Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (lepidoptera) vụ đông xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 97 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

TRẦN THỊ PHƯỢNG

THÀNH PHẦN SÂU HẠI THUỘC BỘ CÁNH VẢY
(LEPIDOPTERA) VỤ ĐÔNG XUÂN 2015 – 2016
TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ TẠI YÊN MỸ, HƯNG
YÊN; ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC
LOÀI
SÂU TƠ PLUTELLA XYLOSTELLA
(LINNAEUS)
Chuyên ngành:

Bảo vệ thực
vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Chiến


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên


cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu và kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Phượng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Trần
Đình Chiến – Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Học viên nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Côn trùng - Khoa
Nông học, Ban đào tạo, Học viên nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ, bà con nông dân xã Hoàn Long, xã
Yên Phú huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt

thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè và
những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Phượng

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.


Tính cấp thiết...................................................................................................1

1.2.

Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................................2

1.2.1.

Mục đích .........................................................................................................2

1.2.2.

Yêu cầu ...........................................................................................................2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..............................................................................2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3


1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.2.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước.....................................................................5

2.2.1.

Nghiên cứu thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên rau
họ hoa thập tự. .................................................................................................5

2.2.2.

Nghiên cứu về sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus ...........................................7

2.2.3.

Nghiên cứu thiên địch của sâu tơ. ..................................................................12

2.2.4.

Biện pháp phòng trừ ......................................................................................13


2.3.

Nghiên cứu trong nước ..................................................................................14

2.3.1.

Nghiên cứu thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên rau
HHTT ............................................................................................................14

3


2.3.2.

Nghiên cứu loài sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus. ......................................16

2.3.3.

Nghiên cứu thành phần thiên địch của sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus......18

2.3.4.

Biện pháp phòng trừ ......................................................................................19

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................21
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................21

3.1.1.


Địa điểm ........................................................................................................21

3.1.2.

Thời gian nghiên cứu .....................................................................................21

3.2.

Đối tượng. .....................................................................................................21

3.3.

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ......................................................................21

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22

3.5.1.

Phương pháp xác định thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy
(Lepidoptera) trên rau HHTT vụ đông xuân năm 2015-2016 tại Yên Mỹ,
Hưng Yên ......................................................................................................22

3.5.2.


Phương pháp xác định thành phần thiên địch loài sâu tơ Plutella
xylostella Linnaeus ........................................................................................23

3.5.3.

Phương pháp điều tra diễn biến mật độ sâu tơ tại 2 địa điểm xã Hoàn
Long, xã Yên Phú huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. .........................................24

3.5.4.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài sâu tơ Plutella
xylostella Linnaeus ........................................................................................25

3.5.5.

Thử nghiệm hiệu lực một số thuốc trừ sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus......26

3.5.6.

Xử lý, bảo quản mẫu và giám định mẫu vật ...................................................29

3.5.7.

Chỉ tiêu và phương pháp tính toán. ................................................................30

3.5.8.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................32


Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................33
4.1.

Thành phần sâu hại sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên rau họ
hoa thập tự vụ đông xuân năm 2015 – 2016 tại Yên Mỹ, Hưng Yên...............33

4.2.

Thành phần thiên địch (nhóm bắt mồi) của sâu tơ (plutella xylostella) vụ
đông xuân năm 2015 – 2016 tại Yên Mỹ, Hưng Yên......................................35

4.3.

Diễn biến mật độ sâu tơ trên bắp cải (kk cross) vụ đông xuân năm 2015 –
2016 tại Hưng Yên.........................................................................................38

4


4.4.

Đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu tơ Plutella xylostella linnaeus trên
bắp cải ...........................................................................................................43

4.4.1.

Đặc điểm hình thái của sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus ............................43

4.4.2.


Đặc điểm sinh vật học của sâu tơ Plutella xylostella ......................................47

4.5.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nở trứng của sâu tơ Plutella xylostella.....................52

4.6.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ chết các pha phát dục của sâu tơ plutella
xylostella .......................................................................................................53

4.7.

Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức sinh sản của trưởng thành cái sâu
tơ P.xylostella ................................................................................................53

4.8.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống của
trưởng thành sâu tơ Plutella xylostella ...........................................................54

4.9.

Hiệu lực của 4 loại thuốc trừ sâu tơ trong phòng thí nghiệm...........................55

4.10.

Hiệu lực của 4 loại thuốc trừ sâu tơ ngoài đồng ruộng....................................57

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................59

5.1.

Kết luận .........................................................................................................59

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................60

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................61
Phụ lục ......................................................................................................................67

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CS

Cộng sự

HHTT


Họ hoa thập tự

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

NXB

Nhà xuất bản

SXBT

Sâu xanh bướm trắng

STT

Số thứ tự

Plutella xylostella L.

