Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số nghề truyền thống trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TIẾN

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ
NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Phát triển nông thôn
60.62.01.16
PGS.TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một tài liệu khoa học nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu lời cam đoan trên là sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Khoa và
Học viện.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Tiến

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Bảo Dương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức các phòng Kinh tế,
phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thống kê huyện
Gia Lâm, các cán bộ xã, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác và nhân dân được
khảo sát tại nơi có nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tiến

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ..........................................................................................................................
iii

Danh

mục

chữ

viết

tắt

....................................................................................................... v Danh mục bảng
................................................................................................................ vi Trích yếu luận
văn

.........................................................................................................


abstract

viii

Thesis

.............................................................................................................. x Phần

1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
1

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.
4

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................

1.5.

Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn......................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống ....... 5
2.1.
5

Cơ sở lý luận ......................................................................................................

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan................................................................................ 5

2.1.2.


Đặc điểm và vai trò của bảo tồn nghề truyền thống ........................................ 12

2.1.3.

Điều kiện bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.......................................... 17

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu bảo tồn và phát triển nghề truyền thống........................ 18

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển nghề truyền thống ............... 19

2.2.
21
2.2.1.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................
Kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của một số nước
trên thế giới ...................................................................................................... 21

2.2.2.

Kinh nghiệm về bảo tồn và phát triền nghề truyền thống ở mốt số
địa phương của Việt Nam ................................................................................ 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

3


đối với huyện Gia Lâm .................................................................................... 27
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29

4


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 29

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 29

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 36

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 36

3.2.2.


Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ............................................................... 39

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 40
4.1.

Thực trạng bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn
huyện Gia Lâm................................................................................................. 40

4.1.1.

Thực trạng bảo tồn và phát triển nghề truyền thống ........................................ 40

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới bảo tồn và phát triển nghề
truyền thống huyện Gia Lâm ........................................................................... 72

4.2.1.

Chủ trương, chính sách, quy định về bảo tồn và phát triển nghề
truyền thống ..................................................................................................... 72

4.2.2.

Công tác quản lý Nhà nước.............................................................................. 75


4.2.3.

Đầu tư cho bảo tồn và phát triển nghề truyền thống........................................ 76

4.2.4.

Nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra............................................. 79

4.3.

Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên
địa bàn huyện Gia Lâm .................................................................................... 80

4.3.1.

Những quan điểm phát triển nghề truyền thống .............................................. 80

4.3.2.

Định hướng phát triển nghề truyền thống ........................................................ 81

4.3.3.

Những giải pháp phát triển nghề truyền thống ở huyện Gia Lâm ................... 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1.

Kết luận............................................................................................................ 97


5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 98

5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................ 98

5.2.2.

Đối với thành phố Hà Nội và huyện Gia Lâm ................................................. 98

5.2.3.

Đối với các cơ sở sản xuất ............................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 100
Phụ lục ....................................................................................................................... 103

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN


Bộ nông nghiệp

BQ

Bình quân

BTC

Bộ tài chính

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

CC

Cơ cấu

CN

Công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

CP

Chính phủ


DN

Doanh nghiệp

DT

Diện tích

DTKP

Dự toán kinh phí

ĐA

Đề án

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã




Lao động



Nghị định



Quyết định

SL

Số lượng

THT

Tổ hợp tác

TM

Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thông tư


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhóm nghề thủ công truyền thống................................................................. 9
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Gia Lâm (2013 – 2015) .................... 32
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về dân số - xã hội huyện Gia Lâm (2013 - 2015) ............... 33
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Gia Lâm 3 năm
(2013-2015).................................................................................................. 35
Bảng 3.4. Đối tượng, số mẫu và nội dung tổ chức điều tra .......................................... 38
Bảng 3.5. Số lượng cơ sở sản xuất và số cơ sở điều tra năm 2016 .............................. 38
Bảng 4.1. Nghề truyền thống, thời gian xuất hiện và sản phẩm chính tại các điểm
nghiên cứu.................................................................................................... 47
Bảng 4.2. Kế hoạch bảo tồn và xây dựng nghề truyền thống....................................... 49

Bảng 4.3. Danh mục quy hoạch đất cho bảo tồn và phát triển làng nghề của
huyện Gia Lâm............................................................................................. 49
Bảng 4.4. Loại hình tổ chức sản xuất nghề truyền thống giai đoạn 2013-2015 ........... 50
Bảng 4.5. Nguồn gốc học nghề truyền thống của người lao động trong các làng
nghề huyện Gia Lâm .................................................................................... 51
Bảng 4.6. Công tác đào tạo nghề truyền thống huyện Gia Lâm giai đoạn
2013-2015 .................................................................................................... 52
Bảng 4.7. Nội dung các khoá đào tạo ........................................................................... 53
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng vốn của các cơ sở điều tra năm 2016............................. 54
Bảng 4.9. Quy mô lao động tại các cơ sở điều tra năm 2016 ....................................... 56
Bảng 4.10. Trình độ kỹ thuật của lao động ở các cơ sở điều tra năm 2016 ................... 58
Bảng 4.11. Tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra năm 2016 ............................ 59
Bảng 4.12. Đất cho phát triển nghề truyền thống ở các cơ sở điều tra năm 2016......... 61
Bảng 4.13. Tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp làng nghề huyện Gia
Lâm năm 2016 ............................................................................................. 64
Bảng 4.14. Kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản
xuất nghề truyền thống huyện Gia Lâm....................................................... 66
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về vai trò của nghề truyền thống trong
đời sống........................................................................................................ 67

