Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đền Đô - Bắc Ninh nơi thờ 8 vị vua nhà Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.13 KB, 2 trang )

Đền Đô - Còn còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế kỷ
XI (1030) trên khu đất phía Đông Nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng ?
Từ Sơn ? Bắc Ninh ngày nay). Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ
của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về).Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là
một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.
Video giới thiệu Lễ hội Đền Đô,
do Trung Tâm Hợp Tác Báo Chí Quốc Tế - Bộ Thông Tin & Truyền Thông sản xuất
Đền được dựng trên nền đất mà xưa khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê
hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm
các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm "Sơn Lăng cấm địa". Dân
làngĐình Bảng đã cho xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua.
Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, ông đã cho
sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ đó đền trở thành nơi
thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.
Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê đền Đô đều được quan tâm tu sửa và mở rộng, đặc biệt
Đền được mở rộng nhất vào thế kỷ XVII (1602) với quy mô của 21 hạng mục công trình
được sắp xếp theo kiểu "Nội công ngoại quốc", xung quanh có tường thành vây bọc. Kiến
trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể kiến
trúc được kết hợp hài hoà, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề thế
vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên.
Năm 1952, Đền Đô bị giặc Pháp chiếm và phá huỷ hoàn toàn. Từ năm 1989 trở lại đây,
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của nhân dân Đình Bảng và tấm lòng
công đức của nhân dân thập phương, Đền Đô đã từng bước được khôi phục, tìm lại dáng
vẻ xưa của đợt trùng tu, mở rộng đền năm 1602 với các hạng mục công trình như: Nhà
Hậu cung (80m2), nhà chuyền Bồng (80m2), nhà Kiệu (130m2), nhà để Ngựa (130m2),
Thuỷ đình, Phương đình... Căn cứ vào các dấu tích, các nguồn tài liệu và các hạng mục
công trình đã được dựng lại cho phép chúng ta hình dung tổng thể kiến trúc di tích Đền Đô
như sau:
Đền Đô có diện tích 31.250m2, gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trung tâm là Điện
thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà chuyền Bồng, nhà
Tiền tế, nhà Phương Đình, nhà Để kiệu, nhà để ngựa, nhà Thuỷ Đình...Kiến trúc Đền đô


được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại thành.
Khu vực nội thành có diện tích 4.320m2, bố trí theo kiểu "Nội công ngoại quốc" bao quanh
là tường gạch cao 3m, rộng 1m (Hai bên xây gạch, ở giữa đổ đất) có hai cửa ra vào. Nội
thành được chia thành Nội thất và Ngoại thất.
Nội thất bao gồm các công trình: Nhà Hậu cung- Nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám vị vua
Nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao
Tông và Lý Huệ Tông). Nhà Chuyền Bồng có kiến trúc chồng diêm tám mái, các đầu đao
uốn cong mềm mại ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để kiệu...tất cả đều được
xây dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo.
Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái, 8 đầu đao cong vút mềm
mại. Khu vực này có nhàchủ tế, nhà kho, nhà khách, đền vua Bà (đền thờ Lý Chiêu Hoàng)
Đền Đô với kiến trúc độc đáo mang tính giá trị nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và mang trong
mình một giá trị lịch sử văn hoá đậm nét của Vương Triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc
nói chung. Đền Đô xứng đáng với lời ngợi ca
" Đền Đô kiến trúc tuyệt vời
Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm"
Di tích lịch sử văn hoáĐền Đô đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn
hoá cấp quốc gia theo Quyết định số 154 ngày 25/01/1991 của Bộ Văn Hoá thông tin - Thể
thao và Du lịch.
Việt Báo (Theo Cinet

×