TRƯỜNG ĐẠI HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG TỰ HỌC CỦA HỒ CHÍ MINH
VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
Họ, tên sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Ngành học: Giáo dục chính trị
Khoa: Lý luận chính trị
Khóa học: 2014 - 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG TỰ HỌC CỦA HỒ CHÍ MINH
VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:
Ngành học: Giáo dục chính trị
Khóa học: 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đình Lam
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan.............................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu.............................................................................4
6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp đề tài.........................................................................5
7. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................5
B. NỘI DUNG..............................................................................................................6
Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự học...................................................6
1.1. Quan điểm tự học trong tư tưởng Hồ Chí Minh......................................................6
1.1.1. Hồ Chí Minh – một nhà giáo dục lớn...................................................................6
1.1.1.1. Về vai trò của giáo dục.....................................................................................6
1.1.1.2. Về mục đích giáo dục........................................................................................7
1.1.1.3. Về nhiệm vụ giáo dục.......................................................................................7
1.1.1.4. Về nội dung giáo dục........................................................................................7
1.1.1.5. Về phương pháp giáo dục.................................................................................8
1.1.2. Hồ Chí Minh về tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự giáo dục.......................9
1.1.3. Quan điểm về tự học trong tư tưởng Hồ Chí Minh............................................12
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng tự học................................18
1.2.1. Mục đích học tập của sinh viên..........................................................................18
1.2.2. Thái độ học tập của sinh viên.............................................................................19
1.2.3. Phương pháp học tập..........................................................................................20
1.2.4. Thời gian học và không gian học.......................................................................22
Kết luận chương 1......................................................................................................24
Chương 2: Vận dụng tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh vào việc nâng cao chất
lượng tự học cho sinh viên trường Đại học Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay
..................................................................................................................................... 25
2.1. Vài nét khái quát về trường Đại học Quảng Bình.................................................25
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên trường Đại học Quảng
Bình............................................................................................................................. 27
2.2.1. Ý thức học tập và động cơ nhận thức của bản thân sinh viên.............................27
2.2.2. Vốn tri thức hiện có của bản thân sinh viên.......................................................27
2.2.3. Năng lực trí tuệ và tư duy..................................................................................27
2.2.4. Phương pháp học tập của sinh viên....................................................................28
2.2.5. Phương pháp dạy học của giảng viên.................................................................28
2.2.6. Nội dung, chương trình đào tạo..........................................................................29
2.2.7. Giáo trình, tài liệu học tập và các điều kiện khác về cơ sở vật chất, gia đình và
xã hội........................................................................................................................... 29
2.3. Thực trạng chất lượng tự học của sinh viên trường ĐH Quảng Bình....................30
2.3.1. Nhận thức của sinh viên trường Đại học Quảng Bình về vai trò và tác dụng của
tự học trong việc nâng cao chất lượng tự học của sinh viên.........................................30
2.3.2. Thực trạng chất lượng tự học của sinh viên trường Đại học Quảng Bình..........33
2.3.2.1. Thực trạng việc sử dụng thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Quảng
Bình............................................................................................................................. 33
2.3.2.2. Thực trạng việc thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra của sinh viên Đại Học
Quảng Bình.................................................................................................................. 34
2.3.2.3. Thực trạng sử dụng các hình thức tự học của sinh viên trường Đại học Quảng
Bình............................................................................................................................. 34
2.3.2.4. Thực trạng sinh viên Đại Học Quảng bình về phương pháp học.....................37
2.3.2.5. Những khó khăn trong quá trình tự học của sinh viên trường Đại học Quảng
Bình............................................................................................................................. 37
2.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên trường Đại học Quảng
bình.............................................................................................................................. 42
2.4.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên về vai trò của phương pháp tự học
đối với việc nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh....42
2.4.2. Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của phương pháp tự học đối với
việc nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh................43
2.4.3. Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về tự học, tự giáo dục.......................44
2.4.4. Sinh viên tự tìm kiếm lựa chọn phương pháp phù hợp với khả năng của bản thân
..................................................................................................................................... 47
2.4.5. Giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài giảng....48
2.4.6. Giảng viên tổ chức, hướng dẫn và rèn luyện kỉ năng tự học cho sinh viên........49
2.4.6.1. Rèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên..........................................................50
2.4.6.2. Hướng dẫn kỹ năng lập kế hoạch tự học.........................................................50
2.4.6.3. Rèn luyện cho sinh viên thói quen và kỹ năng đọc sách, tài liệu tham khảo...51
2.4.7. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả
của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học trong quá trình giáo dục ý thức tự
học cho sinh viên trường Đại học Quảng.....................................................................51
Tiểu kết chương 2......................................................................................................54
C. KẾT LUẬN............................................................................................................ 55
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................60
E. PHẦN PHỤ LỤC..................................................................................................63
