Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.9 KB, 61 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN................................................................................................................3
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH..........................................3
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH..............................................3
1. Các văn bản Trung ương.............................................................................................................3
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH..........5
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI QUY HOẠCH SAU KHI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG.............5
1. Đối tượng......................................................................................................................................5
2. Phạm vi.........................................................................................................................................5

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 998/QĐUBND NGÀY 15/4/2013 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO
CHÍ TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030..........................6
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI..........................................................................6
1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................................................6
2. Đặc điểm kinh tế...........................................................................................................................6
3. Đặc điểm văn hóa, xã hội.............................................................................................................6
4. Đánh giá tác động của tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đến sự phát triển của báo chí............7
II. HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ..........................................................................................................7
1. Tổng quan.....................................................................................................................................7
2. Báo Hà Tĩnh()................................................................................................................................8
3. Tạp chí Văn hoá Hà Tĩnh()............................................................................................................9
4. Tạp chí Hồng Lĩnh()....................................................................................................................10
5. Tạp chí Thông tin - Tư tưởng()....................................................................................................11
6. Tạp chí Khoa học()......................................................................................................................11
7. Đặc san Hà Tĩnh – Người làm báo.............................................................................................12
8. Bản tin.........................................................................................................................................12
9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh()..........................................................................................13
10. Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thành phố, thị xã().....................................................15
11. Truyền thanh cơ sở ().................................................................................................................16
12. Truyền hình trả tiền...................................................................................................................17
13. Báo điện tử................................................................................................................................17


14. Trang thông tin điện tử tổng hợp..............................................................................................17
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH THEO QUYẾT ĐỊNH
998/QĐ-UBND...............................................................................................................................19
1. Thực hiện chỉ tiêu và các nội dung quy hoạch...........................................................................19
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho báo chí giai đoạn 2013 – 2016 trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh.................................................................................................................................................21
3. Đánh giá hiện trạng báo chí Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2016.......................................................21

CHƯƠNG III: DỰ BÁO PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ...............................................................23
I. CĂN CỨ DỰ BÁO.....................................................................................................................23
1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.........................................................................23
2. Định hướng phát triển ngành báo chí của cả nước....................................................................23
II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ ĐẾN NĂM 2030......................................23
1. IoT (Internet of Things) – Mạng lưới vạn vật kết nối Internet:.................................................23
2. Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence).............................................................................23
3. Ứng dụng OTT...........................................................................................................................24
4. Truyền hình 3D...........................................................................................................................24
5. Truyền hình độ phân giải cao.....................................................................................................24
6. Phát thanh số...............................................................................................................................24
7. Xu hướng thay đổi phương thức thụ hưởng thông tin và loại hình hiển thị thông tin..............24
8. Xu hướng phát triển ngành báo chí Hà Tĩnh..............................................................................25
9. Xu hướng phát triển phát thanh, truyền hình tại Hà Tĩnh..........................................................25
I. QUAN ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH.....................................................................................................27
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN......................................................................................................27


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
1. Mục tiêu chung...........................................................................................................................27
2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................................................28
III. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ..................................30

1. Báo Hà Tĩnh................................................................................................................................30
2. Tạp chí Hồng Lĩnh......................................................................................................................31
3. Tạp chí Khoa học Đại học Hà Tĩnh............................................................................................31
4. Tạp chí Thông tin - Tư tưởng.....................................................................................................31
5. Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh............................................................................................................32
6. Đặc san Hà Tĩnh người làm báo.................................................................................................32
7. Phát thanh và Truyền hình..........................................................................................................32
8. Đài Truyền thanh các huyện, thành phố, thị xã.........................................................................35
9. Trạm truyền thanh cơ sở.............................................................................................................36
10. Truyền hình trả tiền...................................................................................................................37
11. Báo điện tử................................................................................................................................37
12. Trang thông tin điện tử tổng hợp..............................................................................................38
13. Cơ quan đại diện, phóng viên thường trú.................................................................................38
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030...................................................................38
1. Báo Hà Tĩnh................................................................................................................................38
2. Tạp chí Hồng Lĩnh......................................................................................................................38
3. Tạp chí Khoa học – Đại học Hà Tĩnh.........................................................................................39
4. Phát thanh truyền hình................................................................................................................39
V. TỔNG HỢP KINH PHÍ VÀ PHÂN NGUỒN..........................................................................41

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................46
I. GIẢI PHÁP................................................................................................................................46
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức...............................................46
2. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch................................................................................46
3. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước.................................................................46
4. Phát triển nguồn nhân lực...........................................................................................................47
5. Công nghệ...................................................................................................................................47
6. Hợp tác trong nước và quốc tế...................................................................................................48
7. Đổi mới tổ chức bộ máy.............................................................................................................48
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..........................................................................................................49

1. Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch.......................................................................................49
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch.....................................................................................................49

PHỤ LỤC QUY HOẠCH.........................................................................................................52

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng đánh giá các chỉ tiêu quy hoạch theo quyết định 998/QĐ-UBND..................................................19
Bảng 2: Tổng hợp danh mục dự án ưu tiên đầu tư.................................................................................................44
Bảng 3: Tổng hợp hiện trạng Báo Hà Tĩnh............................................................................................................52
Bảng 4: Tổng hợp hiện trạng Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh........................................................................................54
Bảng 5: Tổng hợp hiện trạng Tạp chí Hồng Lĩnh..................................................................................................55
Bảng 6: Tổng hợp hiện trạng Tạp chí Thông tin Tư tưởng....................................................................................55
Bảng 7: Tổng hợp hiện trạng Tạp chí Khoa học....................................................................................................56
Bảng 8: Tổng hợp hiện trạng đài phát thanh truyền hình tỉnh Hà Tĩnh.................................................................56
Bảng 9: Bảng tổng hợp hiện trạng Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện....................................................59
Bảng 10: Hiện trạng Truyền thanh cơ sở...............................................................................................................60
Bảng 11: Điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu Quy hoạch................................................................................... 60

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

2


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

PHẦN I. TỔNG QUAN
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH
Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập nền kinh tế thế giới do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, vai trò của báo chí không ngừng nâng cao. Báo chí đã
đồng hành với dân tộc, đất nước trong sự nghiệp dựng xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hoá của Đảng; cổ vũ kịp thời
các phong trào hành động cách mạng, những điển hình tiên tiến. Đặc biệt, báo
chí đã làm tốt chức năng phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng với dân, dân với Đảng.
Với Hà Tĩnh, báo chí được tỉnh đặc biệt quan tâm và Ủy ban nhân dân
tỉnh đã ban hành Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 về việc phê
duyệt quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030, đang triển khai thực hiện. Từ đó đến nay (2013 – 2017) có nhiều sự
biến động, nhiều lí do cả chủ quan, lẫn khách quan nên một số mục tiêu, nhiệm
vụ theo quyết định 998/QĐ-UBND chưa được thực hiện, nhiều nội dung được
quan tâm thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, nhiều nhiệm vụ
phát sinh không được đề cập trong quy hoạch cần thiết phải được điều chỉnh, bổ
sung một cách kịp thời.
Trên tinh thần đổi mới theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 22/12/2015,
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành công văn số 4223A/BTTTT-CBC về
việc thực hiện Quy hoạch báo chí với mục tiêu: Sắp xếp hệ thống báo chí gắn
với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để
phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Xây dựng một số cơ
quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng thông
tin báo chí, thông tin trên mạng viễn thông, Internet. Sắp xếp lại các cơ quan báo
chí khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư, buông lỏng quản lý, hoạt
động xa rời tôn chỉ mục đích; gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo,
quản lý báo chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là của người đứng đầu
cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng
viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí
trong tình hình mới.
Với những lý do như vậy, việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển
báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê
duyệt từ năm 2013 là cần thiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

1. Các văn bản Trung ương
- Luật báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05/4/2016;
- Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 28/12/1996 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về
việc mua và đọc báo Đảng;

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

3


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

- Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về phát triển và
tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông
khác trên internet;
- Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới;
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá X) ngày 14/7/2007 về công
tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa
XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước;
- Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2015 của Chính phủ về danh
mục báo chí được hưởng chính sách hỗ trợ thông tin báo chí phục vụ miền núi,
dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung
ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Chấp hành Trung
ương Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của Đảng

bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở;
- Công văn số 4223A/BTTTT-CBC ngày 22/12/2015 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc thực hiện Quy hoạch báo chí; 2. Các văn bản địa phương
- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2016
- 2020;
- Chỉ thị số 25 – CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh về việc
mua, đọc và làm theo báo Đảng.
- Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định 219-QĐ/TU ngày 19/8/2016 phê duyệt đề án phát triển Báo
Hà Tĩnh giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025;
- Thông báo số 467-TB/TU ngày 5/10/2017 của Thường trực Tỉnh ủy tại
buổi làm việc với lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh.

