Tải bản đầy đủ (.doc) (206 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố vĩnh yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 206 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG ĐỨC NAM

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG ĐỨC NAM

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ PHÁN



THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu đã được nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là
trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan trên.
Người cam đoan

Dương Đức Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng QLĐT Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thế
Phán
đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn,... và gia

đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có
những ý kiến đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng năm 2014
Tác giả luận văn

Dương Đức Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................................. vii DANH
MỤC BẢNG ........................................................................................viii MỞ

ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................
1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn ................................................ 4
5. Kết cấu nội dung của luận văn ...................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .......................... 5

1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Tổng quan về cạnh tranh .........................................................................
5
1.1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh ..........................................................
9
1.1.3. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ...............................................
11
1.1.4. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .
15
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

4

nhỏ và vừa .......................................................................................................
19
1.2. Cơ sở thực tễn ..........................................................................................
26
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp
nhỏ và vừa của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai............................................ 26
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp
nhỏ và vừa của tỉnh Bình Dương .................................................................... 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

4

1.2.3. Một số bài học rút ra về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ....................................................... 29
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34
2.2. Cơ sở phương pháp luận .......................................................................... 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................
35
2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 35
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................
35
2.3.4. Phương pháp tổng hợp thông tin ...........................................................
37
2.3.5. Phương pháp phân tích thông tin, dữ liệu .............................................
37
2.4. Hệ thốn

................................................................... 38

2.4.1. Doanh thu .............................................................................................. 38
2.4.2. Thị phần................................................................................................. 38
2.4.3. Giá ......................................................................................................... 39
2.4.4. Lợi nhuận độc quyền ............................................................................. 39
2.4.5. Thương hiệu của doanh nghiệp ............................................................. 40
Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH
YÊN...................................................................................................... 42
3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội của thành phố Vĩnh Yên.... 42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 42
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 44
3.1.3. Đánh giá chung những ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

5

của các DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên .......................................... 47
3.2. Khái quát chung về hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên......................................................................................................... 48
3.2.1. Sự phát triển qua các năm .....................................................................
48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

6

3.2.2. Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........................................................
50
3.2.3. Đặc điểm cơ bản của các DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên . 52
3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn Vĩnh Yên......
52
3.3.1. Thực trạng năng lực về vốn .................................................................. 52

3.3.2. Thực trạng năng lực về nhân lực........................................................... 54
3.3.3. Thực trạng năng lực về kỹ thuật, công nghệ .........................................
55
3.3.4. Thực trạng năng lực về tổ chức quản trị doanh nghiệp ........................
56
3.3.5. Thực trạng năng lực về hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa
chọn thị trường mục tiêu .................................................................................
59
3.3.6. Thực trạng năng lực về hoạch định và thực hiện chiến lược sản phẩm,
dịch vụ ............................................................................................................. 60
3.3.7. Thực trạng năng lực về hoạch định và thực hiện chiến lược giá cả ..... 61
3.3.8. Thực trạng năng lực về hoạch định và thực hiện chiến lược phân
phối hàng hóa, dịch vụ .................................................................................... 62
3.3.9. Thực trạng năng lực về hoạch định và thực hiện chiến lược khuyếch
trương, xây dựng và quảng bá thương hiệu ....................................................
64
3.4. Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên .................................................................... 65
3.4.1. Thành tựu và nguyên nhân ....................................................................
65
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................
71
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

7

trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên .................................................................... 73

3.5.1. Môi trường kinh tế, xã hội .................................................................... 73
3.5.2. Chính sách kinh tế và pháp luật của chính phủ..................................... 74
3.5.3. Trình độ cạnh tranh của các đối thủ canh tranh ....................................
76
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
........................................................................................... 79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

8

4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên...........................
79
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên ................ 79
4.1.2. Định hướng phát triển hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên ......................................................................................................... 79
4.1.3. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên...........................
80
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ............................................................. 81
4.2.1. Đối với các cơ quan quản lý của thành phố Vĩnh Yên ......................... 81
4.2.2. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................... 87
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 95
4.3.1. Đối với Trung ương .............................................................................. 95
4.3.2. Đối với tỉnh ........................................................................................... 96

KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BĐS

: Bất động sản CNH

: Công nghiệp hoá DN

:

