Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà địa phương lạc thủy hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

ĐỖ THỊ KIM DUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI
HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ
ĐỊA PHƯƠNG LẠC THỦY - HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠ IHỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

ĐỖ THỊ KIM DUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI
HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ
ĐỊA PHƯƠNG LẠC THỦY - HÒA BÌNH
Chuyên ngành: CHĂN
NUÔI Mã số ngành
: . . 60 62
01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


.
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS. TRẦN THANH VÂN
2. TS. VŨ NGỌC SƠN

THÁI NGUYÊN - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn hoàn toàn trung thực do chúng tôi, cũng như sự hợp tác tập thể
trong và ngoài cơ quan khảo sát nghiên cứu và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn
gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Kim Dung


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự
nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của
Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới PGS.TS. Trần Thanh Vân, TS. Vũ

Ngọc Sơn và TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và
Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện về thời gian và vật
chất cho tôi học tập, triển khai đề tài và bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm,
các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và bảo vệ
thành công luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã động
viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả

Đỗ Thị Kim Dung


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC.................................................................................................................. iii
............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
......................................................................................... vii

MỞ ĐẨU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................
1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................
1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2
4. Những đóng góp mới của luận văn .........................................................................
2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
.................................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo
của gia cầm.................................................................................................................. 3
1.1.2. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh ......................................
5
1.1.3. Tính trạng sản xuất của gia cầm........................................................................ 7
1.1.4. Cơ sở khoa học nghiên cứu về khả năng sinh sản ở gia cầm và các yếu tố
ảnh hưởng ....................................................................................................... 10
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................
23
.................... 23
phương ở Việt Nam........................................................................................ 25
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về gà địa phương Lạc Thủy ......................................... 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 30


4

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 30
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 30



5

2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 30
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 30
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và các chiều đo của cơ thế gà địa
phương Lạc Thủy ...................................................................................................... 30
2.3.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà địa phương Lạc Thủy ......................... 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 31
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................ 31
2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu.................................................................. 34
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 39
3.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của đàn gà địa phương Lạc Thủy.... 39
3.1.1. Đặc điểm ngoại hình ....................................................................................... 39
38 tuần tuổi ............................................................. 42
...... 44
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................ 44
3.2.2. Khối lượng cơ thể gà hậu bị qua các tuần tuổi................................................ 46
3.2.3. Tiêu tốn thức ăn của gà hậu bị qua các tuần tuổi ............................................
47
20 - 40 tuần tuổi ........................................................................................................ 49
3.3.1. Tỷ lệ chết và loại thải của gà thí nghiệm giai đoạn sinh sản 20 - 40 tuần
tuổi....... 49
inh sản .................................. 49
3.3.3. Tuổi thành thục về tính ................................................................................... 50
3.3.4. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tỷ lệ trứng giống ................................................ 51
3.3.5. Khối lượng trứng và chất lượng trứng ............................................................ 54
3.3.6. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của gà địa phương Lạc Thuỷ ............... 57

3.3.7. Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm cho sản xuất trứng giống và gà con giống...
58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 60
1. Kết luận ................................................................................................................. 60
.................................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 62


6

CD
cm

Centimet

Cs
CSHTT
FSH

)

KL
LH
mm

)
Minimet

Nxb
pp


paper page STT

TB
Tr
TT

Trang


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí nghiệm nuôi gà hậu bị...........................................................31
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi gà sinh sản ..................................................31
u ..............32
Bảng 2.4. Mức thức ăn tiêu chuẩn trong giai đoạn đẻ
trứng.....................................34
Bảng 3.1. Đặc điểm ngoại hình của đàn gà địa phương Lạc Thủy 01 ngày tuổi ......39
Bảng 3.2. Đặc điểm ngoại hình của đàn gà địa phương Lạc Thủy lúc 38 tuần
tuổi.......41
Bảng 3.3. Các chiều đo của cơ thể gà Lạc Thuỷ ở 38 tuần
tuổi......................................43
1 - 8 tuần tuổi ....................44
9 - 19 tuần tuổi ......................45
1 - 8 tuần tuổi ......................47
.......................................................48
(20 - 40 TT) ........49
Bảng 3.9. Khối lượng gà thí nghiệm giai đoạn sinh sản (20 - 40 tuần tuổi)
................50

