Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Nghiên cứu bệnh loét (neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long và thử nghiệm biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

TRẦN THỊ HỒNG THÚY

NGHIÊN CỨU BỆNH LOÉT (Neoscytalidium
dimidiatum) HẠI THANH LONG VÀ THỬ
NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:
Huy

TS. Nguyễn Đức

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Huy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Kiểm dịch
thực vật sau nhập khẩu I – Cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh
Bình Thuận đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Thúy

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục đồ thị, hình ..................................................................................................ix
Trích yếu luận văn ........................................................................................................xi
Thesis abstract............................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1

1.2.

Mục đích của đề tài..........................................................................................2


1.3.

Yêu cầu của đề tài............................................................................................2

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................3
2.1.

Vai trò của thanh long......................................................................................3

2.2.

Tình hình sản xuất thanh long ..........................................................................4

2.2.1.

Tình hình sản xuất thanh long trên thế giới ......................................................4

2.2.2.

Tình hình sản xuất thanh long tại Việt Nam .....................................................6

2.3.

Tình hình nghiên cứu bệnh hại Thanh Long .....................................................8

2.3.1.

Bệnh hại thanh long trên thế giới .....................................................................8


2.3.2.

Bệnh hại thanh long ở Việt Nam ......................................................................9

2.4.

Tình hình nghiên cứu bệnh loét hại Thanh Long ............................................ 10

2.4.1.

Tình hình nghiên cứu bệnh loét trên thế giới .................................................. 11

2.4.2.

Tình hình nghiên cứu bệnh loét ở Việt Nam................................................... 14

2.5.

Phòng trừ bệnh loét hại Thanh Long .............................................................. 17

2.5.1.

Trên thế giới .................................................................................................. 17

2.5.2.
17

Tại Việt Nam .................................................................................................

Phần 3. Vật liệu và phương phápnghiên cứu ........................................................... 21

3.1.

Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 21

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 21

3.3.

Đối tượng/ vật liệu nghiên cứu....................................................................... 21

3


3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 21

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 21

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 22


3.5.1.

Phương pháp điều tra, thu thập mẫu bệnh, xác định phổ ký chủ ..................... 22

3.5.2.

Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .......................................... 23

3.5.3.

Phương pháp lây nhiễm ................................................................................. 29

3.5.4.

Nghiên cứu ảnh hưởng của bề mặt giá thể tới nảy mầm của bào tử nấm ......... 31

3.5.5.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 33
4.1.

Kết quả điều tra bệnh hại trên Thanh Long .................................................... 33

4.2.

Kết quả thu thập mẫu bệnh loét trên cây thanh long tại bình thuận, long
an và tiền giang.............................................................................................. 34


4.2.1.

Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh loét trên cây thanh long...................... 37

4.3.

Kết quả giám định tên tác nhân gây bệnh loét bằng kỹ thuật pcr và giải
trình tự vùng its của nấm................................................................................ 38

4.4.
39

Kiểm tra tác nhân gây bệnh theo quy tắc koch ở phòng thí nghiệm và nhà lưới .....

4.4.1.

Kiểm tra tác nhân gây bệnh theo quy tắc Koch ở điều kiện phòng thí
nghiệm........................................................................................................... 39

4.4.2.
40

Lây bệnh nhân tạo kiểm tra tác nhân gây bệnh theo quy tắc Koch ở nhà lưới ........

4.5.

Khả năng nảy mầm của bào tử phân sinh Neoscytalidium dimidiatum ............ 43

4.6.


Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và ph đến sự sinh trưởng và phát triển
của nấm Neoscytalidium dimidiatum.............................................................. 44

4.6.1.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm
Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường PGA. ......................................... 44

4.6.2.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm
Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường PGA .......................................... 47

4.7.

Khảo sát hiệu lực ức chế nấm neoscytalidium dimidiatum bằng thuốc hóa
học trên môi trường PGA............................................................................... 48

4.8.

Khảo sát hiệu lực ức chế nấm bằng phương pháp trộn hỗn hợp dung dịch
nano bạc/đồng và dung dịch nano bạc với môi trường. ................................... 53

4


4.9.

Khảo sát khả năng ức chế nấm neoscytalidium dimidiatum bằng phương

pháp tráng bề mặt hỗn hợp dung dịch nano bạc/đồng và dung dịch nano
bạc trên môi trường PGA. .............................................................................. 55

4.10.

Đánh giá thời gian bào tử nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của bào tử
Neoscytalidium dimidiatum khi được xử lý bằng dung dịch nano bạc,
dung dịch nano bạc/đồng, nấm Trichoderma viride, Anvil %SC, Daconil
75WP VÀ Agri-fos 400SL............................................................................. 58

4.11.

Xác định phổ ký chủ tự nhiên của nấm Neoscytalidium dimidiatum ............... 59

4.12.

