Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Một số biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.78 KB, 52 trang )

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU..................................................................................................4
1. Lý do chọn đềtài....................................................................................................4
2. Lịch sử vấnđề.........................................................................................................5
3. Mục đích nghiêncứu..............................................................................................7
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................8
5. Phương pháp nghiêncứu........................................................................................8
6. Cấu trúc đề tài.......................................................................................................8
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung...................................................................8
Chương 2: Kawabata và tác phẩm cố đô...................................................................8
Chương 3: Một số biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô..............................................8
PHẦN 2:NỘI DUNG...............................................................................................9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.........................................9
1.1. Vấn đề biểu tượng và nghiên cứu biểu tượng văn học ở ViệtNam.....................9
1.1.1. Khái quát chung...............................................................................................9
1.1.2.Nghiên cứu biểu tượng trong vănhọc...............................................................9
1.1.2.1.Khái quátchung.............................................................................................9
1.1.2.2.Biểu tượng – cách đọc từ ngôn từ trong tác phẩm vănhọc..........................10
1.1.3.Nghiên cứu biểu tượng văn học ở ViệtNam...................................................11
1.1.3.2.Các khía cạnh của biểu tượng được nghiêncứu...........................................11
1.2.Kawabata và thẩm mỹ truyền thống NhậtBản...................................................11
1.3.Kawabata trong tiến trình hiện đại hóa văn học NhậtBản.................................13
CHƯƠNG 2: KAWABATA VÀ TÁC PHẨM CỐ ĐÔ........................................16
2.1.Thời đạiKawabata..............................................................................................16
2.1.1.Vài nét về tiểusử.............................................................................................16
2.1.2.Sự nghiệp sángtác...........................................................................................18
2.2.Cố đô trong bộ ba tiểu thuyết đoạt giải Nobel1968...........................................20
2.2.1.Cốt truyện Cốđô.............................................................................................20
Goc nho trương chinh quan


Page 1


2.2.2.Nhận xét chung về giá trị trong tácphẩm........................................................21
2.2.2.1Giá trị tưtưởng..............................................................................................21
2.2.2.2.Giá trị nghệthuật..........................................................................................22
2.3. Tư duy nghệ thuật của Kawabata trong sáng tác tiểu thuyết nóichung, Cố đô
nói riêng...................................................................................................................22
2.4. Bốn nguyên lí cơ bản tôn vinh cái đẹp trong sáng tác củaKawabata..............24
2.4.1. Sabi (tịchlặng)...............................................................................................25
2.2.2. Aware (cái đẹp từ cảm xúc bêntrong)............................................................25
2.4.2. Yugen (huyền ảo kiểuNhật)...........................................................................27
2.4.3. Wabi (giảndị).................................................................................................28
Tóm lại:...................................................................................................................29
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT CỐ ĐÔ.....30
3.1. Đọc Cố đô từ góc độ biểutượng.......................................................................31
3.2. Vài biểu tượng trong tiểu thuyết Cốđô............................................................31
3.2.1. Hoa anhđào....................................................................................................31
3.2.1.1.Hoa anh đào trong văn hóa ngườiNhật.......................................................31
Tóm lại:...................................................................................................................37
3.2.2.Kimono...........................................................................................................38
3.2.2.1.Kimono trong văn hóa ngườiNhật...............................................................38
3.2.2.2.Kimono trong tiểu thuyết Cốđô...................................................................38
3.2.3.Tuyết(Yuki).....................................................................................................42
Tóm lại:...................................................................................................................43
3.2.4. Cố đô – Biểu tượng cho kí ức văn hóa ngườiNhật.........................................44
Tóm lại:...................................................................................................................46
3.3. Mối quan hệ giữa các biểu tượng trong Cố đô.................................................46
PHẦN 3: KẾT LUẬN............................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................50


Goc nho trương chinh quan

Page 2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đềtài
Là một độc giả yêu thích nền văn học Nhật Bản đặc biệt là thể loại tiểu thuyết
Nhật trong thời kì đổi mới, bản thân tôi đã đọc rất nhiều tác giả nhưng ấn tượng
sâu đậm nhất với tôi là tác giả Kawabata. Tác phẩm của ông rất độc đáo và mới lạ,
văn phong tao nhã, mượt mà, giàu chất thơ do kế thừa sâu sắc từ dòng văn học thời
Heian với một nền văn hóa ngọt ngào nữ tính.
Trong ba nền văn hoá lớn của phương Đông, nếu Ấn Độ được coi là duy linh,
Trung Quốc duy lí, thì Nhật Bản lại rất duy mĩ, duy tình. Văn hóa Nhật thiên về
tình cảm và cái đẹp. Chính vì thế, trong từng văn phẩm của Kawabata cái đẹp luôn
được ca ngợi, đề cao và trân trọng. Sự tiếp nối và ngợi ca cái đẹp của thế gian là
đóng góp không nhỏ mà Kawabata dành cho nền văn học nghệ thuật Phù Tang. Đề
cập đến quan niệm cái đẹp của Kawabata, Fedorenco nhận xét: “Kawabata thường
hay nói đến vẻ đẹp Nhật. Nhà văn muốn nhấn mạnh không phải cái cảm giác bình
thường mà là cảm giác đặc biệt về cái đẹp. Thậm chí không phải đi tìm mà nhìn
vào, nhìn một cách tò mò chăm chú, để phát hiện ra cái đẹp bêntrong.”
Thế giới biểu tượng và những tinh hoa vẻ đẹp Nhật được Kawabata thể hiện
vô cùng độc đáo và sâu sắc qua tiểu thuyết Cố đô - một trong ba văn phẩm đoạt
giải Nobel vào năm 1968. Thông qua những biểu tượng cụ thể trong tác phẩm
Kawabata đã giới thiệu với bạn đọc hình ảnh một nước Nhật đẹp hài hòa, cổ kính,
một nước Nhật với những con người khoan hòa, trầm lặng. Với họ, ngôn ngữ của
sự im lặng nhiều khi có ý nghĩa hơn cả lời nói. Cả một nền văn hóa Phù Tang được
lưu chuyển trong từng dòng văn mượt mà được người nghệ sĩ Kawabata gửi gắm.
Đó là một nền văn hóa truyền thống, lâu đời, một nền văn hóa đậm đà tính nhân

văn và nhânhậu.

Goc nho trương chinh quan

Page 3


Chính vì những lí do trên chúng tôi đã quyết định lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu “Một số biểu tượng trong tiểu thuyết Cố đô” với mong muốn sẽ tìm ra
những giá trị tiềmẩn, khuất lấp sau những biểu tượng cũng như mối liên hệ giữa
chúng. Với đề tài này, người viết bước đầu khám phá bản sắc văn hóa và đặc trưng
tư duy cùng sâu thẳm tâm hồn con người đảo quốc Phù Tang dựa trên tiêu thức
biểu hiện tín ngưỡng cái đẹp của người lữ khách Kawabata.
2. Lịch sử vấnđề
Giải Nobel văn học năm 1968 trao cho Kawabata Yasunari đã chứng tỏ văn
chương Kawabata mang tầm vóc bậc thầy thế giới với tài năng và phong cách nghệ
thuật độc đáo.
Bách khoa toàn thư Nhật Bản (Encyclopedia of Japan) đã đánh giá cao các
tác phẩm của Kawabata. Mục Kawabata Yasunari đã khẳng định thái độ coi trọng
giá trị truyền thống, “cũng có nghĩa ông coi trọng cái chết, sự suy tàn bằng cách
thương xót hơn là chấp nhận”. Như vậy, chủ nghĩa duy mỹ không hề phai mờ
trong Kawabata, ông hướng tới cái đẹp bằng một niềm tin gần như tuyệtđối.
Tôn vinh Yasunari Kawabata tại lễ trao giải Nobel văn học năm 1968, Anders
Usterling đã ca tụng nghệ thuật viết văn của Kawabata: “Tác phẩm của Kawabata
làm ta nhớ đến hội họa Nhật Bản; ông là kẻ tôn thờ cái đẹp mong manh và ngôn
ngữ hình ảnh u buồn của hiện hữu trong cuộc sống của thiên nhiên và thân phận
con người” [1; 958]. Rõ ràng, với Kawabata cái đẹp luôn gắn bó với nỗi buồn
trong quan hệ tương hỗ, điều này cũng xuất phát từ ý niệm mỹ học truyền thống
Nhật Bản, cái đẹp sẽ không đầy đủ nếu thiếu nỗibuồn.
Bài viết Kawabata – con mắt nhìn thấu cái đẹp của nhà nghiên cứu người

