Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG về CHI NHÁNH văn PHÒNG LUẬT sư vũ TĂNG PHÁP LUẬT về PHỤC hồi DOANH NGHIỆP mất KHẢ NĂNG THANH TOÁN tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.38 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN - CHÍNH TRỊ

SV
LÊ HUỲNH ĐỨC

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VŨ TĂNG
PHÁP LUẬT VỀ PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP
MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
TẠI VIỆT NAM
THỰC TIỂN TƯ VẤN, GIẢI QUẾT
VẤN ĐỀ PHÁ SẢN CHO CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI CHI NHÁNH VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VŨ TĂNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỒNG HỚI, NĂM 2018


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 4
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP. NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VỀ PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
9
1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập...........................................................................9
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh văn phòng luật sư Vũ Tăng............9
1.2 Cơ sở vật chất của chi nhánh văn phòng luật sư Vũ Tăng.......................................9
1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh văn phòng luật sư Vũ Tăng.......................10
2. Khái quát về chính sách Phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán..............11
2.1 Khái niệm..............................................................................................................11


2.2 Ý nghĩa chính sách hồi phục doanh nghiệp...........................................................13
3. Sự cần thiết của chính sách Phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.........15
3.1 Đối với chủ nợ.......................................................................................................15
3.2 Đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán....................................................16
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP MẤT
KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI..........................................................17
1. Pháp luật về hồi phục doanh nghiệp mất khả năng thanh toán của một số quốc gia
trên thế giới.................................................................................................................. 17
1.1 Nước Anh..............................................................................................................17
1.2 Nước Pháp.............................................................................................................20
2. Việt Nam.................................................................................................................. 22
2.1 Qúa trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phục hồi doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán quy định trong Luật phá sản.......................................................................22
2.2 Một số bất cập trong các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp........23
CHƯƠNG 3: PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
TẠI VIỆT NAM – THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP...................................................25
1. Thực tiễn thi hành pháp luật về phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán...25
1.1 Tại Việt Nam.........................................................................................................25
1.2 Tại chi nhánh văn phòng luật sư Vũ Tăng t.x Dĩ An..............................................26
2. Đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phục hồi doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán..................................................................................................................... 26
2.1 Đề xuất hoàn thiện Luật phá sản 2014...................................................................26


2.2 Đề xuất hoàn thiện pháp luật phá sản Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế.....27
2.3 Đề xuất phương pháp tư vấn cho văn phòng luật đối với doanh nghiệp đến tư vấn.
29
KẾT LUẬN................................................................................................................. 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................32



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc đến các thầy, cô giáo trong khoa Lý luận chính trị trường Đại
học Quảng Bình cùng tập thể thầy, cô giáo trong trường Đại Học Quảng Bình đã giúp
đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành chương trình khoá học.
Đặc biệt em xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - Tiến sỹ: Trần Thị
Sáu đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn cho em trong quá trình nghiên cứu và để em
hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Qua đây tôi xin trân thành cảm ơn các luật sư cùng các trợ lý của văn phòng luật
sư Vũ Tăng chi nhánh thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã cho phép, giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi thực tập tại cơ quan trong suốt thời gian từ ngày 15/01/2018 đến
ngày 24/03/2018.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chị trong cơ quan, đã tận
tình giúp đỡ tôi tiếp cận với thực tế nhiều trong thời gian thực tập. Đặc biệt, tôi xin
chân thành cảm ơn luật sư Mai Tiến Luật là người đã hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực tập và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu.
Cuối cùng, em xin kính chúc thầy, cô giáo, các cô chú, anh chị trong cơ quan dồi
dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Dĩ An, ngày 24 tháng 03 năm 2016

Sinh viên

LÊ HUỲNH ĐỨC


-


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Trong suốt hơn 30 năm thực hiện chủ trương Hội nhập kinh tế thế giới, từ Đại
hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đến Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ
XIII, nước ta đã và đang từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Những
sự kiện trọng đại như Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào
tháng 01/2007 hay trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TTP) vào tháng 10/2015 đã đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền
kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực từ các hoạt động kinh tế
đối ngoại thì nền kinh tế non trẻ Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó
khăn. Mở cửa hội nhập đồng nghĩa với việc thị trường Việt Nam chào đón sự xuất hiện
của nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Dưới tác động của cạnh tranh và quy luật
đào thải của nền kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải sớm rút khỏi thị
trường hoặc duy trì sự tồn tại một cách yếu ớt.
Theo báo cáo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về tình hình doanh
nghiệp Việt Nam 2017, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 60.553 doanh nghiệp,
số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 12.113 doanh nghiệp, lấy số liệu trên so
sánh với 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập cùng năm 1, có thể thấy cứ 02 doanh
nghiệp mới của Việt Nam tham gia thị trường lại có hơn 01 doanh nghiệp cũ của Việt
Nam rút khỏi thị trường. Riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong năm 2017 đã có
412 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, 301 doanh nghiệp đăng ký giải thể.
Tại văn phòng luật sư Vũ Tăng chi nhánh tại tỉnh Bình Dương từ khi thành lập đến nay
đã tiếp nhận hơn 300 lượt khách hàng đến yêu cầu tư vấn về việc giải thể công ty.
Trong đó văn phòng luật đã giải quyết cho 16 khách hàng giải thể công ty thành công.
Tư vấn cho hàng chục doanh nghiệp đứng lên quay trở lại thị trường kinh doanh.
Thực tiễn này đặt ra một câu hỏi cho chính sách kinh tế của Việt Nam nói chung
và tỉnh Bình Dương nói riêng là cần phải làm gì để giảm bớt đi sự biến mất của doanh
nghiệp Việt ngay tại thị trường trong nước. Và một trong những giải pháp được xây

dựng suốt hơn 25 năm qua, kể từ khi Luật phá sản Việt Nam lần đầu tiên được ban
hành vào năm 1993 đến nay, đó chính là chính sách “Phục hồi doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán”. Có thể nói, “Phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán” là
chính sách tận dụng được những thành quả của doanh nghiệp đã đạt được trong quá
trong quá trình hoạt động cũ và là cơ hội để doanh nghiệp khắc phục được những sai
lầm đã dẫn đến sự tình trạng phá sản của mình.
1

Tình hình kinh tế xã hội năm 2017, xem thêm:

5


Tuy nhiên, chỉ với vọn vẹn 10 Điều luật được quy định tại Chương VII, Luật phá sản
Việt Nam hiện hành, liệu đã đủ điều chỉnh một giải pháp hồi sinh hàng nghìn doanh
nghiệp Việt Nam mỗi năm? Hằng trăm doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương mỗi năm?
Văn phòng luật sư nơi mà chủ các doanh nghiệp đến tìm kiếm giải pháp cho chính họ
cần làm gì để giúp các doanh nghiệp bên lề phá sản vực dậy? Đây chính là động lực đã
thôi thúc tác giả thực hiện đề tài “GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH VĂN
PHÒNG LUẬT SƯ VŨ TĂNG. PHÁP LUẬT VỀ PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP
MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM. THỰC TIỂN TƯ VẤN,
GIẢI QUẾT VẤN ĐỀ PHÁ SẢN CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI
NHÁNH VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VŨ TĂNG” làm đề tài nghiên cứu.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong các công trình nghiên cứu pháp luật phá sản trong thời gian qua, đã có nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề phục hồi doanh nghiệp trong nước như sau:
- Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Trung “Phục hồi doanh nghiệp theo luật

phá sản 2014”, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Khoa học xã hội, năm 2017;
- Bài viết của tác giả Dương Hương Sơn “Phục hồi doanh nghiệp phá sản, một
mục tiêu lớn trong vấn đề lập pháp đối với pháp luật phá sản hiện đại”, Bộ Tư pháp,
năm 2013;
- Bài viết của tác giả Bùi Thị Dung Huyền, “Tìm hiểu các quy định của Luật Phá
sản năm 2004 về thủ tục phục hồi, thủ tục thanh lý, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã
bị phá sản và một số kiến nghị”, Chuyên đề khoa học xét xử, Viện Khoa học xét xử
Tòa án nhân dân tối cao, năm 2010;
- Bài viết của tác giả Trần Minh Tiến “Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản theo Luật phá sản 2004”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội, năm 2007;
- Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hường “Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản theo Luật Phá sản 2004”, Luận văn Thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005;
- Bài viết của PGS.TS.Dương Đăng Huệ “Luật Phá sản Việt Nam năm 2004 với
việc cải thiện môi trường kinh doanh”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3 năm 2005.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định của pháp luật về phục hồi doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán
- Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Quy định pháp luật về chủ thể, trình tự thủ tục của hoạt động phục
hồi doanh nghiêp
6


Phạm vi: Pháp luật phá sản của Việt Nam, nước Anh và nước Pháp
Thời gian: Các vấn đề về thực trạng hồi phục doanh nghiệp mất khả năng thanh

toán nghiên cứu trong giai đoạn từ 2005 đến nay.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ sự cần thiết phải phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trên
02 phương diện:
Đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Đối với chủ nợ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
- Phân tích những quy định của pháp luật phá sản Việt Nam về phục hồi doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán
- Phân tích những quy định của pháp luật phá sản của hai quốc gia Anh và
Pháp về phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
- Phân tích những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam và gợi
ý giải pháp loại bỏ những bất cập của Luật phá sản năm 2014 trên cơ sở học hỏi về
quy định trên thế giới và thi hành các quy định về phục hồi hoạt động của doanh
nghiệp.
- Phân tích những bất cập, thiếu sót của văn phòng luật sư khi tư vấn và tìm
giải pháp cho các chủ doanh nghiệp bên lề phá sản.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên
cứu điển hình để phân tích đề tài dưới góc độ luật pháp và kinh nghiệm thực thi của
các quốc gia, cụ thể:
- Phương pháp so sánh luật: tác giả tiếp cận và so sánh các quy định pháp luật
của nhiều quốc gia về chính sách “Phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”.
Từ đó rút ra những điểm tương đồng, khác biệt và khái quát nên những vấn đề cần lưu
ý để đóng góp hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
- Phương pháp xã hội học: tác giả đã thực hiện công tác thống kê, so sánh, phân
tích và tổng hợp các thông tin từ sách, báo, một số đề tài nghiên cứu và các tài liệu từ
internet để khái quát những vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu dựa trên nền tảng
lý luận và pháp lý.
- Phương pháp dẫn chiếu luật: tác giả thực hiện phân tích, so sánh và đối chiếu
các quy định pháp luật Việt Nam và nước ngoài về chính sách “Phục hồi doanh nghiệp

mất khả năng thanh toán”.
- Bên cạnh đó, tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
như: phương pháp đọc, phương pháp thống kê,…
7


6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của Đề tài
- Qua quá trình nghiên cứu quy định pháp luật trong nước và pháp luật nước
ngoài, đề tài đưa ra những gợi ý nhằm hoàn thiện cho pháp luật phá sản hiện hành nói
riêng và pháp luật Việt Nam nói chung.
- Đưa ra một số giải pháp hữu ích trong việc tư vấn cho các chủ doanh nghiệp
bên lề phá sản tìm đến với văn phòng luật sư.
- Đề tài được sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo cho các đọc giả và
những tác giả muốn nghiên cứu các vấn đề có liên quan từ sau.
7. Bố cục Báo cáo
Với tên gọi “GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VŨ
TĂNG. PHÁP LUẬT VỀ PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH
TOÁN TẠI VIỆT NAM. THỰC TIỂN TƯ VẤN, GIẢI QUẾT VẤN ĐỀ PHÁ SẢN
CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VŨ
TĂNG”, Đề tài được chia làm ba chương sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập. Những vấn đề lý luận về phục
hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán .
Chương 2: Những quy định về phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
Chương 3: Phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tại việt nam – thực
tiễn và giải pháp.

8



-

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP. NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH
TOÁN
1

Giới thiệu chung về đơn vị thực tập.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh văn phòng luật sư Vũ
Tăng.
 Lịch sử hình thành:
Chi nhánh văn phòng luật sư Vũ Tăng tại thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương là một
trong những chi nhánh của văn phòng luật sư Vũ Tăng thuộc đoàn luật sư tỉnh Đồng
Nai. Được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 25 tháng 10 năm 2016 với mã
doanh nghiệp 3600916897-002 cấp ngày 06 tháng 05 năm 2017. Được thành lập theo
đúng quy định của luật luật sư (khoản 1 Điều 32, điều 33)
 Tình hình phát triển:
Là một văn phòng mới thành lập hoạt động trong lĩnh vực đại diện, tư vấn pháp lý
trên tất cả các lĩnh vực của pháp luật. Tuy vừa mới thành lập văn phòng đã và đang
nhận được rất nhiều sự tin tưởng từ phía khách hàng bằng lòng nhiệt huyết, trình độ
chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao từ các luật sư cùng các trợ lý. Hiện văn
phòng có 5 luật sư, 5 trợ lý và 1 kế toán do trưởng phòng luật sư Mai Tiến Luật quản
lý.
1.2 Cơ sở vật chất của chi nhánh văn phòng luật sư Vũ Tăng.
Chi nhánh văn phòng luật sư Vũ Tăng có trụ sở tại Số 230 Đường GS.01 KP. Nhi
Đồng 2, P. Dĩ An, TX. Dĩ An, T. Bình Dương.
 văn phòng gồm có hai tầng:
-


Tầng 1: Nơi làm việc của các luật sư cùng các trợ lý.