Khảo sát khả năng phòng trừ nấm neoscytalidium dimidiatum của các
loại thuốc hóa học và sinh học trong điều kiện nhà lưới ................................. 62

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 65
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 65

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 66

Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 67


5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức

DNA

Deoxyribonucleic Acid

ĐC

Đối chứng

ITS

Internal transcribed spacer

LSD

Mức ý nghĩa

PGA


Môi trường thạch đường khoai tây

PPD

Cục Bảo vệ thực vật

MAGAP

Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản Ecuador

WA

Môi trường thạch nước cất

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích (ha) thanh long ở Philippines (2008-2014) ..................................5
Bảng 2.2. Năng suất (tấn) thanh long ở Philippines (2008-2014) .................................5
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng thanh long ở các tỉnh sản xuất thanh
long chính ở Việt Nam năm 2005 và 2010-2014..........................................7
Bảng 2.4. Kết quả phòng chống bệnh loét trên cây thanh long trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận (từ ngày 25/12/2015 đến ngày 15/4/2016) ..............................20
Bảng 4.1. Danh mục các bệnh chính hại thanh long...................................................33
Bảng 4.2. Kết quả thu thập mẫu bệnh loét tại một số vườn thanh long ở Bình
Thuận, Long An, Tiền Giang năm 2015 – 2016. ........................................36
Bảng 4.3. Đặc điểm của tản nấm và sợi nấm Neoscytalidium dimidiatum sau 7
o


ngày nuôi cấy trên môi trường PGA ở nhiệt độ phòng (25 C). ...................37
Bảng 4.4. Kết quả định danh nấm bằng PCR và giải trình tự .....................................39
Bảng 4.5. Kết quả giải trình tự và tìm kiếm các chuỗi gần gũi trên ngân hàng
gene (GenBank) ........................................................................................39
Bảng 4.6. Tỷ lệ bệnh (%) cây thanh long bị nhiễm sau khi lây Nescytalidium
dimidiatum trong điều kiện không sát thương ............................................41
Bảng 4.7. Tỷ lệ bệnh (%) cây thanh long bị nhiễm sau khi lây Neoscytalidium
dimidiatum trong điều kiện có sát thương sát thương .................................41
Bảng 4.8. Tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm Neoscytalidium dimidiatum ......................43
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Neoscytalidium
dimidiatum trên môi trường PGA. .............................................................45
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm Neoscytalidium
dimidiatum trên môi trường PGA. .............................................................47
Bảng 4.11. Kết quả thử hiệu lực ức chế nấm Neosytalidium dimidiatum bằng
thuốc Alvil 5SC trên môi trường PGA. ......................................................49
Bảng 4.12. Kết quả thử hiệu lực ức chế nấm Neosytalidium dimidiatum bằng
thuốc Daconil 75 WP trên môi trường PGA...............................................51
Bảng 4.13. Khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường
PGA được trộn dung dịch nano bạc ...........................................................53

vii


Bảng 4.14. Khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường
PGA được trộn dung dịch nano bạc/đồng ..................................................54
Bảng 4.15. Khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường
PGA được tráng dung dịch nano bạc .........................................................55
Bảng 4.16. Khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường
PGA được tráng dung dịch nano bạc/đồng.................................................57
Bảng 4.17. Thời gian và tỷ lệ nảy mầm của bào tử Neoscytalidium dimidiatum trong

dung dịch nano bạc, nano bạc/đồng, nấm Tr ichoderma viride, Daconil,
Anvil và Agri-fos 400SL .............................................................58
Bảng 4.18. Điều tra ký chủ của nấm Neoscytalidium dimidiatum trong tự nhiên..........60
Bảng 4.19. Tỷ lệ nhiễm nấm Neoscytalidium dimidiatum trên cây thanh long đã
được phun phòng bằng thuốc hóa học trong điều kiện nhà lưới..................62
Bảng 4.20. Kích thước vết bệnh loét sau khi lây bệnh nhân tạo trên cây thanh long
đã được phun thuốc hóa học trong điều kiện nhà lưới ...............................63

8


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH
Hình 2.1.

Các vùng sản xuất thanh long chính ở Việt Nam (màu đỏ) ..........................6

Hình 4.1.

Một số hình ảnh triệu chứng bệnh hại thanh long tại Bình Thuận, Tiền
Giang và Long An năm 2015-2016: A) Bệnh loét; B, C) bệnh thối
cành; D) Bệnh thối hoa/quả non; E) bệnh virus; F) bệnh thán thư .............. 34

Hình 4.2.

Một số hình ảnh vườn thanh long tại Hàm Minh, Hàm Thuận Nam,
Bình Thuận ............................................................................................... 34

Hình 4.3.

Triệu chứng bệnh loét thanh long: A) Triệu chứng bệnh loét trên thanh

long thu tại ấp An Khương, xã Mỹ Tịnh An, Chợ Gạo, Tiền Giang; B)
Triệu chứng bệnh loét trên quả thanh long thu tại xã Long Trì, Châu
Thành, Long An; C) Triệu chứng vết màu nâu nhỏ, lồi, trên bề mặt có
các chấm đen trên thanh long thu tại Hàm Thuận Nam, Bình Thuận; D)
Vết bệnh to, trên bề mặt có các quả cành màu đen thu tại Hàm Thuận
Bắc, Bình Thuận ...................................................................................... 36

Hình 4.4.

Đặc điểm hình thái của nấm Neoscytalidium dimidiatum: A) Tản nấm
sau 7 ngày nuôi cấy trên PGA; B, C &D) Sợi nấm và bào tử nấm.............. 38

Hình 4.5. Kiểm tra tác nhân gây bệnh trên cành thanh long theo quy tắc Koch: B,
C) có sát thương; D) không sát thương, E) lát cắt mô bệnh và F) sợi
nấm xâm nhập qua tế bào biểu bì............................................................... 40
Hình 4.6.

Lây bệnh nhân tạo: A) Đối chứng và cây lây nhiễm, B)Triệu chứng
vết bệnh 7 ngày sau lây, C&D) Triệu chứng vết bệnh 15 ngày sau lây ....... 43

Hình 4.7.

