Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến trên một số giống lúa mới tại huyện điện biên, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ KHANG LY

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT
THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN TRÊN MỘT
SỐ GIỐNG LÚA MỚI TẠI HUYỆN ĐIỆN
BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60 62 01 10

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUÝ NHÂN

Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bởi một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên



Nguyễn Thị Khang Ly


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải
tiến trên một số giống lúa mới tại huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên ", tôi
xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phòng quản lý đào tạo khoa Sau Đại học, các thầy cô giáo trực tiếp
tham gia giảng dạy lớp cao học K20 Khoa học cây trồng đã quan tâm và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Đặng Quý Nhân,
người hướng dẫn khoa học đã tận tnh giúp đỡ tôi trong việc định hướng
đề tài cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn lãnh đạo, đội ngũ cán bộ và hộ nông
dân ở các địa phương đặt thí nghiệm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
tôi có những tư liệu để hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả luận văn kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý
thêm của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khang Ly



3


4

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v DANH
MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH
MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU
........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề......................................................................................................
1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................
3
3. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu.......................................................... 4
1.2. Tình hình sản suất lúa trên thế giới và Việt nam .......................................
5
1.2.1. Tình hình lúa trên thế giới....................................................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở trong nước ....................................................... 8
1.3. Nghiên cứu cơ bản về cây lúa ..................................................................
11
1.3.1. Nghiên cứu về loài phụ Japonica .......................................................... 11
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 22
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu............................................................... 22

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .........................................................
22
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .....................................................
22
2.2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................
22


5

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................
22
2.3. Kỹ thuật chăm sóc .................................................................................... 24
2.3.1. Ngâm, ủ và làm mạ ............................................................................... 24
2.3.2. Làm đất, cấy .......................................................................................... 24


2.3.3. Biện pháp chăm sóc .............................................................................. 24
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...................................................... 25
2.4.1. Chỉ tiêu chất lượng mạ .......................................................................... 25
2.4.2. Chỉ tiêu về hình thái .............................................................................. 25
2.4.3. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển ......................................... 26
2.4.4. Các chỉ tiêu năng suất ........................................................................... 26
2.4.5. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại:................................................................. 27
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 31
3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014 ...................... 31
3.2. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển trong giai đoạn mạ của các giống
lúa tham gia thí nghiệm ...................................................................................

32
3.3. Các đặc điểm nông sinh học chủ yếu của các dòng, giống lúa tham gia
thí nghiệm........................................................................................................ 35
3.3.1. Thời gian sinh trưởng ............................................................................ 35
3.3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ................................ 37
3.3.3. Động thái ra lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm ............................. 41
3.3.4. Chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh và góc độ đẻ nhánh của các giống
lúa tham gia thí nghiệm ................................................................................... 44
3.3.5. Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm.
49
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa tham gia
thí nghiệm........................................................................................................ 54
3.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm ................. 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 61
1. Kết luận ....................................................................................................... 61
2. Đề nghị ........................................................................................................ 62


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
CT

: Công thức

CT1 : Công thức 1 (Phương pháp canh tác truyền thống)
CT2 : Công thức 2 (Ứng dụng kỹ thuật SRI)
FAO : Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture and Organization)
IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management)
KHKT: Khoa học kỹ thuật
TB


