Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu thành phần bọ đuôi kìm bộ dermaptera và thành phần sâu hại chính thuộc bộ cánh vẩy (lepidoptera); đặc điểm sinh học, sinh thái của loài phổ biến trên đậu tương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------





----------


PHẠM THỊ HỒNG QUÝ


NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ ðUÔI KÌM BỘ
DERMAPTERA VÀ THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH THUỘC
BỘ CÁNH VẨY (LEPIDOPTERA); ðẶC ðIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI CỦA LOÀI PHỔ BIẾN TRÊN ðẬU TƯƠNG
VỤ HÈ THU 2009 VÀ VỤ XUÂN 2010 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ðÌNH CHIẾN


HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............


i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan các kết quả nghiên cứu và ñiều tra ñược trình bày trong
luận văn là do tôi thực hiện, các số liệu công bố hoàn toàn trung thực và chưa hề
ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Ngày 16 tháng 09 năm 2010
Tác giả luận văn



Phạm Thị Hồng Quý









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
ii



LỜI CẢM ƠN

Có ñược kết quả này, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến
PGS.TS. Trần ðình Chiến - trưởng Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học -
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp ñỡ tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báo ñể tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu
khoa học này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông học, ñặc biệt là các thầy
cô giáo trong Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Viện ñào tạo Sau ñại học,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ và có những góp ý quý báu,
sâu sắc trong thời gian tôi học tập và thực hiện ñề tài
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè, ñồng nghiệp ñặc biệt là
chồng và mẹ chồng tôi ñã ñộng viên, tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và thực hiện ñề tài.

Tác giả luận văn





Phạm Thị Hồng Quý



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
iii



MỤC LỤC

Lời cam ñoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục bảng
v
Danh mục hình
vii
1. MỞ ðẦU
1
1.1

ðặt vấn ñề
1
1.2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
2
1.3

Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1


Những nghiên cứu ở ngoài nước
4
2.2

Những nghiên cứu trong nước
9
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21
3.1

ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
21
3.2

Nội dung và phương pháp nghiên cứu
21
3.2.1

Nội dung nghiên cứu
21
3.2.2

Phương pháp nghiên cứu
22
3.3

Phương pháp xử lý, bảo quản và giám ñịnh mẫu
26
3.4


Các chỉ tiêu theo dõi
27
3.5

Xử lý số liệu
28
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
29
4.1

Thành phần sâu hại chính thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera trên ñậu
tương vụ hè thu 2009 và vụ xuân 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội
29
4.2.

Thành phần bọ ñuôi kìm bộ Dermaptera trên ñậu tương vụ hè thu
2009 và vụ xuân 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội
30
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
iv


4.3

Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá H. indicata và bọ ñuôi kìm
Euborellia sp. trên ñậu tương vụ hè thu 2009 và vụ xuân 2010 tại
Gia Lâm, Hà Nội
31
4.3.1


Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá H. indicata trên ñậu tương vụ hè thu
2009 và vụ xuân 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội
31
4.3.2

Diễn biến mật ñộ bọ ñuôi kìm Euborellia sp. trên ñậu tương vụ hè
thu 2009 và vụ xuân 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội
34
4.3.3

Mối tương quan giữa sâu non sâu cuốn lá H. indicata và bọ ñuôi
kìm Euborellia sp. trên ñậu tương vụ hè thu 2009 và vụ xuân
2010 tại Gia Lâm, Hà Nội.
37
4.4

ðặc ñiểm hình thái và sinh vật học của bọ ñuôi kìm Euborellia sp.
41
4.4.1

ðặc ñiểm hình thái của bọ ñuôi kìm Euborellia sp.
41
4.4.2

ðặc ñiểm sinh vật học của bọ ñuôi kìm ñen Euborellia sp.
45
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
57
5.1


Kết luận
57
5.2

ðề nghị
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
59
PHỤ LỤC
66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
v


DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Thành phần sâu hại chính thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) trên ñậu
tương vụ hè thu 2009 và vụ xuân 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội 29
4.2 Thành phần bọ ñuôi kìm trên ñậu tương vụ hè thu 2009 và vụ
xuân 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội 31
4.3 Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá H. indicata trên ñậu tương giống
DT84 vụ hè thu 2009 và vụ xuân 2010 tại ða Tốn, Gia Lâm, Hà
Nội. 33
4.4 Diễn biến mật ñộ bọ ñuôi kìm Euborellia sp. trên ñậu tương
giống DT84 vụ hè thu 2009 và vụ xuân 2010 tại ða Tốn, Gia
Lâm, Hà Nội. 35
4.5 Diễn biến mật ñộ sâu non sâu cuốn lá H. indicata và bọ ñuôi kìm
Euborellia sp. trên ñậu tương giống DT84 vụ hè thu 2009 tại ða
Tốn, Gia Lâm, Hà Nội. 37

4.6 Diễn biến mật ñộ sâu non sâu cuốn lá H. indicata và bọ ñuôi kìm
Euborellia sp. trên ñậu tương giống DT84 vụ xuân 2010 tại ða
Tốn-
Gia Lâm- Hà Nội. 39
4.7 Kích thước của bọ ñuôi kìm trưởng thành Euborellia sp. 42
4.8 Kích thước của ấu trùng bọ ñuôi kìm Euborellia sp. 44
4.9 Thời gian phát dục từng pha và vòng ñời của loài bọ ñuôi kìm
Euborellia sp. bằng thức ăn là cám mèo. 47
4.10 Thời gian phát dục từng pha và vòng ñời của loài bọ ñuôi kìm
Euborellia sp. bằng thức ăn là sâu cuốn lá ñậu tương. 48
4.11 So sánh thời gian phát dục của bọ ñuôi kìm Euborellia sp. bằng
các loại thức ăn khác nhau. 49
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
vi


4.12 Sức ñẻ trứng của bọ ñuôi kìm Euborellia sp. khi nuôi bằng cám
mèo. 50
4.13 Sức ăn các tuổi sâu non sâu cuốn lá ñậu tương của bọ ñuôi kìm
trưởng thành Euborellia sp. 51
4.14 Sức ăn sâu non cuốn lá ñậu tương của pha ấu trùng và trưởng
thành bọ ñuôi kìm Euborellia sp.. 52
4.15 Tính lựa chọn thức ăn của bọ ñuôi kìm trưởng thành Euborellia
sp. 54
4.16 Khả năng nhịn ñói của bọ ñuôi kìm trưởng thành Euborellia sp. 55
4.17 Ảnh hưởng của thuốc hoá học ñến bọ ñuôi kìm Trưởng thành
Euborellia sp. 56






