Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu qua cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2015; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài araecerus fasciculatus (degeer) (coleoptera anthribidae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN HỮU ĐỒNG

THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI NGUYÊN LIỆU THUỐC
BẮC NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU CHI MA, LẠNG
SƠN NĂM
2015; ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC
CỦA LOÀI ARAECERUS FASCICULATUS (DEGEER)
(COLEOPTERA: ANTHRIBIDAE)
Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.


Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đồng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè và người
thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Cô giáo
PGS. TS. Hồ Thị Thu Giang – Trưởng Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Học viện
nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng –
Khoa Nông học, Ban quản lý đào tao Học viện nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và tập thể
cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7– Cục Bảo vệ thực vật đã động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân
và gia đình đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đồng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng .............................................................................................................v
Danh mục hình ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... vii
Thesis abstract............................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................3

2.2.

Những nghiên cứu khoa học ............................................................................4

2.2.1.

Những nghiên cứu nước ngoài .........................................................................4

2.2.2.

Những nghiên cứu trong nước........................................................................12

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................18

3.1.

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .....................................................18

3.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................18

3.3.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................18

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................18

3.4.1.

Phương pháp điều tra thành phần sâu mọt hại trên nguyên liệu thuốc bắc
nhập khẩu ......................................................................................................18

3.4.2.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học loài Araecerus
fasciculatus Degeer trên mặt hàng nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu ..............21

3.4.3.

Thử nghiệm biện pháp phòng trừ trong phòng thí nghiệm. .............................25


3.5.

Phương pháp xử lý mẫu vật

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................27

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................28

3


4.1.

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu qua cửa khẩu
Chi Ma, Lạng Sơn và trong kho bảo quản các hộ kinh doanh .........................28

4.1.1.

Thành phần sâu mọt hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại cửa
khẩu Chi Ma, Lạng Sơn năm 2015 .................................................................28

4.1.2.

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc trong kho bảo quản của
các hộ kinh doanh tại Lạng Sơn năm 2015 .....................................................31

4.2.


Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của loài mọt
Araecerus fasciculatus Degeer .......................................................................40

4.2.1.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt Araecerus fasciculatus Degeer .........40

4.2.2.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài mọt Araecerus fasciculatus Degeer........44

4.2.3.

Nghiên cứu mức độ gây hại của loài Araecerus fasciculatus Degeer ..............49

4.2.4.

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của loài mọt Araecerus fasciculatus
Degeer ...........................................................................................................51

4.3.

Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ loài mọt Araecerus fasciculatus
Degeer ...........................................................................................................56

4.3.1.

Thử nghiệm bằng thuốc xông hơi Phostoxin ..................................................56

4.3.2.


Thử nghiệm bằng thuốc xông hơi Methyl Bromide ........................................58

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................60
5.1.

Kết luận .........................................................................................................60

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................60

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................62
Phụ lục ......................................................................................................................67

4


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu từ Quảng
Đông, Trung Quốc tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn năm 2015 ...................29
Bảng 4.2. Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu từ An Huy,
Trung Quốc tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn năm 2015 .............................30
Bảng 4.3. Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc trong kho bảo quản
của các hộ kinh doanh tại Lạng Sơn ..........................................................33
Bảng 4.4. Kích thước các pha phát dục của mọt Araecerus fasciculatus Degeer ........40
Bảng 4.5. Thời gian phát dục của mọt Araecerus fasciculatus Degeer ở 2 mức
nhiệt độ khác nhau. ...................................................................................44
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến sức sinh sản của mọt Araecerus

fasciculatus Degeer ...................................................................................46
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống sót các pha
trước trưởng thành của mọt Araecerus fasciculatus Degeer .......................48
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự gia tăng mật độ của loài mọt
Araecerus fasciculatus Degeer ..................................................................49
Bảng 4.9. Mức độ gây hại của Araecerus fasciculatus Degeer trên ba loại thức
ăn khác nhau .............................................................................................50
Bảng 4.10. Mật độ mọt Araecerus fasciculatus Degeer trên các loại nguyên liệu
thuốc bắc nhập khẩu từ An Huy, Trung Quốc qua của khẩu Chi Ma,
Lạng Sơn năm 2015 ..................................................................................53
Bảng 4.11. Mật độ mọt Araecerus fasciculatus Degeer trên các loại nguyên liệu
thuốc bắc nhập khẩu trong kho lưu trữ.......................................................55
Bảng 4.12. Hiệu lực phòng trừ mọt Araecerus fasciculatus Degeer của thuốc
Phostoxin 56% ở các liều lượng khác nhau................................................57
Bảng 4.13. Hiệu lực phòng trừ mọt Araecerus fasciculatus Degeer của thuốc
Methyl Bromide ........................................................................................58

5


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1.

Mọt cà phê Araecerus fasciculatus Degeer ...............................................34

Hình 4.2.

Mọt thuốc lá Lasioderma serricorne Fabricius ..........................................35


Hình 4.3.

Mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis Linnaeus....................................35

Hình 4.4.

Mọt thuốc bắc Stegobium panicerum Linnaeus.........................................36

Hình 4.5.

Mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus Fabricius ......................................36

Hình 4.6.

Mọt khuẩn đen nhỏ Alphitobius laevigatus Fabricius ................................36

Hình 4.7.

Mọt gạo Sitophilus oryzae Linnaeus .........................................................37

Hình 4.8.

Mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius .....................................37

Hình 4.9.

Mọt thóc đỏ Tribolium castaneum Herbst ..................................................38

Hình 4.10. Mọt gạo dẹt Ahasverus advena Waltl ........................................................38
Hình 4.11. Mọt râu dài Cryptolestes minutus Olvo......................................................38

Hình 4.12. Mọt thòi đuôi điểm vàng Carpophilus hemipterus Linnaeus .....................39
Hình 4.13. Mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis Linnaeus ...................................39
Hình 4.14. Đặc điểm hình thái các pha sâu non của mọt Araecerus fasciculatus Degeer
......42
Hình 4.15. Đặc điểm sinh hình thái pha nhộng của loài Araecerus fasciculatus
Degeer ......................................................................................................42
Hình 4.16. Đặc điểm hình thái pha trưởng thành của loài Araecerus fasciculatus Degeer
.....43
Hình 4.17. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến nhịp điệu sinh sản

của mọt

Araecerus fasciculatus Degeer ..................................................................47
Hình 4.18. Mật độ mọt Araecerus fasciculatus Degeer trên các loại nguyên liệu
thuốc bắc nhập khẩu từ Quảng Đông, Trung Quốc qua của khẩu Chi
Ma, Lạng sơn năm 2015 ............................................................................52
Hình 4.19. Diễn biến mật độ mọt Araecerus fasciculatus Degeer trên các loại
nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu trong kho lưu trữ hộ kinh doanh tại
Lạng Sơn năm 2015 ..................................................................................56

