉnh. Phú Yên là một tỉnh ven biển,
có cảng biển lớn- cảng Vũng Rô, cảng hàng không Tuy Hòa, thuận lợi cho giao

thương nội địa và quốc tế. Do vậy, nhu cầu sử dụng các sản phẩm DVNH ngày càng


2
lớn. Đây chính là cơ hội cho các NHTM nói chung và cho Vietcombank chi nhánh
tỉnh Phú Yên nói riêng để phát triển.
Mặc dù Phú Yên là tỉnh có mật độ dân cư thấp nhưng hiện tại trên địa bàn
tỉnh

Phú Yên có 12 NHTM: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV,

Dongabank, ACB, Sacombank, Maritime bank, Kienlong bank, Lienvietpostbank,
HD bank, MB bank. Các NH đều có những thế mạnh riêng, đều có nền tảng, bề dày
kinh nghiệm trong việc phát triển các sản phẩm DV NH,…Việc cạnh tranh giành thị
phần về ngân hàng mình chắc chắn sẽ khốc liệt.
Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Vietcombank chi nhánh Phú Yên
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Phú Yên chính thức hoạt
động vào ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quyết định số 769/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT
ngày 25 tháng 09 năm 2009 của HĐQT ngân hàng TMCP ngoại Thương Việt Nam
V/v thành lập chi nhánh Phú Yên. Tiền thân ban đầu của ngân hàng là phòng giao
dịch Tuy Hòa thuộc ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Khánh
Hòa. Hiện nay, trụ sở chính đặt tại số 194-196 Hùng Vương, Phường 7, TP. Tuy
Hòa, Phú Yên, Việt Nam. Một số thông tin cơ bản:
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Phú Yên.
Tên Tiếng Anh: Bank for foreign Trade of VietNam, Phu Yen Branch.
Tên giao dịch: Vietcombank Phú Yên.
Trụ sở chính: 194-196 Hùng Vương, Phường 7, TP. Tuy Hòa, Phú Yên, Việt
Nam.
Tổng đài điện thoại: 84 257 3811 709
Swift: BETVVNX075

Website:
Sau hơn 07 năm hoạt động và phấn đấu, Vietcombank Phú Yên đã không
ngừng vươn lên nâng cao uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động cả trong và ngoài
nước. Với chức năng nhiệm vụ được giao, Vietcombank Phú Yên đã thể hiện rõ vai
trò của một ngân hàng chủ lực góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Phú Yên.


3

 Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
Bộ máy tổ chức của chi nhánh được quy định rõ trong nguyên tắc tổ chức hoạt
động của Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước.
Qua gần 7 năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh Ngân
hàng Ngoại thương Phú Yên đã không ngừng gia tăng cả về chất lượng và số lượng.
Tính đến nay, tổng số nhân viên nghiệp vụ của chi nhánh là 55 người, đều có
trình độ đại học và trên đại học. Cụ thể: Ban giám đốc 3 người: 1 Giám đốc chi
nhánh, 2 Phó Giám đốc; Phòng Quan hệ khách hàng: 09 người; Phòng kinh doanh
dịch vụ: 08 người; Phòng Kế toán thanh toán tin học và quản lý nợ: 09 người;
Phòng giao dịch Duy Tân: 06 người; Phòng giao dịch Đông Hòa: 06 người; Phòng
giao dịch Sông Hinh: 06 người; Phòng hành chính nhân sự ngân quỹ: 08 người.
Biểu đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Vietcombank Phú Yên


4
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh tỉnh Phú Yên
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn 2015 – 2017
ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch


Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

359

644

870

285

79,39

226

35,09

Nội tệ

334


599

809

265

79,34

210

35,06

Ngoại tệ (quy đổi)

