Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 152 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LẠI THỊ GIANG

NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT RAU
TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Mai Lan Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn



Lại Thị Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc TS. Mai Lan Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện
Yên Khánh, cán bộ các phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, Trạm Bảo vệ thực
vật, Trạm Khuyến nông huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...
Tác giả luận văn

Lại Thị Giang


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng .................................................................................................... vii
Danh mục hình ...................................................................................................... ix
Danh mục hộp ........................................................................................................ x
Trích yếu luận văn................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 3
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................... 6
2.1.

Cơ sở lý luận ............................................................................................... 6

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nhận thức và ứng xử của người sản xuất
rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ..................................................... 6
2.1.2. Nội dung nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật ......................................................................... 8
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau
trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ......................................................... 29
2.2.

Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 32

2.2.1. Kinh nghiệm từ nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới ............................................................ 32

3


2.2.2. Kinh nghiệm từ nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam........................................................... 34
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người sản
xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình .............................................................................. 36
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 38

3.1.

Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 38

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 38
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................... 38
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã
hội tới nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ............
42
3.2.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 43

3.2.1. Khung phân tích nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau
trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình .................................................................................................. 43
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................... 44
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 44
3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin ..................................................................... 47
3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin .............................................................. 47
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 48
Phần 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................ 51
4.1.

Thực trạng nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình .. 51

4.1.1. Thực trạng nhận thức của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.......................... 51

4.1.2. Thực trạng ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.......................... 64
4.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau
trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình .................................................................................................. 83
4


4.2.1. Giới tính .................................................................................................... 83
4.2.2. Độ tuổi....................................................................................................... 86
4.2.3. Trình độ học vấn ....................................................................................... 88
4.2.4. Nguồn cung cấp thông tin ......................................................................... 89
4.3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và ứng xử của người sản xuất
rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình........................................................................................... 93

4.3.1. Giải pháp tăng cường truyền thông........................................................... 93
4.3.2. Giải pháp xây dựng hệ thống quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an
toàn và hiệu quả ..................................................................................... 97
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................... 102
5.1.

Kết luận ................................................................................................... 102

5.2.


Kiến nghị ................................................................................................ 103

5.2.1. Đối với người sản xuất rau...................................................................... 103
5.2.2. Đối với các cơ quan quản lý thuốc bảo vệ thực vật ................................ 104
5.2.3. Đối với các cấp chính quyền địa phương................................................ 105
Tài liệu tham khảo.............................................................................................. 106

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CC

Cơ cấu


CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DT

Diện tích

ĐTH

Đô thị hóa

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

FFS

Trường đồng nông dân

HTX

Hợp tác xã

IPM


Quản lý dịch hại tổng hợp



Lao động KCN

Khu công nghiệp PMP

Kế

hoạch quản lý dịch hại
PRR

Chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật

RAT

Rau an toàn

SL

Số lượng

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ
độc cần ghi trên nhãn............................................................................. 9
Bảng 2.2. Các dạng thuốc bảo vệ thực vật........................................................... 10
Bảng 3.1. Tình hình phân bố, sử dụng đất huyện Yên Khánh 2012 - 2014 ........ 39
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Yên Khánh năm 2012 - 2014....... 39
Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động huyện Yên Khánh năm 2012 - 2014 ........ 41
Bảng 3.4. Thông tin chung về người tham gia phỏng vấn................................... 46
Bảng 4.1. Nhận thức của người sản xuất rau về thuốc bảo vệ thực vật ............... 51
Bảng 4.2. Nhận thức của người sản xuất rau về nhãn thuốc................................ 53
Bảng 4.3. Nhận thức của người sản xuất rau về đối tượng và nguyên nhân
ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới con người ........................... 55
Bảng 4.4. Nhận thức của người sản xuất rau về nguyên nhân ảnh hưởng của

thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường .................................................. 57
Bảng 4.5. Nhận thức về các quy định liên quan tới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
............................................................................................................. 59
Bảng 4.6. Nhận thức của người sản xuất rau về triệu chứng ngộ độc
thuốc bảo vệ thực vật ........................................................................... 62
Bảng 4.7. Ứng xử của người sản xuất rau khi mua thuốc.................................... 67
Bảng 4.8. Mức độ sử dụng bảo hộ lao động của người sản xuất rau khi tiếp xúc
với thuốc bảo vệ thực vật..................................................................... 70
Bảng 4.9. Ứng xử của người sản xuất rau khi phối trộn các loại thuốc............... 73
Bảng 4.10. Ứng xử của người sản xuất rau sau khi phun thuốc .......................... 76
Bảng 4.11. Biểu hiện và ứng xử của người sản xuất rau khi gặp ngộ độc
thuốc bảo vệ thực vật ........................................................................... 79
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của giới tính tới nhận thức của người sản xuất rau trong
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ............................................................. 83
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của giới tính tới ứng xử của người sản xuất rau trong
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ............................................................. 85
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của độ tuổi tới nhận thức của người dân trong sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật .......................................................................... 86
vii


