Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chuyên đề Các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.45 KB, 11 trang )

Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TẠI
TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT
I. Đặt vấn đề
Dân gian có câu “Đầu xuôi đuôi lọt” để nói lên rằng trong cuộc sống, bước khởi
đầu sẽ làm tiền đề vững chắc cho mọi tiến trình hoạt động của con người. Dạy văn cũng
thế bước khởi động của tiết học là yếu tố tiên quyết cho tiến trình dạy học được thu hút
và gây hứng thú cho HS. Nó mở đầu và đặt nền móng cho cả quá trình dạy học, gắn bó
xuyên suốt với hoạt động trên lớp. Đồng thời cũng là quá trình then chốt thúc đẩy tính
tích cực ở học sinh.
Mục đích của hoạt động khởi động là dẫn vào bài học, nối liền bài cũ với bài mới,
gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo được không khí học tập
tích cực, sôi nổi ở học sinh. Bởi như Khổng Tử đã từng nói “Biết mà học, không bằng
thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”. Từ nội dung của câu nói và thực tế
giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt
qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Có thể nói hoạt động khởi động có vai trò như
trải nghiệm để dẫn dắt học sinh nhận thức tác phẩm văn học một cách hứng thú, say mê.
Hoạt động khởi động chỉ là khâu nhỏ, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng
đặt nền móng và gắn bó với các hoạt động còn lại. Vậy nên, người dạy không thể bỏ
qua. Xuất phát từ những lí do mang tính thiết thực đó, trong phạm vi của chuyên đề
chúng tôi xin đề cập đến “Một số hình thức khởi động trong dạy học Ngữ văn tại
trường TH&THCS Lý Thường Kiệt”.
II. Nội dung
1. Yêu cầu khi vận dụng các biện pháp khởi động
- Khởi động cần ngắn gọn, khái quát cao, lời gọn ý sâu, lấy ít dẫn nhiều chứ
không dài dòng, tùy tiện.
- Tùy vào từng bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng và chú ý từng yêu cầu riêng,
gây hứng thú cho học sinh đảm bảo:
+ Làm nổi bật yêu cầu của nội dung bài


+ Làm nổi bật tính thú vị mang tính nghệ thuật của hoạt động dạy học.
1


Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

+ Làm nổi bật tính đơn giản, dẽ hiểu của ngôn ngữ.
+ Có tính liên hệ bài trước đó (nếu có)
- Hoạt động khởi động mang yêu cầu rất cao, đòi hỏi người dạy kết hợp nhiều
biện pháp sinh động, nhiều ý tưởng sáng tạo.
2. Biện pháp cụ thể
2.1. Sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, câu đối…
Đó là những lời hay ý đẹp có tính chất ca ngợi, lời răn dạy và những câu triết lí
hàm nghĩa sâu sắc, được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộc sống. Và là tâm
huyết của danh nhân. Trích dẫn câu trên để vận dụng vào hoạt động khởi động khi dạy
học trên lớp có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo sự mới mẻ, khác lạ, kích
thích và nâng cao hứng thú học tập ở học sinh. Qua đó GV có thể giáo dục thực tiễn cho
học sinh nhiều bài học bổ ích. Với bước này GV yêu cầu HS tìm các câu thơ, ca dao…
có chủ đề liên quan đến bài học. GV đặt vấn đề và đi vào bài học.
Ví dụ 1: khi dạy bài Chuyện người con gái Nam Xương (Ngữ văn 9, tập 1)
GV yêu cầu HS đọc những câu thơ, ca dao về thân phận người phụ nữ trong xã
hội phong kiến (như Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt người phàm
rửa chân hoặc các câu trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương…). Có thể
yêu cầu HS nhận xét về thân phận người phụ nữ trong những câu thơ, câu ca dao đó. Và
GV khẳng định điều đó sẽ thể hiện rõ nhất trong bài học mà các em tìm hiểu hôm nay .
Ví dụ 2: Khi dạy bài Ông đồ (Ngữ văn 8, tập 2)
? Em hãy giới thiệu vài nét về tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
GV: Trang phục: mua quần áo mới; nhà cửa: quét dọn trang trí, thức ăn: thịt, dưa
hấu, bánh tét, nước ngọt... Câu đối:
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh’’
Mỗi khi xuân về, hình ảnh không thể thiếu trên hai câu đối đó là hình ảnh quen
thuộc - ông đồ. Hình ảnh ông đồ được tác giả nhắc đến trong thơ của mình là gì? Chúng
ta cùng tìm hiểu.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Các phương châm hội thoại (TT) (Ngữ văn 9, tập 1)
Điền hoàn chỉnh các câu sau :
Lới nói gói…
2


Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

Trống đánh… kèn thổi …..
Nói có …… có ….
? Giải nghĩa các thành ngữ trên?
Các thành ngữ ấy sẽ liên quan đến nội dung các phương châm mà các em học
hôm nay.
2.2 Hình thức kể chuyện
Câu chuyện phải có nội dung liên quan đến bài mới mà các em chuẩn bị học.
Những câu chuyện phải ngắn gọn, tránh mất thời gian. Các truyện có thể là truyện dân
gian hay thực tế cuộc sống. Đây là hình thức tạo hứng thú, vừa mang tính giáo dục cho
HS, lúc này các em sẽ chăm chú học hơn có tâm thế đi vào bài học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Các phương châm hội thoại (Ngữ văn 9, tập 1)
GV: kể chuyện con rắn vuông “Con rắn dài 40 mét, ngang 40 mét”
? Nói như vậy có chấp nhận được không? (Không được)
? Em rút ra bài học từ câu chuyện này là gì? (Phải nói sự thật, nói phải có bằng
chứng, không vu vơ)
GV: Vi phạm quy tắc trong hội thoại => Phương châm
Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được các phương châm sẽ được sử dung
như thế nào qua bài Các phương châm hội thoại.

Ví dụ 2: Khi dạy bài Mẹ tôi (Ngữ văn 7, tập 1)
Kể câu chuyện “ Chiếc bình vỡ”
Em có suy nghĩ gì về câu chuyện này? (Tấm lòng bao dung của mẹ)
Thế mà có những đứa con đã không trân trong tấm lòng ấy, có những lời lẽ hỗn
láo với mẹ. Bài văn mà các em tìm hôm nay đã thể hiện hết nội dung ấy với bài “Mẹ
tôi” của A- mi -xi
Ví dụ 3: Khi dạy bài Liên kết câu và liên kết đoạn (Ngữ văn 9, tập 2)
GV: kế câu chuyện “Bó đũa”
GV: Em hãy rút ra bài học từ câu chuyện trên?
HS: Trong cuộc sống có tinh thần đoàn kết thì sẽ thành công
GV Còn trong văn bản đoàn kết => sự liên kết trong một bài văn. Vậy liên kết có
tác dụng gì và có các hình thức nào cô mời các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
nhé.
3


Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

2.3. Xem tranh minh họa
Sử dụng tranh ảnh minh họa là phương pháp khá phổ biến trong giảng dạy các
môn khoa học tự nhiên và các môn Địa lí, Sinh Học, Lịch sử,…Còn dạy học Ngữ Văn
thì dựa vào văn bản là chủ yếu, hiếm khi sử dụng vật mẫu hay tranh ảnh minh họa. Vì
thế, khi sử dụng tranh ảnh minh họa học sinh sẽ có được những cảm nhận mới mẻ khi
tiếp cận văn bản. Đây là một biện pháp hỗ trợ dạy học không thể thiếu trong giảng dạy
nói chung. Biện pháp này có thể thay cho Khởi động để tạo cảm giác chân thực, tăng
thêm tính rõ ràng, tính sinh động khi thuyết giảng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Trong lòng mẹ (Ngữ văn 8, tập 1)
GV đưa ra 2 hình ảnh về mẹ

