Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế tại cục thuế tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ XUÂN QUYẾT

TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC
NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số :

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyen Quoc Oanh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Vũ Xuân Quyết

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quốc Oánh, thầy là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình
nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Vũ Xuân Quyết


ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ............................................................................................................................
iii

Danh

mục

chữ

viết

tắt

...................................................................................................... vi Danh mục bảng
.............................................................................................................. viii Danh mục hình
và sơ đồ ................................................................................................... x Trích yếu luận
án

.............................................................................................................

xi


Thesis

abstract................................................................................................................. xii Phần
1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn .................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4

2.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4

2.1.1. CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý ............................................................. 4
2.1.2. Thuế và quản lý thuế............................................................................................. 8
2.1.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý thuế................................................................... 14
2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 20

2.2.1. Thực tiễn ứng dụng CNTT ở một số quốc gia khác trên thế giới .......................
20
2.2.2. Thực tiễn ứng dụng CNTT ở Việt Nam.............................................................. 25
2.3.

Bài học rút ra cho công việc tăng cường ứng dụng cntt trong quản lý thuế
tại cục thuế tỉnh bắc ninh .................................................................................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 29
3


3.1.1. Sơ lược về tổ chức của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh................................................ 29
3.1.2. Tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
quản lý................................................................................................................. 35
3.1.3. Công tác quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ...................................... 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 42

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 42
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin - số liệu ............................................................ 42
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và số liệu .............................................................. 44
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu và thông tin........................................................ 44
3.3.

HỆ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng Ứng dụng CNTT ................................... 45

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về trang thiết bị CNTT ................................................. 45
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về triển khai, đào tạo, hỗ trợ, nâng cấp ứng dụng
công nghệ thông tin............................................................................................. 45
3.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin ............... 45
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 46
4.1.

Thực trạng Ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại cục thuế tỉnh bắc
Ninh .................................................................................................................... 46

4.1.1. Thực trạng về nhân lực ........................................................................................ 46
4.1.2. Trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật ............................................................................ 47
4.1.3. Triển khai các phần mềm ứng dụng trong quản lý thuế...................................... 51
4.1.4. Triển khai ứng dụng hệ thống thư điện tử, trang thông tin điện tử, dịch vụ
điện tử phục vụ NNT .......................................................................................... 65
4.1.5. Triển khai hệ thống lưu trữ, an toàn bảo mật ...................................................... 67
4.2.


Đánh giá tác động của việc ứng dụng CNTT đến hiệu quả công tác quản lý
thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 70

4.3.

Những hạn chế trong đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT tại Cục Thuế tỉnh
Bắc Ninh ............................................................................................................. 74

4.4.

Yếu tố Ảnh hưởng đến Ứng dụng CNTT trong QUẢN LÝ THUẾ tại cục
thuế tỉnh bắc Ninh ............................................................................................... 76

4.4.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................................... 76
4.4.2. Yếu tố khách quan .............................................................................................. 80
4.5.

Giải pháp tăng cường Ứng dụng CNTT tại cục thuế tỉnh bắc Ninh ................... 81

4


4.5.1. Tăng cường công tác đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ
năng khai thác, sử dụng các phần mềm quản lý thuế của cán bộ ....................... 81
4.5.2. Triển khai qui chế phối hợp kiểm tra vận hành ứng dụng CNTT ....................... 84
4.5.3. Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách thuế và hỗ trợ cho NNT ............ 89
4.5.4. Phát triển, nâng cấp phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật CNTT.................... 91
4.5.5. Hoàn thiện các quy trình quản lý thuế ................................................................ 92
4.5.6. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kết nối mạng đồng bộ giữa các ngành ..................... 93
4.5.7. Ban hành và thực hiện tốt qui chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các

ban, ngành ........................................................................................................... 93
4.5.8. Hỗ trợ người nộp thuế về đăng ký và sử dụng các dịch vụ thuế điện tử ............. 94
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 95
5.1.

