Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN QUỐC HOÀNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN QUỐC HOÀNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

8310105

Quyết định giao đề tài:


410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

886/QĐ-ĐHNT ngày 10/8/2018

Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản
xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”là do chính tác giả độc lập nghiên
cứu và hoàn thành.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng.
Luận văn có tham khảo, sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác
phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Khánh Hòa, tháng 8 năm 2018
Học viên

iii



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài "Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến
sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh" tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ rất nhiều từ các quý thầy cô trường Đại học Nha Trang.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn tới các quý thầy cô, những người đã trực tiếp
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập, tạo nền
tảng để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Cô
giáo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới các bạn bè đồng nghiệp tại huyện
Hương Sơn, Hà Tĩnh, các hộ gia đình đã tạo điều kiện để tôi có được môi trường
nghiên cứu, điều tra khảo sát, cũng như có được các dữ liệu để viết luận văn này
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên trong luận văn này không tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy cô để phần luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Khánh Hòa, tháng 8 năm 2018
Học viên

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ......................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .....................................................................................14
1.1. Biến đổi khí hậu và một số thuật ngữ liên quan .....................................................14
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................14
1.1.2. Biểu hiện và đặc điểm của biến đổi khí hậu........................................................14
1.1.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ..............................................................16
1.2. Sản xuất Nông nghiệp ............................................................................................19
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................19
1.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ....................................................................20
1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp .........................................21
1.3.1. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp ..................................................................22
1.3.2. Thiếu hụt nguồn nước..........................................................................................22
1.3.3. Gia tăng dịch bệnh...............................................................................................23
1.3.4. Giảm năng suất và sản lượng ..............................................................................23
1.4. Phân tích hiệu quả - chi phí (CEA) ........................................................................24
1.4.1. Đo lường hiệu quả - chi phí.................................................................................24
1.4.2. Phân tích hiệu quả chi phí ...................................................................................25
1.4.3. Phân tích lợi ích - chi phí (CBA).........................................................................26
1.5. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu ................................................................27
v


CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀPHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 29
2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu - Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh .................29
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên........................................................................29
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................................29
2.1.3. Điều kiện khí hậu.................................................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................33
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................................33

2.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions FGDs) .......33
2.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ..............................................................34
2.2.4. Phương pháp chuyên gia .....................................................................................34
2.2.5. Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình ...................................................................34
2.2.6. Công cụ phân tích dữ liệu....................................................................................35
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH
NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH .........................36
3.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu của huyện
Hương Sơn.....................................................................................................................36
3.1.1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.....................................................................36
3.1.2. Thực trạng phát triển các nhóm ngành nông nghiệp ...........................................36
3.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Hà Tĩnh và huyện Hương Sơn ...................39
3.2.1. Biểu hiện biến đổi khí hậu của tỉnh Hà Tĩnh.......................................................39
3.2.2. Biến đổi khí hậu tại huyện Hương Sơn ...............................................................40
3.3. Kết quả thảo luận nhóm tập trung ..........................................................................44
3.3.1. Thảo luận nhóm tập trung lần thứ nhất ...............................................................44
3.3.2. Thảo luận nhóm tập trung lần thứ hai .................................................................44
3.3.3. Chương trình hành động để giảm thiểu tác động của BĐKH .............................44
3.4. Thực trạng tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ..........................................................................................................48
3.4.1. BĐKH tác động đến diện tích và chất lượng đất canh tác ..................................48
vi


3.4.2. BĐKH tác động đến năng suất cây trồng, vật nuôi .............................................51
3.4.3. Tác động đến chăn nuôi.......................................................................................55
3.5. Kết quả điều tra hộ gia đình về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông
nghiệp của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh .................................................................57
3.5.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu nghiên cứu .....................................................57
3.5.2. Đánh giá thiệt hại đến sinh kế của mẫu nghiên cứu do biến đổi khí hậu ............59

3.5.3. Thích ứng với BĐKH của hộ gia đình ................................................................61
3.5.4. Kế hoạch chiến lược thích ứng khả thi cho cộng đồng .......................................66
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯƠNG SƠN,
TỈNH HÀ TĨNH...........................................................................................................68
4.1. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Hương Sơn trong thời gian
tới của UBND huyện Hương Sơn..................................................................................68
4.2. Đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................................73
4.2.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về biến đổi khí hậu..........................................73
4.2.2. Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tập quán canh tác để tiết kiệm nước đối
phó với hạn hán thường xẩy ra tại huyện Hương Sơn...................................................74
4.2.3. Thực hiện một số mô hình trong nông nghiệp ....................................................76
4.3. Lợi ích và chi phí của các chiến lược thích ứng.....................................................78
4.3.1. Lợi ích và chi phí của chiến lược thích ứng “Chuyển đổi diện tích đất sử dụng
kém hiệu quả trong bối cảnh BĐKH sang trồng một số loại cây ăn quả đặc sản (cam
bù, cam chanh) có giá trị kinh tế ở huyện Hương Sơn” ................................................78
4.3.2. Lợi ích và chi phí của chiến lược thích ứng của dự án “Ứng dụng kỹ thuật công
nghệ tưới tiết kiệm nước nhỏ giọt trong trồng cây bưởi nhằm thích ứng với hạn hán ở
huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh”.........................................................................................83
4.4. Kết quả phân tích chi phí lợi ích (CBA) và thảo luận ............................................85
KẾT LUẬN ...................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................88
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADB


: The Asian Development Bank

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CBA

: Cost - Effectiveness Analysis

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

EPA

: The United States Environmental Protection Agency

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations

FGDs

: Focus Group Discussions

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội


GIS

: Geographic Information Systems

GTSX

: Giá trị sản xuất

HST

: Hệ sinh thái

KH

: Khí hậu

KT – XH

: Kinh tế xã hội

LHQ

: Liên hợp quốc

NBD

: Nước biển dâng

NN


: Nông nghiệp

SX

: Sản xuất

UNFCCC

: United Nations Framework Convention on Climate Change

UNDP

: United Nations Development Programme

WB

: World Bank

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các ngành và đối tượng chịu tác động của biến đổi khí hậu phân loại theo
vùng địa lý .................................................................................................................... 17
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản của huyện Hương Sơngiai đoạn
2010 - 2015................................................................................................................... 36
Biểu 3.2: Quy mô và cơ cấu GTSX nhóm ngành nông nghiệp huyện Hương Sơn giai
đoạn 2010 - 2015 .......................................................................................................... 37
Bảng 3.3: Năng suất cây trồng của Huyện Hương Sơn giai đoạn 2010 - 2015 ........... 37
Bảng 3.4: Số lượng một số loại gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Hương Sơn giai đoạn

2010 - 2015..............................................................................................................................38
Bảng 3.5: Biến thiên của nhiệt độ trung bình trong thời gian qua tại huyện Hương Sơn,
Hà Tĩnh ......................................................................................................................... 41
Bảng 3.6: Biến đổi của tổng lượng mưa trung bình năm tại huyện Hương Sơn trong
thời gian qua ................................................................................................................. 41
Bảng 3.7: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hương Sơn giai đoạn 2010 - 2015........ 48
Bảng 3.8: Năng suất cây trồng của huyện Hương Sơn trong giai đoạn 2010 - 2015... 52
Bảng 3.9: Thống kê thiệt hại của cây trồng của huyện Hương Sơn trong giai đoạn 2010
– 2015 ........................................................................................................................... 52
Bảng 3.10: Diện tích lúa bị nhiễm bệnh của huyện Hương Sơn trong giai đoạn 2010 - 2015...53
Bảng 3.11: Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi của huyện Hương Sơn trong giai đoạn
2010 - 2015................................................................................................................... 56
Bảng 3.12: Số người trả lời phân bổ theo xã................................................................ 57
Bảng 3.13: Thông tin cơ bản ban đầu của mẫu nghiên cứu ......................................... 57
Bảng 3.14: Số hộ bị ảnh hưởng do trận bão/lũ lụt gây ra giai đoạn 2010- 2015 ......... 59
Bảng 3.15: Thiệt hại và lượng giá thiệt hại do bão/lũ lụt gần đây gây ra tronggiai đoạn
2010 - 2015................................................................................................................... 59
Bảng 3.16: Các loại dịch bệnh và thiệt hai do thiên tai trong giai đoạn 2010-2015 của
mẫu nghiên cứu ............................................................................................................ 60
Bảng 3.17: Đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của mẫu nghiên cứu ................... 61
ix


Bảng 3.18: Đánh giá nhận thức về sự chuẩn bị ứng phó với BĐKH trong giai đoạn
2010 – 2015 của mẫu nghiên cứu................................................................................. 62
Bảng 3.19: Nhận thức về tác động của BĐKH trong tương lai.................................... 62
Bảng 3.20: Cơ chế đối phó trước khi bão/lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2010 - 2015... 63
Bảng 3.21: Cơ chế đối phó trong và ngay sau khi bão/lũ lụt xảy ra trong giai đoạn
2010 - 2015................................................................................................................... 64
Bảng 3.22:Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với bão/lũ lụt........... 65

Bảng 3.23: Các biện pháp can thiệp cần thiết của cộng đồng ...................................... 66
Bảng 3.24: Các vấn đề môi trường còn tồn tại trong khu vực trong thời gian qua...... 67
Bảng 4.1: Quy hoạch điều chỉnh phát triển cây cao su ................................................ 71
Bảng 4.2: Dự kiến phát triển chăn nuôi đến năm 2020 ................................................ 73
Bảng 4.3: Lợi nhuận thu được từ dự án chuyển đổi cây trồng ..................................... 79
Bảng 4.4: Chi phí bình quân trồng 1 ha cam................................................................ 80
Bảng 4.5: Lợi ích và chi phí của dự án tính trên 1 ha .................................................. 82
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây bưởi .....84

x


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Tác động giữa BĐKH với tài nguyên tự nhiên và KT – XH ....................... 21
Hình 1.2: Khung phân tích vấn đề nghiên cứu ............................................................. 28
Hình 2.1: Bản đồ hành chính chuyện Hương sơn, Hà Tĩnh ......................................... 29

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu đánh giá những tác động của
BĐKH đến sản xuất nông nghiệp của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH đối với ngành nông
nghiệp tại Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Để đánh giá tác động của BĐKH mà cụ thể là các hiện tượng: bão, lũ lụt, hạn
hán, lốc xoáy…gây thiệt hại lên tài sản, cơ sở hạ tầng, sản phẩm nông nghiệp của
người dân, trong nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ
cấp được thu thập từ các cuộc thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions
FGDs) và điều tra hộ gia đình. Dữ liệu thứ cấp về năng suất nông nghiệp và giá cả của