+ 5 máy tính bàn, 1 máy photocopy, 2 máy in, 1 máy quay phim, 3 điều hòa.
+ Bàn, ghế cho các luật sư và trợ lý làm việc. Bàn, ghế cho khách hàng đến với
văn phòng.
+ Các thiết bị văn phòng phẩm khác…
- Tầng 2: Nơi làm việc của trưởng văn phòng, kế toán và thư ký – trợ lý trưởng
phòng. Phòng họp văn phòng, khu vực lưu trử hồ sơ và tài liệu…
+ 4 máy tính bàn, 1 máy photocopy, 1 máy in, 1 máy chiếu, 3 điều hòa…
+ Bàn ghế làm việc, giá sách, các thiết bị văn phòng phẩm khác…

9


1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh văn phòng luật sư Vũ Tăng.
 Cơ cấu tổ chức văn phòng:

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VĂN PHÒNG
Trưởng văn phòng
Luật Sư
MAI TIẾN LUẬT

Kế Toán

Trợ Lý, Thư


PHAN
THANH
HẢI




PHẠM HẢI
YẾN

Luật Sư

Luật Sư

Luật Sư

Luật Sư

NGUYỄN HỮU
BỘ

CAO VĂN
TỤNG

HOÀNG THỊ
HIỀN

PHẠM THỊ
NGỌC ÁNH

Trợ Lý

Trợ Lý


Trợ Lý

Trợ Lý

CAO THỊ ÁNH
DƯƠNG

HOÀNG THỊ


HOÀNG
TUẤN ĐẠT

HOÀNG THỊ
THẢO

Quản lý văn phòng
Chi nhánh văn phòng luật sư Vũ Tăng tại thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương do
trưởng văn phòng luật sư Mai Tiến Luật chịu trách nhiệm quản lý và là người đại diện
của văn phòng có quyền hạn cao nhất trong văn phòng. Các luật sư có quyền quản lý
các trợ lý của mình.

10


2Khái quát về chính sách Phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
2.1

Khái niệm


 Khái niệm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
So với Luật Phá sản năm 2004, Luật Phá sản năm 2014 thay thế quy định “lâm
vào tình trạng phá sản” bằng “mất khả năng thanh toán” nhằm thể hiện đúng bản chất
của đối tượng ở điểm “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn
03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Quy định này khẳng định đối tượng trên
không phải là chỉ có con đường bị phá sản mà còn có con đường khác trong những
trường hợp nhất định, như là phục hồi hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu... 2 Theo quy
định tại khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014, “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ
trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Như vậy, một doanh nghiệp
mất khả năng thanh toán sẽ bao gồm các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản
nợ không có bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm một phần. Điều này dựa trên quy định
pháp luật về Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản dành cho các chủ nợ không có
bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần 3. Trên thực tế, có nhiều trường hợp chủ nợ có
bảo đảm toàn bộ có thể chuyển thành chủ nợ có bảo đảm một phần hoặc chủ nợ không
có bảo đảm. Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi từ chủ nợ có bảo đảm toàn bộ sang chủ
nợ có bảo đảm một phần hoặc chủ nợ không có bảo đảm, thì phải có sự thỏa thuận
giữa chủ nợ và con nợ về việc định giá lại giá trị tài sản bảo đảm, nếu đạt được thỏa
thuận này chủ nợ có bảo đảm sẽ chuyển thành chủ nợ có bảo đảm một phần hoặc chủ
nợ không có bảo đảm và có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán. Nhưng trường hợp này rất ít xảy ra do việc thỏa
thuận khó có thể đạt được khi thỏa thuận đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh
nghiệp.
Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài
sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện
nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một
phần. Điều này đảm bảo được lợi ích của các chủ nợ, kịp thời thực hiện các biện pháp
để lấy lại được các khoản nợ của mình. Nếu không đưa ra một thời gian cụ thể có thể
dẫn đến doanh nghiệp mắc nợ đã tiêu tán hết sản nghiệp của mình hoặc lẩn trốn việc

thanh toán nợ.
2

ThS. Trần Thị Thu Hà, TS. Đỗ Trung Hiếu, Đại học Kinh tế Nghệ An Học viện Chính trị khu vực I,
“Một số vấn đề về tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, xem them tại />3

Khoản 1, Điều 5, Luật phá sản 2014

11


Thứ ba, pháp luật hiện hành không quy định một giá trị nợ cụ thể để xác định
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Trên thực tế, các cơ quan chức năng có thể dễ
dàng kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua Báo cáo tài chính từng
năm và chứng từ khác. Thời gian doanh nghiệp nợ lâu, dai dẳng không thanh toán
được nợ sẽ phản ánh được rõ nét tình hình họat động. Do đó, việc căn cứ vào thời
điểm thanh toán đã được các bên thỏa thuận sẽ giúp cơ quan nhà nước, chủ nợ và các
bên có liên quan thuận lợi theo dõi hơn. Cụ thể là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày
đến hạn thanh toán.
Như vậy, doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp đó
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn trong thời hạn 03 tháng kể từ
ngày đến hạn thanh toán. Chỉ khi doanh nghiệp có đầy đủ các dấu hiệu này thì Tòa án
mới ra quyết định mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của các chủ thể có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản.
 Thủ tục Phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Bản chất thủ tục Phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là thủ tục được
áp dụng cho một doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
và được toà án dành cho một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo cơ hội để hồi phục
lại hoạt động kinh doanh của chính mình. Các dấu hiệu pháp lý cơ bản về thủ tục phục

hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán như sau:
Thứ nhất, phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là thủ tục được điều
hành bởi Tòa án. Tòa án là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng thủ tục phục
hồi và đảm bảo các quyết định đó được thực hiện trên thực tế. Tòa án là chủ thể có
quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá, ghi nhận toàn bộ quá trình áp dụng thủ tục phục
hồi, đồng thời phối hơp với chủ thể khác trong quá trình xây dựng, thông qua thực
hiện phương án phục hồi4.
Thứ hai, phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một thủ tục đặc biệt
nằm trong thủ tục phá sản và có nhều điểm khác biệt so với những thủ tục khác. Chẳng
hạn như, thủ tục phục hồi chỉ được áp dụng khi có sự đồng ý của hội nghị chủ nợ 5. Khi
áp dụng thủ tục phục hồi, chủ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc người đại
diện hợp pháp khác có thể bị thay đổi nếu Hội nghị chủ nợ thấy họ không đủ năng lực
để tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp, không thể đưa doanh nghiệp ra khỏi
tình trạng mất khả năng thanh toán hiện tại để trở lại hoạt động bình thường. Trong
trường hợp này, thẩm phán là người có quyền ra quyết định thay thế. 6
4

Điều 93, Luật phá sản 2014
5

Điều 87, Điều 91, Luật phá sản 2014
6

12


Từ đó có thể đưa ra khái niệm về thủ tục phục hồi doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán như sau: “Thủ tục phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là thủ
tục được điều hành bởi Tòa án, trong đó, một doanh nghiệp không có khả năng thanh
toán các khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán sẽ được cho