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nhận thức của sinh viên ĐH Quảng Bình về vai trò của tự học..................31
Bảng 2.2: Nhận thức của sinh viên Đại Học Quảng Bình về chỉ tiêu thời lượng tự học
của sinh viên chiếm 2/3 so với giờ học trên lớp...........................................................31
Bảng 2.3: Nhận thức về mục đích học tập của sinh viên trường..................................32
Đại học Quảng Bình....................................................................................................32
Bảng 2.4: Khảo sát sinh viên Đại Học Quảng Bình về thời gian tự học......................33
Bảng 2.5: Khảo sát việc thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra của sinh viên Đại Học
Quảng Bình.................................................................................................................. 34
Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng các hình thức tự học của sinh viên...............................35
Đại Học Quảng Bình...................................................................................................35
Bảng 2.7: Ý kiến của sinh viên Đại học Quảng bình về phương pháp học cật lực khi thi
sẽ đạt kết quả cao.........................................................................................................37
Bảng 2.8: Ý kiến của sinh viên trường ĐHQB về Chương trình học ở trường Đại học
với chương trình học ở trường THPT..........................................................................38
Bảng 2.9: Ý kiến của sinh viên trường ĐHQB về môi trường học tập........................38
Bảng 2.10: Ý kiến của sinh viên trường ĐHQB về vấn đề mất tập trung....................39
trong quá trình tự học...................................................................................................39
Bảng 3.1: Ý kiến của sinh viên trường ĐHQB về ảnh hưởng của Internet, Facebook,
phim ảnh, điện thoại,…nhiều đến việc học tập............................................................39
Bảng 3.2: Ý kiến của sinh viên trường ĐHQB về lượng kiến thức có phù hợp không 40
Bảng 3.3: Ý kiến của sinh viên trường ĐHQB về cơ sở vật chất của nhà trường có đáp
ứng đủ cho quá trình tự học.........................................................................................40
Bảng 3.4: Ý kiến của sinh viên trường ĐHQB về khó khăn trong...............................41
việc tìm tài liệu............................................................................................................41
Bảng 3.5: Ý kiến của sinh viên trường ĐHQB khi gặp khó khăn trong việc học sẽ cố
gắng hết sức, tìm mọi cách để tự giải quyết được vấn đề gặp phải..............................41
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu viết tắt
Nội dung viết tắt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
CĐSP
CNH - HĐH
CT - TW
ĐH
ĐH ĐBTQ
ĐHQB
ĐHSP
GS - TSKH
Nxb
Nxb CTQG
PGS. TS
PGS
SGK
TCN
THPT
TS
UBND
Cao đẳng Sư phạm
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Chỉ thị - Trung ương
Đại học
Đại hội đại biểu toàn quốc
Đại học Quảng Bình
Đại học Sư phạm
Giáo sư – Tiến sĩ khoa học
Nhà xuất bản
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Phó Giáo sư. Tiến sĩ
Phó Giáo sư
Sách giáo khoa
Trước Công nguyên
Trung học phổ thông
Tiến sĩ
Ủy ban nhân dân
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh không chỉ là danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, Hồ
Chí Minh còn là một nhà giáo dục lớn của thế giới và của dân tộc ta. Hồ Chí Minh đã
sáng lập nền giáo dục mới ở Việt Nam, nền giáo dục XHCN. Tư tưởng của Hồ Chí
Minh về giáo dục đã soi sáng cho cách mạng Việt Nam, trong đó có quan điểm về tự
học và chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên tấm gương sáng ngời về tự học, tự giáo
dục mà nhiều thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình, mặc dù bận với trăm công ngàn việc, nhưng Chủ tịch Hồ
Chí Minh vẫn quan tâm đặc biệt đến giáo dục nhằm đào tạo những thế hệ trẻ kế tục sự
nghiệp cách mạng của cha, anh. Trong hệ thống quan điểm của mình về xây dựng nền
giáo dục mới Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở, phải chú trọng phương pháp nâng cao năng
lực tự học cho người học. Hồ Chí Minh nói: “Phải nâng cao và hướng dẫn tự học’’,
“lấy tự học làm cốt” đây là điểm mới, nổi bật của nền giáo dục XHCN. Những luận
điểm của Hồ Chí Minh về tự học, tự giáo dục đã định hướng cho Đảng và Nhà nước ta
xây dựng một nền giáo dục tiến bộ, theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Từ
những năm 70 của thế kỷ XX với tinh thần “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo’’ ở
các trường đại học, cao đẳng đã có những chuyến biến tích cực trong việc tăng cường
hoạt động tự học của sinh viên. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang
phát triển mạnh mẽ như vũ bão, luôn có sự bùng nổ thông tin. Sự hình thành xã hội
thông tin trong nền kinh tế tri thức tạo điều kiện nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn
đối với người học. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ngoài giờ học ở trường sinh viên
phải biết tự học tập tự nghiên cứu thêm. Điều 40 của luật giáo dục nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại
học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, nâng lực tự học, tự
nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho
người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng’’.
Từ thực tế học tập của sinh viên ở trường và qua quá trình tìm hiểu hoạt động
học tập của sinh viên cùng ngành, chúng tôi nhận thấy chất lượng tự học của sinh viên
trường Đại học Quảng Bình còn nhiều hạn chế. Nhiều sinh viên còn lúng túng trong
việc khai thác tài liệu để ôn tập, củng cố lại những kiến thức đã bị hỏng, đào sâu mở
rộng và hoàn thiện kiến thức đã học ở trên lớp. Sinh viên chưa quen nghiên cứu tài liệu
ở nhà do đó không rèn luyện được những khả năng tự nghiên cứu một cách độc lập.
1
Mặt khác, một số sinh viên mặc dù đã nắm vững kiến thức lý thuyết về một vấn đề nào
đó nhưng khi diễn đạt nội dung khoa học của nó cũng như cần tranh luận hay vận dụng
vấn đề đó vào thực tiễn thì tỏ ra lúng túng thiếu chắc chắn, nhiều hạn chế. Vì vậy,
chúng tôi chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh vào việc nâng
cao chất lượng tự học cho sinh viên trường Đại học Quảng Bình ” để làm đề tài
nghiên cứu khoa học, hi vọng đề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao tự học cho sinh
viên sư phạm trường đại học Quảng Bình, giúp nâng cao chất lượng học tập để khi ra
trường có được kiến thức vững vàng cho nghề dạy học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học trong hệ thống tư tưởng về Giáo
dục – Đào tạo của Hồ Chí Minh có một số công trình đề cập, như:
+ Nguyễn Lân (1990), Hồ Chủ Tịch – nhà giáo dục vĩ đại, Nxb Khoa học và xã
hội Hà Nội. Tác phẩm nghiên cứu những luận điểm lớn, ý kiến của Hồ Chí Minh về
giáo dục trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Nguyễn Văn Chung (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận
dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Quân đội nhân dân
Hà Nội. Tác phẩm phân tích toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với cách
tiếp cách khá mới mẻ. Tác giả trình bày từ nguồn gốc, qúa trình hình thành và phát
triển, nội dung cơ bản và sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
trong tình hình mới.
+ Hoàng Anh (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào
tạo đại học hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Nội dung tác phẩm trình bày
nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo
từng thời kì gắn với cuộc đời hoạt động của Người cũng như đất nước. Tác phẩm phân
tích tương đối toàn diện, có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và
nêu bật tầm quan trọng của vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nâng cao
chất lượng đào tạo đại học hiện nay.