sản phẩm nông nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2015 được cung cấp từ UBND huyện
Hương Sơn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài chính Kế hoạch,
Chi cục thống kê huyện. Dữ liệu thứ cấp về thiệt hại do các hiện tượng khí hậu giai
đoạn 2010 - 2015 được cung cấp từ UBND huyện Hương Sơn, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế Hạ tầng. Dữ
liệu sơ cấp được thu thập từ cuộc điều tra 142 hộ gia đình được mã hóa bởi Microsoft
Access 2010, và được phân tích bởi phần mềm Microsoft Excel 2010.
Hai cuộc thảo luận nhóm tập trung đã được tiến hành trong thời gian từ tháng 5
đến tháng 6 năm 2017. FGD lần thứ nhất đã được thực hiện với với thành phần tham
gia là Ban Lãnh đạo UBND huyện Hương Sơn, cán bộ các phòng ban trực thuộc
huyện quản lý bao gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Phòng Kinh tế, Phòng Thủy lợi, đại diện lãnh đạo của 5 xã Sơn Thịnh, Sơn
Ninh, Sơn Hoà, Sơn Tân, Sơn Mỹ vào tháng 5/2017. Dựa trên kết quả của FGD lần
thứ nhất, FGD lần thứ hai tiếp tục được thực hiện vào đầu tháng 6/2017 có sự tham dự
của 15 nông dân sản xuất nông nghiệp từ các 5 xã được lựa chọn điều tra. Những
người tham gia đã được tuyển chọn thông qua các cán bộ phụ trách nông nghiệp trong
xã. FGD lần này đưa ra việc thảo luận các mục tiêu của nghiên cứu này với người dân
và giả định được mức độ nhận thức về tác động của BĐKH của người dân địa
phương.Trên cơ sở hai cuộc FGDs cũng như tham khảo bảng câu hỏi điều tra hộ gia
đình của một số nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện bảng câu hỏi
cho nghiên cứu này và tiến hành điều tra thử 20 hộ gia đình tại 5 xã Sơn Thịnh, Sơn
Ninh, Sơn Hoà, Sơn Tân, Sơn Mỹ vào tháng 9/2017. Kết quả của cuộc điều tra ban
đầu khả quan và tác giả tiếp tục hoàn thiện bảng câu hỏi để tiến hành điều tra chính
xii


thức.Các dữ liệu sơ cấp cũng như thứ cấp sau khi được thu thập sẽ được phân tích bởi
phầm mềm Microsoft Excel 2010 thông qua phương pháp thống kê.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, tình
hình mưa bão tại huyện Hương Sơn diễn biến rất phức tạp. Hàng năm huyện phải gánh

chịu từ 2 đến 3 cơn bão mạnh gây thiệt hại lớn cho tình hình kinh tế - xã hội của huyện
nói chung và thiệt hai cho ngành nông nghiệp nói riêng. Trong giai đoạn này, hiện
tượng thiên tai như bão lũ, lốc xoáy, hạn hán gây thiệt hại đối với trồng trọt và chăn
nuôi của huyện Hương Sơn là rất lớn và ngày càng diễn biến phức tạp: Diện tích đất
nông nghiệp giảm xuống (Năm 2010, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là
95.436,40 ha, chiếm 86,43% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện; đến năm 2015,
tổng diện tích đất nông nghiệp giảm hơn 200 ha.); thiệt hại lớn về trồng trọt (Trong
giai đoạn 2010 – 2015, tổng số diện tích cây trồng bị thiệt hại của huyện do thiên tai là
7.214 ha); dịch bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi tăng lên (trong giai đoạn 2010-2015,
tổng số trâu, bò hươu bị bệnh là 1683 con, số lợn là 3.506 và số gia cầm bị bệnh là
57.000 con); các hộ gia đình phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho trồng trọt, chăn nuôi
cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình…
Kết quả khảo sát 142 hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn
2010 – 2015 khi có thiên tai bão lũ, lụt…thì hầu hết các hộ đều bị thiệt hại về vật chất
cũng như tinh thần. Trong đó tổng số tiền thiệt hại vật chất do bão/lũ lụt trong giai
đoạn 2010 - 2015 của các hộ gia đình được điều tra là 789 triệu đồng và chi phí điều
trị do bệnh tật là 277,3 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về BĐKH
còn hạn chế: 72% số hộ biết ít về BĐKH, 15% không biết hoặc không có thông tin về
BĐKH. Chính vì vậy, việc chuẩn bị ứng phó với BĐKH của người dân cũng hạn chế:
32% người dân không chuẩn bị gì và 46% chỉ chuẩn bị một ít để đối phó. Để đối phó
với BĐKH, hầu hết các hộ dân chỉ dùng biện pháp gia cố nhà cửa và thu hoạch sớm
hơn dự kiến mà chưa có biện pháp nào hữu ích hơn.
Từ những kết quả phân tích đó, cùng với việc phân tích lợi ích, chi phí của một
số dự án thích ứng với BĐKH đã và đang triển khai tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh cũng như định hướng phát triển ngành nông nghiệp của huyện, tác giả đề xuất
một số nhóm giải pháp thích ứng với BĐKH cho ngành nông nghiệp của huyện bao
gồm: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về biến đổi khí hậu; Thay đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi và tập quán canh tác và thực hiện một số mô hình trong nông nghiệp.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Ngành nông nghiệp; Huyện Hương Sơn; Tỉnh Hà Tĩnh.
xiii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm gia tăng đáng
kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công
nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đất nóng dần lên, từ đó gây ra hàng
loạt những thay đổi trong môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành
động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động và tìm kiếm những giải pháp để thích
ứng thì hậu quả mang đến sẽ vô cùng nặng nề.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển
toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm …Những biến
đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và gần đây có
thêm hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu trong thời gian từ thế kỷ XX đến nay
được gây ra chủ yếu đến con người, do vậy thuật ngữ biến đổi khí hậu (hoặc còn được
gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với biến đổi khí hậu
hiện đại.
Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC, 2001), đến
năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40 C tới 5,80 C. Sự nóng lên của bề mặt
trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao
thêm trung bình khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và
nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo dự báo này, cái giá mà
mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục
năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các
nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu,
trong đó khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chịu ảnh
hưởng lớn nhất cả nước, còn khu vực miền Trung là nơi gánh chịu nhiều thiên tai như
lũ lụt, hạn hán…
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào thời

tiết, khi nhiệt độ tăng, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng ảnh
hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp. Sự bất thường về chu kỳ khí hậu không chỉ
dẫn tới sự gia tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn gây ra
các rủi ro nghiêm trọng khác.
1