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

4


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
QUY HOẠCH
- Đảm bảo tính định hướng, phù hợp: đảm bảo phù hợp với những nội
dung cơ bản của Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến
năm 2025.
- Đảm bảo tính kế thừa: kế thừa được kết quả thực hiện Quy hoạch phát
triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh và các văn bản chỉ đạo, định hướng về phát triển báo

chí của địa phương từ sau năm 2013.
- Đảm bảo tính hiệu quả, khả thi: Việc thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy
hoạch phải đảm bảo hiệu quả, khả thi, quá trình điều chỉnh, bổ sung cần được
triển khai đồng bộ, kịp thời, thiết thực và tiết kiệm.
- Phù hợp xu hướng phát triển: Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch báo chí
phải đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí theo hướng mới và
sự phát triển chung của Hà Tĩnh trong giai đoạn mới.
- Gắn với thực tế của địa phương: Điều chỉnh, bổ sung được thực hiện
trên cơ sở thực tế các cơ quan báo chí của Hà Tĩnh. Điều chỉnh, bổ sung các chỉ
tiêu, nhiệm vụ, nội dung tại quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 cho phù hợp tình hình mới và thực tiễn địa phương.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI QUY HOẠCH SAU KHI ĐIỀU CHỈNH,
BỔ SUNG
1. Đối tượng
- Báo in, Tạp chí; Đặc san; Bản tin; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
Đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện; Trạm truyền thanh xã; Báo điện tử;
Trang thông tin điện tử tổng hợp; Truyền hình trả tiền; Văn phòng đại diện,
phóng viên thường trú các cơ quan báo chí Trung ương trên địa bàn.
2. Phạm vi
- Phạm vi không gian: Địa giới hành chính tỉnh Hà Tĩnh
- Phạm vi về thời gian: Số liệu đánh giá hiện trạng giai đoạn 2013 – 2017;
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm
2030.

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

5



Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ 998/QĐ-UBND NGÀY 15/4/2013 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM
2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên
Hà Tĩnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 6.026km 2,
chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích của cả nước. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Nghệ
An, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông, với 137km đường biển.
Hà Tĩnh có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua như: Quốc lộ
1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 8A kết nối với các nước
trong khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và hợp tác với các
nước trong khu vực. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Khu
Kinh tế Vũng Áng (1 trong 5 khu kinh tế trọng điểm quốc gia). Đây là những
điều kiện thuận lợi để hình thành nên thị trường thông tin báo chí, thúc đẩy các
cơ quan báo phát triển không chỉ trong tỉnh mà còn có khả năng mở rộng ra khu
vực.
2. Đặc điểm kinh tế
Trong 3 năm (2013 - 2015), kinh tế Hà Tĩnh liên tục tăng trưởng, tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013 - 2015 đạt 15%/năm (cao hơn so với trung
bình của cả nước) tuy nhiên năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm
2016 của Hà Tĩnh giảm 17,06% so với năm 2015 Trong đó khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 4,89%; khu vực công nghiệp – xây dựng giảm 29,87%;
khu vực dịch vụ giảm 14,16%.
3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
3.1. Dân số - lao động1

Đến năm 2016, dân số Hà Tĩnh có gần 1,3 triệu người, mật độ dân số đạt
205 người/km2 (thấp hơn bình quân chung của cả nước 277 người/km2, bằng
mức bình quân của khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung 205
người/km2).
Số lao động Hà Tĩnh chiếm khoảng 59% tổng dân số. Mặc dù tốc độ tăng
số lượng lao động chỉ tăng trưởng với tốc độ bình quân năm 1,1% từ năm 2013
đến năm 2016, nhưng số người tham gia vào lực lượng lao động vẫn tăng mạnh
hơn tốc độ gia tăng dân số của tỉnh trong cùng thời kỳ. Lao động của Hà Tĩnh
hiện đang chuyển dần từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hoặc
dịch vụ.
1

Nguồn: www.gso.gov.vn

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

6


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

3.2. Văn hóa
Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía nam sông
Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân
kiệt”. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và kiên
cường, có tiêu biểu về đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Về di tích, Hà Tĩnh hiện có hơn 400 di tích lịch sử được xếp hạng, trong
đó 339 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 73 di tích lịch sử được xếp hạng cấp
quốc gia, 1 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt và nhiều loại hình di sản
văn hóa phi vật thể đặc sắc.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn vật
Hồng Lam", sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm
cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch lớn.
Ngoài ra Hà Tĩnh có một số loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống
đặc sắc trong đó nổi bật nhất chính là Dân ca ví dặm. Đây là loại hình từng được
Bộ VHTTDL chọn xếp vào danh sách các di sản văn hóa sẽ được lập hồ sơ đề
nghị Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới và hiện tại vẫn
ngày càng được phổ biến, nhân rộng, tạo nên sức hút ngày càng mạnh mẽ.
4. Đánh giá tác động của tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đến sự phát triển
của báo chí
Giai đoạn 2013-2016 tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
có nhiều thay đổi trong đó 2 đặc trưng lớn, tác động đến sự phát triển của báo
chí đó là:
+ GRDP bình quân đầu người: Giai đoạn 2013 - 2016 thu nhập bình quân
đầu người của Hà Tĩnh đã tăng đáng kể từ 24 triệu đồng năm 2013 lên khoảng
33 triệu đồng năm 2016. Đời sống người dân đi lên kéo theo đó là các nhu cầu
về thụ hưởng thông tin báo chí cũng như truyền hình điều này là cơ hội cũng
như thách thức đối với ngành báo chí của tỉnh.
+ Thu ngân sách: Giai đoạn 2013 - 2016 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh
cũng tăng mạnh từ 5500 tỷ đồng năm 2013 lên 12.000 tỷ đồng năm 2015 và
5.400 tỷ đồng năm 2016, năm 2017 đạt 8.800 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm
2016, điều này cũng cho thấy sự phát triển về quy mô nền kinh tế của Hà Tĩnh
đang phát triển rất mạnh tạo tiền đề cho ngành báo chí Hà Tĩnh phát triển.
II. HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ
1. Tổng quan
Đến tháng 10/2017, Hà Tĩnh có 6 cơ quan báo chí địa phương, bao gồm:
Báo Hà Tĩnh (bao gồm 2 ấn phẩm báo in và Báo điện tử Hà Tĩnh), Đài PTTH
tỉnh, Tạp chí Văn hóa, Tạp chí Hồng Lĩnh, Tạp chí Thông tin - Tư tưởng và Tạp
chí Khoa học, 13 đài TTTH cấp huyện, 262 trạm truyền thanh cơ sở và 7 cơ
quan truyền hình trả tiền. Ngoài ra, tỉnh còn có 01 Đặc san - Hà Tĩnh Người làm

báo của Hội Nhà báo tỉnh; trên 30 bản tin của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, hội

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

7


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

cấp tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã; gần 50 Trang thông tin điện tử của các
Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã
Các cơ quan báo chí, Đài PTTH, TTTH trên địa bàn tỉnh thực hiện chế độ
chi trả nhuận bút căn cứ Nghị định số 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận
bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và khả năng tài chính của đơn vị, cùng với
đó các Trang thông tin điện tử, Cổng thông tin điện tử, Bản tin và xuất bản phẩm
không kinh doanh chi chả nhuận bút theo Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND
tỉnh Hà Tĩnh ngày 21/01/2015, các TTCS trên địa bàn được UBND xã cấp kinh
phí hoạt động theo kế hoạch từng năm.
2. Báo Hà Tĩnh(2)
2.1. Ấn phẩm báo in
Báo Hà Tĩnh hàng ngày: giai đoạn 2013 - 10/2017 báo vẫn giữ nguyên số
kỳ phát hành là 5 kỳ/tuần, khổ 42x59cm, 4 trang (trang 1 và 4 in 4 màu, trang 23 in 2 màu) sản lượng báo qua các năm có sự biến động, tốc độ tăng bình quân
sản lượng báo khoảng 2-4%/năm (năm 2013 đạt 5.200 tờ/kỳ, năm 2016 đạt
5.700 tờ/kỳ).
Báo Hà Tĩnh cuối tuần: Phát hành 1 kỳ/tuần, khổ 28x42cm, 4 màu, 8
trang sản lượng báo cuối tuần giống Báo Hà Tĩnh hàng ngày.
2.2. Nội dung, nhiệm vụ của Báo Hà Tĩnh
Tỷ lệ chủ đề ấn phẩm báo Hà Tĩnh thường kỳ cơ bản giữ nguyên: 30% nội
dung thời sự, chính trị, 20% an ninh quốc phòng, 40% kinh tế, xã hội và 10%
thể thao, giải trí và nội dung khác. Theo thể loại có 30% tin, 40% bài, 10%

