Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của mô hình nông lâm kết hợp (keo chè) tại xã tân cương, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ PHƯƠNG THẢO

ĐÁNH GIÁ NHANH KHẢ NĂNG TÍCH LŨY
CARBON CỦA MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
(KEO - CHÈ) TẠI XÃ TÂN CƯƠNG,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI
NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ PHƯƠNG THẢO

ĐÁNH GIÁ NHANH KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON CỦA
MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP (KEO - CHÈ) TẠI XÃ
TÂN CƯƠNG,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đàm Văn Vinh

Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Tác giả

Đỗ Thị Phương Thảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên theo chương trình đào tạo cao học, chuyên ngành Lâm học, khóa 20
(2012 - 2014).
Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, các thầy, cô giáo khoa
Lâm nghiệp, lãnh đạo xã Tân Cương và bà con nhân dân tại xã Tân Cương,
TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.
Đàm Văn Vinh - người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy, cô
giáo khoa Lâm nghiệp, khoa Sau đại học, lãnh đạo xã Tân Cương và bà con
nhân dân nơi tôi tiến hành thực tập đã giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn
thành luận văn này.
Do thời gian, trình độ bản thân có hạn nên luận văn của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn để luận văn của tôi
được hoàn thiện hơn./
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tác giả

Đỗ Thị Phương Thảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

4

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC .....................................................................................................
iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................
1
1. Đặt vấn đề....................................................................................................
1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................
3
3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................
4
3.1. Mục tiêu về lý luận................................................................................... 4
3.2. Mục tiêu thực tiễn ....................................................................................
4
4. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 4
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ....................................................... 4
4.2. Ý nghĩa thực tễn ...................................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
5.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................
4
5.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 5
6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................... 5
6.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 5
6.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

5

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 6
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................
6
1.1.1. Khái quát về vấn đề nghiên cứu ............................................................
6
1.1.2. Công ước của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.................................. 8
1.1.3. Cơ chế phát triển sạch (CDM) .............................................................. 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

4

1.1.4. Thị trường Carbon................................................................................. 8
1.1.5. Chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 của rừng ................................ 10
1.1.6. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 11
1.1.7. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 14
1.1.8. Nhận xét chung ..................................................................................... 20
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 21
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã Tân Cương, thành phố
Thái Nguyên .................................................................................................... 21
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 21
1.2.1.2. Các nguồn tài nguyên......................................................................... 23
1.2.2. Phát triển dân sinh của xã...................................................................... 25
1.2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ............................................. 25

1.2.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn ................
26
1.2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng....................................................
26
1.2.3. Phát triển kinh tế của xã ........................................................................ 28
1.2.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp ............................................................. 28
1.2.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ......................... 30
1.2.4. Nhận xét và đánh giá chung .................................................................. 30
1.2.4.1. Thuận lợi ............................................................................................ 30
1.2.4.2. Khó khăn ............................................................................................ 31
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 32
2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
2.2.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản ..............................................
32
2.2.2. Phương pháp điều tra và phân tích số liệu ............................................
33


5

2.2.2.1. Phương pháp phân tích cảnh quan .....................................................
33
2.2.2.2. Phương pháp PRA.............................................................................. 33
2.2.2.3. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn ............................................................
34


6


2.2.2.4. Xử lý số liệu ....................................................................................... 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 40
3.1. Khái quát thực trạng phát triển của một số hệ thống nông lâm kết hợp
tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. ..........................
40
3.1.1. Khái quát thực trạng phát triển chung của hệ thống NLKH tại xã Tân
Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. ................................................. 40
(keo - chè)........................................................................................................ 46
3.2. Sinh khối của hệ thống nông lâm kết hợp (keo - chè) tại xã Tân Cương,
Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. .................................................. 47
3.3. Lượng Carbon tích lũy của mô hình nông lâm kết hợp (keo - chè)......... 51
3.4. Lượng CO2 hấp thụ của mô hình nông lâm kết hợp (keo - chè). ............. 53
3.5. Giá trị kinh tế môi trường hấp thụ CO2 của mô hình Nông lâm kết hợp
(keo - chè)........................................................................................................ 55
KẾT LUẬN ................................................................................................... 58
1. Kết luận ....................................................................................................... 58
2. Tồn tại ......................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
II. Tài liệu nước ngoài
PHỤ LỤC