6


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hữu Đồng
Tên Luận văn: Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu qua cửa khẩu
Chi Ma, Lạng Sơn năm 2015; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Araecerus
fasciculatus (Degeer) (Coleoptera: Anthribidae)
Ngành: Bảo vệ thực vật


Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được thành phần sâu mọt gây hại trên mặt hàng nguyên liệu thuốc
bắc nhập khẩu, mức độ phổ biến của các loài tại cửa khẩu Chi Ma năm 2015. Đồng thời
nắm được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt Araecerus fasciculatus Degeer.
Từ đó đề xuất biện pháp quản lý hạn chế sự du nhập, lây lan của dịch hại quan trọng
trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Chi
Ma, Lạng Sơn.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu trên đối tượng mọt Araecerus fasciculatus Degeer. Điều tra xác định
thành phần sâu mọt nhập khẩu tại Lạng Sơn được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia : QCVN 01- 141: 2013/BNNPTNN về phương pháp lấy mẫu Kiểm dịch thực
vật.
Đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt cà phê Araecerus fasciculatus Degeer theo
David Rees (2007), Ardakani (2014), Rejesus (2014).
Thử nghiệm biện pháp phòng trừ trong phòng thí nghiệm theo các tiêu chuẩn
quốc gia QCVN 01-19: 20.103 / BNNPTNT.
Kết quả chính và kết luận
Thành phần sâu hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu từ Quảng Đông, Trung
Quốc gồm 11 loài. Trên lô hàng từ An Huy, Trung Quốc ghi nhận được 8 loài. Thành
phần sâu hại trên nguyên liệu thuốc bắc ở các kho lưu trữ của các hộ kinh doanh ở Lạng
Sơn ghi nhận 12 loài. Trong đó mọt Araecerus fasciculatus Degeer là loài xuất hiện với
mức độ phổ biến nhất.
o

Vòng đời của loài mọt Araecerus fasciculatus Degeer ở nhiệt độ 25 C trung bình
o


là 34,82±2,55 ngày và ở nhiệt độ 30 C trung bình là 30,43±1,82 ngày).
Tổng số trứng đẻ trung bình của một trưởng thành cái cao nhất là 114,53±7,56
quả/cái khi được nuôi với thức ăn là Hoài Sơn và có sự sai khác có ý nghĩa về sức sinh
vii


sản khi thức ăn là Đương Quy và Bạch Truật
Nhịp điệu sinh sản cảu mọt Araecerus fasciculatus Degeer không chịu ảnh hưởng
cảu các loại thức ăn. Mọt Araecerus fasciculatus Degeer trưởng thành đều sinh sản
mạnh vào ngày thứ 1-3 sau vũ hóa và đỉnh cao số trứng đẻ cao nhất vào ngày thứ 3 sau
vũ hóa và từ ngày thứ 4 trở đi số lượng trứng thu được một ngày/cái bắt đầu giảm và
không đồng đều, đến ngày thứ 46 là kết thúc đẻ trứng.
Tại thời điểm 120 ngày thí nghiệm, mật độ mọt nuôi trên Hoài Sơn là 144,33±4,04
con/kg, Đương Quy là 121,67± 7,64 con/kg, Bạch Truật là 119,67±6,11 con/kg.
Với thời gian lưu trữ từ 60- 120 ngày thì tỷ lệ hao hụt dao động từ 31,53- 59,00%
với Hoài Sơn, từ 15,33- 38,00% với Đương Quy và từ 14,60- 30,27% Bạch Truật.
Phostoxin có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt mọt Araecerus fasciculatus
3

Degeer ở liều lượng 2g/m trong 72 giờ ủ thuốc.
Metyl bromide có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt mọt Araecerus fasciculatus
3

Degeer ở liều lượng 24g/m trong 72 giờ ủ thuốc.

8


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Huu Dong

Thesis title: Composition of insects on medicinal herbs imported at Chi Ma border
gate, Lang Son province in 2015; Biological, ecological characteristics Araecerus
fasciculatus (Degeer) (coleoptera: anthribidae)
Major: Plant protection

Code: 60. 62. 01. 12

Education organization:: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives:
Study on biological, ecological characteristics Araecerus fasciculatus Degeer to
prevent their damage on medicinal herbs, which are Dioscorea hamiltonii, Angelica
sinensis and Atractylodes macrocephala, imported at Chi Ma border gate, Lang Son
province in 2015.
Materials and Methods:
-Monitoring the composition of insect pests on medicinal herbs importing from
diferent province of China throught Lang Son, Vietnam was according to the national
standard by QCVN 01 - 141: 2013 / BNNPTNT .
-Biological,

ecological

characteristics

of

Araecerus fasciculatus Degeer

according to David Rees (2007), Ardakani (2014), Rejesus (2014).
-Control measures test in the laboratory on Araecerus fasciculatus Degeer
according to the national standard by QCVN 01 - 19: 2013 / BNNPTNT.

Main findings and conclusions:
- The composition of stored insect pests on medicinal herbs imported at Chi Ma
border gate, Lang Son includes 11 species from Guangdong China. Medicinal herbs
merchandise from Anhui China were collected 8 species. The composition of stored
insect pests on medicinal herbs at houldhold business houseware includes 12 species.
Araecerus fasciculatus Degeer were the most common species.
o

o

The life cycle of Araecerus fasciculatus Degeer at 25 C and 30 C was 34.82±2.55
days and

30.43±1.82 days respectively.Mean total fecundity per female was

significantly higher when Araecerus fasciculatus Degeer fed by Dioscorea hamiltonii.
The mean total number of eggs laid by individual female was 114.53±7.56 eggs.
However were not significantly different in fecundity by effects of the different host

9


plant Angelica sinensis and Atractylodes macrocephala.
Number of eggs laid/female/day decline as females aged. The ovipositional peak
st

rd

occurred at 1 to 3


after emergence.

th

At 120 day after exposed Araecerus fasciculatus Degeer, density of Araecerus
fasciculatus Degeer. fed by Dioscorea hamiltonii were 144.33±4.04 individual/kg, by
Angelica sinensis were 121.67± 7.64 individual/kg, by Atractylodes macrocephala were
119.67±6.11 individual / kg.
Damage on stored products after 60-120 days of stored, the percentage weight
loss caused by Araecerus fasciculatus Degeer from 31.53 to 59.00 % of host plant
Dioscorea hamiltonii, 15.33 to 38.00% of Angelica sinensis and 14.60 to 30.27% of
Atractylodes macrocephala.
Application of phosphine and use of the treated medicinal herbs with Araecerus
3

fasciculatus Degeer was 72 hours exposure at 2g/m

Metyl bromide use of the treated

medicinal herbs with Araecerus fasciculatus Degeer was 72 hours exposure at 24g/m

