Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

DE TAI AP DUNG MO HINH 5s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 36 trang )

1

SỞ Y TẾ TỈNH KIÊN GIANG
TRUNG TÂM Y TẾ KIÊN HẢI

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ÁP DỤNG MÔ HÌNH 5S TẠI CÁC KHOA,PHÒNG CỦA TRUNG TÂM
Y TẾ HUYỆN KIÊN HẢI NĂM 2015

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đỗ Quang Vịnh
Cộng sự: DSĐH Trịnh Quí Hòa
DSTH Danh Huỳnh Trọng Đức
ĐDTH Dương Thị Dung

Kiên Giang, tháng 2015


2

MỤC LỤC


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
5S:

Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng

CBNV:


Cán bộ nhân viên

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

S1:

Sàng lọc

S2:

Sắp xếp

S3:

Sạch sẽ

S4:

Săn sóc

S5:

Sẵn sàng

HTQLCL:

Hệ thống quản lý chất lượng


NVYT:

Nhân viên y tế

QLBV:

Quản lý bệnh viện


4

PHỤ LỤC


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải luôn nỗ lực cải thiện
nâng cao về mọi hoạt động của đơn vị mình để tồn tại và hòa trong xu thế
phát triển của xã hội hiện nay. Vì vậy, những năm gần đây việc chấp nhận xây
dựng một phương pháp quản lý thiết thực mang tính khoa học là một quyết
định có tầm nhìn chiến lược của một đơn vị, tổ chức.
Việc chọn lựa và áp dụng một mô hình hệ thống quản lý chất lượng của
một tổ chức phụ thuộc vào các nhu cầu khác nhau với mục tiêu riêng biệt.
Xuất phát từ quan điểm nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch
đẹp, thoáng mát, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ
cao hơn và sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng nhiều hơn. Ngày nay, có rất
nhiều công cụ cải tiến năng suất được áp dụng trong các doanh nghiệp/tổ chức
sản xuất trên thế giới cũng như trong nước có hiệu quả cao, và mô hình quản

lý 5S là một trong số các công cụ đó. Mô hình 5S bao gồm như sau:
- Sàng lọc: Lấy những cái không cần thiết ra và loại bỏ.
- Sắp xếp: Sắp xếp những cái cần thiết đúng vị trí.
- Sạch sẽ:

Làm sạch nơi làm việc.

- Săn sóc:

Duy trì nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp.

- Sẵn sàng: Rèn luyện mọi người ý thức tự giác về việc giữ gìn nơi làm
việc luôn sạch sẽ và gọn gàng bằng những công việc thực tế.
Về lĩnh vực y tế công tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Kiên Giang
nói riêng chưa có nơi nào áp dụng và đánh giá về hiệu quả của mô hình quản
lý này trong môi trường bệnh viện. Trong công tác quản lý tại Trung tâm y tế
huyện Kiên Hải, qua quá trình giám sát các khoa, phòng cho thấy sự bề bộn,
thiếu gọn gàng, không ngăn nắp tại các khoa, phòng, làm cho nhân viên tốn


6

rất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm những thứ cần thiết. Mặt khác, môi
trường làm việc của cán bộ nhân viên cũng ảnh hưởng nhiều đến năng suấtchất lượng công việc và cùng với tư tưởng ngại đổi mới, tác phong làm việc
chủ yếu dựa theo thói quen. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để cải thiện sự bề
bộn ở khu vực của các khoa/phòng trong Trung tâm? Do đó, tập thể cán bộ
viên chức và nhất là lãnh đạo Trung tâm đang tích cực tìm kiếm một phương
thức quản lý mang tính khoa học được ứng dụng tại Trung tâm, nhằm góp
phần cải thiện môi trường làm việc của Trung tâm, tạo niềm tin cho mọi
người phấn đấu làm việc tốt hơn trong công tác phục vụ sức khỏe người bệnh

và luôn làm hài lòng bệnh nhân và thân nhân hơn. Do đó, chúng tôi sẽ tiến
hành thực hiện đề tài “ Áp dụng mô hình 5S tại các khoa, phòng của Trung
tâm y tế huyện Kiên Hải năm 2015”.