...............................................................51
Bảng 3.11. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tỷ lệ trứng giống của gà Lạc Thuỷ ............52
Bảng 3.12. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm ......................................................55
Bảng 3.13. Chất lượng trứng của gà địa phương Lạc Thuỷ lúc 38 tuần tuổi............55
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu ấp nở của đàn gà thí nghiệm
..........................................57
Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng/ 10 quả trứng giống và 1 con gà
loại I ........................................................................................................59


vii

DANH MỤC CÁC
Hình 3.1. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần đẻ ..............................................53
.............................54
..............................................58


1

MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thống từ lâu đời, đã và đang góp
phần quan trọng cải thiện sinh kế của hàng triệu nông dân. Hàng năm, ngành
chăn nuôi gia cầm cung cấp 18 - 20 % tổng khối lượng thịt các loại, đứng thứ hai
sau thịt lợn (thịt lợn chiếm vị trí số 1 với tỷ lệ 75 - 76 %), bên cạnh đó chăn nuôi gia
cầm còn cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng khá hoàn chỉnh đó là trứng gia
cầm.
Vốn có nhiều truyền thống trong chăn nuôi, song hành với tiến độ hội nhập
của cả nước, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ở Việt

Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với tình hình chăn nuôi diễn biến phức tạp,
dịch bệnh nhiều, do yếu tố thích nghi nên một số giống gà nhập ngoại thường
có sức chống chịu bệnh tật kém và một số chưa phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng. Trong điều kiện đó một số giống gia cầm địa phương đang được chú
trọng khôi phục và phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu đó.
Gà địa phương Lạc Thủy là một
Thủy - Tỉnh Hòa Bình, đây là một

gà mới được phát hiện ở Huyện Lạc

gà có chất lượng thịt khá tốt, khả năng kháng

bệnh cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt
Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về đối tượng này. Sau khi tiến hành
điều tra và thu thập, bước đầu đặt tên giống gà này là gà Lạc Thủy cho đúng với
nguồn gốc xuất xứ của chúng. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà
địa phương Lạc Thủy - Hòa Bình” để bước đầu có cơ sở khoa học đánh giá về đặc
điểm loại gà địa phương này. Trong khuôn khổ của đề tài này do thời gian và kinh
phí còn hạn chế nên những đánh giá của chúng tôi chỉ là bước đầu, làm cơ sở
cho các đề tài và nghiên cứu chuyên sâu sau

về loại gà địa phương này.

2. Mục têu của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm ngoại hình của gà địa phương Lạc Thủy.
- Đánh giá được khả năng sinh sản của gà địa phương Lạc Thủy.
-X
.



2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tễn của đề tài
gà địa phương Lạc Thủy được nghiên cứu một
cách có hệ thống về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sức đề kháng của cơ
thể và phẩm chất trứng. Những kết quả của đề tài này sẽ giúp các nhà khoa học có
cái nhìn đúng đắn về gà địa phương Lạc Thủy, giúp các nhà quản lý có các cơ sở
khoa học để định hướng phát triển trong tương lai lâu dài về loại gà này.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Kết quả nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng quan
gà địa phương Lạc Thủy để có
hướng
.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
1.1.1. Cơ sở nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của
gia cầm
* Ngoại hình
Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những biểu hiện đặc trưng cho
phẩm giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
Ngoại hình là một tính trạng chất lượng của gia cầm. Đó là những đặc điểm
bên ngoài của gia cầm có thể quan sát được như: màu lông, da, hình dáng, mào
tích,

… Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm đặc trưng cho giống, thể hiện khuynh
hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
Tính trạng ngoại hình
- Sự phát triển của bộ lông: Lông là dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm di
truyền của giống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Gà con mới nở có
bộ lông tơ che phủ, trong quá trình phát triển lông tơ sẽ dần dần được thay thế
bằng bộ lông cố định.
- Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, có
liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Theo Brandsch

Bilchel

H. (1978) [4]), những gia cầm lớn nhanh thì có tốc độ mọc lông nhanh. Theo Siegel
P. B. và Dunington E. A. (1978) [78], những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh
phù hợp với khả năng tăng trọng cao. Hayer J. F. và Cs (1970) [68], cho biết gà mái
mọc lông đều hơn gà trống trong cùng một dòng và ảnh hưởng của hormone có
tác dụng ngược với gen liên kết giới tính quy định tốc độ mọc lông.
- Màu lông là do một số gen quy định phụ thuộc vào sắc tố chứa trong bào
tương của tế bào. Đặng Hữu Lanh và Cs (1999) [25] cho biết, màu sắc lông, da là
mã hiệu của giống, đó là những tín hiệu để nhận dạng con giống. Màu sắc lông da
là những chỉ tiêu trong chọn lọc gia cầm. Thông thường, màu sắc đồng nhất là
giống thuần, trên cơ sở đồng nhất đó mà loang là không thuần, đã bị pha tạp. Màu
sắc do một số ít gen kiểm soát nên có thể sử dụng để phân tích di truyền, dự đoán
màu lông của đời sau trong chọn lọc.