1
0

3


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Y học cổ truyền Việt Nam đã có lịch sử phát triển lâu đời và đó đạt được

những thành quả to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Thuốc dùng
trong Y học cổ truyền thường bao gồm thuốc Nam và thuốc Bắc. Thuốc Bắc
ngoài việc có tác dụng chữa bệnh rất tốt mà còn có tác dụng tăng cường sức
khoẻ, sức đề kháng của cơ thể. Nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu vào Việt Nam
chủ yếu từ Trung Quốc. Lượng nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu qua các cửa
khẩu Lạng Sơn , theo số liệu báo cáo hàng năm của Chi cục kiểm dịch thực vật
vùng 7- Cục Bảo vệ thực vật như sau : năm 2012: 16.623,704 tấn; năm 2013:
17.151,693 tấn; năm 2014: 19.842 tấn; sáu tháng đầu năm 2015 là 8.853,52 tấn.
Qua công tác điều tra thành phần dịch hại hại trên các lô hàng nguyên liệu
thuốc Bắc nhập khẩu qua các năm gần đây thì một trong những nhóm gây hại có
nguy cơ làm ảnh hưởng rõ rệt nhất tới sự tổn thất là do nhóm côn trùng hại gây ra
trong số đó có loài Araecerus fasciculatus Degeer xuất hiện ở mức độ phổ biến
qua các các đợt nhập khẩu nguyên liệu thuốc bắc tại của khẩu Chi Ma, Lạng Sơn.
Mục tiêu của công tác Kiểm dịch thực vật là ngăn chặn sự lây lan của các
loài dịch hại (sâu, bệnh, cỏ dại, tuyến trùng…) nguy hiểm theo hàng hoá trong
quá trình xuất nhập khẩu để bảo vệ tốt nền sản xuất trong nước, đảm bảo uy tín
chất lượng sản phẩm hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế, tránh thiệt hại cho
người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái và sức
khoẻ của con người. Trong công tác Kiểm dịch thực vật, việc điều tra thành
phần, nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của các loài dịch hại chủ
yếu là công việc rất cần thiết, giúp cho việc phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh
chóng, chính xác sinh vật gây hại nói chung, côn trùng nói riêng, là cơ sở khoa
học để phân tích đánh giá và quản lý dịch hại trên hàng nông sản nhập khẩu vào
Việt Nam. Để góp phần đáp ứng yêu cầu của khoa học và thực tiễn, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu qua cửa khẩu
Chi Ma, Lạng Sơn năm 2015; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài
Araecerus fasciculatus (Degeer) (Coleoptera: Anthribidae)

1



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định thành phần sâu mọt gây hại trên mặt hàng nguyên liệu thuốc bắc
nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn, đi sâu nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học, sinh thái của loài Araecerus fasciculatus Degeer từ đó đề xuất biện
pháp quản lý dịch hại có nguy cơ theo hàng nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu từ
Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Mặt hàng thực vật điều tra: Nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu (Hoài Sơn,
Đương Quy, Bạch Truật);
+ Loài mọt Araecerus fasciculatus Degeer
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Điều tra thành phần sâu mọt hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu
từ Trung Quốc qua cửa khẩu Chi Ma và trong các kho bảo quản của các hộ kinh
doanh tại Lạng Sơn;
+ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Araecerus
fasciculatus Degeer.
+ Thử nghiệm phòng trừ sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc bằng thuốc
Phosphine và Methyl Bromide, tại phòng kỹ thuật Chi cục Kiểm dịch thực vật
vùng 7- Lạng Sơn.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp dẫn liệu về mức độ phổ biến của sâu mọt hại nguyên liệu
thuốc bắc nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn. Nhằm phát hiện kịp thời
loài sâu mọt thuộc danh mục đối tượng Kiểm dịch thực vật của Việt Nam, đối
tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
- Cung cấp thêm một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài
Araecerus fasciculatus Degeer trên mặt hàng nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Những cây thảo dược là một nguồn thuốc tự nhiên rất quý. Trong các
bữa ăn hàng ngày có thể chế biến thành nhiều món ăn từ thực vật như một vị
thuốc rất tốt cho cơ thể. Ngày nay thuốc bắc được nghiên cứu và sử dụng
trong việc chữa trị, ngăn chặn bệnh ung thư. Theo số liệu thống kê của Bộ y tế
(2003) đã được công bố có khoảng hơn 400 loài cây thuốc bắc liên quan đến
chữa bệng ung thư.
Nhờ sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng các thiết bị công nghệ
hiện đ ại, những thành phần hoạt tính tự nhiên của cây thuốc có tiềm năng
chữa bệnh ung thư đã được phân tích và xác định (Bộ y tế, 2003).
Những thành phần hoạt tính cơ bản nhất bao gồm: sesquiterpenes,
diterpenes,

triterpenes,

alkloids,

lignans,

flavonoids,

tannins,

stilbenes,


curcuminoids, polysaccharides (Bộ y tế, 2003).
Nhu cầu sử dụng cây thuốc ngày càng tăng trong công tác chăm sóc sức
khoẻ của nhân dân, bên cạnh việc chăm sóc và đ iều trị của nền y học hiện
đại. Nền y học cổ truyền có công đ óng góp rất lớn. Muốn chữa bệnh bằng
y học cổ truyền có hiệu quả, ngoài những nguồn dược liệu quý hiếm sẵn
có trong nước, chúng ta vẫn cần phải sử dụng những dược liệu quý hiếm
nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu một
lượng lớn các nguyên liệu thuốc bắc.
a

Theo Arbogast et al. (2002 ) Hiện nay nhiều người dân Mỹ đã sử dụng
và rất ưa chuộng thảo dược, vì thảo dược ít gây ra những phản ứng phụ
Sự giao lưu hàng hóa nói chung và sản phẩm nông nghiệp nói riêng trên
thế giới đã trở nên phổ biến, nên sinh vật gây hại thực vật trên sản phẩm thực vật
xâm nhập vào trong nước là một điều khó tránh khỏi. Chúng là mối quan tâm của
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vấn đề dịch hại ngoại lai
gây sự chú ý rất lớn đến công tác KDTV, được nhiều quốc gia quan tâm,
như : Úc, Newzeland, Mỹ, Nhật…Các quốc gia này đã thực hiện theo chế độ
KDTV toàn bộ, các loài sinh vật còn sống đều không được nhập vào. Các
mặt hàng thực vật khi nhập vào nếu có sinh vật gây hại đều phải xử lý bằng
biện pháp khử trùng xông hơi thuốc hoá học. Nếu không thực hiện tốt công tác

