Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh thái nguyên trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ LAN

VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ LAN

VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã ngành: 60220313

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ



Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận văn là trung thực, chưa từng được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và
sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện để tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, người thầy
đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau đại
học - trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Trung tâm

lưu trữ Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ huy Quân sự Tỉnh Thái Nguyên
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viện,
khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii

/>

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan ..........................................................................................................i
Lời cảm ơn .............................................................................................................ii
Mục lục .................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài ................................... 4
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu....................................................... 5
5. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 5

6. Kết cấu luận văn:........................................................................................... 5
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ VĂN
PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH.............................................................. 6
1.1 Mảnh đất và con người Thái Nguyên ......................................................... 6
1.2 Sự hình thành của Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên................................
13
1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND tỉnh. ..................... 21
Chương 2. VĂN PHÒNG ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI
NGUYÊN THỜI KỲ SAU NGÀY HÒA BÌNH LẬP LẠI ( 1954-1965)..... 27
2.1 Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh thời kỳ khôi phục, cải tạo xây
dựng kinh tế, xã hội và chống địch cưỡng ép di cư (1954 – 1960) ................ 27
2.2 Văn Phòng Ủy ban Hành chính tỉnh phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo thực
hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965)............................. 38
Chương 3. VĂN PHÒNG ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC THÁI
TRONG THỜI KỲ TRỰC TIẾP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1965- 1975) ...
51
3.1 Văn phòng ủy ban Hành chính tỉnh phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo vừa giữ
vững phát triển sản xuất, vừa trực tiếp phục vụ chiến đấu chống cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

iii

/>

chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968). ................... 51

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


iii

tnu.edu.vn/


3.2 Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh phục vụ nhiệm vụ động viên tuyển
quân chi viện chiến trường , tiếp tục khôi phục kinh tế xã hội (1968 – 1972).....
62
3.3 Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh trực tiếp phục vụ chiến đấu chống
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ và đánh thắng hoàn
toàn giặc Mỹ xâm lược (1972- 1975).............................................................. 70
KẾT LUẬN........................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 83
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 86

Số hóa bởi Trung tâm
Học

liệu

iv

tnu.edu.vn/


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thái Nguyên - Thủ đô gió ngàn, chiến khu Việt Bắc, nơi đã diễn ra rất
nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Mảnh đất vùng Đông Bắc này của
Tổ quốc còn từng là nơi làm cho rất nhiều kẻ thù phải run sợ, chùn bước trước

thành luỹ hiên ngang, bất khuất của chiến khu Việt Bắc. Đây cũng là nơi sản
sinh ra những mẻ gang thép đầu tiên cho nền công nghiệp trẻ của đất nước Việt
Nam Xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
ra đời đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn sau mười lăm năm ra đời của
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cũng từ đó, chính quyền cách mạng đã được
thành lập ở nhiều địa phương trong cả nước. Cùng với bối cảnh chung của
đất nước, chính quyền cách mạng tỉnh Thái Nguyên (Uỷ ban nhân dân Cách
mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên) cũng được ra đời ngày 28/8/1945. Kể từ
đó, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái
Nguyên đã trực tiếp chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh vượt qua muôn
vàn khó khăn thử thách để hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ đươc giao, góp
phần xứng đáng vào thắng lợi chung của tỉnh trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954) và đế quốc Mĩ (1954 – 1975) xâm lược.
Trong thắng lợi chung đó có sự góp sức vô cùng quan trọng của bộ máy Văn
phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, đó là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Uỷ
ban Nhân dân thực hiện các hoạt động chung.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại của dân tộc, V ăn phòng đã
thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong công tác phục vụ nhiệm vụ
khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đặc biệt là nhiệm vụ trực
tiếp chống đế quốc Mĩ mở rộng đánh phá Miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển, Văn phòng Uỷ ban Nhân
dân tỉnh cũng đã diễn ra rất nhiều những biến đổi thăng trầm cùng lịch sử đất