Bảng 4.15. Ảnh hưởng của độ tuổi tới ứng xử của người dân trong sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật..................................................................................... 87
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới nhận thức và ứng xử của người
dân trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật............................................. 89
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của nguồn cung cấp thông tin tới nhận thức của người
sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ............................... 90

8



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Nguyên nhân gây ra rủi ro cho con người và môi trường ................ 15

Hình 3.1.

Khung phân tích nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .......................................................... 43

Hình 4.1.

Nhận thức của người sản xuất rau về nguyên tắc 4 đúng ................. 61

Hình 4.2.

Nhận thức của người sản xuất rau về sơ cứu người bị ngộ độc thuốc
bảo vệ thực vật .................................................................................. 63

Hình 4.3.

Căn cứ quan trọng nhất khi người sản xuất rau chọn mua
thuốc bảo vệ thực vật...........................................................................
65

Hình 4.4.

Lý do người sản xuất rau không đọc nhãn thuốc trên bao bì
thuốc bảo vệ thực vật ........................................................................ 66


Hình 4.5.

Thực trạng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật của người
sản xuất rau ....................................................................................... 69

Hình 4.6.

Lý do lựa chọn nơi pha thuốc của người sản xuất rau...................... 71

Hình 4.7.

Các cách pha thuốc của người sản xuất rau...................................... 72

Hình 4.8.

Nơi vứt vỏ thuốc bảo vệ thực vật của người sản xuất rau ................ 75

Hình 4.9.

Thời điểm thu hoạch của người sản xuất rau.................................... 78

Hình 4.10. Mức độ thường xuyên sử dụng đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc
của hai giới........................................................................................ 84

9


DANH MỤC HỘP


Hộp 4.1. Thời điểm thu hoạch rau ..............................................................
56
Hộp 4.2. Thiên địch ngày càng giảm ..........................................................
58
Hộp 4.3. IPM chưa được phổ biến ..............................................................
60
Hộp 4.4. Tỷ lệ người dân biết chính xác cần mua loại thuốc nào còn hạn
chế ...............................................................................................................
65

10


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Lại Thị Giang
2. Tên luận văn: “Nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”
3. Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong một thị trường tồn tại nhiều loại thực phẩm bẩn như hiện nay,
người tiêu dùng có xu hướng sử dụng rau xanh nhiều hơn, nhưng rau cũng đang
là một trong những loại cây trồng trong tình trạng lạm dụng thuốc BVTV nghiêm
trọng nhất. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của thuốc BVTV hoàn toàn có thể
kiểm soát được dựa trên nhận thức và ứng xử của những người sản xuất rau những người trực tiếp sử dụng thuốc trên rau. Mặc dù đã có nhiều quy định,
nhiều chương trình liên quan tới sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả nhưng
nhận thức và ứng xử của người dân vẫn còn nhiều thiếu sót. Điều này cũng
không ngoại lệ tại địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Do điều kiện thời
gian không cho phép, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra, đánh
giá thực trạng nhận thức, ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc

BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, cũng như các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đưa
ra những giải pháp phù hợp với tình hình địa phương. Tương ứng với đó là
những mục tiêu cụ thể: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV; (2) Tìm
hiểu thực trạng nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc
BVTV; (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người
sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV; (4) Đề xuất một số giải pháp nâng cao
nhận thức và hoàn thiện ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc
BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và
sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp được thu thập
từ các báo cáo tổng kết, tài liệu của các cơ quan đã được công bố, tạp chí khoa
học và luận văn. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn 120 người sản xuất
rau tại 3 xã, thị trấn: Thị trấn Yên Ninh, xã Khánh Hải, xã Khánh Hồng. Bên
cạnh đó, tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ các phòng NN&PTNT, trạm Bảo vệ
thực vật, trạm Khuyến nông, giám đốc 3 HTX nông nghiệp tại 3 điểm nghiên
11