4

Các giống gia cầm khác nhau có bộ lông khác nhau, sự khác nhau về màu
sắc lông là do mức độ oxy hóa các chất tiền sắc tố melanin (Melanogene) trong các



5

tế bào lông, nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom (Carotinoit) thì lông có màu vàng,
xanh tươi hoặc màu đỏ. Nếu không có chất sắc tố thì lông có màu trắng.
- Đầu: Cấu tạo của xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong
việc đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết
luận về sự phát triển của mô liên kết và mô đỡ. Gà trống có ngoại hình đầu giống
gà mái sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình đầu của gà trống sẽ không
cho năng suất cao, trứng thường không có phôi. (Nguyễn Chí Bảo, 1978) [2].
- Mỏ và chân:
+ Mỏ là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng (Stratumcorneum).
Mỏ phải ngắn và chắc chắn. Gà có mỏ dài và mảnh thì khả năng sản xuất không
cao. Màu sắc của mỏ có nhiều loại: Vàng, đỏ, đen, hồng. Màu của mỏ thường phù
hợp với màu của chân. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, tuy nhiên ở gà
mái thì màu sắc này có thể bị nhạt đi vào cuối thời kỳ đẻ trứng.
+ Chân:
Những gà giống tốt phải có chân chắc chắn nhưng không được thô. Chân gia
cầm có 4 ngón, rất ít 5 ngón (Trần Kiên và Trần Hồng Việt, 1998) [23]. Chân
thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Gà có chân hình chữ
bát, các ngón chân cong, xương khuyết tật không nên sử dụng làm giống. Chân gà
thường có vuốt và cựa, cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài.
Gà có chân cao thường cho thịt thấp và phát dục chậm. (Nguyễn Chí Bảo, 1978) [2].
- Mào và tích là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nên có thể phân biệt trống
mái. Mào rất đa dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc, có thể đặc trưng cho
từng giống gà. Mào là dẫn xuất của da. Theo Phan Cự Nhân (1971) [34], khi có mặt
gen Ab gà sẽ có dạng mào hoa hồng, khi có mặt gen aB gà sẽ có dạng mào nụ và khi
có mặt gen ab thì gà sẽ có dạng mào cờ. Dựa vào hình dạng, người ta phân ra các
loại mào: mào đơn (mào cờ), mào hạt đậu, mào hoa hồng, mào nụ (mào sít)…

(Nguyễn Mạnh Hùng và Cs, 1994) [16]. Ở gà trống sự phát triển mào và tích phản
ánh sự thành thục sinh dục sớm hay muộn, còn ở gà mái nếu mào, tích phát triển
không rõ ràng là dấu hiệu có ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản.
* Hình dáng và kích thước các chiều đo của cơ thể:
Tùy mục đích sử dụng, các giống gia cầm được chia làm 3 loại thể hình:
Hướng trứng, hướng thịt và kiêm dụng. Gà hướng thịt thường có hình dáng cân
đối,


6

ngực sâu, chân chắc, tiết diện hình vuông hay chữ nhật. Gà hướng trứng lại có
kết cấu thanh gọn, tiết diện hình tam giác.
Theo tài liệu của Champer J. R. (1990) [65] thì kích thước các chiều đo có
tương quan với sức sản xuất của gà Broiler. Tác giả cũng cho biết độ lớn góc ngực,
dài chân, dài đùi và đường kính ống chân có tương quan với khối lượng cơ thể.
(1978) [78] cho biết tương quan giữa độ lớn góc ngực và khối
lượng cơ thể từ 0,4 - 0,68 trung bình là 0,42.
1.1.2. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm là những tính trạng di truyền
đặc trưng cho từng loài, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả năng chống
chịu những ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh môi trường, nó là yếu tố quan
trọng giúp chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong cùng một giống, sức sống của
mỗi dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau thì khác nhau nhưng vẫn
nằm trong giới hạn của phẩm giống. Theo Lê Viết Ly (1995) [29] cho biết, động vật
thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức
sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp.
Khavecman (1972) [20] cho biết, sức sống được thể hiện ở thể chất và
được xác định bởi tính di truyền, có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi
của môi trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh. Sự giảm sức sống ở giai

