Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phần mền thí nghiệm ảo Vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.95 KB, 4 trang )

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM THÍ NGHIỆM ẢO
HỖ TRỢ DẠY HỌC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Phạm Kim Chung
Khoa Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Đặt vấn đề
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, với yêu cầu quan trọng của chương trình vật lí phổ
thông là coi trọng thực nghiệm, tăng cường các tiết học Vật lí có làm thí nghiệm. Học vật lí qua
thí nghiệm vật lí không chỉ dừng ở mức độ rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện các thao
tác thí nghiệm mà cần giúp học sử dụng các thí nghiệm khám phá kiến thức Vật lí. Vì vậy
không chỉ yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm với bộ thí nghiệm thiết kế sẵn mà cần giúp học
sinh hiểu sâu sắc thiết kế của thí nghiệm, đồng thời còn tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các
thí nghiệm đó tự lực chiếm lĩnh kiến thức trong quá trình học tập.
Do các hạn chế về kỹ năng tiến hành thí nghiệm; việc chuẩn bị dạy học với các thí
nghiệm cần nhiều thời gian chuẩn bị trong phòng thí nghiệm, các trường phổ thông chưa có cán
bộ chuyên trách phòng thí nghiệm nên họ chuẩn bị dụng cụ chưa đúng theo yêu cầu; chưa có
phòng bộ môn nên việc vận chuyển dụng cụ thí nghiệm, thủ tục mượn trả mất nhiều thời gian…
vì vậy giáo viên ngại sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí.
Hiện nay, có nhiều phần mềm về các thí nghiệm ảo hỗ trợ hiệu quả trong việc việc
nghiên cứu các thí nghiệm của học sinh và cung cấp nội dung bài học. Tuy nhiên còn nhiều hạn
chế trong việc hỗ trợ quá trình thực hiện thí nghiệm theo phương pháp thực nghiệm như thu
thập số liệu, xây dựng đồ thị... Đồng thời các thí nghiệm này có dung lượng quá lớn hạn chế
trong việc truyền tải trên Internet.
Khắc phục khó khăn về thiết bị dạy học Vật lí, cần nghiên cứu và triển khai các phần
mềm hỗ trợ dạy học thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học Vật lí ở trường phổ thông.
2. Xây dựng phần mềm hỗ trợ dạy học thí nghiệm Vật lí
2.1. Xây dựng phần mềm mô phỏng thí nghiệm thật
Để giúp cho nhanh chóng tiếp cận được với bộ thí nghiệm thật, người làm thí nghiệm
phải nhận diện được các dụng cụ đo, biết cách sử dụng chúng, hiểu về sơ đồ lắp ráp và quy
trình tiến hành thí nghiệm. Nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu và tiến hành với thí nghiệm thật,
chúng tôi tiến hành xây dựng phần mềm hoàn toàn giống thí nghiệm thật cả về hình ảnh, quy


trình và thao tác tiến hành thí nghiệm. Bằng hình ảnh của bộ thí nghiệm thật và lập trình bằng
phần mềm Flash, phần mềm có dung lượng nhỏ, dễ sử dụng.
Ví dụ: Nghiên cứu chuyển động đều trên máng CT10 và đồng hồ hiện số MC 946.
1
Bộ thí nghiệm với máng CT10-2
và đồng hồ hiện số MC 946 thuộc danh
mục thiết bị dạy học Vật lí của Bộ Giáo
dục và đào tạo ban hành. Các thiết bị
này đã được trang bị cho các trường phổ
thông.
Khi tiến hành thí nghiệm với
phần mềm, có thể điều chỉnh đồng hồ
đo theo các chế độ đo thời gian bằng
cách nhấn các nút chức năng trên đồng
hồ.
Nhấn nút nam châm điện, viên bi chuyển động trên máng và thời gian chuyển động qua
2 cổng quang điện hiển thị trên đồng hồ một cách ngẫu nhiên trong khoảng giá trị sai số cho
phép, mỗi lần thực hiện sẽ có kết quả khác nhau. Đòi hỏi thu thập số liệu, xác định sai số. Các
kết quả này được nghiên cứu từ thí nghiệm thật, vì vậy nó có thể được sử dụng để tham khảo
khi tiến hành thí nghiệm thật.
Một số bộ dụng cụ thí nghiệm
chưa được trang bị đại trà ở trường
phổ thông, giáo viên và học sinh chỉ
được nghiên cứu trên giấy, Ví dụ:
Đệm khí và đồng hồ đo thời gian hiện
số đa chức năng J0201. Bằng phần
mềm thí nghiệm mô phỏng giúp giáo
viên và học sinh tiếp cận với các thiết
bị thí nghiệm đa dạng và hiện đại hơn.
2.2. Xây dựng phần mềm hỗ trợ thí