Kết luận............................................................................................................... 95

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................. 96

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 98
Phụ lục .......................................................................................................................... 100

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT:
Chữ viết tắt
BCTC

Nghĩa tiếng Việt
Ứng dụng hỗ trợ báo cáo tài chính

CCT

Chi cục thuế

CNTT


Công nghệ thông tin

CQT

Cơ quan thuế

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

ĐKT

Đăng ký thuế

GTGT

Giá trị gia tăng

HCQT-TV-AC

Hành chính – Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ


HTKK

Hỗ trợ kê khai thuế

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

KH-ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KK-KTT

Kê khai - kế toán thuế

KTQM

Khai thuế qua mạng

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MST


Mã số thuế NNT

Người nộp thuế NQD
Ngoài quốc doanh NSNN
Ngân sách nhà nước NTĐT
Nộp thuế điện tử QLT
Quản lý thuế
QTT

Ứng dụng phân tích tình trạng thuế

QLT-TKN

Ứng dụng quản lý thuế tự khai nộp

TPR

Ứng dụng phân tích rủi ro về thuế

TPH

Ứng dụng hỗ trợ thông tin tổng hợp quản lý thuế

TCCB

Phần mềm quản lý hồ sơ tổ chức cán bộ

6



TNCN

Thu nhập cá nhân

TMS

Ứng dụng quản lý thuế tập trung

TCT

Tổng cục Thuế

UBND

Ủy ban nhân dân

UD

Ứng dụng

TIẾNG ANH:
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association
of Southeast Asia Nations)


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic
Product)

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (Gross Regional
Domestic Product)

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Chức năng của các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ........................ 33

Bảng 3.2.

Doanh nghiệp hoạt động trong tỉnh Bắc Ninh phân theo huyện, thị
xã thành phố qua 3 năm ............................................................................. 36

Bảng 3.3.

Doanh nghiệp độc lập đang hoạt động trong tỉnh Bắc Ninh phân
theo loại hình doanh nghiệp qua 3 năm ..................................................... 37

Bảng 3.4.


Kết quả nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp giai đoạn
2013 – 2015 ............................................................................................... 39

Bảng 3.5.

Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN từ năm 2013 – 2015 ................... 40

Bảng 3.6.

Mô tả chi tiết thu thập thông tin điều tra chọn mẫu................................... 43

Bảng 4.1.

Thống kê số lượng cán bộ tin học từ 1997 - đến 2015 .............................. 46

Bảng 4.2.

Phân bổ thiết bị máy tính tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế giai
đoạn 2013 - 2015 ....................................................................................... 48

Bảng 4.3.

Thống kê số lượng máy tính, máy in được trang bị tại Cục Thuế
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015......................................................... 49

Bảng 4.4.

Thống kê số nút mạng nội bộ (LAN) ........................................................ 50


Bảng 4.5.

Danh mục ứng dụng CNTT đã triển khai .................................................. 52

Bảng 4.6.

Thống kê tình hình triển khai, nâng cấp ứng dụng quản lý thuế ............... 55

Bảng 4.7.

Số liệu về sai dữ liệu thuế và tồn đọng hồ sơ khai thuế, chứng từ
chưa được hạch toán .................................................................................. 56

Bảng 4.8.

Thống kê tình hình hỗ trợ, tập huấn ứng dụng CNTT năm 2015 .............. 56

Bảng 4.9.
Thống kê tình hình tập huấn triển khai ứng dụng CNTT năm 2015
............... 57
Bảng 4.10. Thống kê về tình hình sử dụng ứng dụng CNTT của cán bộ thuế............. 58
Bảng 4.11. So sánh mức độ tin học hóa của các ứng dụng CNTT .............................. 59
Bảng 4.12. Thống kê tình hình triển khai hệ thống KTQM năm 2015........................ 60
Bảng 4.13. Thống kê triển khai hệ thống nộp thuế điện tử năm 2015 ......................... 61
Bảng 4.14. Kết quả khảo sát NNT về khai báo thông tin liên quan đến loại thuế
phải nộp trong giấy nộp tiền khi nộp thuế điện tử ..................................... 62
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát NNT về mã địa bàn, mẫu giấy nộp tiền trong nộp
thuế điện tử ................................................................................................ 62

8



Bảng 4.16. Thống kê tình hình thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử, phần
mềm trao đổi trực tuyến cho công việc của cán bộ thuế ........................... 65
Bảng 4.17. Thống kê về tình hình sử dụng website và dịch vụ công trực tuyến ......... 66
Bảng 4.18. Thống kê các số liệu liên quan đến phần mềm diệt virus.......................... 69
Bảng 4.19. Thống kê về tình hình áp dụng an toàn, bảo mật trong CNTT.................. 70
Bảng 4.20. Thống kê các ứng dụng CNTT được triển khai trong giai đoạn 2005
- 2010 ......................................................................................................... 72
Bảng 5.1.