một thời gian nhất đinh để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh do
Hội nghị chủ nợ thông qua dưới sự giám sát của Tòa án và các chủ nợ.”
2.2 Ý nghĩa chính sách hồi phục doanh nghiệp
 Ý nghĩa của chính sách phục hồi doanh nghiệp đối với các chủ nợ.
Chính sách phục hồi hoạt động doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nhằm tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho việc trả nợ cho các chủ nợ, từ đó đảm bảo quyền lợi cho
các chủ nợ và những người có liên quan. Khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản,
đối tượng phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất về tài sản luôn là chủ nợ không có bảo
đảm. Bởi lẽ theo Luật phá sản 2014, chủ nợ không có bảo đảm là “cá nhân, cơ quan, tổ
chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán
khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của
người thứ ba”7, trong khi tài sản nợ thường lớn hơn rất nhiều so với tài sản còn lại của
doanh nghiệp và ưu tiên trả nợ cho các chủ nợ có bảo đảm. Điều này mang đến một rủi
ro rất lớn chính là sự phá sản dây truyền của những doanh nghiệp có liên quan. Trong
nền kinh tế thị trường, đa phần các doanh nghiệp đều có sự hợp tác, liên kết kinh
doanh với nhau. Như vậy có nhiều khả năng khoản tiền mà doanh nghiệp phá sản thứ
nhất nợ chính là nguồn vốn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp thứ hai. Trong
trường hợp, doanh nghiệp thứ nhất là một doanh nghiệp lớn thì hệ lụy tất yếu là sự sụp
đổ của các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc. Do đó, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các
chủ nợ và những người có liên quan, phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
là giải pháp mà các chủ nợ luôn mong muốn. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp thoát khỏi khó
khăn hiện tại và tiếp tục hoạt động kinh doanh thì khả năng trả nợ cho các chủ nợ là rất
lớn.
 Ý nghĩa của chính sách phục hồi doanh nghiệp đối với người lao động
Một trong những phương án của các doanh nghiệp đang mất dần khả năng thanh
toán là sự tiết giảm biên chế. Đặc biệt sẽ cắt giảm đi số lượng lớn các công nhân sản
xuất hay người lao động có vị trí thấp. Bên cạnh đó là sự trì trệ trong việc trả lương,
thưởng cho người lao động. Tình trạng này có thể kéo dài cho đến khi các doanh
nghiệp này được Tòa án tuyên bố mất khả năng thanh toán thật sự. Chính vì vậy một
trong những chức năng cơ bản của pháp luật phá sản là tìm giải pháp bảo vệ lợi ích

chính đáng của những người lao động. Giải pháp đó không chỉ là tạo điều kiện để
Khoản 2, Điều 47, Luật phá sản 2014
7

Khoản 4, Điều 4, Luật Phá sản 2014

13


doanh nghiệp chi trả những khoản lương cuối cùng cho người lao động mà tạo lại công
việc cho những công nhân của mình. Có như vậy mới giảm thiểu được những thiệt hại
mà xã hội sẽ gánh chịu.
 Ý nghĩa của chính sách phục hồi doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán
Có nhiều lý do để doanh nghiệp mất khả năng thanh toán như gặp phải rủi ro
trong kinh doanh, do khủng hoảng của kinh tế, do năng lực kinh doanh yếu kém…
Chính sách phục hồi chính là phương án cuối cùng dành cho các doanh nghiệp phá sản
để khôi phục lại tài sản, khôi phục lại khả năng thanh toán và uy tín trên
thương trường. Đồng thời, thông qua chính sách phục hồi, các chủ nợ, những người có
liên quan của con nợ cũng có cơ hội thể hiện sự chia sẻ khó khăn với con nợ. Như vậy,
vai trò của chính sách phục hồi trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán được thể hiện ở chỗ, khi thủ tục phục hồi được mở, doanh nghiệp mắc
nợ sẽ có một khoảng thời gian cần thiết, dưới sự bảo vệ của pháp luật để xây dựng và
thực hiện việc phục hồi hoạt động kinh doanh của mình. Quá trình thực hiện phương
án phục hồi, con nợ có thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ rất lớn từ phía các chủ nợ trên
cơ sở thỏa thuận đã được xác lập giữa chính con nợ với các chủ nợ thông qua hội nghị
chủ nợ.
 Ý nghĩa của thủ tục phục hồi doanh nghiệp đối với xã hội
Việc một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện thành công phương
án phục hồi và quay trở lại hoạt động bình thường sẽ có ý nghĩa to lớn đối với xã

hội. Như đã trình bày ở trên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mức độ phụ thuộc
của các doanh nghiệp ngày càng lớn, vì vậy khi một doanh nghiệp bị phá sản tất yếu sẽ
có những tác động xấu đến nhiều chủ thể khác. Đặc biệt, nếu con nợ là những doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như tài chính, tín dụng,…việc phá sản của con nợ
đó có thể kéo theo sự đổ vỡ của các doanh nghiệp khác có liên quan và gấy ra sự rối
loạn trong nền knh tế. Ngoài ra, khi một doanh nghiệp bị phá sản, những người lao
động làm việc trong doanh nghiệp đó sẽ bị mất việc làm và mất đi nguồn thu nhập để
duy trì cuộc sống của họ và gia đình, từ nó tạo nên một gánh nặng trong vấn đề an sinh
xã hồi.
Phá sản là hiện tượng không hiếm gặp trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên hậu
quả của hiện tượng này không chỉ tác động lên doanh nghiệp bị phá sản còn ảnh hưởng
đến lợi ích chung của xã hội, đến tình hình an ninh trật tự chung của cộng đồng. Do đó
việc áp dụng thành công chính sách phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ
góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đối với xã hội. Đặc biệt, nếu giải quyết thỏa
đáng mối quan hệ lợi ích giữa chủ nợ và con nợ, giữa những người lao động với doanh
nghiệp sẽ góp phần duy trì trật tự, ổn định xã hội và lành mạnh hóa môi trường kinh
doanh cho các doanh nghiệp.
14


 Ý nghĩa của thủ tục phục hồi doanh nghiệp đối với văn phòng luật sư.
Thủ tục phục hồi doanh nghiệp là một trong những phương pháp, lựa chọn của
các luật sư khi tư vấn cho các doanh nghiệp, khách hàng của mình. Trên nền kinh tế thị
hiện nay việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là một hiện tượng tất yếu không
thể tránh khỏi trong môi trường cạnh trạnh cực kỳ gay gắt. Việc nhiều chủ doanh
nghiệp đang đứng bên bờ vực phá sản tìm đến văn phòng luật sư để tìm kiếm giải pháp
tối ưu nhất cho chính mình, thì chính sách phục hồi doanh nghiệp là một trong những
giải pháp đáng để các luật sư quan tâm khi đưa ra lời tư vấn cho khách hàng.
3


Sự cần thiết của chính sách Phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh

toán
3.1 Đối với chủ nợ
Từ năm 1994, Quốc hội đã ban hành Luật Phá sản đầu tiên. Thế nhưng, thực tế
số lượng thụ lý đơn về yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án là rất ít. Nhất là so sánh
với tỷ lệ hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn doanh nghiệp khó khăn, nợ nần,
phải giải thể hoặc “phá sản” thật, nhưng lại không được theo đúng thủ tục phá sản tại
Luật Phá sản8. Bất cập chính là nằm trong những thủ tục phá sản rườm rạ dẫn đến đến
tâm lý lo lắng của các chủ nợ. Chính vì vậy, đa phần các chủ nợ sẽ lựa chọn thủ tục
dân sự để đòi nợ khi thấy được nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi phải giải quyết mối quan hệ nợ nần giữa con nợ với chủ nợ thì thủ tục
dân sự đã thể hiện một số khiếm khuyết như:
Thứ nhất, nếu sử dụng thủ tục lấy nợ dân sự trong trường hợp một con nợ có
nhiều chủ nợ thì sẽ có sự xuất hiện đồng thời của nhiều vụ kiện dân sự. Trên thực tế
điều này dẫn đến hệ quả là sự quá tải của hệ thống Tòa án cũng như chi phí đòi nợ lớn
sẽ làm tiêu hao sản nghiệp vốn đã hạn hẹp của con nợ và trực tiếp ảnh hưởng đến lợi
ích của các chủ nợ.
Thứ hai, thủ tục dân sự chỉ cho phép chủ nợ thực hiện quyền đòi nợ của mình khi
khoản nợ đã đáo hạn. Vì vậy, khi các khoản nợ không đáo hạn cùng một lúc sẽ dẫn đến
tình trạng “lo âu” của các chủ nợ có các khoản nợ đáo hạn sau khi mà họ nhìn thấy sản
nghiệp của con nợ đã không còn hoặc còn rất ít và chắc chắn sẽ không đủ để thực hiện
nghĩa vụ thanh toán đối với mình.9
8