3


KDTV, khi để lọt sâu hại còn sống đã tạo nên những dịch hại nguy hiểm cũng
như gây thiệt hại đáng kể cho nền sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến
nền kinh tế của các quốc gia đó.
Một trong những nhóm sinh vật gây hại làm ảnh hưởng lớn nhất đến sự tổn
thất thường thấy là do côn trùng hay còn gọi là sâu mọt gây ra. Sâu mọt gây hại

mang tính tiềm ẩn chúng xuất hiện, phát triển và gây hại trong quá trình trồng
trọt, vận chuyển, bảo quản, buôn bán và sử dụng. Nguyên liệu thuốc bắc bị nhiễm
côn trùng do một số yếu tố sau:
- Côn trùng sinh sống trong các nguyên liệu thuốc bắc (có sẵn);
- Nguyên liệu thuốc bắc bị nhiễm côn trùng trong kho bảo quản, trong quá
trình vận chuyển, lưu thông…;
- Do phương tiện vận chuyển, trong quá trình xuất nhập khẩu đã sẵn có
(trong conteiner, hầu tàu, sàn xe, bao bì đóng gói…).
Bùi Công Hiển (1995) kết luận ở đâu có sự tồn trữ và lưu trữ, ở đó xuất
hiện các loài sinh vật gây hại. Nhiều khi chỉ vài tuần, sinh vật gây hại đã xuất
hiện và phát triển thành quần thể với số lượng lớn. Nó gây hại một phần hoặc
toàn bộ hàng hoá bảo quản trong kho.
Đỗ Tất Lợi (2001) rằng cho: Người dân Trung Quốc với kinh nghiệm
trồng cây thuốc lâu năm đã áp dụng được nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại,
nó có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề " Dược liệu an toàn và hiệu quả".
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2.1. Những nghiên cứu nước ngoài
2.2.1.1. Thành phần sâu mọt gây hại thuộc diện kiểm dịch của các nước
Việc công bố những loài sinh vật thuộc dịch hại KDTV là một trong
những điều cần thiết đối với công tác quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thuộc
diện KDTV, do vậy các nước đã đề ra những quy định riêng của mình.
Ở Trung Quốc đã đưa ra 4 3 9 loài sinh vật thuộc diện dịch hại
KDTV, trong đó có 148 loài côn trùng (China's Ministry of Agriculture, 2011)
Theo Russian Ministry of Agriculture (2014), Nga công bố 176 loài sinh
vật thuộc diện dịch hại KDTV, trong đó có 76 loài côn trùng.
Thái Lan công bố: 369 loài sinh vật thuộc diện dịch hại KDTV, trong
đó có 79 loài côn trùng (Thailand’s Agriculture and Cooperatives, 2015).

4



Offshore Pest Information System (OPIS) (2012) cho biết Mỹ đã công bố
451 loài sinh vật thuộc diện dịch hại KDTV, trong đó có 154 loài côn trùng.
Ở mỗi quốc gia công tác KDTV còn có nhiệm vụ xác định những vùng có
dịch hại nguy hiểm, từ đó đưa ra những quyết định cụ thể nhằm ngăn chặn,
tránh để lây lan ra những vùng lân cận.
Trung Quốc là nước có nền nông nghiệp rất phát triển. Nền Y học cổ
truyền đã có từ xa xưa, là nước sử dụng và xuất khẩu cây thuốc nhiều nhất trên
thế giới.
2.2.1.2. Nghiên cứu sâu mọt hại trong kho bảo
quản
Semple et al.(1988) cho biết trên thế giới có khoảng trên 100 loài côn
trùng liên quan đến các sản phẩm bảo quản trong kho. Trong đó bộ cánh cứng
chiếm tỷ lệ 60% và bộ cánh vảy chiếm 8-10% .Sâu mọt hại các sản phẩm được
bảo quản gây ra thiệt hại khổng lồ cho các sản phẩm sau thu hoạch và hạt
giống, các sản phẩm đóng gói kể cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật và
thực vật. Bên cạnh việc gây thiệt hại khi sinh trưởng, chúng còn gây cảm giác
kinh tởm, khó chịu và giận giữ cho người nhìn thấy chúng sinh trưởng trong
các sản phẩm nói trên Tại những vùng trồng, cũng như các cây thuốc mọc
hoang dại dễ bị dịch hại tấn công mạnh mẽ.
Một số loài côn trùng quan trọng gây hại sản phẩm trong kho ở vùng
nhiệt đới chủ yếu bộ cánh cứng và bộ cánh vảy, trong đó bộ cánh cứng bao
gồm 13 loài thuộc 8 họ, còn bộ cánh vảy thuộc 4 loài của 2 họ.
Cox and Simms (1978) khi điều tra sâu mọt hại bột đậu nành đã thu được
24 loài. Ở nhiệt độ và độ ẩm tương đối thu được các loài chủ yếu : Ahasverus
advena, Crytoleste ferrugineus, Ephestia cautella,

Ephestia tectus, Lasioderma

serricorne, Plodia interpunctella, Ptinus tectus, Stegobium, Tinea columbariella,

Tineola bisselliella, Tribolium castaneum và Trogoderma granarium...
Cox and Simms (1978) cho biết sự hoạt động khác nhau của các loài
thuộc giống Tribolium, Tenebrio và Ephestia. C h ú n g c ó tính thích nghi cao
và có thể tồn tại và sinh trưởng trong điều kiện khô hạn. Đó cũng chính là lí do
dẫn đến sự thất thoát và tiêu diệt của các loài khác. Các loài thuộc giống trên
phát triển mạnh với số lượng lớn lấn át các dịch hại khác, chúng tranh cướp
nguồn thức ăn, gây hại cho con người và còn là tác nhân truyền bệnh cho cây
trồng, vật nuôi và cả con người.

5


Bhadriraju and David (1996) đã thống kê được số lượng loài sâu mọt gây
hại trong các kho bảo quản và dự trữ trên thế giới gồm 43 loài, trong đó có
19 loài gây hại chủ yếu và 24 loài gây hại thứ yếu.
Số côn trùng hại kho thuộc bộ cánh cứng (Coleoptra) có khoảng
250.000 loài, trong đó có nhiều loài gây hại quan trọng. Có khoảng 40 họ
thuộc bộ cánh cứng có liên quan tới sản phẩm trong kho. Có 14 loài sâu mọt hại
trên sản phẩm dược liệu được bảo quản, trong đó có có 9 loài thuộc bộ cánh
cứng và 3 loài thuộc bộ cánh vảy xuất hiện trong kho hàng thuộc tỉnh BerlinLiên bang Đ ức. Có 33 loài sâu mọt trên sản phẩm dự trữ của tư nhân, những
loài sâu mọt phổ biến nhất trong kho dự trữ và trong kho hàng đó là: họ
ngài đêm (Ephestia elutella Hbn) và mọt thuốc bắc( Stegobium panoceum L)
(Bhadriraju and David, 1996).
Có hơn 1.000 loài bọ gặm nhấm được mô tả. Phần đa là mọt đục thân gỗ.
Nhưng có hai loài là mọt thực phẩm (mọt thuốc bắc- Stegobium panoceum
L. (được biết tới ở Anh là mọt bánh qui) và mọt thuốc lá Lasioderma serricorne
F.) Chúng tấn công các sản phẩm được bảo quản.
Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện sống của sâu mọt nói
chung trong đó có mọt thuốc bắc và mọt thuốc lá.
Cox and Simms (1978) đã chỉ ra có 24 loài côn trùng được tìm thấy trên bột