Bào tử phân sinh: A) hình dạng bào tử phân sinh, B) bào tử nảy mầm,
C) sợi nấm trong mô bệnh ......................................................................... 44

Hình 4.8.

Kích thước tản nấm trên PGA: A) sau 03 ngày theo dõi ở 20 oC và
30oC; B) Kích thước tản nấm sau 06 ngày theo dõi ở 40 oC; C) Kích
thước tản nấm sau 07 ngày theo dõi........................................................... 46


Hình 4.9.

A)Tản nấm Neoscytalidium dimidiatum 5 ngày sau cấy ở ngưỡng
pH4-pH 8; B) Đồ thị biểu diễn kích thước tản nấm sau 03 ngày nuôi
cấy ở các ngưỡng pH khác nhau ................................................................ 48

Hình 4.10. A) Tản nấm sau 7 ngày trên môi trường PGA có bổ sung Daconil
75WP; B) Tản nấm sau 7 ngày trên môi trường PGA có bổ sung Anvil
5SC ........................................................................................................... 53

9


Hình 4.11. Tản nấm sau các ngày nuôi cấy trên môi trường PGA tráng dung dịch
nano bạc 70 ppm: A) 1 ngày và B) 5 ngày ................................................. 56
Hình 4.12. Tản nấm sau các ngày nuôi cấy trên môi trường PGA tráng dung dịch
nano bạc/đồng 70 ppm: A) 3 ngàyvà B) 5 ngày ......................................... 57
Hình 4.13. Thử nghiệm khả năng nảy mầm của bào tử nấm

Neoscytalidium

dimidiatum ................................................................................................ 59
Hình 4.14. Triệu chứng vết đốm màu nâu trên: A) xương rồng, B) cỏ bông trắng ....... 61
Hình 4.15. Một số loài cỏ dại trên vườn thanh long ..................................................... 61
Hình 4.16. Triệu chứng loét sau khi lây nhiễm nhân tạo: A) đốm màu trắng, B)
đốm màu nâu đỏ và C) vết loét to trên có nhiều quả cành .......................... 64
Đồ thị 4.1. Kích thước tản nấm sau 03 ngày nuôi cấy ở các ngưỡng nhiệt độ khác
nhau. ......................................................................................................... 46


10


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Trần Thị Hồng Thúy
Tên Luận văn: Nghiên cứu bệnh loét (Neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long và
thử nghiệm biện pháp phòng trừ .
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định thành phần bệnh hại trên cây thanh long; nghiên cứu đặc điểm sinh
học, phân tử của nấm gây loét trên cây thanh long và thử hiệu lực ức chế nấm bằng một số
loại thuốc trừ nấm và chế phẩm trên môi trường PGA và trong nhà lưới.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, 15 mẫu bệnh loét trên thanh long đã được thu thập tại 10
điểm trồng thanh long của Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Triệu chứng bệnh ban
đầu là những đốm tròn nhỏ lõm xuống so với mô khỏe, chính giữa vết đốm tròn là một
chấm nhỏ màu đỏ tươi. Vết bệnh phát triển mạnh nhô lên màu vàng cam cuối cùng vết
bệnh nổi u lên có màu nâu. Bệnh thường xuất hiện trên cành bánh tẻ và có thể liên kết
với nhau tạo thành vết đốm. Quả cành của nấm gây bệnh màu đen được hình thành trên
bề mặt vết bệnh. Nấm gây bệnh được phân lập từ mẫu bệnh có triệu chứng điển hình
bằng các môi trường: WA, PGA; Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của nấm gây
bệnh được quan sát trên môi trường PGA sau 7-10 ngày nuôi cấy. Tính gây bệnh của
nấm N. dimidiatum được lây nhiễm nhân tạo theo quy tắc Koch. DNA của nấm được tách
chiết và đặc điểm phân tử của nấm được xác định bằng PCR và giải trình tự vùng ITS.
Thử nghiệm phòng trừ nấm này bằng thuốc trừ nấm và chế phẩm trên môi trường

PGA và trong nhà lưới.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả phân lập mẫu bệnh: trong nghiên cứu này 10 mẫu bệnh điển hình đã
được thu thập và phân lập được tác nhân gây bệnh thuần trên môi trường PGA. Sợi
nấm có màu nâu đến nâu sậm, mịn, dày, phân nhánh, có vách ngăn và tự tách ra
thành bào tử đốt. Bào tử có nhiều hình dạng khác nhau: elip, trứng, tròn, que.
Xác định tác nhân gây bệnh: dựa vào đặc điểm hình thái, tính gây bệnh theo
quy tắc Koch, đặc điểm vùng gen ITS, nấm gây bệnh được xác định là N. dimidiatum
Đặc điểm sinh học: Nấm Neoscytalidium dimidiatum có khả năng phát triển
o

trong khoảng nhiệt độ và pH rộng: từ 15-40 C và pH=4-9. Trong đó thích hợp nhất là

11


o

30-35 C và pH= 7-8.
Thử nghiệm biện pháp phòng trừ: . Qua quá trình thử nghiệm biện pháp phòng
trừ nấm N. dimidiatum cũng cho thấy thuốc Anvil 5SC có khả năng ức chế sự sinh
trưởng phát triển của N.dimidiatum. Chế phẩm nano bạc, nano bạc/đồng và Agri-fos
400SL không có hiệu quả phòng trừ bệnh loét thanh long do N. dimidiatum gây ra.
Trong quá trình nghiên cứu cũng chỉ ra được xương rồng là cây ký chủ phụ của N.
dimidiatum..