Plutella xylostella Linnaeus

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tên thuốc BVTV trừ sâu tơ và liều lượng..................................................27
Bảng 3.2. Tên thuốc BVTV trừ sâu tơ và nồng độ .....................................................29
Bảng 4.1. Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên rau họ hoa
thập tự vụ Đông Xuân năm 2015 – 2016 tại Yên Mỹ, Hưng Yên. ..............33

Bảng 4.2. Thành phần thiên địch (nhóm bắt mồi) của sâu tơ vụ Đông Xuân năm
2015 – 2016 tại Yên Mỹ, Hưng Yên. .........................................................36
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ sâu tơ trên bắp cải (KK Cross) vụ sớm và vụ muộn
tại Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên. ..............................................................39
Bảng 4.4. Diễn biến mật độ sâu tơ trên bắp cải (KK Cross) tại xã Yên Phú, xã
Hoàn Long, Yên Mỹ, Hưng Yên................................................................40
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ sâu tơ trên su hào tại xã Yên Phú, xã Hoàn Long,
Yên Mỹ, Hưng Yên ...................................................................................42
Bảng 4.6. Kích thước các pha phát dục của sâu tơ Plutella xylostella trên cải
bắp KK Cross ............................................................................................43
Bảng 4.7. Thời gian phát dục và vòng đời của Plutella xylostella. .............................50
Bảng 4.8. Sức sinh sản của trưởng thành Plutella xylostella (n = 10) .........................51
Bảng 4.9. Tỷ lệ trứng nở của sâu tơ Plutella xylostella. .............................................52
Bảng 4.10. Tỷ lệ chết các pha phát dục của sâu tơ Plutella xylostella trên cải bắp ......53
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức sinh sản của trưởng thành cái
sâu tơ Plutella xylostella............................................................................54
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống của trưởng thành sâu
tơ Plutella xylostella (n = 15) ....................................................................55
Bảng 4.13. Hiệu lực (%) của 4 loại thuốc trừ sâu tơ trong phòng thí nghiệm ...............56
Bảng 4.14. Mật độ sâu tơ trước và sau phun thuốc ......................................................57
Bảng 4.15. Hiệu lực của 4 loại thuốc trừ sâu tơ ngoài đồng ruộng ...............................57

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Phòng thí nghiệm ......................................................................................22


Hình 3.2.

Ruộng trồng rau địa điểm điều tra. ............................................................23

Hình 3.4.

Ruộng điều tra sâu tơ gây hại ....................................................................24

Hình 3.3.

Trồng bắp cải trong thùng xốp nuôi sâu trong phòng thí nghiệm................25

Hình 3.5.

Sơ đồ bố trí thử nghiệm các loại thuốc BVTV trừ sâu tơ............................28

Hình 3.6.

Bốn loại thuốc được sử dụng để trừ sâu tơ bắp cải .....................................29

Hình 4.1.

Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus)...........................................34

Hình 4.2.

Sâu non đục nõn (Hellula undalis Fabricius) .............................................34

Hình 4.3.


Sâu non sâu róm nâu Spilosoma sp..............................................................34

Hình 4.4.

Sâu non sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus) ...........................................34

Hình 4.5.

Sâu non sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius).....................................34

Hình 4.6.

Sâu non sâu đo (Chrysodeixis chalcites Esper) ..........................................34

Hình 4.7.

Chân chạy đen nhỏ 5 chấm trắng (Stenolophus quinquepustulatus
Wiedeman)................................................................................................37

Hình 4.8.

Bọ đuôi kìm đen (Euborellia annulata Fabr) ............................................37

Hình 4.9.

Chân chạy vân cánh hình mũi tên (Chlaenius hamifer Chaudoir) .............37

Hình 4.10. Chân chạy đuôi 2 chấm trắng (Chlaenius bioculatus Chaudoir) ...............37
Hình 4.11. Bọ chân chạy đuôi cánh viền trắng (Chlaenius inops Chaudoir)...............38
Hình 4.12. Bọ rùa 6 vằn (Menochilus sexmaculatus Fabricius) ..................................38

Hình 4.13. Bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata Fabricius)...................................38
Hình 4.14. Bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabricius)..................................................38
Hình 4.15. Diễn biến mật độ sâu tơ trên bắp cải (KK Cross) vụ sớm và vụ muộn
tại xã Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên ..........................................................39
Hình 4.16. Diễn biến mật độ sâu tơ trên bắp cải (KK Cross) tại xã Yên Phú, xã
Hoàn Long, Yên Mỹ, Hưng Yên ...............................................................41
Hình 4.17. Diễn biến mật độ sâu tơ trên su hào tại xã Yên Phú, xã Hoàn Long,
Yên Mỹ, Hưng Yên. ..................................................................................42
Hình 4.18. Pha trứng của sâu tơ ..................................................................................44
Hình 4.19. Sâu non tuổi 1 của sâu tơ...........................................................................45
Hình 4.20. Pha sâu non tuổi 2 .....................................................................................45
Hình 4.21. Pha sâu non tuổi 3 của sâu tơ.....................................................................46

8


Hình 4.22. Pha sâu non tuổi 4 của sâu tơ.....................................................................46
Hình 4.23. Pha nhộng của sâu tơ.................................................................................47
Hình 4.24. Trưởng thành sâu tơ trên bắp cải ...............................................................48
Hình 4.25. Trứng sâu tơ đẻ rải rác hoặc thành đám .....................................................48
Hình 4.26. Sâu non ăn lá bắp cải.................................................................................49
Hình 4.27. Sâu non đẫy sức bắt đầu vào nhộng ...........................................................49
Hình 4.28. Cây bắp cải không bị hại ...........................................................................50
Hình 4.29. Cây bắp cải bị sâu tơ hại............................................................................50