+ Ngô Văn Hà (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng
đội ngũ giảng viên hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Tác phẩm đã trình vai trò
của người thầy giáo với giáo dục, yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực đối với
giáo viên trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục từ đó có những vận dụng vào việc
xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay.
+ Phạm Minh Hạc (2003), Báo cáo tổng hợp đề tài: “Cở sở triết học của tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Hà Nội. Báo cáo
2
đã trình bày sâu sắc nội dung và cơ sở triết học của hai vấn đề mang tính cốt lõi trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là: học để phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân và
luận điểm “ai cũng được học hành.
+ Chỉ thị số 06 – CT – TW, Về tổ chức cuộc vận động : Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức trong các tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Di
chúc và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tập trung vào các phẩm chất cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan
liêu, tham nhũng, lãng phí. Xây dựng chương trình hành động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, khắc phục lối sống, khuyết điểm, yếu kém; xử lí các sai
phạm được phát hiện theo đúng kỉ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Trường cao đẳng sư phạm Nghệ An (2007), Học tập và làm theo tấm gương tự
học, tự nghiên cứu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội thảo khoa học về tư tưởng
Hồ Chí Minh với vấn đề người thầy giáo, tự học, tự nghiên cứu. Chủ tịch Hồ Chí Minh
là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức
chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của của bản thân. Tấm gương tự học của Hồ Chí
Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có
ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc, đó mãi là tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối
với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của đảng và nhân dân ta.
Các công trình trên đều tập trung nghiên cứu những nội dung tự học, tự giáo dục
và việc học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có
công trình đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học, tự giáo dục cho sinh
viên trường Đại học Quảng Bình. Nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, sinh viên là nồng cốt cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Nhưng họ đang chịu tác động hiệu ứng của nền kinh tế thị trường, đạo đức đang bị xói
mòn, xuống cấp nhiều sinh viên chây lười, học đối phó, thụ động... Chính vì vậy, đề tài
mà chúng tôi lựa chọn là cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu
sắc, cũng không trùng với các công trình trên.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh vào việc nâng
cao chất lượng tự học cho sinh viên trường Đại học Quảng Bình” làm đề tài nghiên
cứu khoa học, mục đích của đề tài là:
3
- Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học, tự giáo dục.
- Làm rõ thực trạng tự học, tự giáo dục của sinh viên trường Đại học Quảng Bình
- những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tự học, tự giáo
dục cho sinh viên trường Đại học Quảng Bình, theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
- Tập trung nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và việc tự học
cho sinh viên.
- Thu thập tài liệu, điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực trạng về việc tự học của
sinh viên trường Đại học Quảng Bình.
- Từ kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn, đối chiếu với tư tưởng Hồ Chí Minh để
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên
trường Đại học Quảng Bình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi sinh viên trường Đại học
Quảng Bình
- Đề tài được triển khai trong giới hạn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học,
tự giáo dục và việc nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên trường Đại học Quảng
Bình
- Đề tài chú trọng làm rõ nội dung tự học, tự giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục đào tạo. Đồng thời khảo sát thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tự học của sinh viên trường Đại học Quảng Bình.
5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vận dụng các kết
quả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học, tự giáo dục.
Tìm hiểu và quán triệt chủ trương, đường lối về giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ
của Đảng và Nhà nước.
- Cơ sở thực tiễn: Điều tra, khảo sát thực trạng tự học của sinh viên ở trường Đại
học Quảng Bình bằng bảng thiết kế, bằng nghiên cứu tài liệu, hồ sơ lưu trữ, lấy ý kiến
trực tiếp.
4
- Kết hợp kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để xác định những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên.
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chính mà chúng
tôi sử dụng kết hợp các phương pháp khác như điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích,
tổng hợp, so sánh...Để nghiên cứu đề tài.
6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp đề tài
- Đề tài góp phần làm rõ sự đúng đắn, sáng tạo trong các quan điểm của Hồ Chí
Minh về tự học.
- Hình thành phương pháp tự học tích cực và góp phần nâng cao chất lượng tự
học cho sinh viên trường Đại học Quảng Bình.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và giảng viên trong quá trình
tham gia giảng dạy và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết
cấu gồm 2 chương 6 tiết
Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự học
1.1. Quan điểm tự học trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng tự học
Chương 2: Vận dụng tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh vào việc nâng cao chất
lượng tự học cho sinh viên trường Đại học Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay.
2.1 Vài nét khái quát về trường Đại học Quảng Bình
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên trường Đại học
Quảng Bình
2.3 Thực trạng chất lượng tự học của sinh viên trường Đại học Quảng Bình
2.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên trường Đại học
Quảng bình
5
B. NỘI DUNG
Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC
1.1. Quan điểm tự học trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Hồ Chí Minh – một nhà giáo dục lớn
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một nhà giáo dục lớn của dân tộc và trên thế
giới. Trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh thì tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục vừa là thành quả của sự chắt lọc tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân
loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục
và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Tư tưởng giáo dục
Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và phê phán từ các tiền đề:
Một là, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt
Nam. Hai là, triết lý giáo dục phương Đông, đặc biệt là triết lý nhân sinh của Nho,
Phật, Lão. Ba là, những tư tưởng tiến bộ thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng
nhất, cái tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là chủ
nghĩa Mác- Lênin.
Trên cơ sở đó và cùng với quá trình hoạt động cách mạng sinh động, phong phú
của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra các quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trò,
mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục. Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh
không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát,
sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn
diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ...
1.1.1.1. Về vai trò của giáo dục
Nói đến tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu giáo dục
thường nhấn mạnh đến sự đặc sắc trong quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề nhân
cách, việc học tập để rèn luyện phát triển nhân cách đối với mỗi người.
Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên” [62]
Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục trong việc hình thành
phẩm chất nhân cách con người, “thiện”, “ác” không phải là bản chất sẵn có của con
người mà chủ yếu là do quá trình giáo dục hình thành nên.
Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới bảo vệ
và xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh còn quan tâm chỉ đạo cho giáo dục tích cực phục
6
vụ hoạt động kinh tế, làm cho hai lĩnh vực này liên hệ chặt chẽ với nhau. Hồ Chí Minh
đánh giá tác dụng tích cực của giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế: “Không có
giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế”.
