Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.35 KB, 55 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, cho vay
tiêu dùng là một trong những hoạt động quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận
cho ngân hàng, nhưng đây cũng là mảng hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do
đó, việc phát triển hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, đảm bảo tính ổn
định và bền vững cho sự phát triển của ngân hàng luôn là vấn đề được đặt lên
hàng đầu trong hoạt động của mọi ngân hàng thương mại.
Trong những năm gần, tại Việt Nam, cho vay tiêu dùng có sự tăng
trưởng mạnh và đang trở thành thị trường rất hấp dẫn đối với các ngân hàng
thương mại. Tuy nhiên, tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội nói riêng, cho vay tiêu dùng chưa thực sự
phát triển, vẫn còn trong giai đoạn vừa nghiên cứu, vừa tìm tịi thiết kế các
sản phẩm cho vay tiêu dùng nên còn tồn tại nhiều bất cập. Bên cạnh đó, hình
thức vay tiêu dùng cịn khá mới mẻ đối với người Việt Nam. Nhận thấy đây là
thị trường tiềm năng trong tương lai đối với các ngân hàng thương mại và
cũng xu hướng tất yếu khi xã hội ngày càng phát triển, vì vậy tơi chọn đề tài
“Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

1


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Chương I : Lý luận chung về cho vay tiêu dùng của
Ngân hàng Thương mại
I. Khái quát hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng


Thương Mại:
1. Tính tất yếu của sự hình thành cho vay tiêu dùng trong Ngân
hàng Thương mại
Có thời kỳ trong lịch sử, các Ngân hàng thương mại đã từ chối các khoản
vay đối với cá nhân và ngưịi tiêu dùng vì họ thấy rằng các món vay nhỏ, lẻ,
chứa đựng nhiều rủi ro. Cho tới đầu thế kỷ này, dưới sức ép cạnh tranh ngày
càng khốc liệt trong hệ thống Ngân hàng buộc các nhà Ngân hàng phải thay
đổi và mở rộng các dịch vụ cung ứng của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh
không những trong hệ thống Ngân hàng mà cịn cả với các định chế tín dụng
khác. Chính sự cạnh tranh này đã đòi hỏi Ngân hàng phải đa dạng hơn nữa
các sản phẩm của mình, khơng chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống là
nhận gửi, thanh tốn, kinh doanh ngoại tệ,… mà cịn phát triển các sản phẩm
mới như: cho vay tiêu dùng, tư vấn, dịch vụ thuê mua,dịch vụ cho thuê két,
dịch vụ ngân hàng trọn gói,…
Như vậy chính sự phát triển của nền kinh tế thị trường cộng với cạnh
tranh ngày càng găy gắt trong hệ thống Ngân hàng, tín dụng tiêu dùng đã ra
đời. Mặt khác để thu hút được nguồn tiền gửi của khách hàng, nguồn vốn
quan trọng nhất cho hoạt động của Ngân hàng, các Ngân hàng buộc phải cho
vay đối với các hộ gia đình vì khơng có một khách hàng nào lại muốn gửi tiền
vào một Ngân hàng mà khi nào họ cần tiền thì họ lại khơng thể vay được từ
Ngân hàng đó.
Tín dụng tiêu dùng được hình thành và phát triển từ việc giải quyết hai
mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng với khả năng thanh toán và
mâu thuẫn giữa sản xuất hàng hoá vời tiêu thụ hàng hoá.

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

2



CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Từ đó ta thấy hình thành tín dụng tiêu dùng là tất yếu khách quan, phù
hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh
của các Ngân hàng, và đặc biệt làm tăng mối quan hệ bền vững giữa Ngân
hàng và khách hàng.

2. Khái niệm về cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng là một trong các hình thức cấp tín dụng của Ngân
hàng thương mại cho các khách hàng là cá nhân, người tiêu dùng. Đó là khái
niệm giản đơn về tín dụng tiêu dùng, để hiểu một cách sâu hơn về loại hình
tín dụng này ta cần phải hiểu một số khái niệm cơ bản về Ngân hàng và tín
dụng của Ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của
người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính
quan trọng giúp những người vay trang trải cho nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia
đình và xe cộ...

