Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CHUYÊN ĐỀ: THỦY QUYỂN môn Địa lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 18 trang )

CHUYÊN ĐỀ: THỦY QUYỂN
1. Chuyên đề
- Tên chuyên đề: Thủy quyển
- Thời lượng dạy: 2 tiết
2. Mục tiêu dạy học
2.1 Kiến thức
Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một
số sông lớn trên Trái Đất.
Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển.
Vận dụng kiến thức Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (SGK
Địa lí 10), Bài 8. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (SGK Địa lí 12)
- Biết khái niệm thuỷ quyển.
- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Lấy ví dụ được
ảnh hưởng và mối quan hệ của các nhân tố tới chế độ nước của các sông trên Trái Đất.
- Xác định vị trí và trình bày được đặc điểm của một số sông lớn trên Trái Đất.
- Trình bày khái niệm và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng
biển, thủy triều; phân bố và chuyển động các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương
thế giới.
- Tích hợp với thực hành năng lượng tiết kiệm: Thủy triều có thể tạo ra điện,
việc sử dụng thủy triều để tạo ra điện là vấn đề cần thiết.
2.2 Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ mô tả các vòng tuần hoàn của nước.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ về hoạt động của sóng biển, thủy triều; bản
đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn.
2.3 Thái độ, hành vi
- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn nước và có ý thức bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ rừng và bảo vệ các hồ chứa nước.
- Có nhận thức đúng đắn về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
2.4 Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, ứng dụng


CNTT...
- Năng lực chuyên môn địa lí.
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực sử dụng các công cụ của địa lí: sơ đồ, tranh ảnh, các video...
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào thực tiễn.
3. Đối tượng dạy học
- Học sinh khối lớp 10 trường .................
1


- Một số đặc điểm của học sinh:
+ Chuyên đề mà tôi thực hiện là 2 tiết trong chương trình Địa lí lớp 10, giảng dạy
thực hiện luôn đối với học sinh lớp 10 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
+ Các em là học sinh lớp 10 nên việc tiếp cận với lượng kiến thức của chương
trình THPT được nhiều. Học sinh đã được làm quen với việc đổi mới về phương pháp,
đổi mới về kiểm tra đánh giá ở THCS mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình
giảng dạy.
+ Các em học sinh có thái độ học tập hợp tác, ham tìm hiểu kiến thức liên môn,
vận dụng tốt vào bài học.
4. Ý nghĩa của chuyên đề
4.1 Đối với thực tiễn dạy học
- Dạy học theo chuyên đề khác với việc dạy theo bài học thông thường tuy nhiên
vẫn đảm bảo các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình và sách giáo khoa
hiện hành.
- Khi hình thành chuyên đề thì tạo nên một chuỗi các vấn đề học tập cần giải
quyết. Khi giải quyết được nhiệm vụ học tập đó sẽ tạo thành một nội dung hoàn chỉnh,
toàn diện cả chiều dọc lẫn chiều ngang của chuyên đề.
- Nội dung của chuyên đề giúp học sinh có những hiểu biết về những kiến thức
cơ bản của chương trình, sách giáo khoa mà học sinh Trung học phổ thông cần đạt được.

Từ những kiến thức đó để học sinh có thể tổng kết, hệ thống hoá kiến thức, củng cố,
thực hành, rút ra quy luật và bài học địa lí ... và tự nghiên cứu, đào sâu kiến thức đã học.
4.2 Đối với thực tiễn đời sống xã hội
- Dạy học theo phương pháp mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh
mà dạy học tích hợp là một ví dụ điển hình là thực sự cần thiết để hình thành một nền
giáo dục toàn diện. Thực tế giáo dục hiện nay học sinh đều được học nhiều trên sách
vở, ít thực hành, ít có khả năng làm việc một cách độc lập sáng tạo.
- Việc xây dựng các chuyên đề dạy học phần nào đã giải quyết được yêu cầu đó.
Thông qua các chuyên đề các em có kiến thức tổng thể, có các tình huống thường gặp
trong thực tế. Không những thế, thông qua công việc được giao, các em chủ động lĩnh
hội kiến thức, tăng kĩ năng làm việc theo nhóm hiệu quả.
5. Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
+ Sơ đồ tuần hoàn của nước.
+ Bản đồ tự nhiên các châu lục trên thế giới
+ Bản đồ các dòng biển trong đại dương.
+ Hình ảnh về hệ quả của sóng biển và thủy triều, dòng biển.
+ Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Đối với học sinh
Thực hiện các công việc được phân công và chuẩn bị nội dung bài học.
6. Học liệu
2


6.1 Các hiện tượng liên quan đến vòng tuần hoàn của nước
a) Sự bay hơi
Sự bay hơi hay bốc hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí, là một
dạng hóa hơi của chất lỏng trên bề mặt một chất lỏng. Một dạng hóa hơi khác là
đun sôi, loại này thường xảy ra trên toàn bộ khối lượng chất lỏng.