9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Phượng

Tên luận văn: Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) vụ đông
xuân 2015 – 2016 trên rau họ hoa thập tự tại Yên Mỹ, Hưng Yên; Đặc điểm sinh vật
học, sinh thái học loài sâu tơ Plutella xylostella (Linnaeus)
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định đặc điểm sinh học, diễn biến mật độ và sự gây hại của sâu
tơ trên rau họ hoa thập tự, đề xuất biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên rau HHTT vụ
đông xuân năm 2015-2016 tại Yên Mỹ, Hưng Yên.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus.
Điều tra diễn biến mật độ sâu tơ tại 2 địa điểm xã Hoàn Long, xã Yên Phú huyện
Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên.
Xác định thành phần thiên địch (nhóm bắt mồi) của loài sâu tơ Plutella
xylostella Linnaeus.
Thử nghiệm hiệu lực một số loại thuốc trừ sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus.
Kết quả chính và kết luận
Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên rau họ hoa thập tự vụ
đông – xuân 2015 – 2016 ở Yên Mỹ, Hưng Yên xác định được 7 loài trong đó sâu tơ
Plutella xylostella (Linnaeus) là loài gây hại chính.
Thành phần thiên địch (nhóm bắt mồi) của sâu tơ xác dịnh được 15 loài thuộc 3
bộ côn trùng và 1 bộ thuộc lớp nhện với tổng số 7 họ khác nhau. Trong đó loài chân
chạy đen nhỏ 5 đốm trắng Stenolophus quinquepustulatus (Wiedeman), bọ rùa đỏ
Micraspis discolos (Fabricius) và nhện sói vân đinh 3 Pardosa pseudoannulata B.et Str.
và cánh cộc nâu Paederus fuscipes (Curtis) là những loài phổ biến nhất.
Nuôi sinh học loài sâu tơ ta thu được kết quả về vòng đời của chúng là trứng

trung bình 3,65 ± 0,22 ngày, sâu non tuổi 1 trung bình 3,61 ± 0,21 ngày, sâu non tuổi 2
trung bình 3,0 ± 0,27 ngày, sâu non tuổi 3 trung bình 2,57 ± 0,15 ngày, sâu non tuổi 4
trung bình 3,05 ± 0,3 ngày, nhộng trung bình 4,8 ± 0,3 ngày; vòng đời trung bình là
21,17 ± 1,14 ngày. Một trưởng thành cái sâu tơ đẻ trung bình từ 88 – 126 trứng và tập
trung chủ yếu trong 3 ngày sau khi vũ hóa 1 ngày.
Tỷ lệ chết trung bình qua các pha phát dục là tỷ lệ chết sâu non tuổi 1 là 13,3%,
sâu non tuổi 2 là 10,7%, sâu non tuổi 3 là 6,8%, sâu non tuổi 4 là 5,6%, tỷ lệ chết pha

10


nhộng là 3,9%. Thức ăn thêm là mật ong nguyên chất sức đẻ trứng là cao nhất (118,6 ±
2,27 quả) thứ hai là nước đường 50% (94,8 ± 1,81 quả) thấp nhất là nước lã (45,6 ± 1,36
quả). Thời gian sống của trưởng thành sâu tơ khi nuôi bằng mật ong có thời gian sống
dài nhất.
Diến biến mật độ sâu tơ Plutella xylostella (Linnaeus) trên bắp cải và su hào mật
độ sâu tơ ở xã Yên Phú đạt đỉnh cao hơn so với xã Hoàn Long. Sâu tơ Plutella
xylostella (Linnaeus) gây hại nặng nhất trên bắp cải tiếp đến su hào, ở vụ muộn hại nặng
hơn vụ sớm.
Hiệu lực của 4 loại thuốc trừ sâu tơ cho thấy thuốc trừ sâu Director 70EC là
thuốc đạt hiệu lực cao nhất và thuốc đạt hiệu lực thấp là Silsau super 5WP.

11


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Phuong
Thesis title: Composition of lepidopterous pests on crucifer vegetables in Yen My
district - Hung Yen province in winter and spring crop in 2015 - 2016; Studies on
biological and ecological characteristics of Plutella xylostella (Linnaeus).

Major: Plant protection

Code: 60. 62. 01. 12

Education at organization:: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
Purpose of study: Finding some biological, density fluctuation and damage of
diamondback moth (Plutella xylostella), effective controlling suggestion.
Methods of study
Surveillance composition of lepidopteruos pests in winter and spring crop on
crucifer vegetables in Yen My - Hung Yen in 2015-2016.
Study on biological and ecological characteristics of diamondback moth
(Plutella xylostella Linnaeus).
Surveillance of density fluctuation in Hoan Long and Yen Phu commune, Yen
My district, Hung Yen province.
Identifying the composition of natural enemies of diamondback moth Plutella
xylostella Linnaeus.
Results and Discussions
The composition of lepidopterous pests on crucifer vegetables in Yen My, Hung
Yen in winter and spring crop in 2015-2016 identified 7 species and Plutella xylostella
(Linnaeus) is a major pest.
The composition of natural enemies of diamondback moth were identified to 15
species under 3 orders of Insecta and 1 order of Arachnida amount of 7 families of
which Stenolophus quinquepustulatus (Wiedeman), Micraspis discolos (Fabricius) and
Pardosa pseudoannulata B.et Str. and Paederus fuscipes (Curtis) is the most common
species.
The life cycle of Plutella xylostella was 21.17 ± 1.14 days, development time for
a mature egg was 3.65 ± 0.22, the first instar larva was 3.61 ± 0.21 days, the second
instar larva was 3.0 ± 0.27 days, the third instar larva was 2.57 ± 0.15 days, the four
instar larva was 3.05 ± 0.3 days, from the pupa to adult was 4.8 ± 0.3 days. Ovipositor


