Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Quản lý ngân sách nhà nước trong triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 139 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG TRIỂN
KHAI XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa ng dùng để báo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn



Nguyễn Việt Cường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc giáo viên hướng dẫn PGS.TS Ngô Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn. Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức phòng Tài chính
kế hoạch nói riêng và các phòng ban khác nói chung của Ủy ban nhân dân huyện
Thường Tín, một số doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quà trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành càm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Cường


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ...........................................................................................................................
iii

Danh

mục

chữ

viết

tắt

...................................................................................................... vi Danh mục bảng
............................................................................................................... vii Danh mục hình
................................................................................................................. ix Trích yếu luận
văn ............................................................................................................ x Phần 1. Mở
đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.
4

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................

1.5.
4


Đóng góp mới của luận văn ................................................................................

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước trong xây
dựng cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 5
2.1.

Tổng quan về quản lý nsnn trong triển khai xây dựng CSHT cấp huyện........... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của NSNN và quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT ............ 8

2.1.3.
9

Đặc điểm quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT ...............................

2.1.4.

Mục tiêu và nội dung quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT .......... 15

2.1.5.

Nguyên tắc, tiêu chí và công cụ quản lý NSNN trong triển khai xây dựng
CSHT ................................................................................................................ 20


2.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN trong triển khai xây dựng
CSHT ................................................................................................................ 28

2.2.1.

Các nhân tố chủ quan ....................................................................................... 28
3


2.2.2.

Các nhân tố khách quan ................................................................................... 30

4


2.3.

Kinh nghiệm một số quốc gia và bài học cho Việt Nam trong quản lý chi
ngân sách nhà nước trong triển khai xây dựng CSHT...................................... 32

2.3.1.

Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý chi NSNN trong triển khai
xây dựng CSHT ................................................................................................ 32

2.3.2.


Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý NSNN trong triển khai
xây dựng CSHT ................................................................................................ 36

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 39

3.1.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cơ bản ở huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội........................................................................................................ 39

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 40

3.1.3.

Khái quát về phòng Tài chính – kế hoạch huyện Thường Tín ......................... 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 48

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 48

3.2.2.


Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu............................................................ 50

3.2.3.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 50

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 53
4.1.

Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước tại huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội ........................................................................ 53

4.1.1.

Tổng quan tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại huyện Thường
Tín .................................................................................................................... 53

4.1.2.

Tình hình NSNN trong triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng tại Huyện
Thường Tín ....................................................................................................... 58

4.2.

Thực trạng quản lý NSNN trong triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng của

huyện Thường Tín ............................................................................................ 60

4.2.1.

Công tác lập dự toán và phân bổ NSNN trong triển khai xây dựng CSHT
tại huyện Thường Tín ....................................................................................... 60

4.2.2. Công tác giải ngân trong triển khai xây dựng CSHT tại huyện Thường Tín
.......... 66
4.2.3.

Công tác thanh quyết toán dự án triển khai xây dựng CSHT ........................... 69

4.2.4.

Công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng NSNN trong triển khai xây
dựng CSHT ....................................................................................................... 71

4


4.3.

Đánh giá kết quả và hạn chế quản lý NSNN trong triển khai xây dựng
CSHT ở huyện Thường Tín .............................................................................. 76

4.3.1.

Những kết quả đạt được.................................................................................... 76


4.3.2.

Những hạn chế .................................................................................................. 78

4.3.3.

Ảnh hưởng tiêu cực do những hạn chế đến quản lý NSNN trong triển
khai xây dựng CSHT ở huyện Thường Tín ...................................................... 85

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN trong triển khai xây
dựng CSHT ở huyện Thường Tín..................................................................... 89

4.4.1.

Yếu tố khách quan ........................................................................................... 89

4.4.2.

Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 90

4.5.

Giải pháp hoàn thiện quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT ở
huyện Thường Tín ............................................................................................ 92

4.5.1.

Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội

đến năm 2020.................................................................................................... 93

4.5.2.