: Trung bình

TGST: Thời gian sinh trưởng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới trong vài
thập kỷ gần đây ..................................................................................... 5
Bảng 1.2. Một số nước có sản lượng và xuất khẩu gạo cao trên thế giới ......... 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ 1970 -2012...... 9
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết vụ mùa 2013, và vụ xuân 2014 tại Điện Biên .. 31
Bảng 3.2. Một số đặc điểm giai đoạn mạ của các giống tham gia thí nghiệm
vụ mùa năm 2013 ................................................................................ 33
Bảng 3.3. Một số đặc điểm giai đoạn mạ của các giống tham gia thí nghiệm
vụ xuân năm 2014 ............................................................................... 34
Bảng 3.4. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa vụ mùa
năm 2013 .............................................................................................
36
Bảng 3.5. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống lúa vụ xuân
năm 2014 ............................................................................................. 37
Bảng 3.6. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa
năm 2013 ............................................................................................. 38
Bảng 3.7. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ xuân
năm 2014 ............................................................................................. 40
Bảng 3.8. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa năm 2013 ... 41
Bảng 3.9. Động thái ra lá của các giống lúa vụ Xuân năm 2014.................... 43
Bảng 3.10. Chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh và góc độ đẻ nhánh của các
giống tham gia thí nghiệm vụ mùa năm 2013.....................................

45


Bảng 3.11. Chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh và góc độ đẻ nhánh của các
giống tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2014.................................... 48


vii

Bảng 3.12. Một số đặc điểm hình thái của các giống tham gia thí nghiệm vụ
mùa năm 2013 ..................................................................................... 50
Bảng 3.13. Một số đặc điểm hình thái của các giống tham gia thí nghiệm vụ
xuân năm 2014 .................................................................................... 53
Bảng 3.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí
nghiệm trong vụ mùa năm 2013 .........................................................
55
Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống
lúa thí nghiệm trong vụ xuân năm 2014 .............................................
57
Bảng 3.16. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống lúa
tham gia thí nghiệm.............................................................................
59


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH


viii


Trang
Hình 3.1. Động thái ra lá của các giống lúa ở công thức 1 vụ mùa
năm 2013 ......................................................................................... 42
Hình 3.2. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm ở công thức 2
năm 2013 ......................................................................................... 42
Hình 3.3. Động thái ra lá của các giống lúa ở công thức 1 vụ xuân
năm 2014 ......................................................................................... 43
Hình 3.4. Động thái ra lá của các giống lúa ở công thức 2 vụ xuân
năm 2014 ......................................................................................... 44


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn
lương thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng
lúa gạo làm thức ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân
số thế giới. Theo dự báo của FAO (Food and Agriculture and Organization),
thế giới đang nguy cơ thiếu hụt lương thực do dân số tăng nhanh (khoảng
hơn
9 tỷ người năm 2050), sức mua lương thực, thực phẩm tại nhiều nước
tăng, biến đổi khí hậu toàn cầu khắc nghiệt diễn ra khô hạn, bão lụt và quá
trình đô thị hóa làm giảm đất lúa, nhiều nước phải dành quỹ đất để trồng lúa
nước, lúa chịu hạn và chịu ngập úng. Chính vì vậy, an ninh lương thực là
vấn đề cấp thiết hàng đầu của thế giới ở hiện tại và trong tương lai.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo luôn là vấn đề
quan trọng, liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực và chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam có trên 70% dân số sống ở nông

thôn, gắn liền với truyền thống và tập quán sản xuất lương thực, trong đó lúa
gạo là chủ yếu, chiếm gần 90% tổng sản lượng lương thực. Trong những
năm gần đây, khi lương thực đã được đảm bảo thì thì câu hỏi lớn đặt ra đối
với các cấp chính quyền và nhiều hộ nông dân là làm thế nào để sản xuất lúa
gạo thành hàng hoá, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hệ số sử dụng phân bón để
đem lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất lúa, đồng thời góp phần bảo
vệ được môi trường sinh thái.
Huyện Điện Biên là một huyện trọng điểm về sản xuất lương thực, thực
phẩm của tỉnh Điện Biên. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp là 136.926 ha


2

thì đất trồng lúa chỉ có 8.303 ha, tuy có diện tích đất trồng lúa ít song phân
bố khá tập trung, màu mỡ, địa hình bằng phẳng.