Theo đánh giá của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan
chuyên môn, Hà Tĩnh là một trong những địa phương chịu nhiều tác động của thiên
tai, BĐKH, được mệnh danh là một “túi mưa chảo lửa”. Từ số liệu hơn 40 năm, qua
nghiên cứu nhận thấy những biểu hiện và tác động của BĐKH, thiên tai đối với khu
vực Hà Tĩnh khá rõ.
Hương Sơn là một huyện trung du, miền núi nằm về phía tây bắc của tỉnh Hà
Tĩnh, Việt Nam. Về vị trí địa lý, đây là huyện giáp với một số huyện của tỉnh Nghệ An
và phía tây giáp với Lào ở tỉnh Bô-li-khăm-xay. Địa hình của huyện là địa hình đồi núi
xen đồng bằng thung lũng với hệ thống sông và núi trải dài. Chính vì vậy, huyện
Hương Sơn là một địa phương khá “nhạy cảm” với hiện tượng BĐKH như sự gia tăng
về nhiệt độ, chế độ mưa diễn ra thất thường…làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh
tế - xã hội của huyện nói chung và ngành nông nghiệp của huyện nói riêng.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, tình hình mưa bão tại huyện
Hương Sơn diễn biến rất phức tạp. Hàng năm huyện phải gánh chịu từ 2 đến 3 cơn bão
mạnh gây thiệt hại lớn cho tình hình kinh tế - xã hội của huyện nói chung và thiệt hai
cho ngành nông nghiệp nói riêng. Điển hình là trận lũ lịch sử năm 2010, làm chết 15
người, 175 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 320 tỷ đồng. Tiếp đến, năm 2013,
do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 11 kết hợp với không khí lạnh gây mưa lớn, ngập
lụt nghiêm trọng, lũ quét tàn phá nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tầng của huyện Hương
Sơn. Theo đó, làm 5 người chết, 23 người bị thương, thiệt hại ước tính 1.037 tỷ đồng...
Năm 2014, do tác động của các đợt không khí lạnh tràn về gặp thời tiết với nền nhiệt
cao, trên địa bàn huyện xẩy ra 01 trận lốc xoáy, kèm theo giông, sét tại xã Sơn Trường
làm tốc mái 68 hộ, làm hư hỏng 20 ha ngô, 05 ha khoai sắn ước tính giá trị thiệt hại

500 triệu đồng. Trong năm 2014 có 25 đợt không khí lạnh, gây ra 4 đợt rét đậm, rét hại
và 16 đợt nắng nóng nhiều hơn trung bình hàng năm (10 - 11 đợt), có đợt kéo dài 31
ngày. Đến năm 2015, huyện Hương Sơn có 14 đợt nắng nóng cường độ rất gay gắt và
thời gian kéo dài hơn các năm trước, nhiệt độ lên đến 40,5 - 42,00C vượt ngưỡng lịch
sử; mực nước sông Ngàn Phố cạn kiệt do vậy trên địa bàn huyện xảy ra đợt hạn hán
khá nghiêm trọng. Trong năm có 19 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến huyện Hương
Sơn, trong đó đã có 04 đợt rét đậm, rét hại (nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 12 và
15oC) với tổng cộng 11 ngày rét đậm, rét hại trên diện rộng. Với tình hình đó, trong
năm 2015, tổng thiệt hại đối với ngành nông nghiệp của huyện Hương Sơn là hơn 6 tỷ
đồng. Năm 2016 là năm huyện Hương Sơn chịu nhiều thiệt hại nặng nề do thiên tai
2


gây ra. Trong năm có 4 đợt mưa lớn đã gây lũ quét ở các xã vùng 4 của huyện Hương
Sơn là Sơn Thịnh, Sơn Ninh, Sơn Hoà, Sơn Tân, Sơn Mỹ. Mưa lũ đã làm 4 người chết,
hơn 1.500 ngôi nhà, 2.500 ha lúa và hoa màu bị ngập. Thiệt hại của các đợt lũ là 26,5
tỷ đồng (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn, 2016).
Để hạn chế một cách thấp nhất các tổn thất do thiên tai gây ra cũng như giảm
thiểu các tác động bất lợi của BĐKH tới nông nghiệp, không còn con đường nào khác
ngoài việc nâng cao nhận thức về BĐKH và nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH
cho các bên có liên quan, đặc biệt các cộng đồng dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi BĐKH. Điều này có nghĩa rằng, thực hiện nghiên cứu nhằm nâng
cao khả năng thích ứng với BĐKH cho người nông dân ở những vùng này có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đánh giá những tác động của BĐKH đến sản

xuất nông nghiệp của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2010 -2015. Từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH đối với
ngành nông nghiệp tại Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp của huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.
- Đánh giá năng lực thích ứng của người dân và chính quyền trước những tác
động của hiện tượng BĐKH.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH đối với
ngành nông nghiệp Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để đánh giá tác động của BĐKH mà cụ thể là các hiện tượng: bão, lũ lụt, hạn
hán, lốc xoáy…gây thiệt hại lên tài sản, cơ sở hạ tầng, sản phẩm nông nghiệp của
3