phóng sự và 10% là nội dung khác. 70% tổng số tin, bài do các phóng viên báo
Hà Tĩnh thực hiện, 30% tin, bài do các cộng tác viên. Tổng số chuyên trang,
chuyên mục bao gồm 3 chuyên trang lớn, 2 chuyên trang nhỏ và 6 chuyên mục.
Tỷ lệ chủ đề ấn phẩm báo Hà Tĩnh cuối tuần 10% nội dung thời sự, chính
trị, 10% nội dung kinh tế - xã hội, 10% nội dung đời sống xã hội, 15% nội dung
pháp luật, 50% nội dung về văn nghệ giải trí, 5% nội dung nhìn ra thế giới. Theo
thể loại có 10% tin, 70% bài, 15% phóng sự và 5% là nội dung khác. 35% tổng
số tin, bài do các phóng viên báo Hà Tĩnh thực hiện, 65% tin, bài do các cộng
tác viên. Tổng số chuyên trang, chuyên mục bao gồm 4 chuyên trang và 7
chuyên mục.
2.3. Phạm vi phục vụ Báo Hà Tĩnh trong tỉnh
Hoạt động phát hành của Báo Hà Tĩnh như sau:
- Đối tượng ở các xã, phường, thị trấn được cấp, phát báo bao gồm: Đảng
ủy, UBND xã, phường, thị trấn, 5 tổ chức chính trị xã hội cấp xã, trưởng thôn,
điểm bưu điện văn hóa xã.
- Ngoài ra, các tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị đều đặt mua Báo Hà Tĩnh.
2

Chi tiết tại phụ lục bảng 3: Tổng hợp hiện trạng báo Hà Tĩnh

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

8


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

- Tỷ lệ các xã có Báo Hà Tĩnh đến trong ngày tiếp tục được duy trì đến
100% xã, phường, thị trấn.
2.4. Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực

Giai đoạn 2013-2016 Báo Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức phù
hợp với Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của đảng bộ
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thực tế tại địa phương. Hiện cơ cấu tổ
chức của Báo Hà Tĩnh bao gồm 1 Tổng biên tập và 2 Phó Tổng biên tập cùng
với 6 phòng gồm: phòng Hành chính – Trị sự, Thư ký Toàn soạn, Kinh tế, Văn
hóa – Xã hội, Xây dựng Đảng – Nội chính – Bạn đọc và phòng Báo Điện tử.
Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực bình quân đạt 4%/năm, trong đó chủ
yếu là lao động trình độ đại học và trên đại học. Năm 2013, tổng số lao động là
46 người, trong đó tỷ trọng lao động trình độ đại học trở lên đạt 80%, đến năm
2016, tổng số lao động tăng lên đạt 54 lao động, tỷ trọng lao động trình độ đại
học và trên đại học chiếm 83%. Hiện nay báo đã có 5 lao động có trình độ Cao
cấp lý luận chính trị chiếm 9% tổng số lao động và 17 lao động có trình độ trung
cấp chính trị chiếm 31% tổng số lao động.
2.5. Tài chính
Kinh phí hoạt động của Báo Hà Tĩnh được ngân sách tỉnh cấp tăng hàng
năm, tốc độ tăng đạt 13%/năm. Năm 2013, ngân sách địa phương cấp 10,5 tỷ
đồng, năm 2016 cấp trên 14,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, Báo Hà Tĩnh đã tăng cường hoạt động thu hút quảng cáo, nâng
dần khả năng tự chủ. Theo thống kê, năm 2013 doanh thu từ hoạt động quảng
cáo và xuất bản đạt 2,08 tỷ đồng, năm 2016 đạt 3,53 tỷ đồng. Tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 21%/năm.

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

9


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh


3. Tạp chí Văn hoá Hà Tĩnh(3)
3.1. Ấn phẩm: Tạp chí giữ nguyên kỳ phát hành (1 số/tháng), khổ
19x26,5cm và số trang (40 trang, 4 trang bìa in màu và 36 trang in đen trắng).
Sản lượng Tạp chí qua các năm sụt giảm (bình quân 2%/năm). Sản lượng năm
2015 sụt xuống còn 17.800 ấn phẩm/năm (năm 2013 là 22.050 ấn phẩm/năm).
Năm 2016 có tăng trở lại (20.600 ấn phẩm/năm).
3.2. Nội dung, nhiệm vụ Tạp chí: phản ánh hoạt động quản lý Nhà nước
của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch cả nước và tại địa phương, phục vụ
nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng số tác phẩm bình quân
là 30 tác phẩm mỗi số phát hành. Trong đó tỷ lệ tác phẩm báo chí đạt 93%, tỷ lệ
tác phẩm khác đạt 7%. Một kỳ phát hành, Tạp chí có tổng số 6 chuyên trang,
chuyên mục.
3.3. Phạm vi phát hành: Tạp chí vẫn được duy trì phát hành trên phạm vi
toàn tỉnh thông qua kênh phát hành bưu điện. Các đối tượng phục vụ của Tạp chí
cụ thể như sau: Tủ sách thư viện của các thôn, khu dân cư trong tỉnh; Thư viện
tỉnh, huyện; Lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến huyện, cán bộ văn hoá; Bí
thư Chi bộ, trưởng thôn, khu dân cư; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài
Truyền thanh - Truyền hình huyện, Trạm truyền thanh cấp xã. Ngoài ra, Tạp chí
còn được phát hành đến các tỉnh bạn.
3.4. Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực: Giai đoạn 2013 - 2016, Tạp chí
tiếp tục duy trì và tinh gọn bộ máy hoạt động. Nhân lực của Tạp chí có 4 cán bộ:
1 trình độ thạc sĩ và 3 trình độ đại học đều là các cán bộ kiêm nhiệm thuộc
Trung tâm Quảng bá, Xúc tiến Văn hóa - Du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Hà Tĩnh. Tạp chí vẫn duy trì đội ngũ hàng trăm cộng tác viên trong đó
có hơn 30 cộng tác viên thường xuyên.
3.5. Tài chính: Kinh phí hoạt động của Tạp chí hiện được Sở Văn hoá,
Thể thao và Du lịch cấp hàng năm và nguồn thu từ hoạt động xuất bản và quảng
cáo. Giai đoạn 2013 - 2016, doanh thu của Tạp chí có xu hướng giảm cả về tổng
doanh thu và doanh thu từ nguồn quảng cáo và xuất bản. Năm 2013, Tạp chí
được cấp 250 triệu, nguồn thu từ quảng cáo và xuất bản là 198 triệu, đến năm

2016, được cấp 304 triệu, nguồn thu từ quảng cáo và xuất bản là 108 triệu. Tính
bình quân, tổng doanh thu giảm 2%/năm, trong đó tăng trưởng kinh phí từ ngân
sách tỉnh là 5%/năm, từ quảng cáo và bán Tạp chí giảm -14%/năm.
4. Tạp chí Hồng Lĩnh(4)
4.1. Ấn phẩm: Tạp chí duy trì phát hành ấn phẩm 1 tháng/kỳ, 80 trang.
Trong giai đoạn 2013 – 2016 sản lượng Tạp chí qua các năm có xu hướng giảm,
bình quân giảm 8%/năm (từ 9.000 ấn phẩm/năm năm 2013 xuống còn 7.000 ấn
phẩm/năm năm 2016).