cứu. Chúng tôi xử lý các số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS 20.0, công
cụ Excel và sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, so sánh để
đánh giá thực trạng nhận thức, ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng
thuốc BVTV tại huyện Yên Khánh cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
nhận thức và ứng xử của họ.
Kết quả cho thấy người sản xuất rau dù đã có những nhận thức và ứng xử
nhất định trong sử dụng thuốc BVTV nhưng vẫn còn nhiều điểm cần hoàn thiện
và nâng cao. Bên cạnh 100% người dân quan tâm tới sự độc hại của thuốc
BVTV, nhận thức được ảnh hưởng của thuốc tới môi trường và con người, thì số
người hiểu biết nguyên tắc 4 đúng chỉ chiếm 18,06%. Tương tự, ứng xử của
người dân có những chuyển biến tích cực với việc luôn luôn sử dụng các đồ bảo

hộ lao động cơ bản, nhưng nhiều hành vi vẫn giữ thói quen và kinh nghiệm cũ:
vứt vỏ thuốc trên đồng ruộng, pha nhiều thuốc với nhau. Giữa nhận thức và ứng
xử tồn tại mối quan hệ theo 4 dạng: nhận thức đúng - ứng xử đúng, nhận thức sai
- ứng xử sai, nhận thức đúng - ứng xử sai, nhận thức sai - ứng xử đúng. Nhận
thức và ứng xử tác động lẫn nhau, các ứng xử cũng có ảnh hưởng tới nhau như
hành vi ít đọc nhãn mác dẫn đến số người biết nhiều cách sơ cứu hạn chế
(16,67%). Kết quả này do ảnh hưởng của các yếu tố: (1) Độ tuổi; (2) Giới tính;
(3) Trình độ học vấn và (4) Các nguồn cung cấp thông tin, đặc biệt ứng xử bị ảnh
hưởng nhiều từ tư vấn của người bán thuốc, kinh nghiệm bản thân, trong khi tập
huấn làm thay đổi rõ nét nhận thức những người đã từng tham gia ít nhất một lớp
tập huấn liên quan đến sử dụng thuốc BVTV (nhóm 1) với những người chưa
từng tham gia lớp tập huấn nào (nhóm 2).
Từ kết quả, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và
hoàn thiện ứng xử của người sản xuất rau. Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền bằng
nhiều hình thức về sử dụng thuốc BVTV. Đặc biệt, cần thiết kế những lớp học
phù hợp với các đối tượng khác nhau, lấy người dân làm trung tâm, giúp họ trở
thành chuyên gia, mở rộng mô hình IPM. Tập huấn cũng cần tăng cường cho
người kinh doanh, cán bộ chuyên môn, cơ quan có liên quan. Thứ hai, xây dựng
hệ thống quản lý sử dụng thuốc BVTV từ trung ương tới địa phương. Hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh, siết chặt việc buôn bán, sử dụng thuốc. Cơ quan chính
quyền thực thi đúng pháp luật. Người bán thuốc đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy
định của Nhà nước. Đặc biệt, người sử dụng thuốc cần tích cực tham gia học tập
và tự bổ sung những kiến thức cần thiết cũng như thay đổi hành vi sử dụng thuốc
cho an toàn, hiệu quả hơn.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Lai Thi Giang

Thesis title: “Awareness and behavior of vegetable producer in applying
herbicides in Yen Khanh district, Ninh Binh province”.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Nowadays, contaminated food was spreading out gradually, consumers
tended to eat more vegetable, but vegetable was the most dangerous foods in
term of overexploiting herbicides. However, bad influence of herbicides could
be controlled completely based on awareness and behavior of vegetable
producers - direct user of herbicides. Despite many regulations, programs
related to employing herbicides securely, there was limitation of awareness and
behavior of vegetable producers including producers in Yen Khanh district,
Ninh Binh province. Because of time limit, in this research, we conducted
surveys, evaluated situation of awareness and behavior of vegetable producers
as well as influencing factors, from that proposed suitable solutions to situation
of Yen Khanh district area. Accordingly, specific objectives were: (1)
Contribute to systemize rational and pratical background about awareness and
behavior of vegetable producers in employing herbicides; (2) Analyze situation
of awareness and behavior of vegetable producers in employing herbicides; (3)
analyze factors influencing to awareness and behavior of vegetable producers in
employing herbicides; (4) proposed solutions to improve awareness and
behavior of vegetable producers in employing herbicides in Yen Khanh district,
Ninh Binh province.
Materials and Methods
In this research, we applied flexibly primary and secondary data to come
up with analysis comments. Secondary data collected from reports, static reports,
related documents and other thesis. Primary data were collected by taking direct

questionare to 120 vegetable producers in three communes and town including
Yen Ninh town, Khanh Hai and Khanh Hong. Besides, we conduct PRA with
officers at Agriculture and Rural development department, plant protection
13