Kế hoạch đào tạo nâng cao kỹ năng vận hành83 các ứng dụng
CNTT trong Quản lý thuế.......................................................................... 83

Phụ lục 01. Mô tả lỗi tờ khai thuế trong cơ sở dữ liệu ứng dụng TMS ...................... 100

9


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1. So sánh mức độ truy cập website của cán bộ thuế .................................... 66
Biểu đồ 4.2. Thống kê tần suất cán bộ thuế áp dụng sao lưu dữ liệu ............................ 68
Biểu đồ 4.3. So sánh phương thức sao lưu dữ liệu ra .................................................... 68
Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ phân công nhiệm vụ Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh................ 35

Sơ đồ 4.1.

Phối hợp thực hiện Qui trình kiểm tra, giám sát vận hành ứng dụng CNTT

tại Cơ quan Thuế trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế
............................................................................................................ 85

10


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
1. Tên tác giả: Vũ Xuân Quyết
2. Tên luận văn: “ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế tại
Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Thực tế cho thấy ứng dụng CNTT là xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu triển
khai Chính phủ điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế
góp phần thúc đẩy nâng cao trình độ quản lý nhà nước. Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cũng
không phải là ngoại lệ và đang đứng trước sức ép và thách thức lớn trong việc đổi mới
để hiện đại hóa và hội nhập. Trong bối cảnh đó, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản
lý thuế luôn đóng vai trò quyết định, không chỉ nhằm đáp ứng được các yêu cầu hiện tại
đặt ra mà còn phải đi trước đón đầu để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thay đổi của
nghiệp vụ thuế trong tương lai. Đồng thời hệ thống ứng dụng CNTT phải hỗ trợ hệ
thống nghiệp vụ đưa ra các định hướng, các cải tiến quy trình tác nghiệp cho phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn. Trong nghiên cứu này tôi đã hệ thống hóa về mặt lý luận và
thực tiễn những vấn đề có liên quan đến ứng dụng CNTT trong quản lý thuế; Đánh giá
thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn 2013-2015; Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng CNTT trong quản lý

thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng
CNTT trong công tác quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh;
Trong nghiên cứu này, tôi đã sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để
đưa ra các phân tích nhận định, trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn
bản liên quan đến công tác quản lý thuế, thực trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quan
Thuế. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc
các đối tượng cán bộ công chức thuế tại Văn phòng Cục Thuế, Văn phòng các Chi cục
Thuế: Thành phố Bắc Ninh, huyện Quế Võ và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh. Tôi đã sử dụng các phương pháp phân tích như cho điểm, thống kê mô tả, thống
kê so sánh, phân tích SWOT để đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác
quản lý thuế của các Cơ quan Thuế tại tỉnh Bắc Ninh cũng như phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế tại Cục Thuế
tỉnh Bắc Ninh và các Chi cục Thuế trực thuộc.
Qua đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh
Bắc Ninh cho thấy còn tồn tại những vấn đề sau: (1) Về trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật

11


chưa được Tổng cục Thuế trang bị đủ số lượng theo nhu cầu sử dụng, tốc độ đường
truyền dữ liệu còn thấp so với thực tế. (2) Về triển khai phần mềm ứng dụng phục vụ
công tác quản lý thuế vẫn còn nhiều cản trở khi vẫn còn những cán bộ không biết hoặc
không muốn sử dụng, phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) còn xuất hiện nhiều lỗi,
không đảm bảo tính chính xác nghĩa vụ thuế của NNT, phần mềm đối chiếu chéo hóa
đơn không còn tác dụng do NNT không phải gửi bảng kê hóa đơn, nhiều NNT chưa
hiểu và biết cách lập giấy nộp tiền điện tử dẫn đến nộp sai, nộp chậm tiền thuế. (3) Về
công tác đào tạo ứng dụng CNTT, còn rất nhiều cán bộ thuế mặc dù đã được đào tạo
triển khai phần mềm ứng dụng nhưng chưa sử dụng thành thạo các chức năng để phục
vụ công tác quản lý thuế. (4) Cơ quan thuế chưa có hệ thống giám sát, đánh giá chất
lượng và hiệu quả triển khai, vận hành các ứng dụng CNTT trong quản lý thuế. Các yếu