người dân, trong nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ
cấp được thu thập từ các cuộc thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions
FGDs) và điều tra hộ gia đình. Dữ liệu thứ cấp về năng suất nông nghiệp và giá cả của
sản phẩm nông nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2015 được cung cấp từ UBND huyện
Hương Sơn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài chính Kế hoạch,
Chi cục thống kê huyện. Dữ liệu thứ cấp về thiệt hại do các hiện tượng khí hậu giai
đoạn 2010 – 2015 được cung cấp từ UBND huyện Hương Sơn, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế Hạ tầng. Dữ
liệu sơ cấp được thu thập từ cuộc điều tra 142 hộ gia đình được mã hóa bởi Microsoft
Access 2010, và được phân tích bởi phần mềm Microsoft Excel 2010.
3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm lựa chọn được khu vực nghiên cứu

điển hình, mang tính đại diện và thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại khu
vực nghiên cứu điển hình đó.
Địa điểm nghiên cứu là 5 xã Sơn Thịnh, Sơn Ninh, Sơn Hoà, Sơn Tân, Sơn Mỹ
thuộc huyện Hương Sơn, được lựa chọn dựa trên tham khảo ý kiến đề xuất của các cán
bộ quản lý ở cấp tỉnh như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Phòng chống
lụt bão và các cán bộ của Ủy ban Nhân dân huyện, Phòng Nông nghiệp huyện.
3.3. Phương pháp chuyên gia
Sau khi điều tra khảo sát thực địa, kết hợp sử dụng thêm phương pháp chuyên gia
để huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành và lấy ý
kiến của những người dân địa phương, từ đó lựa chọn được khu vực nghiên cứu điển
hình mang tính chất đại điện.
Phương pháp chuyên gia còn được sử dụng để phân tích và đánh giá độ tin cậy
của những thông tin thu thập được từ các hộ gia đình. Vì kiến thức của thành viên các
hộ được phỏng vấn còn hạn chế dẫn đến nhận thức và quan niệm chưa đúng, do đó
chuyên gia cần phải kiểm chứng và sàng lọc lại thông tin để kết quả đánh giá được
chính xác. Phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng để thảo lại các giải pháp đề
xuất ứng phó với BĐKH.
3.4. Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình
Trên cơ sở hai cuộc FGDs cũng như tham khảo bảng câu hỏi điều tra hộ gia đình
của một số nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện bảng câu hỏi cho
4


nghiên cứu này và tiến hành điều tra thử 20 hộ gia đình tại 5 xã Sơn Thịnh, Sơn Ninh,
Sơn Hoà, Sơn Tân, Sơn Mỹ vào tháng 9/2017. Kết quả của cuộc điều tra ban đầu khả
quan và tác giả tiếp tục hoàn thiện bảng câu hỏi để tiến hành điều tra chính thức.
Điều tra hộ gia đình được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2017 để ước
lượng thiệt hại do BĐKH gây ra cho sản xuất nông nghiệp và hộ gia đình trong giai
đoạn 2010 - 2015.
Cuộc phỏng vấn được xem như cuộc trò chuyện thân mật với các hộ gia đình

được tập trung thành từng nhóm. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Tại mỗi xã được chọn nghiên cứu, việc điều tra bao phủ hết tất cả các khối, xóm
với hy vọng mẫu thu được có thể đại diện cho cộng đồng dân cư khu vực này. Những
hộ gia đình được chọn dựa vào cơ cấu nghề nghiệp của xã chủ yếu là nông nghiệp.
Thời gian phỏng vấn cho mỗi hộ gia đình là từ 1 đến 1,5 giờ.
3.5. Công cụ phân tích dữ liệu
Dữ liệu được mã hóa bởi phần mềm Microsoft Access 2010 và được phân tích
bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.
4. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Tác động do biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp của huyện Hương Sơn
tỉnh Hà Tĩnh như thế nào?
(2) Chính quyền và người dân huyện Hương Sơn đã có biện pháp nào để thích
ứng với các tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp?
(3) Có những giải pháp nào cho huyện Hương Sơn để nâng cao khả năng thích
ứng với BĐKH đối với ngành nông nghiệp trong tương lai?
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào những tác động của BĐKH đến ngành nông
nghiệp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian hành chính: Nghiên cứu được giới hạn tại huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó tập trung vào các xã: Sơn Thịnh, Sơn Ninh, Sơn
Hoà, Sơn Tân, Sơn Mỹ.
- Phạm vi về thời gian:
+ Nghiên cứu này thu thập số liệu thứ cấp về BĐKH của huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2010-2015. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp được tác giả thu
5


thập thông qua dự án IWMC Hà Tĩnh nằm trong chương trình hợp tác Việt - Bỉ về ứng