o
o
đậu nành. Khi độ ẩm đạt 70% và nhiệt độ 25 C hoặc 30 C là điều kiện tốt nhất để
côn trùng sinh sống và trưởng thành.
Khi so sánh ở hai mức độ ẩm , ở mức 80% các loài sâu mọt phát triển
trên các loại thức ăn, còn ở mức 70% phát triển ít hơn. Điều này có thể ảnh
hưởng đến sự phát triển của một số loài. Đánh giá trên số lượng con trưởng
thành và các pha. Các loài có thể tấn công vào bột đậu nành và dược liệu ở trong
điều kiện nhiệt độ môi trường như: Stegobium panoceum, Ptinus tectus, Tineola
bisslliella, Ephestia cautella và Lasioderma serricorne (Cox and Simms, 1978).
Để thu thập côn trùng trên nông sản bảo quản, theo nghiên cứu tác giả
Morgan et al.(1998) đã tiến hành một thí nghiệm dùng bẫy sinh học áp dụng đơn
lẻ được sử dụng như là một phương pháp chuẩn mực kiểm tra sự phản ứng của sâu
mọt đối với sức hấp dẫn mạnh của các chất thu hút côn trùng. Trong đó mọt thuốc
bắc Stegobium panoceum được thí nghiệm, những yếu tố nghiên cứu là thời gian
thử nghiệm, kích thước miệng bẫy và kích thước khu vực thử nghiệm: là yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng côn trùng thu được trên bẫy.

6


2.2.1.3. Nghiên cứu về loài mọt Araecerus fasciculatus Degeer
* Vị trí phân loại:
+ Giới (Kingdom): Animalia
+ Ngành (Phylum): Arthropoda
+ Lớp (Class): Insecta
+ Bộ(Oder): Coleoptera
+ Họ(Family): Anthribidae
+ Tên khoa học: Araecerus fasciculatus Degeer
(CABI, 2014)

* Phân bố :
Loài mọt Araecerus fasciculatus Degeer là dịch hại quan trọng có mặt ở
tất cả các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, miền Trung và Nam Mỹ, châu
Phi và châu Á, nơi hạt cà phê hoặc ca cao được trồng CABI (2014). Mọt
Araecerus fasciculatus Degeer có xuất xứ từ Ấn Độ rồi phát tán sang châu Âu và
Bắc Mỹ, chúng gây hại cả trong kho và ngoài đồng ruộng (dẫn theo Bùi Công
Hiển, 1995).
*Phạm vi ký chủ và thiệt hại :
Theo David (2004) mọt Araecerus fasciculatus Degeer là loài gây hại
nguyên phát và là loài côn trùng phổ biến. Đặc biệt ở những nước nhiệt đới
chúng có thể tấn công trên nhiều loại hàng hóa bảo quản như: coca, cà phê, sắn
khô, ngô, hạt dẻ, khoai mỡ, tỏi, gừng. Mọt Araecerus fasciculatus Degeer tấn
công trên một số loại quả như: na, chuối, cây bông. Trong những nước có khí hậu
nhiệt đới thì mọt Araecerus fasciculatus Degeer là loài mọt chính gây hại trên
nông sản được bảo quản, chúng tấn công sản phẩm nông sản khi đang được làm
khô. Trưởng thành bay giỏi và thấy xuất hiện ở hàng hóa trước thu hoạch, thiệt
hại kinh tế của mọt Araecerus fasciculatus Degeer gây ra là rất lớn.
Merdelyn and Ireneo (2011) chỉ ra rằng mọt Araecerus fasciculatus Degeer
là loài gây hại trên nhiều ký chủ khác nhau, đặc biệt là trên các sản phẩm trong kho
như cà phê và ca cao, tuy nhiên ở Philippines ghi nhận loài này gây hại trên quả đu
đủ.
Theo CABI (2014) thì mọt Araecerus fasciculatus Degeer là loài mọt gây
hại chủ yếu trên sản phẩm lưu trữ trong kho, mặc dù nó có thể tấn công quả cà
phê trong khi còn ở trên cây. Mọt Araecerus fasciculatus Degeer có phổ ký chủ
7


rộng và là dịch hại quan trọng trên cà phê, ca cao, sắn và thảo dược. Tác động
kinh tế của Araecerus fasciculatus Degeer là đặc biệt nghiêm trọng trên quả cà
phê , đậu và hạt cacao nơi có điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng (tức là

nơi mà các hàng hóa có độ ẩm cao hơn 70-80%). Mọt Araecerus fasciculatus
Degeer có thể làm thiệt hại nghiêm trọng cho nông sản ,thảo dược được bảo quản
trong kho.
*Đặc điểm hình thái, sinh học của mọt Araecerus fasciculatus Degeer
Dennis (1983) chỉ ra rằng, trứng của loài này đẻ riêng lẻ từng quả, nhộng
được hình thành từ một vị trí nào đó trên hạt. Trưởng thành của loài A.
fasciculatus dài khoảng 3mm và có râu đầu đặc trưng. Trưởng thành có khả năng
bay khỏe, ở Hồng Kông chúng có thể bay vào và gây hại trong kho tại thời điểm
nhất định trong năm.
Theo David (2004) mọt trưởng thành tròn, có chiều dài 3-5 mm. Trên
cánh cứng có vân là những chấm nâu tối xen lẫn các vạch màu sáng trông giống
như kẻ ô vuông. Cánh cứng ngắn không che phủ được đốt cuối cùng của bụng.
Râu gồm 11 đốt, ba đốt cuối cùng của râu phình to ra. Sâu non có lông, chân
không phát triển. Trứng được đẻ dưới bề mặt lương thực bị tấn công. Sâu non
đục và phát triển trong nông sản dự trữ đến tận khi hóa trưởng thành. Giai đoạn
sâu non và nhộng phát triển hoàn toàn bên trong nông sản chúng phá hại, chỉ sau
khi vũ hóa trưởng thành mới chui ra ngoài hoạt động giao phối và đẻ trứng. Vòng
0

đời của loài này kéo dài 22-66 ngày ở nhiệt độ 28-30 C và ẩm độ lớn hơn 60% .
Yamazaki and Sugiura (2004) cho rằng: Ở Nhật Bản, loài A. fasciculatus
gây hại trên các sản phẩm lưu trữ trong kho như bông, cà phê, đậu, ... và đặc biệt
chúng ăn trên thân của giống cúc vàng Ambrosia trifida tại thành phố Osaka
Theo Mohamed and Sayed (2008) cho biết số lượng trứng đẻ của trưởng
thành cái phụ thuộc vào ẩm độ. Số lượng trứng đẻ tối đa là 25 trứng trên ngô ở
0

27 C, ẩm độ 90-100%. ở ẩm độ thấp hơn số lượng trứng đẻ là thấp hơn và khả
năng phát triển thấp hơn.
Nghiên cứu của Rejesus (2014) ghi nhận vòng đời của loài mọt Araecerus

fasciculatus Degeer kéo dài 85,062 ± 2,38 ngày trong đó: thời gian phát dục của
giai đoạn trứng là 4,656 ± 0,082 ngày; giai đoạn sâu non là 6,84 ± 0,027 ngày và
thời gian sống là 82,82 ngày đối với trưởng thành đực và 87,3 ngày đối với
trưởng thành cái. Trứng của loài này được đẻ đơn lẻ, khoảng 2 trứng/ 1 ngày.