nghiệm khó thực hiện với thí nghiệm
thật
Nhiều hiện tượng vật lí có thể quan sát trong thực tiễn hoặc tiến hành với thí nghiệm
thật, tuy nhiên việc nghi nhận kết quả khó khăn, việc xử lí số liệu, tính toán, vẽ đồ thị phức tạp,
mất nhiều thời gian. Ví dụ chuyến động vật bị ném, dao động điều hòa của vật trên đệm khí…
Bằng phương pháp phân tích băng hình, với các chức năng tính toán, vẽ đồ thị của phần
mềm hỗ trợ hiệu quả cho quá trình dạy của giáo viên và học của học sinh.
Ví dụ: Thí nghiệm khảo sát định luật bảo toàn cơ năng trong trường lực đàn hồi.
2
Hình 1: Thí nghiệm khảo sát chuyển động đều với
máng CT10-2 và đồng hồ MC964
Hình 2: Thí nghiệm khảo sát tương tác 2 vật với
đệm khí và đồng hồ J0201
Bằng cách quay Video
dao động của vật trên đệm khí và
đưa vào phần mềm. Với các chức
năng của phần mềm có thể đo độ
dời của vật theo từng khung hình
(thời gian dịch chuyển theo dạng
video, hệ pal là 25 khung hình/s).
Sử dụng phần mềm:
- Nhấn nút hiển thị vạch
đánh dấu vị trí cân bằng, cho hiển
thị thước đo (đã được xác định
đúng theo tỷ lệ của thí nghiệm
thật). Nhấn nút để dịch
chuyển từng khung hình, đo
quãng đường dịch chuyển của vật qua từng khung hình, thời gian được xác định theo định dạng
Video hệ pal là 0.04s.
- Nhập số liệu vào bảng và nhấn nút tính cơ năng, phần mềm sẽ tính thế năng và động

năng của vật tại từng vị trí. Nhấn nút vẽ đồ thị thực nghiệm và đồ thị lý thuyết để tìm quy luật.
Hình 4: Đồ thị thực nghiệm khảo sát cơ năng
trong trường lực đàn hồi
Hình 45: Đồ thị lý thuyết dùng so sánh với
đường thực nghiệm
3. Sử dụng phần mềm ảo hỗ trợ dạy học thí nghiệm Vật lý
3.1. Sử dụng phần mềm mô phỏng kết hợp thí nghiệm thật
Luận dạy học nhấn mạnh rằng cần theo phương pháp khám phá và kỹ năng tư duuy
giống như các nhà khoa học. Mặc nhiên giáo viên vật lý cần có kỹ năng lập kế hoạch, chuẩn bị
và tiến hành các hoạt động thí nghiệm cho học sinh.
Để dạy học với thí nghiệm thật, yêu cầu giáo viên tiến hành thí nghiệm thử trong phòng
thí nghiệm, học cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thử, thu
thập và xử lý số liệu. Thường giáo viên chỉ nghiên cứu thí nghiệm trên giấy, vì vậy mất nhiều
3
Hình 3: Thí nghiệm khảo sát định luật bảo toàn cơ
năng trong trường lực đàn hồi
thời gian làm quen với dụng cụ và tiến hành thí nghiệm. Với phần mềm mô phỏng giáo viên có
thể tiếp cận với thí nghiệm nhanh chóng, tập trung phát hiện và tìm giải pháp giải quyết những
khó khăn nảy sinh trong quá trình dạy học với thí nghiệm trên lớp.
Phần mềm thí nghiệm mô phỏng thí nghiệm thật có thể được sử dụng như tài liệu học
tập cho phép học sinh nghiên cứu bài học ở nhà, trên lớp tập trung thảo luận, tiến hành các thí
nghiệm thực hành, rèn luyện các kỹ năng tâm vận.
Với các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, dụng cụ đòi hỏi phải có kích thước đủ lớn
để học sinh quan sát. Bằng các chức năng phóng to của máy tính, giáo viên có thể sử dụng phần
mềm thí nghiệm mô phỏng thực hiện thí nghiệm biểu diễn trên lớp.
3.2. Sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo mở rộng, đào sâu kiến thức lý thuyết
Thí nghiệm vật lí là phương tiện duy nhất để kiểm tra tính đúng đắn của kiến thức.
Nhiều hiện tượng vật lý khó khăn nghiên cứu theo con đường thực nghiệm phải nghiên cứu
theo con đường lý thuyết, trong điều kiện ở trường phổ thông không thể tiến hành các thí
nghiệm thật được, ví dụ định luật bảo toàn cơ năng theo SGK Vật lí 10 hoàn toàn được xây

dựng trên cơ sở lý thuyết mà không có thí nghiệm khảo sát cũng như kiểm chứng.
Bằng các phần mềm phân tích video quay các hiện tượng thật, học sinh có thể kiểm
chứng lại kiến thức lý thuyết. Giáo viên cũng có thể tổ chức dạy học những kiến thức đó theo
con đường thực nghiệm bằng phần mềm.
4. Kết luận và kiến nghị
Sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học ở trường
phổ thông, tuy nhiên cần có sự kết hợp hài hòa với việc sử dụng thí nghiệm thật nhằm rèn luyện
cho học sinh cả về lĩnh vực nhận thức cũng như kỹ năng tâm vận.
Để sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hiệu quả, cần xây dựng các phần mềm có hệ
thống, sát với chương trình vật lý ở phổ thông.
Việc xây dựng phần mềm là mất nhiều thời gian, công sức, cần có sự tham gia của
nhiều cơ quan, tố chức, cá nhân, đồng thời cũng cần có đơn vị đứng ra sưu tầm, chọn lọc, sắp
xếp theo hệ thống, tạo ra cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho dạy và học dùng chung cho cả nước.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002). Phương
pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Thành. Mô phỏng thí nghiệm trên máy tính để sử dụng phối hợp với thí
nghiệm thật trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Tạp chí khoa học, số 6/2007.
trường Đại học Sư phạm Hà Nội. tr 82.
3. Phạm Xuân Quế, Phạm Kim Chung. Role, requirements of online interactive physics
experiment and how to develop the experiment. Tạp chí khoa học, số 6/2007. trường Đại
học Sư phạm Hà Nội. tr 87.
4

×