tố chính ảnh hưởng đến tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuế
tỉnh Bắc Ninh gồm các yếu tố chủ quan như: (1) Quy trình, chính sách, (2) Trang thiết
bị kỹ thuật, (3) Trình độ cán bộ, (4) Quá trình triển khai và các yếu tố khách quan như:
(1) Ảnh hưởng của tình hình KT-XH, (2) Tuổi và thói quen người sử dụng, (3) Trình độ
CNTT của NNT, (4) Quyết định đầu tư CNTT của ngành thuế.
Thông qua nghiên cứu, tôi đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng
CNTT trong quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, đó là: (1) Tăng cường công tác
đào tạo kiến thức CNTT cho cán bộ thuế. (2) Triển khai quy chế kiểm tra, giám sát,
đánh giá vận hành các ứng dụng CNTT. (3) Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ
NNT cả về chủ trương hiện đại hóa của ngành thuế và chính sách pháp luật thuế. (4)
Nâng cấp kịp thời các ứng dụng CNTT và giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của NNT.
(5) Hoàn thiện các qui trình tác nghiệp trong quản lý thuế. (6) Tăng cường đầu tư và
quản lý hạ tầng, trang thiết bị CNTT. (7) Ban hành và thực hiện tốt quy chế phối hợp
giữa các ngành trong việc kết nối, chia sẻ thông tin quản lý thuế. (8) Triển khai hỗ trợ
kịp thời NNT về sử dụng các dịch vụ thuế điện tử.

xii


THESIS ABSTRACT
1. Author: Vu Xuan Quyet
2. Thesis title: “Strengthening the information technology application for tax
management in Bac Ninh Tax Department”
3. Major: Economic Management

Code:

60 34 04 10

4. Training institution: Vietnam National University of Agriculture

Applying information technology is now a current trend in order to suit eGovernment implementation. It not only meets the requirements of economic
development and international integration but also improves the State management. Bac
Ninh Tax Department is facing with pressure of renovation due to the trend of
modernization and integration. In this context, strengthening the information technology
application for tax management plays an important role. It not only meets the current
requirements but also meets the need for tax management in the future. Besides,
information technology application is required to support the transaction system and to
renovate the transaction process which is suitable for reality.
The research objectives are: (1) to synthesize the theoretical basis and practical
problems of information technology application for tax management; (2) to evaluate
the real situation of information technology application for tax management in Bac
Ninh Tax Department; (3) to analyze the factors affecting information technology
application for tax management in Bac Ninh Tax Department; and (4) to propose the
solutions to strengthen the information technology application for tax management in
Bac Ninh Tax Department.
Both primary and secondary data were used for thesis analysis. Secondary data
was gathered from statistical yearbooks of Vietnam, documents and reports of Bac Ninh
Tax Department. Primary data was collected by direct observation and interviews the
staffs of Tax Department Office, Bac Ninh Tax Department and other relevant
authorities in Bac Ninh province. Descriptive statistics method, comparative analysis
method, and SWOT analysis are used to evaluate the situation of information
technology application for tax management in Bac Ninh Tax Department. These
methods also are used to determine the factors affecting information technology
application for tax management in Bac Ninh Tax Department.
The research results showed some limitations of information technology
application for tax management in Bac Ninh Tax Department such as: (1) lack of
equipments and technical infrastructures for transaction system as well as low speed of

13



data transmission; (2) lack of accuracy of Tax Management System software; (3) low
proficiency in using TMS software of staffs; (4) lack of monitoring, quality appraisal
system, and implementation efficiency evaluation how does the information technology
application for tax management operate.
There were six main factors affecting information technology application for tax
management in Bac Ninh Tax Department including: (1) implementation policies; (2)
technical equipments; (3) staff capacity; (4) age of tax staff; (5) information technology
skill of taxpayers; (6) infrastructure investment from Tax Department.
The research also proposed that to improve the efficiency of information technology
application for tax management in the near future, some solutions should be focused:
(1) improving the capacity of tax staffs; (2) strengthening inspection and monitoring of
information technology application; (3) promoting the propaganda about information
technology application for tax management; (4) improving and monitoring the abidance
by law of tax; (5) Enhancing the process of tax management; (6) investing the
equipments and technical infrastructures for tax management; (7) improving the
coordination between sectors in connecting and sharing tax management information;
(8) supporting taxpayers for using e-tax services.

14


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử xã hội loài người, thuế gắn liền với sự ra đời, tồn tại và
phát triển của nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Thuế là một trong những công cụ quản lý kinh tế có tính hiệu quả cao của nhà
nước và thường được sử dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong tiến trình đổi
mới của nền kinh tế Việt Nam, nguồn thu từ thuế (bao gồm cả phí và lệ phí) ngày
càng tăng, hình thành nên nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, tạo điều