Doanh nghiệp
DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GTGT

: Giá trị gia tăng

TDMNPB

: Trung du miền núi phía Bắc


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các tiêu chí của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................... 12
Bảng 2.1. Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................ 41
Bảng 3.1. Dân số và cơ cấu dân số thành phố Vĩnh Yên................................ 44
Bảng 3.2. Dịch chuyển cơ cấu lao động.......................................................... 45
Bảng 3.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên theo
loại hình doanh nghiệp ....................................................................
49
Bảng 3.4. Cơ cấu các DNNVV trên địa bàn Vĩnh Yên .................................. 51
Bảng 3.5. Vốn đăng ký kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa từ năm 2011-2013 ............................................................... 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò hết
sức quan trọng và ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội. Các doanh
nghiệp nhỏ và vừa là đầu mối quan trọng của các kênh tiêu dùng và đầu tư là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm, đóng góp phần chủ yếu cho tăng trưởng
và góp phần giải quyết tốt nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực này vẫn chưa tương xứng với khả
năng hiện có, mặc dù đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ và thường là gặp
khó khăn trong cạnh tranh trên thương trường. Đứng trước thời cơ và
thách thức mới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải tìm ra các giải pháp
để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và thị trường quốc
tế, cần phải có chiến lược phát triển để tự khẳng định vị thế của chính mình.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Việc nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa sẽ cho chúng ta biết được những lợi thế, tềm năng
cũng như những điểm yếu, những hạn chế của bản thân doanh nghiệp để từ
đó tìm ra những giải pháp khả thi để đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh.
Thành phố Vĩnh Yên là thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, đóng vai
trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc và được quy
hoạch là “lõi” đô thị Vĩnh Phúc theo quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đã
được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2011, Thành phố được công nhận
đạt đô thị loại III từ năm 2004 và hiện đang hoàn chỉnh đề án để phấn đấu
xây dựng thành phố đạt đô thị loại II vào năm 2016. Trong những năm vừa
qua, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

2

trong đó, có phần góp phần không nhỏ của hệ thống các doanh nghiệp nhỏ
và vừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3

trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa của
tỉnh hiện đang và sẽ gặp nhiều khó khăn trên thương trường, mà nguyên
nhân chủ yếu là năng lực cạnh tranh còn yếu. Do vậy, nghiên cứu để tm
ra các giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố có ý nghĩa quan trọng. Từ lý do
đó, học viên chọn đề tài nghiên cứu là: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên".
Hiện nay ở nước ta có khá nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao năng
lực cạnh tranh của DNNVV, tuy nhiên các nghiên cứu thường đề cập đến
nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV hoặc ở tầm vĩ mô, hoặc ở tầm vi
mô thuộc các địa bàn khác. Cho đến nay, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề nâng cao
năng lực cạnh tranh của các DNNVV, đặc biệt là nghiên cứu năng lực cạnh
tranh dưới góc nhìn của nhà quản lý. Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải một
cách toàn diện và đầy đủ để làm rõ thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh
của DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và đề xuất một số giải pháp

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên là đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tễn, đặc biệt là trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, đề tài nghiên cứu không trùng lặp với
đề tài đã được công bố ở trong và ngoài nước. Đây sẽ là mục têu và cũng là
nhiệm vụ đặt ra cho đề tài nghiên cứu và giải quyết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các Danh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Vĩnh Yên qua đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tài
chính, phương pháp quản lý, marketing, giá trị vật chất của doanh nghiệp
...từ đó đánh giá điểm mạnh, tồn tại và thách thức đặt ra trong quá trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

4

phát triển. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

5

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tễn về cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh và sự cẩn thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Vận dụng lý luận đó vào phân tích đánh giá thực trạng để hiểu rõ
thực trạng năng lực cạnh tranh; những mặt được và chưa được trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên trong quá
trình phát triển ở giai đoạn tếp sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tễn về năng lực cạnh tranh, nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành
phố.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên trên cả 2 góc độ:
Thứ nhất, từ góc độ các DNNVV, đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên.
Thứ hai, từ góc độ quản lý Nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch
kế hoạch phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các DNNVV
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, bao gồm các: Công ty cổ phần, TNHH, DN tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

6

nhân, công ty hợp danh các DN nhỏ sở hữu vốn từ khu vực Nhà nước và

các Hợp tác xã. Không nghiên cứu các DN lớn thuộc sở hữu Nhà nước, các
hộ kinh doanh cá thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

