Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chữ người tử tù nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.59 KB, 3 trang )

Chữ người tử tù
1. Tác giả
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn tại làng Mọc nay
là phường Nhân Chính, Thanh Xuân, HN
Nguyễn Tuân là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.
Nhưng trước hết, ông là một tri thức yêu nước. Phẩm chất ngày của nguyễn tuân đc thể hiện qua
tinh thần tự tôn dân tộc và mỗi quan tâm sâu sắc và thiết tha vs tiếng mẹ đẻ cùng các giá trị văn hóa
cổ truyền của dân tộc.
Nét nổi bật trong phong cách: nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở
phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Có cảm hứng mãnh liệt vs cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mỹ.
2. Ông huấn cao
- Mang phẩm chất tài hoa siêu viẹt
Với bút pháp lí tưởng hóa, Nguyễn Tuân đã khắc họa nhân vật huấn Cao, một con người mang
phẩm chất tài hoa siêu viêt, đứng đầu nghệ thuật thư fap: bậc tài hoa, nổi tiếng khắp tỉnh Sơn về
tài vt chữ rất nhanh và đẹp, “đẹp lắm, vuông lắm”… nhưng độc đáo ở chỗ in dấu ấn con người
( chữ họa sĩ thư fap bt chỉ phản chiếu tài năng, hc bộc lộ tính cách và phẩm giá) “Những nét chữ
vuông, tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một con người”. Chi tiết bẻ khóa
 đẩy cao độ phẩm chất tài hoa: siêu việt, chọc trời khuấy nước. Người anh hung có tài phá
cũi sổ lồng nhưng cx là một bậc nghệ sĩ có tài thảo nên những nét chữ phượng múa rồng bay.
- Mang khí phach ngạo nghễ, ngang tàng:
Các nhà nho thường nom kém về bản lĩnh và khí phách. Bởi sinh ra trg nền sx tiểu nông, lại chỉ
biết ngày đêm dùi mài kinh sử và bị khóng chế bởi tư tưởng trung quân ái quốc và phải sống
dựa vào các tầng lớp khác nên có thể trạng yếu. “Trói gà k chặt” hay “bạch diện thư sinh” là
cách người đời hay nó về họ, k có í offensive mà đúng là như vậy  Huấn cao gây ấn tượng
mạnh vì k chỉ tài hoa mà còn khí phách, ngang tàn.
Là bậc nghĩa sĩ dù thất thế nhưng k rơi vào cách ứng xử tầm thường, những ngày cuối của cuộc
đời nhưng vẫn ngạo nghễ: động tác rỗ gông lạnh lùng, mạnh mẽ:”chúc mũi gông nặng, khom
mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.”; mắng quản ngục
oai phong như ra lệnh:”Ngươi hỏi ta muốn ? ta chỉ muốn có 1 điều. là nhà người đừng đặt chân
vào đây”; ung dung, tự tại ăn uống :” thản nhiên nhận rượu thịt, coi như thường ngày lúc chưa
bị đi tù


Viết chữ trg tư thế phóng túng, mặc dù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” nhưng nét bút vẫn thể
hiện “những cái haoif bão tung hoành của một đời con người”
- Mang vẻ đẹp thiên lương
- trân trọng nghệ thuật, “tính rất khoảnh” chỉ cho chữ tri kỷ, k vì tiền mà coi khinh nt


Nguyễn tuân đã miêu tả huấn cao nư người nghĩa sĩ có phẩm chất vô úy (đéo sợ j). Huấn cao k
sợ cái ng bt sợ: tiền – phú quý – uy quyền. nhưng xét kĩ ra, dù đáng chân trọng, đây cx chỉ là
phẩm chất truyền thống của 1 dân tộc vốn thường xuyên phải đương đầu vs bạo ngược và hung
tàn. Điều cần suy ngẫm là k bt sợ thì đ phải là người nữa, nên là nguyễn tuân trên cái phẩm chất
đ sợ j của huấn cao, tập trung vào phẩm chất bt sợ.
Huấn cao từng hiểu lầm quản ngục vì cho rằng quản ngục chỉ là kẻ tầm thường. nhưng khi nhận
ra ngồi lặng đi vì xúc động:” Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết
đâu một người như thầy Quản đây ại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã
phụ một tấm lòng trong thiên hạ.” k chỉ biết trọng cái tâm của người khác mà còn rất sợ mình
phụ tấm lòng dù chỉ là một người trg thiên hạ.
- Nét phi thường, k chỉ có nét thiên lương mà còn muốn làm nét thiên lương của ng khác tỏa
sáng, khuyên quản ngục về quê ở, bỏ nghề và cố theo nghiệp chơi chữ, bảo “Ở đây, khó giữ
thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”
3. cảnh cho chữ