Định hướng quản lý NSNN trong triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phát
triển kinh tế-xã hội huyện Thường Tín............................................................. 94

4.5.3.

Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN trong triển khai xây dựng
CSHT ở huyện Thường Tín .............................................................................. 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 108
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 108

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 109

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................ 109

5.2.2.

Kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội ...................................................... 110

5.2.3.


Kiến nghị với các Sở ban ngành trung ương và địa phương ......................... 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 112

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BCKTKT

Báo cáo kinh tế kỹ thuật

BQL

Ban quản lý

CSHT

Cơ sở hạ tầng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN


KBNN

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nước

QSD

Quyền sử dụng

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 50
Bảng 4.1. Thống kê công trình xây dựng được đầu tư từ nguồn NSNN trên địa
bàn huyện giai đoạn (2012 – 2014).............................................................. 55

Bảng 4.2a. Thống kê một số công trình tiêu biểu trên địa bàn huyện giai đoạn
(2012 – 2014) ............................................................................................... 56
Bảng 4.2b. Thống kê một số công trình tiêu biểu trên địa bàn huyện giai đoạn
(2012 – 2014) ............................................................................................... 57
Bảng 4.3. Số lượng và cơ cấu nguồn vốn triển khai xây dựng CSHT thực hiện
tại huyện Thường Tín giai đoạn 2012-2014 ............................................... 62
Bảng 4.4. Dự toán chi NS huyện Thường Tín cho xây dựng CSHT giai đoạn
2012-2014 .................................................................................................... 62
Bảng 4.5. Phân bổ dự toán chi NSNN trong triển khai xây dựng CSHT theo lĩnh
vực tại huyện Thường Tín............................................................................ 65
Bảng 4.6. Tỉ lệ giải ngân triển khai xây dựng CSHT huyện Thường Tín .................... 67
Bảng 4.7. Thống kê dự án lập báo cáo quyết toán chậm so với quy định .................... 69
Bảng 4.8. Kết quả quyết toán dự án hoàn thành đầu tư nguồn NSNN huyện
Thường Tín .................................................................................................. 71
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả kiểm toán các công trình xây dựng cơ
sở hạ tầng trên địa bàn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội ..................... 73
Bảng 4.10a. Danh sách các công trình phát hiện vi phạm khi thanh tra, kiểm toán
năm 2012 – 2014.......................................................................................... 74
Bảng 4.10b .Danh sách các công trình phát hiện vi phạm khi thanh tra, kiểm toán
năm 2012 – 2014.......................................................................................... 75
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thực hiện dự án trả
lời về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán chi phí đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn (2012-2014)............................................ 81
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến trả lời của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thực hiện
các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng về những khó khăn trong công
tác tạm ứng và thanh toán ............................................................................ 82

vii



Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị xây dựng về
nguyên nhân gây khó khăn trong công tác quyết toán .................................
84
Bảng 4.14. Các công trình, dự án trong giai đoạn 2012-2014 chậm tiến độ .................. 86
Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến trả lời của đại diện người sử dụng các công trình về
chất lượng công trình giai đoạn 2012-2015 ................................................. 87
Bảng 4.16. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT ở huyện Thường Tín ...........
91

8


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Trình tự các giai đoạn đầu tư của dự án ........................................................ 12
Sơ đồ 2.2. Quy trình đầu tư dự án................................................................................... 14
Sơ đồ 2.3. Bộ máy quản lý Ngân sách nhà nước ............................................................ 17
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thường Tín ........ 44
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu dự toán chi NSNN trong triển khai xây dựng CSHT của huyện
Thường Tín ................................................................................................... 66

9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Việt Cường
2. Tên luận văn: “Quản lý Ngân sách Nhà nước trong triển khai xây dựng cơ sở
hạ tầng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”
3. Ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 60.34.04.10

4. Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, đặc
biệt được sự hỗ trợ của nguồn NSNN, công tác triển khai xây dựng CSHT ở huyện
Thường Tín thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm cho diện mạo của huyện
ngày một đổi mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước hiện đại hoá và hệ thống "điện,
đường, trường, trạm" ngày càng được đồng bộ hoá đã tạo tiền đề cho KTXH thủ đô Hà
Nội nói chung và huyện Thường Tín nói riêng không ngừng tăng trưởng, hoà nhập
chung vào sự phát triển cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng
NSNN cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, còn có những tồn đọng và hạn chế như: đầu
tư manh mún, chắp vá, không đồng bộ... dẫn đến kém hiệu quả và làm thất thoát nguồn
NS của Nhà nước. Vì điều kiện về thời gian không cho phép, trong nghiên cứu này
chúng tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN trong triển
khai xây dựng CSHT trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tương ứng với
đó là các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản
lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý
NSNN trong triển khai xây dựng CSHT trên địa bàn huyện Thường Tín; (3) Phân tích
những hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN trong triển khai
xây dựng CSHT ở huyện Thường Tín; (4) Định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tình
hình, báo cáo hàng năm, báo cáo tháng của các phòng ban chuyên môn thuộc UBND
huyện Thường Tín. Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình phỏng vấn các cán bộ
thuộc các phòng ban của huyện Thường Tín (Đại diện cho chủ đầu tư); đại diện các
doanh nghiệp đang triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; và đại diện
đơn vị sử dụng các công trình xây dựng CSHT trên địa bàn huyện Thường Tín.
Qua đánh giá thực trạng quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT ở huyện
Thường Tín cho thấy các hạn chế trong quản lý Ngân sách Nhà nước trong triển khai

xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Thường Tín như: (1) Năng lực cán bộ quản

10


lý hạn chế; (2) Tiến độ thanh quyết toán công trình chậm, chất lượng quyết toán chưa
thật sự đảm bảo; (3) Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa toàn diện, đầy đủ và hiệu quả
không cao. Do các yếu tố ảnh hưởng sau: Phát triển kinh tế xã hội huyện Thường Tín;
Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý; Tinh thần, trách nhiệm của chủ đầu
tư chưa cao; Năng lực của các đơn vị thi công còn chưa đáp ứng được với yêu cầu; Cơ
chế chính sách sách chưa ổn định.
Để hoàn thiện quản lý Ngân sách Nhà nước trong triển khai xây dựng cơ sở hạ
tầng trên địa bàn huyện Thường Tín, cần áp dụng tốt 5 giải pháp bao gồm: (1) Hoàn
thiện công tác lập dự toán chi Ngân sách trong triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng; (2)
Hoàn thiện quản lý công tác sử dụng Ngân sách Nhà nước cho các dự án; (3) Hoàn thiện
quản lý công tác quyết toán dự án đầu tư; (4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
thanh tra, kiểm toán; (5) Cùng nhóm các giải pháp bổ trợ như: tăng cường công tác quản
lý dự án đầu tư; Nâng cao vai trò của các bên thụ hưởng kết quả đầu tư; Tăng cường
công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ; Nâng cao thu nhập cho các cán bộ trong
công tác quản lý Ngân sách Nhà nước trong triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cấp
huyện; Thực hiện các chế tài xử lý vi phạm trong công tác quản lý Ngân sách Nhà nước
trong triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng.

11


THESIS ABSTRACT
1. Master candidate: Viet Cuong Nguyen
2. Thesis title: "Management of the state budget in the deployment of
infrastructure construction in Thuong Tin district, Ha Noi city"

3. Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA). Implement the Party's renewal policy and the State of the country's
development,
particularly the support of the state budget, the work of the construction of
infrastructure in Thuong Tin district recently has had many profound, contributed to the
appearance of the district on a renewal. Technical infrastructure modernization and
gradual system of "electricity, roads, schools and health" increasingly synchronized has
set the stage for socioeconomic capital Hanoi in general and in particular Thuong Tin
district is growing Director general integration into the national development. Besides
the results of the use of the state budget for the construction of infrastructure, there are
outstanding and limitations such as investment fragmented, patchwork, asynchronous ...
poor result fruit and squandered resources of the State NS. As conditions of the time
does not allow, in this study we focus on analyzing, assessing the situation in the state
budget management deployment infrastructure construction Thuong Tin district, Ha Noi
city. Corresponding to that specific objectives include: (1) To systemize theoretical
basis and practical management of the state budget for construction of infrastructure
deployment; (2) analysis, to assess the status of implementation of state budget
management infrastructure construction Thuong Tin district; (3) Analysis of the
constraints and factors affecting the management of the state budget for construction of
infrastructure deployment in Thuong Tin district; (4) Orientation and propose solution
to improve management in the state budget to build infrastructure deployment.
In this study we used the flexibility between the primary and secondary data to
make the analysis said. In which secondary data collected from reporting on, annual
reports, monthly reports of the specialized departments of Thuong Tin District People's
Committee. Primary data was collected through interviews of officials from the
departments of Thuong Tin District (Representative for investors); Representative

enterprises are implementing projects to build infrastructure; and representatives units
using the infrastructure construction projects in the district, Thuong Tin
Through assessing the situation in the state budget management deployment
infrastructure construction in Thuong Tin district shows the limitations of the state
xii


budget management in the implementation of infrastructure construction in Thuong Tin
district, such as: (1) management staff capacity limitations; (2) Progress slow settlement
construction, the quality of the settlement have not really guaranteed; (3) To inspect,
examine and audit is not comprehensive, complete and highly effective. Due to factors
affecting the following: economic and social development of Thuong Tin district;
Capacity and qualifications of management staff; The spirit, the investor's liability is not
high; The capacity of the construction unit has not met the requirements; The
mechanism of unstable policy
To complete the state budget management in the implementation of infrastructure
construction in Thuong Tin district, need to apply good 5 solutions include: (1) To
complete the estimation of expenditure in the development budget construction of
infrastructure; (2) Improving the management of the use of the State budget for the
project; (3) Completion of the settlement management projects; (4) Strengthen
inspection, monitoring, inspection, audit; (5) The same group of complementary
solutions such as strengthening the management of investment projects; Enhancing the
role of beneficiaries and investment results; Strengthen training and retraining staff;
Raise incomes for workers in the management of the State Budget in the deployment of
infrastructure building at district level; Implementation of sanctions violations in the
management of the state budget in the deployment of infrastructure construction.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội hiện nay, công việc đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất. Việc đầu tư,
xây dựng phát triển CSHT từ nguồn NSNN là một nhu cầu cấp thiết nhằm đóng
góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH, tạo môi trường
thuận lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời
sống nhân dân. Cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi
lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý Nhà nước trong
triển khai xây dựng CSHT càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phát triển sâu
rộng và mang tính chuyên nghiệp hơn, có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều
ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan để tránh thất thoát, lãng phí, đáp
ứng nhu cầu xây dựng CSHT cho phát triển KTXH nông thôn một cách bền vững.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất
nước, đặc biệt được sự hỗ trợ của nguồn NSNN, các tổ chức quốc tế và nguồn
huy động từ nội bộ nền kinh tế của huyện Thường Tín, công tác triển khai xây
dựng CSHT ở huyện Thường Tín thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần
làm cho diện mạo của huyện ngày một đổi mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng
bước hiện đại hoá và hệ thống "điện, đường, trường, trạm" ngày càng được
đồng bộ hoá đã tạo tiền đề cho KTXH thủ đô Hà Nội nói chung và huyện
Thường Tín nói riêng không ngừng tăng trưởng, hoà nhập chung vào sự phát
triển cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng NSNN cho
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, còn có những tồn đọng và hạn chế như: đầu tư
manh mún, chắp vá, không đồng bộ... dẫn đến kém hiệu quả và làm thất thoát
nguồn NS của Nhà nước.
Hơn nữa, hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam nói chung và của huyện
Thường Tín nói riêng hiện nay nhìn chung còn hạn chế trên nhiều phương diện
cả về số lượng và chất lượng, lại chưa được xây dựng theo một quy hoạch thống
nhất dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ và chắp vá, đang là vấn đề lớn gây ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Là một huyện có nền kinh tế phát triển với

tỷ lệ công nghiệp - xây dựng: 53,4%, Thương mại - dịch vụ: 32,5% và nông
nghiệp: 14,1%. Hiện nay huyện có nhiều dự án đầu tư xây dựng như: Cụm công