3

Trong những năm qua, với phong trào thâm canh tăng năng suất cây
trồng đã được các cấp chính quyền và nhận dân chú trọng, đẩy mạnh áp dụng
các tiến bộ KHKT như giống, phân bón, thuốc BVTV, chương trình 3 giảm 3
tăng, quản lý dịch hại tổng hợp IPM… đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, cung
cấp ra thị trường lượng sản phẩm 20000 - 30000 tấn, thu nhập tăng từ 15
20%, các giống lúa có năng suất cao như IR64, Bắc thơm 7, Hương thơm 1
hàng năm chiếm trên 90% diện tích gieo cấy toàn huyện. Tuy nhiên, từ
năm
2005 đến nay mất ổn định về năng suất lúa hàng vụ, sâu bệnh phát sinh gây
hại mạnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng chất lượng
lúa gạo Điện Biên, chi phí sản xuất tăng cao, môi trường đất bị suy thoái rõ

rệt.
Do sử dụng lượng giống gieo quá cao, mật độ lúa trên quần thể
ruộng lúa dày; lạm dụng phân bón hóa học để tăng năng suất đã dẫn đến
tnh trạng giảm khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và dịch hại, suy
thoái đất canh tác, ô nhiễm môi trường…
Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến là phương pháp canh tác lúa sinh thái
và hiệu quả, nhưng lại giảm chi phái đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ
sâu và nước tưới. Kỹ thuật này thỏa mãn được hai mục tiêu là hiệu quả kinh tế
cao và nền nông nghiệp bền vững và khắc phục những nhược điểm của canh
tác lúa truyền thống như cấy mạ già, cấy dày, to khóm, giữ nước liên tục, lạm
dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu đã làm ức chế tiềm năng di truyền lúa.
Bằng việc cấy mạ non, cấy thưa, làm cỏ sục bùn, sử dụng phân và điều tiết
nước hợp lý đã tạo điều kiện cho tiềm năng di truyền của lúa được phát
huy


4

và qua đó thúc đẩy sinh trưởng và phát triển để tạo năng suất cao. Với
ưu
điểm nổi bật của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến, xuất phát từ thực trạng sản
xuất lúa của huyện Điện Biên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu ứng dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến trên một số giống lúa mới tại
huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên".


5

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Lựa chọn được giống lúa mới thuộc loài phụ Japonica thích hợp với

điều kiện hạn chế nước tưới trong môi trường biến đổi khí hậu và địa hình
phức tạp như Điện Biên.
- Đánh giá khả năng áp dụng Hệ thống canh tác lúa cải tiến cho các
giống lúa thuộc loài phụ Japonica.
3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Là cơ sở khoa học để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến
trong sản xuất lúa tại huyện Điện Biên.
Kết quả nghiên của đề tài là những tư liệu quan trọng phục vụ trong
công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các trường Cao đẳng, Đại
học về chuyên ngành cây lương thực nói chung và chuyên sâu về cây lúa nói
riêng.
Ý nghĩa thực tiễn
Thành công của đề tài sẽ góp phần mở rộng diện tích lúa áp dụng kỹ
thuật thâm canh lúa cải tiến.
Kết quả của đề tài sẽ giúp chọn được thêm giống mới năng suất
cao, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người trồng lúa.


6

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Nước ta là nước nông nghiệp gắn liền với nền văn hóa lúa nước. Trình
độ sản xuất lúa ở Việt Nam được đánh giá là tương đối cao so với nhiều nước
khác. Tuy nhiên, phương pháp canh tác lúa truyền thống đã có từ lâu đời. Do
sử dụng lượng giống gieo quá cao, mật độ lúa trên quần thể ruộng lúa
dày; cấy mạ già tuổi gây chột mạ, cây lúa lâu hồi xanh, đẻ nhánh kém, số
nhánh hữu hiệu thấp, bông lúa nhỏ, hạt ít dẫn đến năng suất thấp, lạm dụng

