Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Vai trò của phụ nữ nhật bản trong xã hội giai đoạn 1945 1965

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG NGUYỄN PHƢƠNG VY

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NHẬT BẢN
TRONG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1945 - 1965

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội-2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG NGUYỄN PHƢƠNG VY

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NHẬT BẢN
TRONG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1945 - 1965

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60.31.06.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Hải Linh

Hà Nội-2018



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG/ BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 5
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 6
Chƣơng 1 NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1945 - 1965) VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ . 8
1.1. Bối cảnh Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai .............................. 8
1.2. Các chính sách liên quan đến phụ nữ ................................................... 10
1.2.1. Hiến pháp năm 1946 ...................................................................... 10
1.2.2. Một số luật định liên quan đến phụ nữ ban hành sau Chiến tranh
thế giới thứ hai ......................................................................................................... 13
Tiểu kết chương 1..........................................................................................19
Chƣơng 2 VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NHẬT BẢN TRONG GIA ĐÌNH
GIAI ĐOẠN 1945 - 1965............................................................................... 21
2.1. Vị trí của người phụ nữ trong gia đình ................................................. 21
2.2. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình.Error!

Bookmark

not

defined.
2.2.1. Vai trò giáo dục con cái ............................................................................. 30
2.2.2. Vai trò quản lý và nội trợ trong gia đình ............................................... 31
2.3. Những thay đổi của phụ nữ trong quá trình thực hiện bình đẳng giới

trong gia đình362.3.1.

Tình

trạng

li

hôn

...................................................................................................................36


2.3.2. Quyền thừa kế tài sản ................................................................................. 39
Tiểu kết chương 2..........................................................................................40
Chƣơng 3 VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC
KINH TẾ - CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 1945 - 1965 ................................... 43
3.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi quan niệm xã hội .............. 43
3.1.1. Thay đổi trong cơ cấu kinh tế và sản xuất hàng hóa .......................... 43
3.1.2. Thay đổi trong quan niệm xã hội ........................................................... 50
3.2. Đặc trưng của lao động nữ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ......... Error!
Bookmark not defined.
3.3. Những khó khăn thách thức trong việc nâng cao vai trò xã hội của phụ
nữ Nhật Bản giai đoạn 1945 - 1965 ...................................................................... 53
3.3.1. Điều kiện làm việc của lao động nữ ....................................................... 43
3.3.2. Một số vấn đề ảnh hưởng đến việc nâng cao vai trò xã hội của phụ
nữ Nhật Bản.............................................................................................................. 56
3.4. Hoạt động xã hội của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
(1945 - 1965) .............................................................................................................. 66
3.4.1. Hoạt động tham chính của phụ nữ .................................................66

3.4.2. Phụ nữ tham gia vào soạn thảo Hiến háp .............................................. 68
3.4.3. Phụ nữ tham gia vào hoạt động dân chủ................................................ 69
Tiểu kết chương 3......................................................................................... 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88


DANH MỤC BẢNG/ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.2

Khảo sát về việc lựa chọn bạn đời của thanh niên Nhật Bản

26

(1952)
Bảng 2.3

Ý kiến về việc đàn ông tham gia nội trợ (1952)

34

Bảng 2.4


So sánh tỷ lệ kết hôn và li hôn (1947-1965)

37

Bảng 2.5

Tỷ lệ các vụ li hôn theo nguyên nhân (số liệu năm 1952

38

và 1957)
Bảng 3.2

Tỷ lệ lao động theo giới tính (1950-1965)

48

Bảng 3.3

Tỷ lệ nữ nghị viên trúng cử vào Chúng nghị viện

51

(1945-1963)
Bảng 3.4

Tỷ lệ phụ nữ đã kết hôn đi làm (so sánh với lao động nữ

52


cả nước)
Bảng 3.5

Lý do đồng ý và phản đối ý kiến phụ nữ ra ngoài xã hội

64

làm việc (1952)
Bảng 3.6

Các sự kiện tiêu biểu liên quan đến sự thay đổi vai trò

71

xã hội của phụ nữ Nhật Bản giai đoạn 1945-1965
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang

Tỷ lệ nội dung các điều luật liên quan đến phụ nữ trong

10

Số hiệu
biểu đồ
Biểu đồ 1.1

Hiến pháp

Biểu đồ 2.1

Số người trung bình trong một hộ gia đình (1960-2005)

25

Biểu đồ 3.1

Tỷ lệ lao động nam và nữ tại Nhật Bản (1984-1945)

46


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Phát xít Nhật bại trận,
đất nước bị tàn phá nặng nề trên tất cả mọi mặt. Tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội trong nước trở nên bất ổn và mất kiểm soát, chính vì vậy Nhật Bản
phải bắt tay xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn đổ nát. Tuy nhiên, chỉ 20
năm sau chiến tranh, Nhật Bản đã làm cho cả thế giới kinh ngạc bởi sự phát
triển một cách vượt bậc - điều mà sau này người ta vẫn quen gọi là ―Thần kỳ
Nhật Bản‖. Để có được phép màu đó, không thể phủ nhận được vai trò quan
trọng của người phụ nữ Nhật Bản đương thời khi phải mang cả hai gánh
nặng gia đình và xã hội trên vai. Những người phụ nữ Nhật Bản vốn khiêm
nhường và bị giới hạn trong phạm vi gia đình, gia tộc trước chiến tranh đã
dũng cảm bước ra xã hội, ghé vai cùng nam giới san sẻ những gánh nặng của
đất nước.
Bên cạnh những hậu quả bi thảm, sự kết thúc của Chiến tranh thế giới
thứ hai là một cú hích lớn tạo tiền đề cho sự thay đổi sâu rộng trên mọi
phương diện của nước Nhật. Sự thay đổi về chính trị, kinh tế, và đặc biệt là xã

hội với những luồng tư tưởng mới về giải phóng phụ nữ chính là điều kiện
tiên quyết để thay đổi vị trí và vai trò của phụ nữ Nhật Bản đương thời. Phụ
nữ bắt đầu được tiếp xúc với hệ thống đào tạo bậc cao, được đặt trên một cán
cân ngang bằng với nam giới về vị trí xã hội, dù chỉ trên giấy tờ. Đặc biệt,
năm 1965 đánh dấu lần đầu tiên tỷ lệ nữ học sinh tốt nghiệp các trường đại
học ngắn hạn dành cho nữ giới kiếm được việc làm lên đến 57,4% 1. Đây là
lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản con số này vượt quá 50%. Giải phóng phụ
nữ khỏi sự kìm hãm của quan niệm truyền thống xã hội đồng nghĩa với việc