Bay hơi là một thành phần then chốt của vòng tuần hoàn nước. Mặt trời (năng
lượng mặt trời) làm bay hơi nước từ đại dương, hồ và độ ẩm trong đất và các nguồn
nước khác. Trong thủy văn học, bay hơi và thoát hơi nước (một dạng bay hơi từ lỗ khí
thực vật) được gọi là sự thoát-bốc hơi nước. Sự bay hơi của nước chỉ diễn ra khi bề
mặt nước tiếp xúc với không khí, cho phép các phân tử thoát ra và hình thành hơi
nước; hơi nước này sẽ bay lên và tạo ra mây.
b) Sự ngưng tụ
Quá trình ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng, xảy ra khi
các phân tử khí (hơi) chuyển động nhiệt hỗn loạn va chạm vào nhau bị các phân tử
nước ở bề mặt hút vào trong nước
Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi. Sau mỗi đơn vị thời gian nếu số
phân tử thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng nhiều hơn số phân tử hút vào trong chất lỏng thì
chất lỏng bị bay hơi. Còn nếu các phân tử chất lỏng bị hút vào trong chất lỏng nhiều
hơn số phân tử chất lỏng thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng

3


c) Mưa
Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ
các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các
đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng,
nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay
theo các consông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển.
Tuyết rơi hay mưa tuyết là một hiện tượng thiên nhiên, giống như mưa nhưng
là mưa của những tinh thể đá nhỏ. Tuyết thường xuất hiện ở các vùng ôn đới.
Trong các đám mây với nhiệt độ dưới -10 °C, các phân tử nước tụ hợp lại và hình
thành tinh thể đá nhỏ, kích thước ban đầu khoảng 0,1 mm. Các tinh thể này dần tăng
trọng lượng và rơi xuống dưới.


d) Gió là luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió
bao gồm một khối lớn không khíchuyển động. Trong không gian vũ trụ, gió mặt trời là
sự chuyển động của các chất khí hoặc các hạt tích điện từ mặt trời vào không gian,
4


trong khi gió hành tinh là sự thoát khí của nguyên tố hóa học nhẹ chuyển từ bầu khí
quyển của một hành tinh vào không gian.
6.2 Vai trò của nước
a) Vai trò của nước đối với tế bào
Nước là thành phần chủ yếu, bắt buộc trong mọi tế bào và cơ thể sống. Trong tế
bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh. Nước là dung môi phổ biến nhất, là
môi trường khuếch tán và môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hoá học
trong tế bào. Nước còn là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
Nước chiếm tỉ trọng rất lớn trong tế bào. Nếu không có nước tế bào sẽ không
thể tiến hành chuyển hóa được vật chất để duy trì sự sống.

b) Vai trò của nước đối với quang hợp
- Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi
nước, do đó ảnh hưởng tới độ mở của khí khổng, tức là ảnh hưởng đến tốc độ xâm
nhập CO2 vào tế bào.
- Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây, dó đó ảnh hưởng đến kích
thước của bộ máy đồng hóa.
- Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các chất đồng hóa.
- Nước là nguyên liệu trực tiếp của phản ứng quang hợp với cương vị là chất
cho hydro và điện tử.
- Qúa trình thoát hơi nước đã điều hòa nhiệt độ của lá, do đó ảnh hwongr đến
quang hợp .
c) Trong đời sống và sản xuất
- Hàng ngày chúng ta không chỉ ăn và hít không khí mà chúng ta còn cần phải

uống nước để duy trì sự sống cho cơ thể. Nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể. Bị
5


