BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG LÊN SỰ TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ THÔNG QUA KÊNH CHO VAY: BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Mã số: CS-2015-109
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Minh Hà
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG LÊN SỰ TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ THÔNG QUA KÊNH CHO VAY: BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Thành viên tham gia: ThS. Hoàng Thị Phương Anh
ThS. Đinh Thị Thu Hà
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
TÓM TẮT
Bằng việc sử dụng một mẫu gồm 31 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm
1999-2015, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích phản ứng của sự tăng trưởng
tín dụng đến chính sách tiền tệ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của ngân hàng. Kết
quả của chúng tôi thấy rằng ngân hàng với mức độ cạnh tranh cao, được đại diện bởi
chỉ số Lerner có mức độ nhạy cảm cao với những cú sốc của chính sách tiền tệ. Khi
xem xét tác động của cấu trúc thị trường (đại diện bởi chỉ số HHI), kết quả nghiên cứu
cũng thấy rằng sự tập trung ngân hàng càng lớn thì càng cản trở việc truyền dẫn chính
sách tiền tệthông qua các kênh cho vay ngân hàng. Do đó, chúng tôi thấy rằng, cạnh
tranh là một yếu tố quan trọng, giúp tăng cường hiệu quả của truyền dẫn chính sách
tiền tệ thông qua kênh cho vay ngân hàng. Chúng tôi cũng thấy rằng trong giai đoạn
2008-2011, kênh này trở nên mạnh hơn, đặc biệt là khi ngân hàng trung ương thực thi
các chính sách tiền tệ phi truyền thống.
Từ khóa: cạnh tranh ngân hàng, kênh cho vay ngân hàng, chính sách tiền tệ.
1
1. Giới thiệu
1.1.Lý do nghiên cứu
Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng ở Việt Nam đã trải qua những
thay đổi quan trọng trong điều kiện cạnh tranh. Các yếu tố đó đã góp phần vào những
thay đổi quan trọng trong cấu trúc thị trường bao gồm hội nhập quốc tế về tài chính, tư
nhân hóa và một làn sóng sáp nhập và mua lại, cùng với việc gia tăng sự thâm nhập
của ngân hàng nước ngoài và cải cách tài chính để bảo lãnh cho các ngân hàng từ cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài đã mang lại nhiều tác động tích cực
trong tiến trình phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam như gia tăng tính cạnh tranh
lẫn nhau, thúc đẩy các ngân hàng trong nước cải tiến công nghệ, quy trình, sản
phẩm… cho phù hợp với điều kiện mới. Số lượng ngân hàng nước ngoài đang có xu
hướng tăng lên, tuy nhiên, chưa vượt quá 25% tổng số ngân hàng toàn ngành và tỷ
trọng tài sản của ngân hàng nước ngoài so với toàn ngành ngân hàng tại Việt Nam
chưa vượt quá 5%, cho thấy chỉ nắm giữ tài sản với tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, các NHTM
trong nước đang đóng vai trò nòng cốt trong cuộc tranh giành thị phần, hay cạnh tranh
tại các NHTM Việt Nam chủ yếu là cạnh tranh giữa các NHTM trong nước.
Trong bối cảnh hiện tại của phục hồi khủng hoảng, một trong những vấn đề
chính cần quan tâm là khả năng của các trung gian tài chính để tài trợ cho việc làm
mới và cung cấp những cơ hội mới cho sự phát triển ổn định và bền vững. Cấu trúc thị
trường và đặc biệt là cạnh tranh của các ngân hàng có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu
này. Thật vậy, sự cạnh tranh có thể trực tiếp làm thay đổi sự phát triển của các nguồn
cung cấp tín dụng, nhưng cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến nó thông qua những tác
động truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua các kênh cho vay của ngân hàng. Do
đó, mức độ cạnh tranh ngân hàng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiền
tệ bằng cách tiếp tay hoặc cản trở việc truyền dẫn các quyết định của chính sách tiền
tệ.
Nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định những tác động của chính sách tiền tệ đến
việc cung cấp tín dụng của các ngân hàng. Một chính sách tiền tệ thắt chặt có thể buộc
một số ngân hàng cắt giảm cung tiền cho vay của họ. Tuy nhiên, việc cắt giảm này sẽ
khác nhau giữa các ngân hàng. Một ngân hàng khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn
2
vốn khác sẽ cắt giảm cung tín dụng nhiều hơn các ngân hàng dễ dàng tiếp cận các
nguồn vốn khác. Họ nhận thấy rằng các ngân hàng có quy mô nhỏ phản ứng mạnh
hơn với các cú sốc của chính sách tiền tệ. Ngoài quy mô (Kashyap và Stein, 2000;
Altunbas và ctg., 2002; Altunbas và ctg., 2009), một số nghiên cứu còn cho thấy vốn
(Kishan và Opiela, 2000; Van den Heuvel, 2002; Gambacorta, 2005; Altunbas và ctg.,
2009) và khả năng thanh khoản cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng cho vay của
ngân hàng khi có sự sự thay đổi trong chính sách tiền tệ (Kashyap và Stein, 2000;
Ehrmann và ctg., 2003;. Altunbas và ctg., 2009). Ngoài những yếu tố trên, tác động
của chính sách tiền tệ đến cung cho vay của ngân hàng còn tùy thuộc vào cấu trúc thị
trường và sự cạnh tranh của ngân hàng. Nhiều quan điểm cho rằng, khi không có sự
cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng tức một ngân hàng có sức mạnh thị trường
cao hơn thì có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn như chứng chỉ tiền gửi và các
khoản vay liên ngân hàng. Do đó, một ngân hàng có sức mạnh thị trường càng lớn thì
sẽ giúp giảm bớt các cú sốc bằng cách giảm tạm thời lợi nhuận của mình. Từ quan
điểm trên, một số nghiên cứu thực nghiệm đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng sự cạnh
tranh của ngân hàng đến việc truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng
(Adams và Amel, 2005; Gunji và ctg., 2009; Olivero và ctg., 2011a; Fungáčová và
ctg., 2014; Leory, 2014; Leroy và Lucotte, 2015).
Tuy việc nghiên cứu ảnh hưởng của cạnh trạnh giữa các ngân hàng đến sự truyền
dẫn của chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vay mang nhiều ý nghĩa thực tiễn to
lớn, nhưng hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này đều được tiến hành trên
các thị trường như Mỹ, khu vực Châu Âu, khu vực Châu Á và Mỹ La Tinh, ở Việt
Nam đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này. Khác với các
quốc gia có thị trường tài chính và thị trường chứng khoán phát triển, thì ở Việt Nam
hầu hết các doanh nghiệp khi có nhu cầu tài trợ mới đều sử dụng kênh cho vay của
ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp mình. Do vậy, kênh cho vay có
vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn các chính sách tiền tệ đến nền kinh tế (Chu
Khánh Lân, 2012; Nguyễn Phúc Cảnh, 2014). Do đó, việc nghiên cứu vấn đề chuyên
sâu về vấn đề này cho Việt Nam là cần thiết, từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị hữu ích
cho các đối tượng liên quan như nhóm các ngân hàng, các nhà tạo lập và quản lý thị
trường.
3
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Những nghiên cứu trước cho thấy rằng tăng mức độ cạnh tranh có thể ảnh
hưởng đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vay của ngân
hàng, cho nên trong bài nghiên cứu này mục tiêu chính của chúng tôi là muốn kiểm tra
xem tác động của mức độ cạnh tranh ảnh hưởng như thế nào đến sự truyền dẫn của
chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vayở Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hóa thành các câu hỏi nghiên cứu sau:
Tác động cạnh tranh ngân hàng và kênh cho vay của ngân hàng có mối quan hệ
như thế nào?
Cạnh tranh giữa các ngân hàng có tác động thế nào đến sự truyền dẫn của chính
sách tiền tệ thông qua kênh cho vay của ngân hàng?