1.1.1.2. Về mục đích giáo dục
Mục đích cao cả trong suốt cuộc đời phấn đấu của Hồ Chí Minh là mong cho dân
tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Ngày nay nước ta đã được độc lập, dân ta đã được tự do, thanh niên đã là người
làm chủ đất nước, vì vậy mục đích của nền giáo dục là đào tạo ra những con người biết
làm chủ nước nhà, phải lấy nhiệm vụ học tập làm chủ yếu. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục
đích của việc học đó là: học để yêu Tổ quốc, học để yêu nhân dân, học để yêu lao
động, học để yêu đạo đức, học để phụng sự Tổ quốc, học để phụng sự nhân dân.
Mục đích trọng tâm và xuyên suốt tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là vì con
người, cho con người, là xây dựng con người mới. Nhưng do yêu cầu của mỗi thời kỳ
cách mạng khác nhau, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ giáo dục khác nhau cho mỗi
thời kỳ:
Ở thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng Hồ Chí Minh tập trung vào việc triển khai
các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, Trung Quốc nhằm nâng cao trình độ nhận thức
cho cán bộ về con đường cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Giai đoạn toàn quốc kháng chiến và xây dựng nền dân chủ, Hồ Chí Minh kêu gọi
sửa đổi giáo dục cho phù hợp với việc đào tạo nhân tài kháng chiến kiến quốc. Tất cả
giáo dục tập trung phục vụ kháng chiến kiến quốc.
Bước sang giai đoạn cách mạng XHCN ở miền Bắc, mục đích giáo dục lại gắn
liền với tình hình mới. Đó là thời kỳ rất cần những con người làm chủ xã hội, làm chủ
sản xuất, biết quản lý cơ quan, xí nghiệp, trường học…
1.1.1.3. Về nhiệm vụ giáo dục
Người đã đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp học, cấp đại học, cấp trung học,
cấp tiểu học. Ở cấp đại học, Hồ Chí Minh nói rằng cần phải đảm bảo cho học trò
những tri thức chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước
nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tiễn.
1.1.1.4. Về nội dung giáo dục
Để xây dựng xã hội chủ nghĩa theo Người: “trước hết cần phải có con người xã
hội chủ nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác
7
ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo
dục nhằm phát triển con người toàn diện trong thời đại mới. Hồ Chí Minh cho rằng
phải xây dựng cho người học toàn diện những mặt chính sau: trí dục, đức dục, thể dục,
mĩ dục, giáo dục lao động kỹ thuật. Ngoài ra cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp
với đấu tranh và công tác hàng ngày, phải luyện tài, rèn đức, trong đó Hồ Chí Minh
đặc biệt nhấn mạnh tới giáo dục đạo đức. Hồ Chí Minh nói “dạy cũng như học là phải
biết chú trọng cả tài và đức”, đức được coi như là “cái gốc” của cây, “nguồn” của
sông, nếu không có đức thì người có tài cũng vô dụng. [10, tr. 252 - 253]
1.1.1.5. Về phương pháp giáo dục
Tuy Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận
về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn gọn,
súc tích của Hồ Chí Minh đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Hồ Chí
Minh lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho
việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nó được coi như "kim chỉ nam" để lồng
dẫn nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Hơn
nữa, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở
thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh:
“Học để hành, học với hành. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không
học thì hành không trôi chảy” [30, tr. 50]
Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành.
Học với hành phải kết hợp với nhau.
Để nâng cao trình độ nhận thức của người lao động, Hồ Chí Minh cho rằng cần
có quan điểm dân chủ, thẳng thắn và cần có sự đối thoại trong quá trình học tập, nhận
thức. Trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho
bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục.
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt
đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục dù trong
nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả
cũng không hoàn toàn.
Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối
thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp làm
gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội... đều nhằm mục đích
nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng, nâng cao nhận thức, chất lượng
và hiệu quả giáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện
8
đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời sống và thời
đại.
Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời
mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng
tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới
tính...
Từ xưa đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mục đích,
nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng
người ở Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến
lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt
Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh
nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm
công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.
1.1.2. Hồ Chí Minh về tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự giáo dục
Trong lịch sử dân tộc và thế giới đã chứng minh: Tự học là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của sự nghiệp mỗi con người. Trên thế
giới, chúng ta biết đến C.Mác, Ph.Ăngghen, Khổng Tử, V.I Lênin... như những vĩ nhân
của nghị lực học phi thường và sự học không biết mệt mỏi. Dân tộc ta cũng có biết bao
tấm gương tự học và học tập không ngừng như: Bùi Xương trạch, Cao Bá Quát, Phan
Bội Châu, Lương Thế Vinh... Và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh là
tấm gương sáng chói nhất về tinh thần tự học và học tập suốt cuộc đời. Ý thức tự học
được nuôi dưỡng bởi quê hương giàu truyền thống hiếu học và kế thừa bởi tinh thần
của gia đình nho sĩ có truyền thống yêu nước. Năm 13 tuổi Nguyễn Tất Thành được
nghe những từ: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Qua ông ngoại và cha, từ tấm bé,
Nguyễn Tất Thành đã sớm được tiếp nhận tinh hoa của Tứ thư, Minh tâm bảo giám
hay Ấu học ngũ ngôn thi. Năm 21 tuổi, khát vọng cháy bỏng là ra đi tìm đường giải
phóng dân tộc.
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước (1911), Nguyễn Tất Thành đã học lớp trung
đẳng (lớp nhì) tại Trường Quốc học Huế và lớp cao đẳng (lớp nhất) ở Trường Tiểu học
Quy Nhơn với thầy Phạm Ngọc Thọ. Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn
Ái Quốc có học ở Trường Đại học Phương Đông (1923), Đại học Quốc tế Lênin
(1934), nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu các vấn đề thuộc địa (1937) với luận án về
9
cách mạng ruộng đất ở Đông Nam châu Á. Trong quá trình tự học trên đất khách,
Nguyễn Ái Quốc rất kiên trì và luôn tìm phương pháp học đạt kết quả cao.
