Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia 2019 môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.46 KB, 3 trang )

Ngày dạy:

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Lãnh thổ nước ta trải dài:
A. Trên 12º vĩ.
B. Gần 15º vĩ.
C. Gần 17º vĩ.
D. Gần 18º vĩ.
Câu 2. Nội thuỷ là:
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.
Câu 3. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi
là nhờ:
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Campuchia?
A. Đắk Lắk.
B. Gia Lai.
C. Quảng Nam.
D. Kon Tum.
Câu 5. Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có
A. nhiệt độ trung bình cao.
B. độ ẩm không khí lớn.
C. địa hình nhiều đồi núi.
D. sự phân mùa khí hậu.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Bến Hải đổ ra biển qua cửa nào sau đây?


A. Cửa Gianh.
B. Cửa Nhượng.
C. Cửa Hội.
D. Cửa Tùng.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?
A. Xuân Sơn.
B. Cát Bà.
C. Hoàng Liên.
D. Ba Vì.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt
của Hà Nội so với TP. Hồ Chí Minh?
A. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn.
B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
C. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.
D. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?
A. Ở trung tâm bán đảo Đông Dương.
B. Tiếp giáp với Biển Đông.
C. Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.
D. Trong vùng nhiều thiên tai.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết sắt có ở nơi nào sau đây?
A. Quỳ Châu.
B. Thạch Khê.
C. Lệ Thủy.
D. Phú Vang
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết nơi nào sau đây có khu dự trữ sinh quyển thế giới?
A. Núi Chúa.
B. Cần Giờ.
C. Tràm Chim.
D. Yok Đôn.

Câu 12. Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A. tổng bức xạ trong năm lớn.
B. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
C. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
D. nền nhiệt độ cả nước cao.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt
của Hà Nội so với Cần Thơ?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.
B. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn.
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.
Câu 14. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có
A. sông ngòi dày đặc. B. địa hình đa dạng. C. khoáng sản phong phú.
D. tổng bức xạ lớn.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Bình Định.
B. Quảng Nam.
C. Khánh Hòa.
D. Ninh Thuận.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao hơn cả ở vùng
núi Đông Bắc?
A. Phia Booc.
B. Phia Ya.
C. Kiều Liêu Ti.
D. Tây Côn Lĩnh.


Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về chế
độ nhiệt của Hà Nội so với Cà Mau?
A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn hơn.

B. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.
C. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.
D. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
Câu 18. Loại gió nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?
A. Tín phong bán cầu Bắc.
B. Gió phơn Tây Nam.
C. Gió mùa Tây Nam.
D. Gió mùa Đông Bắc
Câu 19. Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía:
A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.
B. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam.
C. Phía đông Việt Nam và tây Phi-líp-pin.
D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a.
Câu 20. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với:
A. Trung Quốc, Lào và Cam-pu- chia.
B. Lào, Thái lan và Cam-pu-chia
C. Thái lan, Lào và Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Thái lan và Cam-pu-chia
Câu 21. Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Sông Hồng và Trung Bộ.
B. Cửu Long và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.
Câu 22. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh
hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên:
A. Có nhiều tài nguyên khoáng sản
B. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt
D. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt
Câu 23. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật là do vị trí địa lí:

A. tiếp giáp với biển Đông
B. trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương
C. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật
D. ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới
Câu 24. Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:
A. Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên.
B. Có nhiều sông ngòi, kênh rạch
C. Diện tích 40 000 km²
D. Có hệ thống đê sông và đê biển
Câu 25. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào có độ che phủ rừng trên 60%?
A. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng.
B. Tuyên Quang, Quảng Bình, Nghệ An, Lâm Đồng.
C. Tuyên Quang, Quảng Bình, Lâm Đồng, Đắk Lắk.
D. Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lâm Đồng.
Câu 26. Biểu hiện của khí hậu đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là
A. mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt.
B. khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, độ ẩm tăng.
C. khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, độ ẩm tăng.
D. khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, độ ẩm giảm.
Câu 27. Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long
B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô
C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt
D. Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không có
đường biên giới giáp với Trung Quốc:
A. Hà Giang
B. Lai Châu.
C. Sơn La.
D. Quảng Ninh.

Câu 29: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực:
A. Toàn lãnh thổ Việt Nam
B. Bắc Bộ và Tây Nguyên
C. Bắc Bộ và Nam Bộ
D. Nam Bộ và Tây Nguyên


Câu 30: Gió mùa mùa Đông ở khu vực Bắc Trung Bộ có đặc điểm:
A. Hướng Đông Bắc, tính chất lạnh khô
B. Hướng Đông Nam, tính chất lạnh khô
C. Hướng Tây Nam, tính chất nóng khô
D. Hướng Đông Bắc, tính chất lạnh ẩm.
Câu 31. Mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ rất sâu sắc do
A. ảnh hưởng của gió Mậu dịch bán cầu Bắc.
B. ảnh hưởng của gió Mậu dịch bán cầu Nam.
C. ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương.
D. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 32. Tính nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn do
A. đồi núi chạy dài suốt lãnh thổ.
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. đồi núi nước ta có địa hình hiểm trở.
D. đồi núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 33: Khí hậu vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở đặc điểm nào?
A. Mùa đông bớt lạnh, nhưng khô hơn.
B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió tây.
C. Mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn hơn. D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
Câu 34: Tác động của biển Đông đến thiên nhiên nước ta không thể hiện ở:
A. khí hậu.
B. địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển.
C. các hiện tượng sạt lở đất, lũ quét và động đất.

D. các thiên tai: bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy…
Câu 35. Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van nhiệt đới.
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa trên đất feralit.
Câu 36: Vùng nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão ở nước ta?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng Sông Hồng
C. Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 37. Hệ sinh thái rừng ngập mặn của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Nam Bộ
Câu 38. Ý nghĩa về mặt kinh tế của vị trí địa lí nước ta là
A. nằm trong khu vực kinh tế rất năng động và chính trị nhạy cảm.
B. có nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác với các nước.
D. thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 39. Đặc điểm nổi bật của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là
A. có các cánh cung lớn mở rộng ra về phía bắc và đông.
B. địa hình cao nhất nước ta, hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C. các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. gồm các khối núi và các cao nguyên với các độ cao khác nhau.
Câu 40. Ảnh hưởng của Trường Sơn Nam đến khí hậu như thế nào?
A. Tạo nên mùa đông lạnh ở Tây Nguyên và duyên hải Miền Trung.
B. Tạo nên sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và duyên hải Miền Trung.
C. Tạo nên sự trùng hợp về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và duyên hải Miền Trung.

D. Tạo nên mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc.



×