1. Theo em các hình ảnh trên thể hiện tình cảm của ai với ai? Hình 1: người mẹ

ôm con.
Hình 2: Người mẹ đang chăm sóc con => Tình cảm mẹ con.
2. Chia sẻ những kỉ niệm, tình cảm và ấn tượng sâu sắc của em về mẹ: => mỗi
HS tự kể
3. Mỗi em hãy viết một lời nhắn nhủ chân thành và thầm kín gửi tới mẹ. (GV gửi
phiếu HS viết) => GV đọc lời nhắn gửi của HS, có những lời khen ngợi.
Rõ ràng chúng ta thấy tình cảm đối với mẹ thật thiêng liêng. Được nằm trong
vòng tay của mẹ thật hạnh phúc. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy qua nhận vật
Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng
Ví dụ 2: Khi dạy bài Phong cách Hồ Chí Minh (Ngữ văn 9, tập 1)
GV: đưa hình ảnh nhiều đôi dép lốp

4


Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

? Đôi dép này gợi đến hình ảnh của ai?
HS: Bác Hồ.
Đúng vậy Bác luôn sống giản dị, lối sống, tư tưởng đạo đức HCM luôn là kim chỉ
nam, là tấm gương cho chúng ta noi theo:
“Ta bên người, Người sáng tỏ bên ta
Ta bỗng lớn ở bên người một chút”
Năm 1990 nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Bác được UNESCO – tổ chức giáo
dục khoa học và văn hóa liên hợp quốc ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hùng giải
phóng dân tộc VN, nhà văn hóa lớn”. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong “Phong
cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà
2.4. Sử dụng video (có máy chiếu hoặc tivi)
Sử dụng máy chiếu là một loại dạy học trực quan so với sử sụng tranh ảnh minh
họa, băng ghi hình… Dù hình thức có khác nhau nhưng đều đem lại hiệu quả tích cực

trong dạy học. Sử dụng máy chiếu có phạm vi tương đối rộng. Tiêu đề, các mục đề, tóm
tắt nội dung, từ vựng, hình tượng trong bài, hiệu ứng… đều có thể chiếu. Sử dụng máy
chiếu so với việc dạy học truyền thống sẽ tiết kiệm thời gian, sức lực và học tập có phần
hiệu quả nhanh gọn, khoa học hơn. Sử dụng các đoạn video có liên quan đến nội dung
bài học. Sau khi HS xem xong, yêu cầu các em xác định nhân vật trong phim, cảnh
trong phim liên quan địa danh nào… để vào bài mới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Phong cách Hồ Chí Minh (Ngữ văn 9, tập 1)
5


Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

GV:

Chiếu

một

hình

hình

ảnh

của

chủ

tịch


HCM

(Ví

dụ:

cho HS xem và đặt câu hỏi.
? Chủ tịch HCM sinh ngày tháng năm nào và mất ngày tháng năm nào? Quê quán
tại đâu?
? Bác ra đi tìm đường cứu nước vào tháng năm nào ? Tại đâu?
? Hiện nay Đảng và nhà nước có tuyên truyền trong chúng ta học tập gì ở Bác?
? Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm nhiều nghề. Hãy kể ít
nhất 10 nghề Bác đã từng làm?
Ví dụ 2: Khi dạy bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn
miêu tả (Ngữ văn 6, tập 2)
GV: Cho HS xem 1 đoạn về hình ảnh tre ở làng quê Việt Nam.
HS: Viết khoảng 5 câu miêu tả cảnh vừa xem.
GV: sửa xong và hỏi: Vì sao em viết đúng bức tranh làng tre.
HS: quan sát, nhận xét
GV: Đó là năng lực cần thiết của văn miêu tả. Bài học hôm nay các em sẽ được
hình thành các năng lực ấy
2.5. Hình thức tạo trò chơi
Đây là hình thức tạo không khí lớp học sôi động. Bởi khi được chơi các em sẽ
thích thú được “học mà chơi, chơi mà học”. Có thể cho HS chơi các trò chơi để đi vào
bài mới bằng cách chia nhóm hoặc cá nhân tham gia. Tổ chức một số trò chơi gây hứng
thú cho HS để vào tiết học: trò chơi Hộp quà bí mật, Tôi cần, Đứng ngồi vỗ tay, Đặt tên
cho bạn , Ai nhanh
Ví dụ 1: Khi dạy bài Từ tượng hình, từ tượng thanh (Ngữ văn 8, tập 1)
Tạo trò chơi với tên gọi “Ai nhanh” có thể cho các em thi tìm từ láy bằng cách
chia lớp thành hai nhóm lên bảng nghi trong một thời gian nhất định. Bên nào ghi được

nhiều hơn sẽ thắng cuộc. Sau đó GV chỉ ra một từ và hỏi HS từ đó tạo ra cho em ấn
tượng gì? Các từ có tên gọi là từ tượng hình , tượng thanh . Đó cũng là tên bài mà các
em học hôm nay
Ví dụ 2: Khi dạy bài Liên kết trong đoạn văn (Ngữ văn 7, tập 1)
GV: Cho học sinh chơi trò chơi. “Liên kết”
GV: Liên kết, liên kết
6


Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

HS: Kết mấy kết mấy
GV: (kết mấy tùy theo yêu cầu của giáo viên) Kết 3. thì 3 học sinh sẽ chụm vào
nhau. Nếu bạn nào thừa mà không tìm được chổ liên kết sẽ bị phạt hát một bài.
Trong trò chơi thì không có liên kết bị phạt, còn trong văn bản mà không có liên
kết thì nội dung của câu văn, đoạn văn, bài văn có ảnh hưởng không chúng ta sẽ chú ý
vào bài học. “Liên kết đoạn văn”.
2.6. Nêu câu hỏi (nêu ra nghi vấn)
Câu hỏi có hai loại: 1. Loại câu hỏi thiết vấn (thiết lập câu hỏi để tự trả lời). 2.
Loại câu hỏi đề vấn (nêu câu hỏi để học sinh trả lời). Nội dung câu hỏi có thể nêu ra từ
những mặt khác nhau, góc độ khác nhau nhưng chỉ cần phù hợp với nội dung bài học là
được. Đây là phương pháp Khởi động đơn giản được sử dụng rất phổ biến trong quá
trình giảng dạy.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Cổng trường mở ra (Ngữ văn 7, tập 1)
Các em có xem phim Harry potter không? Ai xem cho cô biết nhân vật chính là
ai? Nhân vật chính có tài năng gì? Em có thích không? Em thích ở điểm nào? Ai cho cô
biết dịch giả nổi tiếng đã mang Harry potter đến với VN đến với thế hệ trẻ chúng ta tên
gì?
Đó chính là Lí Lan chính là người phụ nữ đa tài. Bà vừa là nhà giáo, vừa là nhà
văn nổi tiếng. Bà cũng viết nhiều tác phẩm rất hay trong đó có văn bản “Cổng trường

mở ra” mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản Tôi đi học (Ngữ văn 8, tập 1)
? Trong cuộc đời của mỗi con người có những kỉ niệm nào được lưu giữ bền lâu
nhất. (kỉ niệm tuổi học trò)
? Vậy đối với em kỉ niệm tuổi học trò đáng nhớ nhất là những kỉ niệm nào? (Đó
là buổi đầu tiên đến trường)
GV: Đúng vậy đó là kỉ niệm bâng khuâng khó tả về ngày đầu tiên đi học được mẹ
dỗ dành yêu thương. Truyện ngắn Tôi đi học sẽ diển tả lại những kỉ niệm đó.
2.7 Hình thức đưa tình huống
Là đưa ra một tình huống buộc học sinh phải giải quyết tình huống đó theo thực
tế trong cuộc sống: có thể là cá nhân hoặc nhóm. Hình thức này HS sẽ vận dụng tư duy
năng lực của mình để giải quyết tình huống đưa ra.
7


Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

Ví dụ 1: Khi dạy bài Câu nghi vấn (Ngữ văn 8, tập 2)
Bước 1: nêu tình huống bằng cách GV viết hai câu.
? Các em chuẩn bị bài chưa?
? Cô giáo có gọi mình không nhỉ?
- Hai câu trên đây đưa ra nhằm mục đích gì? Câu 1 dùng để hỏi học sinh về việc
chuẩn bị bài. Câu 2 dùng để tự hỏi mình xem mình có bị gọi lên bảng không?
? Những câu kiểu như thế này người ta gọi là gì? Câu hỏi, câu nghi vấn.
GV: Đây là câu hỏi, một kiểu câu chúng ta sử dụng nhiều trong cuộc sống
Ví dụ 2: Khi dạy bài Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm (Ngữ văn 9, tập 1)
Mời 2 HS lên bảng viết một đoạn văn có cuộc trò chuyện của hai người, người
thứ ba nhìn và nghĩ về cuộc trò chuyện ấy (người thứ ba nhận xét trong suy nghĩ)
Đoạn văn trên đã dùng những hình thức nào trong lời nói?
GV: Đây là những hình thức trong bài văn tự sự .Và nó được gọi là gì mời các em