1

Nguồn: />1


giải phóng một nguồn nhân lực thiết yếu, góp phần cho sự phục hồi và vực
dậy của đất nước.
Việc đánh giá chính xác vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong 20 năm sau
chiến tranh không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một giai đoạn mang tính
bước ngoặt của lịch sử Nhật Bản mà còn góp phần đưa ra những gợi ý cho
giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực quan trọng này. Với lý do trên, tác
giả luận văn đã lựa chọn nghiên cứu đề tài ―Vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong
xã hội giai đoạn 1945 - 1965‖.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, vấn đề bình đẳng giới được nhiều nhà xã hội
học quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều các công trình, bài viết về vấn đề bình
đẳng giới. Cũng như các nước Châu Á đã từng ít hay nhiều bị ảnh hưởng bởi
tư tưởng Nho giáo, tình hình bất bình đẳng giới ở Nhật Bản khá nghiêm trọng,
bởi vậy, các công trình, bài viết về vấn đề bình đẳng giới ở Nhật Bản cũng
khá là đồ sộ.
Trước hết phải kể đến nghiên cứu của Park Jinjing với tiêu đề Bổ sung

nghị viên nữ vào Chúng nghị viện (女性衆議院議員の政治補充), đăng trên tạp
chí Nghiên cứu Giáo dục Phụ nữ Quốc gia vào năm 2007 [41]. Bài viết đã
khái quát một cách đầy đủ về quá trình phụ nữ tham chính cùng những khó
khăn thách thức mà họ phải đối mặt sau khi 39 nữ nghị viên trúng cử vào
Chúng nghị viện lần đầu tiên trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 22 của Nhật
Bản (1946).
Tiếp theo là nghiên cứu của Kanagawa Megumi năm 2012 về ―Quá
trình lịch sử dẫn đến Luật Phúc lợi dành cho Bà mẹ Trẻ em và Góa phụ‖ (母
子及び寡婦福祉法成立までの歴史的経緯) đăng trên tạp chí Lý luận Kinh tế số

370 của Trường Đại học Wakayama [43], trong đó phần 4 của bài viết đã đề
cập một cách chi tiết đến nội dung cơ bản và quá trình xây dựng Luật Phúc lợi

2


dành cho Bà mẹ Trẻ em và Góa phụ, cùng ảnh hưởng của luật này sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Về bình đẳng giới tại Nhật Bản, không thể không nhắc đến quyển tự
truyện viết năm 1995 của Beate Shirota Gordon với nhan đề Giáng sinh năm
1945 (1945年のクリスマス), nhà xuất bản Asahi Shimbun [40]. Cuốn sách
kể về câu chuyện của một cô gái trẻ sinh ra tại Viene và lớn lên ở Nhật Bản.
Sau khi cô sang Mỹ học đại học thì nước Nhật bắt đầu lao vào vòng xoáy của
Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh kết thúc, cô trở về Nhật Bản với tư
cách mới và làm việc trong Bộ tổng tư lệnh tối cao quân Đồng minh (GHQ –
General Headquarters, the Supreme Commander for the Allied Powers). Một
tháng sau khi nước Nhật bại trận, cô gái 22 tuổi này đã tham gia vào nhóm
biên soạn Hiến pháp của Nhật Bản và đề xuất việc khẳng định nhân quyền
cho phụ nữ Nhật Bản. Chương 5 của quyển tự truyện tập trung trình bày về
các quyền của phụ nữ trong Hiến pháp mới. Chương 6 đề cập đến sự khó

khăn của người phụ nữ đã kết hôn khi phải cân bằng giữa cả công việc lẫn gia
đình. Đây là một tác phẩm tiêu biểu về bình đẳng giới tại Nhật Bản, miêu tả
một cách chân thực, đầy đủ và sống động về tình trạng nhân quyền của người
phụ nữ sau chiến tranh và những thay đổi sau khi Hiến pháp mới công nhận
quyền bình đẳng của họ.
Nghiên cứu của Takashi Koyama, có tên ―Thay đổi vị trí xã hội của phụ
nữ Nhật Bản‖, (Nxb. La Tribune de Genève, 1961) [33] là một nghiên cứu
khá toàn diện về sự thay đổi của phụ nữ Nhật Bản từ những năm đầu Minh
Trị đến khoảng năm 61 của thế kỷ XX. Nghiên cứu tập trung phân tích sự
phân biệt phụ nữ hai khu vực nông thôn và thành thị, đồng thời thể hiện rõ
quan điểm, rằng phụ nữ thành thị là đại diện của những điều mới và tiến bộ,
ngược lại, phụ nữ nông thôn là đại diện cho hệ tư tưởng xã hội cũ. Tác phẩm
cũng thể hiện rõ sự chuyển dịch của người phụ nữ nông thôn Nhật Bản ra khu