kiện tăng tích lũy cho yêu cầu phát triển của nhà nước.
Ngành thuế Việt Nam hiện nay đang đứng trước sức ép và thách thức lớn
trong việc đổi mới để hội nhập. Trong bối cảnh đó, hệ thống ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) không những phải đáp ứng được các yêu cầu hiện tại đặt ra mà
còn phải đi trước đón đầu để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thay đổi của nghiệp
vụ trong tương lai. Đồng thời hệ thống ứng dụng CNTT phải hỗ trợ hệ thống
nghiệp vụ đưa ra các định hướng, các cải tiến nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu
thực tiễn. Thực tế cho thấy ứng dụng CNTT là xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu
cầu triển khai Chính phủ điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao trình độ quản lý nhà nước.
Ngày 10/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 64/2007/NĐCP về việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước”, nội dung cơ bản của nghị định quy định các đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của
cơ quan và giữa các cơ quan, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức
và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh
bạch. Có thể nói đây là cơ sở thuận lợi và cũng là định hướng cải cách chung mà
ngành thuế phải tuân theo (Chính Phủ, 2007).
Báo cáo tổng hợp những nghiên cứu về môi trường kinh doanh tại nước ta
cho thấy trung bình mỗi doanh nghiệp phải mất trên 870 giờ/năm để giải quyết
các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính (Tổng cục Thuế, 2010a).
Theo yêu cầu công việc, ngành thuế hiện cần cắt giảm 30% thủ tục hành
chính về thuế và đặc biệt giảm thời gian thực hiện các thủ tục về thuế của doanh
nghiệp. Ngành thuế đã xác định yêu cầu hiện đại hóa quản lý thuế (QLT) của

1


Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực, xây dựng ngành thuế Việt Nam
tiên tiến và chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch và

hiệu lực, hiệu quả; phục vụ tốt người nộp thuế (NNT) và phù hợp với chuẩn mực
quốc tế, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế của NNT. Những yêu
cầu này chỉ có thể thực hiện được khi ngành thuế đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong các hoạt động quản lý thuế. Mặt khác việc cán bộ thuế cập nhật và khai
thác thông tin trên các phần mềm ứng dụng CNTT vẫn còn nhiều hạn chế do
trình độ tin học chưa thành thạo, do độ tuổi hoặc vì ảnh hưởng đến quyền lợi...
(Tổng cục Thuế, 2010a).
Nhận thức rõ những vấn đề trên, là một công chức trong lĩnh vực công
nghệ thông tin của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh” làm
luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, đề xuất những giải pháp tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề có liên quan đến
ứng dụng CNTT trong quản lý thuế;
- Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuế
tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2013-2015;
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng CNTT trong quản lý
thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản
lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và quá trình ứng dụng công nghệ
thông tin trong trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trong vòng 3 năm
trở lại đây (Từ năm 2013 đến năm 2015).


2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động
quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh.
- Về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2015 - tháng
10/2016.
- Số liệu sử dụng: Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý
thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh từ năm 2013 đến 2015.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc
Ninh như thế nào?
- Những thuận lợi, khó khăn của ứng dụng CNTT trong quản lý thuế hiện
nay tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh là gì?.
- Giải pháp nào để ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh
Bắc Ninh nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế hiện đại?.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế,
ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý thuế. Phân tích thực trạng
công tác ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh để đánh
giá những kết quả đã đạt được, hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng để tìm ra nguyên
nhân từ đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng CNTT
trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh.
Luận văn cũng đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm trong công tác quản
lý và triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý thuế và cụ thể hóa công tác ứng
dụng CNTT trong quản lý thuế nhằm hạn chế sự lãng phí, kém hiệu quả trong
ứng dụng CNTT đồng thời góp phần thúc đẩy hiện đại hóa công tác quản lý thuế,
nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức thuế trong triển khai, vận

hành hệ thống ứng dụng CNTT, tạo thuận lợi về thời gian và tiết kiệm chi phí
cho NNT trong việc tuân thủ pháp luật thuế.
Luận văn này được dùng làm tài liệu nghiên cứu, định hướng, tăng
cường ứng dụng CNTT trong quản lý thuế ở địa phương, dùng làm tài liệu
nghiên cứu cho các ngành, các cấp và các cơ quan Thuế ở địa phương khác.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý
2.1.1.1. Khái niệm CNTT
CNTT là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. CNTT có
các chức năng quan trọng như sáng tạo, xử lý, lưu trữ và truyền tải thông tin.
CNTT có những đặc trưng riêng biệt, có tính toàn cầu và bao trùm, là cơ sở để
phổ biến, trao đổi thông tin, tri thức, công nghệ, phát huy sáng tạo; hỗ trợ giảm
chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh năng lực cạnh tranh loại bỏ các
quá trình trung gian, dư thừa. CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm
máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết
Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là
kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội” (Chính phủ, 1993).
Luật CNTT của Việt Nam ban hành ngày 29/06/2006 đã đưa ra khái niệm:
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công
cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
thông tin số” (Quốc hội, 2006).