xii


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Tran Thi Hong Thuy
Thesis title: Studies on causal agent and control measures of Brown Spot Disease
(Neoscytalidium dimidiatum) on Dragon fruit
Major: Plant proctection
Educational organization:
(VNUA)

Code: 60.62.01.12
Vietnam National University of Agriculture

Research Objectives: Identification of diseases on Dragon fruit; study on morphological
and molecular characterization of fungus that cause canker on dragon fruit and testing
inhibitory control of some fungicide and preparations on PGA media and green house
environment.
Materials and Methods: 15 canker samples of dragon fruit were collected from 10
cultivating location in Binh Thuan, Long An and Tien Giang. At the early stage of the
disease, the symptoms showed small, circular, orange sunken spots, and then develop
into canker with brown color. Disease appeared most often on the stem, may be gather
into group and become spot. Black pycnidia were erumpent from the surface of the
cankers and stems subsequently rotted. Fungus were isolated from particular disease
samples using: WA, PGA media. Morphology and biology characterization were
observed on PGA media after 7 to 10 days of culture. Pathogenicity of N.
dimidiatum fungi was carried out by using Koch’s Postulate. DNA of fungus were
isolated and molecular characterization was determined by using PCR and ITS region
sequencing. Testing of disease control

was carried out using fungicides

and


preparations on PGA media and green house environment.
Main findings and conclusions:
Results of isolation: In this study, 10 samples of canker were collected, isolated
and identified as N. dimidiatum on PGA medium. Colonies that had grey to black,
wooly mycelium were formed. The mycelia were branched and septate. The
arthroconidia were dark brown, thick-walled, one-celled, and ovate to rectangular.
Disease pathogen identification: The disease pathogen was identified as N.
dimidiatum

base on morphology

on PGA, pathogenicity

test and molecular

characteristics of ITS region.
Biology characterization:: Optimal temperature of N. dimidiatum growth ranging
o

from 30-35 C and pH level from 7-8.

13


Testing of control method: The treatment of chemicals of Anvil 5SC was
significantly effective in controlling percentage of disease intensity on PGA medium.
Other products such as: nano silver, nano silver/copper and Agri-fos 400SL had no
effects on control of canker disease caused by N. dimidiatum. The study also identified
that Dragon fruit is the sub host plant of N. dimidiatum


14


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây thanh long (Hylocereus undatus Haw.) có tên tiếng Anh là Pitahaya,
hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở vùng sa mạc
thuộc Mehico và Comlombia. Thanh long được trồng ở các nước như Trung
Quốc, Đài Loan và trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan,
Philippines. Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100
năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980.
Cây thanh long là cây ăn quả xuất khẩu chủ lực của nước ta có diện tích sản
xuất khoảng 30.000 ha được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận với diện tích
khoảng 20.000 ha, ở Long An có trên 3.200 ha, Tiền Giang có khoảng 3.000 ha
với sản lượng khoảng 630.000 tấn/ năm. Ở miền Bắc, cây thanh long mới được
trồng ở một số vùng như Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ với diện tích từ 20 – 30 ha.
Quả thanh long sản xuất chủ yếu được dùng cho tiêu thụ tươi trong nước và
xuất khẩu. Hiện tai, thanh long đã có mặt tại 30 quốc gia trên Thế Giới, mang lại
kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 203,8 triệu USD (chiếm khoảng 61,4%
giá trị trái cây tươi xuất khẩu) (Cục trồng trọt, 2014). Do đó, thanh long đang
được xem là cây ăn quả chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên,
việc xuất khẩu thanh long đến các thị trường nước ngoài luôn gặp nhiều trở ngại
chủ yếu do sâu bệnh hại.
Do hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần của cây thanh long nên diện tích và
sản lượng cây thanh long ngày càng gia tăng. Cùng với việc gia tăng diện tích,
thâm canh, tăng vụ, tình hình sâu bệnh trên cây thanh long ngày càng trở nên
phức tạp. Trong những năm gần đây cây thanh long bị nhiều đối tượng dịch hại
gây hại như bệnh thán thư, thối quả, thối cành và đặc biệt là bệnh loét gây thiệt
hại nghiêm trọng về năng suất, chất lượng quả, ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ nội
địa và xuất khẩu. Đến nay, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về bệnh loét cũng như

chưa có giải pháp quản lý bệnh hiệu quả. Bệnh ngày càng nặng và lây lan rộng
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng triệu nông dân trồng thanh long.
Bệnh loét thanh long do Neoscytalidium dimidiatum diễn biến rất phức tạp, lây
lan nhanh trên diện rộng, phát triển mạnh vào mùa mưa. Bệnh phát triển mạnh
trên cành non và trên quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất
lượng sản phẩm, dẫn đến làm giảm giá trị thương phẩm. Ở một số vườn thanh

1


long mới trồng, bệnh loét đã xuất hiện trên cành với tỷ lệ dao động từ 1 – 5%.
Trên một số vườn thanh long kinh doanh, bệnh nặng hơn với tỷ lệ bệnh dao động
từ 10 – 50%.
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu và công bố về nấm Neoscytalidium
dimidiatum (N. dimidiatum) gây bệnh loét trên thanh long, nhưng tại Việt Nam
có rất ít công bố cũng như nghiên cứu chuyên sâu về bệnh dẫn đến chưa có giải
pháp quản lý bệnh hiệu quả, làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng, lây lan
ngày càng rộng gây thiệt hại lớn về năng suất, chất lượng, ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng tới xuất khẩu. Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh loét (Neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long
và thử nghiệm biện pháp phòng trừ”.