station, extension station, three directors of local cooperative. We analyze data
by using SPSS 20.0 and excel software and then using analysis methods
Descriptive statistic, comparable methods evaluate situation as well as
influencing factors of awareness and behavior vegetable producers in employing
herbicides in Yen Khanh district.
Main Findings and Conclusions
According to research, although vegetable producers had certain
awareness and behavior in employing herbicides, something needed to improved.
Beside 100 percent producers cared to the poisonous of herbicides, the effects of
herbicides to human and environment, percentage of producers comprehending
fourth rule was 18,06. Similarly, behavior of producers has changed significantly
as wearing protected suit, but some old habit and experience were unchanged
such as throwing herbicides packages in the fields, combining other sorts of
herbicides. Awareness and behavior existed four formalities of relation: right
awareness, right behavior; wrong awareness, wrong behavior; right awareness,
wrong behavior; wrong awareness, right behavior. Awareness and behavior
impacted mutually, ways of behavior also impacted mutually. This outcome was
impacted by these influencing factors: (1) ages, (2) gender, (3) literacy, (4)
sources of information, especially consultancy of herbicides sellers, producer's
own experience, awareness from technical training related to employing
herbicides between atteneded group (group 1) and not attended group (group 2).
Consequently, thesis proposed solutions to improve awareness and
accomplish behavior of vegetable producers: firstly, increase propaganda
activities about formalities of herbicides usage; especially, design suitable

training class to all subjects, put producers in center of careness, help them
become experts, expand IPM model, then also strengthen training to herbicides
sellers, professional officers.; secondly, establish system management of
herbicide usage from central to local government, accomplish policies system,
manage carefully herbicides usage and trading. The authorities enforce lawfully,
sellers ensured quality of products following regulations of central government.
specially, herbicides users should self-study actively nessecary knowledge as
well as change behavior of employing herbicide safer, more effectively.

14


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với một thị trường tràn lan thực phẩm bẩn như hiện nay, khái niệm thực
phẩm xanh đang dần trở nên khá quen thuộc với người dân cùng với sự gia tăng
nhu cầu tìm kiếm và sử dụng loại sản phẩm. Trong đó, con người ngày càng có
xu hướng sử dụng rau xanh và trái cây nhiều hơn. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý
rằng, rau dù là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày nhưng cũng ẩn
chứa nhiều rủi ro thực phẩm bởi thuốc bảo vệ thực vật.
Việc sản xuất rau thường xuyên phải đối mặt với sâu, bệnh hại- yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm rau. Đặc biệt Việt Nam
là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, sâu bệnh, cỏ dại xuất hiện quanh năm,
phần lớn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) như một biện pháp
không thể thiếu và đôi khi lạm dụng loại hóa chất này do nhận thức và ứng xử
còn hạn chế. Điều này khiến cho rau trở thành một trong những loại cây trồng
đang trong tình trạng lạm dụng thuốc BVTV nghiêm trọng nhất, là mối đe dọa
lớn tới sức khỏe của con người, tác động xấu tới môi trường. Vụ Y tế dự phòng
(Bộ Y tế) đã chỉ rõ, ngộ độc thuốc BVTV là một trong mười nguyên nhân gây
tử vong cao nhất tại các bệnh viện, chỉ sau cao huyết áp, bệnh phổi và tai nạn

giao thông, trong đó, người sản xuất rau là người trực tiếp tiếp xúc và chịu ảnh
hưởng từ thuốc BVTV (Lê Thị Thanh Loan và cs., 2012). Vấn đề nguy hại từ
thuốc BVTV không mới nhưng vẫn đang là vấn đề bức thiết mà trong đó nhận
thức và ứng xử của người sản xuất rau có vai trò quan trọng trong việc giảm
thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ thuốc BVTV.
Đã có một số nghiên cứu liên quan tới vấn đề nhận thức và ứng xử của
người dân trong sử dụng thuốc BVTV. Theo Lê Quốc Tuấn và cs. (2012), nhìn
chung người dân An Giang có mối quan tâm tới môi trường từ việc sử dụng
thuốc BVTV trong canh tác lúa và có thói quen sử dụng thuốc nằm trong danh
mục được cho phép nhưng ứng xử trong và sau khi sử dụng thuốc chưa đúng:
nhiều hộ chưa có địa điểm lưu trữ thuốc an toàn, sử dụng thuốc với liều lượng
cao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất, xử lý sai kỹ thuật đối với thuốc BVTV còn
dư và các dụng cụ sau khi sử dụng. Nghiên cứu của Đỗ Kim Chung và cs.
(2009a), và Nguyễn Thị San (2010) cũng chỉ ra những thiếu hụt trong nhận thức
của người dân về những rủi ro từ thuốc BVTV và đưa ra những đánh giá tác động
1