6


Bảng 4.16. Tổng hợp các tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ nghề truyền thống
huyện Gia Lâm năm 2016 ............................................................................ 69
Bảng 4.17. Vấn đề môi trường và bảo hộ lao động ở các cơ sở điều tra năm 2016 ....... 70
Bảng 4.18. Kết quả đánh giá về các chính sách khuyến khích phát triển nghề
truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm ................................................... 75
Bảng 4.19. Kinh phí đầu tư cho bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa
bàn huyện Gia Lâm ...................................................................................... 78

Bảng 4.20. Tổng hợp các ý kiến về nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu
ra của nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm ................................ 80

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Tên luận văn: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60.62.01.16

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, với địa thế
nằm trong vùng giao thoa của văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc nên huyện Gia
Lâm có rất nhiều nghề truyền thống cũng như các di tích lịch sử-văn hóa có giá trị. Về
làng nghề truyền thống, huyện Gia Lâm có làng nghề truyền thống Bát Tràng (sản xuất
gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, dát vàng, may da, đồ gỗ), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh
thuốc nam, thuốc bắc, buôn bán vải vóc)… Tuy nhiên, nghề truyền thống của huyện
đang rơi vào thực trạng chung của cả nước là có xu hướng thu hẹp sản xuất, hoạt động
cầm chừng... Do đó, việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia
Lâm mang tính cấp thiết cao. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng, nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn và phát triển nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Tương ứng với đó là
mục tiêu cụ thể, bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo
tồn và phát triển nghề truyền thống; (2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội; (3) Đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

trên địa bàn huyện Gia Lâm thời gian tới.
Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống là các hoạt động nhằm gìn giữ, phát huy
các giá trị của nghề, là quá trình làm tăng lên về số lượng và chất lượng các sản phẩm
sản xuất ra của nghề. Việc bảo tồn và phát triển nghề đã giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người dân và đất nước; Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn;
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong nghiên cứu này, số liệu thứ cấp được thu thập thông qua Báo cáo phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất, Niên giám
thống kê huyện Gia Lâm... Ngoài ra, tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của
các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều
tra, phỏng vấn 103 cơ sở là các hộ, HTX, DN và 7 phiếu điều tra gồm: Lãnh đạo phòng
kinh tế huyện Gia Lâm, cán bộ các phòng Kinh tế, Tài chính – Kế hoạch; Cán bộ xã.
Bằng các phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, so sánh để phản ánh thực

8


trạng và yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng giá trị sản xuất bình quân làm nghề của hộ
gia đình đạt 307,1 triệu đồng, của doanh nghiệp, HTX và THT đạt 816,8 triệu đồng.
Thu nhập hỗn hợp của hộ gia đình đạt 122,84 triệu đồng, doanh nghiệp đạt 198,83 triệu
đồng. Ở loại hình Doanh nghiệp, 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,52 đồng GO, 0,52 đồng
VA và 0,57 đồng thu nhập hỗn hợp. Đối với hộ gia đình thì việc sử dụng vốn kém hiệu
quả hơn, 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,35 đồng GO, 0,35 đồng VA và 0,54 đồng thu
nhập hỗn hợp. Thu nhập hỗn hợp ở loại hình doanh nghiệp là 306,3 triệu đồng/ năm.
Bình quân thu nhập hàng tháng của của người lao động khoảng 4,82 triệu đồng. Thu
nhập của lao động tại các hộ là thấp nhất khoảng 122,84 triệu/ năm tương đương 4,3
triệu đồng/ tháng. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các nghề truyền thống đã góp phần
vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Các hộ tham gia sản xuất