3


vực kinh tế thành thị, và những thay đổi trong việc nhận thức vị trí mới cùng
trách nhiệm mới trong xã hội.
Trên đây là những công trình nghiên cứu tiêu biểu của các học giả Nhật
Bản có liên quan đến đề tài của luận văn. Các nghiên cứu này đã cung cấp
những thông tin quan trọng và gợi mở nhiều vấn đề cho tác giả luận văn khi
lựa chọn hướng triển khai đề tài và xây dựng cấu trúc cho luận văn. Nhiều
thống kê và tư liệu của các công trình trên được tác giả lựa chọn trích dẫn và
phân tích trong luận văn.
Ở Việt Nam, tác phẩm Tuyển tập Hiến Pháp của một số quốc gia của
dịch giả Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Lã Khánh Tùng, Vũ Công
Giao (Nxb. Hồng Đức, 2012) [6], và bài viết Lịch sử và tương lai của bộ luật
Dân sự Nhật Bản đón nhận thời đại của thuyết lập pháp hiện đại của Takada
Hirotaka do Thu Trang biên dịch và công bố trên Tạp chí Luật học số 9-2014

[25] là hai tài liệu nghiên cứu về hai bộ luật Dân sự và Hiến pháp của Nhật
Bản đã được dịch ra Tiếng Việt một cách bài bản.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu hay xuất bản phẩm nào chính thức đề cập
đến đề tài mà tác giả lựa chọn. Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hồng
Vân, Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội Nhật Bản trong những năm gần
đây, Tạp chí Đông Bắc Á số 11(177)/2015, năm 2015; Phạm Thị Phương
Minh, Phong trào đòi quyền tham chính của phụ nữ Nhật Bản từ sau chiến
tranh Thế giới thứ hai (1945) đến nay, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Châu
Á học, năm 2015; Trần Mạnh Cát, Gia đình Nhật Bản, Nxb. Khoa học xã hội,
2004… là những công trình ít nhiều đề cập đến vấn đề có liên quan đến luận
văn. Ngoài ra bản dịch tác phẩm dịch Cải cách giáo dục Nhật Bản của Ozaki
Mugen cũng là một công trình có ý nghĩa tham khảo (Nxb.Từ điển Bách
Khoa, năm 2014) [20]. Tác giả nghiên cứu khá chuyên sâu về vấn đề giáo dục

4


của Nhật Bản từ thời phong kiến đến hiện đại, đặc biệt, sách có đề cập rất
nhiều đến các phong trào giáo dục mới của Nhật Bản.
Điểm mới và đóng góp của luận văn: Như đã trình bày, trên cơ sở những
tài liệu mà tác giả luận văn tìm được, hiện chưa có công trình nào có tiêu đề như
tên của luận văn. Thông qua việc tham khảo các kết quả nghiên cứu của các học
giả đi trước, kết hợp với phân tích nhận định của bản thân, tác giả mong muốn
có thể đưa ra một cái nhìn khách quan và tổng hợp về sự thay đổi vai trò của
người phụ nữ Nhật Bản trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn phân tích và đánh giá vai trò của người phụ nữ trong gia đình và
xã hội Nhật Bản giai đoạn 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 -1965).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày và đánh giá những văn bản pháp qui được ban hành sau
chiến tranh có ảnh hưởng đến vị trí và vai trò của phụ nữ.
- Phân tích sự thay đổi và vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong gia đình
trong 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Phân tích sự thay đổi và vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong xã hội trong
20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đánh giá và lý giải những thành tựu và vấn đề đặt ra trong nỗ lực cải
thiện vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong 20 năm sau chiến tranh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của phụ nữ Nhật Bản
trong xã hội.
Phạm vi không gian: đất nước Nhật Bản.
Phạm vi thời gian: 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1965).

5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tùy từng nội
dung, tác giả đã lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, bao gồm các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài được chứng thực về nguồn gốc, các thông tin, thống kê
được công bố trên các trang web của các cơ quan chính phủ Nhật Bản.
Tác giả tập trung sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích khi
đánh giá các chính sách, các nhân vật lịch sử, các sự kiện liên quan đến bối
cảnh hay phản ánh quá trình thay đổi vai trò của phụ nữ Nhật Bản.
- Phương pháp lịch đại, đồng đại và phương pháp logic trong nghiên
cứu lịch sử được sử dụng để sắp xếp các thông tin, các dữ kiện và luận cứ về
sự thay đổi vai trò của phụ nữ Nhật Bản theo từng mốc thời gian cụ thể.

- Phương pháp đối chiếu so sánh được sử dụng khi phân tích và làm
sáng rõ sự thay đổi của các văn bản pháp qui, sự khác biệt về nội dung và áp
dụng chính sách đối với nam giới và nữ giới…
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng trong việc phân
tích tự truyện của bà Beate Shirota Gorgon cùng vai trò của bà trong việc đòi
lại quyền bình đẳng về giới cho phụ nữ Nhật Bản.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành ba chương.
Chương 1: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1965) và
những chính sách liên quan đến phụ nữ
Chương này khái quát tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ
hai và nội dung của Hiến pháp cùng các luật được xây dựng trên nền tảng

6


Hiến pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi và nâng cao vai trò của
người phụ nữ Nhật Bản sau chiến tranh.
Chương 2: Vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong gia đình giai đoạn
1945 -1965
Chương 2 tập trung phân tích vai trò của người phụ nữ trong gia đình và
sự thay đổi của nó khi các chính sách liên quan đến phụ nữ ra đời và được áp
dụng vào thực tế cuộc sống.
Chương 3: Vai trò của phụ nữ trong xã hội Nhật Bản giai đoạn 1945 -1965
Chương này phân tích những thay đổi về vai trò của người phụ nữ Nhật
Bản trong xã hội cùng những khó khăn thách thức mà họ phải đối mặt trong
quá trình đấu tranh đòi quyền bình đẳng.