1


nghiệp bắc Thường Tín; Cụm công nghiệp Hà Bình Phương nằm ở khu vực các
xã: Hà Hồi, Văn Bình và Liên Phương; Cụm công nghiệp Phụng Hiệp nằm ở vị
trí xã Thắng Lợi, xã Dũng Tiến, xã Tô Hiệu, xã Nghiêm Xuyên; Cụm công
nghiệp Quất Động nằm trên Địa bàn xã Quất Động. Trong thời gian qua,
huyện Thường Tín đã chủ động trong công tác đầu tư xây dựng các dự án hạ
tầng (điện, đường, trường, trạm, vệ sinh môi trường). NS nhà nước đầu tư cho
xây dựng CSHT thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức đầu tư của NS nhà
nước, tuy nhiên thực trạng hiệu quả đầu tư thấp, thất thoát chi đầu tư lớn (20%
đến 30% so với tổng mức đầu tư) làm cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh
tế của huyện Thường Tín thêm khó khăn. Vì vậy, để thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí thất thoát trong đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng NS nhà nước thì
việc tăng cường quản lý NS nhà nước trong triển khai xây dựng CSHT của huyện
Thường Tín là việc làm cấp thiết (UBND huyện Thường Tín, 2014).
Các nghiên cứu trước đây về NSNN trong triển khai xây dựng cơ sở hạ
tầng đã có như của Nguyễn Thị Bình (2012); nghiên cứu về NSNN như của
Nông Văn Thân (2008)… Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới được thực hiện ở
các địa phương như Bắc Giang, Hà Giang hoặc trên quy mô toàn ngành Giao
thông vận tải. Các nghiên cứu của những tác giả trên mới chỉ nghiên cứu khái
quát về NSNN nói chung hoặc tập trung vào vốn NSNN mà chưa đề cập đến
quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT và cho đến nay nghiên cứu về
quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT trên địa bàn huyện Thường Tín
vẫn chưa có ai thực hiện.
Từ hiện trạng nêu trên, nhằm góp phần quản lý tốt nguồn NSNN trong
triển khai xây dựng CSHT, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Quản lý ngân

sách Nhà nước trong triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN trong triển
khai xây dựng CSHT để đề xuất giải pháp tăng cường quản lý NSNN trong xây
dựng CSHT, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, xây dựng nông thôn mới của
huyện Thường Tín.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN trong triển
khai xây dựng CSHT cấp huyện;
Đánh giá thực trạng quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT trên
địa bàn huyện Thường Tín những năm qua;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN trong triển khai xây
dựng CSHT trên địa bàn huyện Thường Tín;
Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý NSNN trong triển khai xây dựng
CSHT trên địa bàn huyện Thường Tín trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý NS Nhà nước trong triển khai xây dựng CSHT đã và
đang triển khai trên địa bàn huyện Thường Tín trong những năm qua được thể
hiện ở các đối tượng khảo sát sau:
– Các nguồn NS: từ Trung ương, của Thành phố và địa phương;
– Các cơ quan quản lý NSNN;
– Các công trình cơ sở hạ tầng: đường giao thông cấp huyện và cấp xã,
trường học, nhà văn hóa, kênh mương thủy lợi;

– Các thành phần tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng: Chủ đầu tư, nhà thầu
xây dựng, đơn vị tư vấn, đơn vị thẩm tra;
– Các cơ chế, chính sách, quy định hiện hành về đầu tư, quản lý NSNN,
quản lý dự án v.vv..
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung:
Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý, sử dụng NSNN trong triển khai
xây dựng CSHT các công trình đường giao thông, trường học, nhà văn hóa, kênh
mương thủy lợi; các công trình do huyện quản lý.
Luận văn chưa đề cập đến các nội dung liên quan đến kỹ thuật xây dựng,
khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp… và các nguồn đầu tư không thuộc NSNN.
– Về không gian:
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên phạm vi địa giới hành chính của