của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV tới nhận thức và ứng xử của
người dân. Theo Lê Thị Thanh Loan và cs. (2012), không phải người dân nào
cũng nhận thức và ứng xử đúng về những rủi ro mà thuốc BVTV mang lại trong
sản xuất rau, và có một mối quan hệ giữa nhận thức và ứng xử. Các nghiên cứu
này đã phần nào chỉ ra được nhận thức và ứng xử của người dân trong sử dụng
thuốc BVTV nhưng nhóm đối tượng nghiên cứu ở các đề tài trên, ngoài người sử
dụng thuốc còn nghiên cứu cả ở nhóm không sử dụng thuốc, nhóm người bán
thuốc, cán bộ; thêm vào đó sự phân chia theo nhóm hộ theo diện tích đất gieo
trồng nhưng lại chưa được sử dụng trong phân tích kết quả. Thứ hai, trong một
vài nghiên cứu có chỉ ra rằng tập huấn từ các chương trình tác động tích cực tới
nhận thức và ứng xử của người dân cũng như độ tuổi và trình độ học vấn là các
yếu tố ảnh hưởng, tuy nhiên có thể nhận thấy hầu hết người dân trồng rau đều

trong độ tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi, trình độ học vấn hạn chế ở mức trung
học cơ sở. Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân ảnh hưởng chính và tác động của
chúng đến nhận thức và ứng xử của họ là gì? Thứ ba, những người được tập huấn
thì nhận thức tích cực hơn, nhưng có phải họ cũng đều thay đổi cả ứng xử? Nếu
cách ứng xử cũng không khác biệt nhiều so với những người chưa được tập huấn
thì nguyên nhân là gì? Để trả lời cho những thắc mắc trên, cũng như thay vì thực
hiện đề tài ở những địa phương lớn, nghiên cứu này tập trung vào một địa
phương nhỏ, cụ thể tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Huyện Yên Khánh là một huyện đồng bằng nằm ở Đông Nam tỉnh Ninh
Bình, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội.
Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mạng lưới sông ngòi đã tạo điều
kiện cho huyện phát triển nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau. Yên Khánh cùng
với Nho Quan, Yên Mô luôn là ba huyện có diện tích trồng rau lớn và cho tổng
giá trị sản phẩm cao nhất tỉnh. Cùng với việc mở rộng quy mô, thâm canh cho
năng suất cao thì nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong trồng trọt của người dân
cũng tăng lên. Đây là một địa bàn có rất nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành
thực hiện đề tài góp phần giải đáp những thắc mắc đã được nêu ra ở trên. Bên
cạnh đó cũng giải đáp thêm một số câu hỏi mang tính địa phương: người sản xuất
rau trên địa bàn huyện đã có nhận thức đúng đắn trong sử dụng thuốc BVTV hay
chưa? Họ đã ứng xử như thế nào trong suốt quá trình sử dụng thuốc BVTV?
Những yếu tố nào tác động tới nhận thức và hành vi ứng xử của họ? Tập huấn,
cũng như các chuyên đề liên quan tới thuốc BVTV có ảnh hưởng tới nhận thức
và ứng xử của họ? Như vậy cần một nghiên cứu có hệ thống từ cơ sở lý luận đến
2


thực tiễn về nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc
BVTV. Từ đó, đánh giá thực trạng, phân tích yếu tố ảnh hưởng và đưa ra giải
pháp nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân để sử dụng thuốc BVTV một
cách an toàn và hiệu quả hơn.

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nhận thức và ứng xử của người
sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình” được lựa chọn làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản
lý kinh tế là có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng nhận thức, ứng xử và một số yếu tố ảnh hưởng tới
nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV, từ đó đề
xuất giải pháp nâng cao nhận thức và hoàn thiện ứng xử của người sản xuất rau
trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận thức và ứng
xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV;
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử
dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình;
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người
sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và hoàn thiện ứng xử của
người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài cần trả lời được các
câu hỏi nghiên cứu sau:
- Những lý luận, lý thuyết nào liên quan tới nhận thức và ứng xử của
người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV?
- Nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng
thuốc BVTV gồm những nội dung nào?

3



- Cơ sở thực tiễn về nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử
dụng thuốc BVTV là gì?
- Thực trạng nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng
thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình như thế nào? Mối
quan hệ giữa nhận thức và ứng xử là gì?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người sản xuất
rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình?
- Cần có những giải pháp nào nhằm nâng cao nhận thức và ứng xử của
người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong
sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới nhận thức, ứng xử
của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV: Nhận thức của người sản
xuất rau về các vấn đề liên quan tới thuốc BVTV; ứng xử của người sản xuất rau
trong sử dụng thuốc; các yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức và hoàn thiện ứng xử của người sản xuất rau để sử dụng
thuốc BVTV an toàn và hiệu quả hơn.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thực hiện từ ngày 01/11/2015 đến ngày 30/8/2016.
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ năm 2012 đến hết
năm 2014.