8


Thời gian tiền đẻ trứng kéo dài trung bình là 11,92 ± 0,545, gian đẻ trứng kéo dài
trung binh là 30,5±1,6346 ngày. Trưởng thành cái thích đẻ trứng trên sắn, ca cao,
cà phê và lạc.
Theo CABI (2014) Trưởng thành của loài Araecerus fasciculatus Degeer
gây hại bên ngoài các nông sản dự trữ và có thể sống 17 tuần ở độ ẩm tối ưu là
80%. Trưởng thành cái đẻ khoảng 50 trứng và thời gian phát dục của trứng
khoảng 5-9 ngày. Sâu non mới nở đục vào bên trong các hạt bảo quản. Thời gian
phát triển của sâu non khác nhau tùy thuộc đáng kể vào loại hàng hóa, thủy phần
của hàng hóa và độ ẩm tương đối. Trên ngô, thời gian phát triển của sâu non ở
điều kiện tối ưu (27°C, 100% RH) là 29 ngày nhưng tăng lên 56 ngày khi độ ẩm
xuống 60% .Trưởng thành cái của loài Araecerus fasciculatus Degeer ưu tiên tấn
công hạt ca cao ở thủy phần hạt từ 17 đến 20%, nhưng sẽ tấn công hạt khác ở
thủy phần thấp là 12%. Araecerus fasciculatus Degeer tấn công đáng kể hạt cà
phê ở thủy phần 12-13% nhưng sâu non không thể sống sót trên hạt cà phê có
thủy phần dưới 8%. Sâu non hóa nhộng trong các sản phẩm bảo quản và giai
đoạn nhộng kéo dài khoảng 8 ngày phụ thuộc vào độ ẩm .
Ardrakani and Nasserzadeh (2014) đã thông báo loài mọt Araecerus
fasciculatus Degeer lần đầu tiên được phát hiện trên kho bảo quản hạt xoan rừng
(Melia azedarach L.). Mọt trưởng thành phát triển mạnh trên hạt được bảo quản
o

trong kho có độ ẩm 75% nhiệt độ 27 C. Các pha phát dục tồn tại trên hạt bảo

quản khô qua năm. Vòng đời của mọt Araecerus fasciculatus Degeer là 43 ngày
với điều kiện trong phòng thí nghiệm.
2.2.1.4. Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ sâu mọt trong kho bảo quản
Một cách để khắc phục những tác hại của việc kiểm soát trong nông
nghiệp dựa trên thuốc trừ sâu là dùng chất hoá học. Đối với những
pheromones, các chất này có thể áp dụng trong những cái bẫy để phát hiện và
giám sát sự xuất hiện, phát sinh, phát tán của các loài sâu bọ. Sự xuất hiện xác
thực giúp ích cho thời gian phun thuốc trừ sâu, xác định lượng thuốc trừ sâu
cần sử dụng và những nơi cần áp dụng. Mục đích của công việc này là đưa ra
một cách nhìn tổng tổng quát về những pheromonoes liên quan đến sâu bọ trên
các sản phẩm tích trữ và sự tận dụng chúng trong việc kết hợp quản lý, phòng
trừ sâu bọ.
+ Hoạt tính của các chất pyrethroids tổng hợp được Digvir et al. (1995)
cho biết: Các chất Allethrin, bioallethrin, resmethrin, bioresmethrin,
cismethrin,
9


tetramethrin cũng như các chất pyrethrin tự nhiên, fenitrothion, malathion
được kiểm tra dựa trên mức độ tổn thương , sức đề kháng của sâu mọt trưởng
thành khi chúng tấn công và phá hoại các sản phẩm trong kho. Cismethrin là
chất có khả năng hoạt động tốt nhất, được dùng hoặc kết hợp với các chất để
chống lại các loài sâu mọt: Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne hoặc
Stegobium panoceum. Có thể dùng dung dịch dầu lửa không mùi phun trực
tiếp để diệt Tribolium castaneum hiệu quả tiêu diệt sẽ tăng lên gấp khoảng 6,9
lần so với việc dùng pyrethrins, bioresmethrin.
+ Hashem (2000) cho rằng: Nồng độ của khí CO2 chiếm trên 60% có thể
kiểm soát được pha nhộng của đa số các loài côn trùng.
+ K h i đ ánh giá việc xử lý sâu mọt g â y hại t r o n g k h o b ả o q
u ả n bằng các khí độc, Hashem (2000) cho biết: Ở giai đoạn nhộng, trưởng

thành của Stegobium panoceum và Lasioderma serricorne dễ bị tác động bởi
hỗn hợp khí CO2,

kết quả thí nghiệm với các nồng độ 20%, 30%, 40% và

60%. Khi hàm lượng khí CO2 càng tăng dẫn đến hàm lượng khí O2 giảm, do
đó sẽ dẫn đến tử vong của sâu mọt cao hơn .
+ Khi sử dụng các chất hoá học để xử lý sâu mọt hại trong kho, có: Ba
công thức aerosol hoặc ở nồng độ 0,75; 1 hay 1,5% prallethrin. Như là một
thành phần hoạt tính được sử dụng để kiểm tra trên 7 loài sâu mọt gây hại phổ
biến nhất sống trên các sản phẩm tích trữ. Khi dùng 0,2 gam nhôm (Al) để khử
3
trùng trên một thể tích 28,3 m sẽ tiêu diệt hết Cadrra cautella (Walker) và
Plodia interpunctella (Hubner) và có tới 99% Oryzaphilus surinamensis (L.),
Trogoderma variabile (Ballion) và Tribolium castaneum (Herbst) đã trưởng
3
thành. Cũng với một lượng 0,3 gam Al khi xử lý trên một thể tích 28,3 m tiêu
diệt tới 90% Stegobium panoceum (L.) đã trưởng thành. Khi sử dụng tới 0,5
gam Al để xử lý trên một thể tích 28,3 m3 tiêu diệt gần 93% Tribolium
confusum (Duv) trưởng thành và gần73% số ấu trùng Attagenus megatoma bị
tiêu diệt. Đánh giá tỷ lệ chết khi sử dụng Al xử lý hiệu quả rất cao. Đối với
những cá thể trưởng thành còn sót lại sau 1,2 hoặc 3 ngày sẽ bị tiêu diệt 100%.
Khả năng phòng trừ sâu mọt của 3 hợp chất1-(2.6-disubstitited- benzoyl)3-phenylureas được đánh giá dựa trên số sâu mọt thuộc bộ cánh cứng hại
sản phẩm trong kho dễ bị tổn thương và có sức kháng cự. Những hợp chất đó
là: DU 1911(1-(2,6-dichlorobenzoyl)-3-(4-chlorophenyl)-urea), PH60-38 (1-(2,6-

