Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá ngừ đại dương tại tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ LUM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ KHAI THÁC
CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ LUM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ KHAI THÁC
CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:



447/QĐ-ĐHNT ngày 10/5/2017

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
ThS. Tăng Thị Hiền
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ kinh tế phát triển với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề
khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên” là công trình do tôi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật các số liệu sử dụng trong luận
văn. Những kết luận trong luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
Khánh Hòa, 8 tháng 08 năm 2018
Học viên cao học

Võ Lum

iii


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu, Quý thầy/cô trường

Đại học Nha Trang tham gia giảng dạy lớp Cao học Kinh tế phát triển đã nhiệt tình,
tận tụy truyền đạt, dạy bảo những kiến thức quý giá, hỗ trợ cho tôi trong suốt thời
gian theo học khóa học.
Đặc biệt tôi xin trân trọng tri ân đến TS. Quách Thị Khánh Ngọc và ThS. Tăng Thị
Hiền đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn cao học này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

Học viên

Võ Lum

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC THỦY SẢN ........................................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN ...........5
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................5
1.1.2. Nội dung hiệu quả khai thác thủy sản ...................................................................7
1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN....8
1.2.1. Quy mô, năng lực tàu thuyền ................................................................................8

1.2.2. Vốn đầu tư vào tàu cá ............................................................................................8
1.2.3. Lao động tham gia khai thác .................................................................................9
1.2.4. Doanh thu khai thác...............................................................................................9
1.2.5. Chi phí khai thác....................................................................................................9
1.2.6. Lợi nhuận khai thác .............................................................................................11
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
THỦY SẢN ...................................................................................................................12
1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ...................................................................12
1.3.2. Nhóm nhân tố mùa vụ khai thác..........................................................................13
1.3.3. Nhóm nhân tố về đặc trưng kỹ thuật của tàu và vốn đầu tư................................13
1.3.4. Nhóm nhân tố về đặc trưng ngư cụ .....................................................................13
1.3.5. Nhóm nhân tố về lao động và tổ chức sản xuất...................................................13
1.3.6. Nhóm nhân tố về quản lý Nhà nước....................................................................14
1.3.7. Nhóm nhân tố về thị trường ................................................................................14
1.3.8. Nhóm nhân tố về rủi ro........................................................................................14
v


1.4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN ..................................................15
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................................15
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................16
Tóm tắt chương 1...........................................................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ HIỆU QUẢ CỦA
ĐỘI TÀU KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN
2011 – 2016 ...................................................................................................................18
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH PHÚ YÊN........................................................................18
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TỈNH
PHÚ YÊN ......................................................................................................................19
2.2.1. Nguồn lợi, ngư trường và thời vụ khai thác cá ngừ đại dương tại Tỉnh Phú Yên....19

2.2.2. Đặc điểm nghề khai thác cá ngừ đại dương tại tỉnh Phú Yên (nghề câu tay cá
ngừ kết hợp ánh sáng)....................................................................................................21
2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI
DƯƠNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN ....................................................................................24
2.3.1. Thông tin chung về hộ khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên ........................24
2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động khai thác cá ngừ đại dương tại Tỉnh Phú Yên .... 28
2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN............38
2.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ...................................................................38
2.4.2. Nhóm nhân tố mùa vụ khai thác..........................................................................41
2.4.3. Nhóm nhân tố về đặc trưng kỹ thuật của tàu và vốn đầu tư................................42
2.4.4. Nhóm nhân tố về đặc trưng ngư cụ .....................................................................43
2.4.5. Nhóm nhân tố về lao động và tổ chức sản xuất...................................................44
2.4.6. Nhóm nhân tố về quản lý Nhà nước....................................................................46
2.4.7. Nhóm nhân tố về thị trường ................................................................................47
2.4.8. Nhóm nhân tố về rủi ro........................................................................................48
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................51
vi


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN ... 53
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI
DƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN............................................................................................53
3.1.1. Những kết quả đạt được ......................................................................................53
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế.........................................................................................54
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN .......................................................57
3.2.1. Các chính sách về ngư trường và nguồn lợi ........................................................57
3.2.2. Nhóm chính sách về tàu thuyền...........................................................................59

3.2.3. Nhóm chính sách về ngư cụ ................................................................................60
3.2.4. Nhóm chính sách về lao động và tổ chức sản xuất.............................................61
3.2.5. Nhóm chính sách về Quản lý Nhà nước..............................................................63
3.2.6. Nhóm chính sách về thị trường ...........................................................................65
3.2.7. Nhóm chính sách về rủi ro...................................................................................66
3.2.8. Nhóm chính sách về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá..........................67
3.3. KIẾN NGHỊ............................................................................................................69
3.3.1. Định hướng phát triển hoạt động khai thác cá ngừ đại dương Tỉnh Phú Yên đến
năm 2020 .......................................................................................................................69
3.3.2. Ổn định đội ngũ thuyền viên và nâng cao trình độ cho thuyền trưởng ...............71
3.3.3. Tổ chức sản xuất theo đội hình tàu......................................................................71
3.3.4. Tạo việc làm thêm cho các hộ ngư dân ...............................................................73
3.3.5. Một số khuyến nghị khác ....................................................................................73
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................74
KẾT LUẬN ...................................................................................................................75
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................78
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CV

