Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm dạy kỹ năng thuyết trình đa phương tiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.96 MB, 13 trang )

I. Đặt vấn đề :
1. Mục tiêu :
Từ trước đến nay, việc học tập tin học vẫn theo một lối học truyền thống, kỹ
năng đạt được khi học tin học chỉ bao gồm lý thuyết và thực hành. Làm thế nào để
học sinh học tin học có thể nắm bắt được kiến thức nhanh hơn, thực hành nhanh
nhạy và quan trọng hơn hết là đạt được nhiều kỹ năng hơn cách học truyền
thống.Thuyết trình đa phương tiện là chương trình mà tôi mạnh dạn đưa vào giảng
dạy ở cấp tiểu học với mong muốn sẽ đạt được nhiều kết quả trong chương trình
dạy tin học cho học sinh tiểu học:
1. Về người học : đạt được nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông,v.v…
2. Về người dạy : đánh giá được sự vượt trội về năng lực của một số cá nhân
học sinh. Rèn luyện thêm cho học sinh các kỹ năng có ích cho cuộc sống,
sinh hoạt và học tập.
2. Cơ sở lí luận :
Hiện nay, việc học tập tin học ngày càng được quan tâm, các chương trình
học tin học cũng được cải tiến để phù hợp với trình độ chung của các nước phát
triển. Việc áp dụng nhiều phương pháp vào việc dạy tin học là một điều cần thiết và
khả quan bởi khả năng tiếp thu về kiến thức và công nghệ của học sinh tiểu học
ngày nay rất nhạy bén do được tiếp xúc với máy tính và công nghệ từ rất sớm.Học
sinh không còn học tin học theo lối mòn : thầy hướng dẫn, trò làm theo mà việc học
tin học được áp dụng nhiều phương pháp, chương trình, và kỹ năng mới để đạt
được sự hiệu quả cho người học.
Trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, con người dần
bỏ qua các phương thức giao tiếp thông thường, truyền thống; thay vào đó là việc
sử dụng các phương tiện hiện đại giao tiếp, thể hiện ý tưởng, trình bày, giải thích
một vấn đề. Đó là lý do mà thuyết trình đa phương tiện là một mục tiêu và thách
thức mà các nhà giáo dục đang hướng đến. Thuyết trình đa phương tiện không
hiếm gặp đối với học sinh THCS và THPT nhưng đối với cấp tiểu học thì đó là một
điều quá mới mẻ và là một thách thức lớn. Nhận thấy tầm quan trọng của thuyết
trình đa phương tiện nên từ năm 2013, tôi đã mạnh dạn đưa chương trình dạy học


này vào chương trình dạy học tin học ở trường dưới dạng một bài tập lớn cho học
sinh khối 5
II. Thực trạng :
1. Thực trạng việc học tin học hiện nay
- Hiện có nhiều phương pháp để truyền đạt kiến thức trong một tiết dạy nhưng
nhận định chung vẫn là giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hành theo và
những gì học sinh đạt được trong những năm học chỉ là kiến thức trong sách
và kỹ năng thực hành do giáo viên hướng dẫn
1


-

Hình ảnh học sinh thực hành trên máy tính trong 1 tiết học.
2. Nhược điểm áp dụng các chương trình học truyền thống
2


- Khó nhận ra những học sinh có năng lực đặc biệt để bồi dưỡng do chương
trình gói gọn trong việc học và thực hành căn bản, chỉ có thể nhận ra những
học sinh vượt trội hơn các học sinh khác ở mảng thực hành.
- Học sinh học tập theo mô hình cá nhân, mỗi học sinh là một máy tính hoạt
động độc lập, không có sự tương tác lẫn nhau.
- Theo tinh thần của thông tư 30 và mới nhất là thông tư 22, việc đánh giá học
sinh tiểu học dựa trên nhiều tiêu chí như năng lực, phẩm chất và học tập. Để
đánh giá được các tiêu chí đó, giáo viên cần áp dụng nhiều phương pháp vào
trong giảng dạy nhằm mục tiêu nhận xét được những tiêu chí đó.
III. Giải quyết vấn đề :
a. Nội dung giảng dạy Thuyết trình đa phuong tiện
Chương trình giảng dạy “Thuyết trình đa phương tiện” được đưa vào chương