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
vii


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
4.1 Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá H. indicata trên ñậu tương giống DT84
vụ hè thu 2009 và vụ xuân 2010 tại ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội. 34

4.2 Diễn biến mật ñộ bọ ñuôi kìm Euborellia sp. trên ñậu tương giống
DT84 vụ hè thu 2009 và vụ xuân 2010 tại ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội. 36

4.3. Tương quan giữa mật ñộ sâu non sâu cuốn lá H. indicata và bọ ñuôi
kìm Euborellia sp. trên ñậu tương giống DT84 vụ hè thu 2009 tại
ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội. 38

4.4 Tương quan giữa mật ñộ sâu non sâu cuốn lá H. indicata và bọ ñuôi
kìm Euborellia sp. trên ñậu tương giống DT84 vụ xuân 2010 tại ða
Tốn, Gia Lâm, Hà Nội 40

4.5a Một số hình ảnh các pha phát dục của bọ ñuôi kìm Euborellia sp. 43

4.5b Một số hình ảnh các pha phát dục của bọ ñuôi kìm Euborellia sp. 44

4.6 Một số hình ảnh phân biệt trưởng thành ñực cái của bọ ñuôi kìm
Euborellia sp. 44


4.7 Ổ trứng của bọ ñuôi kìm Euborellia sp. 46


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
1


1. MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
ðậu tương là cây trồng có tác dụng về nhiều mặt, nó không chỉ là nguồn
thức ăn giàu dinh dưỡng cho người và vật nuôi, là nguyên liệu quan trọng trong
công nghiệp, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong hệ canh tác, luân canh, tăng vụ và
cải tạo ñất. Vì vậy, ñậu tương là một trong bốn loài cây lấy hạt quan trọng và ñược
trồng phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Ngoài ñồng ruộng, ñậu tương là ký chủ của nhiều loài dịch hại, phổ biến
và nguy hiểm nhất là: sâu cuốn lá, sâu ñục quả, sâu khoang, ….ðó là một trong
những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất và phẩm chất ñậu tương. ðể
giữ cho năng suất ñậu tương luôn ổn ñịnh, phẩm chất tốt thì việc phòng trừ các
loài sâu hại là rất cần thiết.
Hiện nay, ñể phòng trừ những loài dịch hại này thì biện pháp chủ yếu mà
người nông dân sử dụng trong sản xuất là phun thuốc hoá học. Ưu ñiểm của biện
pháp này là ñơn giản, dễ sử dụng và cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên do việc lạm
dụng thuốc hoá học của người nông dân mà biện pháp này lại có nhược ñiểm là
gây ảnh hưởng xấu ñến hệ sinh thái ñồng ruộng, tiêu diệt những sinh vật có ích,
gây ô nhiễm môi trường ñất, nước, không khí và nguy hiểm hơn nữa là ñể lại
một dư lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, là nguy cơ tiềm ẩn ñối
với sức khoẻ con người.
Ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm ñang là vấn ñề bức xúc
ñược toàn xã hội quan tâm. Chính vì vậy, việc tìm ra biện pháp phòng trừ các

loài dịch hại hiệu quả làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ñảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm là hết sức cần thiết. Một trong những biện pháp ñược coi là hiệu
quả hiện nay là sử dụng các loài thiên ñịch trong tự nhiên ñể tiêu diệt các loài
dịch hại. ðậu tương là cây trồng có nhiều loài sâu hại nhưng cũng có rất nhiều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
2


loài là thiên ñịch của chúng, bọ ñuôi kìm là một trong những loài thiên ñịch
quan trọng của sâu hại ñậu tương.
ðể nâng cao hiểu biết về thành phần bọ ñuôi kìm bộ Dermaptera cũng
như ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài chủ yếu trên ñậu tương, góp phần nâng
cao hiệu quả trong việc phòng trừ sâu hại ñậu tương chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài: “Nghiên cứu thành phần bọ ñuôi kìm bộ Dermaptera và thành
phần sâu hại chính thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera); ñặc ñiểm sinh học, sinh
thái của loài phổ biến trên ñậu tương vụ hè thu 2009 và vụ xuân 2010 tại Gia
Lâm, Hà Nội”.
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Xác ñịnh ñược thành phần bọ ñuôi kìm bộ Dermaptera và sâu hại chính
thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) trên ñậu tương vụ hè thu 2009 và vụ xuân 2010
tại Gia Lâm, Hà Nội, từ ñó xác ñịnh ñược loài bọ ñuôi kìm phổ biến.
Có ñược tư liệu khoa học về ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học của loài
côn trùng bắt mồi quan trọng là bọ ñuôi kìm phổ biến trên ñậu tương, góp phần
làm cơ sở cho việc phối hợp biện pháp sinh học với các biện pháp khác nhằm
nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu hại ñậu tương và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
1.3 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.3.1 Mục ñích của ñề tài
Trên cơ sở ñiều tra xác ñịnh thành phần bọ ñuôi kìm bộ Dermaptera, cũng
như diễn biến mật ñộ của loài phổ biến trên ñậu tương vụ hè thu 2009 và xuân

2010 tại Gia Lâm, Hà Nội, ñồng thời nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái
của loài phổ biến, từ ñó ñề xuất biện pháp bảo vệ, khích lệ và sử dụng chúng
trong phòng trừ sâu hại ñậu tương.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
3


1.3.2 Yêu cầu của ñề tài
+ Xác ñịnh thành phần bọ ñuôi kìm bộ Dermaptera và sâu hại chính (bộ
cánh vẩy) trên ñậu tương vụ hè thu 2009 và xuân 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội.
+ ðiều tra diễn biến mật ñộ một số loài sâu hại chính (bộ cánh vẩy) và
loài bọ ñuôi kìm phổ biến trên ñậu tương vụ hè thu 2009 và xuân 2010 tại Gia
Lâm, Hà Nội.
+ Tìm hiểu mối quan hệ giữa bọ ñuôi kìm phổ biến và sâu cuốn lá ñậu tương.
+ Nghiên cứu ñặc tính sinh học, sinh thái của loài bọ ñuôi kìm phổ biến
trên ñậu tương.
+ Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc hoá học ñến loài bọ ñuôi kìm phổ
biến.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước
2.1.1 Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới

ðậu tương (Glycine max) là loài cây thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang
lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng thích ứng rộng nên nó ñược trồng phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1970 diện tích trồng ñậu tương của thế
giới > 35.019.000 ha, sản lượng 46.521.000 tấn, năng suất trung bình 1.330
kg/ha. Trong ñó, Bắc Mỹ sản xuất khoảng 31.000.000 tấn, ðại lục Trung
Quốc 11.500.000 tấn, Châu Mỹ Latin 1.900.000 tấn, Nam Mỹ 1.100.000 tấn,
Châu Á 1.200.000 tấn. Về kinh tế thì ñây là cây họ ñậu quan trọng nhất trên
thế giới [54].
Năm 1975 diện tích trồng ñậu tương trên thế giới là 46.463.000 ha, sản
lượng ñạt 68.356.000 tấn, trung bình 1.471 kg/ha. Bắc Mỹ dẫn ñầu với
42.317.000 tấn, trong ñó có Mỹ ñạt sản lượng 41.406.000 tấn với năng suất
trung bình 1.909 kg/ha. Châu Á không bao gồm Nga ñạt sản lượng 13.727.000
tấn, trung bình 828 kg/ha. Nam Mỹ sản xuất 11.109.000 tấn, trung bình 1.759
kg/ha. Nga sản xuất 600.000 tấn, trung bình 750 kg/ha. Châu Âu sản xuất
442.000 tấn, trung bình 1.369 kg/ha, Châu Phi 96.000 tấn, trung bình 482 kg/ha,
Châu ðại Dương 64.000 tấn, trung bình 1.404 kg/ha. [54].
Theo số liệu thống kê của FAO (1992), diện tích trồng ñậu tương trên thế
giới khoảng 54-56 triệu ha (1990-1992), sản lượng 103-114 triệu tấn [33]. Các
nước trồng nhiều là Mỹ 23,6 triệu ha với sản lượng là 59,8 triệu tấn, Brazil 9,4
triệu ha với sản lượng 19,2 triệu tấn, Trung Quốc 7,2 triệu ha với sản lượng 9,7
triệu tấn.
Theo Phạm Văn Thiều (2002) [24], năng suất ñậu tương trên thế giới bình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
5


quân trong những năm 1990-1994 là 2078 kg/ha. Những nước có năng suất ñậu
tương cao là Italia ñạt 3585 kg/ha, Mỹ 2530 kg/ha.
Theo FAO (1997) [33], diện tích trồng ñậu tương trên thế giới năm 1996
là 62,6 triệu ha, sản lượng 121 triệu tấn. ðến năm 2001 diện tích trồng ñậu

tương trên thế giới là 75,6 triệu ha, sản lượng 176,6 triệu tấn [34]. Năm 2005
toàn thế giới trồng với diện tích 91,39 triệu ha, trong ñó sản lượng lớn nhất là ở
Mỹ 82,82 triệu tấn (FAO, 2006) [35].
2.1.2 Thành phần sâu hại ñậu tương
Sâu bệnh hại là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới năng
suất và phẩm chất ñậu tương. Vì vậy việc xác ñịnh thành phần sâu hại và sâu hại
chính là một trong những vấn ñề hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả
phòng trừ, làm giảm thiệt hại do chúng gây ra. Cho ñến nay trên thế giới ñã có rất
nhiều các công trình nghiên cứu về thành phần sâu hại ñậu tương.
Lowell (1976)[14] cho biết ở Hoa Kỳ ñã ghi nhận có 950 loài chân ñốt trên
ñậu tương, nhưng chỉ có 19 loài gây hại chính chiếm khoảng 5%. Trong ñó sâu
hại quả có 2 loài, sâu hại lá có 14 loài, sâu hại thân, rễ hạt có 3 loài. Những loài
gây hại nghiên trọng là sâu xanh, sâu ño, sâu ñục quả và bọ xít xanh.
Kobayashi (1976) [41] cho biết trên cây ñậu tương ở Nhật có 25 loài sâu
hại quan trọng, trong ñó có 4 loài sâu ñục quả, 19 loài bọ xít và 1 loài ruồi ñục
quả. Có 7 loài gây hại nghiêm trọng là: ruồi ñục quả (Leguminivora
glycinevorella); sâu ăn quả (Niatsumurae ses phaseoli); sâu ñục quả (Etiella
zinckenella); bọ xít xanh (Nezara viridula); bọ xít xanh vai ñỏ (Piezodorus
hybneri); bọ xít nâu (Riptortus).
Hinson (1982) [38], cho biết ở Bắc Mỹ có 33 loài sâu hại ñậu tương,
Trung và Nam Mỹ có 30 loài, còn các nước phương ðông có 26 loài. Trong số
các loài sâu hại chính thì ruồi ñục thân (Melanagromyra spp) là loài phá hại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
6


mạnh nhất. Ở các nước phương ðông, loài này rất phổ biến và gây tổn thất có
thể tới 90% cây mầm trong ñiều kiện khí hậu thuận lợi[48].
Theo Hill et al (1985) [37], ở vùng khí hậu nhiệt ñới có 2 nhóm sâu hại
nguy hiểm có ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt ñậu tương là nhóm sâu