NgaN. Fedorenco được Thái Hà dịch ra tiếng Việt như một bức tranh cuộn Nhật
Bản thu gọn thiên nhiên, con người vùng Kamak ura, cùng Kawabata với các hoạt
động đời thường cùng sinh hoạt nghệ thuật đồng thời chấm phá vài quan niệm
nghệ thuật. Fedorenko khẳng định: “Chất thơ trong văn xuôi, ngoài ngôn từ điêu
luyện, suy nghĩ giàu chất nhân đạo, thái độ trân trọng đối với con ng ư ời và thiên
Goc nho trương chinh quan

Page 4


nhiên đối với các truyền thống nghệ thuật dân tộc tất cả những cái đó làm cho
sáng tác của Kawabata trở thành hiện tượng xuất sắc trong văn học Nhật và văn
học thế giới” .
Nhìn tổng thể cái đẹp, nỗi buồn, chất th ơ là những vấn đề được đánh giá c ao
trong sáng tác của Kawabata. Người Việt tập trung nghiên cứu vào những mảng
như phong cách, cái nhìn, nhịp điệu, ngôn ngữ… trong cái nhìn vốn có sẵn đó.
Một năm sau khi Kawabata đặt tay lên giải Nobel văn học, ở Việt Nam đã
xuất hiện một số bài nghiên cứu, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Y.
Kawabata.
Đáng kể là công trình nghiên cứu Yasunari Kawabata, cuộc đời và tác phẩm
của Phó giáo sư Lưu Đức Trung. Tác phẩm đi sâu phân tích tư tưởng, cuộc đời, tác
phẩm cùng những yếu tố thời đại ảnh hưởng đến con đường nghệ thuật của
Kawabata. “Chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu” được kế thừa từ dòng văn Nữ
lưu thời Heian là phong cách nỗi bật của Kawabata. Và khẳng định “Kawabata là
nhà văn rất coi trọng ngôn ngữ. Ngôn ngữ của ông mẫu mực về phong cách N hật:
ngắn gọn, súc tích, sâu sắc. Câu văn mang nhiều biểu tượng và ẩn dụ kì diệu như
thơnhạc”. Phó giáo sư Lưu Đức Trung vẫn tiếp tục viết về phong cách của
Kawabata trong bài viết Thi pháp tiểu thuyết Yasunari Kawabata, nhà văn lớn
của Nhật Bản trên tạp chí Văn học khẳng định, thi pháp tiểu thuyết Kawabata là
thi pháp chân không, vốn là đặc trưng của thơ haiku. Hầu hết các bài nghiên cứu

của Phó giáo sư đã thâu tóm được đặc trưng nghệ thuật của Kawabata, gần với thế
giới biểu tượng trong sáng tác của Kawabata hơn cả!
Các bài viết khác về Kawabata cũng có ý nghĩa không nhỏ trong việc hoàn
chỉnh chân dung văn học của nhà văn này tại Việt Nam. Năm 1991 Nhật Chiêu có
bài Kawabata, người cứu rỗi cái đẹp. Sau khi đi tìm cái đẹp mà Kawabata kế thừa
truyền thống, nhà nghiên cứu khẳng định: “Đối với Kawabata, người thuộc văn
hóa Thiền tông, thì nghệ thuật vô ngôn và dư tình thuộc về truyền thống. Ông vận
dụng nghệ Ngoài ra, còn có một số bài viết đề cập đến một trong những nét trong
Goc nho trương chinh quan

Page 5


phong cách của Kawabata. Trong công trình 100 nhà lí luận phê bình văn học thế
kỉ XX, Viện Thông tin Khoa học xã hội năm 2002, mục từ Yasunari Kawabata của
tác giả Đỗ Thu Hà lại nhắc đến ông với tư cách là nhà phê bình với phong cách
không khác xa là mấy so với nghệ thuật viết văn của ông. Đó là: nguyên tắc phản
ánh: “sự tồn tại và sự khám phá cái đẹp”; chức năng của người nghệ sĩ là “khám
phá và tái sinh vẻ đẹp đó”; đối tượng của văn học cũng chính là “cái đẹp, nỗi buồn
và sự chân thành”; nghệ thuật viết văn: “cấu trúc tác phẩm là dòng ý thức được kĩ
thuật chắp cánh”. Đây là bức chân dung Kawabata với tư cách nhà phê bình,
nhưng thật đặc biệt, những ý kiến đó thực sự quan trọng đối với độc giả Việt Nam.
Nhân vật, như đối tượng phản ánh hay phương thức tự sự cũng được tác giả
Đỗ Thu Hà đề cập đến trong tham luận Cái đẹp qua hình ảnh của người phụ nữ
qua tác phẩm của Yasunari Kawabata và R. Tagore tại hội thảo 30 năm hợp tác
Việt nam – Nhật Bản vào năm 2003. Bài viết so sánh quan niệm về cái đẹp (qua
hình ảnh ngườiphụ nữ) của hai nhà văn nổi tiếng Châu Á, trong đó tác giả nhấn
mạnh, vẻ đẹp trong tác phẩm của Kawabata là vẻ đẹp tinh khôi, không vụ lợi, song
hành cùng với nó là sự chân thành và nỗi buồn. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra ba đối
tượng nhận biết về cái đẹp đúng đắn nhất của ông “là trẻ em, phụ nữ và người già

sắpchết”.Trên các trang web văn học vẫn có nhiều bài nghiên cứu về văn phong
của Kawabata, nhưng đi sâu vào vấn đề biểu tượng thì hầu như không có. Dễ dàng
nhận thấy Phan Nhật Chiêu và Lưu Đức Trung là những người có đóng góp nổi bật
cho việc nghiên cứu và giới thiệu Kawabata ở Việt Nam. Mảng tác phẩm được
khảo sát phổ biếnnhấtvẫnlàbavănphẩm:Xứtuyết,Ngàncánhhạc,Cốđô,đasốlàtậptrung
nghiên cứu vào thi pháp, phong cách tiểu thuyết Kawabata. Một số bài nghiên cứu
đãđề cập đến vấn đề nghệ thuật trong sáng tác của Kawabata nhưng chưa khai thác
sâu, dù vậy vẫn là những kiến thức giá cho bài nghiên cứunày.nghiên cứu vào thi
pháp, phong cách tiểu thuyết Kawabata. Một số bài nghiên cứu đãđề cập đến vấn
đề nghệ thuật trong sáng tác của Kawabata nhưng chưa khai thác sâu, dù vậy vẫn là
những kiến thức giá cho bài nghiên cứunày.
Goc nho trương chinh quan