Công suất

ĐVT

Đơn vị tính


FAO

Tổ chức nông lương Thế giới

FC

Chi phí cố định

KTCNĐD

Khai thác cá ngừ đại dương

KTTS

Khai thác thủy sản

NI

Lợi nhuận

TC

Tổng chi phí

TR

Doanh thu

Trđ


Triệu đồng

VC

Chi phí biến đổi

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng cá ngừ trung bình một chuyến biển tại Phú Yên .........................23
Bảng 2.2: Số lượng tàu khai thác cá ngừ đại dương tại TP. Tuy Hòa...........................25
Bảng 2.3: Số lượng tàu lấy mẫu khảo sát ......................................................................25
Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi chủ tàu khai thác nghề câu tại Tỉnh Phú Yên.......................26
Bảng 2.5: Bảng thống kê trình độ học vấn của chủ tàu và thuyền trưởng ....................27
Bảng 2.6: Bảng thống kê số năm kinh nghiệm của chủ tàu ..........................................27
Bảng 2.7: Thống kê số lượng tàu và thuyền viên thuyền khai thác cá ngừ đại dương tỉnh
Phú Yên 2015 – 2016 ...................................................................................................29
Bảng 2.8: Thống kê Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất khai thác cá ngừ tại tỉnh
Phú Yên giai đoạn 2011 – 2016 ...................................................................................29
Bảng 2.9: Thống kê Tổng vốn đầu tư bình quân/tàu thuyền khai thác cá ngừ đại dương Phú
Yên năm 2016................................................................................................................31
Bảng 2.10: Thống kê Lao động tham gia khai thác cá ngừ đại dương Tỉnh Phú Yên năm 2016......32
Bảng 2.11: Thống kê Chi phí cố định cho hoạt động đánh bắt cá ngừ đại dương tỉnh
Phú Yên năm 2016 ........................................................................................................33
Bảng 2.12: Thống kê chi phí cho một chuyến biển.......................................................34
Bảng 2.13: Doanh thu, chi phí và thu nhập bình quân một chuyến biển ......................35
Bảng 2.14: Thống kê Hiệu quả kinh tế/1 chuyến biển cá ngừ đại dương tại Tỉnh Phú
Yên năm 2016................................................................................................................36

Bảng 2.15: Những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác cá ngừ đại dương.....48

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ tuổi chủ tàu khai thác nghề câu tại Tỉnh Phú Yên...................26
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tỷ lệ tàu thuyền theo nhóm công suất khai thác năm 2016 ..........30

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Phú Yên là tỉnh duyên hải nam Trung bộ, chiều dài bờ biển 189 km, có vùng đất
liền nhô ra khơi tiếp giáp với biển Đông, ngư trường rộng lớn, thuận lợi cho các đội
tàu xa bờ vươn khơi bám biển chặn bắt các đàn cá nổi có giá trị kinh tế cao, có trữ
lượng lớn như: cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá thu, cá ngừ sọc dưa, cá ngừ chù,
ngừ ồ,…di cư đại dương áp lộng.
Khai thác cá Ngừ đại dương (nghề khai thác xa bờ) là nghề chủ lực trong cơ cấu
nghề khai thác hải sản của tỉnh Phú Yên, số lao động tham gia khai thác cá ngừ tỉnh
Phú Yên năm 2016 là 7.149 chiếm tỷ trọng 19,86% trong tổng số lao động đánh bắt
thủy sản, số lao động trong tỉnh tham gia khai thác cá ngừ chiếm 95,27% trên tổng số
lao động trong ngành khai thác cá ngừ đại dương. Khai thác cá Ngừ đại dương đã và
đang tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động miền biển, góp phần cải thiện đời sống
mọi mặt của ngư dân, làm thay đổi đáng kể các làng xã ven biển.
Qua điều tra hầu hết số ngư dân khai thác nghề khai thác cá ngừ đại dương đa
số có độ tuổi từ 40 trở lên. Đối với những ngành có tính đặc thù đòi hỏi phải có kinh
phí đầu tư tàu công suất lớn, do vậy những đối tượng trẻ tuổi thường không làm chủ
những con thuyền đó. Nếu chủ tàu lớn tuổi, không thể đi biển được thì thường thuê
thuyền trưởng là con, cháu, rể…trong nhà. Chỉ ngoại trừ những trường hợp cần thiết