3

Chi tiết tại phụ lục bảng 4: Tổng hợp hiện trạng Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh

4

Chi tiết tại phụ lục bảng 5: Tổng hợp hiện trạng Tạp chí Hồng Lĩnh

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

10


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

4.2. Nội dung và nhiệm vụ: Tạp chí liên tục đổi mới nội dung, phương
pháp thông tin tuyên truyền các nghị quyết, đề án, kế hoạch chuyên đề hướng về
cơ sở của Đảng, nhà nước, của tỉnh đến toàn thể hội viên, tạo ra nhận thức và sự
nhất trí cao trong giới văn nghệ sỹ nói chung, các hội viên thuộc các chuyên
ngành nói riêng, từ đó sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật và tư
tưởng cao, phản ánh bức tranh chân thực trong quá trình đổi mới trên địa bàn

tỉnh.
Trong mỗi kỳ, Tạp chí duy trì 4 chuyên trang chuyên mục, tổng số 35 tác
phẩm, trong đó 100% là các tác phẩm văn học nghệ thuật. Tỷ trọng theo tác
phẩm: truyện ngắn 20%, thơ 45%, lý luận phê bình 15%, âm nhạc 20%.
4.3. Phạm vi phục vụ: Tạp chí duy trì phát hành tới toàn thể các hội viên
trong tỉnh và một số tỉnh bạn, phát hành qua bưu điện và kênh bán lẻ.
4.4. Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực: bộ máy của Tạp chí đều kiêm
nhiệm, là lao động của thường trực và cán bộ văn phòng Hội liên hiệp văn học
nghệ thuật tỉnh. Tổng số cán bộ tham gia Tạp chí là 6 lao động, 100% có độ đại
học và trên đại học.
4.5. Tài chính: Kinh phí hoạt động của Tạp chí hiện được Ủy ban nhân
dân tỉnh cấp hàng năm và nguồn thu từ hoạt động xuất bản và quảng cáo. Từ
năm 2013 đến năm 2016, tổng doanh thu của Tạp chí tăng từ 170 triệu năm 2013
(160 triệu kinh phí thường xuyên và 10 triệu từ nguồn khác) lên 205 triệu năm
2016 (190 triệu kinh phí thường xuyên và 15 triệu từ nguồn khác). Tính bình
quân, tổng doanh thu tăng 5%/năm, trong đó chủ yếu là tăng trưởng từ ngân
sách.
5. Tạp chí Thông tin - Tư tưởng(5)
5.1. Ấn phẩm: Tạp chí xuất bản 1 kỳ/tháng, 44 trang, sản lượng là 72.000
bản/năm. Tạp chí là cơ quan của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, được nâng cấp từ
Bản tin Thông tin - Tư tưởng, có giấy phép hoạt động của Bộ Thông tin và
Truyền thông và bắt đầu xuất bản số đầu tiên từ năm 2013.
5.2. Nội dung và nhiệm vụ: Tạp chí tuyên truyền các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cung cấp thông tin chính
thống về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị; thông tin thời sự trong tỉnh, trong nước và quốc tế; đề cập đến
các định hướng của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về các vấn đề lớn, vấn đề
dư luận quan tâm cho cán bộ, đảng viên, nhân dân tỉnh nhà; giới thiệu đến bạn
đọc vẻ đẹp của con người và quê hương Hà Tĩnh từ xưa đến nay...
5.3. Phạm vi phục vụ: Tạp chí được phát hành đến các Chi bộ cơ sở trong

toàn tỉnh. Phương thức phát hành qua bưu điện (92%) và tự phát hành (8%).
5.4. Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực: Tạp chí có 9 lao động kiêm nhiệm,
trong đó 100% lao động trình độ trên đại học. Ngoài ra, Tạp chí còn có khoảng
100 cộng tác viên ở trong và ngoài tỉnh.
5

Chi tiết tại phụ lục bảng 6: Tổng hợp hiện trạng Tạp chí Thông tin - Tư tưởng

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

11


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

5.5. Tài chính: Kinh phí hoạt động của Tạp chí hiện được Tỉnh ủy cấp
hàng năm và nguồn thu từ hoạt động xuất bản và quảng cáo. Từ năm 2013 đến
năm 2016, tổng doanh thu của Tạp chí tăng từ 795 triệu năm 2013 (775 triệu
kinh phí thường xuyên và 20 triệu từ nguồn khác) lên 1.873 triệu năm 2016
(1.692 triệu kinh phí thường xuyên và 181 triệu từ nguồn khác). Tính bình quân,
tổng doanh thu tăng 25%/năm, trong đó chủ yếu là tăng trưởng từ ngân sách.
6. Tạp chí Khoa học(6)
6.1. Ấn phẩm: Tạp chí có cơ quan chủ quản là Trường Đại học Hà Tĩnh.
Tạp chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động từ năm 2013,
phát hành 4 tháng/1 kỳ, với 160 trang và 200 bản.
6.2. Nội dung và nhiệm vụ: Tạp chí tuyên truyền, phổ biến quan điểm của
Đảng, chính sách của nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, khoa học
xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục; công bố các công trình nghiên cứu khoa
học ở trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo của Nhà trường; thông tin kết quả
nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đào tạo

của nhà trường.
6.3. Phạm vi phục vụ: Các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên của nhà
trường; phát hành qua đường bưu điện và tự phát hành
6.4. Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực: Tổ chức bộ máy của Tạp chí đều
kiêm nhiệm, là nguồn lao động của Trường Đại học Hà Tĩnh, ngoài ra mời thêm
một số Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ ở một số Viện nghiên cứu, Trường đại học
trong nước và quốc tế tham gia Hội đồng Biên tập. Tổng số cán bộ tham gia Tạp
chí là 30, trong đó 100% lao động trình độ trên đại học.
6.5. Tài chính: Kinh phí phục vụ hoạt động xuất bản Tạp chí do Trường
đại học Hà Tĩnh cấp hàng năm. Năm 2016 cấp khoảng 70 triệu đồng.
7. Đặc san Hà Tĩnh – Người làm báo
Đặc san Hà Tĩnh - Người làm báo của Hội Nhà báo tỉnh; Cơ cấu tổ chức
của đặc san bao gồm 3 phòng với 5 nhân lực trong đó có 4 trình độ đại học và 1
trình độ trung cấp và đều là lao động kiêm nhiệm.
Giai đoạn 2013 – 2016, Đặc san Hà Tĩnh – Người làm báo xuất bản 2
tháng/kỳ với sản lượng là 7.200 bản/năm, 36 – 44 trang/kỳ.
Đặc san Hà Tĩnh – Người làm báo duy trì phát hành mỗi số 54 tác phẩm,
3 – 5 chuyên mục, trong đó 70% là các tác phẩm báo chí, 30% các bài viết về
kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Hiện Đặc san đang trong quá trình điện
tử hóa, đã xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn bị cho phát hành ấn phẩm điện tử.
Nguồn nhân lực tham gia xuất bản Đặc san bao gồm 5 lao động, tổ chức
thành 3 phòng, trong đó có 4 lao động (80%) trình độ đại học và 1 lao động
(20%) trình độ trung cấp.
6

Chi tiết tại phụ lục bảng 7: Tổng hợp hiện trạng Tạp chí Khoa học

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

12



Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

Kinh phí hoạt động của Đặc san hiện được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp hàng
năm. Từ năm 2013 đến năm 2016, tổng doanh thu của Đặc san tăng từ 110 triệu
năm 2013 (70 triệu kinh phí được cấp và 40 triệu từ nguồn khác) lên 152 triệu
năm 2016 (120 triệu kinh phí được cấp và 32 triệu từ nguồn khác). Tính bình
quân, tổng doanh thu tăng 15%/năm, trong đó chủ yếu là tăng trưởng từ ngân
sách.
8. Bản tin
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có trên 40 Bản tin của sở, ban, ngành,
đoàn thể, hội cấp tỉnh... do Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép. Các bản tin
có chu kỳ xuất bản từ 1 tháng/kỳ đến 1 quý/kỳ. Bản tin được phát hành nội bộ
với số lượng tùy thuộc vào đối tượng phát hành. Các Bản tin hoạt động từ nguồn
kinh phí của đơn vị chủ quản, không có nguồn thu quảng cáo và phát hành. Chất
lượng các Bản tin về cả nội dung lẫn hình thức không ngừng được nâng lên,
ngày càng đáp ứng là kênh thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của địa phương.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh(7)
9.1. Thời lượng
Phát thanh: giai đoạn 2013 - 2016, Đài tỉnh đã duy trì phát sóng trên 3
kênh phát thanh, trong đó 1 kênh phát sóng chương trình của tỉnh và tiếp sóng
VOV1, 1 kênh tiếp sóng VOV2 và 1 kênh tiếp sóng VOV3. Trong đó đối với
kênh chương trình của tỉnh, Đài tăng thời lượng phát sóng từ 6h/ngày lên
12h/ngày, thời lượng chương trình tự sản xuất tăng từ 1h30 phút lên 4 giờ/ngày.
Thời lượng tiếp sóng 3 kênh VOV1, VOV2, VOV3 đạt 45,5 giờ/ngày. Chương
trình phát thanh của Đài tỉnh hiện đang duy trì 40 chuyên đề, chuyên mục.
Truyền hình: Đài hiện phát sóng 1 kênh truyền hình (HTTV) “Kênh Thời
sự - Chính trị - Tổng hợp” với thời lượng 18,5 giờ/ngày (tăng 0,5 giờ/ngày so

với năm 2013), trong đó: thời lượng chương trình do Đài tỉnh sản xuất trung
bình đạt 4,5 giờ/ngày (chiếm tỷ lệ 24% tổng thời lượng phát sóng, tăng 2
giờ/ngày so với năm 2013). Ngoài ra Đài tỉnh thực hiện tiếp sóng kênh VTV1
thời lượng 24 giờ/ngày.
Đến năm 2016, bình quân tổng số giờ tiếp phát sóng Đài Truyền hình Việt
Nam và phát chương trình truyền hình Hà Tĩnh đạt trên 15.500 giờ/năm. Trong
đó thời lượng phát sóng chương trình phát thanh trong năm của Đài tỉnh đạt
6.752 giờ/năm. Năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 1.642,5 giờ/năm.
Đài tỉnh hiện đang duy trì 59 chuyên đề, chuyên mục, trang truyền hình, tạp chí,
giao lưu tương tác, ca nhạc, trò chơi....
9.2. Nội dung chương trình
Phát thanh: Ngoài các bản tin hàng ngày Đài tỉnh sản xuất các chuyên
mục và nhiều chương trình mang tính thời sự, phát sóng trên 300 tin, bài phóng
sự ngắn... Đài đã thay đổi trong cách thể hiện và cập nhật thông tin bằng chương
7