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

1

tnu.edu.vn/



nước, đã góp sức mình vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển nước nhà,
đó là sự đóng góp vô cùng to lớn, có khi phải đổ cả máu để làm nên những
thắng lợi vẻ vang ngày hôm nay. Việc nghiên cứu đề tài này còn nhằm làm rõ
hơn truyền thống lịch sử, văn hoá của Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, từ đó
còn nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, phát huy lòng
tự hào trong đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác văn phòng. Một số nội
dung của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy lịch
sử của nghành, địa phương.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Văn phòng Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ ( 1954 – 1975)”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày 28/8/ 1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tuyên cáo trước quốc dân đồng
bào và toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới. Cũng
trong thời gian đó, một cơ quan đầu não giúp việc cho Chính phủ lâm thời và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thành lập. Do lúc bấy giờ, chính quyền Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa chưa ổn định, áp l ực về ngoại xâm rất lớn, nên tổ
chức cũng như nhân sự của cơ quan này được giữ bí mật . Đến ngày 26/
7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới ra Lệnh số 18 -LCT công bố Luật Tổ
chức Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó chính
thức thành lập Văn phòng Phủ Thủ tướng- cơ quan tham mưu giúp việc cho
Chính phủ. Kể từ khi ra đời, Văn phòng chính là cánh tay đắc lực giúp cho
lãnh đạo có thể chỉ đạo sâu sát mọi công việc trong cơ quan.
Kể từ khi ra đời, với vai trò quan trọng, lĩnh vực Văn phòng cũng đã được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đề cập đến trong các cuộc hội thảo, hay
trong các bài viết, các tác phẩm của mình.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Quản trị Văn phòng - Lí luận và thực tiễn”,

nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, PGS.TS Đào Xuân Chúc đã đề cập đến


một số ván đề cơ bản của văn phòng như những quan niệm về văn phòng, các
chức năng, nhiệm vụ cơ bản của văn phòng. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến
tàm quan trọng và sự hiện diện của công việc văn phòng ở khắp mọi nơi trong
các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp.
Cuốn Giáo trình “ Quản trị Văn phòng”, NXB Đại học kinh tế Quản
trị, 2012 cũng đã đề cập đến các vấn đề chung của văn phòng và tổ chức văn
phòng, các nhiệm vụ cơ bản của văn phòng như tổ chức công tác thông tin của
văn phòng, quản lí thời gian làm việc, tổ chức tiếp khách, hội họp, hội nghị…
Ngoài những vấn đề cơ bản của Văn phòng được đề cập ở trên, thì Văn
phòng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng trong bộ máy của Bộ. Tác phẩm “ Tổ chức và Hoạt động của
Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” của tác giả Văn
Tất Thu, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội 2011, tác giả đã đi sâu phân
tích các cơ sở lí luận, kinh nghiệm thực tiễn và thực trạng về vị trí, vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ. Trong tác phẩm này, tác giả cũng phân tích cơ sở khoa học tổ chức bộ
máy, nguồn nhân lực của những cơ quan này, đồng thời đề xuất một số giải
pháp để đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, tuyển dụng, bố trí, sử
dụng nguồn nhân lực của những cơ quan này. Nhìn chung thì đây được coi là
cuốn sách chuyên khảo được tác giả biên soạn trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu khoa học và kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều năm làm công tác văn phòng
nên mang tính rất thực tế.
Tác giả Nguyễn Hữu Tri cũng có nhiều công trình nghiên cứu trong
lĩnh vực Văn phòng và Quản trị Văn phòng, đặc biệt trong cuốn sách “ Quản trị
Văn phòng”, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 2005, tác giả đề cập đến các
khái luận về Văn phòng và Quản trị Văn phòng, cơ cấu tổ chức của Văn phòng,
đồng thời phân tích, đánh giá về các hoạt động của công tác Văn phòng.



Hầu hết các công trình đều chủ yếu tìm hiểu về lĩnh vực Văn phòng một
cách chung nhất, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về Văn
phòng trong hoạt động kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Cho nên, việc
đi sâu tìm hiểu về những công việc mà Văn phòng Ủy ban nhân dân đã làm
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975) ở Thái Nguyên là hết
sức mới mẻ và cần thiết.
Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực Văn phòng của các
tác giả trên là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và quý giá để nghiên
cứu thêm, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động của văn phòng Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Thái Nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 1954, khi miền Bắc hoàn
toàn giải phóng, đi lên Chủ nghĩa xã hội đến năm 1975, khi đất nước ta đã đánh
bại được đế quốc Mĩ xâm lược, thống nhất nước nhà về một mối.
- Về không gian: Nghiên cứu những hoạt động của Văn phòng Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu, tìm hiểu về tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của
của Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
- Đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá về những công việc mà Văn phòng
Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã làm dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban
Nhân dân tỉnh.
- Rút ra được những bài học kinh nghiệm để vận dụng, làm tốt công tác
Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh trong thời kì thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng về Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.