mới thuê thuyền trưởng là người ngoài. Nhìn chung số tàu khai thác cá ngừ và số
thuyền viên trên tàu ngày càng tăng, năm 2016 tăng 131 tàu so với 2015 tương ứng tỷ
lệ tăng 18,82%, số thuyền viên 2016 so với 2015 tăng 1.053 người tương ứng tỷ lệ
tăng 6,42%. Điều này cho thấy nghề câu cá ngừ đại dương ngày càng được ngư dân
phát triển.
Qua số liệu điều tra thu nhập 1 lao động chuyến biển năm 2016 cao hơn năm
2015, từ 5 đến 6 triệu đồng/ chuyến biển. Thu nhập của 1 tàu/ chuyến biển năm sau
cao hơn năm trước, từ 80,2 triệu đồng đến 96,07 triệu đồng. Tàu có công suất lớn thì
thu nhập cao hơn tàu có công suất nhỏ. Theo đó, năm 2016, nền kinh tế Tỉnh tiếp tục
ổn định và duy trì mức tăng trưởng 7,8%. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng
hướng, tỷ trọng nông – lâm – thủy sản chiếm 24,84% trong cơ cấu GRDP, sản lượng
khai thác thủy sản tăng 4,3% trong đó khai thác cá ngừ đại dương tăng 6,6% so cùng kỳ.
Theo kết quả điều tra cho thấy, nhóm tàu có công suất lớn hơn thì doanh thu cao
hơn, đồng thời chi phí cũng cao hơn. Tuy nhiên, thu nhập của nhóm tàu có công suất
xi


lớn hơn lại có xu hướng thấp hơn nhóm tàu có công suất nhỏ. Nếu nhóm tàu có công
suất dưới 300 CV cho hiệu quả cao nhất với 1 đồng chi phí tạo ra được 0,68 đồng lợi
nhuận; thì nhóm tàu lớn hơn với công suất 300 CV – 400 CV và trên 400 CV chỉ cho
lần lượt 0,3 và 0,27 đồng lợi nhuận nếu chi ra 1 đồng chi phí. Điều này có thể được
giải thích, là do các tàu công suất lớn thường có chi phí đầu tư lớn, chi phí hoạt động
cũng lớn, chẳng hạn chi phí nhân công và chi phí nhiên liệu. Trong khi đó, sản lượng
khai thác của tàu công suất lớn không cao hơn so với tàu công suất nhỏ. Nguyên nhân
chính là do hoạt động bảo quản cá sau khai thác chưa hiệu quả, dẫn đến chuyến đi biển
của tàu công suất lớn không dài hơn so với tàu công suất nhỏ, nên không thể gia tăng
hiệu quả về mặt chi phí.
Lợi nhuận thu được sau khi trừ đi chi phí cho mỗi chuyến biển là khác nhau
theo quy mô, công suất tàu thuyền đánh bắt, tàu có công suất lớn thì thu nhập thu được
sẽ cao nhưng thực tế tình trạng hiện nay thì ngược lại. Doanh thu cho mỗi nhóm tàu/ 1

chuyến biển tăng theo sản lượng khai thác. Tức là sản lượng thu được càng nhiều thì
doanh thu cho mỗi tấn sản lượng càng tăng. Ngược lại với doanh thu, chi phí khai
thác/tấn sản lượng đánh bắt được sẽ giảm khi sản lượng khai thác tăng. Tức là cùng là
một mức chi phí như nhau, nếu đánh bắt được nhiều thì sẽ làm giảm chi phí khai thác
bỏ ra, từ đó làm tăng thu nhập của các nhóm tàu.
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh và chưa có định hướng nên cũng gặp nhiều
trở ngại trong khai thác: trữ lượng nguồn lợi giảm, sự đầu tư các đội tàu chưa hợp lý,
chất lượng cá sau đánh bắt giảm... dẫn đến lợi nhuận ròng giảm, ảnh hưởng đến đời
sống của ngư dân và nguồn nguyên liệu cho chế biến cũng như thị trường xuất khẩu.
Điều này phản ánh cách quản lý ngành khai thác thủy sản từ trước đến nay không còn
phù hợp và tất yếu cần có một biện pháp quản lý để nhằm duy trì, bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản, đồng thời đảm bảo sinh kế cho ngư dân, duy trì hiệu quả quản lý trong một
thời gian dài. Đây là vấn đề cấp thiết mà các cơ quan ngành cần giải quyết để phát
triển nghề câu vàng cá ngừ đại dương nói riêng và các nghề đánh bắt xa bờ nói chung
có hiệu quả theo hướng ổn định và bền vững.
Những rủi ro khác mà ngư dân cũng thường xuyên đối mặt là: đứt hoặc mất câu
(60%), nguồn lợi thủy sản suy giảm (chiếm 90%), thời tiết thất thường (50% ), tàu bị
hự máy (60%) và ngư trường không ổn định/cố định (70%). Đối với trường hợp bão
(chiếm 20%) chiếm tỷ lệ thấp trong khảo sát do hiện nay ngư dân được thông báo, cập
xii


nhật tình hình diễn biến bão xảy ra kịp thời để chủ động phòngtránh nên ít bị thiệt hại
do bão gây ra trong những năm gần đây.
Để duy trì và phát triển làng cá truyền thống nơi đây, luận văn đã đề xuất 8
nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác cá ngừ đại dương cho các
hộ dân tại làng chài tại Phú Yên. Nghề khai thác cá ngừ đại dương tiến tới phát triển
theo hướng hiện đại, bền vững là rất cần thiết và cần phải có thời gian, lộ trình và
nguồn đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, du nhập và chuyển giao các ứng dụng khoa học
công nghệ hiện đại, đóng tàu vỏ thép, đào tạo nâng cao tay nghề, nhận thức của ngư

dân làng nghề, tổ chức sản xuất theo quy mô tổ đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn,...
Từ khóa: Đánh giá hiệu quả kinh tế, nghề khai thác Cá Ngừ Đại Dương, Tỉnh
Phú Yên.