phân bón hóa học để tăng năng suất lúa đã dẫn đến tình trạng giảm khả năng
chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và dịch hại, suy thoái đất canh tác, ô
nhiễm môi trường. Sử dụng nước tưới ngập thường xuyên trong canh tác lúa
truyền thống dẫn tới lãng phí.
Mặc dù vậy, từ năm 2003, phương pháp canh tác lúa nước cải tiến bắt
đầu được thử nghiệm ở nước ta. Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến được
đặc trưng bởi mật độ gieo cấy thưa, tuổi mạ non và chế độ nước luôn kết hợp
giữa lớp nước nông, lộ và phơi ruộng.
Đánh giá kết quả triển ứng dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến , giai
đoạn 2003 -2009 của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn cho thấy, kỹ thuật này có hiệu quả vượt trội so với phương pháp
canh tác thông thường. Cụ thể, lượng thóc giống giảm từ 50-90%, phân đạm
giảm 20-25%, tăng năng suất bình quân 9-15 %. Ứng dụng kỹ thuật thâm
canh lúa cải tiến cũng hạn chế được dịch hại phát triển đồng thời tăng
khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa. Lợi nhuận thu được của
ruộng áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến tăng trung bình so với
phương pháp canh tác theo truyền thống là trên 2 triệu đồng/ha, giá
thành/kg thóc giảm trung bình 342 đồng đến 520 đồng. Ngoài các lợi ích
trên, tiết kiệm nước


7

tưới cũng được xem là một tiêu chí quan trọng khi xem xét lựa chọn kỹ thuật


8

canh thâm canh lúa cải tiến, đặc biệt đối với những vùng có điều kiện khó
khăn về nguồn nước.

Như vậy, việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến để
nâng cao năng suất lúa cho huyện Điện Biên tỉnh - Điện Biên là cần thiết.
1.2. Tình hình sản suất lúa trên thế giới và Việt nam
1.2.1. Tình hình lúa trên thế giới
Diện tích canh tác lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây có xu
hướng tăng xong tăng mạnh nhất vào thập niên 90 của thế kỷ XX và có xu
hướng ổn định từ những năm đầu của thế kỷ XXI và đạt 164 triệu ha năm
2011. Về năng suất của lúa cũng tăng dần qua các năm và tăng nhanh
nhất vào thập niên 90. Từ thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI
năng suất lúa tăng chậm lại song nhìn chung năng suất tăng gần gấp đôi từ
27,48 tạ/ha năm 1980 lên 43,82 tạ/ha vào năm 2011. Sản lượng lúa thế giới
tăng từ
396,8 triệu tấn năm 1980 lên trên 721 triệu tấn năm 2011 (Bảng
1.1).
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới trong
vài thập kỷ gần đây
Năm
1980
1990
2000
2005
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tch

(nghìn ha )
144.412
146.961
154.056
155.026
155.953
159.251
161.421
163.054
164.120
162.317
166.084

Năng suất
(Tạ/ha)
27,48
35,29
38,91
40,92
42,12
43,07
42,04
42,78
43,82
45,47
44,86

(Nguồn: FAOSTAT, 2014)[32]

Sản lượng

(Triệu tấn)
396,871
518,556
599,355
634,390
656,807
685,875
678,682
700,230
721,034
738,187
745,172


9

Theo FAO sản lượng lúa thế giới năm 2013 đạt 745 triệu tấn (tương
đương 484,3 triệu tấn gạo) so với 466,6 triệu tấn gạo năm 2010, tăng 4 %.
Sản


10

lượng tăng cao do mở rộng diện tích canh tác lên đến 164 triệu ha và
được
được mùa ở nhiều Quốc gia như: ở châu Á sản lượng lúa đạt 653 triệu tấn do
được mùa ở Pakistan, Campuchia, Philippines và Việt Nam hay mở rộng diện
tích canh tác ở Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam. Tại
châu phi sản lượng cũng đạt 25,5 triệu tấn do được mùa ở Ai Cập, Guinea,
Nigeria. Châu mỹ la tinh và vịnh Caribean cũng được mùa ở các nước ngoại

trừ Ecuador và Peru.
Bảng 1.2. Một số nước có sản lượng và xuất khẩu gạo cao trên thế giới
Quốc gia

