Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

90 đề thi thử THPTQG năm 2018 môn văn học tuyệt kỹ luyện giải đề số 08 file word có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.6 KB, 6 trang )

ĐỀ SỐ 8


BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Lúc Logan, một thí sinh dự thi chương trình Masterchef Junior (một chương trình thi nấu
ăn cho trẻ em), nhỡ tay nêm quá nhiều muối vào món tôm và bị giám khảo Gordon Ramsay
khiển trách, Logan đã khóc vì sợ mình sẽ làm cả đội liên lụy. Cậu bé được gọi ra nói chuyện
riêng, và Gordon hỏi: “Tại sao chúng ta lại làm việc này?” (Why are we doing this?). Trái
với hàng loạt những câu trả lời mĩ miều mà tôi tự nghĩ ra trong đầu, Logan chỉ trả lời một
câu rất đơn giản “To get better” (Để giỏi hơn).
Không phải để là người giỏi nhất, không phải để đánh bại một ai dó, chỉ đơn giản là để
bản thân ngày một tốt đẹp hơn.
Tôi nghĩ đó là câu trả lời mà rất nhiều người đã quên mất trong lúc trưởng thành.
Rất nhiều người trong chúng ta được dạy rằng đã thi thì phải thắng, đã học thì phải đứng
đầu, apply (nộp đơn) cái gì cũng phải đậu. Không ai rảnh rang ngồi lại giải thích cho chúng
ta biết những việc mình đang làm có ý nghĩa gì. Đứng đầu mãi thì cũng có lúc tụt hạng, thi
đậu mãi cũng có lúc thi rớt, thắng nhiều rồi cũng phải có lần thua, những cú ngã như thế
không chỉ đau, mà còn khiến chúng ta lạc lối, và vô cùng tuyệt vọng.
Chúng ta chỉ cày để có thành tựu, chúng ta không học hỏi để trở nên tốt đẹp hơn. Chúng
ta không nhìn lại xem mình có trưởng thành chút nào chưa, tật xấu có được loại bỏ chưa,
tính tình có bớt cái này đi, bớt cái kia đi, thêm cái này vào, thêm cái kia vào,... hay không.
Chúng ta không làm điều chúng ta thích và trở nên tốt hơn từ đam mê cùa bản thân. Chúng
ta làm nhiều thứ để chiến thắng. Nếu sống chỉ để đánh bại người khác, thì chắc chúng ta đã
thất bại từ rất lâu rồi.
Tôi biết rằng rất nhiều những bạn trẻ ngoài kia cũng đã từng như tôi, làm điều này điều
kia để chứng tỏ mình, để nói rằng tao giỏi thế này, mày phải ngưỡng mộ tao, để được phép


khinh thường người mà mình cho là “kém” hơn mình. Tôi không muốn khuyên bạn làm điều
gì, chỉ là, sống một cuộc đời như thế mệt mỏi lắm, vì tôi đã từng như vậy mà. Cứ làm những
điều khiến mình hạnh phúc, dù thi thoảng có stress vì nó, thì đến cuối cùng kết quả vẫn mang
lại ngọt ngào, cứ cố gắng để trở nên tốt hơn mình của ngày trước, thế là được rồi. Còn hơn
là chạy mãi chạy mãi mà không biết mình đang làm gì.


Thi thì mong thắng thật, học thì mong đậu thật. Nhưng đó có phải tất cả không, hỡi bạn?
Bạn có “get better” từ nó không?
(Fanpage Hoài, facebook.com/hoai)
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2.Theo tác giả, câu trả lời mà chúng ta đã quên trong lúc trưởng thành là gì?
Câu 3. Theo anh (chị), việc cố gắng để tạo được thành tựu có gì giống và khác với việc để
bản thân trở nên giỏi hơn?
Câu 4.Qua văn bản trên, theo anh (chị), ý nghĩa thực sự của thành công là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh chị về quan niệm:
Không phải để là người giỏi nhất, không phải để đánh bại một ai đó, chỉ đơn giản là để bản
thân ngày một tốt đẹp hơn.
Câu 2. (5,0 điểm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
(Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 – Nâng cao,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.123)


Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua đoạn thơ trên. Nêu biểu hiện về
vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12 mà
anh/ chị đã học.
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1.Phương thức nghị luận/ Nghị luận.
Câu 2.Theo tác giả, câu trả lời mà chúng ta đã quên trong lúc trưởng thành là: chúng ta làm
để trở nên giỏi hơn.
Câu 3.Việc cố gắng để tạo được thành tựu và cố gắng để bản thân trở nên giỏi hơn có những
điểm tương đồng và khác biệt là:
– Việc cố gắng để tạo được thành tựu và để bản thân trở nên giỏi hơn không mâu thuẫn nhau,
đó đều có thể trở thành động lực để vươn lên trong cuộc sống.
– Việc cố gắng tạo để được thành tựu hướng con người tới sự cạnh tranh, làm trỗi dậy trong
con người khát khao chiến thắng, trong khi đó, việc cố gắng để bản thân trở nên giỏi hơn
hướng tới sự hoàn thiện bản thân mình, khiến cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa.
– Việc cố gắng tạo được thành tựu có thể khiến con người đau khổ khi thất bại, trong khi đó,
việc cố gắng để bản thân trở nên giỏi hơn giúp con người biết rút ra những bài học cho mình.
Câu 4. Qua văn bản trên, ý nghĩa thực sự của thành công là:
– Ý nghĩa thực sự của thành công không phải là chiến thắng mà là làm những điều mình cho
là tốt đẹp, ý nghĩa, có giá trị đối với bản thân mình.
– Ý nghĩa thực sự của thành công là khi ta nỗ lực cố gắng để hoàn thiện bản thân mình, khiến
mình trở nên tốt hơn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
HS tham khảo đoạn văn dưới đây:
[Đ] Câu nói: Không phải để là người giỏi nhất, không phải để đánh bại một ai đó, chỉ đơn
giản là để bản thân ngày một tốt đẹp hơn giúp tôi nhận ra một bài học đắt giá về mục đích
sống. [G] Mỗi con người cần xác định cho mình mục đích của những nỗ lực trong đời không
chỉ là chiến thắng, thành tích, thành tựu... mà trước hết là để mình trở nên tốt đẹp hơn, để
hoàn thiện và khiến cuộc đời mình trở nên có giá trị. Việc nỗ lực để bản thân trở nên tốt đẹp
hơn có ý nghĩa như một kim chi nam soi sáng cho con đường đi đến thành công của mỗi
người, giúp con người biết học hỏi, biết sửa sai, biết vươn lên... trong cuộc sống. Như Mark
Zuckerberg, ông ta là người giỏi, nhưng với ông, việc đó chỉ để giúp xã hội kết nối dễ dàng
hơn thông qua mạng xã hội Facebook. Mọi nỗ lực hoàn thiện bản thân như chăm chỉ hơn, nỗ
lực hơn, học nhiều hơn để giỏi hơn,... tất cả những cố gắng “để là người giỏi nhất” chỉ nhằm


mục đích quản lí mạng xã hội, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dùng, mang lại lợi ích cho
cộng đồng, nhân loại. Tại buổi lễ Tốt nghiệp trường Đại học Harvard năm 2017 vừa qua,
trong bài diễn văn tốt nghiệp của mình ông từng nói như thế. Việc cố gắng để bản thân trở
nên tốt đẹp hơn có khiến chúng ta hiểu rõ khả năng và giới hạn của bản thân. [M] Tuy nhiên,
không nên lấy lý do “để giỏi hơn” trả lời cho tất cả mọi thất bại trong cuộc sống của mình
hay kiêu ngạo, thiếu khiêm tốn. [B] Đó là suy nghĩ của tôi, còn với bạn thì sao? Bạn có nghĩ
rằng: Mọi cố gắng, nỗ lực của bản thân chỉ đơn giản là để bản thân ngày một tốt đẹp hơn?
Câu 2 (5,0 điểm)
Đề gồm 2 phần: Phần cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua đoạn thơ trong bài thơ
“Sóng” của Xuân Quỳnh là phần cơ bản và phần liên hệ với tác phẩm trong chương trình Ngữ
văn 12 là phần mở rộng, nâng cao. Dưới đây là một số nội dung cần đảm bảo khi phân tích:
1. Giới thiệu đôi nét về Xuân Quỳnh, Sóng và đoạn trích thơ trong đề
– Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ chị là tiếng lòng của
một trái tim phụ nữ đôn hậu, chân thành nhưng cũng thật mạnh mẽ, quyết liệt trong khát vọng
tình yêu.