10


dichlorobenzoyl)-3-(4-chlorophenyl)-urea, và PH60-40 (1- chlorophenyl)-3-(2,6difluorobenzoyl)-urea). Nhận thấy hợp chất PH 60-40 được xem là hợp chất có

tác dụng nhất, dựa trên mức độ bị tiêu diệt của các loài Sitophilus granarius,
Sitophlus oryzae, Tribolium castaneum và Lasioderma serricorne. Cả 3 hợp
chất trên đều không có hiệu lực tiêu diệt đối với Stegobium panoceum.
Hạt lúa mì được phun PH60-40 với nồng độ 2; 5; 10 ppm sẽ có tác
dụng phòng chống được các loại Tribolium castaneum, Sitophilus granaries,
Oryzaephilus surinamensis và Sitophlusoryzae, Tribolium castaneum (Kuala
o
Lumpur strain) sau 40 tuần bảo quản ở nhiệt độ 20 C và sau 44 tuần bảo quản
o
ở nhiệt độ 35 C. Hợp chất PH60-40 có khả năng an toàn khi sử dụng để bảo
quản ngũ cốc. Hợp chất này có tầm quan trọng trong việc thay thế các chất để
bảo quản, đặc biệt ở những nơi mức độ sâu hại ngày càng tăng và khó khăn cho
sự kiểm soát.
Rất nhiều các sản phẩm cất giữ trong kho bị các loài sâu mọt gây hại xâm
nhập để ăn hoặc làm ô nhiễm. Để hạn chế sự gây hại đó, điều cần thiết là phải
phân loại, phát hiện và tiêu diệt các loài sinh vật gây hại sản phẩm đang trong
quá trình bảo quản.
Theo Paul and Noel (2002) Methyl bromide được sử dụng để xông hơi các
nhà máy bột mì và thức ăn chăn nuôi, hầm tầu, các sản phẩm trái cây, ngũ cốc và
cho các mục đích kiểm dịch chung. Methyl bromide có tác dụng nhanh
chóng trong vòng 48 giờ xử lý xông hơi. Nó có tác động phổ rộng kiểm soát
không chỉ các loài côn trùng mà còn các loài tuyến trùng và vi khuẩn gây bệnh
cho thực vật.
Theo Zhao (2010) Phosphide đã được sử dụng rộng rãi trong lưu trữ ngũ
cốc toàn cầu bởi vì nó có hiệu quả, dễ sử dụng, có sự thâm nhập mạnh mẽ và ít
tốn kém. Ở Trung Quốc để phục vụ việc dự trữ ngũ cốc , hàng năm tiêu thụ 2500
tấn phosphide, trong đó có 1000 tấn được áp dụng sử dụng cho máy đảo khí
phosphide. Mặc dù các loài sinh vật hại kháng phosphine ngày càng tăng, nhưng
với sự


kết hợp các biện pháp khác nhau với máy đảo khí, việc sử dụng

phosphide vẫn đảm bảo hiệu quả diệt trừ sinh vật gây hại.
Tiến hành xử lý mọt gây hại bằng phương pháp nhiệt Julius (2010) cho
rằng các phương pháp vật lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch
hại cũng như phòng trừ sâu bệnh. Phương pháp sấy nhiệt độ cao hiệu quả cho
các nông sản có cấu trúc rỗng, tuy nhiên nó gây ảnh hưởng đến phẩm chất của
11


0

sản phẩm. Phương pháp đông lạnh ở nhiệt độ –18 C là phương pháp tốt nhất để
đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhưng chi phí thực hiện cao và có nhiều yếu tố
hạn chế. Trong tương lai, quy trình kiểm soát dịch hại (sấy khô, xay, đùn) nên
kết hợp với việc vô trùng, thông gió và khiểm soát nhiệt độ nhằm giữ cho sản
phẩm có chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch hại.
Tiến hành xử lý sâu mọt gây hại bằng tia phóng xạ, Guy (2013) kết
luận việc dùng tia phóng xạ có hiệu quả trong việc kiểm soát sinh vật gây hại
trên nông sản bảo quản trong kho. Mức độ hiệu quả khi xử lý mọt gây hại bằng
tia phóng xạ trong khoảng 0.05 kGy đối với Tenebrio molitor L. đến 0.45 kGy
đối với Sitotroga cereallella. Ít nhất có 33 quốc gia cho phép xử lý một số các
sản phẩm nông sản lưu trữ trong kho bằng tia phóng xạ, trong đó có 14 nước cho
phép xử lý toàn bộ nông sản lưu trữ trong kho bằng tia phóng xạ.
2.2.2. Những nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Những nghiên cứu trong công tác kiểm dịch thực
vật
Với chính sách mở cửa, việc buôn bán giữa Việt Nam với các nước
ngày càng phát triển nên lượng hàng hoá thuộc diện KDTV nhập khẩu vào
nước ta với số lượng ngày càng tăng, đa dạng về chủng loại, xuất xứ từ nhiều

vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.
Theo thống kê của cơ quan KDTV: Hàng triệu tấn hàng thuộc diện KDTV
nhập khẩu vào Việt Nam nhằm phục vụ sản xuất trong nước, mặt khác với chủ
trương đi tắt đón đầu về công nghệ, đa dạng hoá cây trồng, chúng ta đã và
đang tích cực đưa các loại giống cây trồng chủ đạo có năng xuất cao vào
thay thế dần các giống cũ trong nước (Báo cáo Công tác Chi cục KDTV7).
Các mặt hàng thuộc diện KDTV được nhập khẩu từ Trung Quốc vào
nước ta khá lớn, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sınh vật gây hạı nói
chung, sâu mọt gây hại nói riêng xâm nhập, lây lan.
Những năm qua tình hình sınh vật gây hạı xuất hiện trên hàng nhập
khẩu diễn biến tương đối phức tạp, thành phần rất đa dạng như nấm bệnh, côn
trùng, cỏ dại, tuyến trùng, vi khuẩn, virus….Hầu hết các lô hàng nông sản đều bị
nhiễm sınh vật gây hạı nhưng với mức độ và tính chất khác nhau, nguồn gốc
đa dạng phong phú.
Việt Nam công bố: 114 loài sinh vật thuộc diện đối tượng KDTV trong
đó có 60 loài côn trùng.
12