Page 6


3. Mục đích nghiêncứu
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích một số biểu tượng, chúng tôi tiếp cận tác phẩm
dưới góc nhìn văn hóa nhằm giải mã ý nghĩa các biểu tượng để tiến tới khẳng định
đây là một tác phẩm đậm tính văn hóa. Từ đó, bạn đọc sẽ thấy được cái hay, cái
đẹp, cái đặc sắc trong nghệ thuật viết văn của Kawabata cũng như thấy được
những nét truyền thống và hiện đại của nhà văn trong tác phẩm đó chính là con
đường giúp ta hiểu sâu hơn về văn hóa Nhật Bản – quê hương của chính tác giả.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về văn bản, các tác phẩm của Y. Kawabata trích dẫn trong nghiên cứu này
đều được lấy ra từ quyển: Yasunari Kawabata – tuyển tập tác phẩm, Trung tâm văn
hóa Đông Tây, NXB Lao động, Hà Nội (2005). Trong quá trình nghiên cứu, người
viết chủ yếu tìm hiểu và phân tích, giải mã ý nghĩa các biểu tượng trong tiểu thuyết
Cố đô đồng thời để cho cơ sở lập luận của mình thêm thuyết phục, chúng tôi sử
dụng thêm những tài liệu, báo chí, sách và internet về lịch sử, văn hóa, văn học

nghệ thuật,…có liên quan.
5. Phương pháp nghiêncứu
Ở bài nghiên cứu này, người viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu
văn học dưới góc nhìn văn hóa đồng thời kết hợp phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích, tổng hợp,… để giải mã và thẩm thấu tầng sâu thẳm ý nghĩa của các
biểu tượng mà người nghệ sĩ Yasunari gửigắm.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính của đề tài
triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: Kawabata và tác phẩm cố đô
Chương 3: Một số biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô

Goc nho trương chinh quan

Page 7


PHẦN 2:NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Vấn đề biểu tượng và nghiên cứu biểu tượng văn học ở ViệtNam
1.1.1.Khái quát chung
Biểu tượng xuất hiện sớm trong tư duy nhân loại. Từ thời nguyên thủy khi
chưa có ngôn ngữ, con người đã biết sử dụng những tín, kí hiệu để đánh dấu và
giao tiếp. Khi con người có ngôn ngữ, biểu tượng không hề mất đi mà phát triển
theo một hình thái cao hơn và đó cũng chính là lúc xuất hiện quá trình nghiên cứu
biểu tượng.
Nghiên cứu biểu tượng xuất hiện khá muộn và vẫn còn hạn chế cả về mặt lí
luận và thực tiễn, nguyên nhân có nhiều song nguyên nhân cơ bản là các ngành
khoa học chưa ý thức được tầm quan trọng của biểu tư ợng trong đời sống, đôi khi

là sự né tránh biểu tượng. Thời gian gần đây, do sự nhận thức đã có nhiều biến
chuyển, đã có nhiều công trình nghiên cứu về biểu tượng xã hội.
Riêng ở lĩnh vực văn học, trong khoảng những năm cuối thế kỉ XX và đầu
những năm của thế kỉ XXI biểu tượng được quan tâm đặc biệt. Xuất hiện khá nhiều
công trình nghiên cứu về biểu tượng. Bên cạnh những bài nghiên cứu về biểu
tượng trong văn học dân gian còn xuất hiện một số công trình nghiên cứu về biểu
tượng trong văn học hiện đại. Nghiên cứu biểu tượng không chỉ giới hạn trong nền
văn học dân tộc mà mở rộng trên phạm vi của thếgiới.
1.1.2.Nghiên cứu biểu tượng trong vănhọc
Goc nho trương chinh quan

Page 8


1.1.2.1.Khái quátchung
Thực tế đã khẳng định biểu tượng phát triển cùng quá trình tiến hóa của nhân
loại. Khởi nguyên của biểu tượng (Symbol) là một vật được cắt làm đôi. Hai người
mỗi bên một phần sau một thời gian dài gặp lại hai mảnh vỡ sẽ được ghép lại với
nhau để nhận ra mối quan hệ khixưa.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về biểu tượng. Tiêu biểu là các định
nghĩa của các nhà nghiên cứu Piere Emmanuel, C.G.Jung, Trần Lê Bảo… Một số
ngành khoa học cũng hình thành những khái niệm riêng về biểu tượng như Triết
học, Tâm lý học , Xã hội học…Dù đứng trên những quan điểm và lập trường khác
nhau nhưng chúng ta vẫn tìm được những điểm chung của biểu tượng. Biểu tượng
là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được
hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó được hình thành
trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh
có trước. Biểu tượng không hoàn toàn là thực tế bởi vì nó là sự xây dựng lại thực tế
sau khi đã được tri giác, nhưng những hình ảnh đócũng không hoàn toàn là chủ
quan xuất phát từ hoạt động tâm trí của chủ thể. Biểu tượng là hiện tượng chủ quan

của đối tượng về hiện tượng khách quan đã đượctri giác. Biểu tượng vừa chứa
đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp bởi vì nó được hình thành nhờ
sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của các yếu
tố

phân

tích,

tổng

hợp.

Chính



thế,

biểu

tượng

phản

ánh

đượcđặctrưngcủacácsựvật,hiệntượng.Ngàynay,biểutượngđãtrởthànhđối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Phân tâm học, Ngôn ngữ
học, Xãhội học, Triết học và Vănhọc.

1.1.2.2.Biểu tượng – cách đọc từ ngôn từ trong tác phẩm vănhọc
Con người với khả năng biểu trưng hóa (symbolizum) có thể tiếp nhận hình
ảnh trong thực tại không như cái máy sao chụp mà bằng các biểu tượng. Theo lý
luận nhận thức, biểu tượng là hình thức cao nhất của trực quan sinh động. Biểu
tượng xuất hiện trên cơ sở những hiểu biết về sự vật, do tri giác đem lại, là hình
Goc nho trương chinh quan

Page 9


ảnh của sự vật được lưu giữ trong chủ thể nhận thức khi chúng không còn hiện
diện nữa.
Biểu tượng theo từ điển Tiếng Việt là dấu, là hình ảnh biểu hiện. Biểu tượng
gần gũi với kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ… Nhưng nếu kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ, tạo ra
những mối liên hệ lâm thời, rời rạc, những quy ư ớc đơn giản giữa cái biểu đạt và
cái được biểu đạt, có tác dụng biểu nghĩa thì biểu tượng tạo được sự đồng nhất giữa
cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một năng lực tổchức.
1.1.3.Nghiên cứu biểu tượng văn học ở ViệtNam
1.1.3.1.Kháiniệm
Theo C.G.Jung: Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay
cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ
liêncan, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu
tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che dấu đối với chúng ta.
1.1.3.2.Các khía cạnh của biểu tượng được nghiêncứu
Khi biểu tượng là một thuật ngữ của mỹ học, lý luận văn học và ngôn ngữ
học, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hiểu theo nghĩa rộng, nhìn từ đặc trưng phản
ánh hiện thực bằng hình tượng của văn học nghệ thuật, có thể xem tác phẩm văn
học như là một biểu tượng, một chỉnh thể thẩm mỹ chứa nhiều thông điệp. Việc
giải mã biểu tượng góp phần giúp chúng ta hiểu được những giá trị riêng biệt, độc
đáo của tác phẩm. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa

của lời nói, của một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có sức biểu hiện lớn. Nh ìn
ở góc độ này, biểu tượng trong tác phẩm văn học là một “nhân vật” đặc biệt, được
hiện diện dưới nh iều hình thức khác nhau, có thể là con vật, đồ vật, hình ảnh, hình
tượng…gọi chung là các dạng thức biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm văn học. Đó là
một thủ pháp đặc biệt để tác giả thể hiện ý đồ sáng tạo. Đặt trong mối li ên hệ với
văn hóa hóa, văn học Nhật Bản và mỹ học Kawabata Yasunari, chúng ta bước đầu
tiếp cận và giải mã ý nghĩa của các biểu tượng trong tiểu thuyết của ông từ hai góc
độtrên.
Goc nho trương chinh quan

Page 10


1.2.Kawabata và thẩm mỹ truyền thống NhậtBản
Văn hóa truyền thống Nhật Bản có rất nhiều tiêu chí để khẳng định bản sắc
thẩm mỹ, tuy nhiên những người yêu mến văn chương xứ Phù Tang luôn dễ dàng
nhận thấy bốn nguyên lý cơ bản thường được các nghệ sĩ sử dụng để tôn vinh cái
Đẹp, đó là mono aware, sabi, wabi vàyugen.
Người Nhật nói chung là một dân tộc duy mĩ. Từ thời cổ đại, cho dù những
nguyên lí về cái đẹp chưa được định hình và gọi thành tên nhưng cảm giác muốn
hướng tới, đạt được nó đã ngự trị trong cuộc sống trên nhiều mặt và bằng nhiều
dáng vẻ. Những phạm trù được gọi là nguyên lí thẩm mỹ của Nhật Bản nói trên đều
có nguồn gốc từ tôn giáo (Thần đạo và Phật giáo) và đều rất khó chuyển nghĩa
chính xác sang một ngôn ngữ khác. Wabi là nguyên lí cho rằng cái đẹp cao
nhấtnằm trong vẻ đơn sơ và sự thanh tịnh. Aware, bi cảm, “ một cảm thức xao
xuyến trước mọi vẻ đẹp não lòng của sự vật” . Ôtrinnicôp – một nhà văn Liên Xô,
đề cập đến khái niệm yugen – một tiêu chuẩn trong khái niệm về cái đẹp của Nhật
Bản.