xii


capacity average was 88 - 126 eggs/ female/day and concentrated on 3 days after adults
emerged.
The mortality rate of the first instar larva was 13.3%; the second instar larva was
10.7%; the third instar larva was 6.8%, the fourth instar larva was 5.6%; the pupa was
3.9%. The experiment with feeding pure honey, diamondback moths ovipositor capacity
was the highest (118.6 ± 2.27 eggs) followed that was suggar liquid 50% (94.8 ± 1.81
eggs) the lowest capacity was pure water (45.6 ± 1.36 eggs). Beside, the life span of
diamondback moth was the longest when reared by pure honey.
The density fluctuation of diamondback Plutella xylostella (Linnaeus) on
cabbage and kohlrabi showed that at peak the number of diamondback moths was
higher in Yen Phu commune than Hoan Long commune. Diamondback moths got the
worst damage on cabbage in the late of the crop.
The efficiency of 4 insecticides for controlling diamondback moth illustrated
that Director 70EC was the most effective and the lowest was Silsau super 5WP.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay, cây rau vẫn là cây
trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, rau là cây thực phẩm không
thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam nói riêng và trên
toàn thế giới nói chung. Về mặt dinh dưỡng, rau bổ sung lượng vitamin giúp cơ
thể chống bệnh phù thũng, mỏi mệt khi làm việc, tăng sự dẻo dai cho hệ tuần
hoàn, hệ thần kinh. Hằng ngày để đảm bảo năng lượng cần thiết thì một người

phải dùng từ 250 - 300g.
Về mặt kinh tế, rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản
xuất 1 ha rau cao gấp 2-3 lần lúa và là loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao.
Trong năm 2014, xuất khẩu rau quả nước ta đã đạt xấp xỉ 1,5 tỉ USD, tăng gần
35% so với năm 2013 kim ngạch xuất khẩu trong cả nước.
Mặt khác, xét về mặt xã hội, sản xuất rau góp phần tăng thu nhập cho
người lao động, giải quyết việc làm cho người nông dân, giảm được số lao động
thất nghiệp ở địa phương, đảm bảo trật tự an ninh xã hội.
Trong các loại rau thì rau họ hoa thập tự (Brassiceae) là nhóm cây thực
phẩm quan trọng cho loài người. Chính vì vậy, rau HHTT được rất nhiều người
ưa thích và trồng rộng rãi ở các vùng trên cả nước.Tuy nhiên, một trong những
khó khăn lớn nhất cho việc trồng loại rau này là chịu sự phá hại của nhiều loài
sâu bệnh như sâu tơ (Plutella xylostella L.), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae
L.), sâu khoang (Spodoptera litura) phát triển ngày càng mạnh, có thể nói đây là
công việc khó khăn, phức tạp nhất với người nông dân.
Trong số các loài sâu hại rau HHTT thì sâu tơ (Plutella xylostella L.) là
đối tượng sâu hại nghiêm trọng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất rau. Để phòng trừ sâu tơ, người
nông dân chủ yếu dựa vào biện pháp hoá học. Thực tế cho thấy biện pháp hóa
học đem lại hiệu quả phòng trừ cao, giải quyết những trận dịch lớn, sử dụng đơn
giản, thuận tiện, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và nâng cao năng suất cây
trồng. Vì vậy biện pháp hóa học đã trở thành một nội dung không thể thiếu trong
quy trình canh tác của nhiều loại cây trồng trong đó có các loại rau HHTT ở trên
thế giới và Việt Nam.

1


Tuy nhiên việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu đã đem lại những hậu quả
không mong muốn. Do trình độ dân trí thấp, do thói quen và tâm lý sợ rủi ro của

người nông dân đã sử dụng thuốc trừ sâu một cách tràn lan trên quy mô rộng với
nồng độ và số lần phun cao hơn nhiều lần so với khuyến cáo. Điều này không chỉ
làm suy giảm tính đa dạng của sinh quần, gây tổn hại đến quần thể thiên địch mà
còn làm phát sinh tính kháng thuốc của dịch hại, tăng chi phí phòng trừ và gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường.
Từ những yêu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài:
“Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) vụ đông xuân
2015 – 2016 trên rau họ hoa thập tự tại Yên Mỹ, Hưng Yên; Đặc điểm sinh
vật học, sinh thái học loài sâu tơ Plutella xylostella (Linnaeus)”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở xác định đặc điểm sinh học, diễn biến mật độ và sự gây hại của
sâu tơ trên rau họ hoa thập tự, đề xuất biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra xác định thành sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên rau
HHTT vụ đông xuân năm 2015-2016 tại Yên Mỹ, Hưng Yên;
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài sâu tơ Plutella
xylostella hại rau bắp cải;
- Theo dõi diễn biến mật độ sâu tơ trên bắp cải, su hào ở Yên Phú và Hoàn
Long, Yên Mỹ, Hưng Yên;
- Xác định thành phần thiên địch (nhóm bắt mồi) của sâu tơ P.xylostella;
- Thử nghiệm hiệu lực 04 loại thuốc BVTV đối với sâu tơ.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bổ sung dẫn liệu về thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera rau
HHTT.
Bổ sung những dẫn liệu mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của
loài sâu tơ Plutella xylostella (Linnaeus).
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Xác định vị trí và mức độ gây hại của loài sâu tơ trên rau họ HHTT trong
2