3


huyện Thường Tín, các nội dung chuyên sâu được khảo sát từ một số dự án đại
diện triển khai tại huyện Thường Tín.
– Về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này được thu thập từ 2012-2014.
+ Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập năm 2015.
+ Các giải pháp được đề xuất có lộ trình thực hiện đến năm 2020.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT trên địa bàn huyện
Thường Tín gồm các nội dung và quản lý theo nguyên tắc nào?
2. Thực trạng quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT trên địa bàn
huyện Thường Tín như thế nào?
3. Những hạn chế và yếu tố ảnh hưởng cần khắc phục trong quản lý trong

triển khai xây dựng CSHT trên địa bàn huyện Thường Tín thời gian qua?
4. Để hoàn thiện công tác quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT
trên địa bàn huyện Thường Tín cần có những giải pháp gì nhằm khắc phục những
hạn chế, bất cập trong công tác này?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Đã luận giải thực trạng, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
NSNN trong triển khai xây dựng CSHT trên địa bàn huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các cơ quan
hoạch định và thực thi chính sách quản lý NSNN nói chung và trong triển khai
xây dựng CSHT nói riêng,.
- Là nghiên cứu đầu tiên về quản lý NSNN trong triển khai xây dựng
CSHT trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, có sự kết hợp các
phương pháp nghiên cứu truyền thống phù hợp với đặc điểm địa bàn và nội dung
đề tài nghiên cứu.

4


PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NSNN TRONG TRIỂN KHAI XÂY
DỰNG CSHT CẤP HUYỆN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Cơ sở hạ tầng
Theo Luật xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014, thì cơ
sở hạ tầng được hiểu như sau:
Theo nghĩa hẹp cơ sở hạ tầng được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất
thuộc lĩnh vực lưu thông, tức là bao gồm các công trình vật chất kỹ thuật phi sản
xuất và các tổ chức dịch vụ có chức năng đảm bảo những điều kiện chung cho
sản xuất, phục vụ những nhu cầu phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội. Theo

cách hiểu này, cơ sở hạ tầng chỉ bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát
nước, cung ứng điện, hệ thống thông tin liên lạc….và các đơn vị đảm bảo duy trì
các công trình này.
Theo nghĩa rộng, cơ sở hạ tầng được hiểu là tổng thể các công trình và nội
dung hoạt động có chức năng đảm bảo những điều kiên bên ngoài cho khu vực
sản xuất và sinh hoạt dân cư. Cơ sở hạ tầng là một phạm trù rộng gần nghĩa với
môi trường kinh tế, gồm các phân hệ: Phân hệ kỹ thuật (đường giao thông, cầu
cảng, sân bay, năng lượng, bưu chính viễn thông…), phân hệ tài chính (hệ thống
tài chính, tín dụng), phân hệ thiết chế (hệ thống quản lý Nhà nước và pháp luật),
phân hệ xã hội (giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật…), cách hiểu này rõ ràng là rất
rộng, bao hàm hầu như toàn bộ khu vực dịch vụ. Theo đó:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Là hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công
trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng,
cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình
kháclà các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống bao gồm: các công trình
thiết bị chuyển tải và cung cấp năng lượng, mạng lưới giao thông, cấp thoát
nước, thông tin liên lạc.
Cơ sở hạ tầng xã hội: Là hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm công
trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh,

5


công viên và công trình khác.
Trên đại bàn huyện Thường Tín hiện nay, cơ sở hạ tầng bao gồm chủ yếu
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.
2.1.1.2. Ngân sách nhà nước (NSNN)
Điều 1, Điều 2 Luật của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về NS nhà nước xác định: “Ngân sách
nhà nước được xác định là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ
hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà
nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài
chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các
nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước
huy động vào NS mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho
đối tượng nộp. Theo Luật NSNN Việt Nam hiện hành, nội dung các khoản thu
NSNN bao gồm:
– Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của Nhà nước
– Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
– Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
– Các khoản viện trợ;
– Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại
không tính vào thu NSNN. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị
định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TTBTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện
trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay
ưu đãi không được tính vào thu NSNN.
Vậy, thu NS nhà nước là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà

6


nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước, nhằm giải quyết
hài hòa các lợi ích kinh tế, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ
máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh tế xã

hội của Nhà nước.
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực
hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung
vào NS nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi NS nhà nước
là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho
từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.
Chi NSNN có thể tiếp cận trên nhiều phương diện như chi theo chức năng
nhiệm vụ (căn cứ vào mục đích sử dụng); theo tính chất kinh tế (căn cứ vào mục
đích quản lý)… Song trong luận văn này, chi NS nhà nước được tiếp cận căn cứ
vào mục đích chi tiêu và chia nội dung chi thành: Chi tích lũy: Chi cho tăng
cường cơ sở vật chất như đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó
phần lớn là xây dựng cơ sở hạ tầng, khấu hao tài sản xã hội; Chi tiêu dùng:
không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong tương lai: Chi bảo đảm
xã hội, bao gồm: Giáo dục; Y tế; Công tác dân số; Khoa học và công nghệ; Văn
hóa; Thông tin đại chúng; Thể thao; Lương hưu và trợ cấp xã hội; Các khoản liên
quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế; Quản lý hành chính;
An ninh, quốc phòng; Các khoản chi khác; Dự trữ tài chính; Trả nợ vay nước
ngoài, lãi vay nước ngoài.
2.1.1.3. Ngân sách nhà nước trong triển khai xây dựng CSHT
NSNN trong triển khai xây dựng CSHT là một phần tiền tệ từ quỹ NSNN
để đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
mà khả năng thu hồi vốn chậm hoặc thấp; thậm chí không có khả năng thu hồi
vốn nhưng cần thiết phục vụ các mục tiêu phát triển, cũng như các khoản chi đầu
tư khác theo quy định của Luật NSNN.
Hiện nay NS Nhà nước trong triển khai xây dựng CSHT được bố trí trực
tiếp cho các công trình văn hóa, y tế, giáo dục, quản lý nhà nước, kết cấu hạ tầng
cơ sở kinh tế - xã hội và những công trình trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa làm
thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước, của vùng lãnh thổi và địa phương.


7


2.1.1.4. Quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT
Tại giáo trình Khoa học quản lý - Trường Đại học kinh tế quốc dân (2001)
trang 25 định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến động của môi trường.
Quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT
Với khái niệm trên, người nghiên cứu hiểu rằng Quản lý NSNN trong triển
khai xây dựng CSHT là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng và bằng
pháp quyền của bộ máy Nhà nước đối với xây dựng CSHT mà cụ thể là các dự
án triển khai xây dựng CSHT từ nguồn vốn được tích lũy từ nền kinh tế được bố
trí trong kế hoạch NS hàng năm.
2.1.2. Vai trò của NSNN và quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT
Trong nền kinh tế quốc dân, NSNN trong triển khai xây dựng CSHT có vai
trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò đó thể hiện trên các
mặt sau:
Một là, NSNN trong triển khai xây dựng CSHT góp phần quan trọng vào
việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng
chung cho đất nước như giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế…
Thông qua việc duy trì và phát triển hoạt động triển khai xây dựng CSHT, NSNN
trong triển khai xây dựng CSHT góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế quốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng
suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội (Đặng Văn Du và
Bùi Tiến Hanh, 2010).
Hai là, NSNN trong triển khai xây dựng CSHT góp phần quan trọng vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường
chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội. Chẳng hạn, để chuyển dịch mạnh

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2020, Đảng
và Nhà nước chủ trương tập trung vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực
trọng điểm, mũi nhọn như công nghiệp dầu khí, hàng không, hàng hải, đặc
biệt là giao thông vận tải đường bộ, đường sắt cao tốc, đầu tư vào một số ngành
công nghệ cao... Thông qua việc phát triển CSHT để tạo lập môi trường thuận