Yugen


hiệntàinghệnóiẩndụ,ẩný,hoặcvẻđẹpcủacâunóichưahết”.Thếgiớinghệthuật

“thế
của

Kawabata không tách rời quan niệm thẩm mỹ truyền thống ấy. Từ tác phẩm đầu
tiên Vũ nữ xứ Izu (1925) đến cuốn tiểu thuyết cuối cùng Vẻ đẹp và nỗi buồn (1963)
Kawabata đều thể hiện nhất quán quan niệm về cái đẹp của mình. Cái đẹp và nỗi
buồn, tình yêu và thiên nhiên, sắc đẹp và nữ tính trở thành
cảm tính chủ đạo trong tác phẩm của ông.
Văn học truyền thống Nhật Bản thường viết về các cuộc hành trình tìm đến
thiên nhiên như một biểu tượng của cuộc tìm kiếm cái đẹp, ý nghĩa đích thực của
cuộc đời. Sáng tác của Kawabata cũng như hầu hết thơ của các thi ền sư, thơ haiku
và thời văn học của cái đẹp (thời Heian) đã thể hiện ở mức độ cao nhất tín ngưỡng
tôn thờ cái Đẹp của văn học Nhật Bản. Điều đáng quý là Kawabata viết các tác
phẩm này trong giai đoạn nước Nhật có nhiều biến động. Sau cuộc đại chiến thế gi
ới thứ nhất và trận động đất lịch sử ở Canto năm 1923, nước Nhật lâm vào tình
Goc nho trương chinh quan

Page 11


trạng khó khăn, văn hóa truyền thống có phần suy đồi dưới ảnh hưởng của mưa Âu
gió Mỹ. Người dân xứ sở hoa anh đào tỏ ra nghi ngờ các giá trị một thời đã làm
nên bản sắc Nhật trong hàng trăm nămqua.
Trong toàn bộ trước tác của mình, Kawabata luôn tôn vinh vẻ đẹp Nhật, bằng
cách này hay cách khác, gián tiếp hay trực tiếp, phủ định hay khẳng định thì điều
cuối cùng mà người ta cảm nhận qua tác phẩm của ông là một thế giới lung linh
màu sắc của vẻ đẹp Nhật ở thiên nhiên, con người, lối sống, tình cảm, tâm

hồn...Tiếp nối truyền thống yêu cái đẹp của văn học dân tộc, sáng tác của Kawabata
đã kếttinh tư duy thẩm mỹ và tâm hồn Nhật Bản. Trong sáng tác của nhà văn sinh
ra từ vẻ đẹp Nhật Bản này, ta bắt gặp không gian thấm đẫm màu sắc Nhật.Đó là
cảnh tuyết trắng dát bạc trên các sườn núi ở Kamakura, hình ảnh đám mây hoa anh
đào…Đó còn là không gian tâm tưởng của những vũ nữ xứ Izu, của những geisha
xứ tuyết, những người chơi cờ Go, những tiếng xúc sắc trong đêm khuya…Mặc dù
bị lôi cuốn bởi những trào lưu, học thuyết hiện đại phương Tây và khát khao thử
nghiệm, song Kawabata luôn trụ vững trên nền truyền thống văn hóa dân tộc và
không bao giờ đánh mất cốt cách phương Đông của mình.Vì thế “người lữ khách u
buồn” đó đã xác lập cho mình vị trí trang trọng trong nền văn hóa, văn học Nhật
Bản, cũng như R.Tagore được mệnh danh là “ngôi sao sáng” của Ấn Độ thời phục
hưng vậy. Sáng tác của Kawabata khôngphải là sự minh họa nghèo nàn cho lí
thuyết của Tân cảm giác mà thực sự đã trở thành thế giới nghệ thuật đầy biểu cảm,
giàu chất thơ và lung linh vẻ đẹp Nhật Bản. Bằng tài năng của mình, Kawabata
dung hòa được những yếu tố thời đại và dân tộc, phục hưng văn xuôi Nhật Bản,
tiếp nối bước chân của Tanizaki Junichiro, Akutagawa Ryunosuke để độc giả yêu
mến văn học Phù Tang có thể thấy được vẻ đẹp của kiệt tác Genji từ mười thế kỉ
trước tưởng như đã bị chìm khuất bởi sự thống trị của thơ ca.
1.3.Kawabata trong tiến trình hiện đại hóa văn học NhậtBản
Kawabata đã tạo nên diện mạo khác cho văn học hiện đại Nhật Bản so với các
nước đồng văn, đồng chủng. Kawabata đã dám thể nghiệm và đã thành công nên
Goc nho trương chinh quan

Page 12


tên tuổi của ông gắn với truyện trong lòng bàn tay.Đặt truyện trong lòng bàn tay
của Kawabata vào truyền thống kiệm lời của văn học Nhật Bản, ta có thể dễ dàng
nhận thấy, những khoảng trống vô ngôn mà Kawabata đã tiếp nhận từ thơ haiku một thể thơ chỉ gồm 17 âm tiết, chia thành ba dòng nhưng lại rất giàu sức gợi. Kết
cấu bỏ lửng của thơ haiku, cái hư không bảng lảng khó nắm bắt của tinh thần

Thiền tông kết hợp với sự duy lý trong kỹ thuật viết văn phương Tây đã làm cho
những tác phẩm của Kawabata có một phong cách đặc thù: không hẳn Á Đông mà
cũng chẳng Tâyphương .Với truyện trong lòng bàn tay, thể loại truyện ngắn Nhật
Bản đã được tái cấu trúc một cách căn bản khác xa với kiểu truyện ngắn trước đó.
Từ những điểm nhìn đơn lẻ, chớp lấy khoảnh khắc có thần của thực tại, thức nhọn
mọi giác quan, sáng tạo theo nguyên tắc “haiku hóa văn xuôi”, Kawabata đã mang
đến tính chất mở cho một thể loại có dung lượng ngắn, biến truyện trong lòng bàn
tay thành thể loại mang bản chất hiện đại của châu Âu nhưng lại có phần khác với
các mô hình truyệ n ngắn phươngTây trước đó một cách rất Nhật Bản. Thơ ca Nhật
Bản đã bắt đầu thoát khỏi truyền thống haiku, tiến đến Tân thithể.
Theo Tsutsumi Setsuko, truyện trong lòng bàn tay mang những đặc trưng: Chủ
thể phóng chiếu lên khách thể, cách biểu hiện thiên về cảm giác, sử dụng những ẩn
dụ, tượng trưng nhằm biểu đạt cảm xúc thầm kín, tế vi, có sự phá vỡ ranh giới giữa
không gian và thời gian. Dung lượng ngắn, có truyện chỉ vỏn vẹn tám dòng
tiếng Việt như Gương mặt khi ngủ, ít nhân vật, sự kiện, song độc đáo nhất là cách
thức nắm bắt thực tại và cấu trúc tác phẩm. Nhà văn chỉ chớp lấy một khoảnh khắc
của cuộc sống con người và đẩy lên tận độ theo cảm xúc của mình như ở các
truyện Cốt, Miền ánh sáng, Gương mặt người chết . Kawabata đã kết hợp đồng
hiện và dồn nén thời gian, giam thiên thu trong một sat-na. Trong câu chuyện ám
ảnh trong Gương mặt người chết cũng bắt đầu từ một phút giây đặc biệt. Người
chồng đi du lịch về thì vợ đã chết, giây phút nhìn vào gương mặt vợ, anh thấy hai
gò má gầy xanh, hàm răng đã đổi sắc chìa ra hai môi. Thịt ở mi mắt nàng đã khô
đi, dính chặt vào con ngươi… Anh không kinh sợ mà đã nhẹ nhàng đặt tay lên
Goc nho trương chinh quan

