Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

QUY TRÌNH PHÒNG CHÁY và CHỮA CHÁY nhiệt điện nông sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.27 KB, 48 trang )

Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

NHỮNG NGƯỜI PHẢI NẮM VỮNG QUY TRÌNH NÀY

- Phó Giám đốc kỹ thuật.
- Trưởng ca nhà máy.
- Các đơn vị quản lý thiết bị trong nhà máy.
- Đơn vị phụ trách phòng cháy chữa cháy.
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương II: PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY KHI TIẾN HÀNH CÁC CÔNG VIỆC CÓ
LỬA Ở NHÀ MÁY

Chương III: NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Chương IV: CÁCH XỬ LÝ KHI XẢY RA CHÁY
Chương V: CHỈ HUY CHỮA CHÁY VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN KHI CHỮA
CHÁY

Chương VI :THIẾT BỊ BÁO CHÁYTRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NÔNG SƠN
Chương VII : QUY TRÌNH VẬN HÀNH XE ÔTÔ CỨU HOẢ

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

-1-


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Chương I


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy:
 Tất cả cán bộ công nhân viên lao động nhà máy đều phải tham gia hoạt động phòng cháy

và chữa cháy.
 Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính, phải tích cực chủ

động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây
ra...
 Luôn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng phương tiện, phương án để khi có cháy xảy ra thì chữa

cháy kịp thời và có hiệu quả.
 Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng

lực lượng và phương tiện tại chỗ.
2. Các biện pháp cơ bản trong phòng cháy:
 Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết

bị và dụng cụ sinh nhiệt, sinh lửa, chất sinh lửa sinh nhiệt. Bảo đảm các điều kiện an toàn
về phòng cháy.
 Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện

pháp khắc phục kịp thời.
 Có quy định, nội quy về an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
 Có các biện pháp về phòng cháy
 Có hệ thống báo cháy, chữa cháy ngắn gọn và phù hợp.
 Có lực lượng, phương tiện đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy .
 Có phương án chữa cháy thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống tràn lan.
 Có kinh phí hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
 Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

3.

Mỗi cán bộ công nhân viên nhà máy phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định về phòng cháy và chữa cháy, không để xảy ra cháy nổ và phải biết sử dụng các
dụng cụ phương tiện chữa cháy có hiệu quả.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

-2-


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

4.

Tất cả cán bộ công nhân viên nhà máy phải được học tập, bồi huấn về nghiệp vụ
phòng cháy và chữa cháy, có kiến thức tối thiểu để phòng cháy và biết sử dụng các
phương tiện chữa cháy có hiệu quả.

5.

Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về công tác phòng cháy và
chữa cháy của nhà máy.

6.

Trưởng các đơn vị trong nhà máy là người chịu trách nhiệm về phòng cháy và
chữa cháy trong đơn vị của mình.

7.


Cán bộ công nhân viên vận hành sửa chữa và làm các công việc khác, khi làm việc
ở vị trí, khu vực nào thì phải chịu trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy ở vị trí khu vực
đó.

8.

Mỗi đơn vị trực thuộc nhà máy phải cử 1 cán bộ để giúp đơn vị trưởng triển khai
công tác phòng cháy và chữa cháy. Đối với các đơn vị có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm
nhiệm về công tác an toàn đã có nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Các đơn vị còn lại
như: Phòng Tổ chức, phòng Tài vụ, phòng Kỹ thuật phải cử cán bộ để triển khai công tác
phòng cháy và chữa cháy trong nội bộ đơn vị của mình có văn bản gửi cho Giám đốc.

9.

Việc quản lý các thiết bị, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy phải được coi trọng
như thiết bị vận hành, sản xuất điện khác. Khi thiết bị phòng cháy và chữa cháy được
trang bị ở khu vực nào thì giao cho công nhân viên ở khu vực đó quản lý, sử dụng, bảo
quản và phải ghi vào sổ theo dõi, hoặc sổ giao nhận ca.

10.

Thiết bị dụng cụ phòng cháy và chữa cháy chỉ để phòng cháy và chữa cháy,
nghiêm cấm dùng vào việc khác.

11.

Nhà máy cần có sơ đồ quy định các tuyến đường chính trong mặt bằng nhà máy, để
cho xe cứu hoả hoạt động khi có cháy, cấm để trướng ngại vật hoặc các công việc gây
cản trở cho xe cứu hoả hoạt động trên các tuyến đường này.


12.

Các đơn vị quản lý mặt bằng sản xuất có yêu cầu quan trọng về phòng cháy và
chữa cháy phải có sơ đồ về các tuyến đường dành cho xe cứu hoả khi có cháy. Phải kiểm
tra các tuyến đường nêu trên.
Trong tất cả các khu vực sản xuất phụ trợ và hành chính của nhà máy cần phải:

13.

 Cấm để các thiết bị, vật liệu… trên lối đi, trên cầu thang, lan can.
 Cấm lửa, cấm hút thuốc ở các phòng, các khu vực sản xuất, nhà kho… có nguy cơ cháy

nổ.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

-3-


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

 Khi hết giờ làm việc, trước khi rời phòng làm việc, người ra sau cùng phải kiểm tra xem

đã cắt điện các thiết bị điện như: Bếp điện, đèn điện, máy tính…chưa, nếu còn thiết bị nào
chưa cắt điện thì phải cắt điện hết mới được rời phòng làm việc.
14. Trong các khu vực kho của các đơn vị phải thực hiện các quy định sau:
 Các khu vực kho phải giành các tuyến đường cho xe cứu hoả vào chữa cháy đến từng kho

nhỏ.

 Trong các kho phải giành các lối đi đến từng bộ phận vật tư để người chữa cháy đem theo

các trang bị vào chữa cháy một cách thuận lợi khi có cháy xảy ra.
 Trong các kho phải xắp xếp các loại vật tư khác nhau ra từng khu vực riêng biệt, phải lắp

đặt hoặc trang bị hệ thống chữa cháy, thiết bị chữa cháy cho phù hợp với quy mô của kho
và có nội quy phòng cháy treo ở nơi dễ thấy, dễ đọc.
15. Những người vi phạm quy trình phòng cháy và chữa cháy, thì tuỳ theo tính chất vi
phạm , hậu quả, sẽ phải chịu kỷ luật hành chính hoặc bị truy tố trước pháp luật.
16. Khi có hoả hoạn xảy ra, đơn vị trưởng phải khai báo về tình trạng xảy ra cháy và
cùng với ban phòng cháy và chữa cháy nhà máy phối hợp với công đoàn nhà máy, để tiến
hành điều tra, xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm cho người gây ra hoả hoạn, yêu cầu
khắc phục hậu quả do cháy gây ra, rút kinh nghiệm về vụ cháy.
17. Ban phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy về việc
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy trình phòng cháy và chữa cháy, tổ chức đào tạo
nghiệp vụ và kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn diễn tập chữa cháy cho các
cán bộ phụ trách công tác phòng cháy và chữa cháy của các đơn vị trực thuộc nhà máy lập
kế hoạch bổ sung kịp thời, các thiết bị, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy hàng năm, trình
Giám đốc duyệt, lập sơ đồ và sự phân giao quản lý các thiết bị phòng cháy và chữa cháy
cho các đơn vị, tổ chức kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ về công tác phòng cháy và
chữa cháy, đảm bảo cho các thiết bị chữa cháy của đội cứu hoả nhà máy và của các đơn vị
có độ sẵn sàng cao.
18. Phòng Kỹ thuật có trách nhiệm tham gia biên soạn các nội dung về phòng cháy và
chữa cháy, đối với các thiết bị mới trong dây truyền sản xuất và bổ sung các nội dung về
phòng cháy và chữa cháy đối với thiết bị trong dây truyền đang hoạt động, phối hợp cùng
với ban phòng cháy và chữa cháy và các đơn vị trong nhà máy hiệu đính, biên soạn các
quy trình về phòng cháy và chữa cháy của nhà máy, của các đơn vị trong những giai đoạn
nhất định, phối hợp với ban phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn cho cán bộ an toàn và
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––


