Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Luân văn Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TEM NHÃN

CỦA CÔNG TY TNHH AVERY DENNISON RBIS VIÊT NAM
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Avery Dennison RBIS Viêt Nam.
Địa chỉ: Lô E01,Đường Trung Tâm,Khu Công nghiệp Long Hậu,
Huyện Cần Giuộc,Long An.

Sinh viên: MSSV:
Lớp: FT03
Khóa: LTK22
Email:
Giảng viên hướng dẫn:

NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TEM NHÃN


CỦA CÔNG TY TNHH AVERY DENNISON RBIS VIÊT NAM
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Avery Dennison RBIS Viêt Nam.
Địa chỉ: Lô E01,Đường Trung Tâm,Khu Công nghiệp Long Hậu,
Huyện Cần Giuộc,Long An.

Sinh viên: MSSV:
Lớp: Khóa:
Email:
Giảng viên hướng dẫn: ThS. TRẦN HỒNG HẢI


NĂM 2018
LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn sự hỗ trợ tập thể cán bộ,công nhân viên công ty TNHH Avery Dennison RBIS Viêt Nam đã
hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi và cung cấp thông tin,dữ liệu đầy đủ để em có thể hoàn thành quá
trình thực tập và viết bài Luận văn tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Ngoài ra em cũng chân thành cảm ơn các bạn chung nhóm trong đợt thực tập này,chính nhờ sự tư
vấn của các bạn mà bài viết của em mới trở nên hoàn thiện hơn.
Sau cùng,em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy/Cô –Giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP
HCM đã nhiệt tình giảng dạy,truyền thụ kiến thức cho em trong những năm học tập vừa qua,Cảm
ơn Thầy Trần Hồng Hải,người Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn,chỉ dạy cho em trong quá trình thực
tập và viết bài Luận văn tốt nghiệp này.

Trân trọng cảm ơn!
Sinh viên:


LỜI CAM KẾT
Bài Luận văn tốt nghiệp này do chính tôi viết và không sao chép từ bất cứ bài viết của bất cứ tổ

chức và cá nhân nào khác(This report has been written by me and has not received any previous
academic credit at this or any other institution).
(Ký tên)
Cao Thị Hồng


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………………..
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ……tháng…….năm 2018
Giảng viên hướng dẫn


Luận văn tốt nghiệp


GVHD ThS.Trần Hồng Hải

TÓM LƯỢC
Luận văn tốt nghiệp được chia làm bốn chương chính,với nội dung như sau:
Chương 1-Tổng quan về đề tài:chương này gồm hai phần chính là tổng quan về đề tài và phương
pháp phân tích đề tài,trong đó sinh viên đưa ra sơ lược thực trạng và những lý do để chọn đề tài
“Quy trình xuất khẩu mặt hàng tem nhãn của Công ty TNHH Avery Dennison RBIS Viêt Nam
vào các Khu Chế xuất,Khu Công nghiệp,cũng như giới thiệu những phương pháp mà sinh viên
dùng để tiếp cận phân tích vấn đề.
Chương 2-Cơ sở lý luận:ở chương này sinh viên đưa ra lý thuyết chuyên môn về lĩnh vực mà đề
tài sinh viên chọn,đó là lý thuyết về xuất khẩu,nêu ra được những bước đi,giai đoạn chính để
hoàn thành được quá trình xuất khẩu và những điểm quan trọng cần lưu ý để hoàn thành tốt.Lý
thuyết này đưa ra dựa trên Giáo trình Quản trị Xuất Nhập khẩu do GS.TS.Đoàn Thị Hồng Vân
vàThS.Kim Ngọc Đạt là tác giả.
Chương 3-Thực trạng vấn đề:chương này sinh viên giới thiệu sơ lược về Công ty bao gồm những
thông tin liên quan đến doanh nghiệp,sản phẩm kinh doanh,những thành tích nổi bật.Quan trọng
nhất,sinh viên đưa ra quy trình xuất khẩu tem nhãn của Công ty TNHH Avery Dennison Viêt
Nam vào các khu Chế xuất,Khu công nghiệp,nêu ra từng bước thực hiện cụ thể,những điểm
mạnh,điểm yếu,khó khăn thực tế trong quá trình thực hiện mà Công ty đang gặp phải,đồng thời
tìm ra nguyên nhân của những khó khăn đó.
Chương 4-Giải pháp: sinh viên đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm tránh,hoặc giảm thiểu
khó khăn trong quy trình mà Công ty gặp phải khi thực hiện.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.................................................................................................................1
1.1

Lý do chọn đề tài..............................................................................................................................1

1.2

Phương pháp phân tích...................................................................................................................2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................................2
2.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa.........................................................................................................2
2.2 Các bước trong quy trình xuất khẩu hàng hóa......................................................................................7
2.2.1 Đàm Phán & Ký kết hợp đồng xuất khẩu........................................................................................7
2.2.1.2 Giai đoạn 2-Giai đoạn tiếp xúc..................................................................................................12
2.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu........................................................................................15
2.2.2.1 Làm thủ tục xuất khẩu theo đúng quy định của nhà nước......................................................15
2.2.2.2 Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán..........................................15
2.2.2.3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu...............................................................................................16
2.2.2.4 Kiểm tra hàng xuất khẩu............................................................................................................17
2.2.2.5 Làm thủ tục hải quan.................................................................................................................18
2.2.2.6 Thuê phương tiện vận tải..........................................................................................................18
2.2.2.7 Giao hàng cho người vận tải......................................................................................................19
2.2.2.8 Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu....................................................................................20
2.2.2.9 Lập bộ chứng từ thanh toán......................................................................................................21
2.2.2.10 Khiếu nại...................................................................................................................................22
2.2.2.11 Thanh lý hợp đồng...................................................................................................................23
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ........................................................................................................23
3.1 Sơ lược về Công ty và Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng Tem nhãn
tại công ty TNHH Avery Dennison RBIS Viêt Nam vào khu Công nghiệp,khu Chế xuất......................23
3.2 Các bước cụ thể của quy trình xuất hàng............................................................................................25