Trần Hồng PhonG (2017), Phá sản doanh nghiệp lối thoát cho tất cả các bên, Thời báo kinh
tế Sài Gòn online. Xem them tại: />9

Ths. Trần Anh Tú, Nguyễn Văn Giang, Điều hòa lợi ích giữa chủ nợ và con nợ thông qua thủ
tục phá sản, trang Đại học Kiếm sát Hà Nội online Xem them tại: />

15


Như vậy việc áp dụng thủ tục phá sản chưa gắn liền với thực tiễn dẫn đến việc
chủ nợ lựa chọn thủ tục dân sự để đòi lại các khoản nợ ngày càng phổ biến. Tuy nhiên,
thủ tục dân sự với những khiếm khuyết nên trên vẫn không thể dung hòa hợp lý lợi ích
của cả hai bên - chủ nợ và con nợ. Do đó, việc đưa ra những cơ hội cho doanh nghiệp
phục hồi lại khi mà quyền lợi của chủ nợ và nhu cầu xã hội có thể được đáp ứng tốt
hơn bằng cách duy trì hoạt động của doanh nghiệp lại trở thành một giải pháp tối ưu.
Chính điều này cũng tạo ra cơ hội hạn chế tối đa các tổn thất, mất mát của các chủ nợ
trong quá trình đòi nợ.
3.2 Đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Phá sản là hiện tượng mà cả chủ nợ, con nợ và người lao động đều không mong
muốn, vì vậy, việc tạo ra cơ hội cũng như tìm ra các biện pháp để ngăn chặn nó là điều
cần thiết. Do đó đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, việc áp dụng chính
sách hồi phục hoạt động kinh doanh chính là cơ hội tái sinh vô cùng quý giá. Bên cạnh
việc trả nợ cho chủ nợ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ trả thêm nợ cho
chính mình, tức là tiền bạc, thời gian, công sức,… Doanh nghiệp đó đã đầu tư vào hoạt
động kinh doanh.
Phục hồi doanh nghiệp là một bước đi trước khi tiến hành thủ tục thanh lý. Sau
khi quá trình phục hồi doanh nghiệp thành công, doanh nghiệp sẽ trả được nợ cho chủ
nợ. Đồng thời, sau khi trả xong nợ, doanh nghiệp có thể sẽ được tái tạo lại với những
phương hướng hoạt động hiệu quả hơn. Như vậy sẽ không cần tiến hành thanh lý
doanh nghiệp nữa. Với quy định pháp luật hiện nay, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn
cho các biện pháp hồi phục hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như: Huy động vốn,
giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ, thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh; đổi mới công
nghệ sản xuất; tổ chức lại bộ máy quản lý; sát nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất; tổ
chức lại bộ máy quản lý; sát nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất; bán cổ phần cho
chủ nợ và những người khác; bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết; các biện pháp
khác không trái với quy định của pháp luật 10. Như vậy doanh nghiệp có thể dễ dàng

hơn trong việc lựa chọn phương án phù hợp với hoàn cảnh của mình và thủ tục phục
hồi thật sự sẽ trở thành liều thuốc tái sinh cho doanh nghiệp.

10

Điều 88, Luật phá sản 2014

16


-

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP MẤT
KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

1Pháp luật về hồi phục doanh nghiệp mất khả năng thanh toán của một số
quốc gia trên thế giới
1.1

Nước Anh

 Qúa trình hoàn thiện pháp luật về phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế ở các nước Phương Tây tăng lên về số
lượng và quy mô của các doanh nghiệp, đồng thời sự liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn
nhau giữa các doanh nghiệp thì mục tiêu của luật phá sản “hướng vào chủ nợ” đã
không còn phù hợp. Một doanh nghiệp lớn đổ vỡ sẽ kéo theo sự thất nghiệp, tệ nạn và
có thể là phá sản dây chuyền dẫn đến bất ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội. Do đó,
trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, khởi đầu cho quy định “hướng vào con nợ” là Luật

Công ty đường sắt của Anh năm 1867 với các quy định về “người quản lý” trong thủ
tục phá sản đã được ra đời. Quá trình phát triển, các quy định nhằm hướng vào bảo vệ
lợi ích con nợ dần được hoàn thiện hơn ở Luật Công ty 1929.11
Bên cạnh đó, dưới tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp muộn làm trỗi
dậy sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước. Nước Anh đã nhanh chóng ban hành
thêm nhiều đạo luật để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp một cách sát sao
hơn. Tiếp nối sự ra đời của Luật Công ty 1929 là Luật công ty năm 1949. Đạo luật này
quy định thêm nội dung về “chỉnh lý và tổ chức lại”. Tuy nhiên, Luật công ty 1949 vẫn
còn nhiều thiếu sót và chưa đảm bảo được hiệu quả đối với thủ tục phục hồi doanh
nghiệp do thiếu hẳn những quy định ràng buộc trách nhiệm pháp lý dành cho những
giám đốc và người quản lý doanh nghiệp.
Năm 1977, báo cáo Bullock của chính phủ Anh đã đề xuất cải tổ để cho phép
nhân viên tham gia vào việc lựa chọn ban giám đốc nhưng chính quyền Vương quốc
Anh (gồm nước Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ai-Len) lại không thực hiện cải tổ
kinh tế dẫn đến các cuộc tranh luận lớn vào năm 1979 12. Sự kiện này đã xóa sổ Luật
công ty năm 1986 và thay thế bằng Luật mất khả năng thanh toán 1986. Sự ra đời của
đạo luật này đã hình thành những chế tài nghiêm khắc hơn cho ban giám đốc, người
quản lý đã khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Luật mất khả năng thanh
11

Dương Hương Sơn (2013), Phục hồi doanh nghiệp phá sản, một mục tiêu lớn trong vấn đề lập pháp
đối với pháp luật phá sản hiện đại, Bộ Tư pháp.
12

Report of the Parliamentary Committee on Joint Stock Companies (1844) British Parliamentary Papers vol
VII