– Bài thơ “Sóng” nằm trong tập “Hoa dọc chiến hào” – tập thơ khẳng định tài năng thực sự
cùa Xuân Quỳnh (1968), viết về tình yêu – đề tài muôn thuở của thơ ca. Xuân Quỳnh đã góp
vào vườn hoa thơ tình yêu những bông hoa mang hương sắc của riêng mình.
– Hình tượng trung tâm của bài tho là “sóng” và “em” đều là sự hóa thân của nhân vật trữ
tình. “Sóng” và “em” có lúc phân đôi ra để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có
lúc hòa nhập vào nhau để tạo nên sự âm vang, cộng hưởng. Hai hình tượng này đan cài, quấn
quýt, song song tồn tại.
2. Yêu cầu cơ bản: vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua đoạn thơ: Con sóng dưới lòng sâu/.../
Dù muôn vời cách trở.
– Chân thành, biểu hiện nội tâm phong phú thể hiện qua nỗi nhớ: Con sóng dưới lòng sâu/.../
Cả trong mơ còn thức.
+ Khổ thơ dài nhất trong bài thơ, tới 6 câu thơ, như một cơn sóng trào mãnh liệt b ởi nó đã
chạm vào nỗi niềm khắc khoải nhất của tình yêu: nỗi nhớ.
+ Bộc lộ gián tiếp: Nhắc đến những vị trí khác nhau của con sóng dưới lòng sâu hay ngay
trên mặt nước để khẳng định bao giờ sóng cũng chỉ hướng vào bờ, vô bờ.
+ Có nỗi nhớ sôi nổi, mãnh liệt, có nỗi nhớ sâu lắng, âm thầm, tất cả nỗi nhớ ấy chất đầy
không gian trên, dưới đằng đẵng thời gian ngày và đêm.


+ Giãi bày trực tiếp: Sóng nhớ bờ trong cõi thực, giới hạn bởi ngày và đêm. Còn người con
gái khi yêu thì nỗi nhớ đã xáo trộn cả cõi thực lẫn cõi mơ. Thời gian tình yêu phá vỡ mọi giới
hạn, thống trị cả trong tiềm thức.
– Chung thủy, sắt son và có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, hạnh phúc:

.

+ Bộc bạch trực tiếp: Đặt tình yêu vào trong thử thách Dẫu xuôi - Dẫu ngược - giả định nối
tiếp giả định như thấp thỏm trước cuộc đời đầy bất trắc; dùng cách nói nghịch lý xuôi Bắc ngược Nam để chỉ sự đổi thay vô thường của cuộc đời. Như thế, thử thách càng lớn qua sự
trái ngang của số phận; đáp lại hai lần giả định là một lần khẳng định. Hướng về anh một
phương. Câu thơ nôm na mà chắc nịch, khẳng định cái bất biến giữa cái vạn biến, ấy là sự

thủy chung son sắt. Câu thơ như lời tâm nguyện mà rưng rưng xúc động.
+ Khẳng định qua ẩn dụ: Dùng câu hỏi tu từ Con nào chẳng tới bờ để khẳng định tình yêu
vượt qua mọi trở ngại để tới đích.
+ XQ đã nói lên thật chân thành, táo bạo, không giấu giếm khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh
liệt của mình; điều thật hiếm thấy trong văn học Việt Nam.
3. Yêu cầu nâng cao: Liên hệ với một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12 để nêu biểu
hiện về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ:
HS có thể chọn một trong số các tác phẩm sau: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim
Lân), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Dưới dây là một số gợi ý:
– Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ: hiếu thảo, chăm chỉ, giàu sức
sống và khát vọng, giàu lòng thương người dẫu bị hoàn cảnh vùi dập, rơi vào tình cảnh bi
kịch.
– Vẻ đẹp tâm hồn người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên: Dù theo không Tràng về làm vợ vì
miếng ăn, nhưng cái đói không thể dập tắt vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ ấy. Sau khi về làm
vợ Tràng, chị trở lại là “người đàn bà hiền hậu, đúng mực”, tháo vát, nhạy cảm với thời cuộc,
đó là vè đẹp chung cùa người phụ nữ Việt Nam.
– Vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà
văn Nguyễn Minh Châu: Bên trong vẻ ngoài xấu xí thô kệch là một tấm lòng thương con sâu
sắc, hi sinh tất cả vì con, cảm thông với nỗi vất vả và bi kịch của người chồng, thấu hiểu,
từng trải và sâu sắc về lẽ đời.
4. Đánh giá chung
– Với kết cấu phát triển song song hai hình tượng sóng và em, Xuân Quỳnh đã làm nồi bật vẻ
đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua đoạn thơ trên. Đó là sự chân thành, mãnh liệt, không giấu
giếm khát vọng và nỗi nhớ trong tình yêu, và sự sắt son, chung thủy, đầy tin tưởng vào tình
yêu.


– Vẻ đẹp tâm hồn ấy vừa mang cá tính riêng, độc đáo của Xuân Quỳnh, vừa là biểu hiện
chung của vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam: chân thành, chung thủy, giàu đức hy sinh.




×