3.2.1 Bước 1 :Ký kết hợp đồng và thiết lập đơn hàng trên hệ thống....................................................25
3.2.2 Bước 2 Lập bộ chứng từ thanh toán và tiến hành thu hồi công nợ đối với những hợp đồng sử
dụng phương thức chuyển tiền trả trước................................................................................................28
3.2.3 Bước 3:Chuẩn bị hàng hóa...........................................................................................................30
3.2.4 Bước 4:Làm thủ tục hải quan.......................................................................................................36
3.2.5 Bước 5: Thuê phương tiện vận tải và giao hàng..........................................................................47
3.2.6 Bước 6: Lập bộ chứng từ thanh toán và tiến hành thu hồi công nợ đối với những hợp đồng sử
dụng phương thức chuyển tiền trả sau...................................................................................................50
4.1 Giải pháp cho bước 1 :Nhận đơn hàng và thiết lập đơn hàng trên hệ thống......................................52
4.2 Giải pháp cho Bước 2 Thu hồi công nợ đối với những hợp đồng sử dụng phương thức chuyển tiền
trả trước......................................................................................................................................................52


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

4.3 Giải pháp cho Bước 3:Chuẩn bị hàng hóa...........................................................................................52
4.4 Giải pháp cho Bước 4:Làm thủ tục hải quan.......................................................................................53
4.5 Giải pháp cho Bước 5: Giao hàng.......................................................................................................54
4.6 Giải pháp cho Bước 6:Lập bộ chứng từ thanh toán và thu hồi công nợ đối với những hợp đồng sử
dụng phương thức chuyển tiền trả sau.......................................................................................................55
KẾT LUẬN........................................................................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................58


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Avery Dennison RBIS Viêt
Nam……………………………………………………………………………………………....27
Hình 3.2 Hình ảnh minh họa cho hệ thống phần mềm Oracle của Avery Dennison RBIS Viêt
Nam……………………………………………………………………………………………....30
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình sản xuất tem nhãn của Avery Dennison RBIS Viêt Nam…………….34
Hình 3.4 Một Layout chi tiết của tem nhãn mang thương hiệu Columbia do Avery Dennison
RBIS Viêt Nam sản xuất…………………………………………………………........................35
Hình 3.5 Sơ đồ minh họa quy trình A-các bước thực hiện quá trình làm chứng từ và mở thủ tục
Hải Quan xuất khẩu của Avery Dennison RBIS Viêt Nam…………………………………….40
Hình 3.6 Bảng thống kê sơ bộ một số mặt hàng Avery Dennison RBIS Viêt Nam đang kinh
doanh chủ yếu……………………………………………………………………………..……..41
Hình 3.7 Minh họa phần khai báo thông tin chung trên phần mềm VNACCS mục “nhóm loại
hình” và “đơn vị xuất nhập khẩu”……………………………………………………………......42
Hình 3.8 Minh họa phần khai báo thông tin chung trên phần mềm VNACCS mục “vận đơn” và
“thông tin hợp
đồng”……………………………………………………………………………..43
Hình 3.9 Minh họa phần khai báo thông tin chung trên phần mềm VNACCS mục “thông tin hóa
đơn”………………………………………………………………………………………………43
Hình 3.10 Minh họa phần khai báo thông tin chung trên phần mềm VNACCS mục “thông tin vận
chuyển” và “thông tin khác”…………………………………………………………………......44
Hình 3.11 Minh họa phần khai báo Danh sách hàng trên phần mềm VNACCS………………...44
Hình 3.12 Minh họa kết quả phân luồng tờ khai “Luồng vàng”………………………………....45
Hình 3.13 Minh họa kết quả phân luồng tờ khai “Luồng đỏ”…………………………………...46
Hình 3.14 Sơ đồ minh họa quy trình B- các bước thực hiện quá trình làm chứng từ và mở thủ tục
Hải Quan xuất khẩu của Công ty TNHH Avery Dennison RBIS Viêt Nam…………………… 48