phó với BĐKH giai đoạn 2013-2019.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 10 và tháng 11 năm 2017 tại 5 xã
thường xuyên gánh chịu thiên tai là Sơn Thịnh, Sơn Ninh, Sơn Hoà, Sơn Tân, Sơn Mỹ.
6. Dự kiến ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra bằng phiểu câu hỏi để đánh giá mức độ
tác động của các hiện tượng BĐKH theo quan điểm của người dân địa phương; bên
cạnh đó luận văn cũng sử dụng khung khái niệm về sinh kế bền vững để tìm hiểu và đánh
giá năng lực thích ứng của người dân trước những tác động của các hiện tượng BĐKH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học, luận văn hy vọng mô tả được đầy đủ
những tác động của các hiện tượng BĐKH đến sự thay đổi các hoạt động sản xuất
nông nghiệp và cơ cấu nghề nghiệp, thu nhập của người dân tại khu vực nghiên cứu,
và nhận biết được những kinh nghiệm và kiến thức bản địa mà người dân tại khu vực
nghiên cứu đã áp dụng trong việc ứng phó trước những tác động đó.
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
7.1. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu được nghiên cứu nhiều sau khi Việt Nam tham
gia ký công ước khung liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 1992 và sau
đó là tham gia nghị định thư Kyoto năm 1998.
Năm 1996, Viện Khí tượng Thủy văn (nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Môi trường) đã sưu tầm và xuất bản Tuyển tập công trình nghiên cứu biến đổi
khí hậu ở Việt Nam bao gồm các nhóm chuyên đề: 1) Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
(Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Viết Phong, Nguyễn Ngọc Huấn,…)
bao gồm biến đổi về nhiệt độ, mưa, bão, nước biển dâng,…; 2) Tác động của biến đổi
khí hậu đến dòng chảy và tài nguyên nước (Hoàng Niêm, Trần Thanh Xuân, Cao Đăng
Dư,…), đến năng suất lúa và nông nghiệp (Dương Anh Tuyên, Nguyễn Văn Viết,…),
đến sức khỏe và y tế (Đào Ngọc Phong, Trần Việt Liễn,…), đến rừng ngập mặn và hải
sản ven biển (Phan Nguyên Hồng,…), đến mực nước biển dâng (Nguyễn Ngọc
Huấn,…); 3) Các vấn đề về thực hiện công ước biến đổi khí hậu ở Việt Nam (Nguyễn

Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, …).
6


Từ năm 1998 đến năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành thông
báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu, trong đó tổng kết biến đổi khí hậu của Việt Nam trong 100 năm gần đây, kiểm kê
quốc gia khí nhà kính năm 1993 và ước lượng khí nhà kính các năm 2020, 2050, đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế xã hội chủ yếu, xây dựng
kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, kiến nghị các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí
hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam,…
Vào các năm 2006, 2007 trong quá trình thực hiện Thông báo Quốc gia lần 2 cho
VNFCCC, các tác giả trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện kiểm
kê quốc gia khí nhà kính năm 2000, xây dựng chiến lược thực hiện các dự án Cơ chế
phát triển sạch (CDM). Đặc biệt, một số tác giả Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2000)
đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu mới của Việt Nam, dự kiến mức tăng của nhiệt
độ, mức tăng giảm của lượng mưa, mực nước biển dâng,… ở Việt Nam và trên 7 vùng
khí hậu trong từng thập kỷ của thế kỷ 21.
Gần đây hơn, trong khuôn khổ Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ
phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tác
giả Nguyễn Văn Thắng và các cộng sự (2010) thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các
giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững
kinh tế xã hội ở Việt Nam”.
Tác giả Nguyễn Đức Ngữ (2008) cho ra đời cuốn sách “Biến đổi khí hậu”, được
xuất bản bởi nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị nhà nước Việt Nam chủ trì các hoạt động
liên quan đến biến đổi khí hậu. Cho đến này, Bộ đã xây dựng 02 kịch bản biến đổi khí
hậu và nước biển dâng cho Việt Nam lần lượt năm 2009 và năm 2011. Theo kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ TN và MT công bố năm 2011 cho thấy. Ở

Việt Nam, xu thế biến đổi trung bình của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên
các vùng trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên chút ít hoặc
không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí
hậu phía Nam trong 50 năm qua.
Năm 2005, nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương (TDBTT) tại đới ven biển Hải
Phòng do Lê Thị Thu Hiền thực hiện đã thành lập được bản đồ TDBTT. Trong công
7


trình nghiên cứu này, khu vực có TDBTT cao tập trung ở khu vực khu nội thành cũ,
khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn san hô. Kết
quả của nghiên cứu này đã góp phần vào việc quản lý tổng hợp và phát triển bền vững
đới ven biển Hải Phòng.
Mai Trọng Nhuận và nhóm nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2001- 2002 với
đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương của đới duyên hải Nam Trung Bộ
làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững”. Trong
công trình này, lần đầu tiên các tác giả đã xây dựng được phương pháp luận và quy
trình đánh giá TDBTT cho đới duyên hải. Qua đó, bước đầu thiết lập được quy trình
công nghệ thành lập bản đồ TDBTT của tài nguyên và môi trường đới duyên hải Nam
Trung Bộ. Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong công tác giảm thiểu thiệt
hại do tai biến, bảo vệ tài nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ,
lãnh hải ven bờ miền Trung, Nam Trung Bộ nói riêng và ven bờ Việt Nam nói chung.
Trong báo cáo nghiên cứu: “Tổng quan về nghiên cứu với BĐKH và các hoạt
động thích ứng của miền nam Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn (2009) đã lược
khảo các kết quả nghiên cứu về BĐKH ảnh hưởng đến Việt Nam và tổng hợp các hoạt
động nghiên cứu thích ứng ở miền nam Việt Nam.
Nghiên cứu “Đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động của BĐKH tại Cần
Thơ” do quỹ Rokefeller tài trợ năm 2009. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định
những khu vực, những lĩnh vực và nhóm người dễ bị tổn thương nhất do BĐKH và
nguyên nhân.