xiii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Yên là tỉnh duyên hải nam Trung bộ, chiều dài bờ biển 189 km, có vùng đất
liền nhô ra khơi tiếp giáp với biển Đông, ngư trường rộng lớn, thuận lợi cho các đội
tàu xa bờ vươn khơi bám biển chặn bắt các đàn cá nổi có giá trị kinh tế cao, có trữ
lượng lớn như: cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá thu, cá ngừ sọc dưa, cá ngừ chù,
ngừ ồ,…di cư đại dương áp lộng.
Cá ngừ đại dương là loài hải sản được nhiều nước trên thế giới chuộng làm
nguồn thực phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao, có trữ lượng lớn, tập trung ở vùng
biển xa bờ. Hàng năm, nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng, lao động sáng tạo và bền bỉ của bà
con ngư dân nên sản lượng khai thác cá Ngừ vây vàng và cá Ngừ mắt to đạt sản lượng
cao, sản phẩm tươi sống đã xuất sang các thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản,... Khai
thác cá Ngừ đại dương (nghề khai thác xa bờ) là nghề chủ lực trong cơ cấu nghề khai
thác hải sản của tỉnh Phú Yên, đã và đang tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động
miền biển, góp phần cải thiện đời sống mọi mặt của ngư dân, làm thay đổi đáng kể các
làng xã ven biển.
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh và ồ ạt nên hiệu quả khai thác cá ngừ đại
dương ngày càng có xu huớng giảm: trữ lượng nguồn lợi giảm, sự đầu tư các đội tàu
chưa hợp lý, chất lượng cá sau đánh bắt giảm... dẫn đến lợi nhuận ròng giảm, ảnh
hưởng đến đời sống của ngư dân và nguồn nguyên liệu cho chế biến cũng như thị
trường xuất khẩu. Điều này phản ánh cách quản lý ngành khai thác thủy sản từ trước
đến nay không còn phù hợp và tất yếu cần có một biện pháp quản lý để nhằm duy trì,
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đồng thời đảm bảo sinh kế cho ngư dân, duy trì hiệu quả

quản lý trong một thời gian dài. Đây là vấn đề cấp thiết mà các cơ quan ngành cần giải
quyết để phát triển nghề câu vàng cá ngừ đại dương nói riêng và các nghề đánh bắt xa
bờ nói chung có hiệu quả theo hướng ổn định và bền vững. Do đó, cần phải có sự phân
tích, đánh giá về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, nguồn lợi… đặc biệt là đánh giá về hiệu
quả kinh tế của nghề khai thác cá ngừ đại dương qua các năm để thấy được thực trạng,
xu hướng biến đổi nhằm có các chính sách nâng cao hơn nữa hiệu quả của nghề này
trong tương lai
Nghiên cứu này tiếp tục tập hợp những thông tin về quản lý ngành, khoa học
công nghệ, thực tế sản xuất, giúp có thêm thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng định
1


hướng chiến lược, chương trình phát triển hoạt động khai thác và nâng cao chất lượng
và giá trị cá ngừ đại dương Phú Yên trên các thị trường trong và ngoài nước; góp phần
tăng hiệu quả kinh tế hơn nữa cho ngư dân tỉnh Phú Yên và bảo vệ chủ quyền biển đảo
của Tổ quốc. Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề khai
thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các tàu khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên và
gợi ý một số chính sách nhằm phát triển bền vững nghề này trong tương lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên về các
mặt: trình độ kỹ thuật, mức độ đầu tư, sản lượng, doanh thu, chi phí…
- Đánh giá những mặt tích cực, cơ hội và những hạn chế, khó khăn, thách thức,
nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển nghề khai thác cá ngừ đại dương.
- Gợi ý một số chính sách cho hộ ngư dân và khuyến nghị cho chính quyền địa
phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá ngừ đại dương.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên như thế nào trên

các mặt: trình độ kỹ thuật, mức độ đầu tư, sản lượng, doanh thu, chi phí… ?
- Những mặt tích cực, cơ hội và những khó khăn, thách thức, nguyên nhân nào
ảnh hưởng đến sự phát triển nghề khai thác cá ngừ đại dương?
- Cần có chính sách và khuyến nghị gì cho hộ ngư dân và chính quyền địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá ngừ đại dương?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về hiệu quả kinh tế của các tàu khai thác cá
ngừ đại dương tại Phú Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Hiệu quả kinh tế của các tàu khai thác cá ngừ đại dương
Về không gian: Tại Tỉnh Phú Yên.
2