7



Chương 1
NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1965)
VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ

1.1. Bối cảnh Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Sau khi nhục nhã tiếp nhận Tuyên bố Postdam và đầu hàng quân Đồng
minh vô điều kiện, Nhật Bản bị quân Đồng minh, trên thực tế là quân đội Mỹ,
chiếm đóng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản bị nước ngoài chiếm
đóng. Nước Nhật mất hết thuộc địa (diện tích tương đương 44% toàn bộ lãnh
thổ Nhật Bản) [1; tr.18] và phải đối mặt với tình trạng bị bao vây, cấm vận,
kinh tế bị phá huỷ hoàn toàn.
Ngoài hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki bị san phẳng vì bom
nguyên tử cùng hàng triệu người chết và bị thương, hầu hết tất cả các thành
phố lớn, các ngành công nghiệp cùng mạng lưới giao thông của Nhật Bản bị
hư hại nghiêm trọng vì phi cơ Mỹ ném bom vào các khu trung tâm công
nghiệp để triệt hạ sức sản xuất chiến tranh của nước Nhật. 34% máy móc, 25%
công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá huỷ. Tại nhiều nơi của Nhật Bản chỉ
còn lại đống đổ nát hoang phế. Tổng số người chết, bị thương và mất tích lên
đến 3 triệu người. Tổng giá trị thiệt hại trong chiến tranh lên đến 64,3 tỷ yên,
xấp xỉ ngang tổng giá trị tài sản quốc gia năm 1935 [8, tr.325]. Cùng với đó,
việc cấm vận và bao vây từ bên ngoài cũng khiến cho Nhật Bản bị gián đoạn
về việc nhập khẩu nguyên liệu cho công nghiệp. Nhiều nhà phân tích cho rằng,
đối với một đất nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nhập khẩu như Nhật Bản,
thì điều này gây ra nhiều thiệt hại hơn là bị phá huỷ cơ sở vật chất cố định
trong chiến tranh. Các mỏ than và thuỷ điện được xem như là nguồn năng
lượng chủ yếu của Nhật Bản thời kỳ này cũng gần như bị tê liệt, khiến cho
các ngành công nghiệp liên quan cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Sản lượng


8


công nghiệp năm 1946 chỉ còn chưa đến 1/3 tổng sản lượng công nghiệp năm
1930 và 1/7 tổng sản lượng năm 1941 [1; tr.19].
Mặt khác, Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng rối loạn xã hội trầm
trọng sau chiến tranh. Một số lượng lớn lính giải ngũ cùng một lúc khiến cho
xã hội bị đè nặng về vấn đề giải quyết thất nghiệp. Hàng triệu người không có
công ăn việc làm, nhiều người dân thất nghiệp vì các nhà máy bị tàn phá,
ngoài đường phố nhiều cựu chiến binh và thương binh phải đi xin ăn, thậm
chí bán cả con cái để có cái ăn. Cụ thể, sau chiến tranh có 7,61 triệu binh sĩ
của các lực lượng bị giải thể, 4 triệu người phục vụ cho các cơ quan, các nhà
máy quân sự hoặc các hoạt động quân sự bị thất nghiệp cho bị đình chỉ sản
xuất. Số người thất nghiệp thời kỳ này lên đến 13,1 triệu người [1, tr.23]. Vụ
mùa năm 1945 cũng thất bát nặng nề, nạn thiếu thực phẩm đã xảy ra. Tại
vùng quê có người còn nhảy lên tàu hỏa đi thành phố để tìm thức ăn. Nhiều
người phải tìm rau dại, đào củ ăn thay cơm. Dù người ăn mày lúc này rất ít và
nạn cướp bóc cũng rất hiếm khi xảy ra, nhưng số lượng chợ đen thì tăng rất
nhanh. Trước tình hình đó, Mỹ đã phải cấp tốc chở gạo cứu đói cho Nhật.
Nạn thất nghiệp, vô gia cư và chợ đen xuất hiện khiến cho xã hội nảy sinh
nhiều vấn đề khác như bệnh tật, mại dâm... Nhận xét về tình hình Nhật Bản
lúc bấy giờ, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á tại đại học Harvard, Edwin
Reischauer cho rằng: ―...Với sự tàn phá hầu hết các đô thị và sự huỷ diệt hầu
như hoàn toàn lực lượng tàu buôn vốn từ trước đến nay làm thành mạch máu
kinh tế duy trì sự sống của nước Nhật, sản xuất công nghiệp của Nhật tụt
xuống mức thấp nhất: vào năm 1946 chỉ còn 1/7 mức sản xuất của năm 1941.
Dân chúng ăn mặc rách rưới, ăn uống thiếu thốn, và bị kiệt quệ cả về thể xác
lẫn tinh thần [7, tr.272-273]‖.
Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát nghiêm trọng cũng đồng thời xảy ra
khiến cho giá cả tăng vọt. Trong chiến tranh, thâm hụt ngân sách do tiền mặt