nghề truyền thống có thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với các hộ thuần nông. Có gần 90%
số ý kiến cho rằng việc sản xuất nghề đã làm giảm số lượng các vụ tệ nạn xã hội trên địa
bàn. Ngoài ra có hơn 64% số ý kiến đánh giá cho rằng việc phát triển làng nghề còn thu
hút khách tham quan du lịch. Hoạt động sản xuất nghề truyền thống đã thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn huyện Gia Lâm theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Việc phát triển sản xuất các nghề truyền thống ở huyện Gia Lâm còn
góp phần quan trọng vào việc giữ gìn những sản phẩm có giá trị cao vừa mang ý nghĩa
về kinh tế và vừa có ý nghĩa về bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương. Tuy
nhiên, hiện nay, các nghề truyền thống vẫn thiếu vốn dành cho sản xuất, tỷ trọng vốn
vay từ các ngân hàng rất nhỏ do việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ các ngân hàng gặp
nhiều khó khăn. Trình độ lao động tại các làng nghề hiện nay vẫn còn thấp. Trang thiết
bị, máy móc ở các làng nghề truyền thống còn lạc hậu và gây ra ô nhiễm cho môi
trường xung quanh. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất,
các cụm công nghiệp chưa đồng bộ dẫn đến khó khăn cho việc sản xuất. Các yếu tố ảnh
hưởng đến bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội bao gồm: Chủ trương, chính sách, quy định về bảo tồn và phát triển nghề
truyền thống; Công tác quản lý Nhà nước; Đầu tư cho bảo tồn và phát triển nghề truyền
thống; Công tác đào tạo nghề, truyền nghề; Nguồn nguyên liệu đầu vào.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề
xuất giải pháp, bao gồm: (1) Giải pháp về kết cấu hạ tầng; (2) Giải pháp phát triển các
cụm công nghiệp; (3) Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường; (4) Tăng cường công
tác quản lý Nhà nước; (5) Phát triển du lịch làng nghề. (6) Ngoài ra còn một số giải
pháp về phát triển làng nghề mới; Giải pháp thị trường và giải pháp về vốn; giải pháp kỹ
thuật, công nghệ; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

9


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Tien

Thesis title: “Research on traditional craft preservation and development in Gia Lam
district, Hanoi”
Major: Rural Development

Code: 60.62.01.16

Training facility: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Gia Lam, which is a suburban district in the Northeastern area of Hanoi, is also
located in the cultural intersection of Thang Long and Kinh Bac culture. This terrain
allows Gia Lam to develop a lot of traditional crafts as well as traditional values, which
could be found most remarkable in the traditional villages. Regarding the traditional
villages, there are some traditional villages located here such as Bat Trang (pottery),
KieuKy (silver and gold plated products, leather and furniture), NinhHiep (traditional
medicines and clothes trading), etc. However, it is increasingly popular that the district
traditional craft villagestend to diminish their production or operate
perfunctorily.Hence, the preservation and development of local traditional crafts is
crucial. Based on the situation evaluation and analysis of affecting factors, the research
recommends several solutions to enhancing the preservation and development of the
local traditional crafts. The specific objectives of the research are listed as following: (1)
To systemize the theoretical and practical basis of preservation and development of
traditional crafts; (2) To evaluate the situation and analyze the factors affecting the
preservation and development of traditional crafts in Gia Lam district, Hanoi city; (3)
To recommend solutions to enhancing the preservation and development of local
traditional crafts in the future.
Preservation and development of traditional crafts are the activities aiming at
maintaining and promoting the values of traditional crafts. In other words, it is the
process of increasing both quantity and quality of the traditional villages products.
Preservation and development of traditional crafts contributes to solving
unemployment, improving income of the local people; restructuring the rural economy,
conserving and promoting the traditional values.

In this research, the secondary data is collected from the economic development reports
of Gia Lam district, the published research results by other institutions and scientists.
Primary data is collected by interviewing 103 agents including households, cooperatives
and firms and other 7 local authorities including the president of Gia Lam Bureau of
Economics, the officials of Economics, Finance and Planning department, the town
officials. The major research methodologies are descriptive statistics, disaggregation

10


and comparison method to elaborate onthe situation and factors affecting the
preservation and development of the local traditional craft.
The research results reveals that total average production value of households,
firms and cooperatives were 307.1 million VND, 816.8 million VND respectively.
Mixed income of households was 122.84 million VND and the figure of firms reached
198.83 million VND. Regarding the firms, 1 VND of cost creates 1,52 VND of GO,
0.57 VND of VA and 0.57 VND of mixed income. In term of households, capital
spending is less effective than firms. To specify, with 1 VND of cost,the households
could create 1.35 VND of GO, 0.35 VND of VA and 0.54 mixed income. Mixed
income of the firms is 306.3 million VND per year. The average income of workers is
approximately 4.82 million VND. The lowest workers’ income is 122.84 million per
year (4.3 million VND per month). The traditional crafts create jobs and increase local
people income. The income of traditional craft households is between 3 and 5 times
higher than that of the agricultural households. Nearly 90% of the interviewed
households claimed that the traditional crafts production helps reduce social evils. In
addition, 64% of the interviewees agreed that traditional crafts production attracts
tourists. The traditional crafts production is seen to contribute tothe economic
development and labor force restructuring toward modernization and industrialization.
Besides, the development of traditional craft in Gia Lam district also promotes the
preservation of high economic and cultural value products. Nevertheless, traditional

crafts is in need of capital for production as the capitalization is challenging due to
difficulties in accessing to loans from banks. Moreover, the low labor skills of
traditional villages and outdated equipment are the threats to environment.The fact that
the local infrastructure does not meet the production requirements is also considered as
a difficulty.
The factors affecting the preservation and development of the traditional craft
include the traditional craft preservation and development policies, state investment in
conservation and development of traditional craft, input material sources and vocational
training.
Finally, based on the situation evaluation and analysis of the affecting factors,
the research recommends some solutions as following: (1) Solution to infrastructure
problem; (2) Solution to development of industrial clusters; (3) Solution to reducing
environmental pollution; (4) Solution to enhancement of State management; (5)
Solution to development traditional villages tourism; (6) Other solutions to developing
new traditional villages; market and loans problems; technical and technological
problem; development of labor forces.