Tác động của cạnh tranh giữa các ngân hàng đến sự truyền dẫn của chính sách
tiền tệ thông qua kênh cho vay sẽ thay đổi như thế nào trong thời kỳ khủng
hoảng tài chính năm 2008-2011?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của cạnh tranh ngân hàng đến truyền dẫn
chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vay của ngân hàng.
Phạm vi thu thập dữ liệu: mẫu nghiên cứu gồm 31 ngân hàng Việt Nam từ năm
1999-2015.
4
2. Tổng quan lý thuyết
2.1. Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ
Để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, các công cụ chính sách tiền tệ trên
sẽ được ngân hàng trung ương (NHTW) thực thi. Tuy nhiên, một chính sách tiền tệ có
đúng đắn và thiết thực thế nào đi chăng nữa nhưng nếu không có một cơ chế dẫn
truyền hoàn hảo thì có lẽ chính sách đó sẽ không mang hiệu quả đối với nền kinh tế.
Truyền dẫn chính sách tiền tệ là một quá trình mà thông qua đó thay đổi trong chính
sách được truyền sang các mục tiêu cuối cùng là lạm phát và tăng trưởng.
2.1.1. Kênh lãi suất: Kênh lãi suất là kênh cơ bản được đề cập tới trong nhiều lý
thuyết kinh tế trong hơn 50 năm qua và là cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
quan trọng trong mô hình IS-LM của phái Keynes, một nền tảng cho lý thuyết kinh
tế học vĩ mô hiện nay.
Khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách tăng tổng lượng
cung tiền, mặt bằng lãi suất thực trong nền kinh tế sẽ giảm, từ đó làm giảm chi phí
vốn, kích thích tăng chi tiêu đầu tư tài sản cố định, tăng đầu tư vào vốn lưu động
nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng chi tiêu mua sắm nhà cửa và
tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Khi nhu cầu chi tiêu nói chung của nền kinh
tế tăng sẽ làm tăng sản lượng và ngược lại.
Một điểm quan trọng của kênh lãi suất này là nhấn mạnh vào lãi suất thực
hơn lãi suất danh nghĩa khi lãi suất có ảnh hưởng tới đến quyết định của doanh
nghiệp và người tiêu dùng. Thêm vào đó, cơ chế này cho rằng lãi suất dài hạn chứ
không phải lãi suất ngắn hạn mới tác động mạnh đến chi tiêu. Làm thế nào để sự
thay đổi lãi suất danh nghĩa ngắn hạn mà NHTW đưa ra dẫn đến một sự thay đổi
tương ứng ở mức lãi suất thực trên cả trái phiếu ngắn và dài hạn? Điểm quan
trọng ở đây là giá cả có tính cố định, do đó khi chính sách tiền tệ nới lỏng làm
giảm lãi suất danh nghĩa trong ngắn hạn cũng đồng thời làm giảm lãi suất thực
ngắn hạn; điều này sẽ vẫn đúng ngay cả khi có các kỳ vọng hợp lý. Lý thuyết kỳ
vọng về cấu trúc kỳ hạn phát biểu rằng lãi suất dài hạn là trung bình của các lãi
suất ngắn hạn trong tương lai, tức là việc giảm lãi suất thực ngắn hạn sẽ làm giảm
lãi suất thực dài hạn. Mức lãi suất thực thấp hơn này sẽ kích thích việc đi vay để
đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp, đầu tư hàng tồn kho, đầu tư nhà ở và chi
5
tiêu hàng lâu bền… Nhu cầu hàng hóa gia tăng sẽ thúc đẩy việc gia tăng tổng sản
lượng.
Đối với sản lượng, những thay đổi lãi suất này ảnh hưởng đến hành vi
chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của các cá nhân và các công ty trong nền kinh tế. Đơn
giản là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi lãi suất cao hơn có xu
hướng khuyến khích tiết kiệm hơn là chi tiêu. Tương tự như vậy, giá trị của nội tệ
cao hơn trong thị trường ngoại hối khuyến khích chi tiêu bằng cách làm hàng hóa
nước ngoài rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước. Vì vậy, những thay đổi
trong lãi suất và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng hóa và dịch
vụ sản xuất. Tại các nước phát triển ví dụ ở khu vực các nước đồng Euro, Smets
và Wouters (2003) tìm thấy rằng cú sốc chính sách tiền tệ thông qua các kênh lãi
suất ảnh hưởng đến sản lượng thực tế, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư.
Lý thuyết về kênh lãi suất giả định rằng các trung gian tài chính không đóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bernanke và Gertler (1995) cho thấy kênh lãi
suất truyền thống phụ thuộc vào một trong ba giả định sau: (i) Đối với khách hàng
đi vay: các khoản vay và trái phiếu là những sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho
nguồn tài chính nội bộ (ii) Đối với người cho vay: các khoản vay và trái phiếu là
những sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho nguồn tài chính nội bộ (iii) nhu cầu tín
dụng không nhạy cảm với lãi suất cho vay.
2.1.2. Kênh tài sản
-
Kênh tỷ giá hối đoái: Khi NHTW mở rộng chính sách tiền tệ, cung tiền nội tệ
tăng làm cho nội tệ giảm giá so với ngoại tệ. Khi giá trị đồng nội tệ giảm, tỷ giá
hối đoái (theo phương pháp yết giá trực tiếp) sẽ tăng. Điều này có hàm ý là
hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn trong tương quan so sánh với hàng hóa nước
ngoài, làm cho nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng hay cán cân thương mại được
cải thiện theo chiều hướng thặng dư làm cho tổng cầu tăng và tác động làm
tổng sản lượng tăng và ngược lại.
Nghiên cứu của Ball (2000)cho rằng các NHTWcần quan tâm đến phản
ứng của tỷ giá trong việc điều hành chính sách vĩ mô. Tuy nhiên, việc
NHTWđiều hành chính sách tỷ giá được đánh giá là tích cực hay tiêu cực đứng
6
trên quan điểm quy luật Taylor thì đó vẫn là một câu hỏi thực nghiệm đã và
đang được nhiều tác giả mang ra nghiên cứu.
-
Kênh giá tài sản: khi chính sách tiền tệ của NHTW thay đổi, giá cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán sẽ thay đổivà qua đó tác động đến đầu tư của doanh
nghiệp (lý thuyết Tobin’s Q) và tiêu dùng của cá nhân (chu kỳ sống của
Modigliani). Khi đầu tư của doanh nghiệp và tiêu dùng của cá nhân thay đổi sẽ
tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế
Chính sách tiền tệ tác động lên giá cổ phiếu như thế nào? Trong lý
thuyết tiền tệ, khi cung tiền tệ tăng, công chúng nhận thấy họ có nhiều tiền hơn
so với họ muốn và vì vậy họ cố gắng giảm lượng tiền nắm giữ bằng cách tăng
mức tiêu dùng và đầu tư. Nơi mà công chúng có thể chọn để đầu tư nhiều hơn
cả là thị trường chứng khoán, nhu cầu nắm giữ chứng khoán gia tăng cho nên
giá của chúng tăng. Lý thuyết IS-LM của Keynes cũng dẫn tới một kết luận
tương tự, một chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm giảm lãi suất, bao gồm cả lãi
suất trái phiếu, khi đó lợi nhuận từ trái phiếu giảm làm cho trái phiếu kém hấp
dẫn hơn cổ phiểu, do đó làm tăng giá cổ phiếu.