Luận văn tốt nghiệp


GVHD ThS.Trần Hồng Hải

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra trên khắp thế giới,nền kinh tế tri thức đang là nền
kinh tế được hoan nghênh.Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO),tiếp sau đó là ký kết và tham gia hàng loạt các hiệp định
thương mại đặc biệt quan trọng như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Châu Âu
(EVFTA),Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP)…Sự hội nhập
ngày càng sâu rộng này góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Xuất
khẩu là một hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. hiện nay nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành
kinh tế hướng về xuất khẩu .Hoạt động xuất khẩu với các công ty có ý nghĩa rất quan trọng,nó là
hoạt động bán hàng của các công ty xuất nhập khẩu và thu lợi nhuận từ hoạt động này góp phần
quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.Lợi nhuận là nguồn bổ sung vào nguồn vốn kinh
doanh, các quỹ của công ty. lợi nhuận cao cho phép công ty đẩy mạnh tái đầu tư vào tài sản cố
định, tăng nguồn vốn lưu động để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, giúp công ty ngày càng
mở rộng và phát triển.
Xuất khẩu hàng hoá còn có vai trò nâng cao uy tín của công ty trên trường quốc tế. nó cho phép
công ty thiết lập được các mối quan hệ với nhiều bạn hàng ở các nước khác nhau và sẽ rất có lợi
cho công ty nếu duy trì tốt mối quan hệ này. để có được điều này công ty, ngược lại phải đáp ứng
tốt các yêu cầu của khách hàng về giá cả, chất lượng hàng hoá, phương thức giao dịch, thanh
toán,...
Xuất khẩu ngày nay luôn gắn liền với cạnh tranh do vậy đòi hỏi các công ty phải luôn đổi mới và
hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh... sao cho phù hợp với tình hình thực tế để hoạt
động đạt hiệu quả cao. kết quả của hoạt động xuất khẩu sẽ cho phép công ty tự đánh giá được về
đường lối chính sách, cách thức thực hiện của mình để có những điều chỉnh phù hợp giúp công
ty phát triển đi lên.
Trong những năm gần đây,ngành dệt may,giày da Việt Nam phát triển vô cùng mạnh mẽ,kéo theo

đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ,mặc dù in ấn,sản xuất tem nhãn là một
ngành không quá xa lạ ở Việt Nam,nhưng những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và đúng
chuẩn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì hầu như rất ít,đa số các công ty lớn đều là của
nước ngoài đầu tư,trong đó Avery Dennison RBIS Viêt Nam là một trong những công ty tiên


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

phong hàng đầu.Hình thức xuất khẩu mà công ty lựa chọn là xuất khẩu tại chỗ,tức là bán hàng
vào các doanh nghiệp thuộc khu Công nghiệp,khu Chế xuất nằm trong nội địa Việt Nam,đây là
những khu vực hải quan riêng theo đúng quy định của pháp luật,hình thức này tuy không được
phổ biến rỗng rãi nhưng lại rất phù hợp với môi trường kinh tế hiện nay ở Việt Nam, mang lại
khá nhiều lợi ích cho sự phát triển của công ty.
1.2 Phương pháp phân tích
Để có thể hiểu sâu rộng về lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa vào các khu Công nghiệp,khu Chế xuất
em đã có qua quá trình làm việc thực tế tại Công ty TNHH Avery Dennison RBIS Viêt Nam,là
một nhân viên của phòng Logistic,trực tiếp đảm nhận những công việc liên quan đến chứng từ
Hải quan và thủ tục xuất khẩu hàng.Ngoài ra em cũng có tham khảo thêm các tài liệu ,sách
vở,thông tin báo chí,internet ,các văn bản luật và dưới luật hiện hành liên quan đến hình thức
xuất khẩu này.Và không thể thiếu đó là sự hướng dẫn chi tiết của các Giáo viên hướng dẫn trong
quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế TP HCM.

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ của Việt Nam được xem là Khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật. Xuất khẩu hiện nay có nhiều hình thức khác nhau,trong đó phổ biến bao gồm:
 Xuất khẩu trực tiếp.

Khái niệm trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản
xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các
tổ chức cuả mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại không tự sản
xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:
+ Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước.
+ Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng với đơn vị
bạn.
Phương thức này có một số ưu điểm là: thông qua đàm phán thảo luận trực tiếp dễ dàng đi đến
thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc do đó:
+ Giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

+ Có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của doanh nghiệp.
+ Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì phương thức này còn bộc lộ một số những nhược
điểm như:
+ Dễ xảy ra rủi ro
+ Nếu như không có cán bộ XNK có đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng ở
một thị trường mới hay mắc phải sai lầm gây bất lợi cho mình.
+ Khối lượng hàng hoá khi tham giao giao dịch thường phải lớn thì mới có thể bù đắp được chi
phí trong việc giao dịch.
Như khi tham gia xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc. Nghiên cứu hiểu kỹ về
bạn hàng, loại hàng hoá định mua bán, các điều kiện giao dịch đưa ra trao đổi, cần phải xác định
rõ mục tiêu và yêu cầu của công việc. Lựa chọn người có đủ năng lực tham gia giao dịch, cần
nhắc khối lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết để công việc giao dịch có hiệu quả

 Xuất khẩu gián tiếp( hay còn gọi là ủy thác xuất khẩu).
Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn
vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu
do đó nhà sản xuất và qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác.
Hình thức này bao gồm các bước sau:
+ Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
+ Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước ngoài.
+ Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
Ưu điểm của phương thức này:
Những người nhận uỷ thác hiểu rõ tình hình thị trường pháp luật và tập quán địa phương, do đó
họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và thanh tránh bớt uỷ thác cho người uỷ thác.
Đối với người nhận uỷ thác là không cần bỏ vốn vào kinh doanh tạo ra công ăn việc làm cho
nhân viên đồng thời cũng thu được một khoản tiền đáng kể.
Tuy nhiên, việc sử dụng trung gian bên cạnh mặt tích cực như đã nói ở trên còn có những han
chế đáng kể như :


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

- Công ty kinh doanh XNK mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường thường phải đáp ứng những
yêu sách của người trung gian.
- Lợi nhuận bị chia sẻ
 Gia công hàng xuất khẩu.
Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nguyên vật liệu
hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao
cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
Đây là một trong những hình thức xuất khẩu đang có bước phát triển mạnh mẽ và được nhiều
quốc gia chú trọng. Bởi những lợi ích của nó:

 Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ lợi dụng về giá rẻ, nguyên phụ và
nhân công của nước nhận gia công.
 Đối với bên nhận gia công: Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho
nhân công lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công nghệ mới về nước
mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc như Nam Triều Tiên, Thái Lan,
Sinhgapo….
 Xuất khẩu tại chỗ.
Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt của nó đem
lại.
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua biên giới quốc gia mà
khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước
ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.
Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục hải quan, mua bảo
hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn.
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay xu hướng di cư tạm thời ngày càng trở nên phổ biến
mà tiêu biểu là số dân đi du lịch nước ngoài tăng nên nhanh chóng. Các doanh nghiệp có nhận
thức đây là một cơ hội tốt để bắt tay với các tổ chức du lịch để tiến hành các hoạt động cung cấp
dịch vụ hàng hoá để thu ngoại tệ. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tận dụng cơ hội này để
khuếch trương sản phẩm của mình thông qua những du khách.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

Mặt khác với sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước thì đây cũng là một hình thức xuất
khẩu có hiệu quả được các nước chú trọng hơn nữa. Việc thanh toán này cũng nhanh chóng và
thuận tiện.
 Tạm nhập tái xuất.
Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa

qua chế biến ở nước tái xuất.qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục
đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.
Hợp đồng này luôn thu hút ba nước xuất khẩu, nước tái xuất, và nước nhập khẩu. Vì vậy người
ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịck ba bên hay giao dịch tam giác.( Triangirlar transaction)
Tái xuất có thể thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
Tái xuất theo đúng nghĩa của nó, trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi
lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng
hoá là sự vận động của đồng tiền đồng tiền được xuất phát từ nước nhập khẩu sang nước tái xuất
và nhanh chóng được chuyển sang nước xuất khẩu.
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không
phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc, thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh
hơn.
Kinh doanh tái xuất đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ
trong các hoạt động mua bán. Do vậy khi doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo phương thức
này thì cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyện môn cao.
 Buôn bán đối lưu.
Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong xuất khẩu kết hợp
chặc chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là ngời mua, lượng trao đổi với nhau có giá trị
tương đương. Trong phương thức xuất khẩu này mục tiêu là thu về một lượng hàng hoá có giá trị
tương đương. Vì đặc điểm này mà phương thức này còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên
kết, hay hàng đổi hàng.
 Yêu cầu:
Các bên tham gia buôn bán đối lưu luôn luôn phải quan tâm đến sự cân bằng trong trao đổi hàng
hoá. Sự cần bằng này được thể hiện ở những khía cạnh sau:


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải


- Cân bằng về mặt hàng: mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng tồn kho đổi lấy mặt hàng
tồn kho khó bán.
- Cân bằng về giá cả so với giá thực tế nếu giá hàng nhập cao thì khi xuất đối phương giá hàng
xuất khẩu cũng phải được tính cao tương ứng và ngược lại.
- Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau:
- Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF phải nhập khẩu CIF.
 Các loại hình buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá tiền tệ, trong đó sớm nhất là hàng
đổi dàng và trao đổi bù trừ.
Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): ở hai bên trao đổi trực tiếp với nhau nhưng hàng hoá có giá trị
tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời. Tuy nhiên trong hoạt động đổi hàng hiện
đại người ta có thể sử dụng tiền để thành toán một phần tiêng hàng hơn nữa có thể thu hút 3-4
bên tham gia.
Nghiệp vụ bù trừ (Compensation) hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở ghi trị giá hàng
giao, đến cuối kỳ hạn hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, đối chiếu với giá trị giao và giá trị
nhận. Số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ.
Nghiệp vụ mua đối lưu (Counper – Purchase) một bên tiến hành của công nghiệp chế biến, bán
thành phẩm nguyên vật liệu.
Nghiệp vụ này thường được kéo dài từ 1 đến 5 năm còn trị giá hàng giao để thanh toán thường
không đạt 100% trị giá hàng mua về.
Nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ (Swich) bên nhận hàng chuyển khoản nợ về tiền hàng cho một
bên thứ ba.
Giao dịch bồi hoàn (offset) người ta đổi hàng hoá hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ và ưu huệ (như
ưu huệ đầu tư hoặc giúp đỡ bán sản phẩm) giao dịch này thường xảy ra trong lĩnh vực buôn bán
những kỹ thuật quân sự đắt tiền trong việc giao những chi tiết và những cụm chi tiết trong khuôn
khổ hợp tác công nghiệp.
Trong việc chuyển giao công nghệ người ta thường tiến hành nghiệp vụ mya lại (buy back) trong
đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ hoặc sáng chế bí quyết kỹ thuật (know-how) cho bên khác,
đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm cho thiết bị hoặc sáng chế bí quyết kỹ thuật đó tạo ra.
 Biện pháp thực hiện



Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

Dùng thư tín dụng thương mại đối ứng (Reciprocal L/C): đây là loại L/C mà trong nội dung của
nó có điều khoản quy định (L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng mở một L/C khác có kim
ngạch tương đương). Như vậy hai bên vừa phải mở L/C vừa phải giao hàng.
Dùng người thứ 3 khống chế chứng từ sở hữu hàng hoá, người thứ 3 chỉ giao chứng từ đó cho
người nhận hàng khi người này đổi lại một chứng từ sở hữu hàng hoá có giá trị tương đương.
Dùng một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng để theo dõi việc giao hàng của hai bên, đến cuối một
thời kỳ nhất định (như sau sáu tháng, sau một năm…) nếu còn có số dư thì bên nợ hoặc phải giao
nốt hàng hoặc chuyển số dư sang kỳ giao hàng tiếp, hoặc thanh toán bằng ngoại tệ.
Phạt về việc nếu một bên không giao hàng hoặc chậm giao hàng phải nộp phạt bằng ngoại tệ
mạnh, mức phạt do hai bên thoả thuận quy định trong hợp đồng.
 Xuất khẩu theo nghị định thư.
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là để gán nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa
hai chính Phủ.
Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí
trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiến bạn hàng, mặt khách không có sự rủi ro trong thanh
toán.
Trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trong rất nhỏ. Thông thường trong các nước
XHCN trước đây và trong một số các quốc gia có quan hệ mật thiết và chỉ trong một số doanh
nghiệp nhà nước.
2.2 Các bước trong quy trình xuất khẩu hàng hóa
2.2.1 Đàm Phán & Ký kết hợp đồng xuất khẩu
2.2.1.1 Giai đoạn 1-Giai đoạn chuẩn bị
a.Chuẩn bị chung cho mọi cuộc đàm phán hợp đồng xuất khẩu
Muốn đàm phán thành công trước hết cần chuẩn bị các yếu tố sau

+Ngôn ngữ.
+Thông tin.
+Năng lực của người/đoàn đàm phán.
+Thời gian và địa điểm đàm phán.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

 Ngôn ngữ
Để đàm phán thành công cần nắm vững và sử dụng thành thạo các ngôn ngữ,bắt đầu từ tiếng Mẹ
đẻ,trong giao dịch ngoại thương sự bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất,để khắc phục khó
khăn này nhà quản trị ngoại thương cần học tập để có thể sử dụng thành thạo các ngoại ngữ.Yêu
cầu này không có giới hạn,biết càng nhiều ngoại ngữ càng tốt.Trong điều kiện ngoại thương Việt
Nam hiện nay cán bộ ngoại thương trước hết cần thông thạo tiếng Anh-ngôn ngữ thương mại của
toàn cầu.Nhưng dừng lại đó là chưa đủ ,tiếp theo phải học những ngoại ngữ khác :
Pháp,Hoa,Nga,Nhật,Đức…
Trong trường hợp sử dụng phiên dịch bạn nên nhớ rằng,vấn đề này không hề đơn giản,để giúp
bạn sử dụng phiên dịch tốt có một số điều cần lưu ý sau:
-Nói sơ qua với người phiên dịch về chủ đề đàm phán(nếu có thể diễn tập trước càng tốt).
-Nói rõ ràng với tốc độ vừa phải.
-Tránh sử dụng những từ ngữ được biết đến như tiếng lóng,từ địa phương.
-Nếu có thể nên giải thích ý nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
-Nói ngắn gọn,không nói lâu hơn 1-2 phút bởi nói quá dài người phiên dịch có thể dịch sai.
-Trong khi nói cho phép phiên dịch ghi chú những lời đang nói.
-Cho phép phiên dịch có đủ thời gian làm rõ những điểm mà nghĩa chưa rõ ràng.
-Không ngắt lời phiên dịch vì như vậy sẽ gây ra hiểu nhầm.
-Tránh dùng câu dài phủ định hai lần khi hình thức khẳng định có thể dùng được.
-Cố gắng diễn đạt và dùng dáng điệu để hỗ trợ cho lời nói.

-Khi nói nên nhìn vào đối tác,chứ không nhìn vào phiên dịch.
-Trong khi đàm phán nên viết ra các điểm chính cần thảo luận,nhờ đó các bên có thể
kiểm tra vấn đề hai lần.
-Sau khi đàm phán xác nhận bằng văn bản những điều đã được đồng thuận giữa hai bên.
-Nên có thời gian nghỉ ngơi cho phiên dịch ,và nếu cuộc đàm phán kéo dài cả ngày thì nên có hai
phiên dịch thay phiên nhau.
-Nghe phiên dịch báo cáo sau mỗi phiên họp,bởi họ thường nghe được những thông tin quan
trọng từ phía đối tác mà bạn nên biết.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

 Thông tin
Nội dung của những thông tin cần thu thập để chuẩn bị cho cuộc đàm phán sẽ hết sức phong
phú,ở đây chỉ nêu ra những thông tin cơ bản.
 Thông tin về hàng hóa:
Trước hết nghiên cứu kỹ những mặt hàng dự định kinh doanh về tên gọi,khía cạnh thương phẩm
để hiểu rõ giá trị ,công dụng,các tính chất cơ lý hóa…cùng những yêu cầu của thị trường đối với
mặt hàng đó như quy cách,phẩm chất ,bao bì,cách trang trí bên ngoài,cách lựa chọn,phân loại…
Bên cạnh đó để chủ động trong giao dịch buôn bán,còn cần nắm vững hình thức sản xuất cuả các
mặt hàng đó như:thời vụ,khả năng về nguyên vật liệu,tay nghề công nhân,công nghệ sản xuất…
Nghiên cứu chu kỳ sống sản phẩm để lựa chọn thời điểm và phương pháp kinh doanh thích hợp.
Nghiên cứu giá cả của các công ty cạnh tranh.
Để lựa chọn mặt hàng kinh doanh cần xem xét đến một cơ sở quan trọng:tỷ suất ngoại tệ của các
mặt hàng.
Trong trường hợp xuất khẩu :tỷ suất này là tổng chi phí(có tính cả lãi định mức)bằng tiền Việt
Nam để thu được một đơn vị ngoại tệ.
Còn trong trường hợp nhập khẩu,đó là tổng số tiền Việt Nam thu được khi phải chi một đơn vị

