12 CON GIÁP
VỀ PHƯƠNG PHÁP DÙNG TƯỢNG ĐỂ DIỄN GIẢI DỊCH LÝ TẠI SAO CÓ CHUYỆN “Cầm tinh”
12 CON VẬT ?
Trong thuyết dịch, âm – dương là hai khí vô cùng không thể mô tả bằng lời mà phải mượn cái hữu hình để làm sáng lý
– cái hữu hình đó được gọi là tượng . Dịch thuyết cương lĩnh nói rằng : “Hiểu lời thì nông, hiểu tượng thì sâu” để lưu ý
người đọc dịch điều cốt yếu là hiểu được những ẩn ý hàm chứa trong tượng mới thấy cái hay của dịch, còn chỉ mới
hiểu ở lời thì xem như chưa thông dịch dễ hướng theo cách suy nghĩ lầm lẫn . Phương pháp dùng tượng trong kinh
dịch rất đa dạng và không dễ hiểu ngay cả đối với người Trung Hoa nên ở đây chỉ nói đến một dạng tượng tiêu biểu mà
mọi người đều biết là các con vật được dùng như thế nào và ý nghĩa của chúng ra sao trong quy luật biến đổi của Âm-
Dương khí.
Chu trình vận hành của Âm – Dương khí trong vũ trụ được dịch lý mô tả bằng một đường tròn khép kín biểu hiện sự
biến đổi không ngừng của hai khí Âm- Dương qua trọn một năm gồm 12 tháng (tức 12 cung trên đường tròn ) được
hiển thị bằng 64 quẻ dịch . Định luật biến đổi Âm – Dương khí tuân theo nguyên lý Âm – Dương Tiêu trưởng và luôn
được bảo toàn nên có thể viết dưới dạng thức :
Âm + Dương = Hằng số (const)
Nghĩa là khi Dương khí lên (trưởng ) thêm một đơn vị thì Âm khí phải xuống (tiêu) đi một đơn vị tương ứng và ngược lại
. Âm –Dương khí biến đổi theo phép biện chứng của tự nhiên “lượng đổi thì chất đổi ” được kinh dịch diễn giải bằng 64
quẻ Dịch dưới hình thức ẩn dụ thông qua 12 quẻ dịch của 12 cung trên đường tròn Dịch lý nằm trong quy luật đó . Trên
đường vẽ nửa cung bên trái (cung NES) biểu diễn quy luật Dương Trưởng Âm Tiêu qua 32 quẻ dịch (gồm 112 Hào
Dương và 80 Hào Âm ) bắt đầu từ quẻ Phục với một Hào Dương (nhất Dương sinh ) và 5 Hào Âm biểu thị cho tháng
một nên gọi là quẻ Nguyệt lệnh của tháng một . Sự biến đổi tiếp theo tăng thêm trọn một Hào Dương thành quẻ Lâm ,
biểu thị cho tháng Chạp và khí Dương cứ tiếp tục tăng lên như thế cho tới tháng Tư Nguyệt lệnh là quẻ kiền với cả 6
Hào Dương là khí Dương đã lên đến tột cùng (maximun) ;Nửa bên phải (cung SWN) biểu diễn quy luật Âm trưởng
Dương Tiêu qua 32 quẻ dịch (gồm 112 Hào Âmvà 80 Hào Dương ) bắt đầu từ quẻ Cấn biểu thị cho tháng Năm (tháng
Âm sinh) và cũng biến đổi theo quy luật nói tren cho tới tháng Mười Nguyệt lệnh là quẻ khôn với cả 6 Hào Âm là khí Âm
đã lên đến tột cùng, kết thúc một chu trình vận hành của Âm Dương khí trong vũ trụ qua trọn một năm Âm lịch . Nửa
bên trái xem như phần ban ngày bởi khí Dương mạnh , ngược lại nửa bên phải là phần Âm mạnh; suy ra độ Dương của
các cung thuộc phần ngày sẽ lớn hơn ở các cung đối ứng thuộc phần đêm , còn độ Âm thì ngược lại – nhỏ hơn.
Mười hai quẻ dịch biểu thị cho 12 tháng của một năm theo quy luật tiêu trưởng của Âm- Dương , thuộc phần ngày đêm,
cung Dương cung Âm đã rõ ràng rồi sẽ là cơ sở xem xét việc dùng loại tượng nào có thể diễn đạt được sáng tỏ cái lý
của dịch ở 12 cung trên đường tròn dịch lý . Cuối cùng thì các con vật có “vinh dự” được chọn giao vào các cương vị
“trọng trách” đó. Mười hai con vật được chọn làm tượng phải đạt được các “tiêu chuẩn” sau :
-Đối nghịch nhau về tính cách nguyên lý đối nghịch nhau của Âm – Dương là : Động – Tỉnh, Cương – Nhu, Nhanh –
Chậm, Mạnh – Yếu , Dữ – Hiền ………để lấy 6 con có tính dương trội vào ngôi các cung Dương và 6 con có tính Âm
đặt vào các vị trí cung Âm .
