Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Báo cáo thưc tập ngành Vận tải Logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.68 KB, 41 trang )

Mục Lục


DANH MỤC VIẾT TẮT
Cont: Container
OB/L: Ocean Bill of lading
MB/L: Master Bill of lading
D/O: Delivery order
EIR: Equipment Interchange Receipt
THC: Terminal Handling Charge
CIC: Container Imbalance Charge
DEM: Demurrage
DET: Detention

2


DANH MUC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Bảng 2.1: Kích thước và trọng lượng tiêu chuẩn của container
Hình ảnh 2.2: Container bách hóa
Hình ảnh 2.2: container hàng rời
Hình ảnh 2.3: Container chở hàng rời vượt quá kích thước
Hình ảnh 2.4: Container chuyên dụng
Hình ảnh 2.5: container lạnh
Hình ảnh 2.6: Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu
Sơ đồ 2.2: Quy trình nhập khẩu hàng nguyên công

3



LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước đang chuyển mình cùng với sự phát triển của thế giới, năm 2006 là năm đánh
dấu bước phát triển của nền kinh tế nước ta. Sự kiện gia nhập WTO đã tạo một bước ngoặt
mới cho nền kinh tế quốc gia, một năm đánh dấu những cơ hội cũng như là những thách
thức mới. Cùng quá trình toàn cầu, khu vực hóa, tự do thương mại, Việt Nam đã và đang hứa
hẹn nhiều cơ hội đầu tư mới cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do vậy, xuất nhập
khẩu là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, cũng như sự phát
triển của mỗi quốc gia nó đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Xuất khẩu
hàng hóa là một lĩnh vực góp phần tích lũy ngoại tệ, giúp việc lưu thông hàng hóa diễn ra
nhanh chóng, và góp phần tăng thêm mối quan hệ với các nước trên thế giới. Đồng thời phát
triển song song với xuất nhập khẩu đó chính là ngành Logistics, sự góp mặt của các công ty
Logistics góp phần khiến việc chuyền tải hàng hóa từ người bán đến người mua một cách
nhanh chóng giảm thiểu các chi phí gia tăng không mong muốn của các doanh nghiệp. Đối
với Việt Nam, hàng hóa cũng như nguyên vật liệu nhập vào ngày một lớn, đem lại cơ hội
nguồn thu cho những doanh nghiệp Logistics.
Kiến thức ở trường là vô cùng lớn và bổ ích, nhưng kiên thức thực tế của em lại không
có. Bởi vậy, quá trình thực tập là một quá trình vô cùng quan trọng, thiết thực giúp cho sinh
viên làm quen với môi trường doanh nghiệp, tiếp cận trực tiếp với ngành nghề đang theo
học, nâng cao kiến thức bản thân, là hành trang vững chắc cho sinh viên sau khi rời ghế nhà
trường.
Trong quá Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhà
trường, thầy cô hướng dẫn, lãnh đạo công ty Cổ phần thương mại Tiến Tuân, em đã nắm bắt
tương đối cụ thể và toàn diện về các lĩnh vực hoạt động của công ty. Qua đây, em xin trình
bày những hiểu biết của mình về hoạt động chính của công ty, đề tài “Tìm hiểu quy trình
giao nhận và khai báo hải quan hàng nhập nguyên công và tại công ty Cổ phần thương mại
Tiến Tuân”. Bài báo cáo của em gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần thương mại Tiến Tuân
4



Chương II: Nội dung về nhập khẩu hàng nguyên công
Chương II: Đánh giá và kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn Nhà trường, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần thương mại
Tiến Tuân đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập, em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Nha
Trang đã tận tình hướng dẫn giải đáp thắc mắc của em trong quá trình làm báo cáo thực tập.
Em xin cảm ơn!