CNTT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm các thành phần như
qui trình hoạt động (nghiệp vụ), phần mềm máy tính, phần cứng máy tính, ngôn
ngữ lập trình và các cấu trức dữ liệu. Những gì liên quan đến dữ liệu, thông tin
hoặc tri thức ở các định dạng, thông qua các hình thức truyền tải đa phương tiện
đều là thành phần của CNTT. Hoạt động trong lĩnh vực CNTT bao gồm quản lý
dữ liệu, mạng, phần cứng máy tính, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quản lý, điều
hành hệ thống.
2.1.1.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý
Máy tính điện tử, phần cứng là một trong những thành tựu có tính đột phá
và có tác động quan trọng đến mọi mặt đời sống xã hội loài người. Các phần
mềm ứng dụng được lập trình để điều khiển tự động máy móc không chỉ từng
bước thay thế lao động trí óc của con người, mà còn góp phần tạo ra sự đổi mới,
4


sáng tạo gấp nhiều lần đối với trí tuệ con người. Trong thời gian gần đây, sự biến
đổi của nền kinh tế công nghiệp đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức; nhiều
biến động to lớn và có tác động quan trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội loài
người. Nền kinh tế ngày nay đòi hỏi phải có một kết cầu hạ tầng thông tin phù
hợp và đáp ứng các giai đoạn của quá trình lao động sản xuất. Kết cầu hạ tầng
thông tin quốc gia là hệ thống các mạng truyền thống, máy tính, các cơ sở dữ
liệu, các phương tiện điện tử được xây dựng và sẵn sàng cũng cấp lượng thông tin
khổng lồ thông qua các hình thức khác nhau. Hệ thống đó có thể sử dụng mọi lúc,
mọi nơi, tạo điều kiện hình thành những phương thức hoạt động mới cho con
người. Có 4 thành phần chủ yếu, có thể gọi là 4 trụ cột cơ bản trong CNTT, cụ thể
là:
(1). Kết cấu hạ tầng CNTT gồm hệ thống mạng máy tính và viễn thông;
(2). Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh
vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này;

(3). Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất
và cung cấp các sản phẩm CNTT, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội
dung thông tin số;
(4). Nguồn nhân lực CNTT
Các thành phần chủ yếu của CNTT gắn với người sử dụng, Chính phủ,
doanh nghiệp và đặt trong mối liên kết giữa pháp lý, chính sách, đầu tư nghiên
cứu và phát triển; thị trường hình thành đặc trưng của CNTT.

Hình 2.1. Các thành phần đặc trưng của CNTT
Nguồn: Bộ Nội vụ (2006)
5


Vài trò của CNTT đối với phát triển xã hội loài người vô cùng quan trọng,
nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch nhanh cơ
cấu kinh tế theo hướng kinh tế dựa vào tri thức, phát triển bền vững, mà quan
trọng hơn là thúc đẩy phát triển con người, phát triển văn hóa, phát triển xã hội.
Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan
trọng để quảng bá và nhân rộng vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy
phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực con người.
CNTT đã và đang giữ vai trò to lớn, CNTT không chỉ là một ngành kinh tế
mà còn là động lực phát triển của đất nước trong nhiều lĩnh vực và là phương tiện
để có thể thực hiện đi tắt, đón đầu và nâng cao vị thế toàn cầu, tiếp cần các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng dựa trên cơ sở phát triển
CNTT và các lĩnh vực ứng dụng CNTT.
CNTT là nhân tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.
Mạng Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên gần gũi và gắn kết với nhau
hơn. Tri thức và thông tin trở thành nguồn tài nguyên không biên giới, các luồng
giao lưu hàng hóa, dịch vụ thương mại, đầu tư, tài chính, công nghệ, nhân lực,….
được các ứng dụng CNTT hỗ trợ gia tăng mạnh mẽ để các giao dịch đa dạng và

vượt khỏi quy mô quốc gia vươn tới quy mô quốc tế. Từ các ứng dụng CNTT,
các thị trường phạm vi toàn cầu và khu vực, các cơ chế điều tiết quốc tế quản lý
các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển rất
nhanh chóng (Bộ Nội vụ, 2006).
- CNTT trong chiến lược phát triển của Việt Nam
Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ CNTT là
động lực quan trọng của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao
khác, CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các
nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Thực tế cho thấy CNTT đi liền với tự
động hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc
đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã
hội, phong cách sống, học tập và làm việc của con người. CNTT góp phần tạo ra
nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện
tại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua
một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa
phương tiện.