7

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả việc áp dụng mô hình 5S tại các khoa, phòng của Trung tâm y tế
huyện Kiên Hải năm 2015.
2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng mô hình 5S tại
Trung tâm y tế huyện Kiên Hải.


8

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Sơ lược về 5S
Lịch sử phát triển của mô hình quản lý 5S: Khái niệm 5S được bắt
nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980 và đã được áp dụng rộng rãi tại
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 5S là tên viết tắt của 5 chữ đầu của
tiếng Nhật là: “Seri”, “Seiton”, “Seiso”, “Seiketsu” và “Shitsuke” nghĩa là:
“Sàng lọc” những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng;
“Sắp xếp” mọi thứ ngăn nắp theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng;
“Sạch sẽ” vệ sinh mọi chỗ tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn;
“Săn sóc” giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng
cách liên tục thực hiện sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ; “Sẵn sàng” tạo thành một
nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện.
2. Tình hình áp dụng 5S trên thế giới và tại Việt Nam

2.1. Trên thế giới
Xuất phát từ triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mô
hình thực hiện 5S đã được áp dụng tại Nhật Bản như một nền tảng để áp dụng
thành công hệ thống quản lý chất lượng. 5S giúp tạo ra một môi trường sạch
sẽ, tiện lợi cho tổ chức/doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng, đem lại niềm tin cho khách hàng. Ngày nay, 5S đã được
áp dụng phổ biến tại các nước tiên tiến, tại nhiều tổ chức của các quốc gia
khác nhau và đã đem lại những thành quả cao cho hoạt động cải tiến chất
lượng.
Cùng với 5S, những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ, những vật
dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở vị trí thuận tiện cho người
sử dụng, máy móc thiết bị trở lên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản tốt. Các
hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hòa đồng của


9

mọi người, qua đó nhân viên sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý
thức hơn với công việc.
Trong lĩnh vực y tế, dựa theo một số nghiên cứu áp dụng phương pháp quản
lý 5S tại bộ phận thuộc khu điều trị trong bệnh viện, các Trung tâm chăm sóc
sức khỏe và một số Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia ở Luân Đôn, New
York đã cho kết quả như tránh lãng phí về thời gian tìm kiếm vật dụng của
cán bộ nhân viên trong các bước phục vụ, làm khách hàng bệnh nhân hài lòng
hơn, làm tăng hiệu quả trong mọi hoạt động đạt từ 75% đến 90% sau thời gian
thực hiện từ 3 tháng đến 6 tháng. Nghiên cứu ứng dụng theo phương pháp
quản lý này ở các nước Scotland, Ấn Độ, Philippines, tỉ lệ đạt sau can thiệp từ
80% đến 87%.
2.2. Tại Việt Nam
2.2.1 Lý thuyết về quản lý bằng hệ thống

Ngày nay, khái niệm Chất lượng và Quản lý Chất lượng toàn diện
không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường, mỗi doanh nghiệp/đơn vị chọn cho mình một
hướng đi riêng trong kinh doanh cũng như trong cách thức quản lý. Tuy
nhiên, doanh nghiệp có chọn cách thức kinh doanh nào, đầu tư loại thiết bị
máy móc hay công nghệ nào đi nữa, con người cũng vẫn là yếu tố quyết định
đem lại thành công cho doanh nghiệp. Đầu tiên cũng được áp dụng tại các
doanh nghiệp/đơn vị sản xuất trong quản lý bằng hệ thống tiêu chuẩn hóa từ
thập niên 90. Qua tổng hợp những hiệu quả từ kết quả đánh giá theo tiêu
chuẩn qui định đã làm cải thiện rõ ràng về năng suất, chất lượng và các công
cụ quản lý đem lại sự cải tiến tác động trực tiếp đến yếu tố tinh thần con
người là trọng tâm nhất, thể hiện nhất là cải thiện trong lĩnh vực các doanh
nghiệp/tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ và hiện nay các cơ quan, đơn vị
hành chánh công lập áp dụng hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả.