Chi tiết tại phụ lục bảng 8: Tổng hợp hiện đài PTTH Hà Tĩnh

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

13


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

trình phát thanh trực tiếp qua phòng thu, phát thanh trực tiếp các sự kiện đảm
bảo tính thời sự và khả năng tương tác với bạn nghe đài.
Mặc dù có bước phát triển tương đối nhanh nhưng các chương trình phát
thanh của Đài tỉnh vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Chương trình còn
thiếu những tin bài mang tính chất phản ánh sâu và phản biện xã hội, các

chương trình tọa đàm, đối thoại trực tiếp.
Truyền hình: Các chuyên đề, chuyên mục thuộc mảng văn hoá, văn nghệ
cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Các chương trình được đánh giá
mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như “Dân ca Nghệ Tĩnh, Đất và người
Hà Tĩnh, Non nước Hồng Lam...” Bên cạnh đó Đài còn tiếp tục nâng cao chất
lượng các chuyên đề đáp ứng yêu cầu từng lĩnh vực bằng việc mở các chuyên
mục đối với các vấn đề cùng quan tâm: “Giới thiệu văn bản pháp luật: Hà Tĩnh
ngày mới; Bản tin sức khỏe; Cải cách hành chính; Đại biểu với cử tri; Vì chủ
quyền an ninh biển đảo”.
Bên cạnh những ưu điểm, nội dung chương trình của Đài vẫn còn những
hạn chế sau:
Các chương trình tuy đã có sự đổi mới nhưng nhìn chung chưa phong
phú, hấp dẫn, chương trình giao lưu, tọa đàm, trò chơi, giải trí chưa nhiều.
Chương trình thời sự còn thiếu các bản tin vào các thời điểm cần thiết trong
ngày như bản tin sáng, bản tin cuối ngày. Các trang truyền hình địa phương của
các Đài huyện, thị, thành phố và chuyên đề do các ngành thực hiện chất lượng
thấp. Các phim phóng sự, tài liệu chủ yếu là thông qua hợp đồng với các ngành,
các đơn vị, địa phương nhân các sự kiện lớn của tỉnh mà chưa thành định kỳ để
thực hiện thường xuyên. Số lượng chương trình truyền hình trực tiếp thấp so với
yêu cầu đề ra.
Nội dung các chương trình mang tính chuyên nghiệp chưa cao, do thiếu
một số chức danh như: đạo diễn, phụ trách ánh sáng, quay phim truyền hình và
hệ thống cơ sở vật chất chưa đồng bộ.
9.3. Sản xuất chương trình
Phát thanh: Các thiết bị sản xuất chương trình phát thanh của Đài PTTH
tỉnh gần đây đã được quan tâm đầu tư đồng bộ như năm 2015 đầu tư Mixer, Hệ
thống lưu trữ, Micro, Loa; năm 2017 đầu tư máy tạo hiệu ứng. Với các hệ thống
mới được đầu tư hiện đại, cơ bản đã giúp Đài hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất
chương trình.
- Đài hiện có 1 phòng dựng chương trình phát thanh với 6 Micro thu, 2

Mixer, 1 Máy tạo hiệu ứng, 4 Headphone, 4 loa, 1 Hệ thống lưu trữ.
Truyền hình: Thiết bị tiền kỳ: Giai đoạn vừa qua các trang thiết bị của
đài tăng 5 camera (từ 18 camera năm 2013 lên 23 camera năm 2016) và 9 bàn
dựng hình (từ 11 bàn dựng năm 2013 lên 20 bàn dựng năm 2016).

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

14


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

Hiện nay Đài đã chuyển đổi định dạng chương tình phát sóng truyền hình
từ chuẩn 4:3 sang chuẩn 16:9, nhằm chuẩn bị cho lộ trình sản xuất chương trình
truyền hình theo chuẩn HD trong thời gian tới.
9.4. Truyền dẫn phát sóng
Phát thanh: Ngoài các máy phát sóng phát thanh cũ, Đài đã được đầu tư
thêm 2 máy phát thanh FM công suất 3000w và 10.000w giúp Đài luôn đảm bảo
khá tốt việc truyền dẫn, tiếp và phát sóng các chương trình của Đài tiếng nói
Việt Nam và chương trình phát thanh của tỉnh theo đúng kế hoạch được giao.
Phạm vi phủ sóng: Trong những năm qua, việc mở rộng phạm vi phủ sóng
phát thanh được tỉnh chú trọng đầu tư. Hiện đã có 100% số xã trên địa bàn tỉnh
nghe được các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam và 95% số
xã (249/262 xã) nghe được Đài tỉnh.
Truyền hình: Hiện nay Đài tỉnh có 3 trạm phát sóng là Trạm phát sóng
Trung tâm (đầu tư từ năm 1998) với công xuất phát là 5000w và Trạm phát sóng
Thiên Tượng (đầu tư năm 2003) với công xuất phát 2000w. Cả hai trạm này đều
phát sóng chương trình truyền hình Hà Tĩnh với thời lượng 18 giờ/ngày.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 2 máy phát số của VTV và VTC, phạm
vị phủ sóng số đạt khoảng 60% diện tích toàn tỉnh.

9.5. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực
- Tổ chức bao gồm Ban Giám đốc và 8 phòng chuyên môn.
- Về số lượng lao động: Tổng lao động của Đài năm 2016 là 118 người
(giảm hơn so với năm 2013 là 4 lao động) trong đó biên chế là 85 người (giảm
13 người so với năm 2013), hợp đồng 33 người (tăng 9 người so với năm 2013).
- Về chất lượng nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ của Đài có 8% trình độ
trên đại học, 67% trình độ đại học và 26% trình độ cao đẳng, trung cấp. So với
năm 2013 (4% trên đại học, 64% đại học và 31% trình độ cao đẳng, trung cấp)
thì nguồn nhân lực có biến động tăng tỷ trọng nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên tuy đã có chất lượng cao
nhưng còn nhiều bất cập về xử lý thông tin trong làm báo nói, báo hình, báo điện
tử hiện đại và còn thiếu nhân lực ở các vị trí đặc thù với chuyên môn sâu như:
quay phim truyền hình, kỹ thuật viên đồ họa, kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng.
9.6. Tài chính
Đài vẫn hoạt động dựa trên nguồn cấp kinh phí hàng năm của tỉnh, nguồn
thu từ dịch vụ quảng cáo, kinh phí tiếp, phát sóng các chương trình của Đài
Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, nguồn tài trợ và các nguồn thu
khác. Năm 2016, ngoài nguồn kinh phí tỉnh cấp, nguồn thu quảng cáo, tài trợ và
thu khác đạt trên 35 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2013.
Nguồn thu quảng cáo tăng trưởng chưa đều, một phần do thị trường Hà
Tĩnh còn hạn chế, phần khác kênh truyền hình Hà Tĩnh chưa thực sự có nhiều
chương trình hấp dẫn để thu hút quảng cáo. Trong giai đoạn 2013 - 2016 mức
Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