-4-


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

những người được giao trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của các đơn vị, những nội
dung nêu trên, phối hợp với ban phòng cháy và chữa cháy kiểm tra việc thực hiện các nội
dung của quy trình về phòng cháy và chữa cháy của nhà máy và của các đơn vị.
19. Việc tách hệ thống nước cứu hoả, việc sửa chữa các thiết bị về phòng cháy và chữa
cháy được tiến hành theo phiếu công tác, phiếu công tác này do đơn vị sửa chữa hoặc đơn
vị chủ thiết bị cấp. Đối với đơn vị sửa chữa khi cấp phiếu công tác để sửa chữa thiết bị
chữa cháy không thuộc mình quản lý thì cần tham khảo các ý kiến của các đơn vị quản lý
trực tiếp thiết bị đó. Trưởng ca là người cuối cùng quyết định cho phép làm các phiếu
công tác nêu ở mục này, sau khi đã xem xét toàn diện các khả năng về chữa cháy, nếu có
hoả hoạn xảy ra ở khu vực sửa chữa. Các trường hợp đặc biệt trong công việc tách hệ
thống nước cứu hoả, trong việc sửa chữa các thiết bị chữa cháy thì Trưởng ca phải xin ý
kiến lãnh đạo của nhà máy.
20. Mỗi đơn vị phải có sổ kiểm tra các trang bị cứu hoả. Hàng tháng cán bộ được giao
công tác phòng cháy và chữa cháy của đơn vị phải kiểm tra các trang bị cứu hoả và ghi
vào sổ này.
21. Các đoàn kiểm tra về công tác phòng cháy và chữa cháy của nhà máy của các đơn
vị khi tiến hành kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy, phải có biên bản kiểm tra
công tác phòng cháy và chữa cháy .

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

-5-



Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Chương II

PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY KHI TIẾN HÀNH CÁC CÔNG VIỆC
CÓ LỬA Ở NHÀ MÁY
QUY ĐỊNH CHUNG

I.

 Các công việc có liên quan đến lửa là công việc như: Hàn điện, hàn hơi, hàn thiếc và các

việc khác có sử dụng ngọn lửa hoặc nung các chi tiết đến nhiệt độ phát lửa của các vật
liệu và các kết cấu.
 Các chỗ thực hiện các công việc có lửa được phân ra như sau:

+ Chỗ cố định được lập ở những chỗ có mặt bằng thuận lợi và giành cho các công việc
chuyên dùng trong các phân xưởng và thường là ở các sân ngoài trời.
+ Các chỗ tạm thời được tổ chức trực tiếp ngay ở thiết bị, ở chỗ làm việc trong phòng,
nếu như không thể đưa chi tiết đến các chỗ thực hiện các công việc có lửa cố định
được.
II.

Để thực hiện các công việc có lửa, ở các chỗ tạm thời, cần phải cấp phiếu công tác.
THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC CÓ LỬA TẠM THỜI
Thực hiện theo thủ tục, chế độ phiếu công tác.
 Quản đốc phân xưởng, đơn vị trưởng là người chịu trách nhiệm để đảm bảo các biện pháp

phòng hoả khi tiến hành các công việc có lửa.

 Chỉ có Quản đốc phân xưởng, đơn vị trưởng ( hoặc Phó quản đốc, đơn vị phó) mới có

quyền cấp phiếu công tác để tiến hành các công việc có lửa.
 Người cấp phiếu công tác phải cử người lãnh đạo công việc và lập các biện pháp phòng

hoả ở nơi làm việc.
 Những biện pháp phòng hoả cần thiết phải thực hiện được viết vào mục “ các biện pháp

an toàn phải thực hiện ”.
 Cấm làm việc có lửa khi ở chỗ làm việc không có những phương tiện chữa cháy (đối với

khu vực có nghuy cơ cháy nổ ).
 Trong thời gian làm việc phải tiến hành các hình thức giám sát sau:

+ Giám sát liên tục: Do người chỉ huy trực tiếp thực hiện.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

-6-


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

+ Giám sát định kỳ: Do người lãnh đạo công việc và người cấp phiếu công tác thực
hiện.
 Kiểm tra đột xuất: Do cán bộ an toàn phân xưởng, hoặc cán bộ được giao trách nhiệm của

đơn vị, cán bộ an toàn của phòng kỹ thuật thực hiện.
 Sau khi kết thúc công việc lực lượng sửa chữa phải làm vệ sinh vị trí làm việc, người chỉ


huy công việc phải kiểm tra chất lượng sửa chữa, vệ sinh thiết bị khu vực sửa chữa và chỉ
sau khi kiểm tra các công việc nêu trên đã được làm tốt mới được khoá phiếu công tác.
 Công nhân vận hành những người được giao theo dõi làm công việc có lửa của phân

xưởng, đơn vị, cần phải kiểm tra định kỳ các công việc liên quan đến lửa trong thời gian
từ 3 ~ 5 giờ.
 Khi sửa chữa sự cố, các công việc có liên quan đến lửa, cho phép tiến hành không cần có

phiếu công tác , mà tiến hành theo lệnh, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các phương tiện về an
toàn về phòng cháy và chữa cháy.
III.

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LỬA
1. Tất cả các công việc có liên quan đến lửa cần tiến hành sau khi đã chuẩn bị cẩn thận
các vị trí làm việc của thiết bị ( máy hàn, dây hàn…) vệ sinh các bình, bể và đường ống
đối với các chất dễ cháy như: Than cám và các vật liệu dễ cháy khác trong vòng bán kính
5m.
2. Trước khi tiến hành công việc liên quan đến lửa ở bên ngoài hoặc ở bên trong các
bình bể, các đường ống và các vị trí dễ cháy, các chất lỏng dễ cháy, cần phải tiến hành các
biện pháp sau:
 Hàn và công việc liên quan đến lửa ở bể dầu hoặc ở phần trên của bể chỉ được tiến hành

công việc sau khi đã phân tích thành phần các chất cháy trong không khí và dưới sự giám
sát trực tiếp của người trông coi vận hành thiết bị khu vực đó.
 Người chỉ huy công việc phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện và tuân thủ “Quy trình

kỹ thuật an toàn công ty nhiệt điện Nông Sơn”.
 Làm việc ở các bể dầu, ở mặt trên của bể hoặc ở gần bể dầu chỉ được tiến hành làm theo


phiếu công tác.
 Đóng van gần bể, treo biển báo an toàn (Cấm thao tác).
 Làm vệ sinh các tạp chất bên trong bình bể.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