9


đổ hết vào chiến tranh khiến cho trái phiếu của chính phủ và các món nợ của
trung ương đã lên đến 200%. So với năm 1945, chỉ số giá tiêu dùng tăng gấp
7.889% vào năm 1949 [8, tr.326]. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng
1/4 so với trước chiến tranh. Chính phủ Nhật đã có các biện pháp như phát
hành tiền mới, gửi tiền tiết kiệm, thu thuế tài sản... để chống lạm phát, nhưng
kết quả vẫn không ngăn được lạm phát, gây mất lòng tin trong dân chúng vào
chính phủ, dẫn đến tình trạng gần như vô chính phủ.
Ngoài ra, Nhật Bản còn bị quân Đồng minh đòi bồi thường về chiến
tranh. Khoản bồi thường này cũng là một khó khăn không nhỏ của Nhật Bản
khi đất nước đang ở trong tình trạng mất kiểm soát về mọi mặt. Cuối cùng,
Nhật Bản phải dựa vào viện trợ kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục
hồi kinh tế.
1.2. Các chính sách liên quan đến phụ nữ
1.2.1. Hiến pháp năm 1946
Nhằm sớm đưa Nhật Bản ra khỏi chủ nghĩa quân phiệt và để kiến tạo
một nước Nhật mới, ngày 3/11/1946, Hiến pháp mới được công bố thay thế
cho Hiến pháp Minh Trị, với tên gọi là Hiến pháp Nhật Bản (日本国憲法) và
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/5/1947. So với Hiến pháp Minh Trị, bản Hiến
pháp này có rất nhiều điều khoản mới đảm bảo quyền công dân Nhật Bản
trước pháp luật nói chung và bảo vệ người phụ nữ nói riêng. Tác giả luận văn
đã thống kê các điều luật liên quan đến phụ nữ trong Hiến pháp mới và nhận
thấy: trong tổng số 103 điều (11 chương), số điều luật liên quan đến phụ nữ là
11 điều, chiếm 11,33%. Trong đó, nội dung về bình đẳng giới chiếm 27,3%
(Điều 13, Điều 14, Điều 18); hôn nhân chiếm 9,1% (Điều 24); tư hữu 9,1%
(Điều 29); giáo dục chiếm 27,3% (Điều 23, Điều 25, Điều 26); lao động
chiếm 9,1 % (Điều 27); bầu cử chiếm 18,2 % (Điều 15, Điều 44).


10


Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ nội dung các điều luật liên quan đến phụ nữ trong Hiến pháp
Đơn vị (%)

Bầu cử, 18.2

Bình đẳng, 27.3
Lao động, 9.1
Hôn nhân, 9.1
Giáo dục, 27.3
Tư hữu,
9.1

Bảng do tác giả tự lập trên cơ sở đối chiếu với Hiến pháp Nhật Bản [6]

Sau đây, tác giả luận văn xin tập trung phân tích một số nội dung quan
trọng, làm nền tảng cho sự thay đổi vị trí của phụ nữ ở Nhật Bản sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Trước hết, Điều 14 Hiến pháp viết: ―Tất cả mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật và không có bất kỳ sự phân biệt chủng tộc, tín
ngưỡng, giới tính, địa vị xã hội, hay lai lịch bản thân trong tất cả các lĩnh vực
chính trị, xã hội, kinh tế‖ [6, tr.19].
Tiếp theo, Điều 24 đã cụ thể hoá quyền bình đẳng của người phụ nữ
trong hôn nhân và gia đình:
―Hôn nhân phải có sự tán thành của cả hai vợ chồng, phải tồn tại
dựa trên sự hợp tác, bình đẳng về quyền lợi giữa hai người.
Dựa trên tinh thần tôn trọng phẩm giá cá nhân, bình đẳng giới, pháp
luật ban hành quy định về việc lựa chọn vợ chồng, quyền tư hữu, thừa kế,

chọn lựa nơi ở, li dị và mọi vấn đề khác về hôn nhân, gia đình‖ [6, tr.20].

11


Như vậy, theo Điều 24 của Hiến pháp mới, mối quan hệ trong gia đình
lấy nam giới làm trung tâm đã chuyển thành mối quan hệ bình đẳng giữa vợ
và chồng. Điều 24 nhấn mạnh sự tôn trọng các quyền cá nhân cùng sự bình
đẳng cơ bản giữa nam giới và nữ giới.
Một trong những điều được chú ý nữa là quan điểm dân chủ hoá giáo
dục. Điều 23 Hiến pháp viết rằng:―Chính phủ đảm bảo quyền tự do học thuật
của công dân‖ [6, tr.20]. Điều 26 ghi rõ:
―Mọi công dân đều có quyền hưởng một nền giáo dục bình đẳng,
phù hợp với khả năng và theo quy định của pháp luật.
Tất cả mọi người đều phải bảo đảm cho con em họ được tiếp thu
giáo dục phổ thông theo quy định của luật pháp. Giáo dục bắt buộc
được miễn phí‖ [6, tr.21].
Điều 27 của Hiến pháp mới công nhận tự do việc làm của công dân:
―Mọi ngu ời đều có quyền và có nghĩa vụ làm viẹ c.
Các tiêu chuẩn về lu o ng bổng, giờ làm, thời gian nghỉ ngo i và
nhiều điều kiẹ n làm viẹ c khác đều đu ợc pháp luạ t quy định‖ [6,
tr. 21].
Đây là một trong những nội dung nền tảng quan trọng giúp phụ nữ Nhật
Bản chủ động rời khỏi phạm vi gia đình, bước vào xã hội và tự khẳng định
mình. Bên cạnh đó, Hiến pháp mới cũng công nhận quyền được tham chính
của phụ nữ. Điều 44 viết: ―Điều kiẹ n bầu cử và ứng cử các thành viên m i
Viẹ n đu ợc ghi trong pháp luạ t, không có sự phân biẹ t về chủng tọ c,
tín ngu ỡng, giới tính, điều kiẹ n xã họ i, l lịch gia đình, học vấn, tài sản
và thu nhạ p‖ [6, tr. 24].
Như vậy, bản Hiến pháp mới với ba nguyên lý nền tảng hoà bình, dân

chủ, tôn trọng nhân quyền đã là nền móng vững chắc để Nhật Bản tiến hành
cải cách trên mọi phương diện, xây dựng một nước Nhật hoàn toàn mới,