đoạn hậu phôi có thể do tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do
tác động của môi trường (Brandsch H., Bilchel H., 1978) [4].
Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ bệnh tật,
khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Trong chăn nuôi người ta thường lấy
tỷ lệ nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn khảo nghiệm, như
giai đoạn nuôi từ sơ sinh đến khi giết mổ hoặc loại thải.
Gavora J. F. (1990) [67] khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm cho biết:
sức sống được thể hện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng có tính
di truyền ở cơ thể động vật chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường
cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh.
Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào yếu tố dinh dưỡng, giống, kỹ thuật,
chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, mùa vụ,… Ngoài các yếu tố trên thì vấn đề
nhiễm bệnh của gia cầm cũng là yếu tố cơ bản dẫn đến thất bại trong chăn nuôi.
Gia


7

cầm rất mẫn cảm với dịch bệnh, khi mắc bệnh thường lây lan nhanh và dẫn đến tỷ
lệ chết cao, dễ kế phát các bệnh khác, đặc biệt bệnh truyền nhiễm.
Theo Hill J. F. và Cs (1954) [69]; Bransd H. và Bilchel H. (1972) [4]: Hệ số
2

di truyền về sức sống ở gia cầm thấp (h = 0,05 - 0,1). Tuy nhiên, theo Lerner J.
M. và Mundsen V. S. (1938) [74], hệ số di truyền về sức sống của gà là 0,13;
còn theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [42] lại cho rằng hệ số di truyền về sức sống
của gà là 0,33.
Khi điều kiện sống thay đổi (thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăm sóc
nuôi dưỡng…) gà lông màu có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống
(Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, 1998) [35]. Hill J. F. và Cs (1954) [69] đã

tính được hệ số di truyền của sức sống là 0,66. Gavora J. F. (1990) [67] cho
rằng, hệ số di truyền của sức kháng bệnh là 0,25.
Theo Trần Long và Cs (1996) [27], tỷ lệ nuôi sống của gà Ri giai đoạn gà con
(0 - 6 tuần tuổi) đạt 93,3 %. Nguyễn Đăng Vang và Cs (1997) [58] cho biết tỷ lệ nuôi
sống của gà Ri giai đoạn gà con (0 - 9 tuần tuổi); gà hậu bị (10 - 18 tuần tuổi) và gà
sinh sản (19 - 23 tuần tuổi) đạt tương ứng là 92,11 %; 96 - 97,22 % và 97,25 %.
Sức đề kháng ở các loài giống, thậm chí là các cá thể khác nhau là khác
nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đìn

(1992) [30], Lê Thị Nga

và Cs (2000) [34], ở giai đoạn 1 - 16 tuần tuổi; tỷ lệ nuôi sống của gà Ri là
96,5 - 100 %; của gà Ác là 88,28 %; của gà Mía là 92,33 - 93,9 %.
Theo King D. J. (1996) [72] cho rằng: tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh phụ
thuộc vào giống, dòng, tính biệt. Con trống có sức đề kháng mạnh hơn con mái do
có sự tác động khác nhau của hormone.
Nêu ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu đối với sức sống
và năng suất của gà, Ngô Giản Luyện (1994) [28] đã xác định được, ở gà Hybro
nuôi tại Việt Nam thì những gà mái có số lượng bạch cầu cao ở độ tuổi 60 và 110
ngày sẽ tương ứng với sức sống và sản lượng trứng cao.
Lê Xuân Đồng, Nguyễn Thượng Trữ (1988) [10] cho rằng sức sống và khả
năng kháng bệnh còn phụ thuộc vào thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng
như tuổi của gia cầm.