8


lợi, tạo sự lan toả đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội
(Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).
Ba là, NSNN trong triển khai xây dựng CSHT có vai trò định hướng hoạt
động đầu tư trong nền kinh tế. Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào CSHT và các
ngành, lĩnh vực có tính chiến lược không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu
tư trong nền kinh tế mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế.
Thông qua triển khai xây dựng CSHT vào các ngành, lĩnh vực khu vực quan
trọng, vốn đầu tư từ NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực
lượng trong xã hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tham gia liên kết và hợp
tác trong xây dựng hạ tầng và phát triển KTXH. Trên thực tế, gắn với việc phát
triển hệ thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ các khu công
nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư (Đặng Văn Du và Bùi
Tiến Hanh, 2010).
Bốn là, NSNN trong triển khai xây dựng CSHT có vai trò quan trọng góp
phần giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo, phát triển
vùng sâu, vùng xa. Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở
sản xuất kinh doanh và các công trình văn hoá, xã hội góp phần quan trọng vào
việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa (Đặng Văn Du và Bùi
Tiến Hanh, 2010).
2.1.3. Đặc điểm quản lý NSNN trong triển khai xây dựng CSHT

2.1.3.1. Đặc điểm NSNN trong triển khai xây dựng CSHT
Thứ nhất, NSNN trong triển khai xây dựng CSHT gắn với hoạt động
NSNN nói chung và hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng
vốn theo phân cấp về chi NSNN cho đầu tư phát triển. Do đó, việc hình thành,
phân phối, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn này được thực hiện chặt chẽ,
theo luật định, được Quốc hội phê chuẩn và các cấp chính quyền phê duyệt hàng
năm (Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).
Thứ hai, NSNN trong triển khai xây dựng CSHT được sử dụng chủ yếu để
đầu tư cho các công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn và công trình
hạ tầng theo đối tượng sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các luật khác.
Do đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng NS mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh

9


giá tác động cả về kinh tế, xã hội và môi trường (Đặng Văn Du và Bùi Tiến
Hanh, 2010).
Thứ ba, NSNN trong triển khai xây dựng CSHT được hình thành từ hai
nguồn cơ bản nguồn bên trong quốc gia và bên ngoài. Các nguồn bên trong quốc
gia chủ yếu là từ thuế và các nguồn thu khác của Nhà nước như bán tài nguyên,
cho thuê tài sản quốc gia, thu từ các hoạt động kinh doanh khác. Nguồn từ bên
ngoài chủ yếu từ nguồn vay nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và
một số nguồn khác (Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).
Thứ tư, NSNN trong triển khai xây dựng CSHT gắn với các quy trình đầu
tư và dự án, chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực
hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng.
Việc sử dụng nguồn NS gắn với quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư
với các khâu liên hoàn với nhau từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế chuẩn bị
đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự án. Các dự án này có thể được hình thành
dưới nhiều hình thức như:

– Các dự án về điều tra, khảo sát để lập quy hoạch như các dự án quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, ngành, quy hoạch xây dựng đô
thị và nông thôn, quy hoạch ngành được Chính phủ cho phép.
– Dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như
đường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước…
– Dự án cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển một số ngành nghề, lĩnh
vực hay sản phẩm.
– Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia
của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, NSNN trong triển khai xây dựng CSHT rất đa dạng. Căn cứ tính
chất, nội dung, đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình triển khai xây dựng
CSHT mà người ta phân thành các dạng như: vốn để thực hiện các dự án, chuẩn
bị đầu tư, nhân lực và vật lực để thực hiện đầu tư (Đặng Văn Du và Bùi Tiến
Hanh, 2010).
Thứ sáu, chủ thể sử dụng NSNN trong triển khai xây dựng CSHT rất đa
dạng, bao gồm cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước, nhưng
trong đó đối tượng sử dụng nguồn này chủ yếu vẫn là các tổ chức nhà nước
(Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).

10


×