thành phần loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) nhằm phát hiện kịp thời,
chủ động phòng trừ chúng đạt hiệu quả.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sâu tơ Plutella xylostella (Linnaeus)
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra xác định thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera trên
rau họ hoa thập tự;
- Đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài sâu tơ
Plutella xylostella (Linnaeus);
- Điều tra diễn biến số lượng, mức độ gây hại của sâu tơ Plutella
xylostella (Linnaeus) trên rau HHTT;
- Xác định thành phần thiên địch (nhóm bắt mồi) của sâu tơ Plutella
xylostella (Linnaeus);
- Thử nghiệm hiệu lực 04 loại thuốc BVTV đối với sâu tơ.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Rau là cây thực phẩm cần thiết hàng ngày của con người. Song rau là cây
ngắn ngày có nhiều loại sâu bệnh nhưng tùy loại rau có những đối tượng sâu hại
khác nhau. Có rất nhiều loại rau được dùng làm thực phẩm, nhưng chủ yếu là các
loại cây rau thuộc họ hoa thập tự hay họ Cải (Brassicaceae), được trồng ở miền
Bắc (tập trung: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng,…) và chiếm 50% tổng

sản lượng rau của cả nước. Rau họ hoa thập tự từ lâu chiếm một tỷ trọng cao nhất
trong rau vụ Đông Xuân ở nước ta. Đây cũng là những cây trồng thường bị
nhiều sâu bệnh gây hại mà nông dân thường phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật
nhất.
Côn trùng hại rau họ thập tự gồm 30 loài, trong đó có khoảng 8 loài là côn
trùng gây hại chủ yếu: Sâu tơ (Plutella xylostella L.); Sâu xanh bướm trắng
(Pieris rapae L.); Sâu đục nõn cải (Hellula undalis Fab.); Sâu xám (Agrotis
ypsilon (Hufnagel)). Trong số các loài nêu trên, sâu tơ là côn trùng gây hại nguy
hiểm nhất đối với cây rau họ hoa thập tự không chỉ ở nước ta, mà ở khắp các
nước trồng rau trên thế giới. Sâu non có kích thước nhỏ nhưng mật độ thường
phát sinh đông đặc, cho nên khi đã thành dịch, sâu cắn phá làm cho ruộng rau xơ
xác, giảm sản lượng nghiêm trọng, thậm chí đến mất trắng (Bùi Công Hiển và
cs., 2003).
Sâu tơ với khả năng thích nghi mềm dẻo, vòng đời ngắn, sinh sản mạnh, là
loài sâu hại chính của rau cải họ thập tự ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới. Sau
nhiều năm nông dân ỷ lại và lạm dụng thuốc trừ sâu, sâu tơ kháng được các
nhóm thuốc hiện có: clor hữu cơ, lân hữu cơ, carbamat, pyrethroid, thuốc điều
hòa sinh trưởng (Nguyễn Qúy Hùng và cs., 1995).
Cùng với sự biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, sức ép từ việc
tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, việc sử dụng thuốc
hóa học quá mức và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường
sống của con người và sinh vật. Trong đó nhiều loài sâu hại xuất hiện trước kia
không phổ biến thì giờ đây trở thành những loài sâu hại nguy hiểm (Nguyễn Thị
Tú Anh, 2013).
Chính vì vậy, việc điều tra thành phần côn trùng trên các cây trồng nông
nghiệp nói chung và rau HHTT nói riêng là việc làm quan trọng trong công tác
4


đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên sinh vật của mỗi quốc gia. Những kết quả

điều tra này là cơ sở để xác định phương hướng nghiên cứu bảo vệ thực vật, xây
dựng kế hoạch phát triển hợp lý các loại cây trồng. Nhằm cung cấp cơ sở khoa
học đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất là cần thiết.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC.
2.2.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên
rau họ hoa thập tự
Rau họ hoa thập tự là loài cây trồng phổ biến và được trồng ở nhiều nơi
trên thế giới, họ này chứa một số loài có tầm quan trọng kinh tế lớn cung cấp
nhiều loại rau về mùa đông. Plutella xylostella (L.) là một loại sâu hại nghiêm
trọng của rau họ hoa thập tự ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở các vùng nhiệt
đới (Lim, 1986). Nhóm rau này thường bị một số loài sâu hại chính như sâu tơ
Plutella xylostella Linnaeus., sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus., sâu
khoang Spodoptera litura.… tấn công từ đầu vụ tới cuối vụ gây nên những tổn
thất đáng kể cho nghề trồng rau.
Số lượng các loài sâu hại trên rau HHTT nhiều nhưng chỉ có một số loài
gây hại nguy hiểm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng rau. Tùy theo vùng địa
lý mỗi vùng sinh thái và những thời gian khác nhau thì có những loài gây hại chủ
yếu khác nhau.
Ở vùng bán đảo Thái Bình Dương, sâu tơ P. xylostella là loài gây hại phổ
biến, cùng các loài khác như Hellula undalis, Pieris rapae cũng khá phổ biến làm
tổn thất nghiêm trọng cây trồng như bắp cải không đưa ra thị trường tiêu thụ
(Waterhouse, 1989). Ở Tây Nam nước Mỹ 2 loài sâu hại nguy hiểm là sâu tơ P.
xylostella và sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. gây hại trên bắp cải
(Cartwright et al., 1990).
Ở Jamaica có 17 loài sâu hại trong đó có 7 loài sâu hại chính riêng sâu tơ
Plutella xylostella và sâu khoang Spodoptera litura gây hại chiếm 74 - 100%
năng suất bắp cải (Alam, 1992), ở Nhật Bản có 5 loài (Koshihara, 1985).
Ở Indonesia có 5 loài gây hại chính là sâu tơ Plutella xylostella L., rệp
muội Brevicoryne barassicae L., bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata Fabr.,
sâu


xanh

bướm trắng P.rapae,

sâu

khoang

Spodoptera

litura Fabr.