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ 01/01/2016 đến ngày 01/6/2016.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về
nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV, bài học

4


kinh nghiệm và thiết lập khung phân tích nhận thức và ứng xử của người sản xuất
rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức và ứng xử
của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình, đồng thời tìm ra mối quan hệ giữa nhận thức và ứng xử
cũng như một số điểm tương đồng (ngưởi sản xuất rau đã có những nhận thức và
ứng xử nhất định trong sử dụng thuốc BVTV nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần
hoàn thiện) và khác biệt của đề tài so với những nghiên cứu trước đó (giữa các
ứng xử và giữa các yếu tố tồn tại mối quan hệ tương quan với nhau, các nguyên
nhân về đặc điểm địa bàn, chính sách tại địa phương, nội dung tập huấn nên
trong một số trường hợp nhận thức hoặc ứng xử của người dân tại huyện Yên
Khánh tốt hơn hoặc chưa tốt bằng các địa phương khác).
Luận văn đã xác định được 4 yếu tố chính ảnh hưởng tới nhận thức và ứng
xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nguồn cung cấp thông
tin (tập huấn, người bán thuốc, kinh nghiệm bản thân, người thân, bạn bè,
phương tiện truyền thông, nhãn mác thuốc).
Luận văn đề xuất 2 giải pháp chính, trong đó gồm những hoạt động cụ thể,
phù hợp với tình hình địa phương, nhằm nâng cao nhận thức và hoàn thiện ứng
xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn nghiên cứu.

5



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nhận thức và ứng xử của người sản
xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
2.1.1.1. Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp hóa học được dùng để phòng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, … hại cây
trồng và nông sản được gọi chung là sinh vật hại cây trồng và nông sản (Trần
Quang Hùng, 1999).
Theo Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và điều lệ Quản lý thuốc BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật (sản
phẩm nông dược) là những chế phẩm có nguồn gốc hoá chất, thực vật, động vật,
vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật. Gồm: Các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực
vật; các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng hay khô lá; các
chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật đến để tiêu diệt (Nguyễn Trần Oánh và cs., 2007).
Như vậy, thuốc BVTV là những chế phẩm có nguồn gốc hóa học hoặc
sinh học và các chế phẩm khác có tác dụng ngăn ngừa, phòng chống các loại côn
trùng, sâu bệnh hại cây trồng, điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Thuốc BVTV là vật tư quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Với dịch
hại ngày càng nhiều thì thuốc BVTV là một biện pháp đơn giản, hữu hiệu để diệt
dịch hại nhanh, trên diện rộng, triệt để, trong thời gian ngắn, giúp bảo vệ cây
trồng, cải thiện chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên,
thuốc BVTV cũng là một nhân tố gây mất ổn định môi trường, có thể gây hại cho
sức khỏe con người và sinh vật. Thuốc BVTV gây ô nhiễm nguồn nước, đất; để
lại dư lượng trên nông sản có thể gây độc cho con người và sinh vật; gây mất cân
bằng trong tự nhiên, làm suy thoái đa dạng sinh học. Một trong những nguyên

nhân chính dẫn tới hậu quả trên là do nhận thức và ứng xử của người dân trong
việc sử dụng thuốc BVTV: sử dụng sai, lạm dụng, thiếu kiểm soát. Ngoài ra còn
có nguyên nhân khác như do điều kiện ngoại cảnh (gió, mưa, nắng, …). Như vậy
tồn tại sự rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV. Đây là những ảnh hưởng tiêu cực của
thuốc BVTV tới sức khỏe con người, môi trường mà chúng ta hoàn toàn có thể
giảm thiểu dựa vào việc thay đổi nhận thức và ứng xử của người sản xuất.
6