thiếu hụt nước con người sẽ mệt mỏi và không có sức đề kháng bệnh tật và nhanh
chóng suy mòn. Nước dùng trong sinh hoạt tắm giặt, vệ sinh.
- Như chúng ta đã biết nước đóng vai trò thiết yếu vô cùng quan trọng không
chỉ đối với con người mà đối với cả mọi sinh vật trên Trái Đất. Nước cần cho sinh
hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, toàn bộ các mặt của cuộc sống.
Trong sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp thì nước đóng vai trò yếu tố sống
còn. Nếu thiếu nước thì các ngành công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm, các
ngành sản xuất đều không thể hoạt động, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp chỉ có
cải cách hoặc là đóng cửa. Có nước mới có thể xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục
vụ đời sống, có nước mới có thể sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống
con người.
6.3 Biến đổi khí hậu

Viễn cảnh Trái Đất khi băng tan chảy

Các nhà khoa học mới đây đưa ra hình ảnh giả tưởng về các châu lục bị nhấn chìm
nếu tất cả các tảng băng trên Trái Đất đều tan chảy và làm mực nước biển dâng cao.

6


1. Bắc Mỹ

Toàn bộ bờ biển Bắc Mỹ ở Đại Tây Dương sẽ biến mất cùng với bang Florida của Mỹ. Khu
vực đồi núi ở San Francisco, California sẽ trở thành một cụm đảo và thung lũng trung tâm
Central Valley trở thành một vịnh biển khổng lồ. Phần đánh dấu là bờ biển thời điểm hiện

tại sẽ chìm dưới mặt nước biển khi băng tan chảy.
2. Nam Mỹ

Lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay sẽ trở thành vùng biển của
Đại Tây Dương. Toàn bộ thủ đô Buenos Aires của Argentina, vùng bờ biển Uruguay và đất
nước Paraguay nhiều khả năng sẽ bị xóa sổ. Diện tích núi sẽ tồn tại dọc theo bờ biển
Caribbe và Trung Mỹ.

7


3. Châu Phi

So với các châu lục khác, diện tích đất mà Châu Phi có thể mất đất khi mực nước biển dâng
lên sẽ ít hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ Trái Đất tăng lên có thể khiến nhiều nơi ở châu lục này
không thể sinh sống được. Tại Ai Cập, thủ đô Cairo và thành phố ven biển Alexandria sẽ bị
biển Địa Trung Hải nhấn chìm.
4. Châu Âu

Thảm họa ở Châu Âu khi mực nước biển tăng được dự đoán là tương đối tàn khốc khi
thủ đô London của Anh, thành phố Venice cùng toàn bộ đất nước Hà Lan và Đan Mạch sẽ
bị nhấn chìm. Trong khi đó, biển Địa Trung Hải, biển Đen và biển Caspi không ngừng mở
rộng diện tích lấn sâu vào đất liền.

8


5. Châu Á

Một phần của Trung Quốc và một phần không nhỏ của Việt Nam, nơi sinh sống của hàng

trăm triệu người sẽ bị ngập nước. Ngoài ra, toàn bộ Bangladesh và phần lớn bờ biển Ấn Độ
cũng bị nhấn chìm bởi mực nước biển. Khu vực đồng bằng hạ lưu của sông Mekong cũng
chịu ảnh hưởng tương tự và khu vực đồi núi Cardamon ở Campuchia bị nước biển tách ra
thành một hòn đảo lớn.
6. Châu Đại Dương

Mực nước biển dâng cao sẽ hình thành một biển đảo mới, tuy nhiên khiến khu vực này mất nhiều
dải đất hẹp ven biển, nơi phần lớn người dân Australia hiện nay sinh sống.

9


7. Tây Nam Cực
Cũng như các khối băng ở đảo Greenland, hiện tượng ấm lên toàn cầu tác động vào các lớp
băng ở tây Nam Cực làm tan chảy các lớp băng theo thời gian. Kể từ năm 1992 cho đến
nay, mỗi năm trung bình có khoảng 65 triệu tấn băng tan chảy ở khu vực này.