5


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI TIẾN TUÂN
1.1. Thông tin về công ty:
Tên: Công ty Cổ phần thương mại Tiến Tuân
Địa chỉ: 265 Đường Bùi Thị Từ Nhiên, phường Đông Hải, Quận Hải An, Hải Phòng
Mã số thuế: 0200756871
Giấy phép số: 0103004699
Số điện thoại: +84 333 826457
Fax: +84 333 826638
1.1.1. Các lĩnh vực kinh doanh:
Xuất nhâp khẩu hàng hóa:
Các mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu công ty tham gia tác nghiệp,vận chuyển
- Hàng thiết bị máy móc : Hải Phòng-Thái Nguyên, Hà Nội
- Hàng may mặc :Hải Phòng –Nam Định,Bắc Ninh..
- Hàng thực phẩm đông lạnh : Hải phòng-Cao Bằng-Móng Cái-Tà Nùng-Lạng Sơn,
Chi Ma..
- Hàng Săm lốp ,thiết bị phụ tùng ô tô…
- Một số ngành nghề kinh doanh khác như trong đăng ký kinh doanh:
- Các khách hàng lớn của công ty: Cty dệt may Nam Định, Bắc Ninh, nhà máy Thủy
sản Hại Long, công ty xuất nhập khẩu hải sản BMV, công ty Cao Su Sao vàng…

Ngành nghề kinh doanh khác: Nhận làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, Vận tải hành
khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt), Kho bãi và lưu giữ
hàng hóa, Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ, Bốc xếp
hàng hóa, Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải,…
6


1.1.2. Cơ cấu tổ chức:

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG
LOGISTICS

BỘ PHẬN CHỨNG
TỪ

BỘ PHẬN KHAI
HẢI QUAN

BỘ PHẬN CHẠY
LỆNH

BỘ PHẬN VẬN
TẢI

LÁI XE
CONTAINER

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
1.1.3. Nguồn nhân lực:
Số lượng nhân viên văn phòng: 8 người (Mức lương: 5-7 triệu/người/tháng)
Phòng kế toán: 2 người
Phòng kinh doanh: 1 người
Phòng logsitics:
_ Bộ phận chứng từ: 1 người
_ Bộ phận chạy lệnh: 5 người
_ Bộ phận khai hải quan: 2 người
_ Bộ phận vận tải: 1 người
_ Lái xe container: 7 người (Mức lương: 6-9 triệu/người/tháng)
7


1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Tài sản cố định công ty :
- 7 xe đầu kéo
3 xe đầu kéo Trung quốc, trọng tải 34 tấn/xe ( CAMC ): trị giá 3,2 tỷ vnđ
4 xe đầu kéo Mỹ, trọng tải 32 tấn ( xe Ngao sản xuất năm 2003, 2005, 2006 ):trị giá 4,6
tỷ vnđ.
- Mặt bằng bãi xe đỗ : Bãi xe Hà Anh, Hải phòng
- Các thiết bị như máy tính, máy photo,v.v..: 300 triệu
- Văn phòng đi thuê
- Doanh thu bình quân của công ty từ hoạt động sản xuất kinh doanh: 1,5 tỷ/tháng
- Lợi nhuận bình quân : 300-400 triệu tháng.
- Thời hạn được khách hàng thanh toán 2 tháng sau khi gửi bảng kê thanh toán công nợ
1.2. Điểm mạnh của công ty

- Phục vụ nhiều khách hàng tiềm năng với đủ loại mặt hàng, nguồn hàng, số lượng, quy
mô từ nhỏ đến lớn.
- Đội xe hùng hậu là thu nhập chính của cty ,năng lực cạnh tranh tốt.
- Tài sản cố định của công ty là các xe đầu kéo sản xuất tại Mỹ, nên tính thanh khoản
cao.
- Những lợi ích mà container đem lại ngày một to lớn hơn nhờ sự an toàn khi vận
chuyển, giảm thiểu được chi phí đóng gói không cần thiết, từ đó có thể vận chuyển dễ dàng
và nhanh chóng hơn.
- Cùng với sự phát triển cao của dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ vận tải đa phương
thức v.v.. dịch vụ logistics đã chứng minh được những ưu điểm nổi trội của mình và những
lợi ích đó có thể khiến cho khách hàng hoàn toàn yên tâm và thỏa mãn về sự phong phú và
tính hiệu quả của dịch vụ.