-7-


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

 Tổ chức sấy hoặc thông rửa bằng nước, bằng hơi.
 Mở tất cả các cửa, lỗ kiểm tra. Khi mở bể, không được dùng các dụng cụ phát ra tia lửa,

không cho phép va chạm mạnh vào các nắp cửa kiểm tra và các vật thể khác có thể gây ra
hiện tượng phát lửa.
3. Khi tiến hành các công việc có liên quan đến lửa, nghiêm cấm các điều kiện sau:
 Tiến hành công việc khi dụng cụ hư hỏng.
 Làm việc trong ở những kết cấu mới sơn chưa khô hẳn.
 Đặt dây hàn vào tuyến cáp điện và đường ống có khí nóng, hơi nóng và chất lỏng dễ cháy.
 Sử dụng quần áo bảo hộ lao động có vết dầu mỡ dễ bén lửa.
 Cấm sử dụng thiết bị công nghệ và các đường ống để làm dây dẫn một chiều.
 Tiết diện và cách điện của cáp hàn phải tương ứng với trị số tối đa của dòng và điện áp

định mức, không cho phép sử dụng loại cáp có tiết diện và cách điện nhỏ hơn trị số tương
ứng.
4. Các bình chứa khí, thiết bị có các chất lỏng dễ cháy cần phải được đặt cách xa tối
thiểu là 5m tính từ nguồn gây bức xạ nhiệt.


Chương III
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

-8-


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I. HỆ THỐNG NƯỚC CHỮA CHÁY
1. Bơm nước cứu hoả
Trạm bơm nước cứu hoả được xây dựng nằm trong nhà bơm tổng hợp. Các bơm
nước cứu hoả hút nước từ bể nước thô. Tổng lượng nước trong bể nước thô 500m 3.
Một bơm chạy bằng động cơ điện sẽ dùng để cấp đủ nước cho hệ thống cứu hoả,
căn cứ vào yêu cầu áp suất và lưu lượng. Công suất của bơm là:
+Động Cơ:
Type:Y2 – 280S – 2
Điện Áp: 380V
Công Suất : 75kW
Tốc Độ : 2970v/p
Dòng điện: 134.4A
Cosϕ: 0.91
Hiệu suất: 94,6%
+Bơm:
Type: SLS150 – 250I
Lưu lượng: 216m3/h
Cột áp: 75m, NPSH: 4,5m
Một bơm nước chạy bằng động cơ Diezen tự động khởi động dùng làm bơm dự
phòng. Bơm này sẽ vận hành thay cho bơm chạy động cơ điện trong trường hợp mất điện.

Thông số kỹ thuật của bơm là:
Type: XBS65/60 – 3S125 – 100 - 250
Q= 216 m3/h ,N: 3000v/p
H=75m; P : 125KW.
Hai bơm jocky chạy bằng động cơ điện để duy trì áp suất nước trong hệ thống
cứu hoả. Một chiếc hoạt động, một chiếc dự phòng .Thông số kỹ thuật của bơm là:
+Động Cơ :TYPE:Y2 – 132S1 - 2
U:380v, P: 5.5kW
+Bơm: TYPE: 50GN18 – 15 - 4
Q= 18 m3/h; H=60m; N:2900v/p, NPSH:1.8m,HIệu Suất:62%
Tất cả các bơm trên nằm dưới mức nước trong bể nước thô nên trong buồng hút
của bơm luôn đủ nước không phải mồi.
Loại bơm này có đặc điểm sau:

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

-9-


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Có thể kích hoạt không cần đổ nước vào bơm. Do đó không cần bơm chân không
và van đáy. Bơm có thể tự hút không khí và nước, chiều cao tự mồi là 7m, thời gian tự
mồi ngắn, dưới 70s.
Các bộ phận hút chân không được thiết kế đặc biệt làm cho khoảng trống giữa bề
mặt chất lỏng và bánh xe công tác luôn trong điều kiện chân không, và do đó giảm thiểu
hiện tượng xâm thực đối với bánh xe công tác, tăng hiệu quả của bơm.
2. Hệ thống ống dẫn và vòi nước
Đường ống dẫn nước chính được lắp đặt bao quanh toàn bộ nhà máy, cấp nước đến

tất cả các vị trí đảm bảo luôn luôn sẵn sàng dập lửa khi cần thiết.
Dọc tuyến đường ống nước chính có lắp các trụ nước. Trong nhà xưởng lắp các
hộp cứu hoả trong hộp này có các ống, lăng và vòi nước. Ngoài ra trong Nhà máy còn có
các hệ thống vòi nước phun tạo ra bức tường màng nước ngăn cách lửa với môi trường
được lắp cho các khu vực bể dầu FO, dầu tuabin, máy biến áp chính, các vòi đốt dầu lò
hơi, các đường băng tải than. Các van này có thể điều khiển bằng tay hoặc hộp điều
khiển tại chỗ hoặc tủ điều khiển trung tâm.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM NƯỚC CỨU HOẢ:
Trạm bơm nước cứu hoả được đặt ở chế độ vận hành tự động liên tục 24/24h.
Hai bơm jocky duy trì áp suất 0.6MPa cho hệ thống đường ống nước. Khi áp suất gảm
dưới 0.6MPa bơm jocky sẽ tự động khởi động. khi áp suất đạt 0.6MPa bơm sẽ tự động
dừng. Trong đường ống nước đặt các đồng hồ đo áp suất để theo dõi các giới hạn trên và
giới hạn dưới áp suất nước trong ống. Trong 2 bơm jocky, 1 bơm làm việc, 1 bơm dự
phòng.
Khi áp suất nước bị giảm thấp đến 0.6MPa thì bơm điện được tự động khởi động
bơm nước vào hệ thống đường ống, trong trường hợp bơm điện không khởi động được thì
bơm động cơ Diezen sẽ lập tức khởi động bơm nước vào đường ống. Khi áp suất trong
đường ống đạt 0.6MPa bơm sẽ tự động dừng lại. Các van chặn trước bơm dùng để chống
hiện tượng xâm thực.
Toàn bộ quá trình điều khiển này được điều khiển bởi tủ điều khiển tại chỗ
Vận hành chạy đơn động bơm.