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLKH
C
CDM


: Nông lâm kết hợp
: Carbon
: Clean Development Mechanism
Cơ chế phát triển sạch

CIFOR

: Center for International Forestry Research
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế

CO2

: Carbondioxit

D1.3

: Đường kính ngang ngực (cách mặt đất 1,3m)

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

ICRAF

: International Centre for Research in Agroforestry
Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Nông lâm kết hợp

REDD

: Regional economic development and diversificaton

Phát triển kinh tế khu vực và đa dạng hóa

UBND
USD
VND

: Ủy ban nhân dân
: Đơn vị tền tệ Hoa Kỳ


vii


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Cương năm 2013 ................... 24
Bảng 2.1: Biểu thống kê các mô hình NLKH. ............................................... 33
Bảng 2.2: Mẫu biểu điều tra, thu thập số liệu cây keo ................................... 34
Bảng 2.3. Mẫu biểu điều tra, thu thập số liệu cây chè ................................... 36
Bảng 2.4. Mẫu biểu điều tra, thu thập số liệu thảm mục, cây bụi .................. 37
Bảng 3.1. Thống kê các kiểu hệ thống NLKH tại xã Tân Cương .................. 42
Bảng 3.2. Bảng thống kê mô hình Rừng - chè theo thành phần tham gia ..... 44
Bảng 3.3. Đặc điểm sinh trưởng của các mô hình NLKH (keo - chè) được
điều tra ............................................................................................
46
Bảng 3.4. Biểu tổng hợp sinh khối khô của mô hình NLKH ......................... 48
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp lượng carbon tích lũy của mô hình NLKH ........... 51
Bảng 3.6. Biểu tổng hợp lượng CO2 hấp thụ của mô hình NLKH
(keo -chè) ........................................................................................ 53

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp giá trị kinh tế môi trường hấp thụ CO2 ................. 55


viii


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Một số hệ thống NLKH điển hình tại xã Tân Cương .................... 41
Hình 3.2. Biểu so sánh tỷ lệ các kiểu hệ thống NLKH tại xã Tân Cương ..... 43
Hình 3.3. Biểu so sánh tỷ lệ các mô hình Rừng - chè theo thành phần
tham gia ........................................................................................... 45
Hình 3.4. Biểu đồ tổng hợp sinh khối khô của các mô hình NLKH
(keo - chè) ....................................................................................... 49
Hình 3.5. Đồ thị biến động sinh khối khô thành phần cây keo qua các tuổi . 50
Hình 3.6. Đồ thị biến động sinh khối khô thành phần cây chè trong hệ thống
NLKH theo tuổi keo ....................................................................... 50
Hình 3.7. Đồ thị biến động sinh khối khô thành phần thảm mục, cây bụi trong
hệ thống NLKH theo tuổi keo ........................................................ 50
Hình 3.8. Biểu đồ lượng carbon tích lũy của mô hình NLKH (keo-chè) ...... 52
Hình 3.9. Biểu đồ lượng CO2 hấp thụ của mô hình NLKH (keo-chè) .......... 54
Hình 3.10. Biểu giá trị môi trường hấp thụ CO2 của mô hình NLKH
(keo-chè) ......................................................................................... 56


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Một trong chủ đề nóng bỏng hiện nay trên toàn cầu, không chỉ các nhà
khoa học mà các nhà chính trị, kinh tế và xã hội đều quan tâm là sự biến đổi
khí hậu. Sự biến đổi khí hậu làm thay đổi đời sống bình thường của các sinh
vật trên trái đất, làm tổn hại lên tất cả các thành phần của môi trường
sống như nước biển dâng cao, gia tăng hạn hán, ngập lụt, thay đổi các kiểu
khí hậu, gia tăng bệnh tật, thiếu nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh học và gia
tăng các hiện tượng khoa học cực đoan khác. Một số loài thích nghi với điều
kiện mới sẽ thuận lợi phát triển, trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp diện tch
và bị tiêu diệt, và xuất hiện nhiều loại bệnh mới đối với con người gây tổn hại
đến sức khỏe nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự gia tăng các
khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là CO2, chính là nhân tố gây nên những
biến đổi khí hậu bất ngờ và khó lường trước được.
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các hoạt động của con người
như: Việc đốt cháy nhiên liệu, các hoạt động sản xuất công nghiệp (khai thác
khoáng sản, sản xuất hoá chất,…), sản xuất nông lâm nghiệp (sử dụng phân
bón, cháy rừng, chặt phá rừng…) và quản lý chất thải. Chính các hoạt động
này của con người đã thải vào môi trường các chất khí độc hại (CO 2, CH4,
NOx, CFC,…) gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và đó cũng là nguyên
nhân chính dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu trong những năm gần đây.
Để giải quyết tận gốc vấn đề trên thì cần nhanh chóng giảm lượng khí thải
nhà kính và phát triển theo “Cơ chế phát triển sạch CDM”. Vì vậy, các hệ
sinh thái rừng và các phương thức canh tác Nông lâm nghiệp đóng vai trò
quan trọng góp phần cải thiện và giảm tác động xấu của biến đổi khí hậu.