Page 13


gương mặt xấu xí ấy và xoa bóp cho đến khi cơ giãn ra, gương mặt ấy đẹp, thanh
tân trở lại. Mẹ vợ không chứng kiến việc anh làm, đã oà khóc vì ngỡ giây phút kì

diệu gặp chồng đã khiến mặt con gái bình yên như thế. Rõ ràng, tuy chỉ chớp lấy
những khoảnh khắc ngắn ngủi trong đời nhân vật nhưng với ngòi bút tinh tế của
mình, Kawabata đã gieo vào lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc về cuộc sống
kiểu “trút ngàn năm trong một phút chơivơi”.
Về cấu trúc của tác phẩm, ngay việc Kawabata đặt tên là truyện trong lòng
bàn tay cũng đã thể hiện ý muốn tái hiện một lát cắt thực tại mang tính chỉnh thể
bằng một hình thức tối giản có thể đặt trong lòng bàn tay. Đọc những truyện Bình
dễ

vỡ,

Tia

nắngrạngđông,Mưaphùn,Trangđiểm…

tathấyôngkhôngchỉcóbiệttàipháthiện
những điều mới mẻ bằng cảm xúc tinh tế mà còn biết thể hiện chúng bằng
nghệ thuật tự sự theo hướng mở. Truyện trong lòng bàn tay của Kawabata đã mở ra
khoảng trống vô biên, giúp trí tưởng tượng của người đọc có dịp chu du khắp cõi
sống để thâu nhận về mình những cảm nhận riêng tư, những xúc cảm, trăn trở tuỳ
theo trải nghiệm của bản thân.
Khi Kawabata xuất hiện trên văn đàn, những người đồng hương của ông như
Mori Ogai, Natsume Soseki, Tazinaki Junichiro, đã gặt hái được ít nhiều thành tựu
về văn xuôi nhưng như một vận động viên chạy vượt rào, ông đã tự tin dấn thân và
đã thành công. Tác phẩm của Kawabata dù thể nghiệm một hình thức mới nhưng
không hề xa lạ với văn chương truyền thống dân tộc bởi chúng vẫn chuyên chở
những giá trị đã làm nên bản sắc Nhật Bản.Những sáng tác về sau của Kawabata
cũng theo dòng chảy như thế, hơi hướng của c hủ nghĩa hiện đại thể hiện ở cách sử
dụng độc thoại nội tâm, dòng ý thức, xây dựng những huyền thoại và những giấc
mơ huyền ảo, những hình ảnh, những cuộc hành trình mang tính biểu tượng. Như

vậy, sáng tác của Y.Kawabata không chỉ mang tính dân tộc mà còn mang tầm của
thời đại. Điều quan trọng nhất là trong tiến trình hiện đại hoá văn học Nhật Bản,

Goc nho trương chinh quan

Page 14


tên của Kawabata đã gắn liền với lí thuyết Tân cảm giác, thể loại truyện trong lòng
bàn tay và những sáng tác tôn vinh vẻ đẹp truyền thống dântộc.

Goc nho trương chinh quan

Page 15


CHƯƠNG 2: KAWABATA VÀ TÁC PHẨM CỐ ĐÔ
2.1.Thời đạiKawabata
2.1.1. Vài nét về tiểusử
Kawabata đã gặp rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống ngay từ khi còn là một
đứa trẻ. Năm 1899, Kawabata chào đời ở một làng quê gần thành phố Osaka. Cha
ông là một y sĩ, rất yêu thích văn chương nghệ thuật, nhưng lại bất hạnh, khi
Kawabata chưa đầy bốn tuổi thì cha và mẹ ông lần lượt qua đời. Cậu bé Kawabata
trở về sống với ông bà, vậy mà chỉ bốn năm sau, người bà và người chị duy nhất
cũng ra đi, để tới khi mười lăm tuổi, cậu mất nốt ông – người thân cuối cùng và
hoàn thành Nhật kí tuổi mười sáu (1914) bên giường bệnh của ông, tác phẩm khởi
đầu cho sự nghiệp một nhà văn lớn.
Qua Nhật kí tuổi mười sáu, ta bắt gặp cậu thiếu niên Kawabata điềm tĩnh và
vô cùng tỉnh táo. Nhật kí bao gồm mười hai ngày trong tháng 5 năm 1914 và dừng
lại một tuần sau khi người ông mất. Tuy nhiên thời điểm ra đời thật sự của nhật kí

đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Kawabata thì luôn khẳng định tác phẩm được viết
ngay bên giường bệnh của ông mình, rồi bị thất lạc và sau này Kawabata tìm lại
được nó trong nhà kho của người bác và được xuất bản năm 1925, tức là bảy năm
sau. Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, thay vì phấn đấu để trở thành danh họa, năm
1920, Kawabata đã ghi danh vào học tại Đại học Hoàng gia Tokyo. Đầu tiên, ông
theo học văn học Anh nhưng cuối cùng ra trường với đề tài tốt nghiệp về tiểu
thuyết Nhật Bản. Đó cũng là âm hưởng chung trong quá trình “trở về truyền
thống” trong văn nghiệp củaKawabata.
Ẩn sau vẻ ngoài tưởng như trầm tĩnh, nhút nhát của chà ng thanh niên nhỏ bé,
Kawabata cũng có một trái tim yêu mãnh liệt và những tình cảm khá đặc biệt. Ngay
từ thời học phổ thông, đã có một mối tình con trẻ ghi dấu trong đời tư và cả trong
sự nghiệp sáng tác của Kawabata. Mối tình với cô bạn cùng lớp mà ba mư ơi năm
sau khi hồi tưởng lại, chính ông gọi đó là “cú sốc ngọt ngào”. Nhưng có một tình
yêu cực kì sâu sắc và mãnh liệt, có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời cũng như văn nghiệp
của Kawabata, bản thân nhà văn cũng phải thừa nhận sự ảnh hưởng ấy. Đó là mối
Goc nho trương chinh quan

Page 16


sâu về một tuổi thơ đau buồn và một tình yêu không thành luôn là người tình lãng
mạn của tuổi hai mươi. Những kí ức đậm sâu về một tuổi thơ đaubuồn và một tình
yêu không thành luôn là người bạn đồng hành trong sự nghiệp sau này của nhà văn.
Cảm giác mất mát, phai tàn về những gì tốt đẹp đã qua luôn ngự trị trong tác phẩm
của Kawabata là những câu chuyện không có kết, những câu chuyện không bao
giờ đi đến tận cùng. Đó là đặc điểm chung trong những tác phẩm của một tâm hồn
nhiều ẩnsố.
Cuộc sống riêng tư sau này của Kawabata ít được sách vở đề cập. Người ta
cho rằng ông có quan hệ với rất nhiều diễn vi ên, những cô đào đóng vai các người
đẹp trong một số tiểu thuyết được chuyển thể thành phim của ông và sau này là

một người vợ (nhưng hôn nhân không đăng kí). Kawabata cũng có một cô con gái,
nhưng lại là con nuôi). Có lẽ những điều này là sự thực bởi ta biết được quan điểm
khá đặc biệt của ông về gia đình trong t ruyện ngắn Về chim và thú (Kinjiu, Of
birds and beasts, 1933). Ông luôn sợ di truyền lại “thiên hướng mồ côi” cho đời
sau và làm cho người thân của mình không được hạnh phúc.
Ông cũng từng giữ chức chức Chủ tịch Hội văn bút Nhật Bản trong một thời
gian khá dài từ năm 1948 đến năm 1965.
Kawabata bước vào nghề văn với nhiều thuận lợi bằng tài năng cũng như cách
sống ôn nhã của mình. Mạnh Thường Quân có ý định bảo trợ cho hôn nhân không
thành của Kawabata chính là Kikuchi Kan, nhà viết kịch tên tuổi và uy tín trong
văn giới thời đó. Khi gặp nhà văn trẻ Kawabata (lúc còn là sinh viên) lần đầu, Kan
đã bị ấn tượng mạnh mẽ với cách cư xử của Kawabata. Hiền lành, ít nói nhưng
ngay tại thời điểm đó, Kawabata đã tự biết mình là một thiên tài. Không chỉ có ý
định cho n hà ở, chu cấp tiền sinh hoạt phí khoảng 50 yên mỗi tháng nếu nhà văn
kết hôn, Kan còn giới thiệu Kawabata với một số tạp chí (để in truyện) và các nhà
văn tên tuổi khác trong đó có Akutagawa Ruynosake (1892 – 1927), người được
coi là khởi đầu cho kỉ nguyên hiện đại của văn học NhậtBản.