3. Vai trò của cho vay tiêu dùng
3.1 Đối với người tiêu dùng.
Thông qua nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, người tiêu dùng đặc biệt là
những người có thu nhập trung bình và thấp có khả năng mua sắm những
hàng hố cần thiết có giá trị cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đời
sống.
Thực tế cho thấy rằng, một con người trưởng thành hay có gia đình đều
có những nhu cầu thiết yếu có giá trị cao như: nhà, xe,…và các nhu cầu có giá
trị thấp hơn như: tiện nghi sinh hoạt, học hành, hôn lễ, ma chay,…Tuỳ theo
nhu cầu của từng người mà quy mô của các nhu cầu này khác nhau nhưng
nhất thiết ai cũng phải có những nhu cầu đó.
Vì những ngun nhân trên ta có thể khẳng định người tiêu dùng là

người được hưởng trực tiếp và nhiều nhất những lợi ích mà hình thức cho vay
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

3


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

tiêu dùng mang lại khi ngân hàng mở rộng loại hình này với điều kiện họ
khơng lạm dụng nó để chi tiêu vào những việc khơng chính đáng vì nếu
khơng sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai.
3.2 Đối với Ngân hàng thương mại.
Đối với Ngân hàng thương mại, hai nghiệp vụ quan trọng nhất của nó là
nhận tiền gửi và cho vay. Khi đã huy động được tiền gửi rồi thì Ngân hàng
cần phải khai thác nguồn tiền gửi này để đảm bảo khả năng chi trả chi phí huy
động. Để làm được điều này các Ngân hàng phải khai thác triệt để thị trường
tín dụng, nghĩa là phải tìm cách thoả mãn tốt nhất, nhiều nhất nhu cầu tín
dụng của nền kinh tế. Như vậy, phát triển cho vay tiêu dùng là một biện pháp
tốt để mở rộng thị trường cho các Ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó mục tiêu hoạt động của ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận,
lĩnh vực nào có lợi nhuận thì ngân hàng sẽ khơng từ chối. Trong khi đó cho
vay tiêu dùng có số món vay nhiều nên có thể chia sẻ rủi ro, đồng thời cho
vay tiêu dùng đơn giản hơn rất nhiều so với cho vay đối với sản xuất mà lợi
nhuận thu đựơc lại cao do lãi suất tương đối cao. Do vậy việc mở rộng cho
vay tiêu dùng đối với Ngân hàng thương mại là một hướng kinh doanh có
hiệu quả và tương đối an tồn.
3.3 Đối với nền kinh tế – xã hội.
Sự tăng trưởng của một nền kinh tế được thể hiện rất rõ qua mức cầu tiêu
dùng hàng hố của dân cư, nó được đo bằng việc tăng số lượng cầu có khả
năng thanh tốn. Do vậy, cho vay tiêu dùng sẽ là một đòn bẩy tốt để kích cầu,

từ đó có tác động tới nhiều mặt của nền kinh tế – xã hội như: tăng GDP, tăng
mức sống dân cư, mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp, chống
thiểu phát,…
Việc tăng trưởng cầu còn góp phần lớn vào việc tăng năng lực sản xuất
quốc gia, từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngồi, tăng công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động. Nhưng cần chú ý trong điều kiện lạm phát thì tăng
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

4


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

cầu lại là một điều không tốt, nó sẽ làm cho tình trạng lạm phát ngày càng xấu
thêm.
Như vậy ta có thể khẳng định cho vay tiêu dùng là một hướng đi tốt cho
các Ngân hàng thương mại cũng như nền kinh tế, vì vậy cần có những giải
pháp hữu hiệu để thúc đẩy sự phát triển của loại hình cho vay này.

4. Phân loại cho vay tiêu dùng.
Việc phân loại cho vay tiêu dùng được thực hiện dựa trên một số tiêu
thức sau.
4.1 Căn cứ vào mục đích vay.
Cho vay tiêu dùng cư trú
Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua
sắm, xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình.
Cho vay tiêu dùng phi cư trú
Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc
trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải
trí, du lịch, y tế, …

4.2 Căn cứ vào phương thức hồn trả.
Cho vay tiêu dùng trả góp.
Cho vay tiêu dùng trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người
đi vay trả các khoản tiền bằng nhau (bao gồm cả gốc và lãi) cho ngân hàng
nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức
hoàn trả này thường áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc thu
nhập định kỳ của người đi vay khơng đủ khả năng thanh tốn một lần khoản
vay.
Thông thường khi cho vay tiêu dùng (cho vay trả góp) ngân hàng yêu
cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua, số
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

5


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

tiền này thường được gọi là số tiền trả trước, phần còn lại Ngân hàng sẽ cho
vay. Số tiền trả trước phải đủ lớn, một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng họ
chính là chủ sở hữu của tài sản, mặt khác lại có tác dụng hạn chế rủi ro cho
Ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng phi trả góp
Theo phương thức này tiền vay được thanh tốn cho khách hàng chỉ một
lần khi đến hạn. Thông thường các khoản vay tiêu dùng phi trả góp có giá trị
nhỏ và thời gian vay không dài.
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó
Ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc thấu
chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín
dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm

được từng kỳ, khách hàng được Ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả
nợ nhiều kỳ một cách tuần hồn, theo một hạn mức tín dụng.
4.3 Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng
mua những khoản nợ phát sinh do những cơng ty bán lẻ đã bán chịu hàng hố
hay dịch vụ cho người tiêu dùng.