Nguyễn Ái Quốc đã tự học cách viết báo, ban đầu chỉ viết 3 dòng, 5 dòng, sau đó
viết 10 dòng rồi 1.5 cột báo, đến đây lại viết rút ngắn lại, từ 1.5 cột báo lại rút lại 10
dòng. Tập đi tập lại nhiều lần như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã viết được báo, rồi bác lại
có ý định thử viết truyện ngắn bằng tiếng Pháp Nuyễn Ái Quốc tự rút kinh nghiệm
trong học viết của mình. Nguyễn Ái Quốc nói viết cũng như mọi việc khác, phải có
chí, chớ giấu dốt nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ, có quyết tâm thì việc gì khó
mấy cũng làm được. Để học tốt ngoại ngữ, sau khi hỏi được nghĩa từ mới, Nguyễn Ái
Quốc viết vào một mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất, có khi viết cả vào cánh tay
để trong lúc làm việc vẫn học được. Lại cả khi đi đường, Nguyễn Ái Quốc cũng nhẩm
bài học. Ban đêm khi chưa ngủ, Nguyễn Ái Quốc lấy tay viết mò những chữ khó
xuống chăn cho kỳ nhớ mới thôi, và thế là đã học thêm được vài từ mới nữa.
Từ đó, chúng ta thấy Hồ Chí Minh học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ
nghĩa Mác - Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc
biệt là văn hoá Phương Đông và văn hoá Phương Tây, Hồ Chí Minh biết sử dụng
thông thạo trên 10 ngoại ngữ, nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy
nào, Hồ Chí Minh tự học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân, người tự học từ
thực tiễn cuộc sống.
Năm 1959, Hồ Chí Minh có chuyến thăm nước Indonesia, Hồ Chí Minh được
mời phát biểu với sinh viên trường Đại học Băng Dung. Hồ Chí Minh nói: “Khi tôi
còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học, cuộc sống du lịch và làm việc là trường đại
học của tôi. Trường đại học ấy dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử
và chính trị, nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hoà bình căm thù
áp bức ích kỷ...” [25, tr. 74].
Người đến với chủ nghĩa cộng sản bằng con đường tự học. Tại đại hội VII Quốc
tế Cộng sản (tháng 7 năm 1935) với bí danh Lin khi khai lý lịch trả lời câu hỏi: Trình
độ học vấn (tiểu học, trung học, đại học)? Hồ Chí Minh ghi: Tự học. Với câu hỏi:
Đồng chí biết những ngoại ngữ nào? Hồ Chí Minh trả lời: Anh, Pháp, Trung Quốc, Ý.
Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự
học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban
đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi.
10
Ngày 21/7/1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học
Nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời.
Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết
đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho
nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [13, tr. 215].
Ngày 1/9/1961, Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp ở Việt Nam, Hồ Chí
Minh đến dự, Hồ Chí Minh đã tâm sự: “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học, về sự hiểu
biết phổ thông năm 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới
được nghe Radio lần đầu, nhưng chúng ta ai cũng biết, Hồ Chí Minh có một trình độ
học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận. Hồ Chí Minh
nhắc nhở các đồng chí cách mạng và thế hệ trẻ phải có nỗ lực học, tự học. “Học hỏi là
một việc phải tiếp tục suốt đời... thế giới ngày càng đổi mới nhân dân ta ngày càng tiến
bộ. Cho nên chúng ta phải tiếp tục học, học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [27, tr.
216]. Năm 1961, trong buổi nói chuyện với cán bộ Đảng viên hoạt động lâu năm, Hồ
Chí Minh tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học...công việc có tiến
triển, không học không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau” [16, tr. 465].
Hồ Chí Minh luôn coi lời dạy của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” và lời dạy của
Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” là phương châm sống, phương
châm hành động của mình. Hồ Chí Minh nói: “Lênin khuyên chúng ta học, học nữa,
học mãi, mỗi người đều phải nhớ và thực hành điều đó... Tuy trong học thuyết của
Khổng Tử có những điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta phải
học” [29, tr. 45].
Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường
thấy trên chiếc bàn cạnh bên giường của Hồ Chí Minh để đầy sách báo đang xem. Ông
lo lắng đến sức khỏe của Hồ Chí Minh, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc
ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Hồ Chí Minh trả lời, giọng như
tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ? - Dù già
yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là để nắm vững tình
hình chứ !”. Những cuốn sách Hồ Chí Minh đọc ở thời gian cuối đời là các cuốn: Cuộc
kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông, vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, The truth
about Vietnam (sự thật về vấn đề Việt Nam, Nxb. Green Leaf Classic, 1966).
Đó là bài học sâu sắc về tấm gương tự học của Hồ Chí Minh. Nhờ ý chí quyết
tâm học tập, nhờ tham gia nhiều hoạt động thực tiễn trong các phong trào cách mạng,
11
Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin và trở thành chiến sỹ kiên cường đấu
tranh cho chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần tự học để
không ngừng nâng cao kiến thức phục vụ tốt nhất cho cách mạng, cho dân tộc. Người
đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải
noi theo.
Những mẩu chuyện cảm động cuối đời với nghị lực phi thường của Hồ Chí Minh
càng làm chúng ta thêm kính yêu Hồ Chí Minh hơn. Thật tự hào và vinh dự cho dân
tộc Việt Nam vì đã sinh ra một vị lãnh tụ thiên tài như thế. Hồ Chí Minh mãi mãi là
nguồn ánh sáng và động lực mạnh mẽ cho dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách
để xây dựng một Việt Nam giàu đẹp như Hồ Chí Minh từng mong muốn.
1.1.3. Quan điểm về tự học trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Vai trò và vị trí của tự học đã được nhân loại khẳng định từ lâu. Tư tưởng đó luôn
được coi trọng trong mỗi thời đại lịch sử.
Lịch sử Trung Hoa ngay từ rất sớm đã xuất hiện nhiều nhà giáo dục lỗi lạc, nổi
bật hơn cả là Khổng Tử. Khổng Tử (551- 479 TCN) là bậc thầy của muôn đời, là một
nhà giáo dục lớn, tư tưởng của ông đã gây ảnh hưởng khá sâu sắc đến các thế hệ sau
này. Đối với Khổng Tử thì đối tượng giáo dục là “hữu giáo vô loài” (Bất cứ ai, không
phân biệt giàu nghèo, sang hèn đều có thể dạy). Quan niệm này mặc dù xuất phát từ
một nhà giáo dục lớn ở thời cổ đại, nhưng có thể nói nó hoàn toàn phù hợp với xã hội
ta, với công tác “phổ cập giáo dục”, “xã hội hóa giáo dục” hiện nay.