12


mang lại cho phụ nữ một cơ hội được đặt trên cán cân công bằng với nam giới
để chứng minh khả năng của bản thân mình.
1.2.2. Một số luật định liên quan đến phụ nữ ban hành sau Chiến
tranh thế giới thứ hai
Những nguyên tắc bình đẳng của Hiến pháp năm 1946 chính là nền tảng
cho các văn bản quy phạm được ban hành sau đó như Luật Dân sự, Luật Cơ
bản về Giáo dục, Luật Tiêu chuẩn Lao động... Phần này tập trung phân tích
một số điều luật tiêu biểu tạo điều kiện để phụ nữ Nhật Bản nâng cao vai trò
trong gia đình và xã hội.
a. Luật Dân sự năm 1947
Luật Dân sự của Nhật Bản được ban hành đầu tiên dưới thời Minh Trị
(明治 - 1868-1912), và được gọi là Luật Dân sự thời Minh Trị (明治民法). Luật
Dân sự thời Minh Trị đã đề cập đến các quyền công dân cơ bản nhưng vẫn
tồn tại những điều khoản không bình đẳng đối với phụ nữ. Tiêu biểu là những
quy định về quyền của người chồng được quản lý toàn bộ tài sản sau khi kết
hôn (Điều 801); hay việc người vợ không thể đơn phương li hôn trừ trường
hợp người chồng ngoại tình (Điều 813); hoặc việc sau khi li hôn, quyền nuôi
con thuộc về người cha (Điều 877, Điều 866)... [54]
Dựa trên cơ sở Hiến pháp mới, Luật Dân sự Minh Trị đã được sửa đổi
vào năm 1947. Nội dung được sửa đổi nhiều nhất liên quan đến quyền của
phụ nữ là chương 5 - Thừa kế (相続). Dựa trên Điều 24 của Hiến pháp là ―tôn
trọng phẩm giá cá nhân‖ và ―bình đẳng giới‖, Luật Dân sự (民法) năm 1947
đã bác bỏ quyền thừa kế của con trưởng trong Đại gia đình Ie (家) – một hệ
thống gồm nhiều hộ gia đình nhỏ có chung huyết thống – và khẳng định

quyền thừa kế là bình đẳng đối với cả nam giới lẫn nữ giới. Nếu trong Luật
Dân sự thời Minh Trị, người vợ về cơ bản không có quyền thừa kế, thì trong
Luật Dân sự năm 1947, sau khi người chồng mất, người vợ có quyền thừa kế

13


cao hơn so với con cái trong gia đình, kể cả con trai trưởng. Bên cạnh đó,
không phân biệt nam nữ, những đứa con trong gia đình đều có quyền thừa kế
như nhau. Điều này đã gián tiếp phủ nhận hệ thống Đại gia đình Ie - nơi con
trai trưởng là người có quyền thừa kế cao nhất, khẳng định vị trí của gia đình
hạt nhân trong xã hội.
Theo Luật Dân sự năm 1947, người ta bãi bỏ chế độ Quyền chủ hộ
(戸主権) của nam giới thuộc Luật Hộ tịch (戸籍法) với nội dung chỉ công nhận
quyền thừa kế của con trai trưởng, đồng thời công nhận quyền thừa kế hợp
pháp của người vợ. Chẳng hạn, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 762 Luật Dân sự
năm 1947, nội dung liên quan đến sở hữu tài sản của vợ và chồng ghi rõ:
Khoản 1 Điều 762: ―Tài sản hoặc là thuộc về người chồng hoặc thuộc
về người vợ trước khi kết hôn, cũng như tài sản được mua dưới tên của vợ
hoặc chồng trong hôn nhân sẽ là tài sản đặc biệt.‖
Khoản 2 Điều 762: ―Những tài sản của vợ chồng không phân biệt rõ
ràng về người sở hữu được xem như là tài sản sở hữu chung của cả hai vợ
chồng‖ [38, pg.87-88]. Như vậy, theo Luật Dân sự năm 1947, người vợ được
phép sở hữu tài sản trước và sau hôn nhân.
Nguyên tắc về bình đẳng giới được phản ánh trong nhiều nội dung của
Luật Dân sự năm 1947 chính là khung pháp lý quan trọng cho việc giải phóng
phụ nữ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Dù vậy, sức mạnh và quyền lực của
các bậc cha mẹ, của người chồng trong gia đình vốn đã bám rễ từ rất lâu trong
tư tưởng và xã hội Nhật Bản không thể biến mất hoàn toàn một cách nhanh
chóng chỉ sau một bộ luật mới.

b. Luật Cơ bản về Giáo dục năm 1947
Thời Minh Trị, quyền bình đẳng của nữ giới trong giáo dục được thể
hiện rõ nhất trong Học chế giáo dục được ban bố ngày 5/9/1872 với hi vọng
không có nhà nào thất học, và mỗi nhà không có người nào thất học. Năm

14


1891, các chính sách của sự tách biệt nam nữ trong lớp học cho các em học
sinh trên lớp ba đã bắt đầu có hiệu lực. Chính sách này rõ ràng là sự hồi sinh
của hệ thống giáo dục của Khổng Tử: bắt đầu từ bảy tuổi trở lên, các bé trai
và bé gái không nên tiếp xúc nhiều với nhau. Việc tách riêng giáo dục các bé
trai và bé gái với nhau sau khi học xong lớp ba cấp tiểu học là cấp thiết, và
cũng vì khác biệt về giới tính nên các chương trình giáo dục giữa nam và nữ
cũng cần phải có những lĩnh vực chuyên sâu khác nhau.
Khoảng năm 1910 và sau đó, một vài trường Đại học bắt đầu chấp nhận
nữ sinh viên, bên cạnh đó, số lượng các trường trung học cho nữ giới tăng lên
nhanh chóng. Giáo dục được phổ cập trên toàn quốc, đồng thời qua đó cũng
đẩy mạnh các khái niệm về sự bình đẳng giới. Đây chính là tình trạng của
giáo dục dành cho nữ giới trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong tình cảnh đất nước sau chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Maeda
Tamon quyết định giải trừ thể chế giáo dục dưới thời chiến; một mặt tích cực
bày tỏ phương châm giáo dục sau chiến tranh. Trong ―Phương châm giáo dục
nhằm xây dựng nước Nhật mới‖ (15/9/1945) viết rằng: ―Giáo dục từ bây giờ
trở đi sẽ vừa tiếp tục giữ gìn quốc thể vừa loại trừ tư tưởng quân phiệt và
những chính sách của nó, khiêm tốn phản tỉnh nhằm xây dựng quốc gia hoà
bình‖ [20, tr.218].
Nhờ có giáo dục mà việc bình đẳng giới được tuyên truyền rộng rãi
trong xã hội. Nếu như tri thức chính là điều kiện để khuếch tán bình đẳng giới,
thì các tổ chức cơ bản của hệ thống giáo dục chính là công cụ để thực hiện nó.