10

2.2.2 Tình hình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
Hiện nay, danh sách các đơn vị, tổ chức trong nước khắp các tỉnh/thành
đã hoạt động đa phần theo hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) đa dạng
theo những hình thức đã được chuẩn hóa và đánh giá theo tiêu chuẩn chung
toàn cầu, từ các doanh nghiệp sản xuất đi đầu trong việc áp dụng quản lý chất
lượng, đến các đơn vị sự nghiệp hành chánh đã được cấp giấy chứng nhận vận
hành có hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp quản lý 5S được xem như một
phương thức có thể vận dụng để áp dụng theo từng điều kiện của đơn vị/tổ
chức mà trong thực tế chưa có đủ điều kiện về trang thiết bị đúng theo tiêu
chuẩn quốc tế, hiệu quả rõ nhất là các đơn vị/tổ chức doanh nghiệp sản xuất
của nước ta hiện nay.
Hiện nay, cả nước có hơn 400 cơ quan hành chính nhà nước đã và

đang xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng có chứng nhận công
nhận và diện ứng dụng đang được mở rộng.
Mỗi địa phương ở khu vực tỉnh/thành có ít nhất trên 20 doanh
nghiệp/tổ chức đã hoạt động với HTQLCL tăng theo cấp số nhân hàng năm
trong xu thế hội nhập thế giới phát triển và cạnh tranh gay gắt. Riêng trong
lĩnh vực y tế, từ các bộ phận hoạt động trong doanh nghiệp/sản xuất đi tiên
phong trong việc áp dụng HTQLCL đã nâng cao được năng suất, chất lượng
sản phẩm đồng thời đáp ứng được nhu cầu của nhân viên và nâng tầm cao về
uy tín và quảng bá cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan hành chánh nhà
nước cũng đã xây dựng thực hiện HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế, dần dần
các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn quốc mặc dù sản phẩm đầu ra là sức
khỏe khác hẳn với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất cũng đã
thực hiện theo HTQLCL như ISO, TQM, TPM,…được vận dụng vào điều
kiện cụ thể của từng địa phương, từ đó từng bước dần dần tạo được niềm tin
với đối tượng mà các đơn vị/tổ chức phục vụ là khách hàng ngày càng hài
lòng hơn. Bên cạnh đó, hiện nay người lãnh đạo các doanh nghiệp/đơn vị luôn


11

muốn cải tiến hơn trong công tác quản lý, họ đã tự tin để áp dụng những mô
hình quản lý mới như tác động vào ý thức con người. Vì vậy, mô hình quản lý
5S được đầu tiên đưa vào áp dụng tại các doanh nghiệp/đơn vị sản xuất của
nước ta và hiện nay đang thực hiện thí điểm tại một số các đơn vị hành chánh
sự nghiệp cho hiệu quả đáng kể. Riêng trong lĩnh vực y tế trong cả nước, đặc
biệt ở điều kiện các bệnh viện công lập chưa có nơi nào áp dụng và báo cáo
kết quả về quản lý 5S này. Trong năm 2008, một số nơi có triển khai áp dụng
thí điểm mô hình quản lý 5S bước đầu có cải tiến với điểm đạt qua bảng kiểm
đánh giá trước và sau từ 40% đến 68%, như Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh
Long, Bệnh viện đa khoa Bến Tre chưa công bố kết quả.