Theo Khổng Tử: ''Ai không biết tức giận vì tri thức hạn hẹp của mình, ta không
gợi mở cho. Ai không biết tự mình nỗ lực, bộc bạch tâm sự, ta không giúp cho phát
biểu tư tưởng được. Vật có bốn góc, ta vén cho một góc. Ai không tự mình vén ba góc
còn lại thì là người không thể giáo dục được''. [64]
Nghĩa là, ông đòi hỏi môn sinh phải tự suy nghĩ, tự tìm tòi, tự học, tự hành. Ông
đã để lại nhiều câu nói bất hủ có giá trị: ''Ngọc bất trác bất thành khí'', ''Nhân bất học
bất tri lí''. Khổng Tử luôn nhấn mạnh đến tính chủ động tích cực và độc lập ở người
học. Một đời Khổng Tử đề cao việc học và chính ông cũng là tấm gương học tập
không mệt mỏi. Ông là một người thầy vĩ đại, một nhà sư phạm có đóng góp lớn lao
không chỉ cho thời đại của ông mà cho đến bây giờ những tư tưởng giáo dục của ông
vẫn luôn được nghiên cứu và vận dụng.
12
Chính C.Mác thời trẻ cũng đã nhận xét: “Điều mà tôi làm nên từ cá nhân tôi thì
tôi làm từ bản thân mình cho xã hội bằng cách tự mình xây dựng thành một thực thể xã
hội”. [57]
Còn với V.I.Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng: “Tất cả những kiến thức mà nhân loại
tiếp thu được từ trước đến nay thanh niên phải học, một là học, hai là học, ba là học”.
[6]
Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục thực thụ,
nhà sư phạm thiên tài đã trực tiếp đào tạo ra nhiều thế hệ học trò xuất sắc, những chiến
sĩ cách mạng kiên cường và để lại trong kho tàng văn học dân tộc một hệ thống lí luận
giáo dục vô cùng uyên bác. Cuộc đời của Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời
về tự học, thực hiện việc tự học trong suốt cuộc đời mình với phương châm về cách
học: ''Phải lấy tự học làm cốt''.
Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng 8 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh
ra một nền giáo dục mới – nền giáo dục XHCN nhằm đào tạo ra một thế hệ công dân
có ích cho Tổ Quốc. Để làm được điều đó, Hồ Chí Minh đòi hỏi nền giáo dục XHCN
phải khác những nền giáo dục trước đó về nội dung lẫn phương pháp giáo dục. Ở nền
giáo dục mới, giáo dục dân chủ nhân dân, Hồ Chí Minh yêu cầu người học năng động,
độc lập không bị phụ thuộc. Kể cả khi không có thầy hướng dẫn, thì người học vẫn tự
động học tập được. Điều này khác giáo dục theo lối cũ, học trò chỉ có thể tiến hành
học khi có thầy. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập
(6/5/1950), Hồ Chí Minh đã nói: “...Học tập ở trường đoàn thể không phải như học ở
các trường lối cũ, không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự
động học...” [11, tr. 50].
Kế thừa tư tưởng của cá bậc tiền bối, đồng thời khái quát từ chính cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề tự học, tự
đào tạo giữ vai trò xuyên suốt, cốt lõi, được xem là biểu hiện nổi bật của nền giáo dục
mới.
Theo Hồ Chí Minh, học là để hành, “ học để làm việc”, muốn hành tốt phải hiểu
kĩ, từ đó mới tiến lên sáng tạo ra cái mới. Ngày xưa học để kiếm lấy mảnh bằng ra làm
quan, ngày nay học để làm việc thì mỗi ngày mỗi mới, mới nhiều hơn. Hồ Chí Minh
nói: “...So với trước, công việc bây giờ khó khăn, to lớn hơn, phức tạp hơn...Một cái
máy tính một giây làm ra được hàng ngàn phép toán, to lớn hơn, phức tạp hơn, không
phải cộng trừ nhân chia thông thường. Ta phải học toán, toán rất cao...Liên xô bắn tên
lửa trúng đích xa một vạn ngàn cây số...Phải có tính toán giỏi mới trúng đích hay như
13
con tàu vũ trụ bay cao hơn ba ngàn cây số, lại bay vòng quả đất...Bây giờ bảo chúng
mình có bay được không?” [10, tr. 463 – 464].
Hồ Chí Minh cho rằng, cốt lõi của học tập là tự học. Trong tác phẩm Sửa đổi lối
làm việc (1947), khi đề cập đến công tác huấn luyện cán bộ, người viết: “Lấy tự học
làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [20, tr. 273]. Sau này, nói về công tác huấn
luyện học tập (1950) Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh: “Nâng cao và hướng dẫn việc tự
học ” [17, tr. 50]. Học bao giờ cũng là tự học. Không ai học thay được chính mình.
Nếu học là quá trình biến những kiến thức khoa học được tích luỹ từ nhiều thế hệ của
nhân loại thành kiến thức của chính mình, thì tự học chính là yếu tố cơ bản nhất làm
cho quá trình ấy diễn ra nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Tự học chính là nỗ lực của bản thân người học, sự làm việc của bản thân người
học một cách có kế hoạch trên tinh thần tự nguyện, tự giác. Một yếu tố quan trọng đảm
bảo thành công trong học tập là khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra.
Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen và ý chí tự
học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào những tình huống mới thì sẽ tạo
cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người, phát huy nội lực
làm cho kết quả học được nhân lên gấp bội, đồng thời sớm thích ứng với cuộc sống
cộng đồng.