8

Trong chăn nuôi, để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức đề kháng, giảm tổn thất
do bệnh tật gây ra, bên cạnh việc cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh thú
y và chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại vật nuôi thì một vấn đề hết sức

quan trọng là cần chọn nuôi giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao. Vấn đề này
chỉ có thể xác định được thông qua các thử nghiệm trong thực tế.
1.1.3. Tính trạng sản xuất của gia cầm
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [41] các tính trạng sản xuất là các tính trạng
số lượng như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, năng suất trứng, khối
lượng trứng… Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia súc, gia cầm như sinh
trưởng, sinh sản,… đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của các tính trạng
số lượng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Phần lớn các tính trạng
sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền học của tính trạng
số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Các tính trạng số
lượng (Quantitative character) là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau giữa
các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại và sự
khác nhau này chính là nguồn vật liệu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên cũng như
chọn lọc nhân tạo. Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm,
được nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền
số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó.
Tính trạng số lượng còn được gọi là tính trạng đo lường (Metric character)
vì sự nghiên cứu của chúng phụ thuộc vào sự đo lường như mức độ tăng trọng của
gà, kích thước các chiều đo, khối lượng trứng… Tuy nhiên, có những tính trạng mà
giá trị của chúng có được bằng cách đếm như: số lợn con đẻ ra/lứa, số lượng
trứng gà đẻ ra trong một năm vẫn được coi là tính trạng số lượng. Đó là những tính
trạng số lượng đặc biệt.
Bộ phận di truyền có liên quan đến tính trạng số lượng được coi là di truyền
học số lượng (Quantitative genetics). Di truyền học số lượng vẫn lấy các quy luật di
truyền của Mendel làm cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng so
với các tính trạng chất lượng (Quantitative character) đối tượng nghiên cứu của
của di truyền học Mendel về 2 phương diện: thứ nhất là các đối tượng nghiên cứu
không thể chỉ dừng lại ở mức độ cá thể mà phải được mở rộng tới mức độ quần
thể bao gồm các nhóm cá thể khác nhau, thứ hai là sự sai khác giữa các cá thể
không chỉ là sự phân loại mà nó đòi hỏi phải có sự đo lường các cá thể.



9

Nghiên cứu đặc điểm di truyền học của các tính trạng số lượng, bên
cạnh việc vận dụng các quy luật di truyền của Mendel còn phải sử dụng các các
khái niệm toán thống kê xác suất để phân tích các giá trị di truyền.
Giá trị đo lường được của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là
giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá thể đó. Các giá trị có liên quan đến kiểu
gen là giá trị kiểu gen (genotypic value) và giá trị có liên hệ với môi trường là sai
lệch môi trường (environmental evitation). Như vậy có nghĩa là kiểu gen quy định
một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu
gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ trên có thể biểu thị như sau:
P=G+E
Trong đó:

P là giá trị kiểu hình
G là giá trị kiểu gen
E là sai lệch môi trường

Nếu trung bình sai lệch môi trường của một quần thể bằng (0), thì trung
bình giá trị kiểu hình bằng trung bình giá trị kiểu gen. Khi đó thuật ngữ trung bình
quần thể (population mean) là trung bình giá trị kiểu hình hoặc trung bình giá trị
kiểu gen của quần thể và trung bình quần thể là tổng các tích số của từng giá trị
kiểu gen với tần số của nó khi đề cập đến các thế hệ kế tiếp nhau.
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor
gene) cấu tạo thành, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhò,
nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu,
hiện tượng này gọi là hiên tượng đa gen (polygene). Môi trường có ảnh hưởng
rất lớn đến tính trạng số lượng, trong khi đó đối với tính trạng chất lượng là những

tính trạng đơn gen thì rất ít khi bị ảnh hưởng bởi môi trường. Tác động của các
nhân tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, nước uống, không khí… lên
tính trạng số lượng rất lớn có thể làm kìm hãm hoặc phát huy và làm thay đổi các
giá trị của tính trạng. Giá trị kiểu gen được phân theo 3 phương thức hoạt động
bao gồm: sự cộng gộp, sai lệch trội và tương tác giữa các gen.
G=A+D+I
Trong đó:

G là giá trị kiểu gen (geneotypic value)
A là giá trị cộng gộp (additive value)
D là sai lệch do tác động trội lặn (dominancedeviation)
I là sai lệch do tương tác giữa các gen (interaction deviation)