 Bơm động cơ Diezel:

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 10 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Xoay công tắc chọn chế độ về vị trí HAND trên tủ điện chính
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 11 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ấn nút DIESEL ENGINE START để khởi động bơm bằng dàn ắc quy.
Ấn nút DIESEL ENGINE STOP để dừng động cơ bơm dầu Diesel
 Bơm điện: Xoay công tắc chọn chế độ về vị trí MANUAL
Ấn nút START để khởi động bơm – bơm khởi động
Ấn nút STOP để dừng bơm
 Bơm Jocky: Trên tủ điện vận hành bơm Jocky số 1 xoay công tắc chọn chế độ
về vị trí HAND trên tủ điện chính

Ấn nút P#1 START để khởi động bơm số 1
Ấn nút P#1 STOP để dừng bơm số 1
 Bơm Jocky: Trên tủ điện vận hành bơm Jocky số 2 xoay công tắc chọn chế độ
về vị trí HAND trên tủ điện chính
Ấn nút P# 2 START để khởi động bơm số 2
Ấn nút P# 2 STOP để dừng bơm số 2
Vận hành chạy liên động bơm.
 Bơm JOCKY: Đặt chế độ tự động xoay công tắc về AUTO bơm vận hành tự
động từ tủ điều khiển hệ thống cứu hoả.
 Bơm điện: Xoay công tắc chọn chế độ về vị trí AUTOMATIC
 Bơm động cơ Diezel: Xoay công tắc chọn chế độ về vị trí AUTO trên tủ điện

chính.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 12 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

CHẾ ĐỘ BẢO QUẢN BẢO DƯỠNG
Đối với bơm nước động cơ điện
Nội dung
Kiểm tra điều kiện kỹ thuật động cơ điện
Vận hành bơm
Tra dầu mỡ
Lau vệ sinh

Định kỳ
1 lần/ tuần
1 lần/ tuần
mỗi lần 10 phút
1 lần/tháng
1 lần/ tuần

Đối với động cơ Diezel
Nội dung
Kiểm tra điều kiện kỹ thuật động cơ điezel
Vận hành bơm
Tra dầu mỡ
Lau vệ sinh


Định kỳ
1 lần/ tuần
1 lần/ tuần
mỗi lần 15 phút
1 lần/tháng
1 lần/ tuần

II. HỆ THỐNG PHUN BỌT KHO DẦU FO
Hệ thống phun bọt được vận hành hoàn toàn bằng tay
Thông số kỹ thuật
Kiểu loại: PY8/300
Tỉ lệ pha trộn: 3%
áp suất nước: Mpa
Dung tích bình bọt:
Lưu lượng hỗn hợp:
Trọng lượng: kg
1. Những điều chú ý khi thao tác và sử dụng
- Đầu tiên, bắt buộc phải cho vào bình 150 lít nước sạch bằng cách tháo mặt bích trên
đỉnh ra rồi đổ nước vào trong. Nghiêm cấm cho chất dập lửa vào trước khi cho nước.
- Đóng van cấp bọt, mở van xả dung dịch, van xả khí của quả bóp cao su và van xả khí
của thân bình, đổ thêm dung dịch, khi có bọt trào ra ở đường ống của quả bóp cao su thì
đầu tiên đóng van xả dung dịch sau đó đóng van xả khí của quả bóp.
- Sau khi kết thúc tra dung dịch thì đóng van xả khí của thân bình lại.
- Cho nước vào trong bình sau khi đã cho đầy chất dập lửa vào quả bóp cao su.
- Khi phát sinh hoả hoạn, mở các van chặn tại hai đầu của bình bọt, hỗn hợp dung dịch sẽ
được đưa ra ngoài để sử dụng.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––


- 13 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- Khi kiểm tra mức dung dịch: đầu tiên mở van xả khí thân bình và van xả nước, mở van
chặn dưới ống thuỷ, đợi chất dập lửa vào trong ốn thuỷ, sau khi ổn định bề mặt nó sẽ thể
hiện được cao độ dung dịch trong quả cao su.
- Sau mỗi lần sử dụng thiết bị phải thêm chất dập lửa, trình tự thao tác: đầu tiên mở van
xả khí và van xả nước của bình, xả hết nước còn trong bình, để dư 150 lít nước trong ống.
Sau đó mở van xả khí của quả bóp cao su ( giống như cách tra dung dịch để cho chất dập
lửa vào bình ) . Lần sau sử dụng vẫn thao tác như trên, và để làm dự phòng cho lần tiếp
theo.
2. Bảo dưỡng
Nhân viên bảo dưỡng phải đọc cẩn thận tài liệu này, hiểu nguyên lý tính năng, các thao
tác bảo dưỡng của thiết bị này, định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng, phải đảm bảo các van trên
thiết bị có thể đóng hoặc mở và các đường ống được nối kín với nhau. Không được tự ý
tháo các linh kiện của thết bị.
Thiết bị này nên vận hành trong phạm vi áp lực từ 0.5 ÷ 1 Mpa. Khi áp lực lớn hơn
1.1Mpa van an toàn có thể tự động mở. Vì vậy khi vận hành phải chú ý áp lực cho phép,
nếu vượt quá phạm vi áp lực này có thể làm hỏng quả bóp cao su.
Các lần sử dụng nên dùng chỉ một loại chất dập lửa có cùng mã hiệu cùng nhà sản xuất,
chú ý khi cho chất dập lửa không để lắng cặn và tạp chất khác lẫn vào.
Phải định kỳ kiểm tra quả bóp cau su có bị dò không, phương pháp là: Mở van xả khí, van
xả nước của thân bình, xả nước đọng trong bình ra ngoài, quan sát xem trong nước xả ra
có thành phần bọt không, nếu có tức là cao su bị hỏng, phải lập tức sửa chữa, bổ sung.
Khi có áp lực trong bình nếu mở van của ống thuỷ sẽ làm cho chất dập lửa phun ra từ ống
thuỷ. Khi trong bình mở ống xả khí, nước thì mở ống thuỷ mới có thể phản ánh thực chất
cao độ của chất dập lửa trong quả cao su.

Thời hạn sử dụng chất dập lửa căn cứ theo quy định của nhà sản xuất, định kỳ thay van an
toàn và đồng hồ áp lực phải theo quy định.
Sau mỗi lần sử dụng hỗn hợp bọt với nước phải tháo đường ống xả khí, đồng thời phải
dùng nước sạch để đường rửa ống, khi đó phải đóng van cầu trên bộ hỗn hợp tỉ lệ.
Thiết bị cứu hoả được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, duy trì nó thường xuyên ở trạng thái
tốt, trở thành thiết bị tốt có thể sử dụng bất kỳ lúc nào.
III. BÌNH BỘT CHỮA CHÁY
Bình bột chữa cháy có nhiều loại. Hiện này nhà máy đang dùng bình bột chữa cháy
của Trung quốc (Bình bột chữa cháy MFZ/ABC4).
1. Tính năng tác dụng
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 14 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

 Bình bột MFZ/ABC4 chữa cháy hiệu quả đối với xăng dầu.
 Áp suất :1.2MPa
 Nhiệt độ hoạt động: 200C
 Trọng lượng :6.28kg
 Bình chữa được đám cháy điện với điện áp 50 KV.