25

45

61

20

80

16

35,6

Chỉ tiêu
Tổng vốn huy động


2016/2015
+/-

%

2017/2016
+/-

%

Phân theo loại tiền

Phân theo đối tượng khách hàng
Dân cư

248

451

688

203

82

237

53


TCKT

111

193

182

82

74

-11

-6

Không kỳ hạn

82

112

167

30

36,59

55


49,11

Dưới 12

162

315

418

153

94,44

103

32,7

Trên 12 tháng

115

217

285

102

88,7


68

31,34

Phân theo kỳ hạn gửi

(Nguồn báo cáo KQKD các năm 2015 – 2017 của Vietcombank Phú Yên)
Qua bảng 1.1 cho thấy, công tác huy động vốn trong giai đoạn 2015-2017 của
Vietcombank Phú Yên có sự tăng trưởng vượt bậc, Chi nhánh duy trì tốc độ tăng
bình quân là 57,24 %/năm. Nguồn vốn đến 31/12/2017 của Chi nhánh đạt 870 tỷ
đồng, tăng trưởng 35,09% so với đầu năm, cao hơn mức tăng của các NHTM trên
địa bàn (21,65%).
Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền: Tỷ trọng tiền gửi VND luôn
chiếm tỷ trọng rất cao và trên 92% qua các năm, tiền gửi ngoại tệ trong cơ cấu
nguồn vốn chiếm tỉ trọng rất nhỏ.
Về cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn: trong gia đoạn năm 2015-2017, nguồn
vốn không kì hạn có sự biến động qua các năm lần lượt là 22,84%, 17,39% và


5
19,19% tổng nguồn vốn.Trong sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động thì nguồn
vốn huy động có kì hạn đóng vai trò quan trọng, tốc độ tăng trưởng bình quân hơn
30% mỗi năm, qua đó mang lại nguồn vốn ổn định để ban lãnh đạo chi nhánh hoạch
định các chiến lược phát triển.
Bảng 1.2: Dư nợ cho vay của Vietcombank Phú Yên 2015-2017
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Tăng giảm
Năm

2015


2016

tương đối

2017

(%)

Chỉ tiêu
Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

16/15 17/16

Tổng dư nợ

744


100

1.179

100

2.123

100 58.47 80.67

1. Theo kỳ hạn

744

100

1.179

100

2.123

100 58.47 80.67

- Ngắn hạn

438

58.87


648

54.96

1.278

60,19 47.95 97.22

- Trung, dài hạn

306

41.13

531

45.04

845

39.81 73.53 59.13

744

100

1.179

100


2.123

100 58.47 80.67

- Cá nhân

308

41.39

603

51,15

1.220

57,47 95.78 102.3

- Tổ chức

436

58.61

576

48.85

903


42.53 32.11 56.77

744

100

1.179

100

2.123

100 58.47 80.67

266

35.75

405

34,35

614

28.92 52.26 51.60

56

7,53


67

5.68

119

5.601 19.64 77.61

422

56.72

707

59.97

1.390

65.47 67.54 96.61

2. Theo loại hình
khách hàng

3. Theo ngành
kinh tế
Công nghiệp và
xây dựng
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản

Thương mại và
dịch vụ

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Viecombank Phú Yên năm 2015-2017)


6
Về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn: Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao hơn trung và dài hạn trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh. Cả dư nợ ngắn
hạn và trung dài hạn đều tăng trưởng số tuyệt đối tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư
nợ ngắn hạn 2017 cao hơn so với dư nợ trung dài hạn.
Về cơ cấu dư nợ theo loại hình khách hàng: Tỷ trọng dư nợ phân theo loại
hình cá nhân và tổ chức đang có xu hướng chuyển dịch về mảng cá nhân. Năm
2015, tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân là 41,39% đến 2016 là 51,15% đến 2017
là 57,47%. Đây cũng thể hiện định hướng chiến lược trong thời gian sắp tới của
Vietcombank Phú Yên. Đẩy mạnh công tác cho vay tiêu dùng phù hợp với đặc điểm
và đối tượng khách hàng trên địa bàn tỉnh.
Về cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế: Dư nợ cho vay của khách hang có xu
hướng tập trung vào nhóm ngành thương mại, dịch vụ. Năm 2016, 2017 là thời gian
tỉnh Phú Yên phát triển rất mạnh dịch vụ du lịch, thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước đến thăm quan và nghỉ dưỡng. Điều này thể hiện Chi nhánh đang có
định hướng kinh doanh đúng đắn phù hợp với xu thể phát triển của nền kinh tế tỉnh
Phú Yên.
Lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng cũng chiếm tỷ trọng cao hơn 30% trong cơ
cấu dư nợ. Các dự án xây dựng Thủy điện La Hiêng, dự án đồng tài trợ xây dựng
Hầm Đèo Cả, dự án Thủy điện Sông Ba Hạ đang chiếm dư nợ chủ yếu của nhóm
ngành này.
Ngoài 2 lĩnh vực chủ lực nói trên, chi nhánh cũng tập trung nhiều nguồn lực
để hỗ trợ và phát triển cá nhân, hộ gia đình phát triển kinh tế lĩnh vực được chính
phủ ưu tiên là các ngành nghề ở địa bàn nông nghiệp nông thôn. Với lợi thế nguồn

lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm và tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi nhánh
tập trung phát triển cho vay nuôi trồng đánh bắt thủy sản, trồng trọt và thu mua chế
biến nông sản như lúa, gạo, mía, sắn mì, sản xuất chăn nuôi trang trại tập trung,….


7
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Phú Yên
2015 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

2016/2015
+/-

2017/2016

%


+/-

%

Tổng thu nhập

186,28 281,99 504,90

95.71

51,37 222.91

79,05

Tổng chi phí

127,51 215,17 425,96

87.66

68.75 210.79

97.96

Lợi nhuận kết chuyển

58,77

8.05


13.70

Vietcombank Việt Nam

66,82

78,94

12.12

18.14

(Nguồn: BCKQKD các năm 2015 – 2017 của Vietcombank Phú Yên)
Nhờ vào những định hướng và chính sách phát triển hợp lý, Viecombank Phú
Yên có kết quả hoạt động kinh doanh khá lạc quan. Tốc độ tăng trưởng doanh thu
năm 2017 so với 2016 là tăng 79.05%, nhờ vào việc tăng trưởng thu phí dịch vụ
đúng với định hướng của Viecombank chuyển dịch thành ngân hàng bán lẻ, cung
cấp các dịch vụ tài chính đến khách hàng. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí 2017 cao
hơn so với tốc độ tăng doanh thu cũng là điều đáng lo ngại, chi nhánh vẫn chưa có
các giải pháp thiết thực để tiết kiệm chi phí hoạt động của mình. Tóm lại, lợi nhuận
của chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt thể hiện hoạt động của chi nhánh vẫn đang được
vận hành đúng hướng.
1.2 Vấn đề cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh tỉnh Phú
Yên.
Trước khi phân tích vấn đề cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VCB chi nhánh Phú
Yên, ta phân tích môi trường cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam:
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, dư nợ cho vay tiêu dùng
đến cuối năm 2016 ước tính tăng khoảng 59% so với cuối năm 2015, cao hơn nhiều
so với tốc độ tăng của tổng tín dụng là 15,3%. Tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng

tiếp tục đến từ hai nhóm nhà cung cấp là các ngân hàng thương mại và công ty tài


8
chính. Nếu như các công ty tài chính tham gia mạnh vào sản phẩm cho vay phương
tiện đi lại và mua đồ dùng gia đình thì các ngân hàng thương mại đang chiếm lĩnh
mảng cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm và cho vay qua thẻ tín dụng, cho vay
thấu chi.
Trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đến cuối năm 2016: cho vay phục vụ nhu
cầu nhà ở chiếm tỷ trọng 52,9% (cuối năm 2015 là 49,5%); cho vay mua trang thiết
bị gia đình chiếm 15,3%; cho vay mua phương tiện đi lại chiếm 8,3%.
Những con số ở trên cho thấy, CVTD đang càng ngày càng phát triển mạnh và
mang lại nhiều lợi nhuận cho các tổ chức cho vay. Chính sự phát triển mạnh mẽ tạo
ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cho vay tiêu dùng. Hiện nay, sự phát triển
về công nghệ và nhu cầu người dùng cũng đang tạo ra không ít thách thức và động
lực cho các nhà cung cấp dịch vụ vay tiêu dùng. Sau làn sóng phát triển ồ ạt của các
công ty tài chính và nỗ lực giành lại thị trường của các ngân hàng, thị trường cho
vay tiêu dùng Việt Nam đang đón nhận những thành viên mới – các công ty quản lý
ứng dụng cho vay ngang hàng.
Trước áp lực tham gia của những thành viên mới và những ứng dụng công nghệ
vào hoạt động cho vay, ngân hàng Vietcombank cần có những biện pháp để nâng
cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tránh tình trạng tụt hậu, thụt lùi so với thị trường.