Về thời gian:
- Số liệu thứ cấp: 2011 – 2016.
- Số liệu sơ cấp: điều tra các thông tin về đội tàu hoạt động khai thác nghề khai
thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên trong 2 năm 2015 và 2016, thời gian điều tra vào
tháng 4/2017 – 10/2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
Loại dữ liệu cần thu thập:
- Dữ liệu thứ cấp: Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập, nghiên cứu các tài
liệu (bài báo, tạp chí, luận văn thạc sĩ, trang web…) liên quan đến hoạt động khai thác
cá ngừ đại dương và thu thập số liệu đã được công bố từ các cơ quan Cục Thống kê
tỉnh Phú Yên, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Phú Yên, phòng Kinh tế TP. Tuy Hòa. Các chỉ tiêu thu thập bao gồm: Chỉ tiêu
kinh tế - xã hội…Ngoài những tài liệu nghiên cứu trong nước, tác giả còn tham khảo
một số tài liệu nghiên cứu nước ngoài liên quan.
- Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp, phiếu khảo sát

các hộ ngư dân có tàu đánh bắt cá ngừ đại dương tại thành phố Tuy Hòa., dựa trên
bảng câu hỏi đã được chuẩn hóa qua phỏng vấn sơ bộ các chuyên gia.
Nội dung điều tra đánh giá gồm: Số liệu thu thập cho mùa vụ năm 2015 và 2016.
Các thông tin thu thập bao gồm:
- Đặc điểm hoạt động đánh bắt (số chuyến, số tháng, số ngày hoạt động trong
năm, số thuyền viên, số lưỡi câu sử dụng trong một chuyến, ngư trường)
- Đặc điểm kỹ thuật của tàu (chiều dài, công suất tàu);
- Các thông tin về chi phí liên quan bao gồm: dữ liệu về chi phí bình quân cho 1
chuyến đi biển; các chi phí đầu tư cho tàu và ngư cụ, chi phí sửa chữa và lãi vay;
- Thông tin sản lượng khai thác và giá bán bình quân, doanh thu;
- Các thông tin về đặc điểm hoạt động tiêu thụ đầu ra (nơi bán, người mua, cơ
cấu sản lượng của người mua và giá bán, hình thức bán, phương thức giao dịch, trao
đổi, tiếp cận thông tin thị trường và phương thức thanh toán, thông tin bảo quản chất
lượng sản phẩm và ghi chép nhật kí khai thác và các thông tin khác.
3


Phương pháp phân tích dữ liệu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
thống kê phân tích và thống kê so sánh nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế
của đội tàu khai thác cá ngừ đại dương, cũng như chỉ ra những thuận lợi khó khăn của
ngành này.
Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế: Đề tài sử dụng chỉ tiêu Doanh thu; chi
phí (chi phí cố định, chi phí biến đổi) và lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ
suất lợi nhuận trên chi phí, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu.
6. Kết cấu luận văn
Bố cục đề tài chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế hoạt động khai thác thủy sản
Chương 2: Thực trạng hoạt động khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên giai
đoạn 2011 - 2016

Chương 3: Một số gợi ý chính sách để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề khai thác
cá ngừ đại dương tỉnh Phú Yên
Kết luận.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC THỦY SẢN
1.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm khai thác thủy sản
Có nhiều khái niệm về khai thác thủy sản:
Theo Luật Thủy sản Việt Nam (2013) định nghĩa: “Khai thác thủy sản là việc khai
thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác”.
“Đánh bắt thủy sản hay khai thác thủy sản là một hoạt động của con người (ngư
dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản
tự nhiên” (Nguyễn Văn Tư, 2006)
“Khai thác thủy sản là hoạt động của con người sử dụng các công cụ và nhiều
phương pháp khác nhau để tác động tới đối tượng các tài nguyên sinh vật trong vùng
nước tự nhiên khác nhau và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và xã
hội về các sản phẩm hàng hóa thủy sản” (Dương Trí Thảo, 2008).
Như vậy, khai thác thủy sản được hiểu là hoạt động khai thác các nguồn tài
nguyên động thực vật tự nhiên sống trong môi trường nước, nhằm cung cấp hàng hóa
cho tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Quá trình khai thác thủy sản cũng chính là quá trình tương tác giữa con người và
tự nhiên vì mục đích của con người hay đây là hoạt động chủ quan của con người.
Trong điều kiện các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên tồn tại vận động theo
các qui luật tự nhiên. Do vậy, nếu quá trình khai thác này phù hợp với qui luật tự nhiên
thì sẽ tác động tốt, ngược lại sẽ hủy hoại môi trường sinh thái biển.