* Nhược điểm: Bột không có tác dụng làm lạnh, do vậy khi đã tắt ngọn lửa nhiệt độ trong
đám cháy vẫn cao có thể xảy ra cháy tiếp.
* Chú ý: Không dùng bình bột chữa đám cháy của thiết bị vi tính, vì bột lọt vào khó vệ
sinh, gây bẩn cho thiết bị.
2. Cách sử dụng
 Chọn đầu hướng gió, xách bình bột đến cách đám cháy 2 đến 3m, dốc ngược bình, lắc


mạnh từ 3 đến 5 cái cho bột ở đáy bình tơi ra, đặt đế bình xuống sàn, nền, rút chốt, hướng
loa về phía đám cháy, loa đặt nằm ngang ( chiều dài của loa song song với sàn nên), điều
chỉnh độ cao của loa sao cho khi phun, dòng hỗn hợp phun hướng vào trung tâm đám
cháy (phần gốc ngọn lửa), bóp cò, hỗn hợp khí bột phun ra, ta lia loa từ phải qua trái, từ
trái về phải, liên tục lia như vậy, tạo thành vùng chảo bột, chùm lên đám cháy, ngăn O 2
xâm nhập vào đám cháy.
 Khi một bình bột chưa thể dập tắt được đám cháy, nếu có người thứ hai, thì người thứ hai

chuẩn bị đưa bình bột vào sử dụng như trên và tiến hành phun bình bột thứ hai khi quan
sát thấy dòng hỗn hợp đang phun của bình bột thứ nhất đã yếu đi.
 Đối với đám cháy hơi lớn hoặc diện tích cháy hơi rộng thì ta dùng phối hợp nhiều bình

bột
* Chú ý: Khi dùng nhiều bình bột, phải chọn vị trí đứng phun bột thích hợp, nếu không sẽ
hít phải bột của NaHCO3 gây nguy hiểm.
3. Bảo quản
 Cần để bình bột ở nơi thoáng mát dễ thấy, dễ lấy.
 Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng bình, vòi không bị nứt, vỡ, loa phun không bị vỡ,

các chỗ đấu nối bằng gien phải xoáy chặt, chốt còn nguyên vẹn và áp lực trong bình đang
nằm trong vùng vạch đậm, áp suất công tác định mức của bình là 12at.
 Phải vệ sinh sạch sẽ tủ đựng và bản thân các bình bột đặt trong đó.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 15 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––


 Thời hạn sử dụng của bình bột MFZL là 5 năm.

IV. CÁT CHỮA CHÁY
1. Đặc tính tác dụng của cát chữa cháy
 Cát là phương tiện chữa cháy được áp rộng rãi trong lao động sản xuất và đời sống. Cát

có thể dùng chữa cháy trực tiếp các đám cháy hoặc phủ lên bề mặt một lớp cát đề phòng
cháy, ngăn ngừa sự cháy.
 Cát có thể dùng để dập tắt đám cháy nhỏ, tính chất phức tạp, các đám cháy chất lỏng như:

Xăng, dầu, nhựa, cáp điện…trong điều kiện thuận lợi cát có thể chữa đám cháy lớn hoặc
hạn chế được sự cháy lớn.
 Dùng cát chữa cháy bảo vệ được thiết bị nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng của ngọn lửa,

nguồn nhiệt trực tiếp lớn.
 Cấm dùng cát chữa cháy các đám cháy ở ổ bi, gối trục, pít tông…

2. Cách dùng
 Khi dùng cát chữa đám cháy chất lỏng không lớn, người ta thường dùng cát dải lên bề

mặt đám cháy, cát sẽ hút một phần chất lỏng, đồng thời làm kín bề mặt để cách ly vật
cháy với O2 trong không khí.
 Khi dùng cát chữa cháy chất lỏng, người ta dùng cát ngăn chặn chất lỏng không cho đám

cháy lan rộng (đổ vòng quanh đám cháy kiểu be bờ). Khoanh vùng không để cháy lan.
Cát ngấm dần chất lỏng rồi phủ kín cát trên bề mặt. Không cho chất lỏng tiếp xúc với ô xy
của không khí rồi tắt hẳn.
 Đối với chất rắn bị cháy, khi đưa cát vào trung tâm đám cháy nó phủ kín bề mặt. Mặt khác


cát không phải là chất cháy, hạt nhỏ, mịn có thể lọt vào các khe hở không cho không khí
lọt vào, đồng thời ngăn cản sự cháy lan tràn.
 Trong biện pháp phòng ngừa, cát là phương tiện phòng cháy tốt nhất, chẳng hạn đối với

các bể xăng, dầu…dùng cát phủ lên bề mặt, vừa ngăn chặn được nguồn nhiệt xung quanh,
vừa bảo vệ thiết bị nguyên vẹn, hút ngấm khi chất lỏng bị rơi vãi, nhằm ngăn ngừa sự
cháy diễn ra.
 Đối với các đường ống dẫn dầu hay các đường cáp điện đặt trên mặt đất, người ta phủ

một lớp cát vừa bảo vệ tốt, vừa phòng cháy và chữa cháy.
3. Bảo quản
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 16 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

 Cát có thể đặt trong thùng gỗ, sắt, hoặc xây bể để chứa cát phòng cháy và chữa cháy.
 Cát chữa cháy cần khô, hạt nhỏ mịn, không lẫn tạp chất khác.
 Thùng cát chữa cháy bảo quản cùng với xẻng, xô để ở nơi thuận tiện, khi cần thiết sử

dụng được ngay, không để cát ở nơi ẩm ướt hoặc bị nước rơi vào, nếu để cát ngoài trời
cần có nắp đậy để che mưa, che bụi bẩn.
 Không vứt giẻ lau, rác và các vật khác vào thùng cát, không để dây rớt dầu mỡ vào thùng

cát chữa cháy.
 Thùng cát luôn luôn đầy, cần được bổ xung thường xuyên, nếu bị dò dầu, hoá chất vào


thùng cát phải thay ngay. Cũng như các phương tiện chữa cháy khác, thùng cát được đánh
số bảo quản và kiểm tra hàng tháng.
 Thùng cát có khối lượng dưới 0,5m 3 được trang bị 2 xẻng cho một thùng. Thùng cát 0,5

m3 trở lên mỗi thùng có 2 xẻng, 2 xô. Bể từ 2m3 trở lên mỗi bể trang bị 4 xẻng, 4 xô.

Chương IV

CÁCH XỬ LÝ KHI XẢY RA CHÁY
A/ YÊU CẦU CHUNG
1- Nắm chắc tính năng- tác dụng và cách sử dụng các thiết bị , phương tiện dụng
cụ chữa cháy cho phù hợp, dập tắt được lửa nhanh nhất, có hiệu quả nhất.
2- Phải biết sơ đồ thao tác cứu hoả , sơ đồ vị trí sắp đặt các thiết bị , phương tiện
phòng cháy và chữa cháy tại khu vực mình quản lý, cụ thể phải nắm chắc số lượng, chất
lượng từng loại: Vòi cứu hoả, họng cứu hoả, bình CO2, bình bột, bình bọt …
3- Khi xuất hiện đám cháy ở vị trí nào thì người trông coi thiết bị hoặc người có
mặt ở đó phải:
 Báo cháy cho trưởng kíp vận hành hoặc người có trách nhiệm biết.
 Đồng thời dùng các phương tiện dụng cụ chữa cháy tại chỗ phù hợp, để nhanh chóng dập

lửa.
* Chú ý: Đảm bảo các quy định về kỹ thuật an toàn khi tiến hành chữa cháy.
4. Trưởng kíp, tổ trưởng sản xuất, hoặc các công nhân nhân viên phải xác định vị
trí, tính chất khả năng nguy hiểm của đám cháy có thể lan rộng, gây cháy lớn, đe doạ các
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 17 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

thiết bị đang làm việc… mà báo cáo trưởng ca, lãnh đạo của đơn vị mình hoặc ban phòng
cháy và chữa cháy, để huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy ở các vị trí
gần nhất trong khu vực đến dập lửa, đồng thời khoanh vùng khu vực cháy và yêu cầu
những người không tham gia chữa cháy ra khỏi khu vực cháy.
 Tìm mọi cách đảm bảo an toàn cho thiết bị, nhà xưởng…và cho mọi người tham gia chữa

cháy, tiến hành các thao tác cần thiết, để bảo vệ thiết bị công nghệ như: Cắt điện, dừng
máy…, nếu có nguy cơ đe doạ hư hỏng lớn hoặc tai nạn chết người có thể xảy ra.
 Phân công người đón, dẫn đường cho đội chữa cháy vào vị trí chữa cháy.