11


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với đặc thù là một nước nông nghiệp, làng nghề truyền thống hiện có vị
trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Việc khôi phục và phát triển các làng
nghề truyền thống đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
tiến bộ khoa học - kỹ thuật, huy động và khai thác tiềm năng về lao động, nguyên
vật liệu và nguồn vốn trong nhân dân để phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo ra
nhiều việc làm, góp phần xoá đói - giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Bên
cạnh đó, phát triển các làng nghề truyền thống đúng hướng còn tác động đến việc

phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao thu nhập và đời sống người dân, hội nhập
quốc tế. Hiện nay, nước ta có 5.096 làng nghề và làng có nghề (Bộ NN&PTNT,
2015). Số nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí nghề hiện nay của
Chính phủ là 1.748 làng nghề, thu hút khoảng 10 triệu lao động. Nhiều làng nghề
truyền thống ở nước ta đã tồn tại từ 500 đến 1.000 năm trước, trở thành những
làng nghề tiêu biểu, được cả nước và thế giới biết đến như: lụa Vạn Phúc, tranh
Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng,…(Nhật Minh, 2015). Làng nghề lưu giữ nhiều giá
trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể, đồng thời góp phần quan trọng
vào công cuộc xây dựng nông thôn mới…
Tuy nhiên, hiện nay nhiều làng nghề truyền thống có dấu hiệu bị mai một;
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa của làng nghề còn thấp, chưa có tính cạnh tranh
cao; thị trường chậm được mở rộng, chưa nghiên cứu sâu nhu cầu của người tiêu
dùng; đối với thị trường trong nước, làng nghề cũng chưa vươn tới nhiều vùng;
với thị trường nước ngoài thì việc tiếp thị còn kém; chưa gắn kết được các khâu
trong chuỗi giá trị từ thiết kế mẫu mã, cung ứng nguyên, phụ liệu, đến sản xuất
và tiêu thụ; đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề chưa được quan tâm bồi
dưỡng, phát huy đúng mức; khoa học, công nghệ chưa được ứng dụng nhiều vào
làng nghề; tình trạng ô nhiễm tại làng nghề vẫn chưa được xử lý có hiệu quả;
việc liên kết giữa các cơ sở, giữa các làng nghề còn rất nhiều hạn chế…
Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, với
địa thế nằm trong vùng giao thoa của văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc
1


nên huyện Gia Lâm có rất nhiều nghề truyền thống cũng như các di tích lịch sửvăn hóa có giá trị. Về làng nghề truyền thống, huyện Gia Lâm có làng nghề
truyền thống Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, dát vàng, may da,
đồ gỗ), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc nam, thuốc bắc, buôn bán vải vóc)
… Các nghề truyền thống của huyện không tránh khỏi thực trạng chung của các
làng nghề ở nước ta hiện nay. Do đó, việc bảo tồn và phát triển các nghề truyền

thống trên địa bàn huyện Gia Lâm cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa trong
thời gian tới. Câu hỏi đặt ra là: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nghề truyền
thống được dựa trên cơ sở lý luận nào? Thực trạng bảo tồn và phát triển các nghề
truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay như thế nào? Có những bất
cập gì cần giải quyết? Nhân tố nào ảnh hưởng tới việc bảo tồn và phát triển nghề
truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm? Những giải pháp nhằm bảo tồn và
phát triển nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm là gì? Cho đến nay đã
có một số nghiên cứu về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống: Vũ Ngọc
Hoàng (2016) đề tài: “Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
quốc tế”, Phan Văn Tú (2011), đề tài: “Các giải pháp để phát triển làng nghề
ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”. Luận văn của Vũ Thị Hà (2002): “Khôi
phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”. Luận văn
của Nguyễn Trọng Tuấn (2006): “Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận văn của Nguyễn Hữu Loan (2007):
“Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển
bền vững”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Phát triển nghề truyền thống là một
trong những hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng. Phát triển nghề truyền thống
sẽ góp phần sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng sản lượng và
thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm,
tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách về mức sống dân cư giữa thành thị và nông
thôn và tăng kim ngạch xuất khẩu. Do vậy tiếp tục tạo điều kiện cho nghề
truyền thống phát triển mạnh là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu là các giải pháp còn mang
tính lý thuyết, mang tính chung chung, khó áp dụng vào thực tiễn. Đến nay,
chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số nghề truyền
thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.