6


Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý nhà nước đã góp phần
thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công tác. Thông qua các giao
dịch điện tử trên mạng Internet, chi phí giao dịch trong xã hội đã được tiết kiệm
rất đáng kể, đặc biệt người dân có thể dễ dàng tiếp cần các dịch vụ của Nhà nước
như đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế...), đồng thời người dân cũng có khả
năng tham gia giám sát các hoạt động của Nhà nước. Theo kế hoạch tổng thể
phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 -2010 được Thủ tướng Chính phủ
thông qua ngày 15/9/2005, đến năm 2010, các cơ quan Chính phủ phải đưa hết
các dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ: thuế điện tử, hải quan
điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục liên quan tới đầu tư và đăng

ký kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành, thủ tục giải
quyết tranh chấp. Theo nhận định của các nhà phân tích, trong thế kỷ 21, CNTT
trở thành mũi nhọn đột phá, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất toàn thế giới.
Đối với Việt Nam, ứng dụng CNTT góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa
các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng,
tạo điều kiện để Việt Nam thực hiện đi tắt đón đầu trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Trong những năm tới, quá trình hội nhập toàn cầu diễn ra
nhanh chóng và sự phát triển của cơ chế thị trường sẽ có tác động chuyển đổi nền
tảng quản lý thuế của Việt Nam (The World Bank, 2008).
Ngày nay môi trường ứng dụng CNTT Việt Nam đã được xây dựng, phát
triển mở rộng hết sức nhanh chóng, qua đó các thực thể trong nền kinh tế mới có
điều kiện triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công việc của mình.
Định hướng chiến lược phát triển CNTT và truyền thống của nước ta đã dự
báo đến năm 2020, với CNTT và truyền thống là nòng cốt, Việt Nam cơ bản trở
thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa, xây dựng Việt Nam trí tuệ
thuộc những nước có vị thế cao trong khu vực ASEAN về CNTT và truyền
thông, hình thành xã hội thông tin (Bộ Tài chính, 2005).
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ
phát triển với tốc độ cao theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và chịu ảnh hưởng
mạnh của sự phát triển của mạng Internet và CNTT. Chính những điều đó sẽ gây
áp lực lớn đối với cả hệ thống quản lý nhà nước. Để đáp ứng được nhiệm vụ quản
lý kinh tế -xã hội trong giai đoạn mới, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt
Nam
7


chắc chắn phải đẩy nhanh tiến độ cải cách, hiện đại hóa và ứng dụng CNTT mức
độ cao hơn để tạo ra khả năng thích ứng tốt hơn đối với sự thay đổi, có khả năng

xử lý và phân tích khối lượng thông tin khổng lồ để điều hành, quản lý theo chức
năng.
- Phân loại ứng dụng CNTT trong quản lý
- Ứng dụng về trang thiết bị, hạ tầng mạng máy tính
- Các phần mềm hệ điều hành cài đặt trên máy chủ, máy tính cá nhân
- Các hệ thống sao lưu, bảo mật, an toàn thông tin
- Các phầnn mềm tin học ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý
- Các hệ thống ứng dụng trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước,
giữa cơ quan nhà nước với tổ chức cá nhân bên ngoài.
- Cổng thông tin điện tử phục vụ tuyên truyền, hỗ trợ, giao dịch điện tử
- Các giải pháp đào tạo, triển khai ứng dụng CNTT
- Ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ thuế điện tử và góp phần xây dựng
“Chính phủ điện tử”
- Ứng dụng CNTT nhằm đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu, kết nối giữa
các ban, ngành quản lý nhà nước.
2.1.2. Thuế và quản lý thuế
2.1.2.1. Thuế
a) Khái niệm
Thuế xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với Nhà nước nên bản chất của
thuế gắn với Nhà nước. Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của Nhà
nước. Để đảm bảo sự tồn tại, Nhà nước cần có nguồn tài chính nhất định để duy
trì bộ máy hoạt động, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều hòa thu nhập của xã hội.
Trước đây trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của
Nhà nước" F.Angels đã viết: "Đặc trưng thứ hai của nhà nước là thiết lập một trật
tự công cộng.... Để duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có sự đóng góp của
công dân của Nhà nước, khoản đóng góp đó gọi là thuế”. K.Marx đã nghiên cứu
về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và cho rằng “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy
nhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho Kho bạc thu tiền hay tài sản của người dân để
dùng vào việc chi tiêu của nhà nước” (Các Mác- Ăng ghen, 1961). Phát triển tư
tưởng kinh tế của K.Marx, V.I.Lenin (1870-1924) cho rằng Thuế là cái Nhà