5. Trưởng ca, lãnh đạo các đơn vị khi nhận được báo cháy phải báo cáo lãnh đạo
nhà máy và trưởng ban phòng cháy và chữa cháy để huy động thêm lực lượng chữa cháy
khi cần thiết.
6. Đối với đám cháy lớn thì trưởng ban phòng cháy và chữa cháy, trưởng ca vận
hành trực tiếp chỉ huy dập cháy.
7. Nếu lực lượng chữa cháy của nhà máy không đủ sức chữa đám cháy, diễn biến
đám cháy phát triển lớn thì trưởng ban phòng cháy và chữa cháy hoặc trưởng ca cần yêu
cầu lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khu vực TP- Thái Nguyên và các khu vực khác
để hỗ trợ. (Số điện thoại liên lạc là 114)
8. Khi chữa cháy xong, người trông coi thiết bị, ca vận hành, tổ sản xuất để xảy ra
cháy phải báo cáo cụ thể nguyên nhân, quá trình xảy ra đám cháy với đoàn điều tra của
nhà máy. Ban phòng cháy và chữa cháy cần phối hợp với cán bộ an toàn phòng kỹ thuật
tiến hành điều tra, lập hồ sơ điều tra và báo cáo vụ việc cháy với lãnh đạo Nhà máy và cơ
quan có thẩm quyền. Đồng thời có kế hoạch bổ xung, sửa chữa, phục hồi các thiết bị
chính và các thiết bị dụng cụ cứu hoả đã sử dụng, đã hư hỏng để đảm bảo đủ thiết bị sản
xuất, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
B/ CÁCH XỬ LÝ MỘT SỐ ĐÁM CHÁY
I. CÁCH XỬ LÝ CHÁY XĂNG DẦU

1. Những đặc điểm về xăng dầu
Xăng dầu là loại nhiên liệu lỏng rất dễ cháy, khi cháy phát triển nhanh, xăng dầu
nhẹ hơn nước nên thường nổi trên mặt nước. Khi cháy sinh ra nhiệt độ cao, nhiều khói, dễ
phát triển thành khói lớn, nên việc chữa đám cháy xăng dầu rất phức tạp. Vì vậy đối với
nhiện liệu xăng dầu, điều quan tâm đặc biệt là biện pháp phòng ngừa sự cháy.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 18 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

2. Phương pháp phòng cháy xăng dầu
 Các kho, nơi chứa đựng xăng dầu, phải được xây dựng theo quy định về phòng cháy và

chữa cháy, phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, phải có biển báo cấm lửa và đôn
đốc mọi người thực hiện tốt các điểm sau:
+ Không bật lửa, không hút thuốc ở khu vực kho xăng, dầu.
+ Không dùng búa sắt, đục sắt mở thùng xăng dầu.
+ Không dùng lửa soi xăng, dầu.
+ Các đường dây điện, các bóng điện thắp sáng, thu lôi chống sét phải đảm bảo tiêu chuẩn
an toàn phòng chống cháy nổ.
 Khi xây dựng các kho xăng dầu phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật phòng chống cháy nổ

và phải có sự tham gia duyệt phòng cháy và chữa cháy các cơ quan có thẩm quyền.
 Phải trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Đối với những kho có

chứa lượng xăng dầu lớn, phải có phương án chữa cháy cụ thể và được báo động diễn tập
định kỳ.

3. Phương pháp cứu chữa đám cháy xăng dầu
 Đối với đám cháy nhỏ, ta chuyển những đồ vật xung quanh ra khỏi nơi cháy. Dùng chăn

chiên, bao tải nhúng nước, chùm kín hoặc dùng đất nhỏ, cát lấp kín, ngọn lửa sẽ tắt. Nếu
có bình bột, bình CO2 chữa cháy thì khả năng dập tắt đám cháy đơn giản nhất.
 Đối với các kho tàng ta dùng các bình bột, bình CO 2, hoặc cát để dập cháy khi lửa mới

phát sinh. Nếu có nguy cơ cháy lớn phải báo cáo ngay cho trưởng kíp, trưởng ca hoặc
lãnh đạo đơn vị và đội chữa cháy của nhà máy đến chi viện, đồng thời dùng các bình bột
gần đó để dập cháy và ngăn cách đám cháy lớn bằng cát với khối lượng lớn, đắp chặn
thành bờ và phủ kín bề mặt đám cháy bằng cát để dập tắt lửa.
 Đối với các bể chứa lớn như các bể dầu FO, bể dầu bôi trơn tua bin, phải báo cáo ngay

cho xe chữa cháy thuộc ban phòng cháy và chữa cháy đến phun bọt phủ kín bề mặt bể dầu
để dập lửa.
 Khi đang nạp dầu vào bể mà bị cháy thì phải đình chỉ ngay công việc nạp dầu. Nếu điều

kiện cho phép thì phải tháo dầu theo đường xả dầu ở đáy bể.
* Chú ý:

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 19 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

+ Không dùng nước, cát để chữa cháy ở các bể chứa lớn vì xăng dầu dâng lên tràn qua
miệng bể làm cho sự cháy có thể phát triển lớn hơn.

+ Trong quá trình chữa cháy phải đồng thời làm mát các bể, các thiết bị khác xung quanh,
để giảm sự cháy, đề phòng sự cháy lan rộng ra.
 Đối với các đường ống dẫn dầu bị vỡ hoặc van bị dò dầu, phun ra gây cháy. Trước hết

phải ngừng ngay việc cấp dầu qua đường ống và dùng mọi phương tiện chữa cháy tại chỗ
để dập lửa. Nếu lượng dầu phun ra nhiều, phải dùng vật che chắn, không để dầu bắn vào
các thiết bị, vật xung quanh, đề phòng cháy vào các thiết bị bên cạnh.
 Trong trường hợp đường ống bị vỡ từ trên cao hoặc chảy trên các sàn, nền cao cần chú ý

hướng cho dầu chảy theo một đường nhất định. Dùng đất, cát hoặc khoan các lỗ xuống
đất để dầu chảy đến đâu ngấm hết đến đó, không cho đám cháy phát triển và áp dụng các
biện pháp dập tắt lửa. Tất cả các đám đất cát ngấm dầu đều phải được hót, dọn sạch đưa
ra nơi quy định để đề phòng sự cháy trở lại.
II. CÁCH XỬ LÝ CHÁY THAN
1. Than là nhiên liệu đốt lò, xong than không thể bắt lửa bình thường để cháy, mà phải ở
nhiệt độ cao nhất định mới cháy được. Khi phát hiện thấy than bị cháy phải:
 Trước hết khoanh vùng đám cháy lại, dùng dây chăng, biển báo hoặc cử người coi giữ,