trình dạy dưới dạng một bài tập lớn với các nội dung như sau
- Học sinh được phép lựa chọn để thực hiện các đề tài : Khoa học, lịch sử, địa
lý, sau khi chọn đề tài, học sinh tiến hành chọn chủ đề cụ thể để thực hiện.
- Việc thực hiện chủ đề được chia theo nhóm học sinh : ít nhất 2 học sinh và
nhiều nhất 4 học sinh.
- Các học sinh trong nhóm chọn ra nhóm trưởng để chịu trách nhiệm phân
công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm dựa trên năng lực và tính
cách, các thành viên còn lại theo sự phân công mà thực hiện nhiệm vụ được
giao.
- Việc thực hiện đề tài được thực hiện trên chương trình Powerpoint và các
thành viên trong nhóm sẽ lần lượt lên thuyết trình trước lớp theo nội dung
mình được phân công khi hoàn thành xong đề tài của nhóm
b. Các kỹ năng đạt được trong chương trình học
- Việc thực hiện chương trình Thuyết trình đa phương tiện cần thiết các kỹ
năng sau đây : kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo và phân công công
việc, kỹ năng thực hành, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng thuyết trình tự
tin trước đám đông, kỹ năng sử dụng Internet.
- Ngoài ra khi thực hiện học sinh còn thể hiện tính đoàn kết, tự giác làm việc,
tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao
c. Các phương tiện được sử dụng trong chương trình dạy
Ngoài máy tính, học sinh học cách sử dụng bảng tương tác hoặc máy chiếu,
Remote
điều
khiển
máy
chiếu,
3


chương trình PowerPoint, chương trình chỉnh sửa hình ảnh, chương trình chỉnh sửa

video, ứng dụng làm việc nhóm trực tuyến Padlet.
d. Thực tế áp dụng vào giảng dạy
 Các chương trình được sử dụng

PowePoint 2010

4


Chỉnh sửa hình ảnh trong Powerpoint

Chỉnh sửa hình ảnh bằng chương trình Fotor

5


Chỉnh sửa video trong Powerpoint

Chỉnh sửa video bằng chương trình Windows Movie Maker

6


Chương trình làm việc nhóm trực tuyến
 Một số hoạt động Thuyết trình đa phương tiện

Từng thành viên trong nhóm sẽ lên thuyết trình phần mình được phân công

7



Trình bày nội dung đã tìm hiểu được

Giải thích được những điểm thắc mắc của các bạn trong nội dung trình bày

8


Tự tin thể hiện khả năng thuyết trình

Cùng làm việc nhóm

9


Trình bày sản phẩm của nhóm mình

Bước chuẩn bị để có bài thuyết trình hay và sinh động
 Một số đề tài thuyết trình của học sinh
10


11


 Link Video các bài thuyết trình của học sinh
Bit.ly/thuyettrinhdaphuongtien
IV. Những mặt tích cực và hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm :
1. Mặt tích cực :


- Học sinh học được nhiều kỹ năng bổ ích, bổ sung thêm kiến thức sử dụng
các chương trình đa phương tiện.
- Thể hiện được tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm, biết phân công, tự giác
thực hiện.
- Tự tin thể hiện quan điểm, kiến thức của mình trước tập thể.
- Giáo viên đánh giá được năng lực vượt trội của đa số học sinh.
- Tạo không khí sôi nổi cho học sinh có hứng thú học tập
- Không hạn chế thời gian, không gian, học sinh có thể làm việc nhóm ngay cả
khi ở nhà và lúc rảnh rỗi.
2. Mặt hạn chế :
- Một số học sinh không theo sự phân công của nhóm hoặc năng lực hạn chế.
12


V. Những bài học kinh nghiệm :
- Việc ứng dụng hiệu quả các chương trình hỗ trợ cho việc thuyết trình đa
phương tiện giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn, học sinh chủ động
hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu, biết đọc, tra cứu, sàn lọc tài liệu phục
vụ cho việc học và trình bày trước lớp. Ngoài ra giúp các em tự tin hơn trong
việc thể hiện bản thân khi trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể
- Phản ứng từ học sinh : học sinh tích cực hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ
học tập, tự giác làm tròn vai trò của mình trong nhóm.
- Năng lực học tập : đánh giá được những học sinh có năng lực vượt trội đồng
thời giúp đỡ cho những học sinh hạn chế về năng lực, giúp các em hòa đồng,
cùng thực hiện với các bạn trong lớp
*Kết luận chung :
- Sáng kiến kinh nghiệm là kết quả của việc đúc kết sau những đợt tập huấn do
Sở GD, Phòng GD tổ chức, là người được đi tập huấn, thường xuyên làm
việc nhóm và trình bày trước tập thể đã giúp tôi rất nhiều trong công tác tự
học và ứng dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của mình truyền đạt lại cho

học sinh.
- Việc thực hiện mô hình thuyết trình đa phương tiện tạo không khí học tập sôi
nổi hơn, hiệu quả hơn. Học sinh không chỉ gắn bó hơn sau khi thực hiện đề
tài mà còn đạt được nhiều kỹ năng có ích cho việc học tập của mình.
- Sự tự tin, năng động, ý thức tự giác, đoàn kết, khả năng trình bày tự tin là
những gì học sinh đạt được sau khi học chương trình thuyết trình đa phương
tiện.
Người thực hiện

Lê Mai Quang Thế

13



×