 Vấn đề cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VCB chi nhánh Phú Yên:
Một số điều kiện để Vietcombank chi nhánh tỉnh Phú Yên cần phải phát triển
cho vay tiêu dùng:
- Việc cạnh tranh để chiếm giữ thị phần khách hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu
dùng ngày càng khốc liệt. Với sự xuất hiện của 3 NHTM là LienVietPostBank, MB,
HDBank thì thị phần bán lẻ ở địa bàn Phú Yên sẽ ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn
nữa. Với kết quả kinh doanh ngày càng khó, Vietcombank chi nhánh Phú Yên đang

tìm nhiều hướng đi nhằm tăng thu nhập từ cho vay tiêu dùng.
- Phú Yên với môi trường kinh doanh thuận lợi trong việc cung ứng cho vay
tiêu dùng. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội và nền tảng công nghệ tại Phú Yên


9
đã tạo nên xu hướng mới trong chi tiêu, tiêu dùng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ
tài chính của bộ phận dân số trẻ với thu nhập ngày càng cao.
- Định hướng phát triển của chi nhánh tới năm 2020 trở thành ngân hàng
đứng đầu về cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại ngân hàng chỉ
mới đứng thứ 3 trên địa bàn tỉnh về mảng cho vay tiêu dùng (đứng đầu là ngân hàng
BIDV, thứ hai là Vietinbank).
Trong bối cảnh kinh doanh tại thị trường cho vay tiêu dùng có rất nhiều vấn đề
được tạo ra từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Bởi vì có rất nhiều vấn đề cần giải
quyết, các nhà quản lý ngân hàng cần xác định được vấn đề nào cần giải quyết là
một câu hỏi lớn. Dư nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào
đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu. Nó được tính trên số dư cuối kì trên bảng
cân đối kế toán của ngân hàng. Dư nợ CVTD càng cao phản ánh được quy mô và
cho thấy được sự chú trọng của ngân hàng đến hoạt động cho vay đối với khách
hàng cá nhân. Thật không may, nếu so sánh tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại VCB
và ngân hàng Vietinbank thì thấy sự chênh lệch rõ ràng.
Bảng 1.4 So sánh tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại VCB và ngân hàng
Vietinbank Phú Yên 2015-2017
ĐVT: tỷ đồng
Nội dung

2015

2016


2017

2016/2015

2017/2016

(%)

(%)

Vietcombank

184

221

324

20

47

Vietinbank

219

306

478


40

56

(Nguồn: BCKQKD các năm 2015 – 2017 của Vietcombank, Vietinbank Phú Yên)
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng
Vietcombank còn thấp chỉ chiếm khoản 15% so với tổng dư nợ. Trong khi đó tại
ngân hàng Vietinbank cho vay tiêu dùng chiếm 30% so với tổng dư nợ. Năm 2016
dư nợ cho vay tiêu dùng tại Vietinbank là 478 tỷ đồng, trong khi đó ở ngân hàng
Vietcombank dư nợ chỉ 324 tỷ đồng; Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng tại ngân


10
hàng Vietinbank qua các năm tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tại
Vietombank.
Qua phân tích trên ta thấy được tìm năng của tỉnh Phú Yên về cho vay tiêu dùng
còn rất lớn, tuy nhiên ngân hàng Vietcombank chưa khai thác triệt để và chưa có
biện pháp để nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng.
Dựa vào điều kiện thuận lợi, tìm năng của tỉnh Phú Yên, nội tại của
Vietcombank chi nhánh tỉnh Phú Yên. Việc phát triển cho vay tiêu dùng là một xu
hướng tất yếu mà chi nhánh ngân hàng cần quan tâm đến. Vietcombank chi nhánh
tỉnh Phú Yên cần có nhiều giải pháp để tăng sự cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng, tăng doanh thu, khẳng định uy tín trong hoạt động tài
chính.
Vietcombank chi nhánh Phú Yên cần nhiều giải pháp để thực hiện thành công
phát triển cho vay tiêu dùng của chi nhánh.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề dưới
đây:
Giới thiệu sơ lược môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Phú Yên, cơ
cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh Vietcombank Phú Yên từ 2015-2017.
Đưa ra các vấn đề cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Phú Yên.
Qua đó giới thiệu được vấn đề đặt ra của luận văn.