Lâm Thị Thu Sử và cộng sự (2010) đã công bố kết quả nghiên cứu với đề tài:
“Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên
Huế”. Đề tài đã nêu được: (1) Các đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội, sử dụng và quản lý
tài nguyên nước ở lưu vực sông Hương; (2) Đưa ra các phương pháp nghiên cứu dựa
vào cộng đồng (PRA, RRA, thảo luận nhóm tập trung…); (3) Một số kết quả nghiên
cứu về nhận thức của người dân về BĐKH, sự thích ứng với BĐKH ở hiện tại và
tương lai, các tác động có thể xảy ra do BĐKH, sử dụng và quản lý tài nguyên nước.
Các kết quả nghiên cứu được thực hiện ở 3 vùng địa hình khác nhau của lưu vực sông
Hương là: xã Hương Lộc - huyện Nam Đông, phường Thủy Biều - thành phố Huế và
xã Hải Dương - huyện Hương Trà.
8


Tác giả Lê Anh Tuấn thời gian qua đã liên tiếp cho ra những công trình nghiên
cứu: Năm 2009, tại diễn đàn “Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở
ĐBSCL”,ông đã có bài báo cáo “Tác động của BĐKH lên HST và phát triển nông
thôn vùng ĐBSCL”. Năm 2011, NXB NN đã phát hành “Phương pháp lồng ghép
BĐKH vào kế hoạch phát triển KT - XH”. Đến năm 2012, ông tiếp tục cho ra đời “Tác
động của BĐKH lên SX lúa”; cũng trong thời gian này ông và PGS. TS Nguyễn Ngọc
Đệ đã nghiên cứu “SX lúa và tác động của BĐKH ở ĐBSCL”.
Năm 2010, Trường đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội công bố đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các
yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp
chiến lược ứng phó”.Đề tài đã đạt được một số kết quả như sau: 1) Tổng quan tình
hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề khoa học của đề tài,
trong đó hầu hết là các công trình được đăng gần đây; 2) Đã xây dựng được một cơ sở
dữ liệu khá đầy đủ, bao gồm số liệu quan trắc hàng ngày thu thập từ mạng lưới trạm
khí tượng Việt Nam, số liệu phân tích và tái phân tích toàn cầu, số liệu kết xuất từ các
mô hình khí hậu toàn cầu trong các thời kỳ chuẩn và tương lai theo các kịch bản biến
đổi khí hậu; 3) Đã tính toán, xử lí, phân tích và đưa ra được những kết luận nhất định

về sự biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam trong nửa
thế kỷ qua và nhận định về khả năng tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến những
biến đổi đó; 4) Đã thực hiện những thử nghiệm và đưa ra được những kết luận ban đầu
về khả năng ứng dụng các mô hình khí hậu khu vực trong nghiên cứu biến đổi khí hậu
ở Việt Nam, đồng thời đã tiến hành đưa ra được những kết quả mô phỏng, dự báo và
dự tính các trường khí hậu và các yếu tố, hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, đề
xuất một số giải pháp chiến lược ứng phó với sự biến đổi của điều kiện khí hậu cực
đoan cho một số lĩnh vực và vùng địa lí; 5) Đã thiết lập được một hệ thống máy tính
bó song song và mạng máy tính phục vụ tính toán, xử lí, chạy các mô hình khí hậu và
thực hiện dự báo hạn mùa theo chế độ nghiệp vụ, xây dựng được một trang web công
bố các sản phẩm và thành quả của đề tài.
Nghiên cứu của Đinh Vũ Thanh và Nguyễn Văn Viết (2012) về “Tác động của
biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó” cho thấy BĐKH
đã có những tác động nhất định đến trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản, tài nguyên nước
và thủy lợi.
9


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013)
về “Giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của
người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” đã nghiên cứu sự thích ứng của
người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Hà Hải Dương (2014), “Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi
khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng", luận án tiễn sỹ chuyên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, Viện Khoa
học Thủy lợi Việt Nam. Trên cơ sở lý luận khoa học cũng như phân tích đánh giá các
ưu điểm và hạn chế của các khung, phương pháp đã được sử dụng trên thế giới và Việt
Nam, luận án đã đề xuất xây dựng được một quy trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương đối với trồng trọt và nhu cầu nước phục vụ trồng trọt gồm 5 bước với quy trình
và nội dung như sau:

Bước 1: Chuẩn bị;
Bước 2: Đánh giá thực địa;
Bước 3: Xác định các yếu tố dễ bị tổn thương;
Bước 4: Phân tích số liệu;
Bước 5: Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương.
Năm 2015, tác giả Trần Thị Hương Giang bảo vệ thành công luận án tiến sỹ
chuyên ngành quản lý đất đai tại Học viện nông nghiệp Việt Nam với đề tài “Thực
trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu”. Nội
dung nghiên cứu của luận án tập trung vào các vấn đề: Những nội dung nghiên cứu
chính của luận án: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu
trên địa bàn tỉnh Nam Định; Thực trạng sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu
đến sử dụng đất tỉnh Nam Định giai đoạn 2000 - 2013; Mô hình sử dụng đất thích ứng
với biến đổi khí hậu; Dự báo ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến định hướng sử dụng đất
tỉnh Nam Định; Định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí
hậu và giải pháp sử dụng đất để thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định.
Trần Duy Hiền (2016), “Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực kinh tế - xã hội cho Thành phố Đà Nẵng”, luận
án tiến sỹ chuyên ngành khí tượng và khí hậu học tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn
và Biến đổi khí hậu. Luận án tập trung vào phân tích biểu hiện của BĐKH tại khu vực Đà