2



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, nghiên
cứu đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát triển
nghề truyền thống.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và
phát triển nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn và phát triển nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Gia Lâm thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Đối tượng điều tra là các hộ gia đình,
các cơ sở sản xuất – kinh doanh tham gia vào các hoạt động sản xuất – kinh
doanh của nghề truyền thống, các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý liên quan
đến nghề truyền thống.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
+ Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát triển của các nghề
truyền thống.
+ Thực trạng phát triển của các nghề truyền thống ở huyện Gia Lâm.
+ Nhận định và đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong sự phát triển của
các nghề truyền thống ở huyện Gia Lâm.
+ Giải pháp thúc đẩy sự phát triển các nghề truyền thống.
- Về không gian

Đề tài được nghiên cứu tại các nghề thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội, cụ thể là: Nghề Quỳ vàng (Kiêu Kỵ), Nghề may da (Kiêu Kỵ), Nghề làm
thuốc nam, thuốc bắc (Ninh Hiệp).

3


- Về thời gian:
Đề tài thu thập số liệu có liên quan từ năm 2013 - 2015 để làm cơ sở
nghiên cứu, đánh giá, phân tích so sánh. Thông tin sơ cấp thu thập từ các hộ gia
đình, các cơ sở sản xuất ở các làng nghề trong năm 2016. Phạm vi đề xuất giải
pháp đến năm 2020.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các nội dung bảo tồn và phát triển nghề truyền thống là gì?
- Thực trạng bảo tồn và phát triển một số nghề truyền thống trên địa bàn
huyện Gia Lâm như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới bảo tồn và phát triển một số nghề
truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm?
- Cần thực hiện những giải pháp nào để tăng cường công tác bảo tồn và
phát triển nghề truyền thống trong thời gian tới?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Về mặt lý luận: Hệ thống hoá và luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về bảo
tồn và phát triển nghề truyền thống. Qua đó luận văn đưa ra năm bài học kinh
nghiệm trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã tổng hợp một cách khoa học về thực trạng
bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm bao gồm các
nội dung: Công tác quy hoạch, công tác mở rộng và phát triển nghề truyền thống,
công tác truyền nghề và đào tạo nghề, công tác huy động nguồn lực (đất đai, lao
động, vốn) cho bảo tồn và phát triển nghề truyền thông. Cùng với việc phân tích

các yếu tố ảnh hưởng, luận văn đã đề xuất sáu nhóm giải pháp khả thi nhằm tăng
cường bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội. Luận văn là tài liệu thiết thực để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhất
là chính quyền địa phương tham khảo và vận dụng trong thực tế.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm vê bảo tồn
Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của
con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại
trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của
thế hệ tương lai”.
Bảo tồn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các nỗ lực nhằm
bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó.
Về quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cũng có nhiều
quan điểm khác nhau. Nhưng trên thế giới vẫn tựu trung 2 quan điểm như sau:
Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa.
Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn, theo G. J. Ashworth (1997), thì được phát
triển đầu tiên từ những năm 50 của thế kỷ XIX. Quan điểm bảo tồn nguyện vẹn
này được khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt các nhà bảo tồn, bảo tàng trong lĩnh
vực di sản văn hóa. Những người theo quan điểm Bảo tồn nguyên vẹn cho rằng,
những sản phẩm của quá khứ, nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn, như nó
vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
cũng như cố gắng cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương đại. Họ cho rằng,
mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hóa - xã hội nhất định mà không phải lúc

nào thế hệ hiện tại có hiểu biết một cách cụ thể để có thể phát huy những giá trị
ấy một cách thích hợp. Hơn nữa, những giá trị văn hóa ấy luôn biến đổi theo thời
gian do những tác động của xã hội hiện tại và sẽ tạo nên những lớp văn hóa khác
không trùng nghĩa với lớp văn hóa mà thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau, vì
thế, có thể làm cho các thế hệ sau nữa không thể truy nguyên được những giá trị
di sản đang tồn tại.
Chính vì như vậy, những người theo quan điểm này cho rằng, do chúng ta
chưa có đủ thông tin, trình độ hiểu biết để có thể lý giải giá trị của các di sản văn
hóa, chúng ta nên giữ nguyên trạng những di sản này để khi có điều kiện, các thế
hệ tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sản một cách
tốt hơn (Đỗ Thị Ngọc Uyển, 2013).

5


Với quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa thì được các học giả nước ngoài
hiện nay quan tâm nhiều hơn và là một xu thế khá phổ biến khi bàn đến di sản.
Có thể kể đến như G. J. Ashworth (1997) xem di sản như một ngành công nghiệp
và cần phải có cách thức quản lý di sản tương tự với cách thức quản lý của một
ngành công nghiệp văn hóa với những logic quản lý đặc biệt, phù hợp với tính
đặc thù của các di sản. Cách tiếp cận của các nhà khoa học này sống động hơn,
quan tâm di sản văn hóa để phát triển du lịch, để khẳng định tính đa dạng trong
sáng tạo của con người. Nhìn chung, quan điểm lý thuyết này dựa trên cơ sở mỗi
di sản cần phải được thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và
không gian cụ thể. Khi di sản ấy tồn tại ở thời gian và không gian hiện tại, di sản
ấy cần phát huy giá trị văn hóa - xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại
bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy (Đỗ Thị Ngọc Uyển, 2013).
Hiện nay, có nhiều quan niệm về bảo tồn, là cụm từ dùng để chỉ sự duy trì
những sản phẩm hữu hình hoặc vô hình có giá trị lịch sử, mang trong mình yếu tố
văn hóa sâu sắc. Theo từ điển tiếng Việt, Bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi

(Hoàng Phê, 2000).
2.1.1.2. Khái niệm về nghề truyền thống
a. Nghề truyền thống
Nghề trước tiên được hiểu là nghề thủ công cụ thể như dệt, đúc đồng,
khảm trai, gốm sứ… Lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các gia đình ở nông thôn
chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần dần số người làm nghề thủ công ngày càng
nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập từ nghề đó
ngay tại làng quê.
Truyền thống là một thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm
của một cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệ
này qua thế hệ khác. Truyền thống biểu hiện tính kế thừa là chủ yếu tuy nhiên
cũng có sự phát triển theo lịch sử.
Truyền thống được biểu hiện ở hình thức: Truyền thống học tập, lễ hội
truyền thống, truyền thống dòng họ, nghề truyền thống.
Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành,
tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử; được sản xuất tập trung tại một vùng
hay một làng nào đó và được lưu truyền từ đời này qua đời khác (truyền nghề),
lưu giữ kỹ thuật sản xuất (bí quyết nghề nghiệp), đúc rút kinh nghiệm.

6


Nghề thủ công truyền thống không chỉ bó hẹp trong phạm vi làng nghề mà
còn mở rộng hơn như: Xã nghề, phố nghề, phường nghề, hội nghề.
Theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một
nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đảm bảo được các tiêu chí sau:
- Đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính từ thời điểm
được công nhận.
-


Tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

-

Gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên của một làng nghề.

b. Khái lược lịch sử hình thành nghề truyền thống
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam gắn liền những
vùng châu thổ phì nhiêu, khai phá đất hoang, mở rộng đồng bằng và đã lấy nghề
nông làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. Để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày, người
Việt cổ đã biết tận dụng các tài nguyên xung quanh để sáng chế ra đồ dùng,
trang sức, công cụ sản xuất, họ đã phát huy trí tuệ, sự khéo léo của đôi tay sáng
tạo ra những nghề thủ công.
Từ thời Hùng Vương, đúc đồng đã trở thành một nghề phát triển. Khoảng
300 năm trước Công nguyên, chúng ta đã học được người
Trung Quốc cách dựng bàn quay làm đồ gốm.
Đến khoảng thế kỷ II trước Công nguyên, chúng ta đã biết chế tạo đồ
đựng bằng sắt.
Từ thế kỷ II sau Công nguyên, người ta đã biết đến sản xuất đường thạch
mật hay còn gọi là đường giao chỉ.
Thế kỷ III, con người đã biết làm giấy bản tốt bằng gỗ mật hương gọi là
mật hương chỉ. Ngoài ra trong thời gian này còn xuất hiện nghề làm thủy tinh.
Thế kỷ V, nghề rèn sắt phát triển lấn át nghề đúc đồng, kỹ thuật đồ gốm có phát
triển hơn cùng với sự xuất hiện nghề chạm bạc, nghề nung gạch ngói.
Thế kỷ VII, nghề dệt tơ lụa phát triển. Thế kỷ X, nghề rèn sắt phát triển.
Thế kỷ X-XI, nghề điêu khắc, đúc chuông, tô tượng phát triển mạnh.
Dưới triều Trần, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh. Nhân dân kinh đô
Thăng Long chia thành 61 phường thợ thủ công, nhà buôn tùy theo nghề nghiệp.
Có nhiều tổ chức nghề nghiệp: kiến trúc, sơn, tô tượng, đúc chuông.


7


Đến thời nhà Lê xuất hiện nghề khắc bản in, học được kỹ thuật thuộc da.
Đến giai đoạn này xuất hiện làng chuyên một nghề riêng biệt và được tổ chức
thành những phường hay hội để bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp, địa vị xã hội của
thợ thủ công. Những làng nghề chuyên biệt chủ yếu là làm nghề dệt lụa, dệt vải
hay làm giấy.
Giữa thế kỷ XV, xuất hiện nghề đúc tiền và đúc vàng nén đầu tiên ở Hà
Nội. Biết được kỹ thuật làm sơn.
Thế kỷ XVIII, một người Việt Nam đã phát minh ra nghề khảm xà cừ và
trở thành một kỹ thuật đặc biệt ở Việt Nam mà không nước nào trên thế giới
sánh kịp.
Trong thời kỳ đô hộ, thực dân Pháp hạn chế nghề thủ công ở Việt Nam
nhằm đảm bảo lợi nhuận độc quyền. Thân phận của người thợ thủ công bị coi rẻ.
Nhưng không vì thế mà sức sáng tạo của thợ thủ công Việt Nam bị hạn chế.
Những năm đầu thế kỷ XIX các học giả phương Tây đã nhận xét: gần như nghệ
thuật khảm trai ở Viễn Đông là độc quyền ở Việt Nam. Thời kỳ này, số thợ thủ
công tập trung nhiều ở Bắc Kỳ (Phan Gia Bền, 1957).
Thời kỳ sau năm 1954, hòa bình lặp lại ở miền Bắc. Sau kế hoạch 3 năm
1958-1960 phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc thì
các nghề truyền thống được phục hưng, phát triển cùng với các hợp tác xã nông
nghiệp. Các nghề này đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc. Thị trường xuất khẩu của các làng nghề truyền thống chủ
yếu sang Liên Xô và Đông Âu. Năm 1979, hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 53,4%
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (Bạch Thị Lan Anh, 2003).
Sau những năm 80, khi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ
những khiếm khuyết, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp bắt đầu rơi vào tình
trạng làm ẩu, mẫu mã đơn điệu, hiệu quả kinh tế thấp. Sau chính biến ở Liên Xô
và Đông Âu, các nghề truyền thống của nước ta mất hẳn thị trường xuất khẩu.