Vũ Đình Thắng & Nguyễn Việt Trung (2005) khai thác thủy sản được phân thành
2 loại hình khai thác: khai thác ven bờ và khai thác xa bờ.
Khai thác ven bờ hiện nay được tạm thời quy định là đánh cá ở vùng biển tính từ
bờ biển (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển
24 hải lý; được phân thành hai tuyến: tuyến bờ và tuyến lộng.
5


Khai thác xa bờ hiện nay được tạm thời quy định là đánh cá ở vùng biển tính từ
đường cách bờ biển 24 hải lý đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam (hay còn gọi
là tuyến khơi) và chỉ cho phép tàu có lắp máy chính công suất từ 90 CV trở lên, có
đăng ký hành nghề đánh cá xa bờ tại địa phương nơi cư trú hoặc giấy phép hành nghề
đánh cá xa bờ do cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp. Đồng thời tàu cá tuyến khơi
không được hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng.
Nhưng hiện nay các qui định đã được thay thế bằng các văn bản khác về chính
sách khuyến khích đầu tư tàu đánh bắt xa bờ.
1.1.1.2. Khái niệm hiệu quả khai thác thủy sản
Hiệu quả (Efficiency): là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (lao
động, vốn, máy móc,...) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một
phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu
theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so
với các biến số đầu vào được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó.
Farell (1997) định nghĩa hiệu quả kinh tế (Economic efficiency): là một phạm
trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối”
Hiệu quả kỹ thuật ( Technical efficiency): là khả năng tạo ra một lượng đầu ra
cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa
từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định.
Hiệu quả phân bố (Allocative effciency): là khả năng đạt được lợi nhuận tối đa
ở một mức giá cho trước với những đầu ra và đầu vào cho trước.
Như vậy, mặc dù có rất nhiều những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế

nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt
chất lượng của hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn,...) trong quá trình tiến
hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận.
Từ đó, có thể hiểu: Hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản là quá trình phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,
tiền vốn,...) để tác động tới đối tượng các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên
và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội về các sản phẩm hàng
hóa thủy sản của tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận.
6


1.1.2. Nội dung hiệu quả khai thác thủy sản
Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản là một phạm trù không chỉ gắn
liền với khai thác thủy sản mà trong điều kiện nguồn lợi có hạn, các tác động đối với
xã hội và môi trường ngày càng lớn, nó đòi hỏi hướng đến vấn đề phát triển bền vững.
Do đó, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản cũng chứa đựng các nội dung như phát
triển kinh tế, tỉnh hội, môi trường và thể chế.
Khai thác thủy sản đem đến những lợi ích kinh tế cho người dân ven biển nhưng
đồng thời vẫn bảo đảm cải thiện về xã hội gắn với ngư dân, ngư trường và nguồn lợi.
Bộ qui tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm là căn cứ quan trọng cho việc định hướng
phát triển khai thác thủy sản ở các quốc gia. Tùy thuộc tình hình và điều kiện từng
nước, từng vùng và các điều kiện khác nhau mà việc phát triển khai thác thủy sản sẽ có
các mục tiêu ưu tiên trong từng thời kì. Bộ qui tắc chứa đựng các nội dung cơ bản liên
quan đến phát triển khai thác thủy sản gồm:
Gia tăng sản lượng thủy sản và đáp ứng nhu cầu xã hội về thủy sản.
Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về ngư trường,
lao động sẵn có, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với nguồn lực thủy sản, tránh tình trạng
khai thác quá mức trữ lượng cho phép.
Tăng lợi nhuận chuyển biến trên cơ sở tăng năng suất khai thác, tăng chất lượng

và tổng sản lượng, giảm chi phí khai thác hướng tới thỏa mãn nhu cầu thị trường trong
nước và xuất khẩu đồng thời duy trì sự phát triển bền vững nguồn lợi hải sản.
Áp dụng các biện pháp phù hợp để duy trì hay phục hồi đàn cá ở mọi mức độ có
thể, để có được sản lượng bền vững cao nhất.
Áp dụng các biện pháp bảo tồn lâu dài và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản
thông qua các chính sách, khuôn khổ thể chế và pháp lý phù hợp. Các biện pháp quản
lý và bảo tồn nhằm đảm bảo tính bền vững lâu dài của nguồn lợi thủy sản mọi mức độ
để khuyến khích mục tiêu sử dụng tối ưu và duy trì tình sẳn có của nguồn lợi thủy sản
cho thế hệ hiện tại và tương lai. Phải khuyến khích các nghiên cứu nhằm thực hiện hợp
ký việc đánh bắt, đặc biệt liên quan đến khả năng đánh bắt quá mức và các mức độ
vượt quá của cường lực đánh bắt. Nâng cao thu nhập cho người sản xuất, góp phần xóa
đói giảm nghèo.
7


Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe cho người tham gia KTTS không
được thấp hơn các qui định tối thiểu của quốc tế.
1.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản
1.2.1. Quy mô, năng lực tàu thuyền
Tàu thuyền khai thác thủy sản là tàu thuyền có kết cấu và năng lực phù hợp với
yêu cầu hoạt động của từng loại ngư cụ nhằm đạt hiệu quả đánh bắt cao. Phân loại
trang bị tàu thuyền đánh bắt dựa vào các yếu tố: trang bị động lực ( máy lắp theo công
suất), loại ngư cụ (lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu, chụp mực,...), vật liệu vỏ tàu ( gỗ,
thép, xi măng lưới thép, composit,...).
Quy mô tàu thuyền phản ánh nguồn lực phục vụ cho hoạt động khai thác thủy
sản, đồng thời qua quy mô tàu thuyền cũng đánh giá được hiệu quả hoạt động khai
thác thông qua sản lượng khai thác và năng suất khai thác.
Sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác được tính trên cơ sở sản lượng khai thác
trên biển và sản lượng không giảm qua các năm được xem là dấu hiệu tốt về kinh tế.
Năng suất khai thác: Năng suất khai thác được tính toán dựa trên từng đối tượng