Nẵng thông qua chuỗi tài liệu quan trắc nhiệt độ, lượng mưa 50 năm (1961-2010) và
10


các tài liệu thống kê một số hiện tượng khí hậu cực đoan. Ngoài ra, luận án còn đánh
giá tác động của BĐKH đến các ngành lĩnh vực: Tài nguyên nước; nông nghiệp; công
nghiệp, năng lượng, giao thông đô thị và cơ sở hạ tầng; một số lĩnh vực kinh tế xã hội
khác như lâm nghiệp, dân cư, sức khỏe cộng đồng, du lịch… Trên cơ sở phân tích biểu
hiện, kịch bản BĐKH và tác động, luận án tính toán chỉ số dễ bị tổn thương cho các
quận/huyện của TP Đà Nẵng trong 3 lĩnh vực xã hội, năng lượng và công nghiệp, giao

thông và đô thị.
Năm 2016, tác giả Đặng Thị Hoa bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên
ngành kinh tế nông nghiệp với đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH trong sản
xuất nông nghiệp đối với người dân ven biển tỉnh Nam Định”. Luận án đã chỉ ra được
những biểu hiện của BĐKH (bão, xâm nhập mặn, nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng,
độ ẩm, hạn hán, nắng nóng và rét thay đổi bất thường....) và ảnh hưởng của BĐKH đến
SXNN ở vùng ven biển Nam Định. Luận án đã chỉ ra được các biện pháp thích ứng
người dân ven biển Nam Định đã và đang áp dụng trong SXNN (thay đổi giống cây
trồng/vật nuôi, thay đổi kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi,
chuyển mục đích sử dụng đất, nâng cấp/gia cố khu nuôi trồng, chấp nhận tổn thất...) và
đề xuất được các giải pháp nâng cao sự thích ứng với BĐKH cho người dân trong thời
gian tới (phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng đất, lồng ghép SXNN với
các kế hoạch phát triển khác của vùng ven biển tỉnh Nam Định...).
7.2. Nghiên cứu của nước ngoài
Năm 1938, sử dụng số liệu của 147 trạm khí tượng trên thế giới, kỹ sư người
Anh, Guy Callendar chỉ ra nhiệt độ đã tăng lên trong suốt thế kỷ qua. Ông cũng chỉ ra
rằng nồng độ CO cũng tăng lên trong khoảng thời gian đó và đây có thể chính là
nguyên nhân của sự ấm lên. Nhưng “hiệu ứng Callendar” đã bị đông đảo các nhà khí
tượng học thời đó không công nhận. Từ năm 1955 đến trước 1975, các nhà khoa học
bắt đầu nghiên cứu tỉ mỉ hơn về C02, mức độ tập trung C02 và các bằng chứng về mức
độ hấp thụ tia hồng ngoại của C02 và một số khí nhà kính khác.
Đến năm 1975, khái niệm “nóng lên toàn cầu” lần đầu tiên được công chúng biết
tới khi nhà khoa học Mỹ, Wallace Broecker sử dụng thuật ngữ này làm tiêu đề cho
một bài báo khoa học của mình. Năm 1987, Nghị định thư Montreal được thỏa thuận,
quy định giới hạn của các hóa chất gây hại đến tầng ozone. Mặc dù không đề cập tới
vấn đề biến đổi khí hậu, song nghị định thư Montreal vẫn có tầm ảnh hưởng lớn hơn
nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính.
11



Đại hội đồng Liên hợp Quốc lần đầu tiên đặt sự quan tâm vào vấn đề biến đổi khí
hậu do con người gây ra vào năm 1988 khi có các bằng chứng khoa học về một mùa
hè nóng bất thường ở Hoa Kỳ cũng như nhận thấy sự gia tăng nhận thức của con người
về các vấn đề môi trường toàn cầu và kỳ vọng về sự tham gia của cộng đồng quốc tế
trong việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu, đặc biệt là sau các vòng đàm
phán thành công về Nghị định thư Montreal (năm 1987) về các chất làm suy giảm tầng
ôzôn. Cũng trong năm 1988, WMO và UNEP cùng thành lập Ủy ban liên chính phủ về
biến đổi khí hậu gọi tắt là IPCC với nhiệm vụ đánh giá các thông tin khoa học về biến
đổi khí hậu, bao gồm các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với con người,
cũng như các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu của Selvaraju et al. (2006) về “Thích ứng với sự thay đổi và biến đổi
khí hậu trong những khu vực bị hạn hán ở Bangladesh” đã sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm và phỏng vấn sâu để phân tích những thay đổi của khí hậu trong quá khứ,
hiện tại và dự báo cho tương lai, phân loại các đối tượng bị tổn thương trước tác động
của BĐKH và đề xuất các giải pháp thích ứng với hạn hán trong SXNN ở Bangladesh.
Các công trình nghiên cứu TDBTT do BĐKH của IPCC (2007) đã chỉ ra 7 yếu tố
quan trọng khi đánh giá TDBTT, đó là: 1) Cường độ tác động; 2) Thời gian tác động;
3) Mức độ dai dẳng và tính thuận nghịch của tác động; 4) Mức độ tin cậy trong đánh
giá tác động và TDBTT; 5) Năng lực thích ứng; 6) Sự phân bố các khía cạnh của tác
động và TDBTT; và 7) Tầm quan trọng của hệ thống khi gặp nguy hiểm. Các yếu tố
này có thể được sử dụng kết hợp với việc đánh giá những hệ thống có mức độ nhạy
cảm cao với các điều kiện về khí hậu như đới ven biển, hệ sinh thái, các chuỗi thức
ăn... Kết quả của nghiên cứu này có giá trị rất cao trong điều kiện hiện nay do phù hợp
với xu thế của BĐKH đang diễn ra trên toàn cầu và có thể áp dụng được tại nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Chương này tác giả tập trung làm rõ một số nội dung như: Khái niệm về biến đổi

khí hậu, các đặc điểm và hiện tượng của biến đổi khí hậu; các tác động của biến đổi
khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
12


×