dùng xẻng gạt đống than ra, cách ly hẳn than chưa cháy với than đã bị cháy.
* Chú ý:
 Rất khó phân biệt chỗ than cháy và chỗ than không cháy. Nếu không cách ly, người dễ bị

bỏng than, và chữa cháy không triệt để.
 Đối với than đang cháy, dùng các vòi nước vách tường gần nhất, lắp lăng phun mưa, phun

dần dần, ướt hết mặt lớp than đang cháy rồi dùng cuốc, xẻng, cào gạt sạch lớp than vừa
phun nước, ta cứ làm như thể hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi gạt xuống đến tận sàn
nền.
 Không dùng vòi nước xối mạnh vào đống than đang cháy, gây bụi mù mịt, gây cản trở


cho người đang chữa cháy. Không xối nhiều nước vào một chỗ, vì khi lớp than có nhiều
nước, than bột sẽ tạo màng phía trên, khi ta nhìn tưởng đã tắt hẳn nhưng thực chất phía
dưới lớp màng bao phủ là lớp than bùn vẫn đang cháy âm ỉ, khi khô nước bề mặt lớp than
bột được phun nhiều nước nứt ra, sự cháy trở lại mạnh hơn. Mặt khác xối nước nhiều,
than bột không ngấm kịp (than bột rất khó ngấm nước, tính chất than bột linh động giống
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 20 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

như nước) tự chảy giống như nước, có thể gây bỏng cho người chữa cháy hoặc nước cùng
than bột cháy lan tràn xuống phía dưới sàn, gây nguy hiểm cho các thiết bị điện và các
thiết bị khác.
* Chú ý:
+ Than bột cháy, sàn và nền rất nóng, người chữa cháy đứng lâu một chỗ có thể cháy cả
đế giày dép, làm rộp da chân, cần chọn chỗ đứng đảm bảo an toàn.
+ Các cấu kiện sắt thép đang bị nung đỏ (trụ giá, chân băng tải, cầu thang...) không được
phun nhiều nước làm hạ nhiệt độ đột ngột và làm như vậy sẽ gây biến dạng các kết cấu
đó. Nên dùng vòi phun mưa phun từ từ.
+ Than đang cháy phải được chữa cháy triệt để mới được thu gom cất vào băng tải, khi đó
cần chú ý các hiện tượng cháy băng cao su hoặc than bột cháy trên băng tải, nếu có thì
phải:
 Ngừng ngay băng tải bằng ấn nút dừng.
 Sử dụng ngay vòi nước tại chỗ ở trạm truyền động để chữa cháy hoặc dùng các vòi nước

chữa cháy khu vực đầu băng tải để dập cháy.
* Chú ý:

Dùng lăng phun mưa không cho nước chảy xuống kho than nguyên gây ướt than, không
cho nước chảy xuống kho than bột nóng có thể gây ra nổ.
III. XỬ LÝ CHÁY DẦU Ở GIAN TUABIN
 Cháy dầu ở hệ thống cấp dầu cho tuabin, máy phát là một trong các loại cháy nguy hiểm

nhất trong nhà máy điện. Nó cháy nhanh, lan rộng làm hư hỏng các thiết bị các kết cấu
bằng thép và có thế gây tai nạn cho người.
 Cháy dầu ở hệ thống này thường do các gioăng bích dầu bị hỏng, các đường ống dầu bị

bục, dầu chảy xuống hoặc phun ra các thiết bị, đường ống có hơi nóng gây ra cháy.
 Khi có cháy dầu, xuất hiện giảm áp lực dầu ở hệ thống cấp dầu, xuất hiện tín hiệu báo

động của các bơm dầu, giảm mức dầu ở bể dầu chính làm xuất hiện tín hiệu ở bảng điều
khiển.
 Biện pháp dập cháy là:

+ Kịp thời phát hiện đám cháy.
+ Đóng nhanh đường dầu đến chỗ cháy (khi điều kiện cho phép).
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 21 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

+ Nếu đám cháy nhỏ thì trực ban phải nhanh chóng dùng bình CO 2, bình bột để dập tắt
đám cháy.
+ Nếu đám cháy đang phát triển lớn có khả năng lan tới tuabin, phải nhanh chóng
dừng máy khẩn cấp, có phá hoại chân không và tổ chức lực lượng chữa cháy, lực

lượng trông coi thiết bị đang vận hành, theo phương án chữa cháy đã được hướng dẫn.
+ Khi đám cháy lan về phía bể dầu chính thì nhân viên trực ban phải nhanh chóng mở
van xả dầu về bể dầu sự cố (làm theo lệnh của trưởng ca).
+ Dừng sự cố tất cả các thiết bị phụ trong vùng cháy và vùng có đe doạ cháy.
+ Giải trừ sơ đồ điện.
+ Bố trí người đón đội chữa cháy của nhà máy và phối hợp với họ trong công việc
chữa cháy.
+ Nếu có dầu cháy loang trên mặt sàn, nền thì dùng cát khoanh lại.
+ Dùng vòi nước cứu hoả phun ngăn cách để bảo vệ các kết cấu gian máy và các thiết
bị đang làm việc hoặc đã dừng ở bên cạnh.
+ Khi có cháy phải yêu cầu những người đang sửa chữa và những người không có
nhiệm vụ khác ra khỏi khu vực cháy.
IV. CHỮA CHÁY THIẾT BỊ ĐIỆN:
1. Tất cả mọi người tham gia chữa cháy đều không được phép cắt điện hoặc tiến hành bất kỳ

một thao tác nào trên thiết bị điện. Nếu có yêu cầu cắt điện thì phải báo trưởng ca ( hoặc
những người được giao nhiệm vụ tương đương). Khi nhận được thông báo của người có
trách nhiệm là đã cắt điện rồi, thì mới được tiến hành chữa cháy trên thiết bị đó. Khi vào
các phòng phân phối điện và trạm cao áp để chữa cháy, phải được sự đồng ý và chỉ dẫn
trực tiếp của nhận viên vận hành.
2. Khi xảy ra cháy ở các thiết bị điện, chỉ có những người đã hiểu rõ vị trí, cấu tạo các phần

có điện của thiết bị và nắm vững các quy định về chữa cháy này mới được tham gia chữa
cháy ở thiết bị điện đó. Những người không có nhiệm vụ phải ra khỏi nơi chữa cháy.
Chữa cháy ở các thiết bị điện cần đeo găng tay, đi giày cách điện, đội mũ an toàn.
3. Khi phát hiện thấy máy phát điện bị cháy, các chức danh vận hành của phân xưởng vận

hành Điện - Tự động hoá lập tức báo Trưởng ca, trưởng kíp Lò máy để ngừng khẩn cấp
Tuabin - máy phát, khi Tuabin ngừng quay phải đưa bộ vần trục Tuabin vào làm việc,