Ngày nay tri thức của loài người đang tăng nhanh về khối lượng, đổi mới nhanh
về chất lượng, với nội dung ngày càng chuyên môn hoá, càng phức tạp. Giáo dục nhà
trường không còn là nguồn thông tin duy nhất đem đến cho học sinh trong lứa tuổi học
đường những tri thức mới mẻ của loài người. Nhưng giáo dục nhà trường dưới sự chỉ
đạo của giáo viên vẫn là con đường đáng tin cậy nhất và có hiệu quả nhất làm cho thế
hệ trẻ tiếp thu có mục đích, có chọn lọc, có hệ thống tri thức của nhân loại. Không nên
nghĩ rằng người ta có thể sớm thay thế việc học có sự chỉ đạo của người dạy trong nhà
trường bằng việc tự học hoàn toàn với sự trợ giúp của các thiết bị thông tin. Ngược lại,
phải coi giáo dục nhà trường là nền tảng, là giai đoạn đầu của quá trình học tập suốt
đời và như vậy, vai trò của người dạy càng quan trọng. Có điều là chức năng của họ đã
thay đổi, đó là dạy phương pháp học để người học có thể tự học suốt đời, học cái bất
biến để ứng với cái vạn biến. Như vậy tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề tự học vừa
mang tính khoa học, tính thời đại hơn nữa còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc.
14
Theo Hồ Chí Minh, tự học được thực hiện khi người học xác định rõ mục đích
học tập cho mình và xây dựng được động cơ học tập đúng đắn. Trong lời khuyên đối
với vấn đề tự học, việc xác định mục đích học tập được Hồ Chí Minh nhắc đến đầu
tiên: “Phải biết tự động học tập”, “ Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì
đùa” [44, tr. 50], phải tìm lấy sách mà đọc, lấy sách làm thầy. Trả lời câu hỏi: “Học để
làm gì?”, Hồ Chí Minh cho rằng, “Học để sửa chữa tư tưởng… Học để tu dưỡng đạo
đức cách mạng... Học để tin tưởng. Học để hành” [47, tr. 50]. Muốn hành tốt phải hiểu
kỹ, từ đó mới có thể tiến lên sáng tạo cái mới. Ngày xưa, học để kiếm lấy mảnh bằng
để làm quan. Ngày nay, “học để làm việc”, mà việc thì mỗi ngày mỗi nhiều, mỗi mới.
Bởi vậy, còn sống còn phải học. “Học hành là vô cùng, học càng nhiều, biết càng
nhiều càng tốt” [64, tr. 309], học mãi để tiến bộ mãi, để bắt kịp với xu thế của thời đại.
Không ai có thể tự cho mình là biết đủ rồi. “Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta
ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”
[11, tr. 125]. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã nói: “ Tri chi giả bất như hiếu tri giả,
hiếu tri giả bất như lạc tri giả” (Nghĩa là: “ Biết mà học không bằng thích mà học,
thích mà học không bằng say mê mà học”) cũng có nghĩa là như vậy.
Muốn tự học thành công phải có kế hoạch, phải sắp xếp thời gian học tập khoa
học, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch, không lùi bước trước mọi khó khăn, trở
ngại. Hồ Chí Minh căn dặn: “sắp xếp thời gian và bài học phải cho khéo, phải có mạch
lạc với nhau mà không xung đột với nhau” [30, tr. 273]. Kho tàng tri thức của nhân
loại là vô tận, học sinh phải biết lựa chọn nội dung phù hợp, chớ nên tham nhiều và
tránh chồng chéo về nội dung. Phải lập ra cho mình thời gian biểu hợp lý, khoa học và
quyết tâm thực hiện kế hoạch đã lập ra.
Trong quá trình học, tiếp thu bài giảng của giảng viên, sinh viên phải tự nghiên
cứu sách giáo khoa, đọc tài liệu, làm bài tập mục đích trước hết và tối thiểu mà người
học phải đạt được là hiểu. Chính việc tự hỏi, tự trả lời, tự đánh giá là quá trình phát
hiện ra những điều không hiểu, không thông suốt và cần phải tìm cách giải quyết
những thắc mắc đó. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở người học “ không được tin một cách
mù quáng từng câu một trong sách”, “ phải đặt câu hỏi “ vì sao”, phải suy nghĩ kỹ
càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên
nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn” [55, tr.
500]. Đây chính là quá trình mà người học rèn luyện phương pháp tư duy cho bản
15
thân, nâng cao năng lực tìm tòi, giải đáp các câu hỏi đặt ra, qua đó mà nắm vững hơn
những nội dung cần thiết, cần áp dụng. Trong quá trình ấy đòi hỏi mỗi sinh viên “phải
nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ đọc tài liệu thì phải đào sâu, có vấn đề gì chưa
thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ” [20, tr. 500]. Nếu tự mình thấy
không thỏa mãn ở chỗ nào thì tìm thêm tài liệu tham khảo mà đọc, chưa thật thông
hiểu có thể hỏi người khác và tiếp thu lời giải đáp, nhờ đó có thể hiểu hơn, khả năng
hành động, giải quyết vấn đề vững chắc hơn.
Quan điểm trên của Hồ Chí Minh tương đồng với bốn trụ cột của giáo dục toàn
Thế Giới trong thế kỉ XXI: Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; Học để chung
sống. Hồ Chí Minh rất chú trọng thực hành trong tự học. Hồ Chí Minh kịch liệt phê
phán lối học vẹt, lối dạy sách vở, biến con người thành mọt sách với lối nói suông văn
hoa chữ nghĩa. Ngày 21/10/1964, nói chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Hồ Chí Minh khuyên: “các cháu học sinh không nên học
gạo, học vẹt... Học và hành phải kết hợp với nhau” [23, tr. 331]. Theo Hồ Chí Minh,
học và hành là hai khâu của một quá trình nhận thức, luôn gắn bó khăng khít với nhau.
