1
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế
giới. Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản,
Việt Nam… Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có tác dụng
giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động
của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chữa được một số bệnh đường ruột. Đặc biệt
chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ, do đó nó còn chống được
một số bệnh do các chất phóng xạ gây ra. Chính vì các đặc tính ưu việt trên,
chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay đã
có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 200 nước tiêu thụ
chè. Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng
phát triển.(Lê Lâm Bằng, 2008) [3].
Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát
triển . Chè có lịch sử phát triển trên 4000 năm, cây chè ở Việt Nam cho năng
suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế. Tạo việc làm cũng như
thu nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền
núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có
nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, cây chè được coi là
cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du miền núi.(Phùng Văn
Chấn, 1999)[5]
Cây chè có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế và trong đời sống của
người dân Việt Nam. Ngoài giá trị dinh dưỡng, cây chè là cây công nghiệp lâu
năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao.
2
2
Đã từ lâu trà Việt Nam được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới đem lại
lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Cây chè đóng góp một vai trò quan trọng trong tăng thu nhập và tạo
công ăn việc làm ở các vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là các vùng núi
phía Bắc ( Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ), vùng
duyên hải Bắc Trung Bộ( tỉnh Nghệ An) và vùng Nam Đông Bắc ( tỉnh Lâm
Đồng). Hai vùng chè trồng chính là hai vùng nghèo nhất nước và cây chè là
một trong số ít cây nông nghiệp phù hợp với điều kiện canh tác tại đây. (ADB,
2004) [1]
Thành phố Thái Nguyên là một thành phố trung du, miền núi Bắc Bộ,
được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết
khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành
phố có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với
vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức.
Hiện nay, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.(Lê Lâm
Bằng,2008)[3]
Trong nhiều năm qua, sản xuất chè của thành phố đã có bước phát triển,
song kết quả sản xuất chè còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều vấn đề
cần phải xem xét, giải quyết. Vì vậy việc đi tìm lời giải cho bài toán ổn định
và tăng thu nhập cho hộ sản xuất chè là yêu cầu cần thiết.
Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố liên
quan tới cung và cầu. Các ảnh hưởng này tùy vào điều kiện cụ thể, thời gian
và không gian khác nhau tác động nhiều hay ít đến thu nhập[18]. Điển hình
trong các yếu tố tác động đến thu nhập bao gồm có: giá bán của chè trên thị
trường, các yếu tố đầu vào của sản xuất, giá cả của các sản phẩm có thể thay
thế chè, thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng, tiến bộ công nghệ, các
3
3
chính sách của chính phủ, thời tiết và dịch bệnh… Vì điều kiện về thời gian
và kinh phí có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố chính về phí
cung thuộc các nhóm yếu tố đầu vào như chi phí trung bình, diện tích đất
trồng, kiến thức nông nghiệp, giống và năng suất đất của quá trình sản xuất
chè và không gian lựa chọn là xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên, một xã
trồng chè của tỉnh.
Được sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, UBND xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên,
cán bộ khuyến nông xã, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: Thạc sĩ Trần Việt
Dũng, tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động một số
yếu tố đến thu nhập của hộ sản xuất chè ở xã Tân Cương thành phố Thái
Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố ( giống, diện tích đất
trồng chè đang cho sản phẩm, năng suất đất, chi phí trung bình, kiến thức
nông nghiệp) đến thu nhập của hộ sản xuất chè ở xã Tân Cương, thành phố
Thái Nguyên. Trên cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho
các hộ sản xuất chè.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tác động của một số yếu tố đến thu nhập của hộ sản xuất chè (
giống, diện tích đất trồng chè đang cho sản phẩm, năng suất đất, chi phí trung
bình, kiến thức nông nghiệp )
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu, nhằm ổn
định thu nhập, tăng thu nhập cho hộ sản xuất chè tại địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
4
4
Thông qua việc nghiên cứu thực hiện đề tài giúp cho sinh viên nâng cao
được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được những
kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến
thức còn thiếu và kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho
bản thân
Kết luận của đề tài sẽ là tiền đề và là tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được coi là tài liệu tham khảo cho cấp
lãnh đạo địa phương xã Tân Cương, và các cán bộ nông nghiệp tại địa phương
trong việc xác định các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao thu nhập cho Hộ
sản xuất chè.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học phát triển sản xuất chè
2.1.1. Vài nét về cây chè và vai trò của chè đối với đời sống con người
2.1.1.1. Nguồn gốc cây chè Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng :cây
chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi
phía bắc. Lê Quý Đôn trong sách " Vân Đài loại ngữ " (1773) có ghi trong
mục IX, Phẩm vật như sau: " Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am
Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng,
thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước
5
5
uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị
chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên "
Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn
bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà
Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùng
Xípxoongpảnnả (Vân Nam), nơi có những cây chè đại cổ thụ.
Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông nam á, cái nôi của cây chè.
- Khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng nước
mưa dồi dào 1700-2000 mm/năm. nhiệt độ 21-22,6
0
C, ẩm độ không khí 80-
85 %. Đất đai trồng chè gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ.
- Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5-22.5
0
;, chia thành 3 vùng: vùng thấp
dưới 300 m, vùng giữa 300-600 m, vùng cao 600-trên 1000 m, nên chất lượng
chè rất tốt.
- Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung Du và Shan, làm được chè
xanh và chè đen; đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết
trắng, được thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra còn những giống chè
tốt làm chè đen, chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, ấn Độ và Srilanka, Inđônêxia. (Đỗ Ngọc Quỹ & Nguyễn Kim
Phong ,2008) [20]
2.1.1.2. Vai trò của chè đối với đời sống con người
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều
năm, từ 30 đến 50 năm. Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục và sau 3 năm cây
chè đã được đưa vào kinh doanh, mang lại thu nhập kinh tế hàng năm vì năng
suất, sản lượng tương đối ổn định. Từ chè búp tươi, tuỳ theo công nghệ và
cách chế biến sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: Chè xanh, chè đen,
chè vàng, chè túi lọc v.v. Chè có nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo
vệ sức khoẻ. Có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung
6
6
ương, giúp tiêu hoá các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hoá Do
đó chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới.(Đoàn
Hùng Tiến,1998)[17]
Chè có giá trị sử dụng và là hàng hoá có giá trị kinh tế, sản xuất chè
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao góp phần cải thiện đời sống cho người lao
động. Hiện nay chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Việt Nam.
Ngoài ra thị trường nội địa đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầu
chất lượng ngày càng cao. Phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ chè, góp
phần quan trọng trong việc tạo việc làm tăng thu nhập cho người trồng chè.
Đặc biệt là đồng bào trung du và miền núi, nơi mà có cơ sở vật chất kỹ thuật
còn thấp kém, vấn đề việc làm còn gặp nhiều khó khăn và thu nhập vẫn còn
thấp. Như vậy, chè là loại cây có tiềm năng khai thác vùng đất đai rộng lớn
của khu vực trung du và miền núi. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng phủ xanh
đất trống, đồi trọc, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Nước ta có điều
kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè,
nhân dân ta lại có kinh nghiệm và tập quán trồng chè lâu đời. Nước ta có
nguồn lao động dồi dào, khéo léo trong các khâu thu hoạch, chế biến chè, có
các cơ sở nghiên cứu lâu năm về chè. Do đó tiềm năng khai thác và phát triển
sản xuất chè trong những năm tiếp theo là rất lớn và khả thi.(Phạm Văn Việt
Hà, 2007)[9]
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất chè
2.1.2.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
* Đất - tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành trồng trọt
Đất đai hoạt động với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt,
tham gia vào việc tạo ra nông sản, trước hết là các sản phẩm của ngành trồng
trọt. Các sản phẩm trồng trọt một mặt cung cấp cho nhu cầu đời sống con
người, mặt khác là nguồn thức ăn quan trọng cho ngành chăn nuôi. Như vậy,
7
7
đất đai có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với hộ nông dân, đặc biệt sản xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hóa hiện nay. (Bùi Huy Đáp – Nguyễn Điền,
1998)[6]
Đất đai vừa được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp vừa sử dụng vào
các hoạt động phục vụ đời sống, vì vậy sử dụng đất đai nhằm các mục đích
sau:
- Sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm và sản phẩm hàng hóa trên một cơ
sở diện tích, với hao phí lao động sống và lao động vật hóa trên cơ sở sản
phẩm thấp nhất
- Tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phục vụ các hoạt động sản
xuất kế tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp và các nhu cầu của đời sống với lượng đất đai ít nhất.
- Khai thác các tiềm năng và lợi thế của đất đai và các yếu tố gắn với đất
đai, phù hợp với các yêu cầu của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả của đất
đai.
* Điều kiện khí hậu
Cây chè thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau. Nhưng qua số
liệu các nước trồng chè cho thấy, cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượng
mưa hàng năm từ 1000 - 4000 mm, phổ biến thích hợp nhất từ 1500 – 2000
mm. Độ ẩm không khí cần thiết từ 70 - 90%. Độ ẩm đất từ 70 - 80%. Lượng
mưa bình quân tháng trên 1000 mm chè mọc tốt, ở nước ta các vùng trồng chè
có điều kiện thích hợp, chè thường được thu hoạch nhiều từ tháng 5 đến tháng
10 trong năm. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây chè. Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ
không khí dưới 10
0
C hay trên 40oC. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 22
– 28
0
C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân bắt đầu phát
triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn tuỳ thuộc chủ yếu
8
8
vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè khác nhau có mức độ chống
chịu khác nhau. (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, 2008)[19]
2.1.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật
* Giống chè – yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chè
Trong các tác động của khoa học công nghệ đến thu nhập của hộ từ sản
xuất chè, thì giống chè là một yếu tố rất quan trọng.