3. Vai trò và nguyên tắc áp dụng của 5S
3.1 Vai trò của 5S
Mục đích của áp dụng 5S không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc cải thiện
về điều kiện và tác động vào môi trường làm việc của mọi người trong một tổ
chức mà còn làm thay đổi cách suy nghĩ, thói quen làm việc, tăng cường khả
năng sáng tạo trong công việc và phát huy vai trò của hoạt động nhóm.
Thực hành 5S là một chương trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người
trong tổ chức, doanh nghiệp. Đây là một phương pháp hiệu quả để huy động
con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất, thành công
trong thực hành sẽ giúp các tổ chức/doanh nghiệp đạt được năng suất cao hơn
thông qua việc là: Xây dựng một môi trường luôn gọn sạch, ngăn nắp trong
công việc, mọi thành viên trong tổ chức tăng cường phát huy sáng kiến, nâng
cao ý thức kỷ luật trong cơ quan, chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn,
cán bộ nhân viên tự hào về nơi làm việc, xây dựng hình ảnh của tổ chức/đơn
vị, đem lại cơ hội trong việc làm nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.


12

3.2 Nguyên tắc áp dụng 5S trong một tổ chức [4],[5]
Nguyên tắc của thực hành 5S thì đơn giản, không đòi hỏi phải dùng các
thuật ngữ hay phương pháp phức tạp nào trong quá trình thực hiện. Thành
công trong thực hành, sẽ giúp các tổ chức/doanh nghiệp đạt được năng suất
cao hơn.
● Sàng lọc
Phân loại
Vật dụng không có giá trị

Hành động
Bỏ ngay lập tức


Vật dụng
Không dùng
đến
Vật dụng có giá trị

Sắp xếp lại, cho, bán

● Sắp xếp
Xây dựng chương trình làm sạch hàng ngày
Sơ đồ phân công thực hiện 5S
● Sạch sẽ
Duy trì nơi làm việc sạch sẽ ngăn nắp
● Thực hiện săn sóc: Tổ chức cuộc thi 5S giữa các khoa phòng và có giải
thưởng. Điều này sẽ có tác dụng khích lệ tinh thần và khuyến khích nhân viên
thực hiện 5S.
● Sẵn sàng:
+ Treo các khẩu hiệu 5S
+ Mọi người đều tự giác thực hiện 5S
+ Phê bình và nghiêm túc sự phê bình


13

+ Lãnh đạo phải làm gương
+ Ban hành các quy định, phương pháp để đảm bảo 5S.
4 Những lợi ích và hiệu quả của việc thực hiện 5S
4.1 Lợi ích việc áp dụng 5S
Đầu tiên được Hãng xe hơi Toyota của Nhật Bản đưa vào áp dụng 5S
trong công ty đã có hiệu quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

Ngày nay, 5S đã được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam học
tập và vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong lĩnh vực y tế trên thế giới, các nước tiên tiến đã được nghiên cứu
áp dụng tại các bộ phận thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là
bệnh nhân và thân nhân và một số nước trong khu vực Châu Á đã cho hiệu
quả đáng kể.
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, người ta có thể nhìn thấy rõ
kết quả khi thực hiện mô hình thực hành 5S thành công, sẽ đưa lại sự thay đổi
lớn về môi trường và hiệu quả làm việc. Những thứ không cần thiết sẽ được
loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được sắp xếp ngăn nắp,
gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng. Các trang thiết bị
sử dụng trở nên sạch sẽ, được bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên. Thông qua
các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hòa đồng của
mọi người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm
và ý thức hơn với công việc.
Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố như: Cải tiến năng suất
(Productivity), nâng cao chất lượng (Quality), giảm chi phí (Cost), giao hàng
đúng hạn (Delivery), đảm bảo an toàn (Safety) và nâng cao tinh thần
(Morale). Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi
kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những
vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện


14

cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo
quản.
4.2 Hiệu quả của 5S
1. Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
2. Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến

3. Mọi người trở nên có kỷ luật hơn.
4. Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc
5. Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn.
6. Cán bộ nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của
mình.
7. Đem lại nhiều cơ hội cải tiến trong các hoạt động của đơn vị hơn.
Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình thực hành
5S
Cũng như đối với việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng,
việc áp dụng thực hành 5S đòi hỏi sự cam kết và ủng hộ của Lãnh đạo cao
nhất thông qua việc chỉ đạo thực hiện, tập trung nguồn lực, kinh phí và thời
gian. Đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên trong tổ chức/đơn vị hiểu rõ
mục tiêu, ý nghĩa cũng như phương pháp để thực hiện.