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Xác định thành phần bệnh hại trên cây thanh long; nghiên cứu đặc điểm
sinh học, phân tử của nấm gây loét trên cây thanh long và thử hiệu lực ức chế
nấm bằng một số loại thuốc trừ nấm và chế phẩm trên môi trường PGA và trong
nhà lưới.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
-


Xác định thành phần bệnh hại trên cây thanh long tại một số vùng trồng

thanh long chính ở các tỉnh Đông và Tây Nam bộ.
-

Xác định nấm gây bệnh loét dựa trên kỹ thuật PCR và giải trình tự vùng

rDNA-ITS của nấm.
-

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, phân tử, tính gây bệnh và phổ ký

chủ của nấm gây bệnh loét trên cây thanh long.
-

Thử nghiệm hiệu lực ức chế nấm gây bệnh loét bằng chế phẩm nano bạc,

nano bạc/đồng, chất kích kháng và một số thuốc trừ nấm.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. VAI TRÒ CỦA THANH LONG
Thanh long là cây ăn quả nhiệt đới cho năng suất cao, có giá trị xuất khẩu
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại Việt Nam, thanh long đã góp phần thay đổi
cuộc sống của nhiều nông dân ở các tỉnh như Bình Thuận, Long An, Tiền
Giang.Thanh long là cây ăn quả ngon, là thực phẩm quan trọng đối với con người.
thanh long có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trung bình một quả thanh long
chứa khoảng 60 đơn vị calo, 60mg natri, 8g đường và 1g chất xơ. Không giống

như các loại trái cây khác, ngoài các chất dinh dưỡng kể trên, thanh long còn
chứa 2g chất béo không bão hòa và 2g protein. Hầu hết hàm lượng chất béo và
protein được tìm thấy trong hạt. Thanh long chứa một hàm lượng đáng kể
vitamin C, carotin, canxi, một số loại vitamin B, một số chất dinh dưỡng và chất
chống oxy hóa khác. Những dưỡng chất này giúp hệ thống tiêu hóa trong cơ thể
hoạt động tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, năng lượng dồi dào. Ngoài ra, ăn
thanh long còn rất tốt cho da và thị lực thậm chí có thể giúp nhanh khỏi và giảm
mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường. Đối với những người đang cố
gắng để tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, thanh long có thể là
một lựa chọn thay thế tuyệt vời. Các chất xơ hòa tan có trong thanh long có thể
giúp mọi người giảm cân, giảm lượng đường trong máu, nuôi dưỡng ruột và ngăn
ngừa ung thư ruột kết. Thanh long cung cấp đầy đủ chất xơ, giúp giảm
cholesterol, kiểm soát trọng lượng và loại bỏ các độc tố một cách hiệu quả cho
con người. Thanh long được chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ
các tế bào của cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do, đẩy lùi tốc độ lão hóa
và thậm chí là ngăn chặn bệnh ung thư. Hàm lượng anthocyanin có trong thanh
long là rất cao. Anthocyanin là một loại chất chống oxy hóa. Nó có thể giúp mọi
người ngăn chặn xơ cứng mạch máu, bệnh tim và nguy cơ xuất huyết não. Đồng
thời, anthocyanin có thể chống lại các gốc tự do để trì hoãn sự lão hóa của cơ thể
con người và ngăn chặn sự hình thành của bệnh mất trí nhớ do tuổi già. Hàm
lượng sắt có trong thanh long cũng là cao, sắt là nguyên liệu cần thiết để sản xuất
hemoglobin trong cơ thể con người vì vậy chúng ta có thể bổ sung sắt để ngăn
chặn bệnh thiếu máu bằng cách ăn thanh long. Ngoài ra protein chay chứa trong
quả thanh long có thể được tích hợp tích cực với các kim loại nặng trong cơ thể
con người để loại bỏ các độc tố và bảo vệ thành dạ dày.

3


2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THANH LONG

2.2.1. Tình hình sản xuất thanh long trên thế giới
Thanh long là loài thực vật bản địa tại Mexico, các nước Trung và Nam Mỹ.
Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á
như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, miền nam Trung
Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác. Thanh long được đưa vào trồng ở
Indonesia từ năm 1997 ở các đảo Sumatra, Java và Kalimantan; Các giống phổ
biến là giống vỏ đỏ - ruột đỏ và vỏ đỏ -ruột trắng được trồng chủ yếu ở đông
Java, trung Java, tây Java, Bali, Riau, Kepulauan, tây Sumatra, bắc Sumatra,
đông Kalimantan và nam Sulawesi. Đến cuối năm 2014, diện tích trồng thanh
long ở Kalimantan là 1.500ha. Năng suất trung bình khoảng 24 đến 30
tấn/ha/năm (Muas and Jumjunidang, 2015).
Mặc dù không phải là loài bản địa nhưng thanh long là một trong những
loại trái cây được trồng phổ biến ở và trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng ở
Johor, Perak, Negeri Sembilan, Pahang, Pulau Pinang và Sabah, Malaysia. Giữa
năm 2006 đến năm 2009, diện tích trồng thanh long tăng cao. Diện tích canh tác
đạt đỉnh cao vào năm 2008 với 2.200 ha so với 920 ha vào năm 2006. Năng suất
bình quân là 12,5 tấn/ha và cao nhất là 15.700 tấn vào năm 2009. Tuy nhiên,
diện tích trồng giảm dần từ năm 2011 (1.525ha) và đến năm 2013 chỉ còn 452 ha.
Nguyên nhân của sự giảm sút này là do sự bùng phát của bệnh thối mềm do vi
khuẩn Xanthomonas campestris trong điều kiện mưa nhiều kèm theo ẩm độ cao.
(Zainudin and Ahmad, 2015).
Zaw Htun Myint (2015) cho biết trong một thập kỷ qua, cây thanh long đã
được mở rộng diện tích trồng ở Myanmar với tổng cộng 100 ha. Trong đó, 46 ha
tại Naung Cho Thibaw, 28 ha ở Pyin Oo Lwin, Kyaukse, meiktila; 12 ha ở
Oattwin; 4 ha ở Aunglan; 4 ha ở Naypyitaw; 6 ha ở Taikyi và Hlegu.
Đầu những năm 90 thanh long đã được đưa vào trồng ở Philippines và trong
những năm qua đã phát triển và mở rộng diện tích canh tác lên đến 267 ha với
năng suất 1.573 tấn (Leonardo et al., 2015).