Giống là yếu tố tiên quyết đối với chất lượng chè (yếu tố chất lượng sẽ
ảnh hưởng đến thu nhập thông qua giá bán và số lượng bán ra), quyết định
đến 50% chất lượng, còn yếu tố độ cao, chăm sóc chiếm 30% và yếu tố công
nghệ chế biến, thiết bị chỉ chiếm 20%. Giống hay cấu tạo gen của chè có khả
năng sinh sản ra các hóa chất tinh dầu khác nhau, tạo ra chất lượng riêng của
từng giống chè.
Hơn nữa, chè là cây công nghiệp lâu năm, không thể phá đi trồng lại
hàng năm như cây ngắn ngày. Một quyết định đúng đắn hay sai lầm về giống
chè sẽ ảnh hưởng đến nửa thế kỷ phát triển của vườn chè.
Giống chè ảnh hưởng đến năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó
cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và cạnh tranh trên thị trường.
Ở Việt Nam đã chọn, tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương pháp
chọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3… Đây là một số giống chè khá
tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và
đang sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu
giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè cằn cỗi.(Phạm Văn
Việt Hà, 2007)[9]
* Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Cùng với giống mới việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và chế
biến cũng là điều kiện cần thiết để tạo ra năng suất cao và chất lượng tốt.
9
9
- Tủ cỏ rác và tưới nước: Tủ cỏ rác tăng năng suất chè 30-50% do giữ
được ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Chè cũng
là cây trồng rất cần nước, nếu cung cấp nước thường xuyên thì năng suất chè
nguyên liệu sẽ tăng từ 25-40%.
- Đốn chè: là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất
lượng chè. Kết quả nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấy hàm lượng càphêin của
nguyên liệu chè đốn cao hơn nguyên liệu chè chưa đốn. Ngoài phương pháp
đốn, thời vụ đốn cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Thường tiến
hành đốn vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trưởng, không ra búp từ ngày giữa
tháng 12 đến cuối tháng 1 hàng năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1.
- Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng chè búp.
* Kiến thức nông nghiệp
Kiến thức của người sản xuất nông nghiệp được gọi là kiến thức nông
nghiệp, và có thể được xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế
và cộng đồng mà người nông dân có được các ứng dụng và hoạt động sản
xuất của mình. [10]Các nhà kinh tế đã tranh luận về vai trò của kiến thức
nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp và đưa ra những nhận định của họ:
Wharton (1963) cho rằng với các nguồn lực đầu vào giống nhau thì hai nông
dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất
khác nhau, Bhati (1973) nhận định kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố
đầu vào của sản xuất và coi đây là yếu tố có thể kết hợp các nguồn lực đầu
vào chính như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới và lao động.
Để đo lường kiến thức nông nghiệp các nhà phân tích sử dụng bảng câu
hỏi đánh giá và cho điểm các nội dung liên quan
10
10
Ngày nay trong nền kinh tế tri thức và kinh tế mở thì vai trò của kiến
thức lại càng hết sức quan trọng, trong đó kiến thức kinh tế và kiến thức kỹ
thuật cùng có vai trò quyết định đến thành quả đạt được của người nông dân.
2.1.2.3. Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
* Thị trường, giá cả
Thị trường là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ
sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị
trường: mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều
phải trả lời ba câu hỏi của kinh tế học đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào và sản xuất cho ai. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang
tính định hướng. Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất
và tiêu dùng.
Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nói
riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (giá chè búp tươi và chè búp khô)
trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè.
Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của
người sản xuất nói chung, cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng. Do
đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho
sự phát triển lâu dài của ngành chè, tăng cao thu nhập cho hộ sản xuất chè.(Lê
Lâm Bằng,2008)[3]
* Nguồn lao động
Theo quan điểm của Ricacdo: “ lao động là cha, đất đai là mẹ sinh ra của
cải vật chất”. Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua
công cụ lao động, tác động lên đối tương lao động nhằm biến đổi chúng thành
của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình. Nông hộ sử dụng lao động
chủ yếu là lao động gia đình. Tuy nhiên lao động trong nông hộ đông đảo về
số lượng nhưng cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp,
11
11
trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị
trường còn hạn chế. Phát triển sản xuất chè cũng vậy, nó vừa có ý nghĩa kinh
tế, vừa có ý nghĩa xã hội, bởi vì nhờ có phát triển sản xuất chè đã giải quyết
được lượng lớn lao động. Ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tăng thu
nhập cho người lao động, nó còn giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao
động lớn ở cả miền núi và miền xuôi, đặc biệt là lao động nông thôn.
* Hệ thống chế biến chè
Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người ta sẽ tiến hành chế
biến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ trên
thị trường. Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức,
chế biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm.