(1)
(4)
(5)

Ngân hàng

Công ty bán lẻ

(2)

(6)

(3)

Người tiêu dùng

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

6


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp
đồng, Ngân hàng thường đưa ra đối tượng các điều kiện về đối tượng
khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán
chịu,…
(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng
hoá. Theo nguyên tắc người mua hàng phải trả trước một phần giá trị
của hàng hố.
(3) Cơng ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng bán chịu hàng hoá cho Ngân hàng.
(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho cơng ty bán lẻ.
(6) Người tiêu dùng thanh tốn tiền nợ vay cho Ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó
Ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ
từ người này.
Cho vay tiêu dùng trực tiếp được thực hiện thông qua sơ đồ sau:

(3)

Ngân hàng

(1)

Công ty bán lẻ

(2)

(5)


(4)

Người tiêu dùng

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

7


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.
(2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ.
(3) Ngân hàng thanh tốn số tiền cịn thiếu cho công ty bán lẻ.
(4) Công ty giao tài sản cho người tiêu dùng.
(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho Ngân hàng.

II. Mở rộng cho vay tiêu dùng
1. Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại càng ngày càng chứng
tỏ được vai trị của mình và vì thế các ngân hàng càng ngày càng đi sâu vào
lĩnh vực này để mở rộng và cho vay một cách có hiệu quả các khoản cho vay
tiêu dùng.
Mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng
của các khoản vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại.

2. Các chỉ tiêu đo lường việc mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân
hàng Thương mại
* Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng

Tăng trưởng là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong một thời kỳ
nhất định. Tăng trưởng là điều kiện và là tiền đề cho phát triển song tăng
trưởng cũng có thể khơng dẫn đến phát triển nhưng khơng có tăng trưởng thì
nhất định khơng có phát triển. Tại các NHTM, tăng trưởng cho vay là một
trong những tiền đề cho việc chiếm lĩnh thị trường, gia tăng lợi nhuận.
Mức tăng trưởng cho vay tiêu dùng được tính bằng số tương đối hay số
tuyệt đối của số lượng cho vay tiêu dùng kỳ sau so với kỳ trước. Số tương đối
thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm hoặc khơng có tăng trưởng. Số
tuyệt đối thể hiện quy mô tăng trưởng cho vay. Khi đánh giá mức độ tăng

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

8


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

trưởng cho vay tiêu dùng, người ta dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá mức độ
tăng trưởng cho vay tiêu dùng :
Số lượng khách hàng vay tiêu dùng:
Số lượng khách hàng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá
mức độ mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Số lượng khách hàng có thể
tính theo một khoảng thời gian nhất định (quý, năm), nếu số lượng khách
hàng tìm đến ngân hàng để vay với mục đích tiêu dùng lớn và ngày càng tăng
thì chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngày càng được mở
rộng, uy tín trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng ngày càng được nâng cao và
ngân hàng đã tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực này.Chỉ tiêu số lượng khách
hàng cho vay tiêu dùng được xác định ;

Số lượng KH vay tiêu dùng năm ( n ) – Số lượng KH vay tiêu dùng năm ( n-1)

Số lượng KH vay tiêu dùng năm ( n-1)

x 100

Dư nợ cho vay tiêu dùng :
Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng của ngân
hàng phản ánh được quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng đó. Tỷ trọng dư
nợ cho vay tiêu dùng tăng chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng được chú
trọng phát triển tại ngân hàng đó. Hơn nữa, nếu tỷ trọng này chiếm phần lớn
trong tổng dư nợ có nghĩa là hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng này
rất phát triển, nó là hoạt động chính đem lại lợi nhuận từ tín dụng cho ngân
hàng. Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng được xác định :
Dư nợ cho vay tiêu dùng năm ( n ) - Dư nợ cho vay tiêu dùng năm ( n-1)
Dư nợ cho vay tiêu dùng năm ( n-1)

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

x 100

9


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Doanh số cho vay tiêu dùng :
Doanh số cho vay tiêu dùng là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách
hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Doanh số
cho vay tiêu dùng ngày càng lớn, tốc độ tăng ngày càng cao cho thấy khả
năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
Doanh số cho vay tiêu dùng năm ( n ) – Doanh số cho vay tiêu dùng năm ( n-1) x 100