Hành bản thân nó cũng là một phương pháp học. Hành không chỉ là vận dụng những
điều đã học, mà còn là nguồn gốc của tri thức mới, là biện pháp rèn luyện con người
một cách toàn diện, dẫn đến sự xác minh tri thức, lòng quyết tâm thực hiện điều đã học
một khi những điều đó đã được công nhận là chân lý. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh
khuyên học sinh: Học thì phải hành, học để hành, học mà không hành thì học vô ích,
hành mà không học thì hành không trôi chảy. Học đi đôi với hành cho phép cùng một
lúc hình thành cả tri thức và kỹ năng, hành trở thành một hình thức chính của học, quá
trình tự học xảy ra trong chính quá trình hành. Chính vì học và hành chưa gắn chặt với
nhau cho nên, ngày nay phần lớn sinh viên ra trường lúng túng trong công việc và
thậm chí phải đào tạo lại. Vấn đề đặt ra là phải sửa đổi giáo trình cho sát với thực tế
cuộc sống, giảm thời lượng dạy lý thuyết, tăng cường các hoạt động thí nghiệm, thực
tế, thực hành. Đối với sinh viên, tập suy luận và phân tích theo phương pháp logic biện
chứng, tập viết luận văn, tập thuyết trình, tập xử lý các tình huống, tập phân tích các
hiện tượng kinh tế xã hội, đi thực tập, đi nghiên cứu thực tế… Đó chính là bắt đầu vận
dụng các kiến thức và kỹ năng vào cuộc sống.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọi người phải biết trau dồi kiến thức cho mình qua
nhiều hình thức học tập đa dạng, học mọi lúc, mọi nơi. Trả lời câu hỏi “ Học ở đâu? ”
Hồ Chi Minh cho rằng: Học ở trường, học ở sách vở và học nhân dân, không học nhân
16
dân là một thiếu sót lớn. Sinh viên cần có thái độ khiêm tốn học hỏi những người xung
quanh, học những mặt tốt, những kinh nghiệm hay của người khác, phải biết vận dụng
những tổ chức, những hoạt động sẵn có trong xã hội như thư viện, câu lạc bộ, sách
báo, các buổi nói chuyện của các chuyên gia, các hội thảo khoa học để làm giàu vốn
kiến thức cho mình, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Sinh viên phải luôn ghi nhớ lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn thích hợp được với tình thế, muốn cùng tiến hay
vượt các bạn khác ta cần phải nhận thức và tự giáo dục không ngừng” [9, tr. 26].
Có thể nói, tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Ngày 21/7/1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính
trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải
tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự
cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày
càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [22,
tr. 215].
Đề cập đến vấn đề học để làm gì? Hồ Chí Minh viết: “Học để làm việc, làm
người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân
loại. Muốn đạt mục đích cần phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” [21, tr.
684]. Như vậy, quan niệm về học tập của Hồ Chí Minh rất toàn diện: Học tập tri thức
đi đôi với rèn luyện đạo đức cách mạng; học tập nhằm hoàn thiện đạo làm người, nâng
cao trình độ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; học để phục vụ lợi ích của Đảng, nhân
dân, Tổ quốc và cả nhân loại.
Xuất phát từ quan điểm “học để làm việc’’, về nội dung học, Hồ Chí Minh đòi
hỏi phải thiết thực, gắn với yêu cầu công việc hơn là gắn với bản thân. Về phương
pháp, Hồ Chí Minh rất chú trọng cách học. Hồ Chí Minh nói: “Phải lấy tự học làm cốt,
do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” tức là thực hiện kết hợp ba khâu: cá nhân người học,
tập thể và người giảng dạy [20, tr. 273].
Trong đó, tự học của cá nhân giữ vai trò “làm cốt” trung tâm quyết định. Còn
thảo luận của tập thể và hướng dẫn của người dạy mang tính chất bổ sung cho toàn
diện kiến thức. Theo Hồ Chí Minh, tự học giữ vai trò làm cốt bởi “thời gian các bạn
nghiên cứu ở trường này tương đối ngắn ngủi. Cho nên không thể yêu cầu quá cao,
quá nhiều. Những điều các bạn nghiên cứu ở đây có thể ví như hạt cát nhỏ bé” [19, tr.
215]. Vì vậy, người học nếu muốn có kiến thức sâu rộng, muốn hạt cát ấy lớn hơn phải
biết “tự động học tập”, tức là “tiếp tục săn sóc vun xới, làm cho hạt nhân ấy mọc thành
cây và dần dần nở hoa kết quả” [13, tr. 215]. Tuy nhiên, công việc tự học không hề dễ
17
dàng mà vô cùng khó khăn. Mỗi người phải có kế hoạch cụ thể, kiên trì, bền bỉ, vượt
qua mọi khó khăn, cám dỗ của đời thường. Như trong một bài thơ, Hồ Chí Minh căn
dặn:
“Gạo đêm vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”
[24, tr. 350]
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc đối với
sự nghiệp giáo dục của đất nước ta, đặc biệt là có ý nghĩa quan trọng trong việc đào
tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng CNH - HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu
''dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh''.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng tự học
Tự học theo quan điểm của Hồ Chí Minh là tiếp nhận tinh hoa từ các nguồn ánh
sáng khác rồi gộp chúng lại, tìm ra cho bản thân mình, dân tộc mình con đường giải
phóng. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong
những yếu tố quyết định tạo nên thiên tài và trí tuệ của Hồ Chi Minh. Hồ Chí Minh đã
lĩnh hội được cả hệ thống trí thức đồ sộ của nhân loại và có sự nhạy cảm sắc sảo về
chính trị, đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam.
Qua tấm gương tự giáo dục của Hồ Chí Minh, chúng ta cần nhận thấy tự học có
một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng là một hình thức học tập không thể thiếu của sinh
viên ở các trường đại học.
Tự học không chỉ giúp người học không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả
học tập khi ngồi trên ghế nhà trường mà còn đặt nền móng cho họ mọi sự say mê,
hứng thú, cho thói quen tự học mọi lúc, mọi nơi của cuộc sống sau này để không
ngừng hoàn thiện tri thức, nhân cách bản thân.
Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học, có thể rút ra một số nội dung cơ bản
về nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên
1.2.1. Mục đích học tập của sinh viên
Học tập là hoạt động đòi hỏi phải nhận thức rõ ràng tính mục đích. Hồ Chí Minh
ý thức rất rõ điều này nên luôn chú trọng giải thích tại sao phải học, học để làm gì cho
mỗi tầng lớp nhân dân thông suốt mà hăng hái đi học.
Hồ Chí Minh viết: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự
đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [30, tr. 684]. Học trước hết là để
đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế, mà công việc ngày càng nhiều càng khó nên
18