Hạch toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường
sao cho phù hợp.
* Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước
Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô
và chất lượng trong sản xuất kinh doanh,tăng cao thu nhập cho các hộ trồng
chè nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng
mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao
nhất. Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, một chính
sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại một
chính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển. Các chính sách này có
thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất chè, tiêu
biểu có thể kể đến là: Chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách thị
trường và sản phẩm
2.1.3. Một số lý thuyết kinh tế
2.1.3.1. Thu nhập và các thước đo thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp
12
12
Thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp là giá trị bằng tiền biểu hiện cho
kết quả của quá trình sản xuất và được xác định thông qua các thước đo sau:
Thu nhập gộp (giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thu ) : là tích của
giá bán sản phẩm và sản lượng đầu ra
Thu nhập ròng ( lợi nhuận ) là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi
phí thu, nhập ròng phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất
Thu nhập lao động gia đình : là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội
của lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất ( Châu Văn
Thành,2005) [16]
Như vậy, cung với giá bán, sản lượng đầu ra, chi phí là những nhân tố
tác động trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp. vậy những yếu
tố nào liên quan tới sản lượng và chi phí sản xuất. để giải đáp cho câu hỏi này
chúng ta cùng đi vào tìm hiểu một số lý thuyết kinh tế liên quan sau đây:
2.1.3.2. Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào
Sản xuất là quá trình chuyển hóa những yếu tố đầu vào thành những
yếu tố đầu ra hay còn gọi là sản lượng đầu ra hoặc sản phẩm, và kết quả của
sản phẩm do lượng và chất của các yếu tố đầu vào và công nghệ sử dụng
quyết định, mối tương quan phụ thuộc đó được diễn tả qua hàm sản xuất.
“Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm ( đầu ra) tối đa có thể được
sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất( đầu vào) nhất định, tương ứng
với trình độ kĩ thuật nhất định” [7].
Dạng tổng quát của hàm sản xuất :
Y = f ( X1, X2, X3,…,Xn)
Với : Y là sản lượng đầu ra
X1, X2, X3,… ,Xn :là các yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu vào chia thành 3 nhóm:
13
13
Nhóm 1 là vốn (K ): gồm các yếu tố chính như nhà xưởng, đất đai,
máy móc, và nguyên nhiên vật liệu. Đây là nhóm các tư liệu sản xuất biểu
hiện cho quy mô sản xuất. Trong nông nghiệp, các yếu tố đầu vào chính thuộc
nhóm vốn gồm có : đất, hệ thống tưới nước, máy móc nông nghiệp, sân phơi,
gia súc làm việc, giống cây trồng, phân bón, thuốc hóa học, nguyên vật liệu.
Nhóm 2 là lao động (L) được đề cập cả về số lượng và chất lượng lao
động. chất lượng lao động bao hàm cả những yếu tố phi vật chất như kỹ năng,
kiến thức, kinh nghiệm.
Nhóm 3 là nhóm các yếu tố tăng năng suất (TFP) điển hình như
công nghệ, thể chế kinh tế chính trị.
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra rừ việc kết hợp một
lượng các yếu tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử
dụng với mỗi kỹ thuật để sản xuất ra mức sản lượng đầu ra theo ý muốn. Tuy
nhiên, mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào
ngắn hạn và trong dài hạn có những đặc tính riêng do khả năng thay đổi các
yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và dài hạn khác nhau.
2.1.3.3. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí bằng tiền mà nhà sản xuất đã
chi ra để mua các yếu tố đầu vào, tính đầy đủ chi phí sản xuất còn bao gồm cả
chi phí cơ hội của mọi nguồn lực trong sản xuất là số tiền mà khoản đầu tư có
thể thu được nếu sử dụng nó vào việc khác với mức chi trả cao hơn.
Chi phí trung bình (AC) sẽ xác định chi phí sản xuất tính cho một đơn
vị sản lượng đầu ra, AC = TC/Y
Vì điều kiện về thời gian và kinh phí có hạn nên ở đây tôi chỉ tập trung
nghiên cứu chi phí trong ngắn hạn.
Chi phí sản xuất ngắn hạn: Chi phí sản xuất ngắn hạn (STC) gồm có
chi phí cố định (SFC) và chi phí biến đổi (SVC), trong đó:
14
14
Chi phí cố định (SFC) là toàn bộ chi phí mà nhà sản xuất phải chi ra
trong mỗi đơn vị thời gian cho các yếu tố đầu vào cố định cho dù không sản
xuất ra một sản phẩm nào ví dụ như : tiền thuê hoặc khấu hao trang thiết bị và
nhà xưởng, tiền lương cho bộ phận quản lý, và lãi suất vốn vay, chi phí cố
định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Trong sản xuất nông nghiệp, các
chi phí chính thuộc thuộc chi phí cố định gồm có : tiền mua và thuê đất, khấu
hao tài sản( máy nông nghiệp, nhà kho, sân phơi, công trình thủy nông, vườn
cây lâu năm, gia súc làm việc), và lãi vốn vay. Riêng với cây trồng lâu năm,
các khoản như giống, tiền công, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới
đầu tư trong giai đoạn chưa cho sản phẩm cũng nằm trong chi phí cố định.