4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài bao gồm: các
Văn kiện của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, Báo cáo của Uỷ ban hành chính
tỉnh Thái Nguyên, ngoài ra luận văn cũng kế thừa các nguồn tư liệu, các bài
viết liên quan đến đề tài của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng và Bộ chỉ huy quân
sự tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Ở từng chương của đề tài, tôi sử dụng việc kết hợp chặt chẽ nhiều
phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung chủ yếu vào các phương pháp như:
phương pháp điều tra, phân tích, chứng minh. Phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp logic.
5. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở hệ thống hoá các nguồn tài liệu, luận văn là công trình đầu
tiên trình bày một cách có hệ thống về công tác Văn phòng Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên
- Luận văn góp phần nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, đoàn thể, cán bộ và nhân dân trong tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ, tầm
quan trọng của công tác văn phòng Uỷ ban nhân dân
- Luận văn cũng cung cấp thêm nguồn tư liệu để phuc vụ quá trình tham
khảo của những cán bộ làm công tác văn phòng
6. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có 3
chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Thái Nguyên và Văn phòng Uỷ ban Nhân
dân tỉnh.
Chương 2: Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh Thái Nguyên sau ngày
hoà bình lập lại (1954 – 1965)

Chương 3: Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh Bắc Thái thời kì trực
tiếp chống Mĩ cứu nước ( 1965 – 1975)


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ
VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
1.1 Mảnh đất và con người Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du, nằm ở vùng tiếp giáp giữa
đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng rừng núi thượng du Bắc Kì.
Về vị trí đại lý, tỉnh Thái Nguyên nằm ở vị trí trung tâm của vùng chiến
lược phía bắc Sông Hồng trong toạ độ 21, 22 đến 22, 03 độ Vĩ Bắc, từ 105,28
đến 106,16 độ kinh Đông; phía bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp với
thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía tây Nam giáp tỉnh
Vĩnh Phúc, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn và phía đông nam giáp tỉnh Bắc
Giang. Tính đến năm 2006, Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là
3541,5km vuông, được chia thành 9 đơn vị đơn vị hành chính gồm thành phố
Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ yên, Đại Từ, Đồng
Hỷ, Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, với 180 xã, phường, thị trấn (trong đó có
122 xã, thị trấn thuộc khu vực miền núi, vùng cao) [29].
Về địa hình, tỉnh Thái Nguyên hình thành 3 vùng. Vùng núi phía tây và
tây bắc tỉnh gồm các huyện Đại Từ, Định Hoá và các xã phía tây Phú Lương là
vùng núi rừng bao la, trập trùng, ngóc ngách, vừa hiểm trở, vừa tạo thành các
khu ruộng nhỏ phì nhiêu nằm sâu kín và rải rác khắp vùng. Vùng núi phía đông
tỉnh gồm hai huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai, độ cao trung bình từ 500m đến
600m, địa hình phức tạp, hiểm trở với những khối núi đá vôi to lớn ở Thần Sa,
Thượng Nung, Nghinh Tường. Trong lòng núi đá vôi ở các huyện Võ Nhai và
Định Hoá có nhiều hang, hầm rộng, trong chiến tranh có thể làm kho chứa hàng
hoá, vũ khí, hoặc làm nơi trú quân.
Vùng trung du gồm các xã nam huyện Phú Lương, tây huyện Đồng Hỷ,

thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ Yên.


Vùng này đồi núi thấp xen với đồng bằng sông Cầu, sông Công. Về quân sự,
đặc điểm địa hình đó trong chiến tranh cho phép ta phát huy thế mạnh ba
vùng để hỗ trợ lẫn nhau, kết hợp tiến công và phòng ngự; trong thời bình
phát huy thế mạnh kinh tế 3 vùng để xây dựng tiềm lực kinh tế, quốc phòng
địa phương vững mạnh.
Khí hậu ở Thái Nguyên hình thành 3 vùng rõ rệt, vùng phía tây nóng và
mưa nhiều, vùng phía đông lạnh và ít mưa , vùng phía Nam có tính chất trung
gian chuyển tiếp giữa phía đông và phía tây. Khí hậu Thái Nguyên không khắc
nghiệt, sự phân hoá theo độ cao không lớn, mọi địa bàn trong tỉnh đều có hệ
sinh thái bảo đảm cho con người sinh sống và sản xuất.
Mạng lưới sông suối ở Thái Nguyên khá dày đặc và phân bố tương đối đều,
trong đó có hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ
chợ Đồn (Bắc Kạn), chảy theo hướng bắc đông nam qua các huyện Phú Lương,
Đồng Hỷ, Phú Bình, gặp với sông Công tại Phổ Yên. Hàng năm cung cấp nước
tưới cho hơn 24000 ha lúa hai vụ cho nhân dân huyện Phú Bình (Thái Nguyên)
và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang) với lượng nước bình quân là 2,28 tỉ m