Học thuyết Q của Tobin đưa ra một cơ chế sử dụng các công cụ chính
sách tiền tệ tác động tới nền kinh tế thông qua tác động lên giá trị của vốn cổ
phần. Tobin định nghĩa Q là giá thị trường của doanh nghiệp chia cho chi phí
thay thế vốn, có thể được tính của từng công ty riêng lẻ hoặc của toàn bộ
nền kinh tế. Nếu Q>1, giá thị trường của công ty sẽ cao so với chi phí thay thế
vốn. Các công ty khi đó có thể phát hành vốn cổ phần và thu được giá cao hơn
so với chi phí trang thiết bị và nhà xưởng mà họ đang mua. Do đó, đầu tư sẽ
nhiều hơn vì doanh nghiệp có thể mua được rất nhiều hàng hóa đầu tư mới
bằng một lượng nhỏ hơn vốn cổ phần phát hành. Mặt khác, khi Q<1, doanh
nghiệp sẽ không mua hàng hóa đầu tư mới vì giá trị thị trường của công ty là
thấp so với chi phí vốn. Khi đó, họ nên mua một công ty khác với giá rẻ và
nhận được lượng vốn cũ thay thế. Đầu tư vì thế mà giảm sút do doanh nghiệp
không mua hành hóa đầu tư mới.
7
Theo Ando và Modigliani (1963), của cải và sự giàu có của cá nhân, hộ
gia đình quyết định hành vi tiêu dùng của họ. Bởi vì lãi suất có liên quan đến
giá cả của các loại tài sản tài chính do đó ảnh hưởng đến của cải và sự giàu có
của các gia đình và cá nhân nên ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của họ. Vì
vậy một khi chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng, làm cho giá cả các loại tài
sản giảm, trên quan điểm của hộ gia đình và cá nhân thì tài sản của họ giảm giá
trị, sự giàu có giảm đi. Để đảm bảo sự an toàn trong cuộc sống dài hạn và cân
đối thu chi hộ gia đình, cá nhân sẽ cắt giảm bớt chi tiêu hiện tại làm cho tổng
cầu giảm và làm giảm sản lượng.
Cung tiền tăng → Giá chứng khoán tăng → Của cải tăng → Tiêu dùng
tư nhân tăng → Sản lượng tăng. Và ngược lại, khi chính sách tiền tệ thắt chặt
làm lãi suất tăng, giá cả chứng khoán giảm, của cải và sự giàu có của người dân
giảm nên họ cắt giảm chi tiêu làm cho tổng cầu giảm và cuối cùng sản lượng
giảm.
2.1.3. Kênh tín dụng
-
Kênh cho vay của ngân hàng: Khi NHTW thực thi chính sách tiền tệ mở rộng,
lượng vốn khả dụng tại các NHTM sẽ tăng và qua đó làm tăng cung tín dụng
của toàn hệ thống NHTM. Khi cung tín dụng tăng, các NHTM sẽ mở rộng hoạt
động kinh doanh nhằm khai thác lượng vốn khả dụng của mình. Do lượng cung
tín dụng của hệ thống NHTM đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung
ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, các kế hoạch tăng dư
nợ của NHTM sẽ làm gia tăng chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu tiêu
dùng của cá nhân, từ đó làm tăng GDP của quốc gia.
Nghiên cứu của Mishkin (1996) cho rằng chính sách tiền tệ sẽ tác động
đến các ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến các khoản cho vay, hay gọi là kênh
cho vay. Kênh cho vay này dựa trên quan điểm rằng các ngân hàng đóng một
vai trò đặc biệt trong hệ thống tài chính bởi vì kênh cho vay phù hợp với hầu
hết các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
-
Kênh “bảng cân đối kế toán”: Khi NHTW thực thi chính sách tiền tệ mở rộng,
giá cổ phiếu sẽ tăng, khi giá cổ phiếu tăng thì giá trị tài sản ròng của công ty sẽ
tăng làm cho rủi ro đạo đức và hiện tượng lựa chọn nghịch đối với hoạt động
8
cho vay của các ngân hàng giảm xuống. Nghĩa là người đi vay có nhiều tài sản
thế chấp cho các khoản vay của họ, vì vậy khi rủi ro xảy ra thì sự lựa chọn đối
nghịch sẽ giảm, ngoài ra, người chủ sở hữu có cổ phần hoặc tài sản có giá trị
cao trong công ty sẽ có ít động lực tham gia vào các dự án đầu tư nhiều rủi ro,
làm giảm vấn đề rủi ro đạo đức. Khi rủi ro đạo đức và hiện tượng lựa chọn
nghịch giảm xuống, các ngân hàng sẽ có khả năng tăng dư nợ cho vay dẫn đến
tăng chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng của quá trình này là
tổng sản phẩm quốc gia sẽ tăng.
Ngoài ra, các luồng thu tiền mặt ròng là nguồn trả nợ chủ yếu cho ngân
hàng. Chính sách tiền tệ mở rộng làm cho luồng thu tiền mặt trở nên dễ dàng
hơn, làm tăng tính thanh khoản của bảng tổng kết tài sản của khách hàng. Điều
này làm cho ngân hàng tin tưởng hơn vào khả năng trả nợ của khách hàng.
Khối lượng vốn cho vay vì thế tăng lên, đầu tư và sản lượng mở rộng.
Bernanke và Gertler (1995) cho rằng các kênh bảng cân đối kế toán liên
quan đến tác động của chính sách tiền tệ đến nhu cầu vay vốn. Lãi suất cao hơn
làm tăng lãi vay phải trả trong khi giảm giá trị hiện tại của tài sản và tài sản thế
chấp. Điều này sẽ làm giảm mức độ tín nhiệm của các tài sản, do đó dẫn đến sự
chênh lệch cao hơn khi sử dụng nguồn tài chính bên ngoài. Khi đó, với tốc độ
tăng trưởng tín dụng chậm, tổng cầu và cung giảm.
Bernanke và Blinder (1988) đã chỉ ra rằng, các trung gian tài chính đóng
vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xuất phát từ sự không
hoàn hảo của thông tin trên thị trường tín dụng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trở nên phụ thuộc nhiều vào các khoản tín dụng từ phía hệ thống ngân hàng do
khó khăn trong việc tiếp cận được thị trường chứng khoán.
-
Kênh “bảng cân đối kế toán của hộ gia đình”: Khi NHTW thực hiện chính
sách tiền tệ mở rộng, giá cổ phiếu sẽ tăng và làm cho tổng giá trị tài sản tài
chính của các hộ gia đình tăng. Khi tỷ trọng tài sản tài chính/nợ của hộ gia đình
tăng, xác suất gặp khó khăn về tài chính sẽ giảm (theo sự ước lượng của các hộ
gia đình), do đó các hộ gia đình sẽ tăng chi tiêu cho nhà ở và các tài sản lâu bền
khác (tài sản kém thanh khoản do hiện tượng bất cân xứng thông tin giữa người
9
bán và người mua về chất lượng của các tài sản này là tương đối lớn), từ đó
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.2.1.Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
2.2.1.1. Tác động của truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vay của
ngân hàng (lending channel)
Kể từ nghiên cứu quan trọng của Friedman và Schwartz (1963) cho thấy ảnh
hưởng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện
để phân biệt các kênh truyền dẫn khác nhau của chính sách tiền tệ. Về mặt lý luận,
Bernanke và Blinder (1988) đã cho thấy sự tồn tại của kênh truyền dẫn thông qua
cung tín dụng. Sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua ảnh
hưởng của tính thanh khoản hay còn còn gọi là “kênh tiền tệ” và ảnh hưởng của mức
độ có sẵn của nguồn tín dụng. Tuy nhiên, Romer và ctg. (1990) đã đánh giá lại các
nhận định trên. Không giống với Bernanke và Blinder (1988), họ xem xét khả năng
của ngân hàng trong việc đa dạng hóa các nguồn tài trợ của mình. Quả thực, các ngân
hàng có thể phát hành chứng khoán trên thị trường trái phiếu hoặc thị trường tiền tệ để
làm giảm thiểu tác động của sự sụt giảm nguồn dự trữ, do đó bác bỏ sự tồn tại của
kênh tín dụng. Theo các tác giả, các lý thuyết liên quan đến kênh cho vay ngân hàng
cho rằng tác động của chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến cấu trúc bảng cân đối tài
khoản của ngân hàng, dẫn đến sự thay đổi trong cung và cầu tín dụng. Giả định cơ bản
của kênh cho vay ngân hàng là chính sách tiền tệ thắt chặt (hoặc nới lỏng) sẽ rút dần
(hoặc cung cấp thêm) các quỹ dự trữ và các khoản ký gửi, theo đó sự suy giảm (hoặc
tăng thêm) các quỹ cho vay sẽ làm cho ngân hàng thắt chặt (hoặc nới lỏng) danh mục
các khoản cho vay của mình. Nếu các ngân hàng có khả năng đền bù mà không làm
phát sinh thêm bất cứ chi phí nào cho các khoản lỗ từ các quỹ cho vay chẳng hạn như
thông qua phát hành cổ phiếu mới, kênh cho vay ngân hàng sẽ ngừng hoạt động. Tuy
nhiên, giả định này là không khả thi và phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đều chỉ
ra rằng một số ngân hàng khó có thể bù đắp cho các khoản lỗ từ các quỹ cho vay và do
đó có thể giảm bớt cho vay (Peek và Rosengren, 2010). Trái lại, Stein (1998) xem xét
các nguồn tài trợ khác nhau và cho thấy sự tồn tại của kênh cho vay ngân hàng.