ñục quả và sâu ăn lá. Thành phần sâu hại ñậu tương là 29 loài, trong ñó có 7 loài
sâu hại chính là rệp ñậu, rầy xanh, 2 loài sâu ñục quả, bọ rùa 28 chấm, ban miêu
và mọt hại hạt.
Tại Ấn ðộ, (Bhattacharya et al, 1986) [31] ñã xác ñịnh trên ruộng ñậu
tương có khoảng 60 ñến 100 loài côn trùng tấn công cây ñậu tương, những loài
gây hại chủ yếu là ruồi ñục hạt, ruồi ñục thân, các loài ăn lá và các loài chích hút,
người ta ñã xác ñịnh ñược trên ñậu tương ở Ấn ðộ có 13 loài sâu hại chính,
nhưng ñáng lưu ý là 3 loài ñục thân, 5 loài ăn lá, 3 loài chích hút.
Setokuchi et al (1986) [45] cho biết ở vùng Kagoshima Prefecture (Nhật
Bản) các loài bọ xít Piezodorus hybneri, Nezara viridula và Riptortus clavatus
là những loài gây hại phổ biến, chúng có mặt trong suốt quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây ñậu tương từ giữa tháng 8 ñến tháng 11, vụ sớm và vụ muộn
ñều bị ảnh hưởng.
ðến năm 1992, Mochida et al [42] cho biết thành phần côn trùng trên
ruộng ñậu tương ở Nhật Bản khá phong phú, gồm 245 loài côn trùng và xác ñịnh
ñược 23 loài gây hại chính. Ngoài các loài sâu ñục quả, các loài bọ xít, ruồi ñục
quả còn có sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá, các loài bọ hung, sâu xám và các
loài sâu ño.
Gazzoni et al (1994) [36] khẳng ñịnh thành phần sâu hại ñậu tương vùng
khí hậu nhiệt ñới phong phú hơn nhiều, có tới 70 loài gây hại trên tất cả các bộ
phận của cây ñậu tương. Trong ñó sâu ăn lá có số loài phong phú nhất (25 loài),
16 loài sâu hại cây con và 12 loài sâu hại thân.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
7


Thành phần sâu hại ñậu tương rất ña dạng và phong phú. Tuy nhiên, tuỳ
từng ñiều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác khác nhau mà thành phần và mức
ñộ phát triển của chúng có sự khác nhau.
2.1.3 Kẻ thù tự nhiên của sâu hại ñậu tương

Cùng với sự tồn tại của các loài sâu hại, trong sinh quần ruộng ñậu tương
còn có các loài thiên ñịch là kẻ thù tự nhiên của chúng. Các loài thiên ñịch này
có vai trò quan trọng trong ñiều hoà số lượng các loài sâu hại trên ñồng ruộng.
Thompson (1946) cho biết khi ñiều tra trên ñậu tương ở Canada ñã thu
ñược 2 loài ong ký sinh sâu cuốn lá ñậu tương Hedylepta indicata (F.) là
Elasmus row – Elasmidae và Grotius omyiaingricans How – Eulophidae. Sâu
xanh bị nhiều loài ký sinh nhất (89 loài); trong ñó bộ hai cánh có 32 loài thuộc 3
họ, bộ cánh màng có 57 loài thuộc 7 họ.
Kolsol (1992) [39] ñã ñưa ra danh mục hơn 230 kẻ thù tự nhiên của các
loài sâu hại, trong ñó sâu cuốn lá bị 2 loài ký sinh họ Elasmidae và một loài bọ
xít bắt mồi họ Pentatomidae tiêu diệt, rệp ñậu bị tiêu diệt bởi 6 loài thiên ñịch,
trứng bọ xít bị 1 loài ong ký sinh, sâu xanh (Heliothis armigera Hubner) bị 41
loài thiên ñịch tiêu diệt.
2.1.4 Những nghiên cứu về bọ ñuôi kìm
Bọ ñuôi kìm Dermaptera còn ñược gọi là Euplexoptera, Euplecoptera,
Dermaptera, Labiduroida, Forficulida; Tên tiếng anh là Earwigs. Cơ thể kéo dài,
kiểu ñầu nhô về phía trước, hàm kiểu miệng nhai với râu ñầu nhiều ñốt, mắt kép
phát triển. Hầu hết các loài trong bộ Dermaptera có cánh ngắn, cánh ngoài biến
thái, gân cánh mịn, cánh trong dạng màng, hình bán nguyệt, gân cánh xếp hình dẻ
quạt. Các chân gân bằng nhau với 3 ñốt bàn. Bụng có 10 ñốt, ñốt cuối cùng kéo dài
như chiếc kìm (kẹp) (Esaki Teiso et al, 1952) [32].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
8


Klostermeyer (1942) [40] cho biết, trong ñiều kiện nhà kính ở Ohio, bọ
ñuôi kìm ñen Euborellia annulipes (Lucas) có 3 thế hệ trong một năm. Mỗi thế
hệ xuất hiện tương ứng trong mỗi mùa, mùa xuân, mùa thu và những tháng mùa
ñông. Một thế hệ hoàn chỉnh có thời gian khoảng 61 ngày.

Bọ ñuôi kìm ñen Euborellia annulipes (Lucas) ít khi bị ảnh hưởng bởi
kẻ thù tự nhiên, nhưng dễ dàng chết bởi thuốc trừ sâu còn sót lại
(Neiswander,1944) [44].
Tác giả Bharadwaj (1966) [30] công bố, khi nuôi ở nhiệt ñộ 21-32°C thì
giai ñoạn thiếu trùng của Euborellia annulipes có thời gian khoảng 99 ngày,
trong ñó thời gian tương ứng với mỗi tuổi 1-6 là 11,8; 10,6; 13,4; 16,3; 20,1 và
27,0 ngày.
Theo tác giả Weems (2007) [53], bọ ñuôi kìm Châu Âu (Forficula
auricularia) ñược tìm thấy ñầu tiên ở Hoa Kỳ tại Newport, Rhode Island vào
năm 1911. Jone (1917) công bố nó cũng xuất hiện tại một thuộc ñịa nhỏ từ
Seattle, Washington vào năm 1915. ðầu thập niên 1900, nó bắt ñầu xâm
chiếm Bắc Mỹ ở một nơi nào ñó trên bờ biển phía tây. Cuối cùng nó ñã trở
nên phổ biến ở New England, trung ðại Tây Dương và trong hầu hết các tiểu
bang miền tây.
Trưởng thành của Forficula auricularia có chiều dài cơ thể từ 12-15 mm,
con ñực có chiếc kẹp dài 8 mm; con cái có chiếc kẹp dài 3 mm, cánh trước dài 2
mm. Râu có 14 hoặc 15 ñốt. Con cái ñẻ trứng trong ñất vào mùa thu với số
lượng 50-90 trứng. Nhiều trưởng thành cái và trứng của chúng có thể qua ñông và
xuất hiện vào mùa xuân năm sau [53].
John L. Capinera (1999) [46] cho biết bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes
(Lucas) là loài phổ biến nhất ở Florida, ñược tìm thấy ñầu tiên ở Hoa Kỳ vào
năm 1884, ñến nay ñã xuất hiện phổ biến ở các bang miền Nam và ở Hawaii, ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
9