15


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

tăng trưởng nguồn thu quảng cáo hàng năm đạt khoảng 10%/năm nhưng đến

năm 2016 lại bị sụt giảm 17%.
9.7. Thiết bị thu, xem
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 90% số hộ gia đình có thiết bị thu hình
và khoảng 15% hộ gia đình có thiết bị thu sóng phát thanh.
10. Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thành phố, thị xã(8)
Đài TT-TH các huyện, thành phố, thị xã là đơn vị trực thuộc UBND cấp
huyện là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện. Chịu sự quản lý
trực tiếp của UBND cấp huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền
thông, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài PTTH tỉnh. Hà
Tĩnh có 13/13 huyện, thị xã, thành phố có Đài Truyền thanh Truyền hình (Huyện
Kỳ Anh có bộ máy tổ chức của Đài nhưng chưa có trụ sở).
10.1. Thời lượng: Hàng ngày các đài vẫn thực hiện sản xuất và phát phát
sóng các chương trình phát thanh nhưng thời lượng các chương trình phát thanh
đã tăng lên từ 10 - 15 phút/chương trình lên từ 15 đến 60 phút, tiếp sóng Đài
tỉnh và Đài Trung ương với thời lượng tiếp sóng từ 3 đến 5 tiếng/ngày.
10.2. Sản xuất chương trình: từ năm 2013 đến nay các Đài Truyền thanh Truyền hình cấp huyện đã được trang bị thêm 16 camera (nâng tổng số camera
lên 42 cái) và 6 bàn dựng (nâng tổng số bàn dựng lên 22 bàn dựng). Tuy vậy,
hoạt động đầu tư tiến hành nhỏ lẻ, thời gian kéo dài nên thiết bị của các đài
huyện không đồng bộ, gây khó khăn hoạt động nghiệp vụ.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và lưu trữ chương trình
có nhưng ở mức hạn chế. Hệ thống trang thiết bị máy tính, máy thu, đầu thu…
được đầu tư nhưng đều đã xuống cấp và nhiều nơi không thể sử dụng.
10.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực: Cơ cấu tổ chức Đài cấp huyện
vẫn được chia thành 3 bộ phận bao gồm: quản lý, nội dung và kỹ thuật. Tổng số
lao động đang làm việc là 124 người (tăng 11 lao động so với năm 2013) trong
đó: 2% trình độ trên đại học, 57% đại học, 12% cao đẳng, 29% trung cấp.
10.5. Tài chính: Hàng năm Đài các huyện, thị xã, thành phố được cấp kinh
phí hoạt động bằng nguồn ngân sách. Năm 2016, tổng kinh phí cấp cho hệ thống
Đài huyện, thị xã, thành phố đạt trên 13 tỷ đồng. Kinh phí này vẫn chưa đáp ứng
được khối lượng công việc.

11. Truyền thanh cơ sở (9)
Truyền thanh cơ sở vẫn tiếp tục thực hiện chức năng là công cụ tuyên
truyền và phương tiện điều hành của cấp ủy, chính quyền cấp xã. Mô hình
truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh đa số có 1 đến 2 cán bộ phụ trách quản lý
vận hành.
8

Chi tiết tại phụ lục bảng 9: Tổng hợp hiện Đài TTTH cấp huyện

9

Chi tiết tại phụ lục bảng 10: Hiện trạng Truyền thanh cơ sở

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

16


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

Toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn (262/262 xã) đã được đầu tư Đài
Truyền thanh cơ sở, trong đó có 196 Đài truyền dẫn tín hiệu vô tuyến FM (sử
dụng tần số), 66 Đài truyền dẫn tín hiệu hữu tuyến (có dây).
Cơ sở vật chất: trên địa bàn tỉnh hiện nay, có 29/262 Đài đã xuống cấp, hư
hỏng không còn khả năng khắc phục; 44 Đài xuống cấp cần khắc phục sửa chữa.
Ngoài ra, còn có một số huyện miền núi hệ thống loa truyền thanh chỉ được lắp
đặt ở trung tâm xã và một số vùng lân cận, đạt khoảng 80% - 90% số thôn đối
với vùng đồng bằng và từ 60% - 70% ở vùng cao.
Nhân lực: toàn tỉnh có 29 xã chưa bố trí cán bộ quản lý, vận hành các Đài
truyền thanh cơ sở, 242 xã có cán bộ làm công tác quản lý, vận hành các Đài

truyền thanh cơ sở trong đó kiêm nhiệm là 91 cán bộ, bán chuyên trách là 153
người. Các cán bộ này kiêm luôn công việc của người vận hành, khai thác và
quản lý kỹ thuật, người biên tập và thể hiện bản tin hàng ngày.
12. Truyền hình trả tiền
Tỉnh Hà Tĩnh hiện có 7 đơn vị xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ
(tăng thêm 5 đơn vị so với năm 2013) với tổng số thuê bao đạt trên 60.000 thuê
bao (tăng 42.000 thuê bao so với năm 2013).
Các doanh nghiệp truyền hình trả tiền sử dụng đa dạng các phương thức
truyền dẫn phát sóng bao gồm: truyền dẫn phát sóng qua mạng viễn thông; số
mặt đất, truyền hình cáp tương tự, truyền hình cáp số, số vệ tinh, truyền hình di
động.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo các phương thức,
gói dịch vụ, chất lượng kênh khác nhau. Tổng số kênh truyền hình đang cung
cấp tại địa phương là 192 kênh, trong đó 124 kênh trong nước (chiếm 65%), 68
kênh nước ngoài (chiếm 35%). Các kênh được phát bằng định dạng SD và HD.
Cụ thể: NetTV: 109 kênh; truyền hình cáp: 68 kênh; MyTV: 139 kênh; MobiTV:
105 kênh; K+: 87 kênh; truyền hình kỹ thuật số: 73 kênh.
13. Báo điện tử
Báo Hà Tĩnh điện tử () là ấn phẩm của Báo Hà
Tĩnh. Hiện nay hàng ngày báo cập nhật 65 tác phẩm, tăng 35 tác phẩm/ngày so
với năm 2013, chủ đề và thể loại đa dạng, trong đó số tác phẩm Thời sự - Chính
trị chiếm 33% (giảm 10%); Kinh tế - Xã hội chiếm 33% (tăng 16%); Quốc
phòng - An ninh chiếm 10% (giảm 7%) và Thể thao - Giải trí chiếm 24%; Thể
loại tin chiếm 45%; bài 35%; phóng sự chiếm 10% và thể loại khác chiếm 10%;
Tỷ lệ tác phẩm đề cập đến địa phương: 65%; Tổng số chuyên trang, chuyên mục
là 14, số lượng video clip cập nhật/tháng đạt 40 video clip.
14. Trang thông tin điện tử tổng hợp
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 9 trang thông tin điện tử của các đơn vị:
Cục Hải quan, Đảng uỷ Khối các cơ quan, Hội Nhà báo, Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ, Thanh tra tỉnh, Tỉnh uỷ, Thành phố Hà tĩnh và 2

trang tinh tổng hợp là Hà Tĩnh News và Miền trung – Tây Nguyên.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

17


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

Nội dung của các trang TTĐT tổng hợp khá phong phú, đa dạng bao gồm
các lĩnh vực: chính sách, pháp luật, báo chí truyền thông, kinh tế, thị trường,
khoa học, kỹ thuật, việc làm, du lịch… Nhìn chung các trang TTĐT tổng hợp
trên địa bàn đã thực hiện khá nghiêm túc các quy định của nhà nước trong việc
xin phép hoạt động, tổ chức hoạt động.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ
Với 6 cơ quan báo chí địa phương, 13 đài TTTH cấp huyện, 262 đài
truyền thanh cơ sở và 7 cơ quan truyền hình trả tiền, trên 40 bản tin của các Sở,
ban, ngành, đoàn thể, hội cấp tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã; và 50 Trang
thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố,
thị xã công tác quản lý nhà nước về báo chí được tăng cường và đã có những
bước tiến bộ đáng ghi nhận.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền. Sở
Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác quản lý nhà nước ở cấp tỉnh,
phòng Văn hoá – Thông tin quản lý nhà nước cấp huyện. Các cơ quan này đã
phối hợp chặt chẽ trong công tác tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thực hiện
tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí, xuất bản theo đúng chức năng,
nhiệm vụ.
Hằng tháng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo, định hướng tư tưởng nội
dung thông tin, tuyên truyền trao đổi, thống nhất với Sở Thông tin và Truyền
thông hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan cơ quan báo chí, tuyên truyền trên địa
bàn tỉnh thực hiện. Đối với những sự kiện lớn, những vụ việc đột xuất được chỉ