Doanh số cho vay tiêu dùng năm ( n-1)
Ngoài ra cần phải xem xét tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng trên
tổng doanh số cho vay của cả ngân hàng mới thấy được sự gia tăng tương
đối của cho vay tiêu dùng so với các loại cho vay khác.
* Sự đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng
Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng là quá trình cung cấp nhiều
chủng loại sản phẩm cho vay tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn của khách hàng để vừa giữ được khách hàng truyền thống, đồng thời
không ngừng mở rộng tới đối tượng khách hàng mới trên thị trường, nhờ đó
tăng doanh thu và lợi nhuận. Tác dụng của đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu
dùng là :
Thứ nhất, làm tăng tổng dư nợ và khách hàng vay vốn, góp phần làm
tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Thứ hai, thực hiện phân tán rủi ro.
Thứ ba, thúc đẩy các nghiệp vụ ngân hàng khác cùng phát triển.
Thứ tư, tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trên thị trường.
Tăng trưởng cho vay phải đi đối với nâng cao chất lượng cho vay, phải
phù hợp với tốc độ tăng trưởng chung của ngân hàng. Có như vậy, việc tăng
trưởng mới ổn định và bền vững. Do đó, để đánh giá sự phát triển cho vay
tiêu dùng tại NHTM, ngồi những tiêu chí đánh giá sự tăng trưởng kể trên, ta
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

10


CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP

cịn phải sử dụng những tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng. Sau
đây là một số tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá chất lượng cho vay
tiêu dùng tại NHTM.

* Thu lãi từ cho vay tiêu dùng
Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng tăng hay giảm qua các năm phản
ánh được quy mô và xu hướng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM là có
hiệu quả và là tín hiệu tốt để tiếp tục phát triển cho vay tiêu dùng. Chỉ tiêu
này được xác định :
Thu lãi từ cho vay tiêu dùng cuối kỳ
Tổng thu lãi cho vay của ngân hàng cuối kỳ

x 100%

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay tiêu dùng
3.1 Các nhân tố chủ quan:
* Chính sách cho vay tiêu dùng của NHTM: Chính sách cho vay tiêu
dùng của NHTM được hiểu đơn giản là một tuyên bố về tiêu chuẩn đối với
danh mục cho vay của ngân hàng. Một chính sách cho vay tiêu dùng rõ ràng
sẽ mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho ngân hàng.
* Mạng lưới hoạt động kinh doanh của NHTM: Mạng lưới hoạt động
kinh doanh của NHTM thể hiện quy mơ của ngân hàng đó. Một ngân hàng
lớn sẽ có hệ thống mạng lưới giao dịch rộng lớn, đây là điều kiện thuận lợi để
người tiêu dùng ở mọi địa bàn có thể tiếp cận dễ dàng tới các dịch vụ ngân
hàng nói chung và sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng. Bên cạnh đó, quy
mơ ngân hàng cũng ảnh hưởng tới chi phí huy động vốn. Chi phí huy động
vốn thấp thì lãi suất cho vay thấp, làm tăng khả năng cạnh tranh và thu hút
được sự quan tâm của khách hàng hơn so với các ngân hàng khác.
* Chất lượng nhân sự: đây là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát
triển tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Dưới con mắt của
khách hàng, cán bộ tín dụng là hình ảnh của ngân hàng. Ngân hàng có đội ngũ
cán bộ tín dụng đạt chất lượng cao sẽ gây được thiện cảm với khách hàng, từ
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9


11


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

đó thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, đồng thời ngân hàng
hạn chế được những rủi ro trong q trình cung cấp tín dụng.
* Cơ cấu tổ chức của NHTM : cơ cấu tổ chức bao gồm hệ thống tổ chức,
chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp ngân hàng xác định rõ các kênh hoạt động,
phân định rõ giữa bộ máy quản lý trực tiếp và các mối quan hệ chức năng, các
phòng ban liên quan phối hợp nhịp nhàng ăn khớp với nhau trong việc triển
khai mọi hoạt động nhằm hướng tới việc phục vụ khách hàng một cách có
hiệu quả hơn.
* Cơ sở vật chất của NHTM: ngoài việc trang bị đầy đủ và hiện đại các
tài sản, phương tiện làm việc, phương tiện giao dịch với khách hàng, ngân
hàng cần chú trọng phát triển hệ thống cơng nghệ thơng tin. Cơng nghệ thơng
tin có thể đem lại những lợi ích to lớn và sức cạnh tranh cho các NHTM như
cập nhật, thu nhập, xử lý và phân tích thơng tin nhanh hơn, giảm thiểu chi phí,
nhờ có cơng nghệ thơng tin, khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ của
ngân hàng mà không phải trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng,…
* Nguồn khai thác thông tin của NHTM: trong hoạt động cho vay tiêu
dùng, Ngân hàng bỏ tiền ra cho vay trên cơ sở chủ yếu là lịng tin. Lịng tin có
chính xác hay không phụ thuộc vào chất lượng thông tin. Để cho vay có chất
lượng, ngân hàng cần phải có được những thơng tin đáng tin cậy, phân tích và
xử lý chính xác rất nhiều thơng tin liên quan. Các thông tin này giúp ngân
hàng chủ động trong việc cung cấp tín dụng và đánh giá rủi ro một cách chính
xác hơn về các khoản tín dụng của mình. Thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp
thời giúp cho ngân hàng ngăn chặn những rủi ro tiềm năng và giữ được khách
hàng tốt cho mình.