ngoại tệ để nhập khẩu.
 Thông tin về thị trường
-Thông tin đại cương về đất nước,con người,tình hình kinh tế chính trị xã hội.
Những thông tin về kinh tế cơ bản:đồng tiền trong nước,tỷ giá hối đoái,cán cân thanh toán,dự trữ
ngoại tệ…,các chỉ số về bán buôn, bán lẻ,tập quán tiêu dùng,dung lượng thị trường….
-Cơ sở hạ tầng:đường xá,cầu cống,bến phà ,bến cảng,sân bay,các phương tiện giao thông,hệ
thống thông tin liên lạc,bưu chính…
-Chính sách ngoại thương:các nước đó có là thành viên của các Tổ chức Thương mại Quốc
tế(WTO),Khu vực mậu dịch tự do(AFTA)…không?.Các mối quan hệ buôn bán đặc biệt,chính
sách kinh tế nói chung ,chính sách ngoại thương nói riêng(chế độ hạn ngạch XNK,hàng rào thuế
quan,các chế độ ưu đãi đặc biệt…
-Tìm hiểu hệ thống ngân hàng tín dụng.
-Điều kiện vận tải và tình hình giá cước.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

-Nắm vững những điều liên quan đến chính những mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường
ngoài nước như:dung lượng thị trường,tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng,các kênh tiêu
thụ…
 Tìm hiểu đối tác
-Tìm hiểu thực lực của đối tác:lịch sử công ty,ảnh hưởng của công ty trong xã hội,uy tín,tình
hình tài chính,mức độ trang bị kỹ thuật,chất lượng,số lượng,chủng loại sản phẩm,định hướng
phát triển trong tương lai.
-Tìm hiểu về nhu cầu và ý định của đối tác:vì sao họ muốn hợp tác? Mục đích hợp tác? Nguyện
vọng hợp tác có chân thành hay không? Họ có nhiều đối tác hay không?...
-Tìm hiểu lực lượng đàm phán của họ: Đoàn đám phán bao gồm những ai,địa vị,sở thích,tính
cách từng người?Ai là người có quyền quyết định trong đó?...

Bên cạnh đó người đám phán cũng cần nắm rõ thông tin về bản thân công ty mình,thông tin về
cạnh tranh trong ngoài nước:quy mô,chiến lược kinh doanh,tiềm lực,thế mạnh,điểm yếu…dự
đoán xu hướng biến động giá cả trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu,lạm phát, khủng
hoảng….
 Các phương pháp chủ yếu để nghiên cứu thị trường nước ngoài:
Nghiên cứu tại bàn(desk research)
Dựa vào các tài liệu thu thập được để nghiên cứu thị trường,đây là phương pháp nghiên cứu phổ
biến,dễ thực hiện,chi phí thấp nhưng cho kết quả và độ chính xác không thật cao.
Các nguồn để thu thập tài liệu:tạp chí kinh tế xuất bản định kì,các loại sách chuyên khảo,các bản
thống kê,thông báo của công ty môi giới,internet,ngân hàng dữ liệu….
Nghiên cứu tại chỗ(fied research)
Nghiên cứu thực hiện trực tiếp tại thị trường,đây là phương pháp phức tạp,tốn kém nhưng mang
lại hiệu quả và độ chính xác cao.
 Chuẩn bị năng lực
 Năng lực cho từng chuyên gia đàm phán
Chuẩn bị về kiến thức:Chuyên gia đàm phán cần có kiến thức và khả năng toàn diện,chuyên gia
đàm phán giỏi đồng thời phải là:
Nhà thương mại(trong nước và quốc tế).


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

Luật sư.
Nhà ngoại giao.
Nhà tâm lý.
Giỏi ngoại ngữ(đặc biệt là tiếng Anh),có khả năng sử dụng internet như một công cụ đắc lực cho
công việc dàm phán.
Có kiến thức về kỹ thuật,văn hóa…

Chuẩn bị về phẩm chất tâm lý
Chuyên gia đàm phán cần có tư duy sắc bén,suy nghĩ và hành động đúng,có nghị lực,nhẫn
nại,không nóng vội,hấp tấp,biết kiềm chế cảm xúc,không tự ti,không tự kiêu.
Chuẩn bị về kỹ năng đàm phán
Có khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt,diễn đạt được ý kiến của mình,trình bày vấn đề rõ ràng,dùng
từ chính xác,và luôn có những kỹ năng sau:
Kỹ năng lắng nghe.
Kỹ năng đặt câu hỏi.
Kỹ năng diễn thuyết.
Kỹ năng giao dịch bằng thư
Kỹ năng xã giao thông thường(chào hỏi,trao nhận danh thiếp,gọi điện thoại…).
 Tổ chức đoàn đàm phán
Vần đề nhân sự trong đoàn đàm phán cần có sự chuẩn bị chu đáo,thành phần của đoàn đám phán
ngoại thương cần hội tụ đủ chuyên gia ở ba lĩnh vực:pháp luật,kỹ thuật,thương mại,trong đó
chuyên gia thương mại giữ vị trí quan trọng nhất-thường làm trưởng đoàn.Sự phối hợp ăn ý nhịp
nhàng giữa ba loại chuyên gia nói trên là cơ sở rất quan trọng cho quá trình đàm phán,để đi đến
ký kết một hợp đồng chặt chẽ,khả thi và hiệu quả cao.
 Chuẩn bị thời gian và địa điểm
 Chuẩn bị thời gian.
Phần lớn phụ thuộc vào thỏa thuận từ trước giữa hai bên,trên cơ sở tính toán sự chênh lệch múi
giờ giữa hai nước cũng như sự thuận tiện cho các bên.Ngoài ra nên chuẩn bị thêm phương án dự