2.1.1.2. Nhận thức của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Theo tác giả Nguyễn Văn Tường (2010), có một số khái niệm cơ bản về
nhận thức như sau:
Theo Từ điển Triết học: “Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở
trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn
liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực
tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan”.
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản
ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”.
Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm: Nhận thức cảm tính
và nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục
đích và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội”.
Khái niệm này đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của nhận thức. Nhờ
nhận thức mà con người nhận biết và hiểu biết được thế giới. Quá trình nhận thức
đi từ đơn giản đến phức tạp, từ nhận biết những thuộc tính cơ bản đến hiểu biết
về thuộc tính bên trong và xây dựng nên những nhận thức rõ ràng về sự vật hiện
tượng. Nhận thức không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn là nền tảng
để con người cải tạo được thế giới xung quanh, đặc biệt là cải tạo chính bản thân,
phục vụ cho những nhu cầu của chính mình (Nguyễn Văn Tường, 2010).
Từ sự phân tích những định nghĩa khác nhau về nhận thức, khái niệm

nhận thức của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV có thể được hiểu là
những nhận biết, hiểu biết của người trồng rau về những vấn đề liên quan tới
thuốc BVTV. Những vấn đề hiểu biết liên quan tới thuốc BVTV như: khái niệm;
cách đọc nhãn mác thuốc; phân loại thuốc; độ độc; sự ảnh hưởng của thuốc tới
con người, sinh vật, môi trường; mức độ ảnh hưởng; đối tượng chịu ảnh hưởng;
nguyên nhân gây nên ảnh hưởng; các quy định, chính sách có liên quan tới sử
dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; ngộ độc thuốc BVTV và cách xử lý.
2.1.1.3. Ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Theo tổng hợp của Phan Trọng Hòa và Phan Thị Đào (2008), có một số
định nghĩa về ứng xử sau:
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê và cs., 2000): Ứng xử được giải thích
là “có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử sự”.

7


Trong cuốn Tâm lí học ứng xử, khái niệm “ứng xử” được các tác giả Lê
Thị Bừng và Hải Vang xác định như sau: “Ứng xử là sự phản ứng của con người
đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất
định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp mà chủ động trong
phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách
nói năng tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người, nhằm
đạt kết quả giao tiếp cao nhất”.
Thực tế, chưa có một định nghĩa rõ ràng và chính xác về ứng xử, và các
khái niệm hầu như tập trung nghiên cứu về hành vi ứng xử trong giao tiếp giữa
con người với con người. Tuy nhiên, có thể định nghĩa ứng xử là sự phản ứng
của con người đối với sự tác động của người khác và của môi trường xung
quanh theo một mục đích nhất định dựa trên tri thức, lợi ích, tín ngưỡng hay
niềm tin và tập tính sống, kinh nghiệm. Như vậy, nhận thức có ảnh hưởng tới
ứng xử của con người.

Vậy ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV chính là
thái độ, hành vi, hoạt động của họ trong quá trình sử dụng thuốc BVTV từ khi họ
bắt đầu chọn lựa, mua thuốc tới khi sử dụng xong, và cách xử lý với những rủi ro
do thuốc BVTV mang lại như ngộ độc. Những hành vi ứng xử này phụ thuộc vào
nhận thức của họ về thuốc BVTV; kinh nghiệm, thói quen sản xuất và mục đích
kinh tế.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau
trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
2.1.2.1. Nhận thức của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
a. Nhận thức về thuốc bảo vệ thực vật
Ngoài việc hiểu được khái niệm về thuốc BVTV, nhận thức về thuốc
BVTV còn được thể hiện thông qua những hiểu biết về cách phân loại thuốc; các
dạng thuốc, cách đọc nhãn thuốc.
Phân loại thuốc BVTV
Theo Nguyễn Trần Oánh và cs. (2007), tùy theo mục đích nghiên cứu và
sử dụng, có rất nhiều cách phân loại thuốc BVTV. Trong nghiên cứu này tập
trung vào 2 cách phân loại sau đây:
Dựa vào độ độc của thuốc BVTV: Tổ chức Y tế thế giới WHO phân chia
các loại thuốc thành 4 nhóm độc khác nhau: I (rất độc), II (độc cao), III (nguy
hiểm), IV (cẩn thận) căn cứ theo độ độc cấp tính.

8


Chỉ tiêu để biểu thị độ độc cấp tính của một chất độc nói chung, và của
một loại thuốc BVTV nói riêng - đối với động vật máu nóng trong trường hợp
chất đó xâm nhập qua đường miệng vào bộ máy tiêu hoá là chỉ số LD50. LD50 là
liều gây chết cho 50% số lượng con vật thử nghiệm (chuột bạch, thỏ, …) được
tính bằng số lượng miligam hoạt chất của thuốc/kg thể trọng của con vật thí
nghiệm. Trị số LD50 của một loại thuốc càng nhỏ thì độ độc cấp tính của thuốc đó

với động vật máu nóng càng cao, thuốc càng nguy hiểm, dễ gây chết người và
động vật (Nguyễn Trần Oánh và cs., 2007).
Bảng 2.1. Phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về
độ độc cần ghi trên nhãn
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Nhóm
độc