11
CHƯƠNG 2:
VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VÀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN
2.1 Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
* Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường nhằm
đáp ứng nhu cầu của các cá nhân khi năng lực tài chính còn hạn hẹp chưa đủ trang
trải nhu cầu cuộc sống và người bán hàng luôn mong muốn tiêu thụ được nhiều sản
phẩm, hàng hóa. Chỉ có các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các NHTM,
mới có đầy đủ khả năng trở thành cầu nối giải quyết vấn đề này. Đây chính là tiền
đề để hoạt động cho vay tiêu dùng hình thành và ngày càng phát triển.
Về khái niệm cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng
cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Các
khoản cho vay tiêu dùng là nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng
có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: nhà ở, phương tiện đi lại, tiện
nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế....trước khi họ có đủ khả năng tài chính để
hưởng thụ (Lê Văn Tư, 2015).
* Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
- Tiền lãi được tính theo lãi gộp hay lãi giảm dần.
- Thời hạn cho vay tương đối dài, tùy vào gói sản phẩm có khi lên đến 20 năm.
- Phục vụ cho nhu cầu đời sống, nhu cầu sinh sinh hoạt hàng ngày của người
dân.

- Cho vay tiêu dùng thường phải có tài sản bảo đảm.
- Các khoản cho vay tiêu dùng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, do lãi suất
CVTD luôn cao hơn các lãi suất cho vay khác.
- Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cố định không biến động theo nền kinh tế
thị trường, đặc biệt là các khoản vay tiêu dùng trả góp.


12
- Quy mô các khoản vay thường nhỏ nhưng ngược lại số lượng các khoản vay
lớn.
- Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao vì phụ thuộc vào các yếu tố khách quan
(thiên tai, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế,..) và cũng phụ thuộc vào tâm lý người tiêu
dùng không muốn trả nợ.
* Vai trò của cho vay tiêu dùng
 Đối với khách hàng:
- Giúp cho khách hàng linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề để thỏa mãn
nhu cầu bản thân trước khi tích góp đủ tiền và đặc biệt là đối với các khoản chi tiêu
có tính cấp bách như ốm đau, bệnh tật, ma chay, cưới hỏi….
- Thông qua việc cấp tín dụng CVTD, giới trẻ và những người có thu nhập thấp
có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân cần thiết như mua nhà, mua ô tô, du lịch…góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống khi chưa đủ khả năng thanh toán.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng cho vay tiêu dùng, khách hàng không sử dụng đúng
mục đích thì có thể làm cho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, giảm khả
năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai.
 Đối với Ngân hàng thương mại:
- Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng do đối tượng khách hàng rộng.
Thông qua đó quan hệ với khách hàng ngày càng tăng, tận dụng được nguồn vốn
huy động hiệu quả, vừa đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
- Tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập
và phân tán rủi ro cho ngân hàng.

 Đối với nền kinh tế:
- Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế: với các doanh nghiệp,
tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tiêu dùng tương lai về hiện tại. Nên nhu cầu ngày
càng tăng dẫn đến các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất, nâng cao trình độ.
Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng
diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.