10
Bernanke và Blinder (1992) đã chứng minh kết luận trên của mình bằng cách
quan sát sự tồn tại của mối quan hệ giữa lãi suất tài trợ liên bang và số tín dụng được
các ngân hàng cho vay, cho thấy rằng một chính sách thắt chặt tiền tệ gây ra một sự
suy giảm trong các khoản vay ngân hàng và các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, các kết
quả này gặp phải khó khăn khi không phân biệt giữa cung và cầu tín dụng. Để giải
quyết khó khăn này, Kashyap và ctg. (1993) cho thấy một giai đoạn hạn chế chính
sách tiền tệ đã dẫn đến sự suy giảm trong cho vay ngân hàng nhưng đồng thời cũng
làm tăng các chứng từ thương mại phát hành. Kết quả này có khuynh hướng khẳng
định sự thay đổi trong khối lượng các khoản vay được căn cứ trên sự thay đổi cung tín
dụng hơn là trên sự thay đổi cầu tín dụng.
Cách tiếp cận của Kashyap và Stein (2000) khác với các cách tiếp cận truyền
thống trước đó. Các tác giả sử dụng dữ liệu vi mô của hệ thống ngân hàng từ năm
1976 đến 1993. Loại dữ liệu này cho phép các tác giả kiểm tra mức độ phản ứng trung
bình của ngân hàng được gây ra bởi cú sốc của chính sách tiền tệ. Kết quả tìm được
cho thấy sự tồn tại của của kênh tín dụng khi xuất hiện cú sốc chính sách tiền tệ trong
nền kinh tế. Nghiên cứu này đã tái khẳng định các kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu
trước đó của Kashyap và Stein (2000), Ehrmann và ctg. (2003), Ashcraft (2006),
Altunbas và ctg. (2009), Gambacorta và Marques-Ibanez (2011).
Cuộc khủng hoảng gần đây đã nhấn mạnh vai trò của các ngân hàng trong việc
truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến kênh cho vay và đến nền kinh tế. Chính sách tiền
tệ được truyền dẫn đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau. Kênh lãi suất cho
vay nhấn mạnh tác động trực tiếp của lãi suất cho vay đến cầu tín dụng. Chính sách
tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất và do đó làm giảm cầu tín dụng. Kênh tín dụng và
các kênh đầu tư có rủi ro đều nhấn mạnh vai trò của các trung gian tài chính đến sự
truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến kênh cho vay và đến nền kinh tế. Kênh tín dụng
được xem như có tác động làm tăng cường ảnh hưởng của kênh lãi suất thông qua tác
động lên nguồn cung các khoản cho vay của ngân hàng, trong khi đó, đối với các kênh
đầu tư có rủi ro lại cho thấy rằng chính sách tiền tệ có thể làm thay đổi chất lượng của
kênh cho vay ngân hàng. Kênh tín dụng thường được phân loại thành các “kênh tín
dụng mở rộng” (kênh này bao gồm kênh định giá tài sản) và nhấn mạnh đến tác động
của chính sách tiền tệ lên giá trị tài sản ròng của người đi vay, và “kênh cho vay ngân
11
hàng” được xem là có liên quan đến tác động của chính sách tiền tệ đến các tổ chức tài
chính nhận ký gửi (depositary financial institution) (Bernanke và Gertler, 1995).
Để tách biệt sự thay đổi trong nguồn cung tín dụng và sự thay đổi trong cầu tín
dụng, các nghiên cứu đã tập trung vào các bằng chứng về sự khác biệt ở cấp độ vi mô
giữa các ngân hàng. Nguyên nhân được cho rằng nếu sự thay đổi trong kênh cho vay
khác biệt giữa các loại hình ngân hàng khác nhau, lý do chính là do sự khác biệt trong
loại hình ngân hàng đã điều chỉnh nguồn cung tín dụng của ngân hàng một cách khác
nhau. Các nghiên cứu giả định rằng tất cả các ngân hàng sẽ có cầu tín dụng như nhau,
và cầu tín dụng sẽ không phụ thuộc vào đặc điểm của ngân hàng. Chẳng hạn, nếu
khách hàng của các ngân hàng nhỏ thường giảm cầu tín dụng hơn so với khách hàng
của những ngân hàng lớn khi lãi suất tăng trong một thời gian dài, lúc này có khả năng
nhận diện được hành vi cho vay của ngân hàng. Giả định về cầu tín dụng đồng nhất là
một giả định quan trọng. Lý do là phần lớn các khách hàng đều không có phương án
khác để thay thế các khoản vay ngân hàng trong ngắn hạn. Giả thiết này đặc biệt phù
hợp với hệ thống ngân hàng tại các nước Châu Âu và đã có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm tìm hiểu về truyền dẫn của chính sách tiền tệ sử dụng dữ liệu vi mô của ngân
hàng (Khwaja và Mian, 2008; Jimenez và ctg., 2012).
Trong suốt 20 năm qua, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm định
sự tồn tại của kênh cho vay ngân hàng bằng cách xem xét ba đặc điểm của ngân hàng
được cho là có liên quan đến hành vi cho vay của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân
hàng (Kashyap và Stein, 1995), vốn hóa thị trường (Kishan và Opiela, 2000) và tính
thanh khoản của ngân hàng (Kashyap và Stein, 1997). Tất cả những nghiên cứu này
ủng hộ cho sự tồn tại của kênh cho vay và được lây truyền chủ yếu qua các ngân hàng
nhỏ hoặc là tương đối thanh khoản hoặc có giá trị vốn hóa thấp.
Kashyap và Stein (2000) cũng nhấn mạnh ba đặc điểm trên của ngân hàng cũng
có tác động đến kênh tín dụng. Các ngân hàng nhỏ với nguồn tài trợ dựa trên các
khoản ký gửi, khi xuất hiện cú sốc tiền tệ thường có khuynh hướng điều chỉnh mạnh
các khoản cung tín dụng (Kashyap và Stein, 2000; Altunbas và ctg., 2002; Altunbas
và ctg., 2009). Các ngân hàng có thanh khoản kém cũng thường có phản ứng tương tự
(Kashyap và Stein, 2000; Ehrmann và ctg., 2003, Altunbas và ctg., 2009). Các ngân
hàng này thường không có khả năng sử dụng tiền hoặc các chứng khoán có thể chuyển
12
đổi để phòng hộ cú sốc tiền tệ, do đó thường buộc phải hạn chế các khoản cho vay của
mình (Altunbas và ctg., 2009). Cuối cùng, các ngân hàng có vốn hóa thị trường nhỏ
thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ trên thị trường và bị hạn
chế theo luật định trong việc thực hiện các đầu tư mạo hiểm mà không tăng vốn
(Kishan và Opiela, 2000; Van den Heuvel, 2002; Gambacorta, 2005; Altunbas và ctg.,
2009).