3.2 Nhân tố khách quan:
Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc phát triển hoạt
động cho vay tiêu dùng mà bản thân ngân hàng khơng thể kiểm sốt được.
* Người tiêu dùng: người vay vốn là nhân tố mang tính quyết định đến
chất lượng tín dụng, nó được xem xét trên các khía cạnh nhu cầu vay vốn, thu
nhập của người đi vay, trình độ văn hóa, đạo đức,… của khách hàng. Vậy, có
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

12


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

thể khẳng định nhân tố khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển
cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
* Sự cạnh tranh trên thị trường cho vay tiêu dùng: hiện nay, sự xuất hiện
của các đối thủ cạnh tranh là không thể tránh khỏi trong các lĩnh vực kinh tế
nói chung cũng như trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Sự xuất hiện
này sẽ dẫn đến thị trường cho vay tiêu dùng bị chia nhỏ. Do đó các ngân hàng
ln phải khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng
hóa sản phẩm nhằm củng cố và mở rộng thị trường, duy trì khả năng cạnh
tranh.
* Mơi trường kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội: sự tăng trưởng kinh tế,
chính sách đầu tư, thu nhập bình qn đầu người, chế độ chính trị ổn định, tập
quán xã hội, bản sắc dân tộc,… là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM. Do đó, cần phải nắm vững các
nhân tố ảnh hưởng và biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và đồng bộ
ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế sẽ tạo điều kiện cho
sự thành công của hoạt động cho vay tiêu dùng.
* Môi trường pháp lý: Do đặc thù của ngành ngân hàng luôn mang tính

rủi ro cao và sự đổ vỡ có tính chất dây chuyền, do đó kinh doanh ngân hàng
ln phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Một mơi trường pháp lý
thơng thống, rõ ràng, đồng bộ giữa các bộ ngành sẽ giúp cho các ngân hàng
hoạt động an tồn, có hiệu quả hơn và tránh được những rủi ro. Mỗi ngân
hàng cần chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với
những quy định mới, phân tích và dự báo được những xu hướng thay đổi của
mơi trường pháp luật từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhất với xu thế
chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

13


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Chương II : Thực trạng cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương
I. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Hà Nội :
1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội tiền thân là Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội được thành lập ngày 01/03/1985 theo Quyết định số
177/NH.QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), là chi nhánh trực thuộc Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam có trụ sở chính tại địa chỉ 344 Bà Triệu – Hà
Nội. Sau khi thực hiện cổ phần hóa, kể từ 01/6/2008 Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần thì Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội được chuyển đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Hà Nội (gọi tắt là Vietcombank Hà Nội) theo Quyết định số

419/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 05/6/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Cùng với bước chuyển mình của kinh tế Thủ đô từ những năm cuối thập
kỷ 90 đến nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội đã từng bước mở
rộng quy mô hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân
hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng
cao chất lượng phục vụ, phấn đấu trở thành một ngân hàng đa năng hiện đại
phục vụ mọi thành phần kinh tế Thủ đô.
Như vậy, gần 25 năm hoạt động, từ một Chi nhánh nhỏ với cơ sở vật chất
nghèo nàn đến nay Vietcombank Hà Nội đã đạt được những thành công nhất
định trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và trở thành một trong
những chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam, được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

14


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội có 12 phịng ban chức năng, 10
Phòng giao dịch và 01 quầy thu đổi ngoại tệ có địa điểm giao dịch trên địa
bàn Hà Nội. Sau đây là mơ hình tổ chức của Vietcombank Hà Nội.
SƠ ĐỒ 1 – MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA VIETCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

15



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Hà Nội
Bảng 2 sau đây cho ta thấy kết quả kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Hà Nội trong một vài năm gần đây.
Chỉ tiêu