Chi phí biến đổi (SVC) là toàn bộ chi phí mua các yếu tố đầu vào biến
đổi như nguyên vật liệu, tiền công lao động trực tiếp, chi phí biến đổi thay đổi
cung với sự thay đổi sản lượng đầu ra trong ngắn hạn. Trong nông nghiệp, chi
phí biến đổi là các khoản tiền chi cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền
công lao động, các nguyên vật liệu khác, và lãi vốn vay trong giai đoạn thu
hoạch.
Chi phí trung bình ngắn hạn (SAC) có xu hướng tăng lên nếu tiếp tục
tăng lượng của một yếu tố đầu vào do bị chi phối bởi quy luật năng suất cân
biên giảm dần: khi năng suất cận biên tăng dần lên dẫm đến sản lượng tăng
nhanh và chi phí trung bình giảm, nhưng khi năng suất cận biên giảm dần cho
đến khi năng suất cận biên < 0 thì sản lượng bắt đầu giảm và chi phí trung
bình tăng lên.[8]
2.1.3.4. Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp
Lao động nông nghiệp gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất
nông nghiệp, hai nguồn cung cấp lao động cho nông nghiệp là lao động của
chính gia đình sản xuất nông nghiệp và lao động đi thuê.
15
15
Sự phát triển của các ngành kinh tế khác đã thu hút lao động từ nông
nghiệp sang do đó về mặt lượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần
Năng suất lao động nông nghiệp (AP
LA
) là sản lượng hoặc giá trị
tổng sản lượng nông nghiệp tính trên một lao động nông nghiệp (tính theo giá
trị cố định), công thức tính:
AP
LA
= Y
A
/ L
A
=
Y
A
/S * S/L
A
Trong đó : Y
A
là tổng sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng nông
nghiệp
L
A
: là số lượng lao động nông nghiệp
S: là diện đất gieo trồng
Từ công thức thấy được năng suất nông nghiệp phụ thuộc vào năng
suất đất (Y
A
/S) và hệ số đất – lao động (S/L
A
), do đó muốn tăng năng suất lao
động nông nghiệp cần phải tăng hoặc Y
A
/S hoặc S/L
A
, hoặc tăng cả hai. Tác
động của từng yếu tố năng suất đất và yếu tố hệ số đất – lao động đối với sản
lượng tùy thuộc vào quá trình phát triển của nông nghiệp, thông qua lý thuyết
hàm sản xuất nông nghiệp tăng trưởng theo các giai đoạn phát triển của nhà
kinh tế SS.Park (1992) sẽ thấy được mối tương tác một cách rõ nét.
Qua các giai đoạn phát triển của nông nghiệp khẳng định vai trò quan
trọng của năng suất đất đối với việc tăng năng suất lao động và sản lượng, đặc
biệt trong giai đoạn đang phát triển khi mà lượng lao động nông nghiệp vẫn
còn đang trong tình trạng bán thất nghiệp. Xu hướng chuyển dịch năng suất
lao động nông nghiệp có tính quy luật tăng dần tương ứng với số lượng lao
động nông nghiệp giảm dần.[8]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
* Diện tích trồng chè trên thế giới
16
16
Chè được sản xuất ở gần 40 nước trên thế giới với khối lượng lớn chủ
yếu được trồng tại Châu Á, đây chính là cái nôi với mọi điều kiện đất đai, khí
hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè.
Bảng 2.1 : Diện tích trồng chè phân theo châu lục năm 2000- 2010
(Đơn vị tính:1000
ha)
Châu lục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Châu Á 2427,45 2589,209 2640,135 2665,212 2766,316
Châu Âu 1,440 1,440 1,440 1,340 1,440
Châu Phi 261,39 266,685 276,509 281,151 303,137
Châu Mĩ 44,658 44,435 45,851 45,904 48,665
Châu Úc 4 4 4 4 4
Thế giới 2738,701 2905,678 2967,935 2997,607 3123,561
(Nguồn: FAoSTAT Data, Faostat.fao.org )
Qua bảng 2.1 cho thấy, chè được trồng chủ yếu tại châu Á và châu Phi
trong đó châu Á chiếm đến 89% diện tích, kế đến là châu Phi với khoảng
trên 9%. Phần rất nhỏ còn lại được trồng tại châu Mỹ, châu Âu và châu Úc.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 20002010, chúng ta thấy rằng diện tích trồng chè
tại khu vực châu Mỹ, châu Âu và châu Úc giảm cả về số tuyệt đối tương đối.