Các mô hình sản xuất tổ, đội tan rã, lâm vào khó khăn, sản xuất trì trệ.
c. Phân loại nghề truyền thống
Việc phân loại các nhóm nghề truyền thống không phải dễ vì một số nghề
có thể được coi là ở nhóm này song cũng có thể vừa thuộc cả nhóm khác. Có
nhiều cách phân loại khác nhau nhưng chúng cũng chỉ mang tính chất tương đối.

8


Trong nghiên cứu của Bùi Văn Vượng (2002) đã chia các nhóm nghề truyền
thống của nước ta thành 52 nhóm nghề sau:
Bảng 2.1. Nhóm nghề thủ công truyền thống
* Nhóm nghề thủ công mỹ nghệ:
1. Nghề gốm
2. Nghề chạm khắc đá
3. Nghề đúc đồng
4. Nghề rèn
5. Nghề dệt
6. Nghề đóng thuyền
7. Nghề kim hoàn
8. Nghề dệt chiếu
9. Nghề may mặc
10. Nghề chạm khắc gỗ
11. Nghề làm nón
12. Nghề làm giầy dép
13. Nghề thêu - ren - đăng ten
14. Nghề dệt thảm
15. Nghề làm giấy (giấy dó)
16. Nghề in (mộc bản)
17. Nghề khảm trai

18. Nghề làm tranh dân gian
19. Nghề sơn, sơn mài
20. Nghề thuỷ tinh
21. Nghề ngọc (trai, đá quý)
22. Nghề làm quạt giấy
23. Nghề làm trống
24. Nghề làm đồ chơi
25. Nghề làm con rối, múa rối
26. Nghề làm ô, dù, lọng
27. Nghề mây tre đan
28. Nghề làm đàn, sáo, nhị
29. Nghề làm trang phục sân khấu
30. Nghề mộc
31. Nghề kiến trúc
32. Nghề tiện (gỗ)
33. Nghề làm lược
34. Nghề làm hương nến

* Nhóm nghề công cụ sản xuất
35. Nghề làm cày, bừa
36. Nghề làm súng cung nỏ
* Nhóm nghề làm thuốc và chế biến thực phẩm
37. Nghề đông y
38. Nghề thuốc nam
39. Nghề nấu rượu
40. Nghề làm tương
41. Nghề làm nước mắm
42. Nghề làm muối
43. Nghề muối dưa cà
44. Nghề làm nha mật đường

45. Nghề làm bánh mứt kẹo
46. Nghề làm cốm
47. Nghề làm bún
48. Nghề làm giò, chả nem
49. Nghề làm đậu phụ
50. Nghề ép chưng cất dầu thực phẩm
51. Nghề yến sào
52. Nghề nấu ăn

Nguồn: Bùi Văn Vượng (2012)

9


Theo Tiến sĩ Dương Bá Phượng (2001) nghề truyền thống ở nước ta được
chia thành 5 nhóm sau:
1. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: Sơn mài, khảm trai...
2. Mặt hàng công cụ sản xuất như: Sản xuất liềm, hái...
3. Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: Dao, kéo...
4. Mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: Nề, mộc, sản xuất vật
liệu xây dựng.
5. Mặt hàng được chế biến từ lương thực thực phẩm như: Bánh cuốn, rượu...
d. Làng nghề
Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ một đơn vị hành chính ở nông
thôn bao hàm là một cộng đồng dân cư ở trên một lãnh thổ xác định, có khả năng
độc lập về kinh tế. Trong điều kiện chống giặc ngoại xâm, thiên tai thì họ là một
cộng đồng thống nhất. Họ còn là một cộng đồng văn hoá gắn liền với biểu tượng
cây đa, bến nước, mái đình, nhà thờ.
Xét về kết cấu kinh tế - xã hội thì nông thôn Việt Nam đã hình thành các
loại làng:

-

Làng thuần nông, lâm, ngư nghiệp

-

Làng nông nghiệp có nghề phụ

-

Làng dịch vụ

-

Làng nông - công - thương kết hợp (phổ biến nhất)

Việc xác định danh hiệu làng nghề ở nước ta chưa thống nhất, có nhiều
tiêu chí khác nhau. Theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận là làng nghề phải bao hàm các tiêu chí sau:
1. Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
được công nhận.
3. Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước
Làng nghề có thể là làng nghề mới (đặc biệt phát triển mạnh thời kỳ đổi
mới). Làng nghề có thể là làng nghề truyền thống. Có những làng nghề truyền
thống tồn tại hàng trăm năm.