10

* Giá trị cộng gộp hay giá trị giống
Để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ cho đời con phải có 1 giá trị đo
lường mới có liên hệ với gen chứ không phải có liên hệ với kiểu gen, đó là hiệu ứng
trung bình của các gen. Tổng các hiệu ứng trung bình của các gen quy định tính
trạng (tổng các hiệu ứng được thực hiện với từng cặp gen ở mỗi locus và trên tất
cả các locus) được gọi là giá trị cộng gộp hoặc giá trị giống của cá thể.Nó là thành
phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có thể di truyền cho đời sau.
* Sai lệch trội lặn
Khi xem xét một locus duy nhất, sai lệch trội (D) được sinh ra từ tác động
qua lại giữa các cặp alen ở trong cùng một locus (đặc biệt là các alen dị hợp tử) rất
có ý nghĩa trong lai giống.
* Sai lệch tương tác giữa các gen
Là sai lệch do tương tác của các gen không cùng một locus, sai lệch này
thường thấy trong di truyền học số lượng hơn là di truyền học Mendel. Ngoài ra,

các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường E
(environmental) và được chia làm hai loại là sai lệch môi trường chung Eg và sai lệch
môi trường riêng Es.
- Sai lệch môi trường chung Eg (general environmental deviation) là sai
lệch do các yếu tố môi trường có tính thường xuyên và không cục bộ tác động lên
toàn bộ các cá thể trong một nhóm vật nuôi.
- Sai lệch môi trường riêng Es (special environtmental deviation) là sai lệch
do các nhân tố môi trường có tính chất không thường xuyên và cục bộ tác
động riêng rẽ lên từng cá thể trong cùng một nhóm vật nuôi. Tóm lại khi một kiểu
hình của một cá thể được cấu tạo bởi từ hai locus trở lên thì giá trị kiểu hình của
nó được biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Theo Dickenson (1952) (dẫn theo Nguyễn Văn Thiện, 1995) [41] thì vấn đề
tương tác giữa kiểu di truyền và môi trường rất quan trọng đối với ngành chăn
nuôi gia cầm. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ở
trên, ta thấy rằng muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
* Tác động về mặt di truyền (G)
- Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc
- Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen I bằng cách phối giống tạp giao


11

* Tác động về môi trường bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi như: thức
ăn, thú y, chuồng trại. Trong chăn nuôi, các giống vật nuôi luôn nhận được từ bố
mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó và được xem như là được
nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, tuy nhiên khả năng đó có phát huy tốt hay
không còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện
của vật nuôi.
1.1.4. Cơ sở khoa học nghiên cứu về khả năng sinh sản ở gia cầm và các yếu tố

ảnh hưởng
1.1.4.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái
Gia cầm là loài đẻ trứng
. Con mái thoái hóa buồng trứng bên phải chỉ còn lại buồng trứng và
ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển.

gắn liền với tử cung và cũng

nằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm bảo ba chức năng: thải phân, thải nước
tiểu và là cơ quan sinh dục.
Kích thước và hình dạng của buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loài gia cầm.
Gà 1 ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1 - 2 mm, khối lượng 0,03g. Thời kỳ gà
đẻ trứng, buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 - 55g chưa rất
nhiều tế bào trứng. Sự hình thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời
kỳ đầu của sự phát triển phôi. Sau mỗi lứa tuổi lại có những thay đổi về cấu trúc
và chức năng của buồng trứng.
Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của
tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín.
Trước khi bắt đầu đẻ, buồng trứng gà có khoảng 3500 - 4000 tế bào trứng,
mỗi tế bào có một noãn hoàng.
Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong 3 - 14 ngày
lòng đỏ chiếm 90 - 95 % khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm:
protein, photpholipit, mỡ trung

, các chất khoáng và vitamin. Đặc biệt lòng

đỏ được tích lũy mạnh vào giai đoạn từ 9 đến 4 ngày trước khi trứng rụng. Việc
tăng quá trình sinh trưởng của tế bào là do foliculin được chế tiết ở buồng trứng
khi gà mái thành thục sinh dục.
Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào

loa kèn. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối
buổi chiều (16 giờ) thì sự rụng trứng thực hiện vào buổi sáng ngày hôm sau. Trứng
được