các tiểu bang phía Bắc và miền Nam Canada.
Vòng ñời của Euborellia anuilipes trải qua 3 giai ñoạn: trứng, thiếu
trùng và trưởng thành. Trứng có thời gian phát dục từ 6 ñến 17 ngày,; Thiếu
trùng thông thường có 5 tuổi, thỉnh thoảng có 6 tuổi.; Trưởng thành có màu

nâu ñậm và không cánh, một trưởng thành cái ñẻ từ 1-7 ổ trứng, mỗi ổ có
khoảng 50 quả, tổng số trứng ước tính khoảng 100-200 quả. Con cái có hiện
tượng ấp và bảo vệ trứng tránh kẻ thù là mạt, nấm và những kẻ xâm nhập
khác cho tới khi trứng nở [46].
Gullan et al (2000) [52] cho biết có khoảng 1800 loài bọ ñuôi kìm với 10
họ phân bố trên thế giới.
Căn cứ vào kiểu hình giải phẫu bên trong, theo cơ quan sinh dục ngoài và
phân bố theo vùng ñịa lý, Pobham (1965), ñã phân loại bọ ñuôi kìm bộ Dermaptera
ra các loài bọ ñuôi kìm bắt mồi tập trung ở bộ phụ Forficulina gồm:
-Tổng họ Pygidicranoidea, tổng họ này sinh sống chủ yếu trong một số
các kho chứa ở các nước Asian, Austraylia, Nam Phi và Nam Mỹ.
- Tổng họ Karschielloidea rất lớn tập trung ở Nam Phi, tổng họ này chủ
yếu là bọ ñuôi kìm ăn kiến.
- Tổng họ Labidoidea có 3 họ là Labiidae, Carcinophoridae và
Arixeniidae, họ Labiidae phổ biến hơn, họ Arixeniidae sống ký sinh trên dơi.
- Tổng họ Forficuloidae có 3 họ là Chelisochidae, Labiduridae,
Forficuloidae trong ñó họ Labiduridea phân bố rộng, giống Labidura và
Euborellia phổ biến nhất.
2.2 Những nghiên cứu trong nước
2.2.1 Tình hình sản xuất ñậu tương
Do có ñặc ñiểm dễ trồng và có giá trị dinh dưỡng cao, có thể sử dụng làm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
10


thức ăn cho người và gia súc, là nguyên liệu cho công nghiệp nên cây ñậu tương
là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng, mang lại hiệu quả
kinh tế cao và ñược trồng từ rất sớm ở nước ta.
Năm 1976, diện tích trồng ñậu tương cả nước là 39,4 nghìn ha, ñến năm
1996 tăng lên 133 nghìn ha (tăng 337,56%). Năng suất tăng từ 9,5 tạ/ha lên

11tạ/ha; tuy nhiên năng suất ñậu tương nước ta còn thấp, chỉ ñạt ñược 39,27%
năng suất bình quân của thế giới (2088 kg/ha) (Phạm văn Thiều, 2002) [24].
Theo thống kê Nông- lâm nghiệp thuỷ sản Việt Nam (1975-2000) [22],
năng suất ñậu tương trung bình của Việt Nam năm 1999 ñạt 11,2 tạ/ha, tăng
330kg/ha so với năm 1991. Về sản lượng ñậu tương, vùng ñồng bằng sông
Hồng, ðông Nam Bộ và ðồng bằng sông Cửu Long chiếm 63,8% sản lượng ñậu
tương cả nước. ðặc biệt ñồng bằng sông Cửu Long có diện tích chiếm 12,7%,
sản lượng ñạt 20,9% sản lượng ñậu tương cả nước.
Thông tin từ nguồn Niên giám thống kê (2006) [21], cho biết diện tích
trồng ñậu tương năm 2007 của cả nước là 185,8 ngàn ha, sản lượng ñạt 258,2
ngàn tấn và năng suất ước ñạt 13,89 tạ/ha. Trong ñó, Hà Tây là tỉnh có diện tích
và sản lượng ñậu tương lớn nhất với 31.800 ha và 47.700 tấn; sau ñó là Hà
Giang với diện tích 15.900 ha và 13.800 tấn; ðồng Tháp 6.700 ha và 13.900 tấn;
Hà Nội 1.700 ha và 2.100 tấn.
Trong những năm gần ñây, tình hình sản xuất ñậu tương nước ta có rất
nhiều biến ñộng. Một số tỉnh mở rộng diện tích trồng ñậu tương, bên cạnh ñó có
nhiều tỉnh lại giảm diện tích. Vụ ñông năm 2005, diện tích trồng ñậu tương của
Hưng Yên ñạt 3640 ha, giảm 805 ha so với vụ ñông năm 2004. Năm 2006, diện
tích ñậu tương 2 vụ chỉ ñạt 4748 ha, giảm 2574 ha so với năm 2005. Vụ xuân hè
năm nay, toàn tỉnh chỉ gieo trồng ñược 626 ha, bằng 42% kế hoạch ñề ra [48].
Theo nguồn tin từ Báo Thái Nguyên (2010) [47], diện tích cây ñậu tương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
11


trên ñịa bàn tỉnh ñang giảm dần qua các năm. Năm 2000 diện tích cây ñậu tương
là 3.368 ha thì năm 2009 giảm xuống chỉ còn gần 1.900 ha. Một trong những
nguyên nhân dẫn ñến diện tích trồng ñậu tương giảm là do ñậu tương rất rễ bị
nhiễm sâu bệnh, bởi vậy, sản xuất ñậu tương ở hầu hết các vụ ñòi hỏi phải sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật ở mức tương ñối cao, thậm chí phải phun thuốc ñịnh

