Tìm hiểu Luật Phá sản mới nhất (Luật Phá sản 2014) quy định quyền, nghĩa vụ
của doanh nghiệp, lợi ích của các chủ nợ, thủ tục phá sản của doanh nghiệp…
Tình trạng doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh thua lỗ dẫn tới phá sản xảy ra phổ
biến. Để bảo đảm quyền và lợi ích của DN và các chủ nợ, Luật Phá sản 2014 được ban
hành và đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa những quy định này.
1. Phá sản là gì?
Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản được định nghĩa như sau:
Phá sản là tình trạng của DN, hợp tác xã (HTX) mất khả năng thanh toán và bị Tòa án
nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014: DN, HTX mất khả năng thanh toán là DN,
HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày
đến hạn thanh toán.
Như vậy, DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03
tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: DN, HTX không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
Trường hợp 2: DN, HXT có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Luật Phá sản 2014 là Luật Phá sản mới nhất đang được áp dụng hiện nay (Ảnh minh
hoạ)
2. Ai có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản?
Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản
gồm:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa
thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Người đại diện theo pháp luật của DN, HTX có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản khi DN, HTX mất khả năng thanh toán.
- Chủ DN tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng
thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN mất khả năng thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời
gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty
cổ phần mất khả năng thanh toán…
- Thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên của liên hiệp
HTX có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi HTX, liên hiệp HTX mất khả
năng thanh toán.
3. Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Căn cứ Luật Phá sản 2014, thủ tục phá sản DN, HTX được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân và
nộp tiền tạm ứng phí phá sản.
Bước 2: Hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Trường hợp 1: Tòa án trả lại đơn hoặc chuyển cho tòa án có thẩm quyền.
Trường hợp 2: Tuyên bố DN, HTX bị phá sản trong trường hợp đặc biệt.
Trường hợp 3: Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Bước 3: Mở thủ tục phá sản
- Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và ra thông báo.
- Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; lập
danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ.
Bước 4: Hội nghị chủ nợ
Bước 5: Phục hồi DN
Trường hợp 1: Sau khi áp dụng phương án sản xuất kinh doanh nếu DN được phục hồi
thì ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản.
Trường hợp 2: DN không phục hồi được thì đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản
Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản
4. Lệ phí, chi phí phá sản
Lệ phí yêu cầu mở thủ tục phá sản
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,5 triệu đồng
(Danh mục Án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14).
Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu
lệ phí Tòa án:
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa
thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời
hạn thanh toán.
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà DN, HTX mất khả năng thanh toán
không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Chi phí phá sản
Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí
Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các
chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 4 Điều Điều 21 Nghị định 22/2015/NĐ-CP mức thù lao Quản tài viên, DN quản
lý, thanh lý tài sản đối với trường hợp DN, HTX bị tuyên bố phá sản theo quy định của
Luật Phá sản 2014 được xác định như sau:
TT
1
2
3
4
5
6
Tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý
Dưới 100 triệu đồng
Từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng
Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng
Từ trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
Từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng
Từ trên 50 tỷ đồng
5. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014, thứ tự phân chia tài sản khi Thẩm phán ra quyết
định tuyên bố phá sản như sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của DN, HTX;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản
bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của DN, HTX sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định
trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về chủ DN, thành viên của DN hoặc HTX.
- Thành viên HTX, HTX thành viên;
- Chủ DN tư nhân;
Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các chi phí theo quy định thì từng đối
tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số
nợ.
6. Những giao dịch không có giá trị khi doanh nghiệp phá sản
Theo Điều 59 Luật Phá sản 2014, để bảo toàn tài sản khi DN mất khả năng thanh toán,
những giao dịch sau đây bị coi là vô hiệu.
- Giao dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06
tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản:
+ Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
+ Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần
bằng tài sản của DN, HTX;
+ Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc
với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
+ Tặng cho tài sản;
+ Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của DN, HTX…
- Giao dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán quy định nêu trên được thực hiện
với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra
quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu....
7. Điều kiện trở thành Quản tài viên
Khoản 7 Điều 4 Luật Phá sản 2014: Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh
lý tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
Theo quy định Điều 12 Luật Phá sản 2014 để trở hành nghề Quản tài viên cần đáp ứng
những điều kiện sau:
- Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên: Luật sư; Kiểm
toán viên; người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có
kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
- Điều kiện được hành nghề Quản tài viên: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm
chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; có chứng
chỉ hành nghề Quản tài viên.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, những hành vi Quản tài viên không
được làm, cụ thể:
- Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề
Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
- Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục
phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi
phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật;
- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ
lợi…
8. Vi phạm quy định về phá sản bị phạt tới 40 triệu đồng
Luật Phá sản 2014 quy định người nào có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải
quyết vụ việc phá sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử
phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Theo đó, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với tổ chức tín dụng nơi DN, HTX có tài
khoản kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án nhân dân áp dụng thủ tục thanh lý
mà thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm bù trừ hoặc thanh toán các khoản DN, HTX vay
của tổ chức tín dụng (khoản 2 Điều 59 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ
sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP).
Một số hành vi vi phạm điển hình và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 0,5 - 01 triệu đồng đối với người có hành vi cản trở, gây khó khăn trong
việc thực hiện quyền nộp đơn;
- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với người có hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ
nộp đơn;
- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với người có hành vi vi phạm trách nhiệm thông báo
DN, HTX mất khả năng thanh toán…
Ngoài ra, cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi DN, HTX bị tuyên bố phá sản (Điều 130
Luật Phá sản 2014), cụ thể: Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở DN có vốn
nhà nước mà DN đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở
bất kỳ DN nào có vốn của Nhà nước…
Lưu ý: Quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ trên không áp dụng trong trường hợp DN,
HTX phá sản với lý do bất khả kháng.
Trên đây là một số điểm nổi bật của Luật Phá sản 2014 trong năm 2018, để tham khảo
chi tiết các quy định liên quan Quý khách xem thêm tại đây.