15

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ sổ sách, trang thiết bị, lãnh đạo quản lý
và nhân viên của các khoa, phòng tại Trung tâm y tế huyện Kiên Hải.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Loại hình nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích (định
tính).
2.2 Cách chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích. Lãnh đạo trưởng, phó các
khoa phòng và một số BS, ĐD, nhân viên của các khoa, phòng thuộc
Trung tâm y tế ( nhóm lãnh đạo quản lý: 13 người, nhóm nhân viên 13
người).
2.3 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03 đến tháng 9 năm 2015.
2.4 Địa điểm nghiên cứu: Tại Trung tâm y tế huyện: Địa chỉ số 276,
Ấp II, xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Bao gồm: 5 phòng chức năng và 8 khoa chuyên môn của Trung tâm y
tế huyện( Phòng Tổ chức- HCQT, Phòng Tài chính- Kế toán, Phòng Điều
dưỡng, Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe, Phòng KHTH-VTTTBYT,
Khoa khám bệnh-HSCC, Khoa Dược, Khoa CSSKSS, Khoa Y học Cổ truyền,
Khoa Kiểm soát dịch bệnh-HIV/AIDS, Khoa Y tế Công cộng-VSATTP, Khoa
Nội-Nhi-Nhiễm, Khoa Cận lâm sàng)
3. Nội dung nghiên cứu:
Nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài gồm: 5 Cán bộ của Trung tâm.
* Nhóm nghiên cứu: Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn (bộ câu hỏi) và báo
cáo kết quả việc thực hiện mô hình quản lý 5S ở các khoa, phòng nghiên cứu.
Thực hiện đánh giá:


16

1. Sử dụng bảng kiểm đánh giá 5S cho các khoa, phòng
2. Sử dụng thang điểm đánh giá theo tiêu chuẩn soạn sẵn.
4. Phương pháp thu thập số liệu
+ Phương pháp thu thập: Đánh giá trực tiếp qua bảng kiểm đánh giá
(Bảng câu hỏi) đã soạn sẵn. Phỏng vấn về mức độ hài lòng của các cán bộ
nhân viên ở các khoa, phòng tham gia nghiên cứu do nhóm nghiên cứu thực
hiện.
+ Công cụ thu thập: Bảng câu hỏi đánh giá, phỏng vấn CBNV, quan sát
sử dụng bằng hình ảnh trực quan (chụp ảnh).
+ Kiểm soát sai lệch thông tin: Tiến hành soạn bộ câu hỏi với từ ngữ dễ
hiểu, rõ ràng phù hợp với đặc điểm hoạt động của Trung tâm. Bảng câu hỏi
sau khi soạn xong sẽ được thử nghiệm trên một số khoa, phòng sau đó chỉnh

sửa lại cho hợp lý, rồi bắt đầu tiến hành thu thập số liệu qua kết quả đánh giá
của đánh giá viên.
5. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
Trong nghiên cứu thực trạng được quy định như sau: mỗi phần trong
quan sát (Từ S1-S5) tương ứng 100%, và được chia theo 4 mức:
Mức 1: đạt ≤25% số điểm, xếp loại “kém”.
Mức 2: đạt từ >25% đến ≤50% số điểm, xếp loại “trung bình”.
Mức 3: đạt từ >50% đến ≤75% số điểm, xếp loại “khá”.
Mức 4: đạt >75% số điểm, xếp loại “tốt”.
6. Phân tích số liệu và xử lý số liệu
- Các nội dung trong bảng câu hỏi sẽ được kiểm tra tính phù hợp, sự
hoàn tất của bảng câu hỏi.
- Sau khi thu thập thông tin, tiến hành gở băng, mã hóa và phân tích số
liệu.