kỳ nên nhiều hộ nông dân không muốn trồng ñậu tương.
2.2.2 Thành phần sâu hại ñậu tương
ðể nâng cao hiệu quả phòng trừ, làm giảm mức ñộ thiệt do sâu hại gây ra
thì việc xác ñịnh thành phần sâu hại, ñặc biệt là sâu hại chính trên ñậu tương có
ý nghĩa hết sức quan trọng. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu về
vấn ñề này.
Theo kết quả ñiều tra thành phần côn trùng cơ bản trên cây trồng nông
nghiệp của Viện Bảo vệ thực vật (1967-1968) [29] cho thấy trên ñậu tương có
88 loài sâu hại, trong ñó có 43 loài thường xuyên xuất hiện, 10 loài là sâu hại
chính chiếm 12,5%.
Qua 2 năm ñiều tra (1986-1987), Nguyễn Thị Bình và ctv (1988) [1] ñã
ñưa ra kết luận trên ñậu tương có 13 loài sâu hại chính, trong ñó có 3 loài gây
hại nghiêm trọng là sâu cuốn lá, sâu ñục quả và rệp ñậu.
Theo kết quả ñiều tra của Phan Thanh Nam (1996) [19], trong vụ ñậu
tương xuân vùng Gia Lâm, Hà Nội thu ñược 29 loài sâu hại, trong ñó bộ cánh
vẩy có 10 loài, chiếm số lượng nhiều nhất (31%), các bộ cánh cứng, bộ cánh
nửa, bộ cánh thẳng và bộ hai cánh mỗi bộ có từ 4-6 loài, bộ cánh tơ có 1 loài.
Hoàng ðức Dũng (1997) [13] cho biết, thành phần sâu hại ñậu tương vụ hè thu ở
Gia Lâm, Hà Nội phong phú hơn (48 loài), nhiều nhất là các loài thuộc bộ cánh
vẩy, sâu hại chủ yếu có sâu cuốn lá, sâu khoang và các loài bọ xít.
ðặng Thị Dung (1999) [10], khi nghiên cứu ñã xác ñịnh thành phần sâu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
12


hại ñậu tương vùng Hà Nội và phụ cận có 68 loài thuộc 7 bộ, 21 họ côn trùng;
trong ñó có 7 loài sâu hại chính. 4 loài có mức ñộ phổ biến cao là ruồi ñục thân,
sâu cuốn lá, sâu khoang và bọ xít xanh vai bạc.
Trần ðình Chiến (2002) [5] cho biết thành phần sâu hại ñậu tương vùng
Hà Nội và phụ cận có 69 loài thuộc 7 bộ, 28 họ côn trùng. Các bộ có số lượng

loài nhiều nhất là bộ cánh vẩy (8 họ và 25 loài), bộ cánh nửa (13 loài) và bộ
cánh cứng (13 loài); bộ có số lượng ít nhất là bộ cánh tơ (1loài). ðã ghi nhận
thêm 2 loài sâu cuốn lá mới là Pleyroptya punctimarginalis Hampson và
Omiodes diemennalis Guene vào danh mục sâu hại ñậu tương.
Theo Hoằng Thị Hằng (2006) [15] trên ñậu tương vụ ñông 2005 tại
Chương Mỹ, Hà Tây có 33 loài thuộc 7 bộ côn trùng, trong ñó bộ có số loài
nhiều nhất là bộ cánh vẩy với 8 loài, bộ cánh thẳng có 7 loài, bộ cánh cứng và
bộ cánh nửa có 6 loài, bộ cánh ñều có 3 loài, bộ 2 cánh có 2 loài, ít nhất là bộ
cánh tơ có 1 loài. Trong vụ xuân 2006 thành phần sâu hại ñậu tương phong phú
hơn so với vụ ñông 2005, tổng số loài thu ñược là 44 loài thuộc 7 bộ và 20 họ
côn trùng. So với vụ ñông năm 2005, bộ cánh vẩy tăng thêm 3 loài, bộ cánh
cứng tăng thêm 4 loài, bộ cánh nửa 3 loài, bộ hai cánh 1 loài, các bộ còn lại
không tăng.
2.2.3 Kẻ thù tự nhiên của sâu hại ñậu tương
Việc xác ñịnh kẻ thù tự nhiên của các loài sâu hại hết sức có ý nghĩa trong
việc áp dụng có hiệu quả biện pháp ñấu tranh sinh học trên ñồng ruộng, nhằm
giảm thiểu lượng thuốc hoá học trong phòng trừ sâu hại. Chính vì vậy, ñây là
một trong những vấn ñề luôn ñược các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ
trước ñến nay.
Kết quả ñiều tra thành phần côn trùng ký sinh từ năm 1981- 1995 trên
lúa, ngô, bông, ñậu tương ở hơn 20 tỉnh thành trong cả nước của Nguyễn Văn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
13


Cảm và ctv (1996) [2] ñã thu ñược 175 loài thuộc 88 giống, 19 họ, tập trung ở 1
số họ phổ biến như Braconidae (48 loài); Ichneumonidae (30 loài); Scelionidae
(19 loài); Eulophidae (14 loài)…; giống có số lượng loài nhiều nhất là Apanteles
(23 loài); Tetrasticus (8 loài). Trong ñó ký sinh sâu khoang 1 loài, ký sinh sâu
cuốn lá 7 loài, ký sinh trứng bọ xít có 9 loài.

Trần ðình Chiến (1991) [3] cho biết ở vùng Gia Lâm, Hà Nội có 13 loài
côn trùng bắt mồi sâu hại ñậu tương, trong ñó họ bọ rùa có 7 loài, họ chân chạy
4 loài, họ ruồi ăn rệp 2 loài.
Nguyễn Công Thuật (1995) [25] ñã ñưa ra kết luận côn trùng ký sinh trên
ñậu tương rất phong phú, song việc ñịnh tên của nhóm này còn gặp nhiều khó
khăn, mới biết tên của 10 loài, trong ñó côn trùng ký sinh của ruồi ñục thân ñậu
tương có 2 loài, côn trùng ký sinh sâu cuốn lá có 3 loài và côn trùng ký sinh
trứng sâu xanh 1 loài.
Vũ Quang Côn và ctv (1996) [8] cho rằng thành phần sâu hại ñậu tương khá
phong phú gồm 42 loài, trong ñó bộ cánh màng có 39 loài, bộ 2 cánh có 3 loài, họ
Braconidae có số lượng loài nhiều nhất (14 loài), sau ñó ñến họ Ichneumonidae có
8 loài, các họ khác có 1-5 loài. Trong tập hợp ký sinh chung trên ñậu tương, có 5
loài có vai trò quan trọng trong kìm hãm sâu cuốn lá, 2 loài ký sinh sâu khoang, 2
loài ký sinh trứng bọ xít, dẫn ñến tỷ lệ các loài bị nhiễm ký sinh cao: sâu cuốn lá 5-
35%; sâu khoang 35-40%; trứng bọ xít 10-35%.
Theo Trần ðình Chiến (1997) [4], trên ñậu tương tại một số tỉnh miền Bắc
có 39 loài côn trùng thuộc 7 bộ, trong ñó bộ có số loài phong phú nhất là bộ
cánh cứng (28 loài), sau ñó ñến bộ cánh nửa (6 loài), còn lại các bộ khác chỉ có
1-2 loài.
ðặng Thị Dung (1997) [9] cho biết thành phần côn trùng ký sinh sâu hại
ñậu tương vụ xuân thường thấp hơn vụ hè thu; trên ñậu tương vụ xuân 1996 chỉ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
14