đạo, hướng dẫn tuyên truyền kịp thời.
1. Kết quả đạt được
Hoạt động nổi bật nhất trong QLNN về báo chí là hội nghị giao ban báo
chí định kỳ hằng tháng do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức, nhằm tổng hợp, đánh giá
hoạt động báo chí trong tháng và định hướng công tác tuyên truyền tháng tiếp
theo; những vi phạm trong hoạt động báo chí, tuyên truyền chưa đúng đường lối,
chủ trương của Đảng, Nhà nước được nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Việc theo dõi, quản lý nội dung thông tin, báo chí được thực hiện thường
xuyên tại Sở Thông tin và Truyền thông. Các ấn phẩm in của các cơ quan Báo
Hà Tĩnh, kênh phát thanh, truyền hình Hà Tĩnh, các tạp chí, trang báo điện tử và
trang thông tin điện tử tổng hợp có thông tin về Hà Tĩnh đều được theo dõi,
kiểm soát nội dung, tổng hợp và kịp thời báo cáo, đề xuất với tỉnh nắm bắt thông
tin, phối hợp cung cấp thông tin, giải đáp các vấn đề thông tin, báo chí phản ánh
nhằm phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về nội dung thông tin.
Công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được thực hiện
nghiêm túc. Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh ra
quyết định ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối
với các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

18


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

Công tác tham mưu xây dựng cơ chế chính sách nhằm tăng cường công
tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, xuất bản trên địa bàn được triển
khai đồng bộ, hiệu quả. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế
Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Quản lý nhà nước hoạt động của các công ty Truyền hình cáp hoạt động
trên địa bàn tỉnh; thường xuyên kiểm tra hoạt động, kịp thời nhắc nhở, xử lý
những sai phạm của các đơn vị.
Hoạt động cấp phép xuất bản bản tin, tài liệu không kinh doanh, trang
thông tin điện tử tổng hợp được thực hiện đúng quy định. Giấy phép được cấp
đều đảm bảo đúng đối tượng, đúng chức năng, nhiệm vụ và không vi phạm Luật
Báo chí và các quy định của Đảng và Nhà nước.
Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động liên quan đến báo chí, xuất bản,
thực hiện quy chế phát ngôn… được chú trọng thực hiện, thường xuyên, liên
tục, nhằm kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan báo chí thực hiện đúng các quy định
của pháp luật về đăng, phát thông tin, về tần số phát sóng, nội dung quảng cáo.
Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện: Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý
nhà nước dưới sự hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông trong tất cả các
công tác, đặc biệt phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến tại địa
phương và phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động in, phát hành.
2. Tồn tại, hạn chế
Cán bộ chuyên ngành báo chí, xuất bản của Sở Thông tin và Truyền thông
còn mỏng về số lượng, dẫn tới nhiều bất cập trong công tác quản lý với nhu cầu
thực tế.
Tại các phòng Văn hoá Thông tin ở huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về 14 lĩnh vực thì trong đó có 9/14 lĩnh vực có liên quan đến báo chí
và xuất bản nhưng mỗi phòng Văn hoá Thông tin chỉ có 1 cán bộ phụ trách 9
lĩnh vực này dẫn đến công tác quản lý nhà nước cấp huyện rất hạn chế.
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH THEO
QUYẾT ĐỊNH 998/QĐ-UBND
1. Thực hiện chỉ tiêu và các nội dung quy hoạch
Bảng 1: Bảng đánh giá các chỉ tiêu quy hoạch theo quyết định 998/QĐ-UBND

TT
I


Mục tiêu

Đơn vị

Mục tiêu
đến 2015
(Quyết
định 998)

Hiện
trạng
(2016)

Đánh
giá

Nguyên nhân

Báo in

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

19


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

1.1


Số lượng
cơ quan
báo in, Tạp
chí

cơ quan

1.2

Thụ hưởng
thông tin
báo in

tờ/người/n
ăm

II

Phát triển
Tạp chí Hà
Tĩnh Người làm
báo

2.50

Chưa
phát
triển

Chưa

đạt

Đề án Quy hoạch báo
chí toàn quốc đến năm
2025 đang được xây
dựng có nhiều quan
điểm, chỉ tiêu liên quan
đến quy hoạch số lượng
cơ quan báo chí tại địa
phương.

1.40

Chưa
đạt

Người dân thụ hưởng
nhiều loại hình thông tin
thay thế, đặc biệt là
thông tin điện tử

Phát thanh và Truyền hình
Truyền
dẫn phát
sóng

Đưa sóng
PTTH Hà
Tĩnh lên vệ
tinh

Vinasat

2.2

Sản xuất
chương
trình

Đài PTTH
tỉnh xây
dựng phát
thêm một
kênh
truyền
hình số

Chưa
triển
khai

Chưa
đạt

2.3

Xây dựng
trang
thông tin
điện tử của
Đài PTTH


Xây dựng
trang
thông tin
điện tử của
Đài PTTH

Đã
triển
khai

Đạt

2.4

Truyền
dẫn phát
sóng

%

Tỷ lệ hộ
dân được
nghe, xem
phát thanh
truyền
hình

100%


Đạt

2.5

Đẩy mạnh
số lượng,
thời lượng,
chất lượng
xây dựng
trang
truyền
hình địa
phương

phút/ngày

Thời lượng
chương
trình tự sản
xuất đạt 15
- 20 phút

15-60

Đạt

2.1

Đã
triển

khai

Đạt

Đề án Quy hoạch báo
chí toàn quốc đến năm
2025 đang được xây
dựng có nhiều quan
điểm, chỉ tiêu liên quan
đến quy hoạch số lượng
kênh truyền hình tại địa
phương.

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

20


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

2.6

Số lượng
thuê bao
truyền
hình trả
tiền

2.7


Hệ thống
truyền
thanh cơ
sở

% tổng số
hộ dân

20% tổng
số hộ dân
sử dụng
truyền
hình trả
tiển

18%

Chưa
đạt

% số xã

100% xã,
phường
được đầu
tư truyền
thanh cơ
sở

100%


Đạt

III

3.1

3.2

Công tác dự báo chưa
chính xác.

Báo điện tử
Trang
thông tin
điện tử
tổng hợp

Báo Hà
Tĩnh điện
tử

%

100% báo
địa phương
có Trang
thông tin
điện tử
tổng hợp


16%

Chưa
đạt

Khó khăn về nguồn lực

Báo Hà
Tĩnh điện
tử phát
triển thêm
phiên bản
tiếng anh

Chưa
triển
khai

Chưa
đạt

Khó khăn về nguồn lực

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho báo chí giai đoạn 2013 – 2016
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Trong giai đoạn 2013-2016 ngành báo chí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã
được quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách (bao gồm chi hoạt động thường xuyên
và chi đầu tư) và thu hút nguồn lực xã hội trong lĩnh vực truyền hình trả tiền:
Ngân sách tỉnh đã đầu tư cho hệ thống báo chí bao gồm: các trang thiết bị phục

vụ sản xuất chương trình cho phát thanh, truyền hình: hệ thống máy phát thanh,
camera, bàn dựng hình; hệ thống mixer, hệ thống lưu trữ, micro, loa, máy tạo
hiệu ứng. Tổng giá trị đầu tư trên 10 tỷ đồng.
Nguồn lực xã hội được đầu tư phát triển hạ tầng truyền hình trả tiền, tổng
nguồn lực đầu tư ước đạt trên 21 tỷ đồng, phát triển mới 42.000 thuê bao.
3. Đánh giá hiện trạng báo chí Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2016
3.1 Kết quả đạt được:
Mạng lưới báo chí của tỉnh đã phát triển khá toàn diện với các loại hình:
Báo in, Phát thanh và Truyền hình, Báo điện tử và Cổng thông tin điện tử. Tạo ra
kênh thông tin hiện đại để phổ biến nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh.
Sự phát triển của báo chí Hà Tĩnh đã từng bước đáp ứng nhu cầu thông tin
ngày càng cao của đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần quan trọng trong
Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

21


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

việc định hướng dư luận và sự phát triển chung của tỉnh, phù hợp với tình hình
xu thế hội nhập quốc tế.
Nội dung, hình thức của các ấn phẩm báo in không ngừng được cải tiến và
nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Sản lượng
phát hành có mức tăng trưởng khá. Đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được
nhu cầu đặt ra của các cơ quan báo in tại tỉnh.
Hạ tầng mạng lưới PTTH phát triển rộng với hệ thống các trạm phát
thanh, trạm truyền hình và truyền thanh cơ sở có ở hầu hết các xã, thôn, xóm.
Ngoài loại hình PTTH tương tự, tỉnh đã phát triển mạng lưới truyền hình trả
tiền, truyền hình qua vệ tinh tới đông đảo người dân tại trung tâm các huyện,