12

giữ lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng
của gà thường xảy ra từ 2 - 14 giờ.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng, chăm
sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm. Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt
độ không khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng.
1.1.4.2. Cơ chế điều hòa quá trình phát triển và rụng trứng
Các hormone hướng sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích sự sinh
trưởng và chín của trứng. Nang trứng tiết Oestrogen trước khi trứng rụng vừa có
tác dụng kích thích tác động của ống dẫn trứng vừa ảnh hưởng lên tuyến yên ức
chế tiết FSH và LH. Như vậy tế bào trứng phát triển và chín chậm lại làm ngưng
rụng trứng khi tế bào còn trong ống dẫn trứng hoặc tủ cung (khi gà chưa đẻ).
Gà mái đẻ trứng hai lòng là do FSH và LH hoạt động mạnh kích thích một
lúc hai tế bào trứng cùng chín và rụng. LH chỉ tiết vào buổi tối, từ lúc tiết đến lúc
bắt đầu rụng trứng khoảng 6 - 8 giờ. Vì vậy việc chiếu sáng bổ sung vào buổi tối
làm chậm tiết LH dẫn đến chậm rụng trứng từ 3 - 4 giờ. Việc chiếu sáng 3 - 4 giờ
buổi tối thực chất là để gà đẻ tập trung vào khoảng 8 - 11 giờ sáng. Nếu không đảm
bảo đủ thời gian chiếu sáng 15 - 18 giờ/ ngày thì gà có khả năng đẻ cách nhật và
giảm năng suất trứng.
1.1.4.3. Cơ chế điều hòa quá trình đẻ trứng
Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển của hệ sinh dục ở gà là các
hormone hướng sinh dục từ tuyến yên, tiếp theo FSH kích thích nang trứng sinh
trưởng phát triển. LH kích thích trứng chín và rụng. Cuối cùng nang trứng tiết
Oestrogen kích thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng.

Để điều hòa quá trình chín và rụng, tuyến yên tiết Oxytoxin tăng cường co
bớp cơ trơn ống dẫn trứng và tử cung, tiết prolactin ức chế FSH và LH. Sau khi
trứng rụng, bao noãn co lại tiết progesterone duy trì hình thành trứng ở ống
dẫn trứng và trạng thái hoạt động của nó. Vì vậy, để điều chỉnh nhịp nhàng chức
năng bộ máy sinh sản phải nhờ mối quan hệ khăng khít giữa tuyến yên và vùng
dưới đồi.
Khả năng đẻ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi đẻ, trạng thái
sinh lý, đặc điểm cá thể, điều kiện nuôi dưỡng và

.

Trong các yếu tố môi trường thì ánh sáng ảnh hưởng nhất đến sự phát triển
chức năng sinh dục của gia cầm. Dùng ánh sáng nhân tạo

cho gà đẻ sớm.

Tuy nhiên việc đẻ sớm có điều bất lợi là gà chưa đạt đủ khối lượng cơ thể, do đó


13

trứng đẻ ra bé, chu kỳ sinh học ngắn, kết thúc đẻ sớm dẫn đến năng suất kém.
Vì vậy trong chăn nuôi gia cầm đẻ trứng phải hạn chế thức ăn và ánh sáng để kéo
dài tuổi thành thục về tính và thể vóc ở mức cho phép. Ví dụ đối với gà hướng
trứng khi đạt khối lượng khoảng 1260g đối với gà mái và 1450g đối với gà trống ở
133 ngày tuổi. Gà đẻ trứng giống thịt như ISA, AA phải nuôi hạn chế thức ăn đến
140 ngày tuổi, khối lượng sống đạt 2150g đối với gà mái và 2500g đối với gà trống,
sau đó mới cho ăn tăng để thúc đẻ.
Thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng của gà hậu bị sẽ nâng cao sức đẻ
trứng của gà đẻ, khối lượng trứng to, thời gian đẻ kéo dài. Ví dụ gà Leghorn có thể

đẻ được 270 quả/ mái/ năm, gà ISA, AA đạt 180 - 185 quả/ mái/ 10 tháng đẻ.
1.1.4.4. Cơ sở

của năng suất trứng

Khác với loài vật khác, các nhà phôi thai học cho rằng: trứng của gia cầm nói
chung và trứng của gà nói riêng là một tế bào sinh sản khổng lồ, được bao bọc bởi
lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo thành lòng đỏ.
Các bộ phận khác như lòng trắng, màng vỏ và vỏ là do ống dẫn trứng tạo thành.
Nhiều tài liệu nghiên cứu (Vương Đống, 1968) [9]; Card L. E., Nesheim M. C. (1977)
[64]) đều xác nhận ở gà mái, trong quá trình phát triển phôi thai hai bên trái, phải
đều có buồng trứng phát triển, nhưng sau khi nở ra thì buồng trứng bên phải bị
mất đi, chỉ còn lại buồng trứng bên trái. Một số tác giả cho rằng trường hợp cá biệt
thấy