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

phòng về thời gian để đề phòng trường hợp hếtt thời gian đàm phán mà vấn đề cần thương lượng
chưa được giải quyết.
 Chuẩn bị địa điểm.

Quan điểm chung là địa điểm đàm phán phải đảm bảo tâm lý thoải mái và tiện nghi phù hợp cho
cả hai bên.
b.Những công việc cần chuẩn bị trước một cuộc đàm phán cụ thể
Theo Jean-M.Hiltrop và Sheila Udall để đạt được thành công trong đàm phán,cần thực hiện 6
bước theo sơ đồ sau:

2.2.1.2 Giai đoạn 2-Giai đoạn tiếp xúc
Giai đoạn này cần làm những công việc sau:
 Tạo không khí tiếp xúc
Cuộc đàm phán sẽ diễn ra thuận lợi khi tạo ra được không khí thân mật,hữu nghị,muốn vậy cần
làm cho đối tác :tin cậy ở mình,tìm mọi cách thể hiện thành ý thông qua cả lời nói lẫn hành động
 Thăm dò đối tác
 Sửa đổi lại kế hoạch nếu có
2.2.1.3 Giai đoạn 3-Giai đoạn đàm phán


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình đàm phán,trong giai đoạn này các bên
tiến hành bàn bac, thỏa thuận những vấn đề đôi bên cùng quan tâm như:hàng hóa,chất lượng,số
lượng,giá cả ,giao hàng,thanh toán….nhằm đi đến ý kiến thống nhất,ký kết được hợp đồng-mua
bán hàng hóa.Giai đoạn này bao gồm:
 Đưa ra yêu cầu và lắng nghe đối tác trình bày yêu cầu của họ
 Khi đưa ra yêu cầu cần chú ý.
 Đưa ra yêu cầu một cách hợp lý.
 Trình bày rõ ràng, mạch lạc,có căn cứ khoa học.
 Luôn nhớ rõ những lợi ích cơ bản,lên danh sách lợi ích và đặt chúng lên mặt bàn.
 Đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ đoàn đàm phán.

 Không sử dụng cách nói mềm yếu trong đàm phán.
 Không cắt ngang lời đối tác.
 Kết thúc mỗi vấn đề bằng câu hỏi trực tiếp.
 Chỉ nói khi cần thiết.
 Thường xuyên tóm lược lại những gì vừa được nói theo ý riêng của bạn.
 Tránh lạc đề.
 Nhận và đưa ra nhượng bộ
Nhượng bộ là sự xem xét lại vị trí trước đây của bạn trong đàm phán và thay đổi nó sao cho thích
hợp.Đàm phán luôn có những nhượng bộ tuy nhiên cần hạn chế tối đa.
Mỗi sự nhượng bộ luôn đặt ra cho bạn 3 vấn đề sau:
 Bạn có nên đưa ra nhượng bộ bây giờ không?
 Bạn sẽ cho đi bao nhiêu?
 Và bạn sẽ được những gì?
Một trong những kỹ thuật để giải quyết vấn đề này đó chính là đưa ra nhượng bộ có điều kiện,bất
cứ khi nào có thể hãy kiếm lấy một cái gì đó để gắn vào nhượng bộ của mình.
 Phá vỡ những bế tắc


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

Đàm phán đôi khi có thể rơi vào bế tắc-tình huống mà các bên đều cảm thấy không thể nhượng
bộ hơn được nữa,cuộc đàm phán dừng lại và có nguy cơ tan vỡ.Hãy bình tĩnh tìm cách giải
quyết,tùy tình huống cụ thể mà chúng ta có thể lựa chọn một trong 2 cách cơ bản sau để phá vỡ
những bế tắc:
Đơn phương phá vỡ bế tắc bằng nhiều kỹ thuật khác nhau
Nhờ sự giúp đỡ của bên thứ ba,như:trung gian hòa giải,nhờ dàn xếp hay phân xử.
 Tiến tới thỏa thuận
Mục đích của đàm phán là để tiến tới thỏa thuận.Càng tiến gần đến thỏa thuận thì cuộc đàm phán