khu vực tập trung dân cư trong tỉnh giúp người dân được xem nhiều chương
trình truyền hình trong nước và quốc tế.
Báo Hà Tĩnh điện tử ngày càng khẳng định là ấn phẩm báo chí quan trọng
của tỉnh. Thông tin bảo đảm mới, kịp thời, chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, có hệ
thống, là một kênh thông tin điện tử quan trọng, góp phần quảng bá hình ảnh của
Hà Tĩnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
3.2. Tồn tại:
Về nội dung nhiệm vụ: hiện nay trên địa bàn tỉnh còn một số tạp chí có
nội dung, nhiệm vụ tương đồng như: Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh và Tạp chí Hồng
Lĩnh. Hai tạp chí này đều hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa và có chung nhóm
đối tượng phát hành trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh dẫn đến hiện tượng chồng chéo về
nội dung phần nào gây lãng phí nguồn lực.
Sản lượng: Ngoại trừ Báo Hà Tĩnh và Tạp chí Thông tin Tư tưởng, các tạp
chí còn lạn có sản lượng khá thấp như tạp chí Khoa học 200 bản/kỳ, tạp chí
Hồng Lĩnh 600 bản/kỳ, tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh 1.700 bản/kỳ và đều có xu
hướng giảm trong giai đoạn vừa qua. Điều này cho thấy sức hấp dẫn, hiệu quả
hoạt động trong giai đoạn vừa qua của các tạp chí chưa cao và các đối tượng
phát hành của các tạp chí này đang dần thu hẹp lại.
Mô hình tổ chức: Ngoại trừ Báo Hà Tĩnh, các cơ quan còn lại đều nguồn
nhân lực khá hạn chế (chủ yếu là kiêm nhiệm và cộng tác viên) ví dụ như: Tạp
chí Văn hóa: 4 cán bộ kiêm nhiệm; Tạp chí Hồng Lĩnh: 6 cán bộ kiêm nhiệm;
Tạp chí Thông tin Tư tưởng: 9 lao động kiêm nhiệm... điều này dẫn đến các tạp
chí khó cạnh tranh với các loại hình thông tin điện tử (các tạp chí trên địa bàn
đều chưa có phiên bản điện tử, một số đã số hóa nội dung và đăng trên trang
thông tin điện tử của cơ quan chủ quản) bởi tính thời sự hạn chế.
3.3. Công tác quản lý nhà nước về báo chí:
Công tác quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương đã và đang gặp phải
một số khó khăn như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt
động báo chí còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa được bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh
phù hợp kịp thời. Biên chế triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về


Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

22


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

hoạt động báo chí còn thiếu, chưa đáp ứng được mục tiêu quản lý tổng thể hoạt
động báo chí trên địa bàn toàn tỉnh.
3.4. Nguyên nhân
Địa hình tỉnh nhiều đồi núi, dân cư sống rải rác, hệ thống giao thông có
nhiều khó khăn nên hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng PTTH không khai
thác hết hiệu quả, hoạt động tuyên truyền báo chí gặp nhiều khó khăn.
Trình độ dân trí không đồng đều, nhu cầu hưởng thụ thông tin báo chí của
người dân, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn
thấp.
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước tuy đã được bổ sung nhưng vẫn còn
thiếu, nhất là các văn bản điều chỉnh về lĩnh vực phát thanh - truyền hình và
thông tin điện tử. Đội ngũ cán bộ quản lý báo chí vừa thiếu về số lượng vừa hạn
chế về kinh nghiệm quản lý, phương tiện trang thiết bị phục vụ công tác kiểm
soát thông tin báo chí chưa theo kịp với sự phát triển của hoạt động báo chí.
Nhận thức về chức năng nhiệm vụ và tính đặc thù trong hoạt động báo chí
của một bộ phận cán bộ, nhân dân trong tỉnh chưa đầy đủ, đội ngũ cán bộ lãnh
đạo nhiều đơn vị còn thiếu kinh nghiệm tiếp xúc làm việc với phóng viên báo
chí, chưa có sự đồng cảm và chia sẻ với báo chí do vậy làm cho hiệu quả hợp tác
phát triển báo chí còn hạn chế.

Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030


23


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

CHƯƠNG III: DỰ BÁO PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ
I. CĂN CỨ DỰ BÁO
1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh10
Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; bảo vệ môi trường và thích ứng với
biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được
nâng cao, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người nằm trong
nhóm các tỉnh đứng đầu cả nước; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội.
2. Định hướng phát triển ngành báo chí của cả nước
Sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu
quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói,
báo điện tử. Xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng
cốt, có vai trò định hướng thông tin báo chí, thông tin trên mạng viễn thông,
Internet. Sắp xếp lại các cơ quan báo chí khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn
trải đầu tư, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích; gắn với việc
xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, nhất là của người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí. Xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng
lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.
II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ ĐẾN NĂM 2030
1. IoT (Internet of Things) – Mạng lưới vạn vật kết nối Internet:
IoT là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung
cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi
thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực

tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. Ngành báo chí, phát thanh,
truyền hình sẽ phải chịu tác động theo cả 3 hướng: thông tin thu thập, quá trình
xử lý thông tin và thông tin phát đi. IoT sẽ làm gia tăng thêm đối tượng thụ
hưởng thông tin, đa dạng hóa loại hình thiết bị nhận thông tin.
2. Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence)
Trí tuệ nhân tạo (tiếng Anh: artificial intelligence hay machine
intelligence, viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân
tạo nào. Dự báo sẽ có xu hướng sản xuất các thông tin đầu vào trí tuệ nhân tạo,
hệ thống xử lý và lấy thông tin cung cấp cho khách hàng. Đứng từ khía cạnh thu
thập thông tin cho phát thanh, truyền hình, xu hướng sử dụng các rôbốt cho các
tác vụ có tính chất lặp đi lặp lại cũng đang dần hiện thực hóa.

10

Căn cứ: Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2050
Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

24


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

3. Ứng dụng OTT
Ứng dụng OTT (viết tắt của cụm từ Over - The - Top) là thuật ngữ để chỉ
các ứng dụng và các nội dung như âm thanh, video được cung cấp trên nền tảng
Internet. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet không kiểm soát và không chịu trách
nhiệm về những nội dung đó. Truyền hình OTT trong tương lai sẽ là một trong
những nội dung phát triển rất mạnh mẽ.

4. Truyền hình 3D
Truyền hình 3 chiều - 3DTV: Truyền hình 3D (3D Television, 3DTV) là
tên gọi chung chỉ các hệ thống cung cấp cho người xem cảm giác độ sâu tương
tự với cảm giác trong thế giới thực. Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) đã
thông qua lộ trình phát triển công nghệ truyền hình 3D trong tương lai. Dự báo
công nghệ truyền hình 3D sử dụng tại Việt Nam sau năm 2020.
5. Truyền hình độ phân giải cao
Trên thế giới đang phát triển thế hệ truyền hình độ phân giải siêu cao UHDTV (Ultra high definition television), có độ phân giải cao hơn chuẩn
HDTV đang được sử dụng rộng rãi tại nước ta hiện nay ví dụ như độ phân giải
2K (2.048x1440), UHD (3.840x2160) và 8K (7.680x4.320).
Hiện nay VTV, VTC, ANTV, QPVN, Quốc Hội TV và một số đài địa
phương như Đài PTTH thành phố Hà Nội, Đài PTTH thành phố Hồ Chí Minh đã
phát sóng các kênh truyền hình theo định dạng HD. Dự báo đến cuối năm 2020
các đài PTTH cấp tỉnh trên toàn quốc sẽ sản xuất chương trình truyền hình HD.
6. Phát thanh số
DAB là công nghệ phát sóng phát thanh số cho phép chuyển tải nhiều
chương trình phát thanh trên 1 kênh tần số, chất lượng âm thanh tốt hơn. Năm
2013 Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã phối hợp với Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á - Thái Bình Dương (ABU) tổ chức hội thảo quốc tế trình
diễn công nghệ DAB+, nhằm chuẩn bị định hướng cho việc chuyển đổi công
nghệ số phát thanh Việt Nam. Dự báo công nghệ DAB hoặc DAB+ sẽ được sử
dụng tại Việt Nam sau năm 2020.
7. Xu hướng thay đổi phương thức thụ hưởng thông tin và loại hình hiển thị
thông tin
Thị trường Việt Nam hiện nay tỷ trọng thiết bị xem truyền hình tương tự
mặt đất và số mặt đất quảng bá trên 60%, 18% xem truyền hình cáp tương tự và
cáp số, 13% truyền hình IPTV còn lại là các loại hình khác. Nhận định chung thị
trường Việt Nam còn rất tiềm năng, giai đoạn tới truyền hình trả tiền sẽ tăng
trưởng mạnh, các loại hình có tốc độ tăng trưởng bao gồm truyền hình cáp số,
truyền hình IPTV, truyền hình di động, truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ
tinh. Bên cạnh đó, các phương tiện thụ hưởng thông tin sẽ rất đa dạng, tất cả các

thiết bị có kết nối Internet đều có khả năng thụ hưởng thông tin, xem các chương
trình truyền hình theo cách của người sử dụng.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

25


×