4



Bảng 2.1. Diện tích (ha) thanh long ở Philippines (2008-2014)
Năm

Tỉnh
20 20 20 20 20 20 20
Ilo 08 3 091 103 115 128 139 14
11
co
,
1
7
6
3
7
Ca 1 1 1 2 2 2 5,2
vit
Ot 81 82 8
1 0
3 29 13 123
he
Tổ 2, 3, 5
7 10 1 1 2
2 9,
26
ng

2


2

0 0

9

4 7,

Bảng 2.2. Năng suất (tấn) thanh long ở Philippines (2008-2014)

Tỉnh
2 2
Ilo 01 04
co
5 16
Ca 17
vit
Ot 2,2 52

Năm
2 2
0 50
33
8,
17 1
2
5,4 05

2
40

4
2

2 2
80 100
9
2 53
2
8
2 8
2

2
1
he
0
4
4
8
3
Tổ 20 2 55 7 5
8 143 15
ng 8, 2 7, 7 1 14 73

Tại Đài Loan, thanh long được đưa vào trồng từ năm 1980 và ngày càng
được mở rộng. Diện tích trồng thanh long ở Đài Loan năm 2013 là 1.191 ha và
1.587 ha năm 2014, chủ yếu tập trung ở vùng trung tâm (53,6%) và đồng bằng phía
nam (35,6%); trong đó, Chương Hóa: 118ha, Nam Đầu: 45ha, Đài Trung: 33ha.
Năng suất đạt khoảng 25 tấn/ha; Tổng sản lượng trong năm 2013 là 27.654 tấn.
Ngoài tiêu dùng trong nước thì thanh long cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc,

Nhật Bản, Singapore, Hồng Kong, Canada... (Liu et al., 2015; Jiang and Yang,
2015).
Các khu vực sản xuất thanh long chính ở Ecuador là ở tỉnh Bolívar
(Echandia); Guayas (Guayaquil); Los Ríos (Quinsaloma, Windows); Loja
(Vilcabamba); Manabi (Rocafuerte, San Isidro); Morona Santiago (Palora);
Pichincha (Pedro Vicente Maldonado, Puerto Quito, San Miguel de los Bancos,
Nanegal, Nanegalito, Puerto Quito); Santa Elena (Santa Elena); Santo Domingo
de los Tsáchilas (La Concordia); Napo (Tena); Pastaza (Puyo), năng suất trung
bình 10 tấn/ha (MAGAP, 2014).
Nicaragua là nước sản xuất thanh long chính của Trung Mỹ với diện tích
800-1000 ha
Dựa vào đặc điểm thân cành, vỏ quả và màu sắc thịt quả, thanh long được
chia thành 3 nhóm với tên khoa học như sau:
- Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng, vỏ hồng hoặc đỏ.
- Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ, vỏ hồng hoặc đỏ.
5


- Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi Selenicereus,
ruột trắng vỏ vàng.
2.2.2. Tình hình sản xuất thanh long tại Việt Nam
Thanh long được trồng tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh: Bình Thuận, Long An và
Tiền Giang với tổng diện tích gần 30 nghìn ha, trong đó chủ yếu ở Bình Thuận
24 nghìn ha, Long An 5.408 ha (2.120 ha mới trồng) và Tiền Giang 4.200ha.
Theo số liệu của Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, hiện nay, diện tích thanh
long cả nước đạt hơn 28.700 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 23.820 ha. sản
lượng ước 520.000 tấn/năm. Bình Thuận là tỉnh sản xuất thanh long lớn nhất với
diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn, chiếm hơn 71% diện
tích thanh long toàn quốc. Bình Thuận cũng là địa phương đẩy mạnh SX thanh
long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với diện tích năm 2013 đạt trên 7.300

ha.