17

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu chung về Trung tâm y tế và Chức năng nhiệm vụ
của Trung tâm y tế huyện:
Phân loại
Tổng số
Biên chế
Hợp đồng
Thạc sỹ
Bác sỹ CK I
Bác sĩ
Dược sĩ đại học
Dược sĩ Trung học

Cao đẳng ĐD
ĐD Trung học
NHS Trung học
Y sỹ
Cán bộ khác
Tổng số Cán bộ

2. Cơ cấu sơ đồ tổ chức của Trung tâm y tế:
Cơ cấu tổ chức bộ máy y tế cơ sở tại huyện Kiên Hải


18

SỞ Y TẾ KIÊN GIANG

UBND HUYỆN
KIÊN HẢI

TRUNG TÂM Y TẾ
KIÊN HẢI

Phòng
tổ
chức Hành
chính

Phòng
tài
chínhKế
toán


Phòng
kế
hoạch
tổng
hợp

Phòng
Điều
dưỡng

Phòng
truyền
thông
GDSK

Khoa
KB HSCC

Khoa
Cận
lâm
sàng

Khoa
YHCT

Khoa
CSSK
Sinh

sản

Khoa
Dược

Khoa
Y tế
công
cộng VSAT
TP

Khoa
KSDB
HIV/A
IDS

1
Phòng
khám
ĐKKV

2 Trạm
Y tế

3. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu


19


Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ (%)

20-30 tuổi
31-40 tuổi
Tuổi

41-50 tuổi
>50 tuổi
Nam

Giới tính
Nữ
Bác sỹ
Điều dưỡng
Y sỹ
Kỹ thuật viên
Chuyên môn

DS đại học
DS Trung học
NHS trung học
Hộ lý
Khác

4. Kết quả khảo sát trước khi đưa 5S vào áp dụng
4.1 Nội dung S1: Sàng lọc

Bàn và phòng làm việc của 8 khoa, 5 phòng có thiết bị , máy móc hư hỏng
hay tài liệu tham khảo không cần thiết tỉ lệ chiếm ?.
4.2 Nội dung S2: Sắp xếp
Bảng: Kết quả trước khi thực hiện nội dung S2 tại khoa, phòng
TT

Nội dung

Đạt

Tỉ lệ


20

1

Tài liệu chưa để đúng vị trí , tủ nhiều

2

ngăn không có ghi nhãn rõ ràng
Tài liệu không có dán nhãn , thiết bị
không có ghi nhãn rõ ràng để dễ nhận

3

biết
Dụng cụ, máy móc chưa có nơi cất, giữ
và được thiết kế để dễ dàng, thuận tiện


4

khi sử dụng
Dụng cụ, máy móc chưa để đúng nơi cố
định theo quy định

4.3 Nội dung S3: Sạch sẽ
Nơi làm việc chưa sạch sẽ, máy móc thiết bị, cửa sổ và kệ tủ chưa có làm vệ
sinh, khoa, phòng chưa có bảng phân công luân phiên sắp xếp gọn gàng, sạch
sẽ, ngăn nắp.
4.4 Nội dung S4: Săn sóc
Bảng: Kết quả trước khi thực hiện nội dung S4 tại khoa, phòng
TT
1
2
3

Nội dung
Nơi làm việc còn có mùi
Máy móc thiết bị còn để dơ bẩn
Cường độ ánh sáng chưa thích hợp cho

Đạt

Tỉ lệ

phòng
4.5 Nội dung S5: Sẵn sàng
Bảng: Kết quả trước khi thực hiện nội dung S5 tại khoa, phòng