17



toán năm 1986 áp dụng thủ tục phục hồi đối với cả doanh nghiệp và cá nhân, xu hướng
hướng vào con nợ đã dần thay thế cho những quy định mà trong nhiều thế kỷ quyền lợi
của chủ nợ được ưu tiên hàng đầu còn con nợ thì bị bắt và bỏ tù.
Hiện nay Luật công ty năm 2006 đã ra đời, quy định chi tiết về thủ tục phục hồi
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Nội dung này được quy định tại Phần 31 Giải
thể và đăng ký phục hồi. Luật công ty 2006 được đánh giá là tiện lợi hơn cho doanh
nghiệp bằng cách đơn giản hóa thủ tục phục hồi doanh nghiệp thành một thủ tục hành
chính dễ dàng hơn.13
 Những điểm nổi bật trong pháp luật Anh hiện hành
Quy định về phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán của nước Anh có
thể nói là đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con nợ quay lại với hoạt động kinh doanh
của mình. Thủ tục đăng ký phục hồi doanh nghiệp ở đây được xem là một thủ tục hành
chính và con nợ thậm chí có thể trình đơn đăng ký trong vòng 06 năm kể từ ngày
tuyên bố giải thể. Việc thực hiện quyền đăng ký được giành cho cựu giám đốc hoặc
cựu thành viên của doanh nghiệp14. Như vậy, chủ thể có quyền yêu cầu phục hồi gần
như có thể là bất kỳ ai trong doanh nghiệp khi họ có mong muốn doanh nghiệp quay
lại hoạt động.
Trong năm đầu tiên của quá trình hồi phục, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện
nộp chi phí hồi phục và báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền xem xét. Trường
hợp doanh nghiệp không tuân thủ quy định này sẽ phải nộp phạt dân sự, riêng giám
đốc doanh nghiệp còn có khả năng chịu thêm những trách nhiệm pháp lý khác vì hành
vi vi phạm của doanh nghiệp15. Số tiền nộp phạp sẽ do Bộ trưởng Ngoại giao đưa ra
dựa trên thời gian chậm báo cáo và loại hình doanh nghiệp đang hoạt động 16.
Đối với thẩm quyền của Tòa án, khác với pháp luật Việt Nam, Tòa án Anh chỉ
tham gia với vai trò là cơ quan thứ hai trong trường hợp doanh nghiệp xin hồi phục bị
từ chối bởi cơ quan hành chính 17. Tòa án có quyền xem xét yêu cầu của doanh nghiệp
13


14


Section 1024, The Companies Act 2006
15

Section 1028, The Companies Act 2006
16

Section 453, The Companies Act 2006
17

Jonathan Owen,Company law: The retrospective effect of restoration by the court of a dissolved or
struck off company under Chapter 3 of Part 31 of the Companies Act 2006, xem thêm tại:
/>
18


trong một phạm vi nhất định, sau đó đưa ra quyết định có hoặc không việc phục hồi
doanh nghiệp. Thậm chí quyền đưa ra quyết định của Tòa án có thể có hiệu lực sau 28
ngày kể từ ngày cơ quan hành chính từ chối và đã quá hạn 6 năm kể từ ngày doanh
nghiệp đó tuyết bố giải thể 18. Tuy nhiên, với quyết định của mình, Tòa án cũng cần
phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho cơ quan hành chính để ghi nhận vào sổ đăng ký
phục hồi doanh nghiệp.
Ngoài ra, toà án có thể đưa ra các chỉ dẫn như chỉ thị chuyển giao cho cơ quan
đăng ký các tài liệu cần thiết liên quan đến doanh nghiệp để cập nhật vào hồ sơ lưu
trữ; Yêu cầu doanh nghiệp thanh toán chi phí tố tụng; Chuyển giao mọi tài sản và
quyền quản lý cho đại diện chính quyền19. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện không
đúng quy định của pháp luật và chỉ dẫn từ Tòa án sẽ chịu phạt dân sự. Việc doanh
nghiệp cần đến sự giúp đỡ từ Tòa án chính là việc thực hiện quyền hồi tố của mình.
Doanh nghiệp nhận thấy mình đã bị buộc tội sai lầm trong giai đoạn giải thể trước đây
có thể trình lên Tòa án những chứng cứ chứng minh và đưa ra yêu cầu xem xét lại. 20

Thực hiện phục hồi doanh nghiệp ở Anh thông qua Tòa án có thể thực hiện trực
tuyến bằng cách hoàn thành mẫu đơn yêu cầu được đăng tải trong trang web Dịch vụ
Tòa án. Cơ quan đăng ký hồi phục doanh nghiệp ở London thường tiếp nhận những
trường hợp phục hồi trong văn phòng mỗi tuần một lần vào các buổi chiều thứ Sáu 21.
Các vụ kiện cũng được nghe tại các cơ quan đăng ký khu vực. Thẩm quyền của các cơ
quan đăng ký khu vực có thể được tìm thấy trên trang web Dịch vụ Tòa án.
Ngay khi tiến hành hồi phục, doanh nghiệp có thể sử dụng tên doanh nghiệp cũ
hoặc thay thế bằng một tên mới 22. Trường hợp sử dụng tên mới xảy ra khi tên cũ của
doanh nghiệp đã bị xóa bỏ hoàn toàn trong số đăng ký hoặc thông qua hội nghị doanh
nghiệp, các thành viên đồng ý với việc thay thế tên gọi cũ.
18

Section 1030, The Companies Act 2006
19

Section 1032, The Companies Act 2006
20

Jonathan Owen,Company law: The retrospective effect of restoration by the court of a dissolved or
struck off company under Chapter 3 of Part 31 of the Companies Act 2006, xem thêm tại:
/>21

Companies House (2018), Guidance: Strike off, dissolution and restoration, xem thêm tại:
/>22

Companies House (2018), Guidance: Limited liability partnership strike off, dissolution and
restoration. Xem thêm tại: />
19



1.2

Nước Pháp

 Qúa trình phát triển pháp luật về phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán
Một đại diện tiêu biểu cho hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, đó là nước Cộng
hòa Pháp. Những quy định được chính thức luật hóa về lĩnh vực phá sản được quy
định trong Bộ luật Thương mại năm 1807. Tuy nhiên những quy định này vẫn mang
tính hà khắc cao do nó được ban hành đúng vào lúc diễn ra vụ bê bối thương mại giữa
một số nhà buôn với quân đội của Napoléon23.
Đến năm 1967 với sự ra đời của Luật ngày 13/7/1967 và Pháp lệnh ngày
23/9/1967 các quy định của luật phá sản Pháp đã thay đổi mục tiêu, hướng mục tiêu
vào “hồi sinh” sự hoạt động của con nợ thay cho chỉ bảo vệ chủ yếu cho lợi ích của
chủ nợ như trước đây.24
Tuy nhiên, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, tình trạng khó khăn sẽ không chỉ
dừng lại ở một hay một vài doanh nghiệp mà nó đã lan rộng đến mọi thành phần kinh
tế dẫn đến kết quả phá sản hàng loạt các doanh nghiệp và tình trạng trì trệ, đi xuống
của nền kinh tế25. Pháp đã ban hành thêm hai đạo luật, gồm Luật ngày 01/03/1984 về
thủ tục phòng ngừa các khó khăn và giải quyết thông qua thỏa thuận và Luật ngày
25/01/1985 về thủ tục phục hồi hoạt động và thanh lý doanh nghiệp bị phá sản Đặc
biệt luật của ngày 25 tháng 1 năm 1985 nêu rõ định nghĩa về vai trò thủ tục phục hồi
hoạt động doanh nghiệp26.
Năm 1994, Luật phá sản của Pháp tiếp tục được cải cách theo hướng củng cố các
quyền lợi của các chủ nợ cũ cũng như tình trạng của những người có quyền đòi nợ
trong giai đoạn quan sát. Ngày 10/06/1994, Pháp ban hành Luật số 94-975 nhằm mục
đích đơn giản hóa thủ tục phá sản theo đó, Tòa án có thể tuyên bố quá trình phục hồi
doanh nghiệp mà không cần tiến hành giai đoạn giám sát.