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại hệ thống các ngân hàng Châu Âu rất khó để
so sánh do tính chất về điều kiện địa lý cũng như cấu trúc ngân hàng. Ehrmann và ctg.
(2003) cho thấy đối với các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu, chỉ có tính thanh khoản
có tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Đối với 6 nước OECD, Brissimis
và Delis (2009) lại không tìm được bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tồn tại của
kênh tín dụng. Matousek và Sarantis (2009) cho thấy quy mô ngân hàng và tính thanh
khoản của ngân hàng là những yếu tố quan trọng nhất để tạo dựng phản ứng cung tín
dụng trong hệ thống ngân hàng của 8 nước CEE.
Bên cạnh quy mô, tính thanh khoản và vốn hóa thị trường, các nghiên cứu khác
còn tìm hiểu các nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến kênh cho vay ngân hàng. Theo
Altunbas và ctg. (2010), kênh rủi ro cũng có sự ảnh hưởng khi phân tích ảnh hưởng
của truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Một ngân hàng với mức rủi ro thấp sẽ có nhiều
khả năng tái tài trợ trên thị trường và do đó sẽ ít bị phụ thuộc vào chính sách tiền tệ.
Loutskina và Strahan (2009), Atbunbas và ctg. (2009), Gambacorta và MarquesIbanez (2011) nhận thấy sự phát triển của các hoạt động chứng khoán hóa làm giảm
hiệu quả của chính sách tiền tệ. Tác động của chính sách tiền tệ cũng có thể trở nên
mạnh mẽ hơn trong một nền kinh tế có hệ thống ngân hàng yếu, kém phát triển và thị
trường tài chính hẹp (Ceccheti, 1999).
2.2.1.2. Cạnh tranh giữa ngân hàng và truyền dẫn chính sách tiền tệ
Sự thay đổi trong cạnh tranh của các ngân hàng được dự đoán sẽ có ảnh hưởng
đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vay của ngân hàng. Các
kênh này bao gồm: (1) nếu sức cạnh tranh của các ngân hàng được nâng cao do sự mở
rộng quy mô thị trường của các ngân hàng lớn, sự gia tăng này sẽ làm suy yếu mức độ
truyền dẫn thông qua kênh cho vay của chính sách tiền tệ. Các ngân hàng lớn thường
có nhiều cách tiếp cận các nguồn tín dụng phi truyền thống khác, điều này giúp họ có
13
thể đối phó với mức độ suy giảm các khoản dự phòng do chính sách tiền tệ thắt chặt
gây ra. Theo đó, khi quy mô thị trường của các ngân hàng lớn được mở rộng, sự tác
động của suy giảm trong cung tiền đến hoạt động cho vay và các hoạt động kinh tế sẽ
thấp hơn; (2) sức cạnh tranh được nâng cao có thể làm suy yếu sự truyền dẫn của
chính sách tiền tệ lên kênh cho vay của ngân hàng nếu sự nâng cao trong khả năng
cạnh tranh này được kết hợp với sự suy giảm trong vấn đề bất cân xứng thông tin giữa
các ngân hàng về mức độ tín nhiệm của những người đi vay. Sự bất cân xứng về mặt
thông tin này kết hợp với sự độc quyền thông tin về khách hàng của các ngân hàng sẽ
khiến cho chi phí đi vay của khách hàng tăng cao khi chuyển từ ngân hàng này sang
ngân hàng khác, chi phí này sẽ khiến cho người đi vay bị “mắc kẹt”. Chính vì thế, khi
chính sách tiền tệ thắt chặt, các ngân hàng nhỏ dễ bị tác động bởi sự thắt chặt này sẽ
thu hẹp các khoản cho vay của mình. Nếu người đi vay không thể chuyển đổi qua các
ngân hàng khác, mức tăng cầu tiền do các ngân hàng nhỏ không thể đáp ứng này cũng
không thể được đáp ứng bởi các ngân hàng lớn. Như vậy, phản ứng của tổng cung tín
dụng đến các điều kiện của chính sách tiền tệ nên được gia tăng với mức độ các chi
phí chuyển đổi giữa các ngân hàng này. Khi sự gia tăng trong mức độ cạnh tranh của
ngân hàng được nâng lên, ảnh hưởng của cú sốc do chính sách tiền tệ gây ra cũng
được giảm thiểu; (3) sự cạnh tranh của các ngân hàng có thể tác động đến hiệu quả
của chính sách tiền tệ thông qua sự ảnh hưởng lên mức độ nhạy cảm của lãi suất cho
vay của ngân hàng lên cú sốc của chính sách tiền tệ. Do đó, khi mức độ cạnh tranh
tăng lên sẽ làm cho sự tác động của chính sách tiền tệ tăng lên hàm ý rằng sự thay đổi
trong lãi suất cho vay của các khoản ký gửi gây ra bởi cú sốc đến các khoản dự phòng
sẽ truyền dẫn trực tiếp đến lãi suất cho vay của ngân hàng.Ở hai trường hợp đầu tiên,
gia tăng mức độ cạnh tranh làm suy yếu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với các
kênh cho vay của ngân hàng. Đối với trường hợp cuối cùng, gia tăng mức độ cạnh
tranh sẽ nâng cao mức độ truyền dẫn của chính sách tiền tệ.
Olivero và ctg. (2011a) kiểm chứng sự thay đổi trong mức độ cạnh tranh của
các ngân hàng có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ truyền dẫn của chính sách tiền tệ
thông qua các kênh cho vay của ngân hàng tại 20 nước Mỹ Latin và Châu Á trong giai
đoạn 1996-2006. Các tác giả tìm được bằng chứng cho thấy mức độ cạnh tranh của
ngân hàng có tác động ngược chiều với hiệu quả của chính sách tiền tệ. Kết quả này
14
đặc biệt phù hợp với các ngân hàng có quy mô nhỏ, mức thanh khoản thấp và có giá
trị vốn hóa nhỏ. Tại các nước Mỹ Latin, sự gia tăng trong mức độ cạnh tranh của ngân
hàng làm giảm hiệu quả truyền dẫn của chính sách tiền tệ trong khu vực. Bên cạnh đó,
mức độ cạnh tranh của ngân hàng không cho thấy sự tác động ngược chiều đối với
hiệu quả truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua các kênh cho vay. Các tác giả đề
xuất một sự giám sát hơn nữa đối với sự phát triển của mức độ cạnh tranh của ngân
hàng và cấu trúc trong hệ thống ngân hàng tại các thị trường mới nổi, đặc biệt khi quá
trình hội nhập và quốc tế hóa của hệ thống ngân hàng, cũng như sự tham gia của các
ngân hàng nước ngoài, và quá trình cải tổ hệ thống ngày càng được nâng cao.
Leroy và Lucotte (2015) kiểm chứng mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh của
ngân hàng và kênh lãi suất của các quốc gia trong khu vực Châu Âu giai đoạn 20032010. Các tác giả đo lường mức độ cạnh tranh thông qua chỉ số Lerner và nhận thấy
mức độ cạnh tranh của ngân hàng: (1) làm giải lãi suất cho vay; (2) tăng cường mức
độ truyền dẫn của lãi suất dài hạn; (3) đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng
dài hạn trong thời gian ngắn. Do đó, tăng cường mức độ cạnh tranh của ngân hàng có
thể cải thiện hiệu quả truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến kênh lãi suất. Các tác giả
cho rằng, các ngân hàng hoạt động trong một thị trường cạnh tranh, vì sợ mất thị phần
của mình sẽ cung cấp các khoản tín dụng với mức lãi suất thấp hơn và điều chỉnh lãi
suất huy động nhanh hơn để phản ứng với sự thay đổi trong lãi suất của chính sách
tiền tệ so với các ngân hàng hoạt động trong thị trường tập trung. Mức độ cạnh tranh
và tập quyền trong lĩnh vực ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến sự truyền dẫn của chính sách
tiền tệ đến lãi suất ký gửi.