càng trở nên tinh tế,nên bạn càng phải tập trung,cố gắng,sử dụng những kỹ thuật thích hợp để
tiến tới thỏa thuận một cách tốt nhất .
2.2.1.4 Giai đoạn 4-Giai đoạn kết thúc ký kết hợp đồng
Đàm phán thành công các bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng.
Khi soạn thảo hợp đồng cần chú ý những điểm sau:
 Thỏa thuận thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết trước khi ký kết hợp
đồng.
 Cần đề cập đến cơ sở pháp lý và mọi vấn đề liên quan tránh phải dùng đến tập quán
thương mại địa phương để giải quyết vấn đề tranh chấp phát sinh sau này.
 Khi soạn hợp đồng cần trình bày rõ ràng,chính xác,tránh sử dụng những từ mập mờ có
suy luận ra nhiều nghĩa.
 Hợp đồng thường do một bên soạn thảo,trước khi ký kết bên kia cần kiểm tra thật kỹ
lưỡng,đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong đàm phán trước đó.
 Người đứng ra ký hợp đồng phải là người có thẩm quyền.
 Ngôn ngữ để xây dựng hợp đồng phải là ngôn ngữ các bên cùng thông thạo
2.2.1.5 Giai đoạn 5-Giai đoạn rút kinh nghiệm
Đây là giai đoạn kiểm tra lại kết quả những giai đoạn trước nhằm rút kinh nghiệm cho những lần
sau,sau những cuộc đàm phán cần tổ chức họp đánh giá ưu nhược điểm,tìm nguyên nhân và biện
pháp khắc phục.Ngoài ra cần theo dõi suốt quá trình thực hiện hợp đồng,ghi nhận lại những
vướng mắc,đặc biệt những vướng mắc do hợp đồng gây ra ,để lần sau kịp thời sửa chữa.Để tổ
chức thực hiện hợp đồng ngoại thương cần làm những công việc sau:


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

 Thực hiện những bước đầu của khâu thanh toán.
 Làm thủ tục XNK(theo quy định của nhà nước,thay đổi theo từng thời kỳ).
 Chuẩn bị hàng hóa(đối với nhà XK).

 Thuê phương tiện vận tải(nếu hợp đồng quy định).
 Mua bảo hiểm(nếu hợp đồng quy định).
 Làm thủ tục hải quan.
 Giao hàng(XK),nhận hàng(NK).
 Kiểm tra hàng hóa.
 Hoàn tất thử tục hải quan.
 Khiếu nại/Giải quyêt khiếu nại(nếu có).
 Thanh lý hợp đồng.
2.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi hợp đồng được ký kết,công việc hết sức quan trọng là tổ chức thự hiện hợp đồng đó,sau
đây là chi tiết những công việc cần làm
2.2.2.1 Làm thủ tục xuất khẩu theo đúng quy định của nhà nước
Giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyển
hàng xuất khẩu.Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu ở mỗi nước,trong mỗi thời kỳ,có đặc điểm khác
nhau.
Ở Việt Nam thủ tục xin giấy phép được thay đổi rất nhiều trong thời gian qua,theo hướng ngày
càng đơn giản và thuận lợi.
Một số văn bản pháp luật được áp dụng :
Điều 3 NĐ 12/2006/NĐ-CP,ngày 23/01/2016:Quyền kinh doanh xuất khẩu,nhập khẩu
Điều 4 NĐ 12/2006/NĐ-CP,ngày 23/01/2016:Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
2.2.2.2 Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán
Thanh toán là mắt xích quan trọng trong toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập
khẩu.Nhà xuất khẩu chỉ yên tâm giao hàng khi biết chắc sẽ được thanh toán,vì vậy cần thực hiện


Luận văn tốt nghiệp

GVHD ThS.Trần Hồng Hải

tốt những công việc bước đầu của khâu này,với những phương thức thanh toán khác nhau thì

công việc này cũng khác nhau
 Nếu thanh toán bằng L/C,người bán cần:
Nhắc nhở người mua yêu cầu ngân hàng mở L/C theo đúng thỏa thuận.
Kiểm tra L/C.
Sauk hi kiểm tra L/C xong nếu thấy phù hợp thì tiến hành giao hàng còn không phù hợp thì
thông báo ngay cho người mua và ngân hàng mở L/C để tu chỉnh,cho đên khi phù hợp thì mới
tiến hành giao hàng.
 Nếu thanh toán bằng CAD,người bán cần nhắc người mua mở tài khoản tiến thác theo
đúng yêu cầu,khi tài khoản đã được mở cần liên hệ với ngân hàng để kiểm tra điều kiện
thanh toán,cần đặc biệt chú ý:tên các chứng từ xuất khẩu cần xuất trình,người cấp,số
bản…kiểm tra xong nếu thấy phù hợp mới tiến hành giao hàng.
 Nếu thanh toán bằng TT trả trước,nhăc nhở người mua chuyển tiền đủ và đúng hạn,chờ
ngân hàng thông báo “CÓ”, rồi mới tiến hành giao hàng.
Còn các phương thức thanh toán khác như:TT trả sau,Clean collection,D/A,D/P thì người bán
phải giao hàng rồi mới có thể thực hiện những công việc của khâu thanh toán.
2.2.2.3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu là một khâu rất quan trọng.Tùy từng đối tượng nội dung công
việc này sẽ có những điểm khác nhau

 Đối với những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu:
Cần nghiên cứu kỹ thị trường,sản xuất những hàng hóa có chất lượng ,mẫu mã kiểu dáng…phù
hợp với thị hiếu của người mua.Hàng sản xuất xong cần được kiểm tra chất lượng một cách kỹ
lưỡng,bao gói cẩn thận ,kẻ ký mã hiệu rõ ràng…đáp ứng đầy đủ quy định của hợp đồng.
Những doanh nghiệp sản xuất hàng XK nhưng không muốn hoặc không thể trực tiếp xuất khẩu
hàng hóa của mình có thể chọn con đường ủy thác XK,vấn đề này được quy định rõ tại điều
17,18 của NĐ 12/CP .

 Đối với những đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu:



×