23


Schom, Alan (1998). Napoléon Bonaparte. New York: HarperPerennial. ISBN 0-06-092-958-8.
24

Dương Hương Sơn (2013), Phục hồi doanh nghiệp phá sản, một mục tiêu lớn trong vấn đề lập pháp
đối với pháp luật phá sản hiện đại, Bộ Tư pháp.
25

Yves Guyon (1991), Entreprises en difficultés: Redressement judiciaire – Faillite, Édition Economica
26

Article 1St, the law of 25 January 1985. Nguyên văn “«Il est institué une procédure de redressement
judiciaire destinée à permettre la sauvegarde de l'entreprise, le maintien de l'activité et de l'emploi et
l'apurement du passif. Le redressement judiciaire est assuré selon un plan arrêté par décision de justice à l'issue
d'une période d'observation. Ce plan prévoit, soit la continuation de l'entreprise, soit sa cession. La liquidation
judiciaire peut être prononcée sans ouverture d'une période d'observation lorsque l'entreprise a cessé toute
activité ou lorsque le redressement est manifestement impossible.»

20


Ngày 26/07/2005 ban hành Đạo luật 2005-845 về doanh nghiệp trong tình trạng
khó khăn. Luật năm 2005 vẫn giữ nguyên những quy định cơ bản về phá sản đã được
đặt ra trong Luật năm 1985. Thủ tục giải quyết thông qua thỏa thuận với chủ nợ được
quy định trong Luật năm 1984 từ nay được đổi thành Thủ tục hòa giải và được tiến
hành ngay cả khi doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhưng
chưa vượt quá 45 ngày27.
Năm 2008, Chính phủ Pháp ban hành thêm Pháp lệnh số 2008-1345 ngày
18/12/2008 sửa đổi Luật về doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn và Nghị định số
2009-160 ngày 12/2/2009 hướng dẫn áp dụng Pháp lệnh số 2008-1345. Hai văn bản

này có một số sửa đổi bổ sung về các thủ tục dự báo và giải quyết tình trạng khó khăn
của doanh nghiệp song vẫn giữ lại các nội dung cơ bản đã được đề cập trong Luật năm
2005. Cả Luật năm 2005 và Pháp lệnh số 2008-1345 đều đã được đưa vào Bộ luật
Thương mại Pháp năm 2009, quyển VI, về “Tình trạng khó khăn của doanh nghiệp”.
 Những điểm nổi bật trong pháp luật Pháp hiện hành
Thủ tục phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán của Pháp hay còn gọi là
thủ tục cứu doanh nghiệp được sử dụng ngay khi hoạt động của doanh nghiệp đang rơi
vào tình trạng rất xấu, doanh nghiệp đang có nguy cơ mất khả năng thanh toán chứ
không nhất thiết phải chờ cho đến khi doanh nghiệp đã thật sự không còn khả năng
này. Do đó từ khi ra đời, chính sách phục hồi này đã được chào đón và số lượng doanh
nghiệp tham gia ngày càng tăng lên. Năm 2008 có 694 vụ được mở Thủ tục cứu doanh
nghiệp, tăng khoảng 35% so với năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, trên thực tế, do mới
xuất hiện kể từ năm 2005 (quy định bởi Luật 2005-845) nên tỉ lệ áp dụng Thủ tục cứu
doanh nghiệp trong các Thủ tục phá sản còn chưa cao, chỉ chiếm 1,26% (năm 2008)
trong số các Thủ tục phá sản được mở tại Pháp28.
Đối tượng của thủ tục này được quy định tại khoản 2 điều 631, Bộ luật Thương
mại Pháp năm 2009, gồm tất cả các cá nhân và pháp nhân thực hiện một hoạt động
thương mại hoặc những người làm nghề thủ công, những người hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, và mọi cá nhân và pháp nhân thực hiện một hoạt động nghề nghiệp
độc lập bao gồm cả các ngành nghề tự do theo một điều lệ hợp pháp hoặc các cá nhân,
pháp nhân mà bằng cấp, tên thương mại, nhãn hiệu đã được bảo hộ. Như vậy, đối
tượng được áp dụng các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo Luật
Thương mại của Pháp năm 2009 là khá rộng. Và những đối tượng bao gồm cả cá nhân
giống như pháp luật phá sản của nước Anh có quy định.
27

Article 5th, Enterprises in Difficult Situation Act 2005-845
28

Deloitte (2009), nghiên cứu về Doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn tại Pháp - Ảnh hưởng của

cuộc khủng
hoảng kinh tế-tài chính

21


Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ thời điểm mất khả năng thanh
toán29. Trong thời gian này, con nợ vẫn có quyền yêu cầu mở thủ tục hòa giải. Việc nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không chỉ là quyền mà còn là một nghĩa vụ bắt buộc
đối với con nợ nếu họ muốn phục hồi hoạt động. Nếu con nợ cố tình không tuyên bố
tình trạng mất khả năng thanh toán, Tòa án có thể tuyên bố “phá sản cá nhân”, theo đó
“cấm con nợ không được tham gia quản lý, điều hành, lãnh đạo, dù là gián tiếp hay
trực tiếp, bất kỳ một hoạt động kinh doanh, thủ công, nông nghiệp hoặc bất kỳ một
hoạt động nghề nghiệp độc lập nào”30. Hình phạt này áp dụng đối với con nợ là các cá
nhân hoặc lãnh đạo của một pháp nhân.
Đối với quy định về hoạt động giám sát trong quá trình phục hồi doanh nghiệp,
pháp luật Pháp quy định hai cơ quan tham gia bao gồm: Cơ quan ra quyết định và Cơ
quan giám sát. Cơ quan ra quyết định sẽ có Cơ quan pháp luật bao gồm Tòa án, Chánh
án, Thẩm phán và Cơ quan chuyên môn trợ giúp bao gồm Người quản lý tư pháp và
Người được ủy quyền tư pháp. Cơ quan giám sát sẽ bao gồm các Chủ nợ, Đại diện cho
người lao động và Viện kiểm sát31. Như vậy, có thể thấy so với pháp luật phá sản Việt
Nam, quá trình phục hồi doanh nghiệp tại Pháp có sự tham gia của Đại diện người lao
động nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng và cơ bản của họ luôn được thực thi.
2Việt Nam
2.1
Qúa trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phục hồi doanh nghiệp
mất khả năng thanh toán quy định trong Luật phá sản
Luật phá sản đầu tiên của Việt Nam, Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993,
không quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Những quy định về phục hồi

hoạt động của doanh nghiệp lần đầu tiên được đưa vào Luật Phá sản năm 2004. Tuy
nhiên Luật Phá sản 2004, vẫn còn nhiều khuyết điểm và được đánh giá là chưa bám sát
thực tế. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo Luật Phá sản
năm 2004 được quy định rất đơn giản và quá sơ sài. Thủ tục này chỉ gồm 7 bước là: :
(1) Họp Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất để thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải
pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và kế hoạch thanh toán nợ
cho các chủ nợ; (2) Doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi và nộp cho Tòa án;
(3) Thẩm phán xem xét phương án phục hồi; (4) Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ
để thông qua phương án phục hồi do doanh nghiệp xây dựng; (5) Thẩm phán ra quyết
29