3

nước/ năm. Sông Công bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa, chạy dọc
chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh, có khả
năng tưới tiêu cho khoảng 12.000 ha lúa hai vụ, màu, cây công nghiệp cho các
xã phía Đông Nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, và cung
cáp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
Với hệ thống sông ngòi khá nhiều tạo cho tỉnh Thái Nguyên có nguồn tài
nguyên nước dồi dào, rất thuận lợi cho việc canh tác trên các cánh đồng ruộng
phân tán và bảo đảm cho đời sồng sinh hoạt để xây dựng các khu căn cứ địa an

toàn, bí mật trong chiến tranh.
Về giao thông, Thái Nguyên có các tuyến đường bộ, đường sắt, đường
sông khá hoàn chỉnh. Về hệ thống đường bộ, Thái Nguyên có 3 tuyến quốc


lộ: Quốc lộ 3 chạy suốt theo chiều dài tỉnh Thái Nguyên từ Hà Nội qua Đa
Phúc (Phổ Yên) lên Thái Nguyên đi Bắc Kạn, Cao Bằng. Tuyến quốc lộ 1B
bắt đầu từ thành phố Thái Nguyên qua hai huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lên
Lạng Sơn rồi ra biên giới Việt – Trung. Quốc lộ 37 chạy từ Hiệp Hòa (Bắc
Giang) sang Thái Nguyên.
Ngoài ra Thái Nguyên còn có hệ thống đường sắt đi các tỉnh khá thuận
lợi. Tuyến Hà Nội – Quan Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội,
tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển
khoáng sản (chủ yếu là than), tuyến Lưu Xá (Thái Nguyên) - Kép (Bắc Giang) Uông Bí (Quảng Ninh) nối liền ba tỉnh với nhau tạo ra mối quan hệ thông
thương rất thuận tiện.
Về hệ thống đường thủy có hai tuyến chính là tuyến Đa Phúc - Hải Phòng
(dài 161 km), tuyến Đa Phúc - Hòn Gai (dài 211 km). Tất cả các hệ thống
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy ngày càng được hoàn thiện và
phát triển đưa Thái Nguyên trở thành một tỉnh có vị trí hết sức quan trọng ở
vùng rừng núi phía Bắc.
Về tài nguyên thiên nhiên, từ xa xưa tỉnh Thái Nguyên đã nổi tiếng là có
nhiều tài nguyên, khoáng sản quí “vàng ở huyện Võ Nhai có mỏ Kim Hỉ, mỏ
Thuần Mang, mỏ Bảo

Nang. Sắt có ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú

Lương. Than đá có sẵn ở huyện Phú Lương. Than gỗ có sẵn ở huyện Đồng Hỷ.
Chè nam có sẵn ở các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên, vị ngon
hơn chè ở các nơi khác. Nhựa thông, nhựa trám có sẵn ở huyện Tư Nông (nay
là huyện Phú Bình). Nhung hưu, mật gấu, sáp ong … các huyện đều có”.

“Huyện Định Hoá có bạc, đồng, chì, vàng. Huyện Đại Từ có trăn. Huyện Phổ
Yên có vượn trắng” [7].
Là tỉnh nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai
sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên có nhiều nguồn khoáng sản phong


phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả
nước như mỏ sắt, mỏ than.. hiện nay có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân
bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau
(Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)... tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ
hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng
trên 90 triệu tấn, kim loại màu có thiếc, chì, kẽm vonfram, vàng, đồng,
niken....khoáng sản vật liệu xây dựng (như đá xây dựng, đất sét, đá sỏi...) với
trữ lượng lớn khoảng 84,6 triệu tấn cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để
sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại, và sản xuất vật liệu xây dựng.
Cũng do nguồn khoáng sản phong phú như vậy đã hình thành nên các nhà
máy, xí nghiệp, hầm mỏ để khai thác nguồn nguyên nhiên liệu đó, như các mỏ
khai thác than ở Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn, Quan Triều... đặc biệt là
khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên - nơi sản sinh ra những mẻ gang thép
đầu tiên, là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp Việt Nam. Sự phong phú về
tài nguyên khoáng sản đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong
việc phát triển các nghành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây cũng
chính là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim
lớn trong cả nước
Với vị trí trung tâm vùng Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ văn hoá
của các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, đầu mối hoạt động văn hoá, giáo
dục của cả vùng miền núi phía Bắc rộng lớn. Có rất nhiều những sự kiện lớn
đã được tổ chức ở Thái Nguyên trên nhiều lĩnh vực. Thái Ngu yên được cả
nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đứng thứ ba (sau Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh) trong cả nước. Cả tỉnh có tất cả 8 trường Đại

học và trên 20 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được xây dựng trên
địa bàn tỉnh với quy mô ngày càng lớn và chất lượng ngày càng được nâng
cao. Hàng năm các trường Đại học và Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở


Thái Nguyên đã đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn lao động dồi dào
(khoảng gần 200.000 lao động). Đó là những tiền đề, những tiềm năng quan
trọng đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Việt Bắc
nói chung, Đông Bắc nói riêng trong hiện tại và tương lai.
Theo thống kê năm 2009, dân số Thái Nguyên có 1.127.430 người, vì là
một tỉnh thuộc trung du và miền núi nên ở Thái Nguyên có nhiều thành phần
dân tộc anh em cùng sinh sống,cộng cư trên địa bàn tỉnh như Kinh, Tày, Nùng,
Dao, sán Dìu... Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên mang những đặc
điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hóa, song tất cả đều có
những nét tương đồng, hòa nhập trong một cộng đồng và chung sống trên một
lãnh thổ.
Thái Nguyên không chỉ đẹp về vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn đẹp bởi nét
đẹp trong truyền thống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong quá trình
dựng nước và giữ nước, đã có rất nhiều sự kiện lịch sử và những anh hùng dân
tộc từng ghi dấu ấn trên mảnh đất này [3].
Với vai trò là trung tâm của vùng chiến lược phía bắc sông Hồng, nên
trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, cùng với hoàn cảnh chung của đất
nước, Thái Nguyên luôn phải đối mặt với nhiều kẻ thù xâm lược. Cũng ngay từ
thời xa xưa, cha ông ta đã coi Thái Nguyên là phên giậu che chắn ở phía bắc
sông Hồng, là điểm xuất phát triển khai lực lượng chống lại giặc ngoại xâm nơi
miền biên ải. Vì vậy mà tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất, cùng với
lòng yêu nước, yêu quê hương nồng nàn, sâu sắc đã được tôi luyện, hun đúc
trong mỗi con người trên mảnh đất Thái Nguyên.
Biết bao chiến công hiển hách, bao người con của Thái Nguyên anh hùng
đã được lịch sử ghi tên trên mảnh đất núi rừng này. Dương Tự Minh - một thủ

lĩnh dưới thời nhà Lý, người cai quản vùng đất rộng lớn gồm Cao Bằng, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ. ông là người con ưu tú của đất Thái
Nguyên, một trong những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tận trung báo


quốc, làm việc nghĩa chống gian tà. Cuộc đời và sự nghiệp của Dương Tự Minh
là biểu tượng, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc
trong buổi đầu xây dựng quốc gia phong kiến Đại Việt.
Với cương vị là thủ lĩnh phủ Phú Lương, ông đã cai quản, xây dựng vùng
đất này phồn thịnh qua rất nhiều năm, ông giúp vua Lý lánh đạo cuộc kháng
chiến đập tan quân Tống xâm lược, bảo vệ bờ cõi nước nhà. Với những công
trạng của mình, ông được vua Lý hai lần gả công chúa cho, và được phong làm
Phò mã lang. Dương Tự Minh được sắc phong là thượng đẳng thần và được
nhân dân lập đền thờ cúng ở núi Đuổm (thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương
ngày nay) để đời đời tưởng nhớ công ơn [3].
Lưu Nhân Chú - một tướng lĩnh tài ba dưới triều Lê sơ - một người con
của quê hương Đại Từ. Ông là người có công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn chống lại giặc Minh thế kỉ XV dưới triều vua Lê, Lưu Nhân Chú giữ
chức phó chỉ huy vệ kệ binh trong đội quan thiết đột. [4], các trận chiến ông chỉ
huy đều giành thắng lợi xuất sắc.
Thủ đô gió ngàn không chỉ sinh ra những người con ưu tú cho dân tộc,
mà còn là nơi ghi đậm những chiến công hiển hách. Một cuộc khởi nghĩa có
tiếng vang lớn trong lịch sử dân tộc thế kỉ XX không thể không nhắc tới
cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) chống lại quân Pháp.
Tên tuổi gắn liền với cuộc khởi nghĩa này là hai vị anh hùng Lương Ngọc
Quyến và Đội Cấn.
Tuy cuộc khởi nghĩa không giành được thắng lợi đến cuối cùng, song
đó là cuộc khởi nghĩa lớn nhất nổ ra ở Việt Nam trong thời kì đại chiến thế
giới lần thứ nhất, làm rung động chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương và
làm chấn động dư luận ở nước Pháp và trên thế giới. Nó có ý nghĩa vô cùng to