Güntner (2011) kiểm chứng tác động của hệ thống ngân hàng lên sự truyền dẫn
cú sốc của chính sách tiền tệ và nhận thấy: sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM cho
thấy lãi suất cho vay sẽ có tương quan chặt chẽ đối với lãi suất của chính sách. Kết
quả từ mô hình của tác giả cho thấy mức độ cạnh tranh độc quyền trong lĩnh vực ngân
hàng có ảnh hưởng lớn đến mức độ truyền dẫn của sự thay đổi trong lãi suất chính
sách. Đặc biệt, mức độ cạnh tranh càng cao sẽ càng khuếch đại mức độ hiệu quả của
chính sách tiền tệ.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ truyền dẫn của chính sách tiền tệ
đến lãi suất cho vay của ngân hàng là không hoàn toàn, ít nhất là trong ngắn hạn. Cả
15
lãi suất cho vay và lãi suất ký gửi đều điều chỉnh một cách chậm chạp theo lãi suất thị
trường (Cottarelli và Kourelis, 1994; Berlin và Mester, 1999; de Bondt, 2005).
Mặc cho ý kiến đồng thuận rằng mức độ gắn kết giữa các quốc gia và các sản
phẩm của ngân hàng khác nhau, các lý giải về mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh
của ngân hàng và truyền dẫn của chính sách tiền tệ vẫn gây nhiều tranh cãi. Nghiên
cứu đầu tiên đóng góp về mặt lý thuyết của Klein (1971), sau đó hàng loạt các nghiên
cứu thực nghiệm đã ra đời để tìm hiểu mối quan hệ này. Hannan và Berger (1991)
nhận thấy lãi suất ký gửi điều chỉnh chậm chạp hơn tại các thị trường tập trung, đặc
biệt khi lãi suất thị trường đang tăng cao.
Van Leuvensteijn và ctg. (2013) phân tích ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh
của thị trường lên lãi suất ngân hàng trong khu vực Châu Âu giai đoạn 1994-2004.
Các tác giả cho thấy mức độ cạnh tranh càng cao cho thấy sự khác biệt giữa các ngân
hàng và lãi suất thị trường của các khoản vay càng thấp. Hơn nữa, mức độ phản ứng
của lãi suất cho vay đối với sự thay đổi lãi suất thị trường có quan hệ cùng chiều với
mức độ cạnh tranh. Kết quả này trùng hợp với kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu
trước với các phương pháp đo lường mức độ cạnh tranh khác nhau như Cottarelli và
Kourelis (1994), Borio và Fritz (1995), de Bondt (2005). Mức độ cạnh tranh găy gắt
từ những ngân hàng khác hoặc từ thị trường vốn có thể đẩy nhanh quá trình điều chỉnh
của lãi suất tiền gửi lên sự thay đổi của thị trường tiền tệ.
Khan và ctg. (2016) xem xét vai trò của cạnh tranh ngân hàng trong việc truyền
dẫn chính sách tiền tệ thông qua các kênh cho vay ngân hàng. Tác giả cũng xem xét
các khía cạnh khác như là quy mô, vốn và thanh khoản - ảnh hưởng tới sự tác động
của những cú sốc chính sách tiền tệ tới ngân hàng. Tác giả sử dụng mô hình GMM với
dữ liệu ngân hàng từ 5 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 1999-2014. Kết quả cho
thấymức độ truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua các kênh cho vayngân hàng đang
suy giảm. Vì vậy, cần có các biện pháp chính sách có thể chống lại các tác động bất
lợi này.
16
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Chính sách tiền tệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách kinh
tế ở các quốc gia, vì vậy, đây là đề tài luôn được các nhà kinh tế coi trọng.
Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn
chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mô hình SVAR với các biến gồm: Giá
dầu, lãi suất cơ bản của Mỹ, biến trong nước gồm sản lượng công nghiệp, chỉ số giá
tiêu dùng, cầu tiền M2, lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 3 tháng, tỷ giá danh nghĩa. Trong
số bảy biến được sử dụng trong mô hình, biến đại diện cho nhóm biến ngoại sinh là
giá dầu thế giới (PC) và lãi suất cơ bản (Federal Funds Rate) của Mỹ. Mẫu được phân
thành hai mẫu nhỏ để có thể so sánh cơ chế truyền dẫn ở hai thời kỳ. Mẫu thứ nhất
được quan sát từ tháng 1/1998 đến tháng 12/2006. Mẫu thứ hai gồm các quan sát từ
tháng 1/2007 đến tháng 4/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số câu đố tồn tại
trong đó có câu đố về giá (giá cả tăng lên khi thắt chặt tiền tệ). Kênh lãi suất tạo ra
phản ứng trễ đối biến lạm phát trong khi tỷ giá hối đoái lại có phản ứng ngay tức thì
trước cú sốc tỷ giá hối đoái.
Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013) nghiên cứu về hiệu quả của
chính sách tiền tệ thông qua kênh truyền dẫn lãi suất, bằng cách tiếp cận mô hình
GARCH bất đối xứng. Các quốc gia trong mẫu nghiên cứu bao gồm: Việt Nam, Trung
Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan.
Thời kỳ được xem xét từ 1/1997-12/2009. Các kết quả thực nghiệm thu được cho thấy
truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam xảy ra không hoàn toàn, với cơ chế truyền dẫn đối
xứng; tuy nhiên, tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất tiền gửi và
cho vay có sự chênh lệch trong trường hợp lãi suất cao hơn hoặc thấp hơn mức cân
bằng.
Nguyễn Phúc Cảnh (2014) tìm hiểu về truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua
kênh tài sản tài chính tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013 bằng cách sử dụng mô hình
VAR bao gồm các biến: Chỉ số giá hàng hóa thế giới (WCI), tỷ giá hối đoái danh
nghĩa (NEER), sản xuất công nghiệp (IP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lãi suất ngắn hạn
(STR), cung tiền (M2) và chỉ số thị trường chứng khoán (Stock index). Kết quả cho
thấy chính sách tiền tệ của Việt Nam có tác động mạnh lên thị trường chứng khoán
17
thông qua lạm phát và cung tiền, trong khi đó lãi suất không có tác động lớn đến thị
trường chứng khoán ở cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index.
Dương Tấn Khoa và Nguyễn Hữu Huân (2015) phát hiện bằng chứng cho thấy
sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, biểu hiện qua sự thay đổi trong lãi suất, có tác
động nghịch chiều đến dư nợ cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam (1999-2013) và
độ trễ của sự tác động này là một năm.
Chu Khánh Lân (2013) nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền
tệ thông qua kênh tín dụng ở Việt Nam giai đoạn Q2/2000-Q4/2011 bằng cách sử
dụng mô hình VAR thông qua các biến vĩ mô như lạm phát, dự trữ ngoại hối, tỷ giá
hối đoái… Kết quả cho thấy tại Việt Nam, mức độ khuếch đại của kênh tín dụng trong
truyền dẫn chính sách tiền tệ là khá nhanh và mạnh nên bên cạnh việc hoạch định và
thực thi các chính sách, Chính phủ và ngân hàng nhà nước (NHNN) cần tập trung vào
nâng cao hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ của kênh này.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phúc Cảnh và ctg. (2013) cho thấy kênh tín
dụng NHTM có vai trò quan trọng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ của NHNN Việt
Nam giai đoạn 2004-2012 và bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của NHTM như tính
thanh khoản, vốn chủ sở hữu.
Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015) nghiên cứu cạnh tranh tại các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2014 cả tiếp cận truyền thống và tiếp cận mới, chỉ ra
những ưu và nhược điểm của từng cách tiếp cận, đánh giá tác động của các nhân tố
đến cạnh tranh tại các NHTM Việt Nam.