Hình 2.1. Các vùng sản xuất thanh long chính ở Việt Nam (màu đỏ)


Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng thanh long ở các tỉnh sản xuất
thanh long chính ở Việt Nam năm 2005 và 2010-2014
Mục
2 2
0 0

2
0

2
0

Năm
2
0

2
0

T
ổn
Tổ
8 1 2 2 2 3
ng
6

Di
7 6
1 2
1 3
1 6
2 3
2
ện
4
3
8
9
2

1 2 2 2 2 52
ng
Sả 14 7 356 465 474 513 58 3
nBì 34 74 30 77 92 37
nh
Tổ
ng
Di
ện

ng
Sả
nLo
ng
Tổ
ng

Di
ện

ng
Sả
nTi
ền
Tổ
ng
Di
ện

ng
Sả
n

5 1 1 1 2 2
7
4 3
1 8
1 9
1 0
1 4
1
8 02 52 52 82 9 2
1
99 297 396 394 402 43 1
6 93 75 23 08 01
1 9 1 1 2 5
1

1 1
8 2
9 7
1 8
1 5
2
1
0
7
3
6
1 3 3 3 3 13
13 221 31 40 66 7 6
5 53 0 2 1 8
1 1 2 2 3 4
6
1 8
1 1
1 4
2 1
2 0
3
4
1 8
1 9
1 1
2 3
2 02
25 38 37 40 54 7 4
2 2 5 3 6 5


Bắt đầu từ năm 2005, sản xuất thanh long ở Việt Nam ngày càng được mở

rộng. Theo Cục Bảo vệ thực vật, tính đến ngày 26/6/2016, diện tích trồng thanh
long ở Việt Nam khoảng 40.000 ha với năng suất trung bình là 998000 tấn mỗi
năm (PPD, 2016).
80-86% thanh long sản xuất ở Việt Nam phục vụ cho xuất khẩu. Tính đến
thời điểm hiện nay, thanh long Việt Nam đã xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu (chính ngạch) trái cây tươi đạt 307
triệu USD thì thanh long chiếm tới 61,4%. Ngoài một số thị trường truyền thống
như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan… thanh long đang từng
bước xâm nhập vào một số thị trường mới là Ấn Độ, New Zealand, Úc, Chi Lê,
Nhật Bản tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long
của Việt Nam.


2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI THANH LONG
2.3.1. Bệnh hại thanh long trên thế giới
Nguyên nhân chính gây giảm năng suất và sản lượng thanh long ở
Indonesia trong những năm gần đây là sự bùng phát bệnh hại, hàng trăm ha trồng
thanh long đã bị phá hủy. Các bệnh chủ yếu là đốm màu trắng/vàng

do

Alternaria sp. và Pestalotiopsis sp.; thối thân do Fusarium sp., Sclerotium sp. và
Phytopthora sp.; bệnh thán thư do Colletotrichum gloeosporioides (C.
gleosporioides) và bệnh loét do Neoscytalidium dimidiatum (N. dimidiatum)
(Muas and Jumjunidang, 2015).
Theo Masratul et al. (2015), thanh long hiện đang được trồng ở hầu hết các
tiểu bang ở Malaysia. Cùng với sự gia tăng về diện tích canh tác thì tỷ lệ nhiễm

bệnh hại cũng tăng lên. Thanh long ở Malaysia bị nhiễm nhiều bệnh hại do nấm
như bệnh thán thư gây ra bởi C. gloeosporioides và Colletotrichum truncatum (C.
truncatum), thối thân do Curvularia lunata (C.lunata) với tỷ lệ bệnh lên đến 41%,
loét do N. dimidiatum, thối do Fusarium semitectum (F. semitectum)và thối cành
do Fusarium proliferatum (F. proliferatum) (Masratul et al., 2013).
Mẫu thanh long bị bệnh được thu thập từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 5
năm 2014 tại các địa điểm khác nhau ở Chanthaburi, Rayong, Ratchaburi và
Nakhon Ratchasima (Thái Lan). Kết quả khảo sát đã xác định được ba loài bệnh
gây hại chủ yếu là bệnh thán thư, thối quả và loét thân; tỷ lệ bệnh cao nhất là
bệnh thán thư trên gốc, bệnh thán thư trên quả, thối quả và loét thân với tỷ lệ
tương ứng lần lượt là 23,4%, 22,5%, 13,5% và 58,2%. Tác nhân gây bệnh từ các
triệu chứng nêu trên được phân lập trên môi trường thạch đường khoai tây (PGA),
dựa trên các đặc điểm hình thái, đặc điểm phân tử và lây bệnh nhân tạo, các tác
nhân gây bệnh đã được xác định là Bipolaris cactivora gây thối quả, C.
gloeosporioides và C. truncatum gây bệnh thán thư trên thân và quả và N.
dimidiatum là tác nhân gây bệnh loét - một bệnh mới được tìm thấy trong các
khu vực trồng thanh long. Đây là báo cáo đầu tiên về bệnh hại do C. truncatum
và N. dimidiatum gây ra trên thanh long ở Thái Lan (Athipunyakom et al., 2015).
Vào những năm 1990 ở Mexico, đã bước đầu có những nghiên cứu về tác
nhân gây bệnh thối mềm thân thanh long. Theo đó, có ít nhất hai loài vi khuẩn
gây ra bệnh thối mềm thân. Triệu chứng thối mục đã xuất hiện 15 ngày sau khi
lây nhiễm nhân tạo, tác nhân gây bệnh được xác định là Botryosphaeria dothidea
(B.dothidea)và Fusiciccum sp. (Valencia et al., 2013). Một bệnh thối mềm đặc


biệt gây hại trên thân cây và quả thanh long tại Malaysia đã được nghiên cứu bởi
Masyahit et al. (2009); Nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng, tác nhân gây bệnh
thối mềm có màu vàng và nâu là Enterobacter cloacae;
Ở Ecuador, thanh long bị nhiễm nhiều bệnh hại bao gồm: C.
gloeosporioides, Fusarium oxysporum (F. oxysporum), Erwinia carotovora (E.