tìm hiểu bài học hôm nay: Bài Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
2.8. Hinh thức Sử dụng âm nhạc
Sử dụng âm nhạc là hình thức kích thích được năng khiếu của một số HS. Khi các
em cùng nhau hát hay nhìn các bạn hát thì sẽ rất vui. Điều này đồng nghĩa với việc dẫn
dắt các em vào thế giới bài học một cách dẽ dàng, tạo hứng thú sinh động cho bài học
mới. Lúc này các em sẽ được biết sự tích hợp giữa 2 môn: Văn học và nghê thuật.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Từ ghép (Ngữ văn 7, tập 1)
Giáo viên chọn 5 HS lên và bảo cô hát bài “Bí bo xình xịch” và các bạn làm theo
động tác cử chỉ của cô.
? Lớp 6 các em đã học về từ. Vậy từ cấu tạo do đâu? Từ có mấy loại? Từ phức
gồm mấy loại?
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu từ ghép có cấu tạo, đặt điểm như thế nào?
Ví dụ 2: Khi dạy bài Tôi đi học (Ngữ văn 8, tập 1)
GV có thể bắt nhịp cho cả lớp hát, hay tự hát hoặc chọn một học sinh hát bài “Đi
học” Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính), Hôm qua em tới trường. Mẹ dắt
tay từng bước. Trong cuộc đời của mỗi con người, kỉ niệm tuổi học trò thường khắc sâu
trong trí nhớ Vì nhờ đi học chúng ta bước vào đời bằng kiến thức, dưới sự dìu dắt yêu
thương của cha me, thầy cô, bạn bè. Đặc biệt Với kiến thức chúng ta có chúng ta có thể
8


Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

chọn cho mình một nghề nghiệp tốt, xây một ước mơ vững chắc. Nhưng bước đầu thì
bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn, cùng với cảm xúc vui buồn. Những nghệ sĩ đã dùng
tài năng để nói về ngày kỉ niệm đáng nhớ về buổi đến trường đầu tiên qua bài hát còn
nhà văn Thanh Tịnh kể những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng một thời ấy qua văn bản
Tôi đi học của mà chúng ta cùng theo dõi qua bài học hôm nay.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả (Ngữ văn 6, tập 2)
HS: hát “Ba là cây nến xanh, mẹ là cây nến vàng, con là cây nến hồng. Ba ngọn

nến lung linh. Thắp sáng một gia đình”
? Lời hát nói lên vật gì? Màu sắc ra sao? Chúng được miêu tả như thế nào? Nói
đến ai?
? Việc miêu tả có tác dụng gì?
HS: Trả lời
GV: Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tác dụng và cách thức miêu tả ấy.
2.8. Thảo luận có chủ đề
Phương pháp Khởi động thảo luận có chủ đề là lúc giáo viên vừa bước vào lớp,
đúng lúc học sinh đang chờ đợi giáo viên giảng bài; hoặc khi lớp chưa ổn định, chưa
chú ý thì lúc này giáo viên có thể áp dụng. Cách Khởi động ở trên, học sinh thông qua
thảo luận bước đầu vạch ra được tư tưởng của tác giả muốn truyền đạt, giúp học sinh
nhìn thấy được “đốt sống” của tác phẩm văn học. Điều này cung cấp tiền đề và trải đệm
cho việc giảng dạy được thuận lợi hơn. Loại phương pháp này là phương pháp đi từ cái
nhỏ đến cái lớn, rồi lại từ cái lớn quay trở về cái nhỏ nhất. Chính là “một giọt nước có
thể phản ánh được ánh sáng mặt trời”.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Ngữ văn 9, tập 1)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật trong
thời kỳ chống Mĩ . Vậy nhan đề cho chúng ta liên tưởng đến những ý nghĩa nào?
HS: Chiếc xe không kính trong thới chống Mĩ do bom đạn tàn phá.
HS: Tiểu đội chống Mĩ thật gan dạ cũng cảm.
HS: Bài thơ có tự dài lại thêm từ bài thơ làm cho chất thơ vàng xa, ca ngợi người
lính chống Mĩ.
GV: Đó đều là những ý kiến làm cơ sở để chúng ta xây dựng nội dung bài học
này. Vậy tên bài thơ có ý nghĩa gì – chúng ta cùng phân tích bài học.
9


Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

2.10. Liên tưởng loại suy

Phương pháp Khởi động loại suy vận dụng liên tưởng tỉ mỉ, với ưu thế là rất có
lợi cho việc gợi ý khả năng tư duy ở học sinh, có thể khởi động tốt hơn vào nội dung bài
. Phương pháp liên tưởng loại suy phù hợp với dòng ý thức thông thường của con
người, hợp lôgic, dễ được tiếp nhận. Bởi vì, phương pháp này không chỉ gợi cho học
sinh tư duy mà còn dễ dàng Khởi động vào nội dung bài mới. Đây chính là chiếc cầu
nối liên tưởng rất hiệu quả.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Sang thu (Ngữ văn 9, tập 2)
- GV: Là một trong bốn mùa của năm, giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh
lẽo, nó như một nhịp cầu, một sự giao thoa tuyệt vời mà tạo hóa đã tạo ra, góp phần tô
điểm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Nó đẹp với vẻ dịu dàng bởi màu vàng của hoa
cúc, hoa sao nhái, với cái lạnh nhè nhẹ đang len lỏi vào cơ thể. Các em có biết mùa nào
không?
- HS: Mùa thu ạ.
- GV: Đúng rồi. Mùa thu đã đem đến cho thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật
nói chung những cảm hứng bất tận. Nhà thơ Hữu Thỉnh sẽ cho chúng ta thấy cảm hứng
của mình khi ông nhật thấy màu thu Bác Bộ đến bất ngờ qua bài Sang Thu nhé !
Ví dụ 2: Khi dạy bài Ẩn dụ (Ngữ văn 6 tập 1)
GV đưa 2 ví dụ:
Ví dụ 1 : Hàng râm bụt trước nhà Bác như một ngọn lửa hồng được thắp lên
Ví dụ 2 :

Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng .

? Em nhận xét cách nói của hai ví dụ trên?
HS Giống : cả hai nói về hàng râm bụt màu đỏ như ngọn lửa ở nhà Bác.
HS: Ví dụ 1 so sánh có từ như. Ví dụ 2 thì không.
GV: Vậy hình thức 2 được gọi là gì . Đó cũng là một phép tu từ mà các em sẽ học
hôm nay.
III. Kết luận

Tóm lại khởi động là một hoạt động không thể thiếu trong bất cứ bài học nào nói
chung và môn Ngữ văn nói riêng. Bởi khi xác định được trọng tâm dạy – học như vậy,
kết hợp với việc áp dụng các phương pháp Khởi động như trên thì cả người dạy và
10


Chuyên đề các hình thức khởi động trong môn Ngữ văn

người học khi bắt đầu một tiết học Ngữ văn đã phá bỏ được sự nhàm chán, uể oải khi
tiếp cận văn bản. Giáo viên đã truyền được niềm đam mê và hứng thú học tập cho các
em và nhận được những phản hồi tích cực từ phía học sinh.
Song song đấy quá trình dạy học trên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, khiến
cả người dạy – người học cảm thấy rất ngắn, tiết học trôi qua rất nhanh.Vận dụng các
phương pháp khởi động này sẽ giúp cho GV – HS thấy được trọng tâm kiến thức được
truyền đạt, đồng thời hình thành kĩ năng sống, giao tiếp và học tập cho các em.
Và cuối cùng đây chính là động lực cũng là mục tiêu để người dạy tiếp tục áp
dụng và tìm tòi, đổi mới các phương pháp trong dạy học. Đồng thời đáp ứng được yêu
cầu của Bộ và Sở giáo dục đề ra trong việc dạy học phát triển năng lực của học sinh
trong những năm học sau này .

11



×