8


- Với đội ngủ nhân viên năng động, nhiều kinh nghiệm, và chiến lược về dịch vụ vận
tải và giao nhận làm cho công ty ngày càng phát triển và đạt doanh thu cao.
1.3. Điểm yếu của công ty
- Khi ký hợp đồng với khách hàng, đặc biệt là các danh mục hàng hóa xuất khẩu và
nhập khẩu, công ty ủy thác - hay thuê lại cty khác làm dịch vụ cho mình để làm thủ tục mở
tờ khai hải quan, thông quan hàng hóa.
- Vì tài sản và doanh thu chính của công ty phụ thuộc vào đội xe nên doanh thu và lợi
nhuận phụ thuộc nhiều vào yếu tố và biến động xăng dầu.
- So với các công ty vận tải biển tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới thì nguồn vốn
của Tiến Tuân là vô cùng bé. Điều này hạn chế nhiều khả năng phát triển và đầu tư và mở
rộng thị trường vận tải ra thị trường thế giới của công ty.
- Thị trường kinh doanh hẹp, chưa đa dạng về tuyến vận tải.
- Chất lượng vận tải cần được quan tâm hơn nữa để giảm thiểu hư hỏng ở các vỏ
container vận tải quốc tế.


9


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG NGUYÊN
CÔNG
2.1. Cơ sở lý luận về giao nhận hàng nguyên công nhập khẩu và quy trình khai
báo hải quan nhập khẩu hàng nguyên công
2.1.1. Định nghĩa giao nhận hàng nguyên công( FCL )
Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa, có khái niệm FCL – Full Container Load,
có nghĩa là vận chuyển nguyên container và người gửi hàng có đủ hàng, hàng hóa đồng nhất
để xếp đầy trong một container hoặc nhiều container. Khi đó người gửi hàng sẽ thuê một hay
nhiều container để xếp hàng.
Khác với hàng LCL, container hàng FCL sẽ đi thẳng tới cảng đích được ghi trên vận
đơn do thuộc sở hữu của cùng một người nhận hàng, vì thế tránh được việc phải xếp dỡ hàng
ra, vào container nhiều lần, giảm thiểu rủi ro tổn thất hàng cũng như thời gian vận chuyển.
2.1.2. Người giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
2.1.2.1 Khái niệm và địa vị pháp lý
Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế công
nhận. Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người giao nhận là người lo toan
để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy
thác mà bản thân anh ta không phải người vận tải”. Trong thương mại quốc tế, việc dịch
chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương
thức vận tải với các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy
xuất hiện người giao nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các phương
thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý
và giảm thiểu chi phí.

10



Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì người giao nhận hàng hóa được
định nghĩa là thương nhân có giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
2.1.2.2 Phạm vi dịch vụ của người giao nhận
a) Đại diện cho nhà xuất khẩu
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người xuất
khẩu) những công việc sau:
- Lựa chọn tuyến đường vận tải.
- Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải
- Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (như: biên lai nhận hàng the Forwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the Forwarder Certificate of
Transport).
- Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của chính
phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả các quốc
gia chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết.
- Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao cho người giao
nhận).
- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá(nếu được yêu
cầu).
- Chuẩn bị kho bảo quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần).
- Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải
quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải.
- Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu.
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ với người
vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
- Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có).
11


- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát hay tổn
thất của hàng hoá.