(Sastrosiswojo et al., 1986). Nghiên cứu của Talekar et al. (1986) cho biết ở Đài
Loan có 8 loài sâu hại chính trên rau HHTT, riêng su hào, bắp cải, xúp lơ thường

5


bị sâu phá hại nặng nhất. Ở Honduras dịch hại quan trọng nhất của bắp cải là sâu
tơ P. xylostella nguyên nhân thiệt hại cây con và làm giảm giá trị kinh tế
(Cordero and Cave, 1992).
Plutella xylostella (L.) là loài sâu phá hoại nhất trên bắp cải và các loài
khác là sâu khoang Spodoptera litura (F.); sâu xanh Helicoverpa armigera (Hb.);
sâu xanh bướm trắng Pieris Canidia (L.) ở Philipines (Andreas, 1990).
Ở Malaysia, sâu tơ Plutella xylostella L., sâu xanh bướm trắng Pieris
rapae L., sâu đục nõn Hellula undalis là những sâu hại quan trọng trên rau cải
bắp (Lim et al., 1996).
Tuy số loài gây hại chủ yếu có khác nhau nhưng sâu tơ Plutella xylostella
L., sâu khoang Spodoptera litura Fabr., sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. và

bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata Fabr. đều được coi là những đối tượng
gây hại quan trọng ở hầu hết các nước (Bhalla and Dubey, 1985).
Theo điều tra trong năm 2001 – 2004 ở đảo Helena vùng Nam Phi cho
thấy P.xylostella là loài sâu hại có mặt ở khắp đảo gây hại rau họ hoa thập tự
(Kfir, 2004).
Theo Beata and Kazimierz (2006) Plutella xylostella L. (Lepidoptera,
Plutellidae) là một trong những loài gây hại quan trọng nhất của các loại rau họ
cải có thể gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nếu không được kiểm soát. Theo
Walter (2009) Plutella xylostella (L.) là loài côn trùng phá hoại nhất của thực vật
thuộc họ cải bắp ở Zimbabwe.
Sâu tơ được coi là loài côn trùng phá hoại nhất trên rau họ hoa thập tự trên
toàn thế giới, sâu non ăn lá của các cây như cải bắp, cải xanh, súp lơ, su hào và
cải xoăn tấn công tất cả các giai đoạn khi mật độ sâu cao làm hỏng lá, biến dạng
cây ký chủ (Roberto et al., 2009).
Ở Tây Phi, ghi nhận sâu hại trên bắp cải là sâu tơ Plutella xylostella, sâu
đục nõn Helulla undalis, sâu khoang Spodoptera littoralis và sâu xanh
Helicoverpa armigera (Pfeiffer, 2012).
Sâu tơ Plutella xylostella, sâu xanh bướm trắng Pieris rapae và sâu đo
Trichoplusia ni Hübner là loài sâu gây hại lớn cho rau họ hoa thập tự được trồng
trên khắp Bắc Mỹ và những vùng khác làm thiệt hại kinh tế đáng kể đến chất
lượng và giảm năng suất (Emily, 2013).

6


Ở Ghana đã ghi nhận 04 loài sâu hại chính trên bắp cải là sâu tơ (Plutella
xylostella), sâu đục nõn (Hellula undulalis), rệp muội (Brevicoryne brassicae) và
sâu xám (Agrotis sp) làm giảm năng suất và chất lượng rau (Jemima, 2013).
2.2.2. Nghiên cứu về sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus
2.2.2.1. Phân bố

Sâu tơ nguồn gốc Địa Trung Hải (châu Âu) và đã được ghi nhận từ năm
1746 (Harcourt, 1962). Hiện nay, sâu tơ đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế
0

giới thuộc các châu lục Âu, Á, Mỹ, Úc từ các cùng hàn đới ở 60 – 70 vĩ bắc - xứ
Iceland và Laponi (Ooi, 1986) đến các nước ôn đới, nhiệt đới xích đạo. Ở Châu
Âu, đặc biệt ở Anh sâu tơ có lịch sử phá hoại gần 160 năm nay, nhưng ở các
nước khác thuộc châu Á và châu Mỹ chỉ mới ghi nhận sự phá hoại của sâu tơ ở
đầu thế kỷ này. Theo Salinas (1972) ở Argentina, Australia, New Zealand và
Nam Phi sâu tơ trở thành dịch hại nguy hiểm từ trước năm 1930 (Muggerde,
1930), từ đó đến năm 1939 sâu gây hại nghiêm trọng ở các nuớc Tanganyika,
Morocco, Chile, The Bahanas, British, Columbia, Jamaica, Montana, Vancover,
Cyprus, Kona, Bắc Causanus, Hạ Volga, Pulawy và Lubin, Latvia, Poland và
Britain.
2.2.2.2. Phân loại
Sâu tơ có tên khoa học Plutella xylostella (Linnaeus, 1758) thuộc họ
Yponomeutidae bộ cánh vảy Lepidoptera.
Tên khác: Plutella tinea xylostella Linnaeus 1978; Cerostoma maculipennis
Curtis 1832, Plutella crucifearum Zeller 1834, Plutella brassicella Fitch 1856,
Plutella limbipennella Clemens 1860, Plutella mollipedella Clemens 1860,
Gelechia cicarella Rondani 1876, Cerostoma dubiosella Beutenmuller 1839.
2.2.2.3. Ký chủ của sâu tơ
Sâu tơ thuộc loài côn trùng ăn hẹp và có thể phá trên 30 loại cây trồng và
hoang dại thuộc họ cây thập tự là nhóm cây đem lại giá trị kinh tế cao.
Tuy vậy, tùy từng vùng của mỗi nước – trừ các cây cải bắp, cải bông là loại
cây ưua thích của sâu tơ khắp các nơi trên thế - sự phá hoại sâu tơ ở những cây
còn lại ở mỗi quốc gia mỗi khác - ở Hawaii rất quan tâm đến sâu tơ trên xà lách.
Ngoài các cây trồng họ thập tự, ở Bắc Ontario Canada còn thường xuyên thấy
sâu trên loại cỏ dại Barbarea vulgaris R. Br (Harcourt, 1986) có thể đây là ký
chủ phụ quan trọng để chuyển sang phá hại cây họ thập tự.