2

Nghị định thư kyoto với cơ chế phát triển sạch CDM mở ra cơ hội cho
các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận đầu tư từ các nước phát triển
để thực hiện các dự án lớn về trồng rừng, phục hồi rừng, quản lý bảo vệ

rừng tự


3

nhiên, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng Nông lâm kết hợp,…góp
phần phát triển đất nước mình theo hướng bền vững. Nghiên cứu về khả
năng hấp thụ CO2 là một hướng nghiên cứu mới cần được quan tâm và
phát triển. Do vậy, đây cũng được xem là hướng đi quan trọng đối với những
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trong việc tiến tới xóa đói, giảm
nghèo phát triển kinh tế từ những giá trị thu được từ dịch vụ môi trường
rừng.
Để góp phần cải thiện và giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu là
làm tăng độ che phủ của thảm thực vật trên trái đất, đặc biệt là các đối
tượng thực vật sống lâu năm như cây rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu
năm,… Trong các hệ thống nông nghiệp liên quan đến việc tạo ra sinh khối
thực vật, hoạt động sản xuất của các hệ thống nông lâm kết hợp được các
nhà khoa học đánh giá cao trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nông lâm
kết hợp là giải pháp hợp lý đã được thực hiện tại các vùng đệm của các khu
bảo tồn, các khu rừng phòng hộ. Nông lâm kết hợp được coi là biện pháp có
tác dụng phòng vệ tốt vì khả năng bảo vệ môi trường, đồng thời giải quyết
được phần nào khía cạnh kinh tế của các hộ gia đình sống trong các khu vực
phòng hộ. Tuy nhiên khả năng phòng vệ lại mâu thuẫn với nhu cầu phát triển
kinh tế, cải thiện cuộc sống của người dân trong vùng. Vì vậy việc cần thiết để
giải quyết mâu thuẫn trên là làm tăng giá trị kinh tế của các hệ thống canh
tác nông lâm kết hợp thông qua việc chi trả giá trị thương mại đối với các
dịch vụ môi trường, đặc biệt là giá trị thương mại của khả năng hấp thụ CO2
của hệ thống.
Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm kết hợp thế giới
(ICRAF), nông lâm kết hợp có thể được coi là giải pháp tốt nhất để giảm sự

nóng lên toàn cầu, đồng thời giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên khả năng hấp thụ CO2 của từng hệ thống nông lâm kết hợp là bao
nhiêu, nhất là trong điều kiện Việt Nam thì chưa được quan tâm. Hơn nữa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

4

vấn đề thể chế hóa thương mại carbon ở nước ta còn chưa chính thức
được thông qua, đồng thời hợp phần nông lâm kết hợp còn thiếu quá
nhiều cơ sở lí luận để xác lập cơ chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