Luật Cơ bản về Giáo dục bắt đầu có hiệu lực vào ngày 31/3/1947. Điều 1
khẳng định: ―Giáo dục phải được thực hiện để hoàn thiện nhân cách, thể chất
và cả tinh thần‖ [20, tr.226]. Tiếp đó, Điều 3 quy định: ―Tất cả mọi người
được trao quyền có cơ hội nhận được sự giáo dục theo khả năng của họ,
không phải chịu bất kỳ một sự kỳ thị giáo dục nào vì các lý do chủng tộc, tín

15


ngưỡng, giới tính, địa vị xã hội, vị thế kinh tế, hoặc nguồn gốc gia đình‖. Bên
cạnh đó, Điều 5 viết:―[...] công nhận giáo dục chung cho cả nam và nữ trong
hệ thống giáo dục‖ [48]. Theo Điều 5, chế độ giáo dục chung cho cả nam và
nữ được công nhận, đồng nghĩa với việc không còn sự phân biệt về nội dung
đào tạo giữa hai giới. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo bắt buộc cũng kéo
dài hơn, từ 6 năm thành 9 năm. Chế độ đào tạo 6-3-3-4 được công nhận. Chế
độ giáo dục chung là một bằng chứng của bình đẳng giới, mang lại những cơ
hội học tập ở những cấp cao hơn cho nữ giới. Từ đây, giáo dục không còn là
đặc quyền duy nhất của nam giới nữa.
Trên cơ sở này, từ năm 1947, nhiều luật liên quan đã được ban hành, ví
dụ như Luật Giáo dục trường học (3/1947), Luật tổ chức Giáo dục (5/1949),
Luật Uỷ ban Giáo dục (7/1947), Luật Công vụ Địa phương (12/1950), Luật
các Trường tư thục (12/1947)... Giáo dục đã tạo ra một cơ sở vững chắc, đào
tạo ra một thế hệ nữ thanh niên mới với một hệ tư tưởng mới, góp phần
không nhỏ vào sự nghiệp thay đổi vị trí vai trò của người phụ nữ trong xã
hội Nhật Bản sau này.
c. Luật Tiêu chuẩn Lao động năm 1947
Năm 1911, Luật Nhà máy (工場法) được ban hành, mục tiêu là kiểm soát
thiết bị trong nhà máy và thiết lập các điều kiện làm việc cho người lao động.
Dù Luật Nhà máy có một số điều khoản bảo vệ quyền lợi người lao động,
nhưng nội dung cơ bản vẫn phản ánh chính sách bóc lột đối với lao động nữ

và trẻ em. Luật Nhà máy ban hành lần đầu tiên quy định số giờ làm việc của
lao động nữ là 12 tiếng/ngày, nghỉ 2 lần/tháng; không cấm lao động vào ban
đêm; trẻ em trên 12 tuổi được phép bán sức lao động... [59]
Năm 1947, Luật Tiêu chuẩn Lao động (労働基準法) được ban hành. So
với Luật Nhà máy thời Minh Trị, Luật Tiêu chuẩn Lao động được soạn thảo
trên quan điểm bảo vệ người lao động. Luật đã quy định các tiêu chuẩn tối

16


thiểu về điều kiện làm việc và quy định các mối quan hệ trong hợp đồng lao
động: nếu hợp đồng lao động thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu do luật đề ra, thì
dù đã được hai bên mua và bán sức lao động ký kết, hợp đồng vẫn được huỷ
bỏ. Ngoài ra, bởi vì có tồn tại chế tài phạt hình sự, nên Luật Tiêu chuẩn Lao
động cũng các có quy định rõ ràng đối với thanh tra tiêu chuẩn lao động.
Dựa trên Điều 14 của Hiến pháp về bình đẳng giới, Luật Tiêu chuẩn
Lao động có những quy định không phân biệt đối xử với phụ nữ. Đặc biệt,
Điều 4 Luật Tiêu chuẩn Lao động quy định: ―Không phân biệt nam nữ trong
vấn đề tiền lương‖ [55]. Điều này quy định người sử dụng lao động không
được lấy lý do người lao động là nữ giới để phân biệt đối xử với nam giới về
lương. Bên cạnh đó, trên nền tảng khác biệt về giới tính, Luật Tiêu chuẩn
Lao động đã quy định một số điều để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ. Tiêu
biểu, Khoản 2 Điều 64 viết: ―Người sử dụng lao động không được để phụ
nữ có thai tham gia vào các công việc ở dưới mặt đất ít nhất cho đến hết
một năm sau khi sinh‖. Khoản 3 Điều 64 quy định: ―Người sử dụng lao
động không được để phụ nữ có thai và phụ nữ chưa qua một năm sau khi
sinh tham gia các công việc xử lý vật nặng, công việc trong khu vực có khí
độc hại‖.
Về quyền lợi của phụ nữ trước và sau khi sinh con, Khoản 1 Điều 65 quy
định: ―Người sử dụng lao động phải cho phép lao động nữ nghỉ 6 tuần trước

khi sinh (14 tuần với trường hợp đa thai) nếu lao động nữ yêu cầu‖. Khoản 2
Điều 65 cũng viết: ―Người sử dụng lao động không cho phép nữ lao động đi
làm nếu chưa đủ 8 tuần sau sinh. Nếu trường hợp có sự cho phép từ bác sĩ,
được phép đi làm từ 6 tuần nếu lao động nữ yêu cầu và được bác sĩ cho phép‖.
Bên cạnh đó, luật còn có những điều khoản hỗ trợ phụ nữ nuôi con bằng
sữa mẹ. Tiêu biểu là Điều 67: ―Phụ nữ có con chưa được một tuổi sau khi
sinh được nghỉ nuôi con 30 phút/lần, 2 lần/ngày ngoài giờ nghỉ quy định‖.