Thủ pháp tương phản đối lập đã được sử dụng một cách triệt để. - Kẻ xin và người cho chữ: Kẻ
xin chữ là ngục quan - người đang giữ "phép nước". Người cho chữ lại là một tử tù sắp sửa phải
bước lên đoạn đầu đài. Kẻ làm nghề "nhem nhuốc" lại thích chơi chữ, một "sở thích cao quý".
Người "đi làm giặc" lại có tài "viết chữ nổi danh trong tiên hạ". Hai con người ấy, trên phương
diện chính trị xã hội, kẻ xin và người cho chữ là kẻ thù không đội trời chung nhưng trên
phương diện nghệ thuật, họ lại là tri âm, tri kỉ. Qua những tương phản đối lập này, nhà văn đã
làm nổi bật tài năng nghệ thuật của Huấn Cao. Tài năng ấy không chỉ khiến Huấn Cao trở thành
một nghệ sĩ lừng danh trong thiên hạ mà nó còn có sức mạnh cảm hóa kì diệu.
- Không gian nơi cho chữ cũng được xây dựng bằng những tương phản đầy ý nghĩa. Thư pháp

vốn là một thú chơi tao nhã, cao sang vì thế, thông thường cảnh viết chữ, cho chữ phải diễn ra ở
một không gian đẹp, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng và các phương tiện khác. Trong truyện ngắn Chữ
người tử tù, cảnh cho chữ lại diễn ra ở trong đề lao "một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường
đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián". Tương phản với cái tối tăm, bẩn
thỉu ấy là ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, là màu "trắng tinh" của tấm lụa bạch còn
nguyên vẹn lần hồ. Qua đó, ta thấy kẻ sĩ trong mọi thời dù trong bất kì cảnh ngộ éo le nào cũng
vươn lên, hướng về ánh sáng và cái thanh quý để giữ lấy sự trong sáng thanh cao của tâm hồn.
- Sự tương phản còn được thể hiện đậm nét trong cái thế của kẻ xin và người cho chữ. Người
cho chữ - một tử tù - thì đường hoàng, ung dung viết những nét chữ "vuông vắn rõ ràng" - một
báu vật để lại cho đời. Rồi sau đó, tử tù con "thở dài", đỡ ngục quan dậy, ban cho những lời
khuyên chân tình mà thực chất là những lời giáo huấn. Kẻ xin chữ - ngục quan - hiện lên với tư
thế "khúm núm", đặc biệt là hành động "vái người tù một cái " và nói trong nước mắt "kẻ mê
muội này xin bái lĩnh". Những tương phản này mang lại những ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc. Người
nghệ sĩ có thể bị hãm hại nhưng cái đẹp do người nghệ sĩ sáng tạo ra sẽ bất tử . Nhân vật Huấn
Cao hiện lên không chỉ với tài năng xuất chúng mà còn với khí phách hiên ngang và cái tâm trong
sáng, cao cả. Cũng thông qua những tương phản này, ta còn cảm nhận được sự thức dậy và
bừng sáng của thiên lương cao cả trong con người ngục quan, thầy thơ lại. Trong ánh lửa rừng
rực, Huấn Cao, ngục quan, thầy thơ lại "nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau ". Cái đẹp và thiên lương
đang tỏa sáng và lung linh trong tâm hồn họ.


Thủ pháp nghệ thuật này đã góp phần quan trọng tạo nên một cảnh tượng xưa nay chưa từng
có.



×