Chữ
Đen

Hình
tượng

Vạch
màu

I

Rất
độc

Đầu lâu xương chéo

II

Độc
cao
Nguy
hiểm

Cẩn
thận

III
IV

Qua miệng
Thể
Thể
rắn
lỏng

Qua da
Thể
Thể
rắn
lỏng

Đỏ

≤ 50

≤ 200

≤ 100

≤ 400

Chữ thập chéo trong
hình thoi vuông


Vàng

> 50 500

> 200 2000

> 100
-1000

> 400 4000

Đường chéo hình thoi
vuông không liền nét

Xanh
nước biển

> 500
-2000

> 2000 > 1000
- 3000

> 4000

Không biểu tượng

Xanh lá
cây


> 2000 > 3000 > 1000

> 4000

Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs. (2007)

Theo cách phân loại này, nhóm thuốc III và IV có độ độc thấp hơn nghĩa
là khả năng mang lại rủi ro cho con người và môi trường thấp hơn 2 nhóm thuốc
còn lại. Điều này sẽ tác động tới ứng xử của người sản xuất rau nếu họ nhận thức
được độ độc của từng loại thuốc từ đó hạn chế sử dụng thuốc có độ độc hại cao
để giảm thiểu tác động tiêu cực do thuốc BVTV mang lại.
Dựa vào nguồn gốc, thuốc BVTV chia làm 2 loại: (1) Thuốc hóa học là
những loại thuốc có nguồn gốc từ hóa học (vô cơ, hữu cơ); (2) Thuốc sinh học là
các loại thuốc có nguồn gốc chế xuất từ thảo mộc (chất độc hoặc dầu thực vật),
sinh học, các loại vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus) và sản phẩm do chúng sinh ra
(thường là chất kháng sinh).
Thuốc hóa học có tác dụng nhanh đến sinh vật, côn trùng gây hại và giá
thành rẻ, nhưng có độ độc cao do dư lượng thuốc tồn đọng trong môi trường khó
phân hủy, có khả năng tích lũy sinh học theo chuỗi thức ăn ảnh hưởng đến sức

9


khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó thuốc sinh học ít độc
với con người, môi trường, sinh vật có ích, ít gây tình trạng bùng phát sâu hại, ít
để lại dư lượng độc trên nông sản và có thời gian cách ly ngắn nên thích hợp cho
sản xuất nông sản sạch. Tuy vậy, một số thuốc sinh học thường thể hiện hiệu quả
diệt sâu bệnh chậm hơn so với thuốc hóa học, sự bảo quản và khả năng hỗn hợp
của thuốc sinh học cũng thường yêu cầu điều kiện chặt chẽ hơn, vì thế người dân

còn sử dụng thuốc hóa học nhiều.
Phân biệt được và tăng cường sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học là một
biện pháp hữu hiệu để giảm mức độ độc hại do thuốc BVTV, điều này cần được
nâng cao trong nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau.
Các dạng thuốc
Bảng 2.2. Các dạng thuốc bảo vệ thực vật
Dạng thuốc

Chữ viết tắt

Thí dụ

Ghi chú

Nhũ dầu

ND, EC

Tilt 250 ND,
Basudin 40 EC,
DC-Trons Plus 98.8 EC

Thuốc ở thể lỏng, trong suốt.
Dễ bắt lửa cháy nổ

Dung dịch

DD, SL, L,
AS


Bonanza 100 DD,
Baythroid 5 SL,
Glyphadex 360 AS

Hòa tan đều trong nước,
không chứa chất hóa sữa

Bột hòa nước

BTN, BHN,
WP, DF,
WDG, SP

Viappla 10 BTN,
Vialphos 80 BHN,
Copper-zinc 85 WP,
Padan 95 SP

Dạng bột mịn, phân tán
trong nước thành
dung dịch huyền phù

Huyền phù

HP, FL, SC

Appencarb super 50 FL,
Carban 50 SC

Lắc đều trước khi sử dụng


Hạt

H, G, GR

Basudin 10 H,
Regent 0.3 G

Chủ yếu rãi vào đất

Viên

P

Orthene 97 Pellet,
Deadline 4% Pellet

Chủ yếu rãi vào đất,
làm bả mồi.

Thuốc phun
bột

BR, D

Karphos 2 D

Dạng bột mịn, không tan
trong nước, rắc trực tiếp
Nguồn: Trần Văn Hai (2005)


Thuốc BVTV có nhiều dạng khác nhau như dạng lỏng, dạng bột, dạng hạt.
Mỗi dạng thuốc có những đặc điểm khác nhau, việc nắm bắt được những tính
chất này sẽ giúp người sản xuất sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao
hơn, giảm độc hại.
Đọc nhãn thuốc

10


×