7


2.2.2.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học sâu tơ Plutella
xylostella Linnaeus
Sâu tơ (Plutella xylostella L.) là một trong các loài sâu hại chính nguy
hiểm có mặt hầu hết ở các nước châu lục trên thế giới và được phát hiện lần đầu
tiên vào năm 1746 được ghi nhận là có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến nay,
trên thế giới có rất nhiều công trình công bố kết quả nghiên cứu về sâu tơ
(Chelliah el al., 1986; Talekar, 1993). Ở Trung Quốc sâu tơ Plutella xylostella là
loài sâu hại trên bắp cải trước năm 1960 và tình trạng dịch hại của nó tăng nhanh
từ đầu năm 1960 (Liu et al., 2000).
Sâu tơ có tập tính hoạt động về đêm, trưởng thành cái đẻ trứng rời rạc hoặc
thành đám ở mặt dưới lá cây rau họ thập tự. Trứng sâu tơ hình ô van hơi dẹt,
được đẻ từng quả hay vài quả ở mặt lá. Thời gian nở từ 4 – 8 ngày, sâu non mới
nở thường bò xuống mặt dưới lá, khoét lỗ ăn thịt lá để lại lớp biểu bì trên. Mỗi
ngài đẻ trung bình 139 trứng trong vòng đời của mình. Sâu non tuổi 1 chui vào
ăn từ bên trong mô lá, tuổi 2, 3 ăn chừa lại biểu bì trên, tuổi 4 ăn thủng lá. Giai
đoạn sâu non trải qua 4 tuổi (Harcourt, 1957), phát triển từ 7 – 15 ngày, có tác
giả cho rằng sâu tơ qua 5 tuổi (Hardy, 1938). Sâu non đẫy sức sau lột xác lần
cuối cùng nhả tơ quấn một kén đính lên bề mặt lá và sau đó hoá nhộng bên trong
kén. Khi mới hình thành, nhộng có màu xanh nhạt, khoảng 2 ngày sau thành màu
vàng nhạt, thời gian nhộng từ 4 – 7 ngày. Vòng đời có thể ngắn 16 ngày trong
điều kiện nhiệt độ cao. Trưởng thành thon mảnh, màu hơi xám nâu, khi đậu cánh
trước xếp lại dọc theo cơ thể và khi nhìn từ trên xuống mặt lưng có dải màu vàng
kem với hình co thắt tạo ra các hình mảnh viên kim cương.
Các kết quả nghiên cứu về sinh học sâu tơ cho thấy: tuỳ thuộc vào điều kiện
nhiệt độ và sinh cảnh của từng nước khác nhau mà vòng đời sâu tơ cũng khác
nhau: ở Malaysia 10,8 – 27,0 ngày (Ooi, 1983), Koshihara (1985) đã chỉ ra rằng

ở nhiệt độ 20ºC thì vòng đời sâu tơ là 23 ngày nhưng ở nhiệt độ 25ºC thì vòng
đời sâu tơ rút ngắn còn 16 ngày. Phạm vi nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát
triển của sâu tơ dao động trong khoảng 17,5 – 27,5ºC tuy nhiên sâu tơ vẫn sống
và phát triển được trong điều kiện nhiệt độ từ 10 - 40ºC.
Koshihara (1985) đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở Nhật
Bản, đã chỉ rõ ngưỡng nhiệt độ khởi điểm phát dục của sâu tơ tuỳ thuộc vào từng
giai đoạn phát triển của sâu. Nghiên cứu của Koshihara et al. (1985) đã khẳng
định, độ ẩm không khí trong phạm vi từ 30 – 98% không ảnh hưởng đến tốc độ

8


phát dục ở các giai đoạn phát dục của sâu tơ. Như vậy nhiệt độ không khí là yếu
tố ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ phát dục và vòng đời sâu tơ. Điều này có ý
nghĩa lớn trong việc dự tính dự báo thời gian hình thành đỉnh cao số lượng quần
thể sâu tơ.
Nghiên cứu về khả năng sinh sản của sâu tơ, nhiều tác giả đã khẳng định
số lượng trứng đẻ của một trưởng thành cái phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Di
truyền, điều kiện thức ăn của sâu non, khí hậu, khả năng giao phối, sự có mặt
của cây kí chủ
Theo Koshihara (1985), ở nhiệt độ từ 22,5 – 27,5ºC trưởng thành sâu tơ đẻ
trứng nhiều hơn so với trưởng thành sống ở nhiệt độ 17ºC và 30ºC. Nhiệt độ còn
ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng nở, hoá nhộng và hoá trưởng thành. Các chí tiêu này
thường đạt tỷ lệ cao ở nhiệt độ 17,5 – 27,5ºC.
Tuy vậy ở các nước chỉ có một số lứa sâu có mật độ cao và gây hại nặng
cho rau họ thập tự. Theo Harcourt (1985) ở Canada sâu tơ đạt đỉnh cao số lượng
vào lứa 3 và 4. Ooi (1985) xác định ở Malaysia những lứa sâu tơ có mật độ cao
hình thành vào các tháng mùa khô trong năm, ở Nhật Bản sâu tơ có mật độ cao
nhất từ tháng 5 đến tháng 9, khi nhiệt độ không khí trung bình cả tháng đạt 23ºC
(Koshihara, 1985). Theo Sastrodihardjo (1985), ở Indonesia thì 2 tháng mùa khô