Goc nho trương chinh quan

Page 17


Với một nhà văn trẻ, sự đỡ đầu của một tên tuổi trong giới là rất quan trọng
bởi chữ tín có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người Nhật. Sau này, khi đã nổi tiếng,
Kawabata cũng luôn rộng lòng làm việc này cho lớp đàn em, nếu đó là một tài
năngthực sự. Và Kawabata từ sự giới thiệu của Kan, đã có những tình bạn đẹp, lâu
bền vớiYokomitsu Riichi, Yukio Mishima,…những nhà văn Nhật Bản mà cả thế
giới biết tên.
Là người chịu nhiều đau thương, mất mát từ nhỏ, luôn cần một mái ấm, mộ t

tình cảm thân thiết, Kawabata cực lực phản đối tự sát, một việc không quá xa lạ
trong “văn hóa chết” của người Nhật. Kawabata từng bày tỏ thái độ bất bình trước
những người tự sát, ngay cả khi đó là Akutagawa Ruynosake, người mà ông vô
cùng kính trọng, rằng: “Cho dù một người có thể chán ghét thế giới này đến thế
nào, thì tự sát cũng không phải là hình thức của khai sáng, cho dù có thể đáng khâm
phục thì người tự sát cũng còn lâu mới có thể tới được cõi niết bàn” ( Con mắt
mạt kì – The eyes of the dying, 1933). Ông bất bình và đau đớn bởi cái chết bi
thảm ấy đã lấy đi không ít bạn bè thân thiết quanh mình. Thế nhưng, cả nước Nhật
đã phải bàng hoàng và khó hiểu, tại sao một ng ười luôn phản đối cái chết phi tự
nhiên như Kawabata mà ngày 16 tháng 4 năm 1972 lại giam mình trong căn phòng
đầy khí ga bên bờ biển Kamakura, nơi ông chọn để kết thúc cuộc đời thành công
nhưng mang nặng dấu ấn bất hạnh từ tuổi thơ. Có lẽ, “người lữ khách muôn đời đi
tìm cái đẹp ấy” muốn có một chuyến khởi hành đến một vùng đất nơi ông chưa
từng đặt chântới.
2.1.2. Sự nghiệp sángtác
Cuộc đời và sự nghiệp của Kawabata gắn liền với quá trình tiếp nhận đổi mới
về cả kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Nhật Bản. Những năm cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng duy tân của Minh Trị Thiên Hoàng đã thổi một luồng
gió mới vào Nhật Bản – vốn được coi là “ốc đảo”. Tinh thần học hỏi phương Tây,
đuổi kịp phương Tây. Vượt lên phương Tây đã đưa lịch sử Nhật Bản sang một
trang mới. Sự đổi mới về kinh tế khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc đã tác động
Goc nho trương chinh quan

Page 18


mạnh mẽ đến văn học nghệ thuật Nhật Bản. Nếu trước đây văn học Nhật Bản chịu
ảnh hưởng tư tưởng triết học phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc thì nay
bị chi p hối bởi những quan điểm tự do dân chủ của phương Tây, nhiều trào
lưu, trường phái ra đời đã làm nên một diện mạo mới cho văn học Nhật Bản: trẻ

trung, phong phú và táo bạo.
Đầu thế kỷ XX, các bản dịch văn học châu Âu đã đưa đến cho văn học Nhật
Bản những kĩ thuật, phương pháp sáng tác vô cùng mới lạ và có sức hấp dẫn lớn
đối với các nhà văn tân tiến. Sức hút của nhu cầu tìm hiểu, khám phá và thử nghiệm
thật mãnh liệt, Kawabata đã từng khẳng định “tính chất mới là tất cả”, và bày tỏ sự
khó chịu trước những cá ch viết đã được công thức hóa: “Mắt chúng ta rực cháy
khát khao được biết điều chưa biết. Những lời chào hỏi của chúng ta biểu hiện niềm
vui mừng ở chỗ hiện nay ta có thể tranh luận với nhau bất cứ điều gì là mới. Nếu
một người nói “Good morning!” (tiếng Anh có nghĩa là Xin chào) và người kia trả
lời“Goodmorning !” thì thật là buồn chán. Chúng ta đã hoàn toàn trở nên chán ngấy
văn chương vì nó không thay đổi như mặt trời ngày hôm nay vẫn mọc chính xác ở
hướng đông như ngày hôm qua.”
Sự nghiệp sáng tác của Kawabata thật phong phú và hầu như thành công ở tất
cả các thể loại mà ông thử nghiệm. Phần truyện ngắn được đánh giá cao và được
dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có cả tiếng Việt (Cánh tay, Vũ nữ Izu, Thủy
nguyệt, Tiếng gieo xúc xắc ban khuya, Về chim và thú,…là những ví dụ điểnhình).
Mảng truyện trong lòng bàn tay, như bản thân ông từng nói, “đó là những
truyện mà tôi hài lòng nhất” được viết rải rác từ năm 1921 đến năm 1972,
Kawabata gọi chúng là Tanagokoro no shosetsu (Palm of the Hand Stories –
Truyện trong lòng bàn tay). Những truyện trong lòng bàn tay chứa đựng nhiều triết
lý sâu xa về vũ trụ và conngười.
Thành công đặc biệt đối với Kawabata vẫn luôn là tiểu thuyết. Đỉnh cao của
thể loại này trong sự nghiệp sáng tác của ông chính là bộ ba tiểu thuyết mang về
Goc nho trương chinh quan

Page 19


giải Nobel đầu tiên cho người Nhật Bản: Xứ tuyết (1947), Ngàn cánh hạc (1951),
Cố đô (1961). Ngoài ra còn có các tiểu thuyết như Tiếng rền của núi (1952), Hồng