2007

2008

Số tiền
558.649

Tỷ trọng %

Số tiền
734.037

Tỷ trọng %

- Thu lãi cho vay

204.997

37

324.324


44

- Thu lãi tiền gửi

321.751

58

351.117

48

- Thu phí dịch vụ

31.901

5

58.596

8

1. Tổng thu
Trong đó :

2. Tổng chi

543.222


632.493

Trong đó :
- Chi trả lãi tiền gửi

344.468

63

466.245

75

- Chi phí quản lý

119.083

22

15.165

2

- Chi dự phịng

79.671

15

151.083


23

3. Lợi nhuận trước
thuế

15.427

101.544

Với sự nỗ lực không ngừng trong tất cả các hoạt động nên kết quả kinh
doanh mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội đạt được trong những năm
qua ln có sự gia tăng. Năm 2008, tuy tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó
khăn do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nhờ có sự nỗ
lực trong mọi hoạt động kinh doanh, khai thác triệt để các thế mạnh, quản trị
tốt hoạt động lãi suất, linh hoạt triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ,
nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm mới, thực hiện tốt các chính sách chăm
sóc khách hàng,… nên kết quả kinh doanh năm 2008 đạt 101,544 tỷ đồng,
vượt 38,6% so với kế hoạch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giao
cho là 73,6 tỷ đồng.
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

16


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng thì tỷ trọng thu phí dịch vụ trong
tổng thu nhập rất nhỏ, khoảng từ 5% đến 10%. Đây cũng là đặc trưng chung
của các NHTM Việt Nam.


II. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
1. Các quy chế pháp lý về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam
Sau khi Nghị định số 178/99/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay của các TCTD,
cho phép các TCTD cho vay Bằng tín chấp của Tổ chức đồn thể chính trị- xã
hội cho cá nhân và hộ gia đình nghèo, hai văn bản của NHNN là Công văn số
34/CV-NHNN1 ngày 07/01/2000 và Công văn số 98/CV-NHNN1 ngày
28/01/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam hướng dẫn, cho phép các TCTD
cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV. Lúc này NHNT bắt
đầu triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng. Với sự tăng trưởng nhánh chóng
của loại hình cho vay này, yêu cầu đặt ra là phải có các văn bản hướng dẫn
trực tiếp của NHNT.
• Quyết định số 1065/2000/QĐ-NHNT ngày 13/6/2000 về việc cho vay
khơng có bảo đảm bằng tài sản của CBCNV và thu nợ từ lương, trợ
cấp, các khoản thu hợp pháp khác.
• Thơng báo số 1405/2000/TB-SGD.THT ngày 10/08/2000 về việc
hướng dẫn thực hiện QĐ số 1065 của NHNT.
• Quyết định số 2167/QĐ/2001-NHNT ngày 10/12/2001 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 1065 ra ngày 13/6/2000 về
việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đơí với CBCNV.
• Cơng văn số 2166/CV-NHNT.QLTD về việc cho vay khơng có bảo
đảm bằng tài sản đối với CBCNV.

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

17



CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP

• Thơng báo số 12/TB-SGD.TDNH ngày 17/01/02 về việc vay vốn
khơng có bảo đảm bằng tài sản của CBCNV.
• Thơng báo số 189/TB-SGD.TDNH sửa đổi Thơng báo số 12 ngày
17/1/02
• Quyết định số 30/QĐ-NHNT.QLTD ngày 21/02/02 quy định mức cho
vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với chi nhánh NHNT.
• Quyết định số 407/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 về việc ban hành bản
hướng dẫn của NHNT về quy chế cho vay đối với khách hàng.
• Cơng văn số 364/CV-NHNT.QLTD về việc xác định giá trị quyền sử
dụng đất để thế chấp, bảo lãnh.


Ngồi các văn bản pháp lý của NHNN và NHNT, hoạt động cho vay
tiêu dùng của Sở giao dịch NHNT còn dựa vào một số văn bản của
UBND Thành phố Hà Nội.

• Quyết định số 3519/QĐ/1997-UB của UBND TP Hà nội ngày
12/09/97 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 87/NĐ/94-CP ngày
7/8/94 của Chính phủ về khung giá các loại đất trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.


Quyết định số 158/2002/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà nội ngày
25/11/02 quy định thủ tục chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu.

2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

2.1 Tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Hà Nội
Mặc dù cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay ra đời muộn hơn so với
các loại hình cho vay khác nhưng trong những năm gần đây nó đã phát triển
một cách mạnh mẽ do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Phát triển cho
vay tiêu dùng là một trong những hướng đi mới của nhiều ngân hàng, trong
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

18


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

đó có Vietcombank nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện phân tán rủi ro và
tăng dư nợ. Hàng năm, tốc độ phát triển cho vay tiêu dùng của các ngân hàng
đều tăng từ 20%-30% so với năm trước, nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng
mới ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhận thức được tầm quan trọng
của loại hình cho vay tiêu dùng, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Hà Nội đã có những định hướng để phát triển loại hình cho vay này.
Sau đây là một số chỉ tiêu phản ảnh tình hình cho vay tiêu dùng của
Vietcombank Hà Nội.
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng
BẢNG 3 – Dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội
Giai đoạn 2007-2009
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu

2007

2008


2009

- Dư nợ Cho vay tiêu dùng

145

178

206

- Tốc độ tăng trưởng (%)

96

123

116

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)
Trong thời gian đầu triển khai cho vay tiêu dùng, Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Hà Nội chủ yếu cho vay có tài sản đảm bảo bằng các chứng từ
có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,...nhưng dư nợ của các khoản vay
tiêu dùng này rất ít, hầu như không đáng kể. Điều này chứng tỏ thị trường cho
hoạt động tín dụng tiêu dùng có nhiều tiềm năng do mức sống dân cư ngày
càng nâng cao và quan niệm về chi tiêu cũng đã có nhiều thay đổi.