thu ñược 16 loài, 13 loài thuộc bộ cánh màng, 3 loài thuộc bộ 2 cánh; trong ñó 6
loài ký sinh trên sâu cuốn lá, 3 loài ký sinh sâu khoang, 3 loài ký sinh trứng bọ
xít, còn lại là các loài sâu khác.
ðỗ Thị Phương Lan (1998) [16] khi ñiều tra côn trùng bắt mồi trên ñậu
tương vụ xuân 1998 ñã thu ñược 49 loài thuộc 7 bộ. Trong ñó bộ phong phú

nhất vẫn là bộ cánh cứng (35 loài), sau ñó là bộ cánh nửa (8 loài), bộ chuồn
chuồn (2 loài), bộ bọ ngựa (1 loài), bộ 2 cánh (1 loài), bộ cánh màng (1 loài), bộ
cánh da (1 loài).
ðặng Thị Dung (1999) [10], khi ñiều tra trên ñậu tương vùng Hà nội và
Phụ cận ñã thu ñược 51 loài ký sinh của một số loài sâu hại chính như sâu cuốn
lá, sâu khoang, sâu xanh và bọ xít xanh. Các loài ký sinh ghi nhận ñược chủ yếu
thuộc bộ cánh màng Hymenoptera và bộ 2 cánh Diptera. Các họ phổ biến có số
loài phong phú là họ Braconidae (20 loài), Sceloinidae (8 loài), Họ
Ichneumonidae (7 loài), họ Chalcididae (4 loài), họ Tachinidae (3 loài).
Trần ðình Chiến (2002) [5] cho biết thành phần côn trùng bắt mồi sâu hại
ñậu tương vùng Hà Nội và phụ cận gồm có 86 loài thuộc 8 bộ. Trong ñó bộ cánh
cứng có số loài phong phú nhất (58 loài), sau ñó là bộ cánh nửa (12 loài), bộ
cánh da (4 loài), bộ cánh màng (4 loài), bộ 2 cánh (3 loài), bộ chuồn chuồn (2
loài), bộ bọ ngựa (2 loài) và bộ cánh thẳng (1 loài).
Khi nghiên cứu về côn trùng ký sinh sâu cuốn lá ñậu tương, ðặng Thị
Dung (2005) [11] cho biết trên ñậu tương vụ hè thu 2003 tại Gia Lâm, Hà Nội
xuất hiện 10 loài côn trùng ký sinh, trong ñó bộ cánh màng chiếm ưu thế (9/10
loài). Loài Trathala flavor- orbitalis Cameron có mức ñộ phổ biến cao nhất.
Trên ñậu tương vụ hè thu tại Hoài ðức, Hà Tây, Khuất ðăng Long và
ctv, 2005) [18] ñã thu ñược 10 loài ký sinh sâu non và nhộng của sâu cuốn lá,
sâu khoang (. Trong tập hợp ký sinh sâu non, hai loài thường xuyên xuất hiện là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
15


Trathala flavor-orbitalis Cameron ký sinh sâu cuốn lá Lamprosema indicate
Fabricius (họ Pyralidae) và Microplitis manilae ký sinh sâu khoang Spodoptera
litura Farbricius (họ Noctuidae) chiếm tỷ lệ tương ứng là 94,5% và 60,73%
trong tập hợp ký sinh của 2 loài sâu hại.
Hoằng Thị Hằng (2006) [16], cho biết khi nghiên cứu thành phần thiên

ñịch trên ñậu tương tại Chương Mỹ- Hà Tây vụ ñông 2005 thu ñược 26 loài với
5 họ và 1 bộ (bộ cánh cứng). Trong vụ xuân 2006 thành phần các loài thiên ñịch
phong phú hơn nhiều với 41 loài thuộc 17 họ và 6 bộ, trong ñó bộ cánh cứng
chiếm tỷ lệ cao nhất với 26 loài và bộ có số lượng loài ít nhất là bộ bọ ngựa và
bộ cánh nửa với số lượng 1 loài.
Trần ðình Chiến và ctv (2008) [28] cho biết, trứng bọ xít xanh vai ñỏ
Piezodorus hybneri bị ong Tenenomus subitus ký sinh, vòng ñời của loài ong ký
sinh nhìn chung ngắn trung bình 9,80±1,02 trong ñiều kiện nhiệt ẩm ñộ trung
bình là 28,1°C và 83,1% (trứng 2,32 ngày, ong non 2,72 ngày, nhộng 3,96 ngày,
trưởng thành tiền ñẻ trứng 0,96 ngày). Ong T.subitus có tỷ lệ vũ hoá rất cao
(87,8%) ở ñiều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt ẩm ñộ trung bình là 28,1°C;
83,1% tỷ lệ vũ hoá của loài này thấp hơn khi thu trứng vật chủ bị ký sinh ngoài
ñồng (67,3%), tỷ lệ giới tính nghiêng về ong cái (0,28♂: 1♀ trong ñiều kiện
phòng thí nghiệm và 0,52♂: 1♀ ở ngoài ñồng ruộng).
* Những nghiên cứu về bọ ñuôi kìm
Bọ ñuôi kìm thuộc bộ cánh da (Dermaptera), là bộ côn trùng biến thái
không hoàn toàn, có phần phụ miệng kiểu nghiền, mắt kép phát triển, chân bò.
Phần cuối bụng có kiểu chân dạng kìm rất khỏe dùng ñể tự vệ, tấn công kẻ thù
hoặc giúp việc gấp cánh. ðôi cánh trước ngắn, kitin hóa, cánh da, ñôi cánh sau
mỏng trong suốt. Trên thế giới ñã thống kê trên 1000 loài, ở Việt Nam khoảng
200 loài. Bọ ñuôi kìm ăn tạp, ăn phế thải ñộng vật, thực vật, côn trùng nhỏ… Cá
thể cái có hoạt ñộng ấp trứng sau khi ñẻ [20].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
16