b) Đại diện cho nhà nhập khẩu
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
nhập khẩu) những công việc sau:
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu chịu trách
nhiệm về chi phí vận chuyển.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá.
- Nhận hàng từ người vận tải.
- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí khác
liên quan.
- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).
- Giao hàng hoá cho người nhập khẩu.
- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của hàng
hoá.
2.1.2.3 Vai trò của người giao nhận
Từ trước đến nay các “Forwarders” vẫn được coi như những người trung gian
trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Nhiều người cho rằng sự tồn tại của nghề
này sẽ không còn được bao lâu nữa bởi lẽ công nghệ thông tin trên mạng toàn cầu đã phát
triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến, các chủ hàng có thể giao dịch trực tiếp với các nhà vận
chuyển lớn.
Tuy nhiên, nhận định như vậy còn quá sớm vì người giao nhận vẫn đóng vai trò rất
quan trọng. Họ là người điều phối làm sao đề toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa được
thông suốt. Chúng ta biết thương mại điện tử là rất tốt, nhưng người ta vẫn phải cần một ai
đó thực hiện giao nhận món hàng. Các nhà cung cấp hàng hóa đôi khi cũng có thể chấp nhận
vận chuyển một container đẩy hàng của họ cho một khách hàng nào đó.Nhưng nếu một

12


container lại chứa hàng của rất nhiều người mua thì có lẽ chẳng ai khác ngoài người giao
nhận có thể đưa chúng đến tay người tiêu dùng. Có thể nói, người giao nhận đóng vai trò rất

quan trọng trong thương mại quốc tế.
2.1.2.4 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận.
a) Quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận
Ðiều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau
đây:
- Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng
thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng
không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
b) Trách nhiệm của người giao nhận.
Khi là đại lý của chủ hàng
Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
- Giao hàng không đúng chỉ dẫn
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
- Chở hàng đến sai nơi quy định
- Giao hàng cho người không phải là người nhận

13


- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
- Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành
vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác...nếu anh ta
chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn”
(Standard Trading Conditions) của mình.
Khi là người chuyên chở (principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập,
nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên
chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành
vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do
luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền
theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta
tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà
còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác,
cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting
carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu
kho, bốc xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên
chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người
giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người
chuyên chở.

14


Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng
thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những
mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:

- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng.
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mức khoản lợi đáng lẽ khách
hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.
2.1.3. Các chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu
2.1.3.1. Vận đơn (Bill of lading-B/L)
Có 2 loại:
-

Vận đơn người chuyên chở: Ocean Bill of lading (OB/L) hoặc Master Bill of lading (MB/L)
là vận đơn mà hãng tàu ở nước ngoài cấp cho đại lý giao nhận chứng nhận thưc sự đã xếp
hàng lên tàu và được vận chuyển về Việt Nam.
Nội dung bao gồm:
+ Tên người gửi hàng (shipper)
+ Tên người nhận hàng (consignee)
+ Tên người thông báo ( Notify party) có thể là tên của chủ hàng thực sự, của đại lý
giao nhận,hoặc của ngân hàng
+ Cảng xếp, cảng dỡ, tên tàu, số hiệu tàu,...
+ Mô tả chi tiết về hàng hóa bao gồm: tên hàng, khối lượng, thể tích,..

15


- Vận đơn của người giao nhận (House Bill of lading): là vận đơn của forwarder phát
hành cho shipper khi khách hàng shipper không yêu cầu lấy vận đơn của hãng tàu.
Nội dung bao gồm:
+ Tên người gửi hàng ( shipper): Bên xuất khẩu ( công ty,nhà máy..)

+ Tên người nhận hàng ( consignee): Bên nhập khẩu( công ty,nhà máy..)
+ Tên người thông báo (Notify party)
+ Cảng xếp, cảng dỡ, tên tàu, số hiệu tàu,...
+ Mô tả chi tiết về hàng hóa bao gồm: tên hàng, khối lượng, thể tích,.
2.1.3.2. Giấy báo hàng đến :
Là giấy do hãng tàu hoặc đại lý Forwarder phát cho người nhập khẩu trước 1 -2 ngày
tàu cập cảng nhằm thông báo lô hàng với các nội dung cụ thể như: ngày tàu đến, đi, số hiệu
và số chuyến của tàu, cảng dời, cảng xếp,...
2.1.3.3. Lệnh giao hàng ( Delivery Order – D/O)
Do người chuyên chở hoặc đại lý của họ ký phát với mục đích hướng dẫn (yêu cầu)
cảng hoặc bộ phận quản lý hàng hoá chuyển giao quyền cầm giữ hàng hoá cho bên được
định danh (giao hàng cho người nhập khẩu).
Lệnh giao hàng được người chuyên chở ký phát sau khi người nhận hàng xuất trình vận
đơn hợp lệ và thanh toán đủ những khoản chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hoá như
tiền cước (nếu cước chưa trả), phí lưu container quá hạn (nếu có). Lệnh giao hàng gồm
những nội dung chính sau đây:
- Tên tàu và hành trình
- Tên người nhận hàng
- Cảng dỡ hàng
- Kí mã hiệu hàng hoá
- Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá

16


- Lệnh giao hàng phải được ký hậu đúng cách (hợp lệ) bởi người vận chuyển hoặc đại
lý của họ.
2.1.4. Những hiểu biết chung về container
2.1.3.1 Khái niệm container
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container) là một công

cụ vận tải có những đặc điểm sau:
- Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại;
- Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải,
mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;
- Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một
phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác;
- Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container;
- Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối).
Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container tiêu chuẩn quốc tế (ISO container), đó là
những container hàng hóa (như nêu trên) tuân theo tất cả các tiêu chuẩn ISO liên quan về
container đang có hiệu lực tại thời điểm sản xuất container.
2.1.3.2 Kích thước container
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), kích thước và trọng lượng container tiêu chuẩn 20’
và 40’ như bảng dưới đây.
Kích thước

Cont 20’ thường
(20DC)
Hệ
anh

B
ên
ngoài

Cont 40’ thường
(40DC)

Hệ
mét


Hệ
Anh

Cont 40’ cao
(40HC)

Hệ
mét

Hệ
Anh



20’

40’

40’

Rộ

8’

8’

8’

Ca


8’6’’

8’6’’

9’6’’

i
ng

17

Hệ
mét


o
B
ên
trong
(tối
thiếu)



5,86

i

11,9


7m
Rộ

98 m
2,33

ng

98 m
2,33

0m
cao

11,9

0m
2,35

2,33
0m

2,35

0m

0m

Trọng lượng

52,9
24.0
67,2
30.4
67,2
toàn bộ (hàng & 90 Ib
00 kg
00 Ib
80 kg
00 Ib
vỏ)
Bảng 2.1: Kích thước và trọng lượng tiêu chuẩn của container

2,35
0m
30.4
80 kg

(Nguồn: www.container-transportation.com)
Tiêu chuẩn này cũng chấp nhận rằng tại một số quốc gia, có thể có các giới hạn về mặt
pháp luật đối với chiều cao và tải trọng đối với container.
Chẳng hạn tại Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam mà Cục Đăng kiểm Việt Nam áp dụng là
TCVN 6273:2003 – “Quy phạm chế tạo và chứng nhận container vận chuyển bằng đường
biển”, trong đó quy định tải trọng toàn bộ cho container 20’ tối đa là 20,32 tấn (nhỏ hơn tiêu
chuẩn quốc tế nêu trên).
Trên thực tế, hàng đóng container tại Việt Nam chạy tuyến nội địa thường quá tải khá
nhiều. Nhiều chủ hàng có thể đóng trên 25 tấn đối với container 20' và trên 28 tấn đối với
container 40'.
2.1.3.3 Phân loại container
Theo CODE R688 – 21968 của ISO,phân loại theo mục đích sử dụng, container đường

biển bao gồm 7 loại chính như sau:
1. Container bách hóa
Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là
container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC).
Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.

18


Hình ảnh 2.2: Container bách hóa
( )
2. Container hàng rời (Bulk container/Bulker freight container)
Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót
từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh
(discharge hatch).
Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với
container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng. Tiện lợi của kiểu container
này là tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng vào và dỡ hàng ra, nhưng cũng có điểm bất lợi là
trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước
cho container vì nếu nắp nhồi hàng và nhỏ quá thì sẽ gây khó khăn trong việc xếp hàng có
thứ tự.