nước thu của dân mà không bù lại.
8


Giáo trình Thuế có nêu: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể
nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy
định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng” (Nguyễn Thị Liên, 2009).
Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường (1998) thì thuế là một hình thức phân
phối thu nhập tài chính của Nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào
quyền lực chính trị, tiến hành phân phối thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế
bắt buộc không hoàn lại.
b) Vai trò của thuế
- Thuế là công cụ chủ yếu huy động tập trung nguồn lực cho Nhà nước
(Nguyễn Thị Liên, 2009):
Thuế tạo nguồn thu cho NSNN, nhưng nguồn thu đó cần được hình thành
trên cơ sở nền kinh tế tăng trưởng và đạt hiệu quả cao, đây chính là huy động
nhưng phải đảm bảo “nuôi nguồn thu” cho tương lai. Vấn đề này luôn được các
quốc gia quan tâm đúng mức trong quá trình hoạch định chính sách và tổ chức
quản lý thu thuế.
- Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế (Nguyễn Thị Liên, 2009):
Nhà nước sử dụng thuế nhằm tạo lập các cân đối vĩ mô, điều tiết thị
trường, mở rộng lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển; đảm bảo sự
thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, của các bên hợp tác,
nâng cao đời sống của người dân, theo định hướng của Nhà nước, khắc phục
những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường.
- Thuế góp phần điều hoà thu nhập thực hiện công bằng xã hội trong phân
phối: Theo Adam Smith (1723-1790), nền kinh tế thị trường tự do không có sự
điều chỉnh, can thiệp của Nhà nước, mà được điều tiết bởi “bàn tay vô hình”, nó
tự điều chỉnh và hoạt động có hiệu quả, nhưng bên cạnh đó khuyết tật lớn nhất là
vấn đề phân phối thu nhập.

2.1.2.2. Quản lý thuế
a) Khái niệm về quản lý thuế
Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Vì vậy, để tiếp cận
khái niệm quản lý thuế, trước hết, cần tiếp cận khái niệm quản lý.
Theo Từ điển tiếng Việt (2003), quản lý là “Tổ chức và điều khiển các
hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. Theo các tác giả Giáo trình Khoa học
quản lý của Học viện Chính trị Quốc gia thì “Quản lý là sự tác động có tổ chức,

9


có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử
dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục
tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” (Nguyễn Cảnh Hoan,
2014). Theo các tác giả của Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước thì “Quản lý
là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người để hướng đến mục đích, đúng với ý chí và phù
hợp với quy luật khách quan” (Học viện hành chính quốc gia, 2003). Mary
Parker Follett (1868 – 1933) cho rằng quản lý là nghệ thuật đạt được các mục
tiêu của tổ chức thông qua con người. Còn Hery Fayol (1841 – 1925) cho rằng,
quản lý có 5 nhiệm vụ là: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm
soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng cho quản lý bao gồm: Nhân
lực, tài chính, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên.
Nhìn chung, các khái niệm về quản lý đều thống nhất rằng, đã nói đến
quản lý là nói đến hoạt động của con người nhằm thực hiện những mục tiêu đã
định thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm
soát và thúc đẩy hoạt động của những con người trong tổ chức đó.
Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành
chính Nhà nước. Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính Nhà
nước và con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được các mục tiêu của

Chính phủ. Tiếp cận dưới góc độ thực thi quyền lực Nhà nước thì quản lý hành
chính là thực thi quyền hành pháp của Nhà nước. Tiếp cận dưới góc độ công việc
cụ thể thì quản lý hành chính là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xã hội và
tổ chức thi hành pháp luật đã ban hành.
Quản lý thuế cũng được hiểu là một hệ thống những quá trình có quan hệ
chặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu đảm bảo thu thuế đúng, đủ và công bằng trên
cơ sở quy định của pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận hồ sơ khai
thuế, tính toán số thuế phải nộp, đôn đốc thu nộp thuế và cung cấp dịch vụ tư vấn
cho NNT.
Từ những cách hiểu như trên về quản lý hành chính thì quản lý thuế có
thể được hiểu là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là,
quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng
thuế của NNT.
Hoạt động tác động nói trên của Nhà nước được hiểu dưới ba góc độ sau:
(1) Là quá trình vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách,
bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý; (2) Là quá trình

10


×