Hà Quang Hùng và ctv [13] trong quá trình ñiều tra ở Bến Cát, Bình
Dương phát hiện loài bọ ñuôi kẹp sọc là thiên ñịch chủ yếu của sâu ñục thân
mía. Kết quả nghiên cứu ñã xác ñịnh ñó là loài Anisolabis annulipes Lucas
(Carcinophoridae: Dermaptera). Vòng ñời Anisolabis annulipes trung bình 98,8

ngày (trong ñiều kiện nhiệt ñộ 29,6°C, ẩm ñộ 73,3%); thời gian trứng trung bình
7,7 ngày; thời gian ấu trùng trung bình 75,4 ngày; trưởng thành vũ hóa ñến ñẻ
quả trứng ñầu tiên trung bình 11,9 ngày. Giai ñoạn sâu non có 6 tuổi với 5 lấn
lột xác, tuổi 6 thời gian phát dục trung bình 16,8 ngày. Khả năng ñẻ trứng trung
bình của trưởng thành cái trung bình 24,8 quả, cao 50,6 quả; Tỷ lệ trứng nở ñạt
84,4% trong ñiều kiện nhiệt ñộ 29,2°C, ẩm ñộ 71,5%; ñỉnh cao mật ñộ bọ ñuôi
kẹp sọc thường xuất hiện sau ñỉnh cao mật ñộ sâu ñục thân.
Các tác giả cũng thử nghiệm ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu ñến
bọ ñuôi kẹp sọc, kết quả cho thấy sau 2 ngày phun thuốc Cartap bọ ñuôi kẹp
chết 50%, sau 3-4 ngày chết 70-100%. Thuốc trừ cỏ Gramoxone và Ruondup
không ảnh hưởng ñến bọ ñuôi kẹp sọc [13].
Trần ðình Chiến (2002) [6] khi nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt
mồi sâu hại ñậu tương vùng Hà Nội và phụ cận ñã phát hiện có 3 loài bọ ñuôi
kìm là Anechura harmandi B urr., Euborellia stali Dohrr. và Labidura riparia
Pallas.
Khi ñiều tra về thành phần côn trùng bắt mồi sâu hại ñậu tương tại
Chương Mỹ - Hà Tây, Hoằng Thị Hằng và ctv (2006) cũng phát hiện thấy có 2
loài bọ ñuôi kìm là loài màu ñen (Euborrellia stali Pohrn) và loài màu nâu
(Anechura harmandi Burr) [15]
Nguyễn Xuân Niệm (2006) [26] ñã tìm thấy trên cây dừa ở các tỉnh phía
Nam có 5 loài bọ ñuôi kìm thuộc bộ Dermaptera, trong ñó 2 loài phổ biến và có
khả năng khống chế bọ cánh cứng hại dừa. Cả 2 loài này ñều thuộc họ
Chelisochidae, trong ñó loài bọ ñuôi kìm màu vàng Chelisoches variegatus ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...............
17


tìm thấy trên hầu hết các vườn dừa ở ðồng Bằng Sông Cửu Long, còn loài bọ
ñuôi kìm màu ñen Chelisoches morio chỉ tìm thấy trên các vườn dừa của ñảo Phú
Quốc. Kết quả nhân nuôi bằng thức ăn nhân tạo ñã tạo ra số lượng lớn bọ ñuôi

kìm và lây thả trên một số diện tích vườn dừa. Bọ ñuôi kìm màu vàng có vòng ñời
khoảng 70 ngày, nên nhân mật số khá nhanh, hơn nữa bọ ñuôi kìm này từ trưởng
thành ñến ấu trùng ñều ăn sâu non của bọ dừa, ñây là ưu ñiểm ñể khống chế mật
ñộ của bọ cánh cứng hại dừa liên tục trên vườn dừa.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Cúc và ctv [8] ñã chỉ ra rằng bọ ñuôi
kìm thường ẩn nấp, khả năng chạy rất nhanh nhưng ít khi bay. Khả năng bắt cặp
rất cao, con cái chăm sóc và bảo vệ trứng, thời gian sống của bọ ñuôi kìm khá
dài. Loài Chelisoches morio có thời gian pha trứng trung bình 6,57 ngày, pha ấu
trùng có 4 tuổi, tuổi 1 là 8,92 ngày, tuổi 2 là 9,05 ngày, tuổi 3 là 12,58 ngày, tuổi
4 là 17,97 ngày, trưởng thành sống 26,8 ngày; vòng ñời trung bình là 80,8 ngày.
Loài Chelisoches variegatus có thời gian phát dục các pha ngắn hơn, vòng ñời là
72,3 ngày. Khả năng ñẻ trứng của con cái loài Chelisoches morio là 144,5 quả
(28,7 quả/ổ); Khả năng ñẻ trứng của con cái loài Chelisoches variegatus là 243
quả (55 quả/ổ) cao hơn loài Chelisoches morio. Cả 2 loài này có khả năng ăn tất
cả các pha của bọ cánh cứng hại dừa nhưng thích ăn ấu trùng tuổi 1-2 nhất. Các
thí nghiệm cho thấy bọ ñuôi kìm còn ăn sâu non sâu khoang, rệp, mối, …Khả
năng nhân nuôi bọ ñuôi kìm rất cao, có thể dễ dàng nhân nuôi bọ ñuôi kìm với
nhiều loại thức ăn khác nhau, chi phí nuôi lại rất thấp bởi dụng cụ nuôi rất ñơn
giản, dễ kiếm như thùng, xô, chậu, hộp nhựa, …
Tại Quảng Ngãi (2008), trung tâm BVTV miền Trung [28] ñã ghi nhận có
4 loài bọ ñuôi kìm hiện diện trên cây dừa là loài Chelisoches variegates (ñuôi
kìm màu vàng), loài Chelisoches morio (ñuôi kìm màu ñen), loài ñuôi kìm cỡ
vừa (chưa xác ñịnh tên), loài ñuôi kìm cỡ nhỏ (chưa xác ñịnh tên). Trong ñó loài
ñuôi kìm màu vàng rất phổ biến trên các vườn Quảng Ngãi, hai loài chưa ñịnh

×