lớn, cổ vũ nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thái Nguyên tiếp tục vững bước
trên con đường đấu tranh chống ách cai trị của chủ nghĩa thực dân, là một


minh chứng nữa của lòng yêu nước, truyền thống cách mạng trên quê hương
Thái Nguyên. Nhân dân Thái Nguyên đã góp phần viết lên một trang sử vàng
oanh liệt chống giặc ngaọi xâm anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Trong thời kì diễn ra cuộc vận động cách mạng Tháng Tám (1939 - 1945)
Thái Nguyên tự hào là một trong hai trung tâm căn cứ địa cách mạng của vùng
núi rừng Việt Bắc (căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai), tự hào là nơi có lực lượng vũ
trang tập trung đầu tiên của Đảng ta, nơi thành lập đội cứu quốc quân II
( 15/9/1941) tại Võ Nhai, nơi hợp nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân ( 15/5/1945) tại Định
Hóa.
Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong cả nước, Thái Nguyên là một trong
những tỉnh đầu tiên nổi dậy cướp chính quyền về tay nhân dân. Ngày
19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Thái Nguyên trở thành trung
tâm căn cứ kháng chiến nổi tiếng của cả nước, là “ Thủ đô kháng chiến”, là nơi
tập trung các cơ quan đầu não chỉ huy kháng chiến của Đảng và thực sự trở
thành biểu tượng kháng chiến của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần cho quân dân cả
nước kháng chiến. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói : “ từ núi rừng hiểm
trở của đất Thái Nguyên, mọi kế sách của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ
đã được Bác Hồ và Trung ương Đảng vạch ra. Tuy khó khăn gian khổ nhưng đã
được nhân dân ta vượt qua từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Căn cứ địa Việt
bắc nói chung, trung tâm căn cứ địa Thái Nguyên nói riêng đã góp phần to lớn
vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đánh bại thực
dân Pháp xâm lược.
Phát huy vai trò là “ Thủ đô kháng chiến” trong suốt cuộc chiến tranh thần
thánh của dân tộc, khi đế quốc Mĩ mở rộng cuộc chiến tranh, nhân dân Thái
Nguyên lại tiếp tục vừa trực tiếp chống đế quốc Mĩ xâm lược, vừa là hậu

phương vững chắc huy động sức người, sức của cho tiền tuyến đánh giặc. Với


tinh thần “ Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tiền tuyến”, nhân dân
tỉnh Thái Nguyên đã ra sức thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai”, “ Quyết


tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”. Phụ nữ tham gia phong trào “ ba đảm
đang”, thiếu niên, nhi đồng hưởng ứng phong trào “ thi đua làm nghìn việc
tốt”... Hưởng ứng phong trào “ Ba sẵn sàng”, “ 5 xung phong”, gần 5 vạn con
em nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng cả nước ra trận, chiến đấu trên khắp
các chiến trường ba nước Đông Dương. Gần một vạn người đã anh dũng hi
sinh cho độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc.
Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại tàn khốc bằng không
quân của Mĩ, quân dân Thái Nguyên vừa sản xuất vừa chiến đấu, đã bắn rơi 61
máy bay Mĩ các loại, trong đó có 2 máy bay ném bom chiến lược B52. Tự hào
hơn nữa, quân và dân Thái Nguyên đã bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.000 trên
bầu trời miền Bắc. Cùng với nhân dân cả nước kiên cường đấu tranh chống đế
quốc Mĩ và giành thắng lợi hoàn toàn.
1.2 Sự hình thành của Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa nước ta trở thành
một nước độc lập, tự do. Thắng lợi vĩ đại ấy là kết quả của cả một quá trình đấu
tranh đầy cam go, quyết liệt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Ngày
28/8/1945, Bác Hồ kính yêu đã ra tuyên cáo cho đồng bào cả nước và trên thế
giới được biết, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được
thành lập. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử hành chính
nước ta, đó là một chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Thái Nguyên cũng là địa phương giành được chính quyền rất sớm trong
Cách mạng tháng Tám. Ngày 20/8/1945 quân và dân tỉnh Thái Nguyên đã
giành được chính quyền, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh đã chính thức tuyên bố: Xóa