khai thác cho từng nghề, chỉ số này cho biết bình quân công suất trong một kỳ tạo ra
bao nhiêu tấn (đồng) sản lượng, năng suất càng tăng chứng tỏ môi trường nguồn lợi
còn phong phú, mức sản lượng khai thác chưa vượt qua mức sản lượng bền vững.
Tổng sản lượng (DT) khai thác
Năng suất khai thác =
Tổng công suất tàu thuyền
1.2.2. Vốn đầu tư vào tàu cá
Vốn đầu tư là toàn bộ số vốn để đầu tư ban đầu cho tàu cá bao gồm: vỏ tàu, máy
tàu và các máy móc khai thác, các thiết bị cơ khí, thiết bị điện, thiết bị bảo quản ngư
lưới cụ.
Nguồn vốn này tùy thuộc vào khả năng tài chính của các chủ tàu, có thể là
nguồn vốn của chính họ do quá trình tích lũy trong sản xuất, nguồn từ các tài trợ của
dự án, nguồn vay của ngân hàng, vay tư nhân.

8


1.2.3. Lao động tham gia khai thác
Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ cho quá trình đánh bắt hải sản.
Trên tàu thường có các lao động bạn và lao động gia đình chủ tàu tham gia khai thác.
Tỷ lệ lao động tham gia khai thác là chỉ tiêu đánh giá mức độ lao động trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất, đồng thời cũng góp phần vào việc giải quyết việc làm.
Tổng lao động tham gia khai thác
Tỷ lệ lao động khai thác =
Tổng lao động
1.2.4. Doanh thu khai thác
Doanh thu từ khai thác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các thủy thủ tham gia
hoạt động đánh bắt trên tàu thu được từ việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Trong một năm, doanh thu bao gồm tổng doanh thu khai thác trong mùa chính
và mùa phụ. Doanh thu không bao gồm phần thu nhập cá nhân do thủy thủ làm thêm

trong quá trình đánh bắt và cũng như không bao gồm phần thủy sản khai thác được
chia cho người lao động để làm thức ăn cho gia đình.
TR= Pi * Qi
Trong đó:
TR: doanh thu tính cho một chuyến biển
Pi: đơn giá sản phẩm loại i
Qi: khối lượng sản phẩm loại i
Tỷ suất doanh thu/chi phí (TR/TC): chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí đầu
tư mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm.
Tuy nhiên, phương pháp đánh giá này có nhược điểm là kết quả đánh giá phụ
thuộc nhiều vào biến động của giá cả cá ngừ trên thị trường, và có sự biến động theo
mùa khai thác. Do đó, nếu chỉ sử dụng đơn thuần phương pháp đánh giá dựa vào Tỷ
suất doanh thu/chi phí thì không loại được tác động của mùa vụ của nghề khai thác và
biến động giá trên thị trường.
1.2.5. Chi phí khai thác
Chi phí khai thác là tổng các khoản tiền chi ra phục vụ cho hoạt động khai thác
thủy sản của tàu và các khoản khấu trừ tài sản thông qua khấu hao.
9


Trong khai thác thủy sản, chi phí có thể được phân thành 2 loại: chi phí cố định
và chi phí biến đổi.
TC = VC + FC
Trong đó:
TC: tổng chi phí tính cho một chuyến đi
VC: chi phí biến đổi
FC: chi phí cố định
Chi phí cố định (FC): là những khoản chi phí thường không biến đổi hoặc biến
đổi rất ít khi mức độ hoạt động thay đổi. Các khoản chi phí này thường được các chủ
tàu gánh chịu và bù đắp bằng phần thu nhập sau khi đã trừ chi phí biến đổi. Chi phí cố

định trong khai thác thủy sản bao gồm:
+ Chi phí khấu hao: là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của tài sản cố
định do quá trình sử dụng, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật,... Chi phí này bao
gồm các khoản khấu hao về vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ,
thiết bị bảo quản, thiết bị khác.
+ Chi phí sửa chữa lớn: là những khoản chi phí phục hồi, thay thế những bộ
phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng tài sản cố định. Những chi phí này
chủ yếu phát sinh trong thời điểm tàu ngưng hoạt động, bao gồm: chi phí sửa chữa vỏ
tàu, sửa chữa ngư cụ, sửa chữa lớn máy tàu và trang thiết bị trên tàu,
+ Chi phí lãi vay: là khoản chi phí trả cho chi phí sử dụng vốn vay dài hạn do
ngư dân thường được vay vốn đầu tư cho tài sản cố định.
Chi phí biến đổi (VC): là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến
động về mức độ hoạt động. Chi phí biến đổi trong khai thác thủy sản bao gồm:
+ Chi phí chuyến biển: là khoản chi phí bỏ ra mua nhiên liệu, bảo quản, lương
thực, chi phí sửa chữa nhỏ,... Chi phí này được bù đắp bằng doanh thu trước khi chia
lương cho lao động.
+ Chi phí nhiên liệu: bao gồm chi phí dầu, nhớt phục vụ cho hoạt động máy tàu.
+ Chi phí bảo quản: bao gồm chi phí mua đá, muối dùng để bảo quản sản phẩm
khai thác.
+ Chi phí lương thực, thực phẩm: bao gồm những chi phí phục vụ ăn uống
trong quá trình khai thác.