Điều L631, Code de commerce 2009
30

Section L653-8, Code de commerce 2009
31

Yves Guyon (1991), Entreprise en difficultés - Redressement judiciaire -Faillite, édition Economica

22


định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi của doanh
nghiệp; (6) Quá trình phục hồi dưới sự giám sát của Hội nghị chủ nợ (với khoảng thời
gian tối đa là 3 năm); (7) Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi (khi thực
hiện xong phương án phục hồi)32. Thiếu hẳn những quy định về bảo đảm quyền lợi của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi ở giai đoạn thi hành thủ tục phục hồi;
thiếu những quy định về vai trò giám sát của Tòa án ở giai đoạn này với ý nghĩa là cơ
quan tư pháp, thiếu những quy định xử lý sự không thiện chí của Hội nghị chủ nợ khi
được Thẩm phán triệu tập họp… Chính vì vậy, việc thi hành các quy định về thủ tục

phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 của Việt
Nam trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
Trên cơ sở kế thừa nền tảng của Luật cũ, Luật phá sản 2014 có nhiều nội dung
mới so với Luật phá sản 2004. Đối với quy định về phục hồi doanh nghiệp mất khả
năng cũng đã có nhiều sự thay đồi nhằm thực tiễn hóa pháp luật vào đời sống hơn. Cụ
thể, Luật phá sản 2014 định nghĩa rõ ràng tình trạng “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán” và thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nếu như Luật
Phá sản năm 2004 chỉ quy định chung chung “doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả
năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu coi là lâm vào tình
trạng phá sản”, thì Luật Phá sản 2014 đã có những thay đổi theo hướng rõ ràng và cụ
thể hơn. Đồng thời Luật Phá sản năm 2014 cũng quy định rõ “Phá sản là tình trạng
của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra
quyết định tuyên bố phá sản”33. Tức là chỉ khi Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố
phá sản thì doanh nghiệp đó mới bị coi là phá sản. Từ đó đề ra các biện pháp phù hợp
nhằm có thể phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
2.2
nghiệp

Một số bất cập trong các quy định về phục hồi hoạt động của doanh

Không thể phủ nhận rằng so với Luật phá sản Doanh nghiệp năm 1993, Luật Phá
sản năm 2004 và hiện tại là Luật phá sản năm 2014 đã có sự tiến bộ đáng kể khi dành
hẳn một chương để quy định về thủ tục phục hồi doanh nghiệp. Đặc biệt, thủ tục này
hiện nay đã được xem là một thủ tục tư pháp đặc biệt trong thủ tục phá sản. Tuy nhiên
số lượng điều khoản có mặt trong chương chỉ vọn vẹn 10 điều luật. Bên cạnh đó, với
cấu trúc thực hiện gồm 07 bước như đã trình bày ở trên, có thể thấy quy trình hồi phục
doanh nghiệp dường như đã được lãng mạng hóa một cách thiếu chính xác. Vì chỉ có
02 lựa chọn điểm rơi, một là doanh nghiệp tham gia quá trình phục hồi thành công sẽ
tiếp tục phát triển, hai là thất bại thì đình chỉ, mà không có lấy biện pháp chế tài để
trừng phạt những sai phạm trong quá trinh thực hiện. Chính điều này, có thể khiến thủ

32

Các quy định về vấn đề này ở điều 68 đến điều 77 của Luật Phá sản năm 2004
33

Khoản 2, Điều 4, Luật phá sản 2014

23


tục hồi phục doanh nghiệp sẽ không được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Đặc biệt nếu như quá trình phục hồi thất bại, doanh nghiệp lại mất trắng thì những
khoản đầu tư, cho vay thêm từ các chủ nợ hay từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ bám
vào ai để lấy lại. Phải chẳng các chủ nợ lại phải chịu nhiều phần thiệt hại trong khi
những khoản nợ cũ vẫn còn chưa được thanh toán đầy đủ. Đứng trên góc độ một nhà
làm kinh tế, chắc hẳn các chủ nợ sẽ có sự cân đo đong đếm cẩn thận mức độ rủi ro có
nguy cơ xảy ra. Hệ quả là các chủ nợ sẽ có thể từ chối kế hoạch phục hồi doanh nghiệp
mà thay vào đó là tìm cách vớt vát sô tiền của mình thông qua thủ tục đòi nợ dân sự.
Bên cạnh đó, trong luật Phá sản năm 2014 quy định sau khi có quyết định mở thủ
tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải
chịu sự giám sát của thẩm phán và quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản34. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp vẫn được tiếp tục ký kết các hợp đồng và
thiết lập các mối quan hệ mới, như vậy việc xuất hiện các chủ nợ sau khi tòa án tuyên
bố mở thủ tục phá sản là điều không tránh khỏi. Các chủ nợ mới này thực chất chính
những chủ nợ xuất hiện trong quá trình nỗ lực phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Phá sản năm 2014 quy định chưa rõ ràng về địa vị pháp
lý của những chủ nợ mới cũng như chưa có cơ chế phù hợp trong quá trình giải quyết
phá sản doanh nghiệp để khuyến khích các đối tác tham gia vào hoạt động phục hồi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 68 Luật Phá sản 2014
thì thời điểm quyết định danh sách chủ nợ cuối cùng là 53 ngày kể từ ngày ra quyết

định mở thủ tục phá sản. Nhưng theo quy định của Luật này thì hoạt động của doanh
nghiệp vẫn tiếp tục đến khi có quyết định tuyên bố phá sản và thanh lý tài sản doanh
nghiệp của Tòa án có thẩm quyền. Như vậy, những chủ nợ mới có thể không có tên
trong danh sách chủ nợ và không được thanh toán các khoản nợ khi doanh nghiệp bị
tuyên bố phá sản. Bởi vì, theo quy định của Luật Phá sản thì muốn được thanh toán
các khoản nợ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản các chủ nợ phải có tên trong danh
sách chủ nợ đã được Tòa án có thẩm quyền niêm yết. Những quy định trên đã đưa
những phương án phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp chỉ mang tính chất hình thức
và không có tính khả thi vì nó hạn chế sự tham gia của các đối tác kinh doanh vào quá
trình này.
Ngoài ra, vai trò và quyền lực của tòa án tham gia vào quá trình phục hồi doanh
nghiệp chưa được đề cao. Vì những quyền quyết định quan trọng như thông qua hoặc
hủy bỏ phương án và kế hoạch phục hồi doanh nghiệp lại thuộc về các chủ nợ. Và các
chủ nợ thì lại thường có xu hướng không hợp tác mà muốn xóa sổ càng nhanh càng tốt
những doanh nghiệp là con nợ của mình. Còn vai trò của tòa án chủ yếu là thu thập
chứng cứ, tài liệu, giám sát hoạt động, đề nghị hoặc thay đổi quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý,… Những nhiệm vụ mang tính hỗ trợ nhiều hơn là định đoạt thủ tục
34

Điều 47, Luật phá sản 2014

24


phục hồi doanh nghiệp. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc phục hồi hoạt
động của doanh nghiệp hầu như không thể thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua.

25



×