6.4 Ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các
hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ
thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể gây hại cho con
người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

10


6.5 Bảo vệ nguồn nước

- Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách

không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch,
không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế
tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .
- Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước
dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống,
bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lạinguồn nước bể bơi, nước mưa vào
những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

7. Ứng dụng công nghệ thông tin
Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2010.
8. Tiến trình dạy học
8.1 Ổn định lớp.
Lớp
Thời gian dạy
Kiểm diện

8.2 Các hoạt động học tập
Hoạt động khởi động
Bước 1: GV nêu vấn đề: Qua hiểu biết và kiến thức đã học ở những bài trước, các em
trả lời câu hỏi sau:
11


Nước trên Trái Đất có thể tồn tại ở những dạng nào và được phân bố ở đâu?
Trình bày tầm quan trọng của nước trên Trái Đất.
Bước 2. HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
Bước 3. GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào
nội dung bài học.
Hoạt động nhận thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu thủy quyển

1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm thủy quyển và các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
- Phân tích được mối quan hệ giữa các vòng tuần hoàn nước.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về các vòng tuần hoàn
của nước trên Trái Đất.
2. Phương thức
Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng sơ đồ, thảo luận nhóm (cặp đôi).
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động GV - HS
Nội dung chính
a. GV giao nhiệm vụ cho HS
I. Thủy quyển
Đọc nội dung SGK trang 56, phân tích sơ đồ 1. Khái niệm
tuần hoàn của nước trả lời các câu hỏi sau:
- Thủy quyển là lớp nước trên Trái
- Thủy quyển là gì?
- Trình bày các giai đoạn của vòng tuần hoàn Đất bao gồm nước trong các biển và
đại dương, nước trên lục địa và hơi
lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
HS thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút.
nước trong khí quyển.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu 2. Tuần hoàn của nước trên Trái
thấy cần thiết.
Đất.
b. HS thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện cá nhân sau đó trao đổi nhóm và - Vòng tuần hoàn nhỏ: gồm 2 giai
chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết đoạn.
quả thực hiện.
- Vòng tuần hoàn lớn gồm 4 giai
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều đoạn.

chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối
tượng HS.
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo
luận chung cả lớp
Gọi một nhóm HS đại diện báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và
bổ sung, thảo luận ý kiến.
d. GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh giá kết
quả thực hiện của HS.
GV phát vấn gợi mở đối với HS
- Nêu mối quan hệ giữa hai vòng tuần hoàn của
nước.
- Vì sao nói hai vòng tuần hoàn của nước là
những vòng tuần hoàn khép kín.
12


Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
1. Mục tiêu
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
- Lấy ví dụ ảnh hưởng của các nhân tố đối với chế độ nước sông ở các khu vực trên
Trái Đất.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ tự nhiên các khu vực để thấy
được mối quan hệ giữa các nhân tố với chế độ nước sông.
2. Phương thức
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động GV - HS
Nội dung chính

a. GV giao nhiệm vụ cho HS
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ
Đọc nội dung SGK trang 57 trả lời nước sông.
các câu hỏi sau:
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến - Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp
chế độ nước sông.
của khu vực ôn đới, chế độ nước sông phụ
- Phân tích ảnh hưởng của các nhân thuộc vào chế độ nước mưa.
tố trên với chế độ nước của sông.
- Ở miền ôn đới lạnh và những miền núi cao,
HS thực hiện cá nhân.
nguồn nước cung cấp cho sông ngòi là băng
b. HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo tuyết tan nên sông nhiều nước vào mùa xuân.
GV
- Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều,
Cùng thời gian, GV gọi 02 HS lên nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều
bảng ghi kết quả thực hiện trên bảng, hòa chế độ nước sông.
các HS khác làm vào vở ghi bài.
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm.
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả a. Độ dốc của địa hình làm tăng tốc độ dòng
bằng cách các HS nhận xét và bổ sung chảy, quá trình tập trung lũ khiến nước dâng
kết quả của 02 HS ghi trên bảng.
nhanh.
d. GV nhận xét và chuẩn hóa kiến b. Thực vật có tác động điều hòa dòng chảy
thức, khắc sâu khái niệm.
cho sông ngòi, làm giảm lũ lụt.
c. Hồ, đầm: có tác dụng điều hòa nước sông:
khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ,
đầm; khi nước sông xuống thì nước ở hồ,

đầm lại chảy ra cho sông đỡ cạn.
Em hãy đóng vai là một con sông
đang ô nhiễm, em hãy gửi thông điệp
đến con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số sông lớn trên Trái Đất
1. Mục tiêu
13