đoàn ở Asakusa (1930), Cao thủ cờ Go (1954), Cái hồ (1954), Đẹp và buồn (1960),
Người đẹp say ngủ(1969)…
Kawabata cũng viết cả tiểu luận phê bình. Những tiểu luận của ông mang đậm
dấu ấn cá nhân, sắc sảo nhưng trầm tĩnh khoan hòa. Một số công trình thật sự có ý
nhĩa về mặt lí luận đối với văn giới như Diến từ Nobel (1968), Sự sống và khám
phá cái đẹp(1969).
Văn nghiệp của Kawabata phong phú, đồ sộ và thành công ở nhiều thể loại.
Tuy không nhiều, nhưng thậm chí ông còn viết cả thơ haiku. Chỉ để giải trí hoặc
tặng bạn bè nhưng cũng giống như bất kì thể loại nào mà Kawabata thử nghiệm,
chúng luôn là những “mĩ thư”, được yêu mến và trân trọng như bất kì một báu vật
nào trong di sản mà ông để lại cho loàingười
2.2.Cố đô trong bộ ba tiểu thuyết đoạt giải Nobel1968
2.2.1. Cốt truyện Cốđô
Tiểu thuyết Cố đô giới thiệu với người đọc về một nước Nhật đẹp lặng lẽ, một
nước Nhật với những đền chùa, núi non hồng rực hoa anh đào, những phong tục, lễ
hội và cái chính là tính cách người Nhật thể hiện qua các nhân vật. Cố đô là một
tiểu thuyết tâm lí sắc sảo, đi sâu tìm hiểu thế giới nội tâm nhân vật. Tiểu thuyết thể
hiện những suy ngẫm của Kawabata về những cái đã mất và những điều sẽ đến, về
tương lại, vận mệnh nền văn hóa dân tộc và số phận người dân Nhật bình dị trong
thời buổi xứ sở của họ lao vào công nghiệphóa.
Tác phẩm kể về nàng Chieko, tiểu thư của gia đình thương gia Takichiro,
ngoài công việc kinh doanh, còn rất thích vẽ mẫu thắt lưng kimono. Do yêu thích
hội họa phương Tây, nhất là các họa sĩ thuộc trường phái siêu thực, nên ông
thường sáng tạo ra những mẫu thắt lưng lạ mắt và độc đáo mà k hách hàng đầu tiên
bao giờ cũng là cô con gái mà ông vô cùng yêu quý. Chieko, ngỡ tưởng mình sinh
ra và lớn lên trong gia đình bấy lâu mình hằng yêu thương và gắn bó nhưng thật bất
Goc nho trương chinh quan

Page 20



ngờ, đến khi trưởnkhoăn, day dứt muốn tìm hiểu xem bố mẹ đẻ nàng là ai, có còn
hay đã mất, nàng có g thành, nàng mới biết được mình là con nuôi. Từ đó, nàng
luôn băn khoăn, day dứt muốn tìm hiểu xem bố mẹ đẻ nàng là ai, có còn hay đã
mất, nàng có anh chị em không, nếu có thì họ đang ở đâu… Nàng có một người
bạn thân từ thuở nhỏ là Shinichi. Đó là một chàng trai hồn nhiên, trong sáng, mặc
dù có tình cảm với Chieko nhưng chưa bao giờ cậu ta dám nói ra. Riushuke, anh
trai của cậu thì khác hẳn, anh mạnh mẽ, quyết đoán cả trong tình cảm lẫn công
việc, và anh cũng rất mến Chieko. Thậm chí anh còn sẵn sàng từ bỏ quyền thừa kế
nếu có thể lấy được Chieko và sang quản lí cửa hàng cho gia đình nàng. Trong lễ
Kỉ Nguyên, khi đi viếng cảnh chùa, tình cờ Chieko gặp một cô gái tên là Naeko
giống y hệt mình.
Lòng thắt lại, nàng hiểu đó là người chị em sinh đôi với mình và mình chính
là đứa con bị bỏ rơi theo phong tục. Hai người giống nhau tới mức ngay cả Hidero,
một thợ dệt, người cũng có cảm tình với Chieko, cũng đã nhầm lẫn dẫn đến một
buổi dạo chơi ngoài dự tính với Naeko. Sau nhiều tìm hiểu và do dự, cuối cùng
Chieko quyết định tìm gặp Naeko và đau lòng khi biết được cha mẹ đẻ của cô đã
chết trong khi đẵn cây, một công việc khá vất vả mà đến nay Naeko vẫn đang tiếp
tục phải làm. Là người giàu tình cảm, cộng với lòng nhân ái của ông bà Takichiro
Chieko tỏ ý muốn đón Naeko về chung sống với gia đình mình nhưng Naeko
đã từ chối. Naeko chỉ đến nhà Chieko để ngủ lại với chị một đêm. Ngay sáng hôm
sau, khi thành phố cổ Kyoto vẫn im lìm trong lạnh giá, Naeko đã từ biệt Chieko.
Tác phẩm kết thúc, Chieko đứng bên cổng nhà mình nhìn theo bóng người chị em
sinh đôi đang mờ dần trong sươngtuyết.
2.2.2. Nhận xét chung về giá trị trong tácphẩm
2.2.2.1.Giá trị tưtưởng
Qua tiểu thuyết Cố đô, người đọc được tìm hiểu kĩ hơn về nước Nhật , một
nước Nhật đẹp lặng lẽ với hoa anh đào, tuyết trắng, một nước Nhật rộn ràng với các
lễ hội truyền thống quanh năm. Mang hương vị màu sắc của một tiểu thuyết khảo
Goc nho trương chinh quan


Page 21


cứu phong tục nhưng Cố đô cũng là một tiểu thuyết tâm lí sắc sảo với việc đi sâu
tìm hiểu thế giới nội tâm nhân vật. Qua những dằn vặt, suy tư trăn trở của Chieko,
có thể thấy cái nhìn của Kawabata đã xuyên thấu tâm hồnnàng.
Tác phẩm này gây ấn tượng với độc giả bởi cảm giác về những truyền thống
xưacũvàvẻđẹpcủaKyotocòncóthểđượccoilàcẩmnangchonhữngaimuốntìm
hiểu về Nhật Bản và có thể chính yếu tố này đã thuyết phục hội đ ồng Nobel
Viện Hàn lâm Thụy Điển.
2.2.2.2.Giá trị nghệthuật
Với nhịp điệu kể chuyện trầm tĩnh, khoan hòa, điềm đạm, tiểu thuyết Cố đô
vớinhững nhân vật được đặc tả nội tâm vô cùng sâu sắc. Với chất giọng trầm tư
triết lí, giọng hoài nghi băn khoăn day dứt và giọng tiếc nuối hoài niệm, Cố đô
mang một âm hưởng trầm lắng, cô đọng. Ngôn ngữ trong sáng, lối viết nhẹ nhàng
nhưng lôi cuốn, một lối viết gần gũi với tinh thần văn chương cổ Nhật Bản.Văn
chương Kawabata thường mềm mại, dung dị và điềm đạm. Và đặc biệt trong tiểu
thuyết Cố đô là nghệ thuật xây dựng biểu tượng độc đáo, mới lạ và đầy sáng tạo đã
tạo nên những tầng nghĩa mới góp phần nâng cao giá trị tácphẩm.
2.3.Tư duy nghệ thuật của Kawabata trong sáng tác tiểu thuyết
nóichung,Cố đô nói riêng.
Yasunari Kawabata (1899 – 1972), người nghệ sĩ duy mỹ của xứ sở hoa anh
đào đầu tiên nhận giải Nobel văn học (1968.Cảm tưởng đầu tiên khi đọc Kawabata,
là niềm tự hào thầm kín của ông về văn hoá Nhật. Sau những say mê "đổi mới"
theo nhịp phương Tây thời đầu khi mới bước vào sáng tác, Kawabata trở về nguồn
cội, tìm đếnngười mẹ của tiểu thuyết, và ông đã gặp lại tâm hồn NhậtBản.
Phong cách Kawabata Yasunari, do mối tương giao truyền thống và hiện đại
nói trên, trở nên rất phức tạp bởi sự dung hòa giữa giá trị Đông – Tây nhưng vẫn
mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân và phong khí của thời đại.