18
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mô tả dữ liệu
Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên dữ liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo
thu nhập hàng năm của 31 ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1999-2015.
Nguồn dữ liệu được lấy từ cơ sở dữ liệu của bankscope. Các ngân hàng trong mẫu của
chúng tôi bao gồm các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng có vốn
của nước ngoài.
Chính sách tiền tệ là như nhau giữa các ngân hàng. Theo Bernanke và Blinder
(1988), chúng tôi đo lường chính sách tiền tệ thông qua những thay đổi trong tỷ lệ lãi
suất ngắn hạn, do đó, một hoạt động thắt chặt (nới lỏng) tiền tệ sẽ được phản ánh
trong một gia tăng (giảm sút) trong lãi suất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
lãi suất liên ngân hàng qua đêm hoặc lãi suất tái cấp vốn làm biến đại diện cho chính
sách tiền tệ theo nhiều nghiên cứu trước đây (Ehrmann và ctg., 2003; Gambacorta,
2005; Olivero và ctg., 2011b; Fungáčová và ctg., 2014). Bên cạnh đó, chúng tôi còn
sử dụng thêm biến GDP để kiểm soát các ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô. Những dữ liệu
này được lấy từ cơ sở dữ liệu của Thomson Reuters.
3.2. Đo lường cạnh tranh của ngân hàng
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều đo lường cạnh tranh ngân hàng thông
qua hai phương pháp: phương pháp truyền thống và phương pháp tổ chức công nghiệp
(IO) mới. Phương pháp truyền thống dựa trên mô hình SCP (structure conduct
performance), được sử dụng rộng rãi cho đến đầu những năm 1990. Giả thuyết SCP là
các ngân hàng trong thị trường ngân hàng tập trung cao sẽ ít cạnh tranh hơn, dẫn đến
lợi nhuận ngân hàng cao hơn. Như vậy, cạnh tranh ngân hàng có thể được đại diện bởi
việc đo lường cấu trúc tập trung của thị trường như chỉ số Herfindahl hay thị phần của
n ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm
cho thấy rằng sự tập trung của thị trường là một thước đo cạnh tranh kém hiệu quả
(Bikker và ctg., 2012). Cách tiếp cận thứ hai, gọi là phương pháp IO (industrial
organization methods), nhằm mục đích đo lường cạnh tranh ngân hàng một cách trực
tiếp hơn là sử dụng các đại diện như cấu trúc thị trường và thị phần. Được sử dụng
rộng rãi nhất là các thước đo phi cấu trúc bao gồm chỉ số Lerner, đo lường Rosse-
19
Panzar (Chỉ số H) và gần đây nhất là chỉ số Boone. Việc sử dụng các chỉ số này cũng
bị hạn chế do thiếu các dữ liệu chi tiết cần thiết để tính toán chúng.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp tiếp cận
truyền thống (thông qua thị phần (đại diện bởi doanh thu) của n ngân hàng trong hệ
thống ngân hàng) và tiếp cận IO thông qua chỉ số Lerner. Chúng tôi sử dụng chỉ số
Lerner để đo lường cạnh tranh của ngân hàng tương tự như nhiều nghiên cứu trước
đây (Berger và ctg., 2009; Turk-Ariss, 2010; Beck và ctg., 2013; Anginer và ctg.,
2012; Leory, 2014; Fungáčová và ctg., 2014; Leroy và Lucotte, 2015; Nguyễn Thị
Thùy Linh và ctg., 2015; Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy, 2015, 2016). Chỉ số
Lerner có hai lợi ích chính so với các chỉ số cạnh tranh khác, chẳng hạn như chỉ số
Boone (Boone, 2008), chỉ số H (Panzar và Rosse, 1987), hoặc chỉ số HerfindahlHirschman. Đầu tiên, chỉ số Lerner có thể tính toán cho từng ngân hàng cụ thể, rất hữu
ích khi quan sát tác động của sức mạnh thị trường lên hành vi hoặc hiệu quả. Thứ hai,
chỉ số Lerner dường như là một đại diện tốt hơn để đánh giá mức độ cạnh tranh giữa
các ngân hàng hơn là các chỉ số tập trung. Một loạt các nghiên cứu về ngân hàng đã
cho thấy chỉ số tập trung không phải là một biện pháp đáng tin cậy để đánh giá mức
độ cạnh tranh (Claessens và Laeven, 2004; Lapteacru, 2014 giải thích tại sao một số
các nghiên cứu gần đây lại sử dụng chỉ số Lerner; Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu
Thủy, 2015 trong nghiên cứu về Việt Nam cũng đã cho rằng chỉ số Lerner là công cụ
đánh giá cạnh tranh ngân hàng ở Việt Nam hiệu quả hơn so với các chỉ số khác).
Chỉ số Herfindahl-Hirschman: Trong ngành ngân hàng, chỉ số HerfindahlHirschman (HHI) được sử dụng để nhận biết mức độ cạnh tranh của thị trường là
hoàn hảo hay độc quyền cao. Tại Mỹ, chỉ số này được Bộ Tư pháp sử dụng để
đánh giá mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm trong hoạt động mua bán, sáp
nhập (M&A) giữa các ngân hàng. HHI xác định như sau:
𝑛
HHI = ∑ 𝑠𝑖2
𝑖=1
Trong đó: si là thị phần ngân hàng thứ i. si có thể được đo lường dựa trên doanh
thu, tổng tài sản, tổng tiền gửi, tổng tín dụng hoặc tổng thu nhập từ lãi của các ngân
hàng. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi cũng đánh giá mức độ cạnh tranh trên các
20
tiêu chí trên theo như đề xuất của Lê Hải Trung (2014), Nguyễn Thế Bính (2016). n là
số lượng ngân hàng.
HHI có thể thay đổi từ 100%, đại diện cho thị trường độc quyền hoàn toàn khi
một ngân hàng chiếm lĩnh toàn bộ thị trường đến 0%, đại diện cho thị trường cạnh
tranh hoàn hảo. Về lý thuyết HHI càng nhỏ thì càng chứng tỏ không có ngân hàng
thống lĩnh thị trường và thị phần được công bố công bằng hơn giữa các thành viên.
Một thị trường mà thị phần của các thành viên gần như nhau được xem là cạnh tranh
hơn và ít có thái độ cư xử thiếu cạnh tranh. Thông thường, để phân loại mức độ cạnh
tranh, HHI thường được phân theo 3 mức như sau:
HHI< 1%: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1% ≤ HHI ≤ 10%: Mức độ cạnh tranh cao
10% ≤ HHI ≤ 18%: Thị trường cạnh tranh trung bình
HHI ≥ 18% : Mức độ tập trung thị trường cao và có xu hướng độc quyền
Chỉ số Lerner: Lener (1934) đề xuất thước đo lường sức mạnh thị trường như sau:
𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟 =
𝑃 − 𝑀𝐶
𝑃
Trong đó: P là giá trung bình đầu ra của ngân hàng. MC là chi phí biên. Khi
cạnh tranh hoàn hảo tồn tại thì giá bán bằng chi phí biên, do vậy chỉ số này sẽ có giá
trị bằng 0. Khi giá cả lớn hơn chi phí biên thì chỉ số Lerner sẽ lớn hơn 0 và ở trong
khoảng giữa 0 và 1. Chỉ số càng gần 1 thì quyền lực độc quyền của công ty càng
cao.Hai đầu vào cần thiết để có được chỉ số Lerner là giá cả và chi phí cận biên.