- Kể tên được các sông lớn trên Trái Đất, trình bày được đặc điểm của một số
sông lớn trên Trái Đất.
- Chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa các con sông lớn trên Trái Đất.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ tự nhiên các khu vực, xác định vị
trí của một số sông lớn trên Trái Đất.
2. Phương thức
Phương pháp dạy học nêu vấn đề, sử dụng bản đồ, thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động GV - HS
Nội dung chính
a. GV giao nhiệm vụ cho HS
III. Một số sông lớn trên Trái Đất
Đọc nội dung SGK trang 58, đọc bản
Nin
Amadôn Iênitxây
đồ tự nhiên các khu vực trên thế giới, Chiều
6685 km 6437 km 4102 km
hãy lập bảng trình bày những đặc dài
điểm sau:
DT lưu 2881000 7170000 2850000
- Nêu đặc điểm của các sông lớn trên vực

km²
km²
km²
Trái Đất: chiều dài, diện tích lưu vực, Hướng
Nam - Tây
- Nam
hướng chảy, thủy chế
chảy
Bắc
Đông
Bắc
HS thực hiện theo nhóm, viết ra giấy Thủy
Lưu
Nhiều
Mùa
A4, thời gian 10 phút.
chế
lượng
nước
xuân,
GV có thể giải thích và hướng dẫn
nước lớn quanh
băng tan,
thêm, nếu thấy cần thiết.
quanh
năm, lưu nhiều
b. HS thực hiện nhiệm vụ
năm
lượng
nước,

- HS có khi nhận nhiệm vụ các em có
nước TB mùa hạ
thể hoàn thành ở nhà (nếu thời gian
lớn nhất có
lũ,
trên lớp không còn)
thế giới
mùa thu
- HS thực hiện cá nhân sau đó trao đổi
nước
nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao
cạn,mùa
đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
đông
Trong quá trình thực hiện GV quan
nước
sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập
đóng
cho phù hợp với đối tượng HS.
băng.
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả
và thảo luận chung cả lớp
Gọi một nhóm HS đại diện báo cáo
kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS
khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận
ý kiến.
d. GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh
giá kết quả thực hiện của HS.
GV phát vấn gợi mở đối với HS
14



- Chỉ ra sự khác nhau cơ bản nhất về
đặc điểm của các sông lớn trên Trái
Đất.
- Nêu ý nghĩa của các sông lớn đối
với tự nhiên và kinh tế - xã hội của
các khu vực xung quanh.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về sóng biển
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm sóng biển, giải thích được nguyên nhân hình thành nên
sóng biển.
- Phân tích được ảnh hưởng của sóng biển đến các hiện tượng tự nhiên khác và đời
sống con người.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về hoạt động của sóng biển.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng sơ đồ.
- Thảo luận nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV có thể tách ra thành 2 HĐ nhỏ: 2.1 I. Sóng biển
Tìm hiểu khái niệm sóng biển; 2.2 Nguyên 1.Khái niệm:
nhân hình thành sóng biển
Sóng biển là hình thức dao động của nước
a. GV giao nhiệm vụ cho HS
biển theo chiều thẳng đứng nhưng lại cho
Đọc nội dung SGK trang 59, kết hợp vớ i cảm giác sóng di chuyển theo chiều
kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

ngang.
- Sóng biển là gì? Đề hiểu khái niệm về 2. Nguyên nhân: chủ yếu do gió.
sóng biển bạn lưu ý đến cụm từ nào nhất? 3. Các loại sóng đặc biệt:
- Đọc một đoạn trong bài thơ” Sóng” - + Sóng bạc đầu: do gió to…
Xuân Quỳnh, liên hệ tìm ra nguyên nhân + Sóng thần: do động đất, núi lửa phun
hình thành sóng biển?
ngầm dưới đáy đại dương hoặc do bão…
Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 7 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm,
nếu thấy cần thiết
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện
cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị
báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả
thực hiện.
15


Trong quá trình thực hiện GV quan sát và
điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp
với đối tượng HS.
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và
thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại
diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ;
các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo
luận thêm.
d. GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá
kết quả thực hiện của HS
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Sóng lừng, sóng vỗ bờ, sóng bạc đầu,
sóng nhọn đầu có sự khác nhau như thế

nào?
- Sóng thần là gì? Khác với sóng thường
như thế nào? Hậu quả?