bỏ bộ máy chính quyền địch, thành lập UBND cách mạng lâm thời tỉnh Thái
Nguyên. Đồng chí Lê Trung Đình được cử làm Chủ tịch.
Ngày 23/12/1945, nhân dân Thái Nguyên nô nức, phấn khởi tiến hành
cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa đầu


tiên. Thực hiện Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 của Chính phủ về tổ chức Hội
đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính cấp xã, cách tổ chức Uỷ ban Hành chính
cấp huyện và cách tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính cấp tỉnh,
đầu năm 1946, Uỷ ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên được
đổi tên thành Uỷ ban Hành chính tỉnh Thái Nguyên.
Theo Nghị định số 143, ngày 11/5/1946 của Bộ Nội vụ, Uỷ ban Hành
chính tỉnh Thái Nguyên có các phòng Công văn, Hành chính, Kế toán. Thực
hiện Sắc lệnh số 91/SL, ngày 1/10/1947, Uỷ ban Hành chính các cấp xã, huyện,
tỉnh hợp nhất với Uỷ ban Kháng chiến các cấp xã, huyện, tỉnh thành Uỷ ban
Kháng chiến kiêm Hành chính xã, huyện, tỉnh. Đến đầu năm 1948, Uỷ ban
Kháng chiến kiêm Hành chính tỉnh Thái Nguyên được thành lập (từ tháng
4/1948 bỏ chữ kiêm theo Sắc lệnh số 149/SL, ngày 29/3/1948 của Chính phủ).
Theo Báo cáo đệ nhị tam cá nguyệt năm 1948 (Báo cáo 3 tháng quý 2 năm
1948) ngày 2/7/1948 của Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Thái Nguyên do
đồng chí Đặng Đức Thái (Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh)
thay quyền Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh kí gửi Văn phòng
Chủ tịch Chính phủ, Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam, Bộ Nội
vụ, Bộ Quốc phòng : “Ngày 25/6/1948, tại Trụ sở Uỷ ban Kháng chiến Hành
chính tỉnh Thái Nguyên, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh đã ấn định lại sự
phân công trong Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh về cách tổ chức Văn
phòng. Văn phòng Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh có 4 phòng : 1 - Văn
phòng. 2- Phòng Dân sinh. 3- Phòng Hành chính. 4- Phòng Kế toán. Uỷ ban
Kháng chiến Hành chính tỉnh phân công đồng chí Lê Trung Đình (Chủ tịch Uỷ
ban Kháng chiến Hành chính tỉnh), phụ trách Văn phòng; đồng chí Đặng Đức

Thái (Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh) phụ trách và điều
khiển Phòng Dân sinh, Phòng Hành chính và Phòng Kế toán”.


Như vậy, theo Báo cáo trên thì Văn phòng Uỷ ban Kháng chiến Hành
chính tỉnh Thái Nguyên được thành lập ngày 25/6/1948, do đồng chí Lê Trung
Đình (Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh) trực tiếp phụ trách.
Căn cứ vào các nghị định số 149- NV/5 ngày 14/4/1950 và số 158-NV/2
ngày 17/4/1952 của Bộ Nội vụ, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Uỷ ban Kháng
chiến Hành chính Liên khu Việt Bắc (họp cuối tháng 2/1951), ngày 20/3/1951,
đồng chí Ngô Tuấn Tùng, Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Thái
Nguyên kí ban hành Quyết nghị số 26 – QN/UB về tổ chức biên chế bộ máy và
nhiệm vụ của Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh. Trong đó có
quy định Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh có 6 phòng với các
nhiệm vụ cụ thể.
Phòng 1 là phòng Văn thư phụ trách các công văn đi, đến, phụ trách việc
thi đua, khen thưởng, tập trung các báo cáo, thống kê.
Phòng 2 là phòng Kế toán, phụ trách về ngân sách, kế toán (kế toán tài liệu
và kế toán vật liệu) và thuế khóa.
Phòng 3 là phòng xây dựng chính quyền. Có nhiệm vụ quản trị Hội đồng
nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính cấp dưới, nghiên cứu các chủ
trương, kế hoạch và kiện toàn bộ máy chính quyền. Nghiên cứu kế hoạch và
hướng dẫn việc cải tiến lề lối làm việc của chính quyền các cấp.
Phòng 4A (phòng Chính trị- Quân sự), có nhiệm vụ phụ trách về các mảng
chính trị và quân sự, bảo đảm tự do cá nhân.
Phòng 4B ( phòng Kinh tế- Tài chính), phụ trách về kinh tế, tài chính và
cải thiện dân sinh.
Phòng 4C (phòng Văn hóa- Xã hội) phụ trách về văn hóa, xã hội như giáo
dục, y tế, cứu tế, thương binh, lao công…
Tổng số cán bộ, nhân viên của Văn phòng lúc đó là 60 người, đồng chí