–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 22 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

tránh mức độ chịu nóng không đồng đều làm trục bị cong. Nếu có thể xung động lại
Tuabin và duy trì Tuabin ở tốc độ từ 200 đến 300 vòng/phút.
4. Khi cuộn dây máy phát điện bị cháy, sau khi cắt điện máy phát, hệ thống kích từ, thì được

phép dùng nước đã có sẵn để chữa cháy, khi phun nước phải chú ý phun sao cho các phần
gần trục được làm mát đều để tránh cong trục.
5. Khi máy phát điện và động cơ bị cháy, không cho phép dùng cát để chữa cháy vì cát rơi

vào bộ phận chuyển động làm cho máy bị hỏng, phải mất nhiều tiền của và công sức mới
khắc phục được.
6. Để chống cháy cho động cơ điện, phải định kỳ kiểm tra, duy trì đúng lịch bảo dưỡng, tiểu

tu, đại tu, khi đó cần kiểm tra quét sạch bụi bẩn cho động cơ. Khi động cơ cháy phải
ngừng quay động cơ để dập lửa, trước tiên phải cắt điện động cơ sau đó dùng các dụng cụ
cứu hoả thích hợp để dập cháy. Trường hợp không có bình chữa cháy bằng chất khô thì có
thể dùng vòi nước cứu hoả để chữa cháy, khi chữa cháy cần phun những hạt nước nhỏ và
tưới đều cho cả động cơ. Không cho phép đổ một khối lượng nước lớn vào động cơ gây
cho các bộ phận của nó bị biến dạng.
7. Khi cách điện của sợi cáp điện bị cháy, cần lập tức cắt điện đường cáp đó. Một mặt bảo

trưởng kíp điện, trưởng ca hoặc những người có trách nhiệm của nhà máy, mặt khác phải
căn cứ vào đường đi của sợi cáp và đặc điểm của nó mà tiến hành kiểm tra, dập cháy triệt

để trên toàn bộ đường cáp. Nên tiếp địa toàn bộ vỏ thép và vỏ chì của cáp trước khi dập
cháy.
8. Tiến hành cứu chữa cáp điện bị cháy nên dùng bình bột chữa cháy, có thể dùng cát hoặc

đất để chữa cháy. Khi chữa cháy không trực tiếp sờ tay vào cáp, không dùng những vật
bằng kim loại tiếp xúc với cáp điện hoặc dịch chuyển vị trí của cáp.
9. Khi xảy ra cháy trong hầm cáp thì:
 Báo trưởng ca, gọi đội cứu hoả.
 Báo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo nhà máy.
 Đóng cắt cửa thông sang các hầm cáp khác để chống cháy lan.
 Cắt điện hầm cáp xảy ra cháy
 Chuẩn bị các biện pháp an toàn ( tiếp địa, ủng , găng tay cách điện, mặt nạ phòng độc)
 Cho phép người phụ trách cứu hoả vào dập cháy.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 23 -


Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

 Bố trí trực điện vào giám sát.

Chương V

CHỈ HUY CHỮA CHÁY VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH
VỀ AN TOÀN KHI CHỮA CHÁY
I. XỬ LÝ CỦA NHÂN VIÊN TRỰC BAN KHI CÓ CHÁY
1. Người chỉ huy chữa cháy

 Trong mọi trường hợp, người có chức vụ cao nhất của cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
 Trường hợp tại nơi xảy ra cháy lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp

thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:
+ Người chỉ huy chữa cháy là Giám đốc nhà máy.
+ Nếu Giám đốc vắng mặt thì người chỉ huy chữa cháy là Trưởng đơn vị ( Quản đốc)
hoặc Trưởng phòng) của đơn vị.
+ Nếu Trưởng đơn vị vắng mặt, chưa tới kịp thì tại nơi xảy ra cháy, Trưởng ca hoặc
Trưởng kíp, Tổ trưởng có trách nhiệm ở đó là người chỉ huy trực tiếp chữa cháy ban
đầu.
 Khi lực lượng chữa cháy chuyên trách của nhà máy tới nơi xảy ra cháy thì người có chức

vụ cao nhất của lực lượng chữa cháy chuyên trách này đảm nhận là người chỉ huy chữa
cháy.
2. Khi xuất hiện có cháy thì Người lãnh đạo ca trực phải thông báo ngay cho đội cứu hoả
và lãnh đạo Nhà máy.
3. Người lãnh đạo ca trực phải tự mình hoặc qua nhân viên trực ban xác định đám cháy,
khả năng lan truyền và khả năng đe doạ thiết bị đang hoạt động trong khu vực cháy.
4. Sau khi xác định vị trí đám cháy, người lãnh đạo ca trực phải:
 Tự mình hoặc qua nhân viên trực ban kiểm tra xem xét các thiết bị tự động cứu hoả.

Trường hợp thiết bị tự động cứu hoả không làm việc thì phải thao tác thiết bị cứu hoả và
cắt thông gió bằng tay.
 Đảm bảo các điều kiện an toàn cho đội chữa cháy.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 24 -



Quy Trình Phòng Cháy Và Chữa Cháy Nhiệt Điện Nông Sơn
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

 Thực hiện các thao tác cần thiết ở các thiết bị công nghệ (cắt chuyển đổi thiết bị, cắt các

thiết bị điện…)
 Dập lửa bằng lực lượng và phương tiện hiện có.
 Cử người biết rõ thiết bị điện ra đón đội cứu hoả.

5. Trước khi đội cứu hoả đầu tiên tới, người lãnh đạo ca trực trước hết phải mời hết những
người ra khỏi khu vực cháy và đảm bảo các biện pháp an toàn cần thiết để phòng ngừa
điện giật và các dạng nguy hiểm khác đối với những người ở gần đám cháy. Sơ tán nhân
viên ra khỏi khu vực cháy.
6. Người lãnh đạo ca trực tiến hành hướng dẫn cho nhân viên đội cứu hoả vừa tới và cho
phép họ vào chữa cháy.
7. Trong quá trình chữa cháy, người lãnh đạo ca trực trao đổi những hướng dẫn cần thiết
với đại diện đội cứu hoả.
II. YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN KHI CỨU HOẢ Ở NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
NÔNG SƠN.
1. Nghiêm cấm nhân viên chữa cháy cắt các thiết bị và thực hiện các thao tác khác đối với
các thiết bị.
2. Việc giải trừ sơ đồ điện cho các thiết bị bị cháy do nhân viên vận hành thực hiện theo
quy trình thao tác chuyển đổi của nhà máy.
3. Những người tham gia chữa cháy phải chấp hành triệt để chế độ bảo hộ lao động gồm:
Mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ, dầy bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay bảo hộ, khẩu trang bảo hộ.
* Chú ý: Ai không mang bảo hộ, không được vào khu vực chữa cháy.
4. Khi vận chuyển các phương tiện phòng cháy và chữa cháy lên cao, phải hết sức bình
tĩnh, chắc chắn. Mang vác trực tiếp gọn gàng từng thứ một, không kéo lê dụng cụ hoặc để
vướng mắc vào các thiết bị xung quanh gây đổ, gẫy, sự cố…

5. Khi sơ tán hàng hoá hoặc phương tiện phòng cháy và chữa cháy ở trên cao phải thực
hiện đúng quy trình về an toàn khi làm việc trên cao. Cấm tung ném các vật từ trên cao
xuống, từ dưới thấp lên, ở các khu vực có người qua lại có các thiết bị máy móc, để đảm
bảo an toàn cho người và thiết bị.
6. Những người làm nhiệm vụ chữa cháy ở nơi khác đến, phải theo đúng hướng dẫn của
công nhân vận hành về việc đi lại và mức độ an toàn của các thiết bị ở khu vực đó.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

- 25 -


×