Trong đó giảm nhiều nhất là khu vực châu Âu với tốc độ giảm diện tích trung
bình là 1,53%/năm, châu Úc giảm 0,62%/năm, châu Mỹ giảm 0,15%/năm.
Ngược lại với xu hướng trên, trong giai đoạn 20002010, diện tích trồng
chè tại khu vực châu Á và châu Phi tăng khá nhanh, trong đó châu Á
tăng bình quân diện tích là 2,7%/năm và châu Phi là 2,3%/năm.
Mặc dù có tới trên 60 quốc gia trồng chè trên Thế giới, tuy nhiên sản
xuất chè của Thế giới chỉ tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ,
Srilanca, Kenia, Nhật Bản,… Số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng
một số nước trồng chè chính năm 2010 cho thấy như sau:
17
17
- Trung quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích trồng chè với
94,31 vạn ha, chiếm 37,96% diện tích chè thế giới. Tuy nhiên, năng suất chè
của Trung Quốc không cao chỉ đứng thứ 2 trên Thế giới (sau Ấn Độ) đạt
82,10 vạn tấn
- Ấn Độ mặc dù đứng thứ 2 sau Trung Quốc về diện tích nhưng do có
năng suất chè khá cao, đạt 18,98 tạ khô/ha cho nên có sản lượng chè khô cao
nhất thế giới, đạt 84,5 vạn tấn chiếm 26,43% sản lượng chè trên thế giới
- Kenia là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích chè đạt 14 vạn
ha nhưng lại là nước có năng suất cao nhất thế giới đạt 20,71 tạ khô/ha, đạt
sản lượng là 29 vạn tấn, chiếm 9,07% sản lượng chè toàn thế giới. (Nguồn:
Theo FAO Strt Citation 2010)
* Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Chè hiện chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu dùng của thị trường đồ uống
nóng trên thế giới, nhưng chỉ chiếm 20% tổng giá trị của thị trường đồ uống
này. Điều này cho thấy chè là đồ uống rẻ nhất trong các loại đồ uống nóng.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh
chè thuộc tổ chức Nông Lương Quốc Tế, đến hầu hết đầu thế kỉ 21 đã có trên
một nửa dân số thế giới uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người một
năm trên toàn thế giới là 0,5kg/người/năm và con số này sẽ còn tăng lên trong
thời gian tới.
Người ta thống kê rằng, những nước sản xuất chè lớn nhất thế giới
cũng là những nước tiêu thụ nhiều chè nhất. Hai nước có diện tích, sản lượng
chè lớn nhất là ấn Độ và Trung Quốc cũng là hai nước có nhu cầu tiêu thụ chè
lớn nhất thế giới. Các nước còn lại như Anh, Mỹ sẽ là thị trường tiềm năng
cho những nước xuất khẩu chè.(Hiệp hội chè Việt Nam, 2011)
2.2.2. Tình hình sản xuất và kinh doanh chè của Việt Nam
18
18
Chè là cây công nghiệp dài ngày, xuất hiện ở Việt Nam từ lâu. Trước
đây, nhân dân chỉ trồng trong vườn nhà làm bóng mát lấy búp dùng làm đồ
uống giải nhiệt. Do có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi với 2/3 diện tích
lãnh thổ là vùng đồi núi cây chè đã trở thành cây mang tính chất sản xuất
hàng hóa, sản phẩm chè đã được đưa bán ở nhiều thị trường khác nhau. Theo
thống kê của tổng công ty chè Việt Nam, hiện nay có gần một nửa số tỉnh,
thành trong cả nước trồng chè nhưng phát triển nhất ở các tỉnh Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lâm Đồng. Chè của Việt Nam
được các chuyên gia đánh giá là có hương vị đặc trưng, thơm ngon
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích chè năm 2011 giảm 3,6
nghìn ha so với năm 2010 (tương đương khoảng 2,77%), đạt 126,3 nghìn ha.
Tuy nhiên, diện tích cho sản phẩn năm 2011 lại tăng hơn so với năm 2010.
Diện tích cho sản phẩm ước đạt 114,8 nghìn ha, tăng 31,6 nghìn ha, tức là
tăng khoảng 1,4%,. Diện tích chè năm 2011 giảm nhưng sản lượng chè lại
tăng so với năm 2010. Sản lượng chè búp tươi năm 2011 đạt 888,6 nghìn tấn,
tăng 54 nghìn tấn so với năm 2010.