(tháng 9 – tháng 10) là thời kì sâu tơ gây thành dịch. Ông đã chỉ rõ trong một vụ
bắp cải có thời gian sinh trưởng khoảng 70 ngày, thì đỉnh cao mật độ sâu tổng số
phát sinh vào ngày thứ 45 sau khi trồng.
Trên thực tế đồng ruộng, quần thể sâu tơ phát sinh với số lượng không đều
giữa các tháng trong năm, giữa các thời điểm trong vụ hoặc giữa các ruộng sâu.
Theo Harcourt (1985) số lượng quần thể sâu tơ tăng lên hay giảm xuống phụ
thuộc vào tác động của 3 yếu tố:
+ Thời tiết là yếu tố không phụ thuộc vào mật độ, nhưng là yếu tố chính gây
nên sự biến động số lượng cũng như khả năng hình thành dịch của sâu tơ.
+ Khả năng sinh sản là yếu tố phụ thuộc mật độ, nhưng có quan hệ chặt chẽ
với hàm lượng protein thô của cây chủ (thức ăn của sâu trên đồng ruộng) và sự
suy giảm khả năng sinh sản của trưởng thành qua các mùa vụ trong năm.
+ Thiên địch của sâu tơ cũng là yếu tố phụ thuộc mật độ, luôn có xu hướng
giữ cho quần thể sâu tơ ở thế ổn định.
Kết quả các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ quần thể sâu tơ chỉ đạt đỉnh cao

9


số lượng vào các tháng ít mưa và mát. Đó cũng là thời kì thích hợp để gieo trồng
các loại rau họ thập tự trên đồng ruộng, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho sâu tơ sinh
trưởng và phát triển.
Theo nghiên cứu của Sastrodihardjo (1985) thì mưa là yếu tố thời tiết hạn
chế số lượng quần thể sâu tơ ở Thái Lan, Indonesia. Kết quả theo dõi ở vùng nam
Ontario, Harcourt (1969;1985), để xác định sâu non ở tuổi 1 tuổi 2 dễ bị chết
đuối trong nước (kể cả khi ngẫu nhiên rơi vào giọt nước hoặc giọt sương trong
mùa lạnh). Mưa làm sâu non bị rửa trôi, bị chết đuối hoặc bị gây chết cơ giới.
Ngoài ra còn hạn chế khả năng bay, giao phối và đẻ trứng của trưởng thành. Do
đó số lượng sâu tơ trên đồng ruộng bị giảm đáng kể sau mỗi mùa mưa. Theo
Wahisaka et al. (1992) tỷ lệ chết của sâu non tuổi 1 còn liên quan tới độ ẩm

không khí. Khi độ ẩm không khí cao, khoảng 100% thì sâu non chết tới 70%
nhưng độ ẩm dưới 90% thì tỷ lệ chết giảm còn 30%.
Vai trò của thời tiết đối với biến động sâu tơ không phải chỉ tác động đến
khả năng sống sót của sâu mà còn đối với khả năng sinh sản của sâu. Theo kết
quả nghiên cứu của Koshihara (1985) ở nhiệt độ cao từ 33 – 35ºC trở lên, trưởng
thành sâu tơ có số lượng trứng đẻ bị giảm từ 60 – 75%. Khả năng sinh sản là một
trong những yếu tố quyết định số lượng quần thể sâu tơ trên đồng ruộng nhưng
khả năng này có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng, số lượng thức ăn. Ở
Philippines, một thế hệ của sâu tơ P. xylostella là 24,7 ngày do đó khoảng 15 thế
hệ có thể xảy ra trong một năm. Tuổi thọ trung bình của 1 trưởng thành cái là
16,7 ngày trong đó trung bình 233 trứng/1 trưởng thành cái (tối đa là 639 trứng/1
trưởng thành cái) (Andreas, 1990).
Tại Ấn Độ sâu tơ phá hoại cải bắp, súp lơ, củ cải, củ cải đường, mù tạt trong
đó súp lơ và cải bắp là cây ký chủ ưa thích nhất. Trứng của sâu tơ kéo dài 3 –
ngày, sâu non trải qua 4 tuổi kéo dài 10 ngày trong mùa nóng và mùa mưa từ 12
– 15 ngày trong mùa lạnh. Nhộng khoảng từ 4 ngày trong mùa nóng và 4 – 5
ngày trong mùa lạnh. Trường thành kéo dài 6 – 13 ngày chúng đẻ trứng ngay sau
giao phối. Một năm có tới 13 - 14 thế hệ (Chelliah and Srinivasan, 1986).
Năm 1999 và 2000 ghi nhận 14 quần thể của loài sâu tơ được thu thập từ
các cánh đồng họ hoa thập tự ở 3 quốc gia Hoa Kỳ (California, Florida, Hawaii
và Texas) và Mexico (Guanajuatostate); Thailand (Tỉnh Nonthaburi) (Zhao et
al., 2002).

10


×