-Phải là những con vật được mọi người biết tính cách rõ nói trên và phải gần gũi với con người(vì thế các con vật nuôi
được “ưu tiên” tuyển chọn) thoả mãn cả hai “tiêu chuẩn” này không dễ, nên cuối cùng chỉ có 11 “ứng cử viên” là các con
vật có thực đắc cử, ngôi vị thứ 12 được đặc cách giành cho ……con Rồng là con vật hư cấu nhưng xét ra lại rất đạt
“tiêu chuẩn” vì ai cũng biết các “thuộc tính” của Rồng, hơn nữa Rồng ở trên trời nên toạ lạc ở cung Dương thuộc ở
phần ban ngày là hợp vị . Chú Ngựa “siêu sao” về tính năng động - ở ngôi sao cung Dương mạnh nhất là xứng đáng
(trong kinh dịch thì chữ “Dịch” cũng tượng bằng hình bộ “Mã” ), còn như chú Heo “đại lân” , tĩnh toạ nơi Âm cực tiêu
biểu cho sự trì chậm như yếu thì cả chí lý . Sự tinh vi và chính xác trong việc dùng tượng tới mức khó có thể đổi chỗ
các con vật cũng như thay thế bằng một con vật nào khác hợp lý hơn .
Mười hai con vật được gọi là 12 địa chi chỉ có nghĩa đối với chu kỳ một năm, khi đem chúng kết hợp với 10 thiên can
(Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Quý, ) sẽ tạo thành một chu kỳ lớn 60 năm gọi là một Hội (tức vòng Lục Giáp
hoa ) thì chúng không có ý nghĩa nữa . Điều này cũng dễ hiểu cũng như hai chất A+B=C thì chát mới tạo thành phải có
tên gọi khác ở đây điều đó có ý nghĩa tìm chọn các con vật làm tượng cho 60 năm quả là không dễ nên phải có sự
“châm chước ” về tiêu chuẩn , mới có được đủ số cần thiết (vậy là phải lấy “vớt” cả những con vật mà nhiều người ít
biết đến , thậm chí không biết khiến cho một số hình tượng dùng không “đắt” trở nên khó hiểu )
Một chu kỳ 60 năm mỗi con vật biến tướng 5 lần và mang diện mạo của những con vật khác, ví dụ :
Giáp – Thìn : Rắn Ất - Mão : Dơi
Bính – Thìn : Chuột Đinh - Mão : Gà
Mậu – Thìn : Quạ Kỷ - Mão : Rồng , Chồn
Canh – Thìn : Lạc đà Tân - Mão : Rái cá
Nhâm – Thìn : Sói Quý - Mão : Hươu
Thật là ngộ khi Mèo “Kỷ ” thoắt cái đã biến thành Rồng, Mèo “Tân” là anh Rái cá, rồng “canh ” lạc xuống làm lạc đà ,
rồng “Mậu ” hoá ra quạ . Vậy sự biến hoá vô thường này mang ý nghĩa gì và liên can như thế nào đến con người sinh
ra nhằm vào năm mang tên chúng ? Tượng vốn dĩ khó hiểu bởi nó hàm chứa nhiều ẩn dụ và có thể suy lý cho nhiều
việc, ví dụ có thể suy lý ẩn dụ về tính cách : sinh năm Thìn xem như được cốt con Rồng là mới “cầm tinh” là cái hình hài
mà chưa có tính cách , khi giao kết với Mậu , mới tạo ra cái tính và “xuất tướng tính ” thành Quạ với ẩn dụ là người hay
nói, thích “ăn to nói lớn” Hoặc Rồng kết hợp với “Canh”.thì tính năng động sẽ biến mất trở thành người từ nói năng đến
đi đứng đều chậm chạp đủng đỉnh như ………Lạc đà sa mạc “trưa không vội tối không cần ”, còn người Tân Mão thì
khôn ngoan lanh lợi và tinh ranh như Rái cá v.v
Thường thì biết tính cách để cho vui nhưng khi cần xác định vào một công việc nào đó thì đôi khi lại rất có ý nghĩa , ví
như chân Lạc đà làm sao so sánh bằng chân Ngựa về tính năng động (Na pô lê ông ) hiểu biết tính cách của từng
người lính nên biết sử dụng “đúng người đúng việc ”, Khổng Minh biết rõ tính cách của Tư Mã Ý (ý nói dám dùng kế
không thành).
Các con vật chỉ đắc dụng khi làm sáng cái lý của những kết hợp đơn giản như giữa Can – Chi của năm còn đối với
những giao kết phức hợp (như giữa Can Chi của cả năm , tháng ,ngày , giơ)ø chúng sẽ không còn đất dụng võ nữa mà
phải dùng đến chính con người làm tựa cho con người , mới có thể làm sáng được cái lý âm địa của dịch (các Đại
tượng và Tiểu ở mỗi quẻ dịch trong Kinh dịch chứng tỏ điều đó .)
Các con vật với ý nghĩa và tác dụng hạn chế nói trên nếu đem chúng ra “đối tác ” với nhau để suy lý xét đoán cho con
người thì e rằng quá ư đơn giản . Ví như năm mới là năm con chuột thì sẽ “xung ” với con mèo (trong bộ “tứ hành xung
”là Tý – Ngọ –Mão -Dậu) nhưng chuột “Bính ” đã biến thành rắn còn mèo thì cũng biến chất thành Dê , Gà , Rồng ,Rái
Cá , Hươu cả rồi . Vậy thì sẽ lấy con nào “xung” với con nào đây ? Thật khó mà biết được “mèo nào cắn Mĩu nào ” (và
nếu có sự “cắn nhau ” ấy thì làm sao biết được là “cắn đau” hay chỉ là “cắn yêu ” thôi )