TT
Nội dung
1 Y phụ đúng quy định
2 Quan hệ, hợp tác trong không khí vui vẽ
3 Nơi làm việc có treo nội qui, qui chế cơ
4

Đạt

Tỉ lệ

quan
Nơi làm việc có lịch công tác
4.6 Xếp loại kết quả trước khi thực hiện 5S tại 5 phòng,8 khoa


21

Bảng: Bảng xếp loại trước khi thực hiện 5S tại khoa, phòng
Nội dung
Tốt

Xếp loại
Khá Trung bình

Ghi chú
Kém

Nội dung S1
Nội dung S2

Nội dung S3
Nội dung S4
Nội dung S5

5. Kết quả sau khi thực hiện quản lý 5S ở 5 phòng, 8 khoa:
5.1 Nội dung S1: Sàng lọc
Bàn và phòng làm việc của 8 khoa, 5 phòng không còn thiết bị , máy móc hư
hỏng hay tài liệu tham khảo không cần thiết tỉ lệ chiếm ?.
5.2 Nội dung S2: Sắp xếp
Bảng: Kết quả sau khi thực hiện nội dung S2 tại khoa, phòng
TT
1

Nội dung
Tài liệu để đúng vị trí , tủ nhiều ngăn có

2

ghi nhãn rõ ràng dễ nhận biết
Tài liệu có dán nhãn , thiết bị có ghi

3

nhãn rõ ràng dễ nhận biết
Dụng cụ, máy móc có nơi cất, giữ được
thiết kế để dễ dàng và thuận tiện khi sử

4

dụng

Dụng cụ, máy móc để nơi cố định theo
quy định

Đạt

Tỉ lệ


22

5.3 Nội dung S3: Sạch sẽ
Nơi làm việc sạch sẽ, máy móc thiết bị, cửa sổ và kệ tủ có làm vệ sinh, khoa,
phòng có bảng phân công luân phiên sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp.
5.4 Nội dung S4: Săn sóc
Bảng: Kết quả sau khi thực hiện nội dung S4 tại khoa, phòng
TT
1
2
3

Nội dung
Duy trì nơi làm việc không có mùi
Máy móc thiết bị không để dơ bẩn
Cường độ ánh sáng thích hợp cho phòng

Đạt

Tỉ lệ

5.5 Nội dung S5: Sẵn sàng

Bảng: Kết quả sau khi thực hiện nội dung S5 tại khoa, phòng
TT
Nội dung
1 Y phụ đúng quy định
2 Quan hệ, hợp tác trong không khí vui vẽ
3 Nơi làm việc có treo nội qui, qui chế cơ
4

Đạt

Tỉ lệ

quan
Nơi làm việc có lịch công tác
5.6 Xếp loại kết quả thực hiện 5S tại 5 phòng,8 khoa
Bảng: Bảng xếp loại về thực hiện 5S tại khoa, phòng
Nội dung
Tốt
Nội dung S1
Nội dung S2
Nội dung S3
Nội dung S4
Nội dung S5

Xếp loại
Khá Trung bình

Ghi chú
Kém



23

6. Điều kiện để thực hiện tốt mô hình 5S tại Trung tâm
- Sự quan tâm của lãnh đạo
- Sự tham gia của nhân viên
- Tập huấn kiến thức
- Kinh phí cho mô hình
7. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện.
7.1 Thuận lợi
- Sự quan tâm của Lãnh đạo
- Môi trường làm việc
- Sự tự giác của Cán bộ, nhân viên
- Sự cam kết của khoa, phòng và Lãnh đạo đơn vị
7.2 Khó khăn

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRƯỚC KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH 5S


24


25

Chương 4: BÀN LUẬN
1. Mục đích áp dụng mô hình 5S
2. Đối tượng nghiên cứu: ( Nhóm tuổi, Nam, Nữ…..)
3. Kết quả trước khi áp dụng mô hình 5S tại Trung tâm
4. Kết quả sau khi đưa mô hình 5S vào thực hiện



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×