10



Như vậy khái niệm làng nghề cần được hiểu là những làng ở nông thôn có
các ngành nghề không phải là nông nghiệp mà chúng chiếm ưu thế về số hộ, số
lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông.
g. Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là những thôn, làng làm nghề thủ công truyền
thống lâu năm, thường nhiều thế hệ ít nhất hàng chục năm và nhiều làng nổi tiếng
hàng thế kỷ tạo ra những sản phẩm độc đáo, độ tinh xảo cao.
Theo Bạch Thị Lan Anh (2010) thì Làng nghề truyền thống là làng nghề
được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hay nhiều
nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành
nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ
có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ
nghề và đặc biệt các thành viên luôn có ý thức tuân thủ nhưng ước chế xã hội và
gia tộc (Bạch Thị Lan Anh, 2010).
2.1.1.3. Phát triển sản xuất nghề truyền thống trong làng nghề
Trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển, chúng tôi cho rằng phát
triển sản xuất nghề truyền thống trong làng nghề là sự tăng lên về quy mô sản
xuất nghề truyền thống trong làng nghề và phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất
của làng nghề.
Sự tăng lên về quy mô sản xuất nghề truyền thống trong làng nghề được
hiểu là sự mở rộng về sản xuất của từng nghề và số lượng nghề được tăng lên
theo thời gian và không gian (nghề mới), trong đó nghề cũ được củng cố, nghề
mới được hình thành. Từ đó giá trị sản lượng của nghề truyền thống không
ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của nghề truyền thống. Sự phát
triển sản xuất nghề truyền thống trong làng nghề phải đảm bảo hiệu quả kinh tế,
xã hội và môi trường.
Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển sản xuất nghề truyền thống
trong làng nghề còn yêu cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, quy hoạch, sử dụng
các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản

xuất... đảm bảo hợp lý có hiệu quả, nâng cao mức sống cho người lao động,
không gây ô nhiễm môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc...

11


2.1.2. Đặc điểm và vai trò của bảo tồn nghề truyền thống
2.1.2.1. Đặc điểm nghề truyền thống trong các làng nghề
a. Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và sản xuất
nông nghiệp
Nghề thủ công truyền thống bắt nguồn từ nông nghiệp mà ra và gắn liền
với sự phân công lao động ở nông thôn. Trước đây, hàng loạt các nghề thủ công
truyền thống ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của người
nông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Không những vậy, nghề truyền thống
còn dựa vào nông nghiệp để phát triển. Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên
liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Lao động trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là những người nông
dân, địa điểm sản xuất của làng nghề truyền thống là tại gia đình họ. Họ tự quản
lý, phân công lao động, thời gian cho phù hợp với sản xuất nông nghiệp những
lúc mùa vụ và với nghề thủ công những lúc nông nhàn. Về mối quan hệ giữa
người nông dân và người thợ thủ công thì Lênin đã nói rất rõ "so với những
người tiểu sản xuất hàng hoá thì người làm nghề thủ công gắn bó với ruộng đất
mạnh hơn" (V.I.Lênin, 1976).
b. Về sản phẩm
Sản phẩm nghề truyền thống để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Nó là các vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng,
vừa có giá trị thẩm mỹ hoặc chỉ là vật dùng để trang trí ở nhà, nơi công sở, nơi
tôn nghiêm như đình, chùa. Dưới những bàn tay tài hoa của người thợ thủ công,
từ ốc trai, vỏ trứng có thể biến hoá thành những bức tranh có giá trị nghệ thuật
cao. Các sản phẩm nghề thủ công truyền thống bộc lộ nét tinh xảo điêu luyện, đạt

tới đỉnh cao nghệ thuật trang trí. Sản phẩm công nghiệp nếu không ghi nhãn mác
thì sẽ bị xoá nhoà gốc tích, ngược lại, với sản phẩm nghề thủ công truyền thống
nhìn vào nét hoa văn độ tinh xảo của sản phẩm là có thể biết được xuất xứ sản
phẩm. Thậm chí trong làng nghề truyền thống người ta có thể đánh giá gia đình
nào đã làm ra sản phẩm này.
Truyền thống nghề với truyền thống văn hoá vùng miền, tập quán phong
tục từng vùng được hoà quyện trong sản phẩm. Nó thể hiện sự gắn bó khăng khít
văn hoá và nghề truyền thống. Các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống
mang tính chủ quan sáng tạo, hoàn toàn phụ thuộc vào tay người thợ. Vì thế ở

12


×