13
- Cho vay tiêu dùng góp phần đáng kể trong việc kích cầu nền kinh tế, nó cũng
giúp Nhà nước đạt được những mục tiêu về kinh tế – xã hội nhất định, chẳng hạn
như tăng mức sống cho nhân dân, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, tăng GDP
hay tăng thu nhập bình quân đầu người…
- Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội: Cho vay tiêu dùng góp phần khai thác
triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Giúp hiệu quả sử dụng vốn được nâng
cao, thúc đẩy sản xuất trong nước. Do đó thu hút được nhiều lực lượng lao động
tham gia sản xuất, tạo được nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn định trật tự xã hội.
Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoá
dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, còn nếu không được dùng đúng như vậy thì có thể làm giảm khả năng tiết
kiệm trong nước.
* Các hình thức cho vay tiêu dùng
 Căn cứ theo mục đích vay
- Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortgage Loan): Là các khoản cho vay
nhằm phục vụ nhu cầu về xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của các nhân, hộ
gia đình.
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Loan): Là loại cho vay tài
trợ cho việc cải thiện đời sống như các khoản chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia
đình, chi phí học hành…
 Căn cứ theo phương thức hoàn trả

- Cho vay trả góp (Installment Consumer Loan): Đây là hình thức cho vay tiêu
dùng trong đó người đi vay trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng nhiều lần theo kì hạn
nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường áp dụng cho các khoản
vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ để thanh
toán hết một lần số nợ vay.
- Cho vay phi trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó tiền vay vốn sẽ
được khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn cho ngân hàng. Thường thì các


14
khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ
với thời hạn không dài.
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngân
hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc cho phép
thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Ở phương thức cho vay này, thời gian tín dụng
sẽ được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu cũng như thu nhập kiếm được
từng thời kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay với một hạn
mức tín dụng và được trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn.
 Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ:
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan):
Khái niệm: Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân
hàng mua các khoản nợ phát sinh do các doanh nghiệp, công ty bán lẻ đã bán chịu
hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.
Ưu điểm:
+ Cho phép ngân hàng tăng nhanh về doanh số cho vay tiêu dùng
+ Giúp ngân hàng tiết kiệm và giảm được chi phí trong cho vay tiêu dùng.
+ Là cơ sở của việc mở rộng mối quan hệ với khách hàng và các hoạt động khác
của ngân hàng.
+ Trong trường hợp có quan hệ với các doanh nghiệp bán lẻ tốt, cho vay tiêu
dùng gián tiếp có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.

Nhược điểm:
+ Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu do
đó có khả năng lừa đảo, giả mạo, xuyên tạc nhiều hơn so với vay trực tiếp.
+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi doanh nghiệp thực hiện quá trình bán lẻ
hàng hóa, dịch vụ.
+ Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức
tạp cao
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan):


15
Khái niệm: Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong
đó Ngân hàng và khách hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hành hoạt động cho vay
hoặc thu nợ.
Ưu điểm:
+ Ngân hàng có thể tận dụng được trình độ, nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng
của nhân viên tín dụng vì quyết định của nhân viên tín dụng ngân hàng thường
có chất lượng cao hơn nhân viên tín dụng của cửa hàng bán lẻ.
+ Hoạt động của nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến
việc tạo ra các khoản cho vay có chất lượng cao trong khi nhân viên của công ty bán
lẻ thường chỉ chú trọng đến việc bán được nhiều hàng. Bên cạnh đó tại các điểm
bán hàng các quyết định tín dụng thường đưa ra rất vội vàng.
+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp.
+ Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng có rất nhiều lợi thế phát
sinh đồng thời còn giúp tăng cường quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách
hàng.
2.2 Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
2.2.1 Khái niệm hiệu quả cho vay tiêu dùng
Theo từ điển Tiếng Anh, Cambridge Dictionaries: “Hiệu quả là sự thành
công hoặc đạt được những kết quả mà bạn mong muốn”. Quan niệm này phản ánh

hiệu quả đơn giản chỉ là đạt được những gì mong muốn trên góc độ cá nhân.
Theo từ điển Tiếng Việt, Vietnamese Dictionaries: “Hiệu quả là kết quả đích
thực”. Khái niệm này dùng kết quả để đo hiệu quả.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả cho vay tiêu dùng. Có
ý kiến cho rằng đó là sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng khi cho vay
khách hàng hay là lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay tiêu dùng.
Hiệu quả của một khoản vay có thể được hiểu là hiệu quả kinh tế mà khoản
vốn vay đó mang lại cho cả người đi vay và người cho vay. Một khoản vay được
coi là có chất lượng tốt nếu nó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả ngân hàng và
khách hàng, tức là vốn vay được người vay đưa vào quá trình đầu tư tạo ra một số


×