19


Hình ảnh 2.2: container hàng rời
( )
– Container chở hàng rời, máy móc vượt quá kích thước lọt lòng của container, loại
container này thường được mở bửng hai bên vách để xuống hàng nhanh khi chở hàng rời,
mở nóc để nhập hàng rời từ phía trên container.


20


Hình ảnh 2.3: Container chở hàng rời vượt quá kích thước
( )
3. Container chuyên dụng (Named cargo containers)
Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súc vật sống...
- Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần vách
với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều
cao xe. (Hiện nay, người ta vẫn chở ô tô trong container bách hóa khá phổ biến)

21


Hình ảnh 2.4: Container chuyên dụng
( )
- Container chở súc vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc hoặc vách mặt
trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi dọn
vệ sinh.
4. Container bảo ôn (Thermal container)
Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong
container ở mức nhất định.
Ách và mái loại này thường bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc
chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống
không có hàng trên sàn.
Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế thường gặp
container lạnh (refer container)

22



Hình ảnh 2.5: container lạnh
( )
5. Container hở mái (open – top container)
Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua
mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Loại
container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài
6. Container mặt bằng (Platform container)
Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên
dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…
Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố
định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời.
7. Container bồn ( Tank Container)
Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng
để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn
(manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng
của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.
2.1.4. Quy trình khai báo hải quan nhập khẩu hàng nguyên công:

23


Khi sử dụng phần mêm ECUS5-VNACCS để khai báo cần làm những bước sau
Bước 1: Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu
Ở đây sẽ nhập các dữ liệu về loại hình khai báo, mã hải quan khai báo…, lưu ý các tiêu
chí có dấu (*) màu đỏ là bắt buộc nhập, các ô màu xám là chỉ tiêu thông tin do hệ thống tự
động trả về hoặc chương trình tự tính, doanh nghiệp không cần nhập vào những chỉ tiêu này.

Hình ảnh 2.6: Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu

Bước 2: Khai trước thông tin tờ khai ( IDA )
Sau khi đã nhập xong thông tin cho tờ khai, bạn ghi lại và chọn mã nghiệp vụ “2. Khai
trước thông tin tờ khai (IDA)” để gửi thông tin

24


Bước 3: Đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan ( IDC)
Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai và kiểm tra đúng thông tin
hệ thống trả về, người khai tiến hành đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan, chọn
mã nghiệp vụ “3. Khai chính thức tờ khai (IDC)”
Khai báo thành công tờ khai này sẽ được đưa vào tiến hành các thủ tục thông quan
hàng hóa.
Bước 4: : In tờ khai và các chứng từ khác
Phần in này chỉ để doanh nghiệp tham khảo, các bản in chính thức sẽ do cán bộ Hải
quan tiếp nhận tờ khai In, đóng dấu xác nhận, ký, đóng dấu công chức và giao cho người
khai. Sau khi nhận được các kết quả xác nhận tờ khai được chấp nhận thông quan, người
khai có thể xem lại và in các bản in.
Bước 5: Sửa tờ khai đã đăng ký
Đối với tờ khai được phân luồng Vàng, Đỏ mà chưa được cơ quan Hải quan xử lý
(chưa thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE), người khai có thể tiến hành gọi thông tin tờ khai về
để khai báo 41 sửa đổi bổ sung nếu cần thiết bằng cách sử dụng các nghiệp vụ từ mục 5.1
đến 5.4 trên danh sách mã nghiệp vụ.
Tờ khai là luồng Xanh hoặc đã được xử lý của cơ quan Hải quan thì không thể dùng
các nghiệp vụ này để sửa mà người khai phải sử dụng :
+ Nghiệp vụ AMA: để khai sửa đổi, bổ sung về thuế và các thông tin cho dòng hàng,
để sử dụng nghiệp vụ này, bạn vào tab “Kết quả xử lý tờ khai” chọn nghiệp vụ “Đăng ký bổ
sung thay đổi thuế AMA” hoặc vào menu “Tờ khai xuất nhập khẩu” và chọn mục “ Khai bổ
sung”:


25


×