Thị trường: Theo Tổng cục Hải Quan Việt Nam, thì 11 tháng năm 2011,
Việt Nam đã xuất khẩu 120,6 triệu kg chè, trị giá 183,3 triệu USD, giảm 1,2%
về lượng nhưng tăng 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: Tổng
cục Thống kê)
Những năm trước đây, sản phẩm chè xuất khẩu của nước ta chủ yếu
xuất sang các thị trường truyền thống như Nga, Pakistan, Đài Loan, Mỹ Gần
đây các "cường quốc" xuất khẩu chè (như Srilanka, Ấn Độ ) mở rộng "lấn
sân" thị trường truyền thống của Việt Nam vì thế chè Việt Nam xuất khẩu
càng trở nên bất lợi. Chính vì vậy, khối lượng chè xuất khẩu nước ta đang có
xu hướng giảm. Giá trị xuất khẩu chè sang thị trường Pakistan chiếm tới gần
¼ tổng kim ngạch của 11 tháng đầu năm 2011 ( chiếm 23,7%) đứng thứ hai là
19
19
thị trường Đài Loan (chiếm 19,2%) tiếp theo là thị trường Trung Quốc (chiếm
11,3%)(Nguồn: Tổng cục Hải quan).
2.2.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh chè tại Thái Nguyên
2.2.3.1. Tình hình sản xuất
Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất quy mô hộ. Tuy
vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm vừa qua, diện tích, năng
suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên không ngừng tăng:
Năm 2008, diện tích chè toàn tỉnh có 16.994 ha, năng suất 8,78 tấn chè
búp tươi/ ha, sản lượng 149.255 tấn;
Năm 2009: 17.309 ha, năng suất 9,17 tấn/ha, sản lượng 158.702 tấn;
Đến năm 2010, diện tích chè toàn tỉnh có 17.660 ha. Năng suất chè búp
tươi năm 2010 đạt 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 171.900 tấn;
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng chè búp tươi
20
20
theo huyện, thành phố, thị xã
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
D. tích
(ha)
S. lượng
búp tươi
(tấn)
D. tích
(ha)
S. lượng
búp tươi
(tấn)
D. tích
(ha)
S. lượng
búp tươi
(tấn)
Tổng số
16.99
4
149.255 17.309 158.702
17.66
0
171.900
TP. Thái Nguyên 1.161 12.211 1.207 13.040 1.220 14.670
TX. Sông Công 505 4.241 515 4.385 525 4.582
Huyện Định Hóa 2.026 16.877 2.052 18.017 2.102 18.954
Huyện Võ Nhai 560 2.827 583 3.080 626 3.522
Huyện Phú
Lương
3.650 32.170 3.725 34.960 3.775 38.422
Huyện Đồng Hỷ 2.606 23.750 2.669 24.950 2.709 28.368
Huyện Đại từ 5.152 46.124 5.196 48.520 5.253 50.530
Huyện Phổ Yên 1.233 10.393 1.261 11.070 1.347 12.150
Huyện Phú Bình 101 662 101 680 104 702
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên)
Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè
theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các
giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo:
* Cơ cấu giống chè Trung du:
Năm 2001: diện tích 12.302 ha, chiếm 92,09% tổng diện tích chè;
Năm 2005: 10.733 ha (75,9%);
Năm 2010: 11.556 ha (65,43%).
21
21
* Cơ cấu giống mới năng suất, chất lượng cao:
Năm 2001: diện tích 1.016 ha, chiếm 7,6% tổng diện tích chè;
Năm 2005: 3.400 ha (24,06%).
Năm 2010, cơ cấu giống mới là 34,22%. Năm 2011, cả tỉnh trồng mới
và trồng thay thế 1.000 ha chè bằng các giống mới có năng suất và chất lượng
cao. Đến năm 2015, cơ cấu giống mới đạt 60%, giống chè Trung du còn 40%.
Bảng 2.3: Cơ cấu giống chè ở Thái Nguyên
Chủng loại giống
chè
Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010
D. tích
Tỉ lệ
(%)
D. tích
Tỉ lệ
(%)
D. tích
Tỉ lệ
(%)(ha) (ha) (ha)
Tổng diện tích 13.358 14.133 17.661
Chè Trung du 12.302 92,09 10.733 75,9 11.556 65,43
Giống mới chọn tạo 960 7,18 3 21,22 5.013 28,38
Giống mới nhập nội 56 0,41 400 2,83 1.028 5,82
- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi:
Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xanh, chè xanh cao cấp gồm
các giống: Trung du, LDP1, TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát tiên,
Keo Am tích, phân bố chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ,
Đồng Hỷ, Phú Lương, Phổ Yên, chiếm tỷ lê 80 - 85% nguyên liệu chè chè
búp tươi.
Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè đen gồm các giống: Trung du,
LDP2, TRI 777, chủ yếu phân bố ở các huyện Định Hoá, một phần ở huyện
Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, chiếm tỷ lệ 10 - 15% lượng nguyên liệu chè
búp tươi.
- Một số tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên: tập trung vào việc chuyển đổi giống
22
22
mới, biện pháp canh tác hữu cơ, sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả; tưới tiết
kiệm; áp dụng quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).
- Sản xuất chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên: Hiện nay tỉnh Thái Nguyên
đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh
làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị
cao; xây dụng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn
chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành
phẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc ược chứng nhận bởi các tổ
chức chứng nhận trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, Uzt
Certified…).