carotovra) (MAGAP, 2015), Lasiodiplodia theobromae, Aspergillus flavus (A.
flavus) (CABI, 2016).
Trong báo cáo vắn tắt về cây thanh long, Ortiz-Hernández., and CarrilloSalazar., (2012) đã liệt kê được bệnh hại trên thanh long bao gồm: E. carotovora,
Xanthomonas campestris, Dothiorela sp., C. gloesporoides, Alternaria sp,
Curvularia sp., Phoma sp., Cladosporium sp., Vollutella sp., Helminthosporium
sp., Corynespora sp., Bipolaris cactivora, . dothidea, Capnodium sp, Fusarium
sp, Helminthosporium cactovorum, Drechslera cactivora, Glomerella cingulata,
Pectobacterium carotovorum subsp. carotovorum và N. dimidiatum; Quả thanh
long sau thu hoạch cũng bị nhiều tác nhân gây hại như: Fusarium lateritium,
Aspergillus niger.
Trong một cuộc điều tra khảo sát bệnh hại thanh long tại Đài Loan, một số
cây đã được tìm thấy với triệu chứng là những vết đốm nhẹ lan rộng toàn thân
cây gây ra bởi Cactus Virus X thuộc Potexvirus. Các nghiên cứu tiếp theo đã xác
định được thêm 02 loài virus gây hại trên thanh long là Zygocactus virus X
(ZyVX) và Pitaya Virus X (PiVX) (Li et al., 2015).
2.3.2. Bệnh hại thanh long ở Việt Nam
Theo thống kê của Cục bảo vệ thực vật (2010), thanh long bị nhiễm nhiều
loài nấm bệnh gây hại bao gồm: Erwinia chrysanthemi, Enterobacter cloacae,
Pectobacterium carotovorum, Xanthomonas campestris, Phytophthora cactorum,
Alternaria alternata, Alternaria cheiranthi, Aspergillus avenaceus, Aspergillus
awamori, Aspergillus clavatus, Aspergillus flavus var. columnaris, Aspergillus
fumigatus,

Aspergillus

niger,

Aspergillus

niger,


Aspergillus

tubingensis,

Bipolaris cactivora, Botrytis cinerea, Capnodium sp., Cladosporium herbarum,
Cladosporium oxysporum, Colletotrichum capsici, Colletotrichum coccodes,
Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum musae, Colletotrichum truncatum,
Curvularia crustacea, Curvularia lunata, Curvularia oryzae, Diplodia sp.,
Fusarium equiseti, Fusarium lateritium, Fusarium oxysporium, Fusarium
semitectum, Fusarium solani, Fusarium verticillioides, Gloesporium agaves,


Haplariopsis fagicola, Lasiodiplodia theobromae, Mucor hiemalis, Penicillium
charlesii, Neoscytalidium dimidiatum, Phoma sp., Phytophthora cactorum,
Phytophthora

nicotianae,

Pythium

aphanidermatum,

Pythium

irregulare,

Rhizoctonia solani.
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH LOÉT HẠI THANH LONG
Trong những năm gần đây thanh long bị bệnh loét (loét) gây hại nặng bởi

nấm Neoscytalidium dimidiatum (N. dimidiatum). Đây là một bệnh có ảnh hưởng
lớn nhất đến năng xuất chất lượng sản phẩm gây thiệt hại lớn cho người trồng
thanh long. Trước vấn đề cấp thiết trên nhiều nhà khoa học trên thế giới đã
nghiên cứu và tìm hiểu về nấm N. dimidiatum.Khóa phân loại của Ellis (1976)
dựa vào đặc điểm hình thái bào tử, cành bào tử, kích thước bào tử và hình thái
tản nấm, đã xác định tác nhân gây loét trên thanh long là do nấm Scytalidium
dimidiatum (Penz.) B. Sutton & Dyko (1989), hiện nay nấm còn được gọi tên là
N. dimidiatum (Penz.) Crous & Slippers (2006).
Đặc điểm vị trí phân loại của nấm N. dimidiatum (Agrios. 2005), (Crous &
Slippers. 2006).
Ngành Ascomyta
Lớp Dothideomycetes
Bộ Botryosphaeriales
Họ Botryosphaeriaceae
Chi Neoscytalidium
Loài: Neoscytalidium dimidiatum
N. dimidiatum thuộc ngành nấm túi (Ascomycota), Ascomyta có cơ thể sinh
dưỡng dạng sợi đa bào, phân nhánh phức tạp, có vách ngăn, một tế bào thường
có một nhân đôi khi có nhiều nhân, dạng chuyên hóa dạng sợi bắt đầu đứt đoạn
ra tạo thành cơ thể đơn bào hình tròn, bầu dục chứa nhiều nhân hay một nhân.
Vách tế bào cấu tạo bằng chitin hay glucan, đa số hoại sinh gây mục gỗ, hoại
sinh trên đất, trong nước, trên cạn, thực vật động vật, một số lại ký sinh gây
bệnh trên thực vật, động vật, người gây nên những thiệt hại lớn. Ascomyta sinh
sản sinh dưỡng bằng sự chia đôi tế bào nảy chồi, đứt đoạn sợi nấm, bào tử áo,
bào tử màng dày, sinh sản vô tính bằng bào tử đính (conidia), và sinh sản hữu
tính bằng bào tử túi. Các bào tử khác tính (+, -) sợi nấm đơn bội, phân nhánh
thành hệ sợi nấm hình thành các cặp cơ quan sinh sản, giao phối sinh chất, hình
thành sợi sinh túi đa bào, sau đó phân chia nguyên nhiễm kết hợp thành nhân

10



×