Nguyễn Văn Mạ được cử làm Chánh Văn phòng. Sau đó, tổ chức và biên chế


của Văn phòng được sắp xếp lại, và khi các Ty chuyên môn được thành lập bổ
sung thì một số công việc lại được giao cho các Ty quản lí. Lúc này Văn
phòng chỉ còn lại ba bộ phận là bộ phận thư kí vụ, bộ phận quản trị và bộ
phận cấp dưỡng.
Đứng đầu Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính là Chánh Văn
phòng, có nhiệm vụ điều hòa, đôn đốc và hướng dẫn các công việc của các
phòng ban. Quản trị các công việc nội bộ của cơ quan về phương diện hành
chính, thực hiện những công việc đặc biệt do Ủy ban ủy quyền. Ngoài ra Chánh
Văn phòng còn có nhiệm vụ ký các văn bản không có tính cách chỉ thị. Triệu
tập hội nghị Văn phòng của cơ quan để kiểm tra công việc chuyên môn.
Mỗi một phòng trong Văn phòng có một trưởng phòng và một phó trưởng
phòng. Trưởng phòng có nhiệm vụ nắm tình hình chung công việc của phòng
mình, nghiên cứu đi sâu vào tình hình công việc. Đề đạt lên Ủy ban những ý
kiến để giải quyết kịp thời các công việc, đôn đốc nhân viên trong phòng thực
hiện nhiệm vụ và báo cáo với Ủy ban công việc của phòng mình phụ trách. Phó
trưởng phòng thì giúp trưởng phòng giải quyết một số công việc trên và thay
mặt trưởng phòng trong trường hợp trưởng phòng đi vắng.
Trải qua hơn 5 năm ra đời, Văn phòng đã xây dựng được lề lối làm việc,
nhưng do các Ty chuyên môn mới được thành lập, các hoạt động còn hạn chế,
chưa đi vào nề nếp nên việc tham mưu cho Ủy ban tỉnh đều tập trung vào Văn
phòng mà chủ yếu vào bộ phận Thư kí vụ. Không chỉ tham mưu giúp Ủy ban
tỉnh, trong giai đoạn này, Văn phòng còn là nơi tổng hợp, báo cáo kịp thời
tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của toàn tỉnh lên Ủy
ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu Việt Bắc. Truyền đạt lệnh của chủ
tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ về các nhiệm vụ trong xây dựng chính quyền
cách mạng, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ,
góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ



của dân tộc với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ -“ lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”.
Năm 1954, khi hòa bình được lập lại, miền Bắc đã hoàn toàn được giải
phóng, cách mạng nước ta bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn
tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực
hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trong cả nước. Cũng trong điều kiện này, để phù hợp với tình hình mới của
cách mạng ở từng miền và trên cả nước, tháng 9/1954, Hội đồng Chính phủ đã
quyết định đổi tên Ủy ban Kháng chiến Hành chính thành Ủy ban Hành chính ở
các địa phương trong cả nước. Do vậy, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh
Thái Nguyên được đổi tên gọi thành Ủy ban Hành chính Thái Nguyên, cũng
theo đó, Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính cũng được gọi là Văn
phòng Ủy ban Hành chính. Trong thời gian này, khi miền Bắc tập trung vào
việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng và
an ninh, cán bộ, công nhân viên Văn phòng của Ủy ban Hành chính đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc, đảm bảo các điều kiện phục vụ sự
lãnh đạo, điều hành của Ủy ban Hành chính tỉnh trong việc cứu đói, ổn định đời
sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, thiết lập quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa.
Để tập trung lực lượng đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc
phòng, kiện toàn bộ máy chính quyền cấp tỉnh, tăng cường cán bộ lãnh đạo cho
các huyện và các cơ sở còn yếu, giảm bớt biên chế và chi phí hành chính, đồng
thời giúp cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương được thuận lợi, ngày
21/4/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra
Quyết định số 103- NQ- TVQH phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh
Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Thái Nguyên.
Sau khi hợp nhất tỉnh, 2 cơ quan Uỷ ban Hành chính 2 tỉnh sáp nhập thành
cơ quan Uỷ ban Hành chính tỉnh Bắc Thái và Văn phòng Uỷ ban Hành chính



×