Phương pháp thường được dùng trong các nghiên cứu trước đây để ước tính giá (P) thì
bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thu trên tổng tài sản. Chi phí biên (MC) được ước tính dựa
trên hàm chi phí Translog với một biến đầu ra (tổng chi phí) và ba mức giá đầu vào
(giá lao động, giá vốn vật chất và giá của việc vay mượn). Hàm chi phí như sau:
1
𝐿𝑛𝑇𝐶 = 𝛼0 + 𝛼1 𝑙𝑛𝑦 + 𝛼2 (𝑙𝑛𝑦)2 + ∑3𝑗=1 𝛽𝑗 𝑙𝑛𝑤𝑗 + ∑3𝑗=1 ∑3𝑘=1 𝛽𝑗𝑘 𝑙𝑛𝑤𝑗 × 𝑙𝑛𝑤𝑘 +
2
∑3𝑗=1 𝛾𝑗 𝑙𝑛𝑦𝑙𝑛𝑤𝑗 + 𝜀
(1)
Trong đó: TC đại diện cho tổng chi phí được tính bằng tổng của chi phí nhân
sự, chi phí ngoài lãi, chi phí lãi phải trả. w1 là giá lao động (là tỷ số giữa chi phí nhân
sự trên tổng tài sản), w2 là giá vốn vật chất (là tỷ số giữa chi phí ngoài lãi trên tài sản
cố định), w3 là giá của vay mượn (là tỷ số giữa chi phí lãi phải trả trên tổng tiền gửi).
21
Việc ước tính hàm translog trên dữ liệu bảng của toàn bộ các ngân hàng có thể
được thực hiện theo hai cách khác nhau. Thứ nhất, chúng ta có thể sử dụng phương
pháp OLS (phương pháp bình phương nhỏ nhất) hoặc phương pháp biên ngẫu nhiên
(stochastic frontier analysis-SFA) (Koetter và ctg., 2012). Tuy nhiên, cách tiếp cận
theo SFA có lợi thế hơn phương pháp OLS, vì nó có tính đến sự thiếu hiệu quả của
các khoản nợ. Khoảng cách thực sự giữa giá và chi phí cận biên có thể được thay đổi
khi các ngân hàng có sức mạnh thị trường (Hicks, 1935; Maudos và de Guevara,
2007), hoặc ngược lại, khi sự hiệu quả dẫn tới một cấu trúc thị trường xung quanh các
ngân hàng hiệu quả nhất (Demsetz, 1973). Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ
sử dụng phương pháp SFA để ước lượng các hệ số 𝛼1 , 𝛼2 và 𝑦𝑗 trong phương trình
(1). Sau đó, chúng tôi sẽ sử dụng các hệ số này để tính chi phí biên như sau:
𝑀𝐶 =
𝑇𝐶
𝑦
(𝛼1 + 𝛼2 𝑙𝑛𝑦 + ∑3𝑗=1 𝑦𝑗 𝑙𝑛𝑤𝑗 )
(2)
3.3. Mô hình nghiên cứu
Khung lý thuyết đơn giản được dựa trên mô hình thực nghiệm được phát triển
bởi Ehrmann và ctg. (2001, 2003). Bernanke và Blinder (1988), giả định rằng trong
điều kiện cân bằng cầu tiền D bằng cung tiền M và cầu tiền phụ thuộc vào chính sách
tiền tệ (mp) như sau:
D=M=−𝜑(𝑚𝑝) + 𝛾
(3)
Với 𝛾 là những yếu tố tác động đến cầu tiền.
Cầu vay vốn dựa vào GDP thực (y), mức giá (p) và lãi suất cho vay (r):
𝐿𝑑 = ∅1 𝑦 + ∅2 𝑝 − ∅3 𝑟
(4)
Cung cho vay phụ thuộc trực tiếp vào số tiền có thể cho vay (tiền gửi và tiền) D
có sẵn, lãi suất cho vay r và quyết định chính sách tiền tệ (mp):
𝐿𝑠 = ∅4 𝐷 (𝑚𝑝) + ∅5 𝑟 + ∅6 𝑚𝑝
(5)
Chính sách tiền tệ, thường đại diện bởi lãi suất chính sách của NHTW sẽ tham
gia trực tiếp và gián tiếp vào cung vốn vay của ngân hàng. Ảnh hưởng trực tiếp của
chính sách tiền tệ là tác động đến chi phí cơ hội của các ngân hàng sử dụng thị trường
liên ngân hàng để tài trợ vốn. Thứ hai, số tiền gửi (hoặc tiền) có sẵn có tương quan
nghịch biến với lãi suất chính sách.
22
Dựa theo nghiên cứu của Kashyap và Stein (2000) và Ehrmann và ctg. (2001),
chúng tôi giả định rằng tác động của tiền gửi đến cung tín dụng giữa các ngânhàng là
không giống nhau, mà phụ thuộc vào các đặc điểm đặc trưng của ngân hàng (Xi)
nhưquy mô của ngân hàng, khả năng thanh khoản và vốn. Chúng tôi thêm chỉ số
Lerner, để lường mức độ cạnh tranh của ngân hàng, nhằm kiểm tra xem liệu cạnh
tranh của ngân hàng ảnh hưởng đếntruyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh tín
dụng như thế nào:
∅4 = 𝜇0 − 𝜇1 𝑋𝑖 (6)
Giả sử thị trường cho vay thì cân bằng và áp dụng những công thức trên, cung tín
dụng có thể được viết lại như sau:
𝐿 = 𝑎𝑦 + 𝑏𝑝 + 𝑐0 𝑀𝑃 + 𝑐1 𝑋𝑖 𝑀𝑃 + 𝑑𝑋𝑖 + 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡𝑎𝑛𝑡
(7)
Cung tín dụng dựa trên hoạt động của nền kinh tế (y), mức giá (p), chính sách
tiền tệ (MP), các đặc điểm đặc trưng của ngân hàng (Xi) và sự tương tác giữa hai biến
cuối (XiMP). Trong nghiên cứu này, hệ số c1có ý nghĩa hàm ý rằng có tồn tại kênh tín
dụng ngân hàng, vì vậy, chính sách tiền tệ sẽ tác động đến cung tín dụng của ngân
hàng.
Mô hình thực nghiệm của chúng tôi dựa trên phương trình (7) và được ước
lượng theo sai phân bậc nhất1. Theo Ehrmann và ctg. (2003), mô hình hồi quy cơ bản
như sau:
log(𝐿𝑖,𝑡 ) = 𝛼𝑖 + ∑𝑙𝑗=1 𝑏𝑗 log(𝐿𝑖,𝑡−𝑗 ) + ∑𝑙𝑗=0 𝑐𝑗 𝑀𝑃𝑡−𝑗 + ∑𝑙𝑗=0 𝑑𝑗 %𝐺𝐷𝑃𝑡−𝑗 +
∑0𝑗=0 𝑓𝑗 𝑋𝑖,𝑡−1 + ∑𝑙𝑗=0 𝑔𝑗 𝑋𝑖,𝑡−1 𝑀𝑃𝑡−𝑗 + 𝜀𝑖𝑡
(8)
Với i là các ngân hàng; t là thời gian (năm); j là độ trễ; Lit đại diện cho tổng số
tiền vay của ngân hàng i đến các ngành phi ngân hàng trong thời gian t; MP là chính
sách tiền tệ và %GDP là tốc độ tăng trưởng GDP thực. Các đặc điểm của ngân hàng
được đại diện bởi biến Xi. Hơn nữa, mô hình còn bao gồm những yếu tố cố định của
ngân hàng 𝛼𝑖 .
Trong mô hình thực nghiệm, sự tồn tại của một kênh cho vay ngân hàng sẽ
được phản ánh trong hệ số hồi quy của biến tương tác giữa các đặc điểm của ngân
Ý tưởng cơ bản đó là các ngân hàng sẽ phản ứng với sự thay đổi trong chính sách tiền tệ bằng cách điều chỉnh
các khoản vay mới của họ. Mức cho vay xấp xỉ với cung tín dụng, do đó, dòng tiền của các khoản cho vay mới
có thể xấp xỉ với sai phân bậc nhất (Fungáčová và ctg., 2014)
1
23