Goc nho trương chinh quan

Page 22


Kawabata được coi như một nhà phê bình thực hành, cùng một khuynh
hướngcó tính truyền thống khá lâu đời với nhiều tiểu thuyết gia và văn sĩ Nhật
Bản.
Từ sự nhận diện cái đẹp qua những trải nghiệm trong cuộc đời cá nhân vốn
đầy cay đắng sinh ly tử biệt, Kawabata Yasunari đề ra nguyên tắc phản ánh cái đẹp.
Đó là sự tìm tòi và tôn vinh cái đẹp trong một hiện hữu hỗn tạp giữa cái thiện và bất
thiện, giữa cái tinh khiết và cái dung tục, giữa sự chân thành và giả dối, giữa những
phù hoa giả tạo bề ngoài và chiều sâu thăm thẳm của nội cảm. Những tác phẩm nổi
tiếng nhất của Kawabata như Senbazuru (Ngàn cánh hạt, 1949 – 1952), Nemureru
bijo (Người đẹp say ngủ, 1960 – 1961) bộc lộ nguyên tắc thẩm mỹ này rất rõ rệt.
Kawabata cho rằng cái đẹp luôn gắn kết với nỗi buồn trong quan hệ tương hỗ. Cái
chết, sự chia ly, nỗi buồn là ám ảnh thường trực trong hầu khắp sáng tác của
Kawabata Yasunari, mang đến cho tác giả những biệt danh “ người lữ khách ưu
sầu đi tìm cái đẹp” , “chiếc gương soi trên đỉnh cô đơn” , “bậc thầy của tang lễ”.
Tuy nhiên, đứng trước hiện thực sống động, Kawabata vẫn luôn sử dụng nét hài
hước đối trọng với niềm bi cảm như một phẩm chất thẩm mỹ đặc biệt của nhà văn,
điều mà ta thường xuyên gặp trong hàng trăm truyện thuộc thể loại Tanagokoro no
shosetsu (Truyện trong lòng bàn tay, 1971), cũng như nhiều tiểu thuyết khác được
sáng tác trong suốt cuộc đờiKawabata.
Ở đây, Kawabata Yasunari đã nhấn mạnh đến việc tìm kiếm những biểu tượng
nghệ thuật đặc biệt nhằm đem lại chiều sâu cảm xúc và ngữ nghĩa vô hạn cho đối
tượng miêu tả. Bằng thực tiễn sáng tác của mình, Kawabata đã xây dựng hàng loạt
hình ảnh tượng trưng và sử dụng chúng một cách cô đọng, hoàn hảo trong tá c
phẩm như chiếc bình sứ Shino và cặp chén Raku còn in vết son môi của người phụ

nữ đã khuất bóng như một ký hiệu thẩm mỹ như trong Senbazuru, con chuồn chuồn
ớt với những vòng lượn khởi điểm của những cuộn xoáy ngữ nghĩa trong tác phẩm
Yukiguni; hạt sen ngàn năm trong Yama no oto, hồ nước như hình ảnh vô thức liên
hệ đến tình mẹ của chàng trai Gimpei trong Mizuumi v.v., và đặc biệt là chiếc
Goc nho trương chinh quan

Page 23


gương với tất cả những biểu tượng khác cùng hệ thống với nó: tấm kính cửa sổ toa
tàu, tuyết trắng, ánh lửa đỏ, vầng trăng và đáy nước, vừng hồng ở chân mây, mặt
trời trên dòng suối lung linh, dải ngân hà đẹp một cách ma quái.
Tấm gương lớn nhất của tự nhiên theo Kawaba ta Yasunari là chân không.
Chân không là tấm gương trong suốt vô tận ôm trùm cả vũ trụ, dung chứa và vĩnh
chiếu vạn vật trong một cảm thức tinh khôi vô hạn. Ở đây, ta có một thi pháp chân
không Kawabata theo cách gọi của một số nhà nghiên cứu Việt Nam.
Chân không của phương Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng, đó là cái diệu
vợi của “vũ trụ tâm hồn, nơi vạn vật tự tồn tại với chính nó, nơi có sự tự do giao
tiếp, không một hàng rào, không một giới hạn nào cả” [12; 58] mà biểu hiện quan
trọng nhất là khoảng trống trong họa phẩm của các thiền sư, nét bút phi bạch của
các thư pháp gia, ý tại ngôn ngoại trong các bài thơ cực ngắn haiku, đồng điệu với
tính Không của Phật giáo, và là thể của đạo theo học thuyết LãoTử.
Thẩm thấu trong cái chân không phương Đông huyền hoặc ấy, con người
cũngsẽ trở thành những tấm gương trong suốt ngời chiếu cái đẹp hiện hữu.
Nếu tấm gương là phương tiện huyền ảo hóa thế giới, thì cánh tay lại là biểu
tượng nhằm chân thực hóa cái đẹp qua cảm giác có được khi tiếp xúc trực tiếp với
đối tượng. Rất nhiều sáng tác của Kawabata thể hiện tình yêu sâu nặng của ông với
các cô gái trẻ và đồ gố m Nhật Bản, những thực thể như cái chén mà người ta có
thể cảm thấy “cuộc đời giãn căng trên bề mặt của nó” trong Senbazuru hay cô gái
với “thân thể trần truồng và làn da trắng nõn đẹp rực rỡ đến hoa cả mắt” trong

Nemureru bijo, chỉ cho phép nắm bắt được v ẻ đẹp toàn diện bằng cả đôi mắt ngắm
nhìn và đôi tay cảm nhận. Thậm chí những đối tượng trên nhất là những người con
gái, đều mờ nhạt và mong manh trên phương diện sinh thể, họ chỉ được miêu tả
như yếu tố của một khung cảnh và được tái họa bằng ấn tượng của giác quan.
Kawabata ca ngợi vẻ đẹp trà đạo và thể hiện niềm tiếc nuối của tác giả trước
một phong tục đẹp đang có nguy cơ bị thương mại hóa. Ta cũng bắt gặp trong Koto
những lễ hội và chùa chiền như ng chưa hề hứng chịu bức xạ từ văn minh phương
Goc nho trương chinh quan

Page 24


Tây nơi cố đô Kyoto cổ kính; trong Yukiguni là thanh âm cây đàn samisen, lụa
chijimi và những nàng geisa trong Meijin (Danh thủ) là nghệ thuật cờ vây và trong
Nemureru bijo là những lầu xanh kiểu Nhật. Nền nghệ thuật đó được các nghệ sĩ
Nhật Bản hàng ngàn năm trau chuốt và phát triển đến tận thiện tận mỹ, đã mở bày
sức hútmãnh liệt của mình trước nhân loại thế kỷ XX, nhưng lại đang ít nhiều tàn
phai trong thế giới hiện đại trên chính đất nước mặt trời mọc.
2.4.Bốn nguyên lí cơ bản tôn vinh cái đẹp trong sáng tác củaKawabata
Thế giới nghệ thuật và những lý luận thẩm mỹ của Kawabata Yasunari không
tách rời truyền thống mỹ học của dân tộc. Đó là một hệ thống lý thuyết được các
nghệ nhân bậc thầy cô đúc thành triết lý và tôn chỉ sáng tạo lưu truyền trong suốt
nhiều thế kỷ.
2.4.1. Sabi (tịchlặng)
Đó chính là vẻ đẹp của ngày thường, là dấu ấn của thời gian, niềm tịch tĩnh
mà người đọc có thể cảm nhận từ tác phẩm của ông. Đó l à sabi. Sabi là cái mà ta
cảm nhận được khi đắm mình vào không gian trong tác phẩm của Kawabata, không
gian của niềm cô tịch.
Điểm xuyết trong từng truyện ngắn, tiểu thuyết của Kawabata là những hình
ảnh, chi tiết mang lại cho tác phẩm một sự lắng đọng, thâm trầm cần thiết, tạo ra

dấu ấn sáng tạo cá nhân đặc biệt của tác giả. Đó là hình ảnh của những mái chìa
của những ngôi nhà cổ xệ xuống vì tuyết nơi vùng núi phía Bắc (Xứ tuyết), là
những rừng bá hương hùng vĩ (Tiếng rền của núi), là hoa quắt khổng lồ trong
khuôn viên đền Subakidera (Người đẹp say ngủ)… Tất cả đều đẹp trong tĩnh lặng
đến khôn cùng. Cố đô, bản cái tên t ác phẩm đã là một sabi, và tại nơi thành cổ
Kyoto ấy, những đền đài, miếu mạo, những rêu phong đá núi, những kimono với
thắt lưng truyền thống đã tạo cho câu chuyện một diện mạo riêng biệt. Chieko –
nhân vật nữ chính trong tác phẩm sống ở một thành phố yên bình, trong một ngôi
nhà cổ với người cha làm nghề kinh doanh tơ lụa may Kimono và vẻ họa tiết thắt
lưng. Nhà nàng – giống như bất kì ngôi nhà cổ quyền quý nào ở Kyoto – có hàng
Goc nho trương chinh quan

Page 25


×