10


+ Chi phí sửa chữa nhỏ: bao gồm chi phí sửa chữa tàu, ngư cụ, trang thiết bị
phát sinh trong khi tàu đang hoạt động khai thác thủy sản. Chi phí này thường nhỏ và
xảy ra thường xuyên.
+ Các loại chi phí phải trả và chi phí khác: bao gồm phí neo đậu tàu thuyền,
phí cập bến thực hiện một số dịch vụ hậu cần trước khi ra khơi.

+ Chi phí tiền lương: là số tiền mà chủ tàu trả công làm việc cho người lao động
tham gia khai thác.
1.2.6. Lợi nhuận khai thác
Lợi nhuận trong khai thác thủy sản là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và
chi phí bỏ ra sau khi khai thác.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác
thủy sản. Giá trị lợi nhuận thu được ảnh hưởng đến tình trạng lời, lỗ hoặc hòa vốn của
chủ tàu cũng như tiền lương của lao động trên thuyền.
Trong khai thác thủy sản, lợi nhuận có thể được chia làm 3 loại:
Lợi nhuận của từng chuyến biển
Lợi nhuận của từng chuyến biển = Doanh thu chuyến biển – Chi phí chuyến biển.
Trong đó, chi phí chuyến biển bao gồm chi phí biến đổi cho chuyến biển, chi
phí bảo hiểm, chi phí nhân công, khấu hao, lãi vay,...
Lợi nhuận của một thuyền
Lợi nhuận của một thuyền = Lợi nhuận của từng chuyến biển × Số chuyến biển
bình quân trong năm của nghề.
Lợi nhuận của nghề
Lợi nhuận của nghề = Lợi nhuận của từng tàu × Số tàu khai thác bình quân
trong năm
Tỷ suất thu nhập/chi phí (NI/TC): chỉ tiêu này cho biết 1 đồng bỏ ra đầu tư
mang lại bao nhiêu đồng thu nhập.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, chỉ tiêu “Tỷ suất thu nhập/chi phí” cũng sẽ
chịu tác động của biến động thị trường về giá cả cá ngừ và tính chất mùa vụ của nghề
11


khai thác cá ngừ. Do đó, chỉ sử dụng đơn thuần chỉ tiêu này trong đánh giá sẽ cho kết
quả không chính xác. Do đo, cần kết hợp phương pháp này với các phương pháp khác
để có cách thức đánh giá toàn diện nhất.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản

Thông qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác thủy sản, phần
nào xác định các biện pháp quản lý tương ứng, các nhân tố ảnh hưởng này có thể chia
thành 8 nhóm nhân tố.
1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Đặc điểm về trữ lượng, sinh học, ngư trường, thời tiết, mùa vụ,… ảnh hưởng
đến những biến động về sản lượng khai thác, tỉ lệ sinh sản, thời gian sinh sản, thời gian
sinh trưởng, tỷ lệ chết tự nhiên…Việc khai thác quá mức sẽ làm giảm trữ lượng thủy
sản, do đó không thể gia tăng cường lực mãi mà phải gắn với đặc điểm sinh học.
Hiện nay, tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi hải sản biển đang diễn ra
mạnh mẽ nhất là nguồn lợi ven bờ, nên cứ tiếp tục như vậy sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn
hải sản đánh bắt, đồng thời nó cũng làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản lượng khai thác
trên biển, nhiều tàu thuyền sẽ bị thua lỗ nặng nề, có khi phải bỏ nghề vì nguồn thu ít.
Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn lợi hải sản là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả khai
thác. Xu hướng đánh bắt xa bờ là hướng đi đúng cho một người dân tham gia khai thác.
Ngư trường khai thác cũng là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng một chuyến khai thác hải sản xa bờ. Giả sử, nếu đánh bắt ở những ngư trường có
ít nguồn lợi thủy sản hay không đúng thời vụ sinh sản của các loài hài sản ở ngư
trường khai thác, thì nguồn lợi thu được cũng sẽ giảm, trong khi phải chi nhiều khoản
chi phí khác nhau, dễ dẫn đến bị thua lỗ và ngược lại. Thông thường, các ngư trường
xa bờ thường có khả năng cho năng suất khai thác cao hơn gần bờ.
Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động chủng
quần và nguồn lợi cá biển, vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng
ngư dân khu vực ven biển.
Chế độ thủy triều khá phức tạp gồm nhiều tính chất thủy triều khác nhau có ảnh
hưởng đến việc ra vào cảng của tàu thuyền, đặc biệt là ở những vùng có bãi ngang, bãi
bồi, nhiều tàu có thể bị mắc cạn trong quá trình ra vào neo đậu ở cảng. Bão và áp thấp
12



×