Việc nghiên cứu thành phần sınh vật gây hạı nói chung và sâu mọt gây hại
nói riêng trên các sản phẩm thuộc nông sản xuất nhập khẩu của ngành BVTV
cho thấy: từ năm 1998 đến năm 2002: đã phát hiện hơn 40 loài côn trùng, gần 30
loài nấm bệnh, 58 loài cỏ dại, hàng chục loài tuyến trùng, vi khuẩn, vi rus là dịch
hại thuộc đối tượng KDTV … Trong đó đã nhiều lần phát hiện dịch hại thuộc đối
tượng

KDTV của Việt Nam. Như : Radopholus similis; Ephilis oryzae;

Trogoderma granarium; Trogoderma inclusum; Spongospora subterranea;
Lolium temulentum; Zabrotes subfasciatus; Acanthoscelides obtectus…(Cục

BVTV, 2002).
Đặc biệt năm 2002: Toàn ngành đã phát hiện 531 lần dịch hại thuộc đối
tượng KDTV, một trong những dịch hại quan trọng đó là bệnh ghẻ bột khoai tây
phát hiện tới 350 lần và 124 lần phát hiện Trogoderma inclusum, 53 lần phát
hiện Trogoderma granarium…Trong những năm qua sınh vật gây hạı xuất hiện
trên hàng thực vật nhập khẩu ngày càng tăng, đa dạng về loài; đặc biệt là các
dịch hại thuộc đối tượng KDTV bị phát hiện gần 900 lần. Chúng có nguồn gốc
xuất xứ từ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Những dịch hại trên đã
được xử lý triệt để tại các cửa khẩu …(Viện BVTV, 2008).
Việc phát hiện, nắm rõ thông tin khoa học và thành phần sınh vật gây hạı
cũng như nguồn gốc xuất xứ của các lô vật thể thuộc diện KDTV làm cơ sở để
phân tích, đánh giá nguy cơ dịch hại từ đó đề xuất những biện pháp xử lý và
quản lý sınh vật gây hạı trên hàng nhập khẩu vào Việt Nam.
2.2.2.2. Nghiên cứu về loài mọt Araecerus fasciculatus Degeer
Bùi Công Hiển (1995) cũng cho rằng thủy phần nông sản cũng có ảnh
hưởng đến đời sống của mọt. Qua theo dõi hai kho ngô ở Trùng Khánh (Cao
Bằng) vào tháng 7 năm 1969 là tháng mà mật độ mọt Araecerus fasciculatus
Degeer khá cao thì thấy: cùng bảo quản thời gian như nhau (3 tháng), trong cùng
một loại kho nhưng ở kho ngô có thuỷ phần 14,2% mật độ mọt Araecerus
fasciculatus Degeer trung bình là 16 con/kg, trong khi đó ngô có thuỷ phần
12,9% thì mật độ mọt Araecerus fasciculatus Degeer trung bình là 6 con/kg.
Nguyễn Kim Vũ và cs. (2003) đã điều tra thành phần và mức độ phổ
biến của côn trùng hại kho trong bảo quản ngô tại vùng ngoại thành Hà Nội có
18 loài mọt thông thường gây hại chủ yếu thì loài Araecerus fasciculatus
Degeer xuất hiện với tần suất lớn.

13


Kết quả nghiên cứu về các loài côn trùng gây hại trong kho ở Việt Nam

năm 2001-2002 của Hà Thanh Hương và cs. (2004) ở 3 vùng sinh thái Đồng
bằng sông Hồng, Trung du và miền núi cho thấy: ở miền Bắc có 57 loài côn
trùng gây hại được tìm thấy trên thóc, gạo, ngô, thức ăn chăn nuôi chúng thuộc
4 bộ với 28 họ khác nhau và 2 lớp. Trong đó có 39 loài hại nguyên phát, 10 loài
hại thứ phát, 5 loài ăn nấm, 2 loài ăn thịt và 1 loài ve bét. Trong số 39 loài gây
hại nguyên phát, mọt A. fasciculatus được tìm thấy trong ngô và kho thức ăn
chăn nuôi.
Chu Thị Thơm và cs. (2006) kết luận :Mọt Araecerus fasciculatus Degeer
gây hại chủ yếu trên cà phê, ngô, đậu , hạt bông, quả khô, ngô, khoai. Mọt trưởng
thành dài 2,5-4,5mm, thân hình trứng màu xám tro. Râu màu nâu đỏ, nhỏ, dài,
cuống rậm có 3 đốt rời rạc, râu 11 đốt hình sợi, đốt thứ 9-11 hình tam giác bằng
và dẹt. Cuối bụng có mảnh hở nhỏ hình tròn có nhiều lông nhỏ màu xám trắng.
Mọt cái đẻ trứng ở phôi hạt, tối đa là 140 trứng. Loài mọt này ưa hoạt động. Sâu
non nhỏ, màu trắng không có chân, có nhiều lông và nếp nhăn trên bề mặt
Theo Tạ Phương Thảo (2007) thì nhiệt độ có ảnh hưởng đến thời gian
phát dục của mọt Araecerus fasciculatus Degeer. Vòng đời trung bình của mọt A.
o

o

fasciculatus ở 25 C là 34,86 ngày dài hơn khi nuôi ở 30 C có vòng đời trung bình
là 31,56 ngày. Khả năng sinh sản của mọt Araecerus fasciculatus Degeer ở
o
25 C (Tổng số trứng đẻ trung bình là 97,65 quả, số trứng đẻ/con cái/ngày là
o

2,37) ít hơn ở nhiệt độ 30 C (tổng số trứng đẻ trung bình là 106,83 quả; số
o

trứng đẻ/ con cái/ngày là 2,78). Thời gian đẻ trứng ở nhiệt độ 25 C là 42,75

o

ngày dài hơn ở nhiệt độ 30 C là 38,50 ngày.
Vũ Quốc Trung (2008) cho biết thức ăn có ảnh hưởng rất rõ rệt đến đời
sống của mọt, trong điều kiện thức ăn thích hợp mọt thực hiện vòng đời ngắn,
thời gian sống kéo dài, sức phá hoại lớn. Các tác giả ngoài nước đã nghiên cứu
o

cho thấy: ở 20 C và độ ẩm 80% thì thời gian thực hiện vòng đời, thời gian
sống và thời gian phát triển số lượng gấp đôi (bắt đầu là 10 cặp) của loài
Araecerus fasciculatus Degeer ở các loại thức ăn khác nhau có thuỷ phần trung
bình là 13% là không giống nhau: ở thóc vòng đời là 102 ngày, thời gian sống
69-100 ngày; ở ngô hạt vòng đời là 41 ngày, thời gian sống 93-104 ngày ; ở lúa
mì là: vòng đời 86 ngày, thời gian sống 76-121 ngày; ở sắn vòng đời là 34
ngày, thời gian sống 90- 95 ngày. Từ đó các tác giả kết luận, thức ăn thích hợp
nhất của chúng là sắn lát.

14


×