5

Trên thực tế lượng CO2 hấp thụ phụ thuộc vào kiểu rừng, trạng thái
rừng, loài cây ưu thế, tuổi lâm phần. Do đó việc quản lý chu trình CO 2 trong
điều hòa khí hậu, giảm tác hại hiệu ứng nhà kính đòi hỏi phải có những
nghiên cứu, đánh giá về khả năng hấp thụ của từng kiểu thảm phủ cụ thể để
làm cơ sở lượng hóa những giá trị kinh tế mà rừng mang lại nhằm đưa ra
chính sách chi trả cho các chủ rừng và các cộng đồng vùng cao.
Mặt khác, trên thế giới, việc nghiên cứu để lượng hóa những giá trị về
mặt môi trường của rừng mới đang trong giai đoạn khởi đầu và hoàn toàn
mới ở Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu sự tch lũy carbon trong mô hình
nông lâm kết hợp để xác định giá trị kinh tế đối với chức năng phòng
hộ môi trường sinh thái của mô hình Nông lâm kết hợp là một hướng nghiên

cứu mới cần quan tâm. Kết quả những nghiên cứu mang tính định lượng
này sẽ là cơ sở để xác định giá trị chi trả cho các các mô hình NLKH.
Tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nằm trong
khu vực rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc. Vì thế vấn đề đặt ra là làm sao để đảm
bảo việc phòng hộ nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo cuộc sống của người
dân. Và giải pháp xây dựng các phương thức nông lâm nào là giải pháp hiệu
quả. Tuy nhiên các hệ thống nông lâm kết hợp này đã có đóng góp như thế
nào, bao nhiêu để tạo cơ sở xác định giá trị môi trường đặc biệt là giá trị hấp
thụ CO2.
Vì vậy tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon
của mô hình nông lâm kết hợp (keo - chè) tại xã Tân Cương, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

6

Nhằm cung cấp thêm những thông tin khoa học về giá trị môi trường
của mô hình Nông lâm kết hợp nói chung và tại xã Tân Cương, TP. Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

7

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu về lý luận

trường của hệ thống Nông lâm kết hợp tại xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên nói riêng và định giá môi trường của hệ thống NLKH ở
Việt Nam nói chung.
3.2. Mục tiêu thực tiễn
- Xác định được lượng Carbon tích lũy của mô hình Nông lâm kết hợp
(Keo - chè) tại xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Kết quả của luận văn bổ sung dữ liệu thông tin về trữ lượng Carbon cho
mô hình NLKH (keo - chè) tại xã Tân Cương nói riêng và cho mô hình
NLKH nói chung.
Bổ sung thêm cho tác giả luận văn những kiến thức về phương pháp
tính trữ lượng Carbon, khả năng hấp thụ CO2 và giá trị kinh tế khả năng hấp
thụ CO2.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần xác định được khả năng tích lũy Carbon của mô hình
Nông lâm kết hợp (keo- chè). Qua đó phần nào ta đánh giá được vai trò cũng
như giá trị môi trường các hệ thống nông lâm kết hợp đó.
Từ đó có thể làm tư liệu tham khảo cho các cấp, các ngành trong việc chi
trả dịch vụ môi trường.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

8


Thành phần cây keo, chè trong một số hệ thống nông lâm kết hợp (Keo chè) tại xã Tân Cương, T.P Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

9

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu về khả năng tch lũy carbon phần trên mặt đất
của hệ thống nông lâm kết hợp (keo - chè) tại xã Tân Cương, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
6.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014.
6.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

10

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái quát về vấn đề nghiên cứu
Biến đổi khí hậu là tất yếu của sự nóng lên toàn cầu làm tất cả các
thành phần của môi trường sống như nước biển dâng cao, gia tăng hạn hán,

ngập lụt, khí hậu thay đổi, nhiều loại bệnh tật xuất hiện ảnh hưởng xấu
đến đời sống của con người. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng
toàn cầu là sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính. Khí nhà kính chỉ chiếm 1%
bầu khí quyển nhưng có vai trò như một tấm chăn bao phủ trái đất, chúng
giữ nhiệt sưởi ấm cho trái đất. Nhiệt độ mặt trái đất tạo nên sự cân bằng
giữa năng lượng mặt trời tới bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của
trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh xung quanh chúng ta.
Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ
khí quyển. Trong khi đó bức xạ của trái đất là bước sóng dài, có năng lượng
thấp dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ sóng dài
trong khí quyển là khí CO2 , bụi, hơi nước CFC,... Kết quả sự trao đổi không
cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh dẫn đến sự
gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra tương tự
như nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Theo tnh toán của các nhà khoa học thì khi nồng độ CO2 trong khí
0

quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3 C. Dự báo
nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ
0

tăng lên 1,5 - 4,5 C vào năm 2050. Trong khi đó, rừng là bể chứa Carbon,
nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong cân bằng O2, CO2 trong khí quyển, do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

×