Sản lượng (triệu tấn)

Xuất khẩu (triệu tấn)

2010

2011

2010

2011

Thế giới

466,6

480,4

31,5

34,5

Trung Quốc

134,0


137,0

0,6

0,7

Ấn Độ

89,1

94,1

2,1

3,8

Indonesia

43,2

44,3

-

-

Việt Nam

25,9


26,6

6,9

7,2

Thái Lan

21,3

20,9

9,0

10,5

Brazil

8,6

8,0

0,4

1,0

Mỹ

7,6


6,8

3,9

3,4

Pakistan

6,9

5,5

3,8

3,0

(Nguồn: FAO STAT.2013)[32]
Qua bảng 1.2 cho thấy: Sản lượng và xuất khấu lúa gạo ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều tăng dần qua các năm. Trung Quốc là nước có sản
lượng gạo cao nhất đạt 137 triệu tấn vào năm 2011 trong khi đó nước có sản
lượng thấp nhất là Pakistan (5,5 triệu tấn năm 2011). Về tnh hình xuất khẩu
gạo thì Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất ở mức 10,5 triệu tấn năm
2011 trong khi nước có lượng gạo xuất khẩu thấp nhất là Trung Quốc chỉ ở


11

mức 0,7 triệu tấn vào năm 2011.



12

Châu Á là vùng đông dân cư và cũng là vùng sản xuất lúa trọng điểm
trên thế giới, có diện tích lúa 133,251 triệu ha và sản lượng 477,267 triệu tấn,
năng suất bình quân đạt 36 tạ/ha chiếm 90%sản lượng thóc trên thế giới,
đồng thời Châu Á cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% sản lượng gạo trên thế
giới.
Trung Quốc và Nhật bản là hai nước có năng suất cao hơn hẳn đạt 61,9
tạ/ha (Trung Quốc) và 65,8 tạ/ha (Nhật Bản). Điều đó có thể lý giải là vì
Trung Quốc là nước đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển lúa lai và người
dân nước này có tinh thần lao động cần cù, có trình độ thâm canh cao, đầu tư
lớn [9]. Việt Nam cũng là nước có sản lượng lúa cao đứng hàng trong 10
nước trồng lúa chính, đạt 45,9 tạ/ha. Thái Lan tuy là nước xuất khẩu gạo đứng
hàng đầu thế giới trong nhiều năm liên tục, song năng suất chỉ đạt 26,1
tạ/ha, bởi vì Thái Lan chú trọng nhiều hơn đến canh tác các giống lúa dài
ngày, chất
lượng cao [4].
Trong vài thập niên gần đây Trung Quốc có nhiều thành tựu trong cải
tiến giống lúa nhất là đặc biệt quan tâm đến sử dụng ưu thế lai ở lúa trong
đó đặc biệt bình quân đạt 63,41 tạ/ha, sản lượng năm 2007 đạt 187,04
triệu tấn cao nhất thế giới [26], thấp hơn so với những năm 90 của thế kỷ XX,
nguyên nhân do diện tích lúa ngày càng bị thu hẹp bởi sự chuyển đổi cơ
cấu kinh tế và vấn đề đô thị hóa. Bên cạnh đó nguồn nước ngọt không đủ
và phân bố không đều [1] còn là trở ngại lớn trong việc nâng cao năng suất
và sản lượng lúa của Trung Quốc. Để bình ổn thị trường lương thực trong năm
2007 Trung Quốc cho biết, sản lượng ngũ cốc nước này vượt mức 500 triệu
tấn và là năm thứ tư sản lượng ngũ cốc liên tiếp tăng [2].
Ấn Độ trong niên vụ 2002-2003 sản lượng gạo là 72,66 triệu tấn, giảm



×