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

19



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Năm 2007 được đánh giá là năm thành công của hoạt động cho vay tiêu
dùng của Vietcombank Hà Nội và là bước đệm tăng trưởng cho thời gian tiếp
theo. Năm 2008 tuy là năm có nhiều biến động lớn: khủng hoảng tài chính thế
giới, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước thực hiện
chính sách thắt chặt tiền tệ, cuộc chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng,…làm
ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân trong nước nói chung và
tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng nhưng mức tăng trưởng
khá - tăng 23% so với năm 2007, dư nợ đạt 178 tỷ đồng chiếm 7% trong tổng
dư nợ của Ngân hàng. Do có những chính sách mềm dẻo linh hoạt nên năm
2009 hoạt động cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội đạt 206 tỷ đồng
tăng
2.1.2 Tỷ trọng của dư nợ cho vay tiêu dùng
BẢNG 4 – Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội
Giai đoạn 2007-2009
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
- Dư nợ Cho vay tiêu dùng
- Tỷ trọng dư nợ Cho vay tiêu dùng (%)

2007

2008

2009


2.553
145

2.524
178

2.638
206

5,7

7,0

8,0

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)
Qua Bảng 4 ta thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Hà Nội là quá nhỏ bé so với qui mơ tín dụng của Ngân hàng
với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh là chủ yếu mà các món vay này
thường có trị giá lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó tỷ lệ cho
vay tiêu dùng trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại khác trên địa
bàn đều dao động ở mức từ 8-12%.
2.1.3 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng
Để đánh giá đầy đủ hơn về sự tăng trưởng cho vay tiêu dùng của
Vietcombank Hà Nội, ta sẽ tiến hành xem xét sự tăng trưởng của từng sản
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

20



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

phẩm cho vay tiêu dùng. Ở đây ta xem xét cơ cấu dư nợ của các sản phẩm cho
vay tiêu dùng theo một số hình thức cho vay của Ngân hàng.
* Căn cứ theo kỳ hạn vay
Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng theo kỳ hạn cho vay
được phản ánh tại bảng 5 sau đây.

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

21


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

BẢNG 5 – Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội
theo kỳ hạn vay – Giai đoạn 2007-2009
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

Dư nợ Cho vay tiêu dùng
145
178
206

- Ngắn hạn
97
111
120
Tỷ trọng (%)
67
62
58
- Trung và dài hạn
48
67
86
Tỷ trọng (%)
33
38
42
(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)
Ta thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Hà Nội trong những năm qua chủ yếu là cho vay ngắn hạn, phần cho vay
trung, dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong Dư nợ cho vay tiêu dùng. Để
thấy rõ hơn về cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn, ta theo dõi Biểu
đồ 6 dưới đây.
250
200
86

150

67
48


100
97

111

120

2007

50

2008

2009

0

Ngắn hạn

Trung và dài hạn

BIỂU ĐỒ 6: CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO KỲ HẠN

Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

22


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


Biểu đồ 6 cho thấy hầu hết khách hàng vay vốn tại Ngân hàng là vay
ngắn hạn. Các món vay ngắn hạn tại Ngân hàng chủ yếu tập trung vào loại
hình cho vay cầm cố giấy tờ có giá do thủ tục cầm cố các chứng từ có giá rất
đơn giản, thuận tiện, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một
cách nhanh chóng. Lãi suất vay ngắn hạn thấp hơn nhiều so với lãi suất vay
trung, dài hạn và các khoản cho vay tiêu dùng có trị giá thấp nên thời gian
khách hàng tích lũy đủ tiền để trả là khơng lâu, do đó khách hàng thường lựa
chọn hình thức vay ngắn hạn.
Khai thác sản phẩm cho vay tiêu dùng trung, dài hạn đem lại nhiều lợi
ích cho Ngân hàng - Ngân hàng có lợi nhuận cao hơn và ổn định hơn so với
sản phẩm cho vay ngắn hạn do trị giá món vay khá lớn, thời gian vay dài, lãi
suất cao hơn lãi suất ngắn hạn và chi phí/lợi nhuận cũng thấp hơn so với cho
vay ngắn hạn.
* Căn cứ theo loại tài sản được tài trợ
BẢNG 7 - Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội
theo loại hình tài sản được tài trợ – Giai đoạn 2007-2009
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu

Dư nợ cho vay
tiêu dùng
1. Cho vay mua nhà /căn hộ
chung cư, biệt thự, xây dựng
và sửa chữa nhà ở
Tỷ trọng (%)
2. Cho vay mua Ô tơ trả góp

Tỷ trọng (%)
3. Cho vay du học


2007

2008

2009

Dư 07/06
nợ
(%)
145

Dư 08/07
nợ
(%)
178

Dư 09/08
nợ
(%)
206

120

154

183

89


83
25

87
221

17
0

128

24

89
96

13
0

0

119

23

96

11
0


0

0

0
0
0
Tỷ trọng (%)
(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

23


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Sản phẩm Cho vay mua nhà/căn hộ chung cư, biệt thự, xây dựng và
sửa chữa nhà ở năm 2007 tuy có giảm nhưng vẫn đạt 120 tỷ đồng, bằng 89%
so với năm 2006. Đến năm 2008, dư nợ của sản phẩm cho vay này đạt 154 tỷ,
chiếm 87% trong dư nợ và tăng 28% so với năm trước. Và đến năm 2009, dư
nợ đạt 183 tỷ chiếm 89% trong dư nợ và tăng 19% so với năm 2008.
Năm 2007, 2008 và 2009, dư nợ của sản phẩm cho vay mua ơ tơ trả
góp tuy có tăng nhưng tỷ trọng chiếm trong dư nợ cho vay tiêu dùng không
cao. Cụ thể năm 2007 đạt 25 tỷ dư nợ, tăng 121% so với năm 2006 và chiếm
17% trong dư nợ. Năm 2008 đạt 24 tỷ và chiếm 13% trong tổng dư nợ và năm
2009 đạt 23 tỷ và chiếm 11%.
Sản phẩm Cho vay du học không đáng kể và khơng thường xun năm
2007 ,2008 và 2009 khơng có phát sinh.
* Căn cứ theo phương thức đảm bảo tiền vay
BẢNG 8 – Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội

theo phương thức đảm bảo tiền vay – Giai đoạn 2007-2009
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu

2007


Dư nợ cho vay
tiêu dùng
1. Cho vay cầm cố

nợ
145
130

2008

07/06
(%)

91


nợ
178
165

08/07
(%)


127

2009

nợ
206
187

09/08
(%)

113

giấy tờ có giá, thế
chấp tài sản
Tỷ trọng (%)
90
93
91
2. Cho vay tín chấp
15
192
13
87
19
146
Tỷ trọng (%)
10
7
9

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng chủ yếu tập trung
vào sản phẩm Cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thế chấp tài sản và tỷ trọng
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

24


CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP

này ln duy trì ở mức trên 90%. Cịn sản phẩm Cho vay tín chấp có dư nợ
chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong dư nợ cho vay tiêu dùng, chỉ chiếm 4%
hoặc 5%, cao nhất là năm 2007 chiếm 10% và năm 2009 chiếm 9% còn năm
2008 chiếm 7%.
Ngoài ra nếu căn cứ theo phương thức cho vay thì với phương thức cho
vay tiêu dùng trực tiếp, Vietcombank Hà Nội đang thực hiện thông qua cách
thức Cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng và
cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng. Thực chất của thẻ tín dụng là Ngân hàng
cho khách hàng vay tiền để tiêu.
Cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ được biểu hiện ở
doanh số chi tiêu của chủ thẻ.
BẢNG 9 – Doanh số chi tiêu qua thẻ tín dụng của Vietcombank
Hà Nội
Giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị : triệu đồng
2007
Doanh số
Thẻ
- Visa


2008
07/06

31.840,28

(%)
41

- Master

5.867,73

- Amex

1.763,10

Tổng

Doanh số

2009
08/07

Doanh số

09/08

43.939,56

(%)

38

52.957,32

(%)
21

53

7.449,51

27

9.523,48

28

87

2.559,64

45

3.648,58

43

39.471,11

53.718,87


66.129,38

(Nguồn : Phịng Thanh tốn Thẻ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)
Với thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch mua bán của người Việt
Nam nên thẻ tín dụng vẫn cịn là điều mới mẻ đối với đa số tầng lớp nhân
dân. Thẻ tín dụng do Ngân hàng phát hành chỉ tập trung vào một số đối tượng
khách hàng có thu nhập cao hoặc có nhu cầu đi nước ngồi (đi cơng tác, du
lịch, du học,…). Ngân hàng cần tập trung đẩy mạnh công tác phát hành thẻ tín
Trịnh Thị Trang Nhung - Lớp: NHK- K9

25


×