17


Đặc biệt, luật còn chú ý đến sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ. Điều 68
viết: ―Người sử dụng lao động phải cho lao động nữ nghỉ phép nếu người
phụ nữ xin nghỉ phép vào ngày sinh l ‖ [55].
Trên đây là những điểm trọng yếu liên quan trực tiếp đến quyền lợi của
lao động nữ và các bà mẹ đã được đề cập trong Luật Tiêu chuẩn Lao động.
d. Luật về Quyền bầu cử Chúng nghị viện năm 1945
Theo Hiến Pháp Minh Trị, nam giới trên 25 tuổi, nộp thuế trên 15 yên
mới được có quyền bầu cử [21, tr.63]. Điều luật này vô hình chung đã loại bỏ
người phụ nữ ra khỏi các hoạt động tham chính bởi người phụ nữ đương thời
không được công nhận quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, bị trói buộc trong
phạm vi gia đình và không có tiền bạc tích luỹ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai cùng quá trình tư bản hoá, phong trào
đấu tranh đòi quyền bình đẳng, khẳng định vị trí của phụ nữ Nhật Bản bắt đầu
sôi nổi và phổ biến hơn bằng nhiều hình thức khác nhau: thành lập các hiệp
hội dành cho phụ nữ, nâng cao tri thức của bản thân... đặc biệt là giành quyền
tham chính. Năm 1920, lần đầu tiên Quốc hội Nhật Bản nhận được bản yêu
cầu với 2000 chữ ký của phụ nữ đòi xoá bỏ Luật Cảnh sát và Trị an
(治安警察法) vì luật có nội dung không cho phép nữ giới thành lập các tổ chức
xã hội hay các cuộc tụ họp mang tính chất chính trị.

Để có được quyền bầu cử, nhiều phong trào phụ nữ đã được khởi xướng
với nỗ lực cải thiện vai trò của họ trong gia đình và ngoài xã hội, cải thiện
điều kiện làm việc trong các cửa hàng, các ngành công nghiệp... Tuy nhiên,
trước và trong chiến tranh, những nỗ lực này đã vấp phải sự chống đối áp đảo
của các phe bảo thủ trong xã hội.
Cùng với khuynh hướng khẳng định vị trí của người phụ nữ trên thế giới
sau năm 1945, nỗ lực của các phong trào phụ nữ đã được đền đáp. Luật về
Quyền bầu cử Chúng nghị viện năm 1945 đã quy định nữ giới trên 20 tuổi

18


được phép đi bỏ phiếu. Lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản diễn ra một cuộc
tổng tuyển cử được tổ chức theo quy tắc phổ thông đầu phiếu bình đẳng giữa
nam giới và nữ giới, và cũng là lần đầu tiên nữ giới Nhật Bản được cầm trên
tay lá phiếu để thực hiện quyền lợi chính trị của mình. 39 nữ nghị viên đã
trúng cử trong lần bầu cử này 2, và ngay sau đó, họ đã tích cực tham gia vào
hoạt động soạn thảo Hiến pháp 1946 và các hoạt động đấu tranh cho quyền
lợi của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
***
Tiểu kết chương 1
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải chịu tổn thất nặng nề về
mọi mặt. Nhật Bản phải cùng lúc giải quyết nhiều vấn đề như bất ổn về chính
trị, tổn thất và giảm sút nghiêm trọng về kinh tế, xã hội rối ren, lòng dân bất
an... Dưới ảnh hưởng quốc tế, đặc biệt là vai trò của Mỹ, cùng những biến
động trong nước, chính phủ Nhật Bản đã ban hành Hiến pháp mới và các quy
định pháp luật để thiết lập lại bộ máy chính trị, phát triển kinh tế và ổn định
xã hội. Trong quá trình soạn thảo và ban hành Hiến pháp và các bộ luật, các
quan điểm mới về giải phóng phụ nữ đã được phản ánh. Tiêu biểu như quy
tắc bình đẳng giới, bình đẳng về giáo dục và cơ hội việc làm, bình đẳng về

tiền lương trong lao động, quyền li hôn, quyền sở hữu và thừa kế tài sản,
quyền bỏ phiếu...
Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ những cải cách mới về
quy định pháp lý, người phụ nữ Nhật Bản lần đầu tiên được đưa lên vị trí
ngang hàng với người đàn ông về mặt luật pháp. Từ đó, người phụ nữ Nhật
Bản đón nhận những vai trò mới, và cố gắng hết sức để hoàn thành những vai
trò của mình. Họ đã trở thành lực lượng lao động quan trọng góp sức vào sự
phát triển của xã hội và sự tiến bộ của gia đình Nhật Bản. Đây chính là một
2

Tham khảo phụ lục số 2.
19


bước tiến dài trong phong trào đòi quyền bình đẳng nam nữ. Chương hai và
chương ba của luận văn sẽ tập trung phân tích về sự thay đổi vai trò của người
phụ nữ trong gia đình và xã hội Nhật Bản hai mươi năm sau Chiến tranh thế
giới thứ hai.

20


×