7

Thời gian nghiên cứu: 2011 - 2013 và đề xuất các định hướng, giải
pháp đến năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
- Nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong phát triển và nâng cao năng lực
canh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các địa phương trong
và ngoài nước. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
- Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên; phân tích và đánh giá thách thức đặt
ra trong quá trình phát triển cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh ở giai
đoạn tếp theo.
- Đề xuất nhóm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các
DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên trong bối cảnh và điều kiện mới.
5. Kết cấu nội dung của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và kiến nghị, bảng chữ viết tắt, danh mục
bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận
văn được kết cấu gồm 04 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Chương2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên.
- Chương 4: Các giải pháp nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của
các DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

8

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, các
khái nệm liên quan đến cạnh trạnh còn rất khác nhau. Theo Mác: “Cạnh
tranh là sự phấn đấu ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong têu thụ để đạt được
những lợi nhuận siêu ngạch”, có các quan niệm khác lại cho rằng “cạnh tranh
là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao
cho tốt hơn các doanh nghiệp khác” (Theo nhóm tác giả cuốn “nâng cao
năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”). Theo kinh tế chính
trị học: “Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ nhằm giành lấy
thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp mình”. Để hiểu một cách khái quát
nhất ta có khái niệm như sau:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh cạnh tranh được hiểu là sự
ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành được ưu thế

hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ, về cùng một loại
khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, trong bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ một
hoạt động nào của con người cũng nổi cộm lên vấn đề cạnh tranh. Ví như các
quốc gia cạnh tranh nhau để giành lợi thế trong đối ngoại, trao đổi; các
doanh nghiệp cạnh tranh nhau để lôi cuốn khách hàng về phía mình, để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

9

chiếm lĩnh những thị trường có nhiều lợi thế và con người cạnh tranh nhau
để vươn lên khẳng định vị trí của mình cả về trình độ chuyên, môn nghiệp
vụ để những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

10

người dưới quyền phục tùng mệnh lệnh, để có uy tn và vị thế trong quan hệ
với các đối tác… Như vậy, có thể nói cạnh tranh đã hình thành và bao trùm
lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ mô, từ một cá nhân
riêng lẻ đến tổng thể toàn xã hội. Điều này xuất phát từ một lẽ đương nhiên
đó là tuân theo quy luật đấu tranh sinh tồn của giới tự nhiên và xã hội; cạnh
tranh là một quy luật tự nhiên và khách quan của nền kinh tế thị trường, nó
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người, bởi tự do là nguồn
gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh tranh là động lực để thúc đẩy sản xuất, lưu

thông hàng hoá phát triển… Nước ta cũng không phải là ngoại lệ, hiện đã và
đang bước vào giai đoạn phát triển cao về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính
trị, văn hoá, mà bên cạnh đó, bởi vậy để giành được các điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và têu thụ sản phẩm buộc các doanh nghiệp phải thường
xuyên động não, tích cực nhạy bén và năng động, phải thường xuyên cải tiến
kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, bổ sung xây dựng các
cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, loại bỏ những máy
móc đã cũ kỹ và lạc hậu và điều quan trọng phải có phương pháp tổ chức
quản lý có hiệu quả, đào tạo và đãi ngộ trình độ chuyên môn, tay nghề cho
người lao động. Thực tế cho thấy ở đâu thiếu có sự cạnh tranh thường ở đó
biểu hiện sự trì trệ và yếu kém sẽ dẫn doanh nghiệp sẽ mau chóng bị đào
thải ra khỏi quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Để thúc đẩy têu
thụ và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá các doanh nghiệp cần phải
nghiên cứu thị trường, tm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Hay nói
các khác, các doanh nghiệp đang phải thường xuyên tìm các giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất
đó là cuộc ganh đua giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường
với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

11

tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi
nhuận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

12

Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để một mặt
chấp nhận canh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đó phát huy yếu tố nội
lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mặt khác tránh tình trạng cạnh
tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng như làm suy
yếu chính mình.
1.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh
(1) Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân
Canh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động
xã hội. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các
doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, ở đây
cạnh tranh phải là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh; các doanh
nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền
kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không
tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn
đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền
kinh tế không ổn định. Vì vậy, nhiều nước đã ban hành luật chống độc quyền
trong cạnh tranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh. Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu
quả. Do đó buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh có
chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy cạnh tranh
tạo ra sự đổi mới mang lại sự tăng trưởng kinh tế.
(2) Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng
Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt
thì người được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng
không phải chịu một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do
cạnh tranh mang lại như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

×