Chương trình chuyển đổi giống mới và ứng dụng các biện pháp canh
tác tiên tiến sản xuất chè theo hướng an toàn, đã nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị chè Thái Nguyên. Năm 2005, giá trị sản xuất bình quân đạt 36,5
triệu đồng/ha đối với chè búp khô; năm 2010 là 68 triệu đồng/ha, có nơi đạt
90 - 100 triệu đồng/ha (ở thành phố Thái Nguyên).[22]
2.2.3.2. Chế biến và tiêu thụ chè
* Chế biến chè ở Thái Nguyên
Chế biến chè ở Thái Nguyên theo 2 phương thức chủ yếu:
- Chủ yếu là chế biến theo phương pháp thủ công, truyền thống theo quy
mô hộ. Sản xuất chế biến chè từ lâu đã gắn liền với đời sống xã hội và bản sắc
văn hoá các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp chế biến này chiếm
khoảng trên 80% sản phẩm chè Thái Nguyên. Chế biến chè theo phương pháp
truyền thống hiện đang mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế rất cao.
- Chế biến chè theo dây truyền công nghiệp: đối với sản phẩm chè đen
theo công nghệ CTC và OTD; đối với các sản phẩm chè xanh.
* Tiêu thụ chè ở Thái Nguyên
23
23
Sản phẩm chè Thái Nguyên hiện chủ yếu là tiêu thụ nội địa.
Sản lượng chè xuất khẩu chiếm tỷ lệ thấp, giá trị xuất khẩu không cao.
Tổng lượng chè xuất khẩu bình quân/năm (trong 3 năm 2008, 2009,
2010) là 5.900 tấn, chiếm 18,8% sản lượng chè búp khô cả tỉnh.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang các nước Trung Quốc, Anh,
Pakistan, Liên bang Nga, Đài Loan
Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ chè ở Thái Nguyên
Xuất khẩu nước
ngoài/Tiêu thụ
nội địa
Số
lượng
(tấn)
% so tổng
xuất khẩu
% so sản
lượng cả
tỉnh
Giá bán
bình quân trong
năm
I Xuất khẩu chè xanh
1 Năm 2009 3.680 59,69 11,59 1,41 $/kg
2 Năm 2010 3.826 23,23 11,13 1,52 $/kg
II Xuất khẩu chè đen
1 Năm 2009 1.374 22,29 4,33 1,2 $/kg
2 Năm 2010 2.093 32,51 6,09 1,6 $/kg
III
Tiêu thụ nội địa đối
với chè xanh
;
1 Năm 2009 25.575 - 80,6
90.000 VNĐ/kg
(= 4,5 $/kg)
2 Năm 2010 27.942 - 81,3
120.000
VNĐ/kg
(= 6$/kg)
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên)
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ trồng chè có diện tích cho sản phẩm tại
xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên.
24
24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái
Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu phục vụ nghiên cứu được lấy từ năm 2009 –
2011.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Tiến hành trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Từ ngày 16/1/2012 đến ngày 20/5/2012
3.3. Nội dung tiến hành nghiên cứu
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Tân Cương
- Điều kiện tự nhiên: Khái quát vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn.
- Điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình sử dụng đất, đặc điểm dân số và lao động.
Kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng.
- Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.3.2. Đánh giá tác động của một số yếu tố đến thu nhập của Hộ sản xuất
chè tại xã Tân Cương
• Đánh giá quy mô diện tích đất cho sản phẩm chè tại địa phương.
• Đánh giá năng suất chè tại xã Tân Cương và một số yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất của cây chè tại đây.
• Đánh giá chi phí trung bình trồng chè.
• Đánh giá kiến thức nông nghiệp của Hộ sản xuất chè.
• Đánh giá tình hình sử dụng các giống chè tại xã.
3.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.4.1. Phương pháp luận
25
25
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cho phương pháp nhìn
nhận sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển trong mối
quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện tượng khác.
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan
thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí,
báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài
liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, của thành phố và các xã Tân
Cương như: quan đến thành phố. Những số liệu này được thu thập chủ yếu ở
Cục thống kê Thái Nguyên, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường …
* Phương pháp thu thập số liệu thông tin sơ cấp
Thu thập số liệu thông tin sơ cấp được thực hiện qua phương pháp sau:
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
Đi thực tế để quan sát đánh giá thực trạng, thu thập những thông tin qua
những người dân ở vùng nghiên cứu và các cán bộ, thu nhập những tài liệu
thông tin đã có tại nơi nghiên cứu .
- Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA)
Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại các nơi nghiên cứu, tạo điều kiện
và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những vấn đề cần nghiên cứu,
đàm thoại với họ để thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất,
đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu … của các hộ nông
dân.
- Phương pháp điều tra hộ