Hoạt động 5: Tìm hiểu về thủy triều
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm thủy triều, giải thích được nguyên nhân hình thành nên
thủy triều.
- Trình bày và phân tích được đặc điểm của thủy triều.
- Tác động của thủy triều đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về hoạt động của thủy triều
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng sơ đồ.
- Thảo luận nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV có thể tách ra thành 2 HĐ nhỏ: 3.1 II. Thủy triều
Tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân hình 1. Khái niệm
thành thủy triều; 3.2. Đặc điểm của thủy Thủy triều là hiện tượng dao động thường
triều.
xuyên, có chu kì của các khối nước trong
a. GV giao nhiệm vụ cho HS
các biển và đại dương
Đọc nội dung SGK trang 59 và 60, phân * Nguyên nhân: do ảnh hưởng sức hút
tích các sơ đồ hình 16.1; 16.2;16.3 trả lời của mặt trăng và mặt trời
các câu hỏi sau:
2. Đặc điểm
16



- Thủy triều là gì? Tại sao các khối nước
trong các biển và đại dương không đứng
yên?
- Trình bày đặc điểm của thủy triều?
- Sự dao động của các khối nước trong
các biển và đại dương có tác động như
thế nào đến hoạt động sản xuất và đời
sống của con người
Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian
10 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm,
nếu thấy cần thiết.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện
cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị
báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả
thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và
điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp
với đối tượng HS.
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và
thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm
đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung,
thảo luận thêm.
d. GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá
kết quả thực hiện của HS.

- Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm
thẳng hàng( lực hút kết hợp)→ thủy triều

lớn nhất( triều cường, ngày 1 và 15:
không trăng, trăng tròn).
- Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị
trí vuông góc(lực hút đối nghịch)→ thủy
triều kém nhất( triều kém, ngày 8 và 23:
trăng khuyết).
3. Ảnh hưởng

Hoạt động 6: Tìm hiểu về dòng biển
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm dòng biển, giải thích được nguyên nhân hình thành nên
dòng biển.
- Trình bày và phân tích được đặc điểm của dòng biển.
- Tác động của dòng biển đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ các dòng biển lớn trên thế giới.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng bản đồ.
- Hình thức cặp đôi hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
17


Hoạt động của giáo viên và học sinh
a. GV giao nhiệm vụ cho HS
Đọc nội dung SGK trang 61, phân tích các
sơ đồ hình 16.4, bản đồ các dòng biển lớn
trên thế giới trả lời các câu hỏi sau:
- Dòng biển là gì?
- Sự khác nhau giữa dòng biển nóng và
dòng biển lạnh.

- Sự phân bố các dòng biển nóng và dòng
biển lạnh trên thế giới?
- Các dòng biển ảnh hưởng gì đến nơi
chúng đi qua?
- Dòng biển có ảnh hưởng gì đến sự phân
bố một số loài sinh vật trên thế giới?
HS thực hiện theo cặp đôi
b. HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo GV.
Đồng thời, gọi 2 HS lên bảng ghi kết quả
thực hiện trên bảng, các HS làm vào vở
ghi bài.
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả
bằng cách các HS nhận xét và bổ sung kết
quả của 2 HS ghi trên bảng.
d. GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức,
khắc sâu kiến thức.

Nội dung chính
III. Dòng biển
1. Khái niệm:
Là hiện tượng chuyển động của lớp nước
biển trên mặt tạo thành các dòng chảy
trong các biển và đại dương.
2. Nguyên nhân: Do các loại gió thường
xuyên.
3. Phân loại: dòng nóng, lạnh
4. Phân bố
- Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai
bên đường xích đạo chảy theo hướng tây,
gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.

- Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30
- 400 gần bờ đông các đại dương chảy về
xích đạo.
- Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng
hoàn lưu ở mỗi bán cầu; Ở vĩ độ thấp
hướng chảy của các vòng hoàn lưu BBC
cùng chiều kim đồng hồ, NBC ngược
chiều.
- Ở BBC có dòng biển lạnh xuất phát từ
cực men theo bờ Tây các đại dương chảy
về XĐ
- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau
qua bờ đại dương.
- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều
theo mùa.
Hoạt động củng cố
HS chốt lại nội dung bài học thông qua sơ đồ tư duy.
Hoạt động vận dụng và mở rộng
GV yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung sau:
Em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước nơi các em sinh sống?

18



×