ng ở cả hai bên đều phát triển bình thường.
Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi

một tầng tế bào, không có liên kết gì với biểu bì phát sinh. Sau đó tầng tế bào này
trở thành nhiều tầng, sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này được
gọi là Follicun, bên trong Follicun có một khoang hở chứa dịch, bên ngoài Follicun
trông giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng nhiều Follicun trở nên chín làm
thay đổi hình dạng buồng trứng, lúc này buồng trứng giống như “chùm nho”, sau
thời kỳ đẻ trứng buồng trứng lại trở lại hình dạng ban đầu, các Follicun chín vỡ
ra, quả trứng chín ra ngoài cùng với dịch của Follicun và rơi vào phễu của ống dẫn
trứng. Sự rựng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục.
Nhiều tác giả cho rằng, hầu hết lòng đỏ được tạo thành trước khi đẻ trứng 9
10 ngày, từ 1 - 3 ngày tốc độ phát triển của lòng đỏ rất chậm. Khi đường kính của
lòng đỏ đạt tới 6 mm thì bắt đầu sinh sản cực nhanh, và có thể tăng 4 mm trong
vòng



14

24 giờ cho tới khi đạt 40 mm. Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ không tương quan
với tỷ lệ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng trứng là một quá trình sinh lý
phức


15

tạp do sự điều khiển của hormone. Thời gian từ lúc đẻ trứng cho đến khi rụng quả
trứng tiếp theo kéo dài từ 15 - 75 phút. Tế bào trứng được giải phóng ra sau khi vỡ
Follicun và rơi vào ống dẫn trứng. Thời gian lưu lại ống dẫn trứng là 20 - 24 giờ.
1.1.4.5. N

sinh sản của
inh sản là

và các yếu tố ảnh hưởng
cho mọi năng suất ở vật nuôi, là tính trạng được

các nhà chọn giống quan tâm. Đối với

tính trạng

được quan tâm là: Tuổi đẻ trứng đầu, tỷ lệ đẻ, sản lượng trứng, chất lượng trứng,
tỷ lệ trứng có phôi,... Ở các loài gia cầm khác nhau thì những đặc điểm sinh sản
cũng khác nhau rõ rệt.
Đối với gia cầm, sự di truyền về sinh sản cũng phức tạp. Theo các công trình

nghiên cứu của nhiểu tác giả, việc sản xuất trứng gia cầm có thể do 5 yếu tố ảnh
hưởng mang tính chất di truyền đó là: tuổi thành thục về sinh dục, cường độ đẻ,
bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ.
- Tuổi thành thục về sinh dục: người ta cho rằng ít nhất cũng có 2 gen chính
tham gia vào yếu tố này là gen E (gen liên kết với giới tính) với gen e và cặp thứ hai
là E’ và e’. Gen trội E chịu trách nhiệm tính thành thục về sinh dục.
- Cường độ đẻ trứng: Hai yếu tố này do hai cặp gen R và r; R’ và r’ phối
hợp cộng lại để điều hành.
- Bản năng đòi ấp do hai gen A và C điều khiển phối hợp với nhau
- Thời gian nghỉ đẻ (đặc biệt là nghỉ đẻ vào mùa đông) do các gen M và m
điều khiển. Gia cầm có gen mm thì mùa đông vẫn đẻ đều.
- Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ do cặp gen P và p điều hành
* Tuổi thành thục về sinh dục
Tuổi thành thục về sinh dục là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả
năng tham gia vào quá trình sinh sản. Ở gà, tuổi thành thục về tính dục được tính
từ khi gà bắt đầu đẻ bói đối với từng cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5 % đối với đàn
(quần thể) gà (Theo Pingel H., Jeroch H., 1980 dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004
[38]).Tuy nhiên, xác định tuổi đẻ của gà dựa trên số liệu của từng cá thể trong đàn
là chính xác nhất. Tuổi thành thục về tính dục chịu ảnh hưởng bởi giống và môi
trường. Các giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính dục cũng khác nhau. Pingel
H., Jeroch H., 1980 (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004 [38]) cho rằng: tuổi
thành thục về tính của gà khoảng 170 - 180 ngày, biến động trong khoảng 15 - 25


×