Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Đánh giá và tuyển chọn một số giống, tổ hợp lai cà chua trong vụ đông và vụ xuân hè tại gia lộc hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.93 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

ĐOÀN THỊ THANH THÚY

ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ
GIỐNG, TỔ HỢP LAI CÀ CHUA TRONG VỤ
ĐÔNG VÀ VỤ XUÂN HÈ TẠI GIA LỘC - HẢI
DƯƠNG
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Thanh Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Hồng Minh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bộ môn Cây thực
phẩm - Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Thanh Thúy

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2


1.3.

Yêu cầu ...........................................................................................................2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................................2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Nguồn gốc và phân loại cây cà chua ................................................................3

2.1.1.

Nguồn gốc .......................................................................................................3

2.1.2.

Phân loại..........................................................................................................4

2.2.


Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới và ở việt nam ....................6

2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới ..........................................6

2.2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam ..........................................8

2.3.
......10

Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua ở trong nước và trên thế giới

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu và chọn tạo cà chua trên thế giới ..................................10

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu và chọn tạo cà chua ở Việt Nam...................................16

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................25
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................25

3.2.


Thời gian nghiên cứu .....................................................................................25

3.3.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................25

3


3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................26

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................26

3.5.1.

Thiết kế thí nghiệm ........................................................................................26

3.5.2.

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ...............................................26

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................30


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................31
a.

Kết quả nghiên cứu các giống, tổ hợp lai cà chua vụ đông 2015 .....................31

4.1.

Các giai đoạn sinh trưởng của các giống, tổ hợp lai cà chua ...........................31

4.2.

Động thái tăng chiều cao cây .........................................................................34

4.3.

Động thái tăng số lá .......................................................................................36

4.4.
Một số đặc điểm hình thái của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ đông 2015
...........39
4.5.
Một số đặc điểm về cấu trúc của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ đông 2015
........40
4.6.

Đặc điểm hình thái quả của các giống cà chua ...............................................42

4.7.

Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các giống, tổ hợp lai cà chua trong vụ

đông 2015......................................................................................................44

4.8.

Tình hình nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của các giống, tổ hợp lai cà
chua vụ đông 2015.........................................................................................45

4.9.

Diễn biến mức độ nhiễm bệnh virus xoăn vàng lá bằng phương pháp lây
nhiễm nhân tạo ở vụ đông 2015 .....................................................................46

4.10.

Các yếu tố cấu thành năng suất ......................................................................47

4.11.

Năng suất các giống, tổ hợp lai cà chua vụ đông 2015....................................50

4.12.

Các giống cà chua lai triển vọng vụ đông 2015 ..............................................52

4.13.

Các giai đoạn sinh trưởng của các giống, tổ hợp lai cà chua ...........................52

4.14.
Một số đặc điểm hình thái của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè 2016

.......54
4.15.

Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ
xuân hè 2016 .................................................................................................55

4.16.
Đặc điểm hình thái quả của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè 2016
...........57
4.17.

Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ xuân
hè 2016 ..........................................................................................................59

4.18.

Tình hình nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của các giống, tổ hợp lai cà
chua vụ xuân hè 2016 ....................................................................................60

4


4.19.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ xuân
hè 2016 ..........................................................................................................61

4.20.

Năng suất của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè 2016 .........................63


4.21.

Đánh giá khả năng chịu nóng của các giống, tổ hợp lai cà chua......................65

4.22.

Một số giống cà chua lai triển vọng vụ xuân hè 2016 .....................................68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................69
5.1.

Kết luận .........................................................................................................69

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................69

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................70
Phụ lục ......................................................................................................................74

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


AVRDC

Trung tâm Rau thế giới

D

Đường kính quả

Đ/C

Đối chứng

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

H

Chiều cao quả

I

Hình dạng quả

NST

Nhiễm sắc thể

Viện CLT-CTP


Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

MS

Màu sắc

TLB

Tỷ lệ bệnh

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

NSTT

Năng suất thực thu

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới .......................................................6
Bảng 2.2. Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước đứng đầu....................................8
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua ở Việt Nam từ 2004-2013...........8
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của 10 tỉnh thành đứng đầu
cả nước trong 2 năm 2012- 2013 ................................................................10
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ
Đông 2015 tại Gia Lộc- Hải Dương ...........................................................32
Bảng 4.2. Động thái tăng chiều cao của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ Đông

2015 tại Gia Lộc- Hải Dương .....................................................................34
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu động thái tăng số lá của các giống, tổ hợp lai cà
chua vụ Đông 2015 tại Gia Lộc- Hải Dương ..............................................37
Bảng 4.4. Một số đặc điểm hình thái cây con và màu sắc thân lá của các giống, tổ
hợp lai cà chua vụ Đông 2015 tại Gia Lộc- Hải Dương ..............................39
Bảng 4.5. Một số đặc điểm hình thái, cấu trúc cây của các giống, tổ hợp lai cà
chua vụ Đông 2015 tại Gia Lộc- Hải Dương ..............................................40
Bảng 4.6. Một số đặc điểm hình thái quả của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ
Đông 2015 tại Gia Lộc- Hải Dương ...........................................................43
Bảng 4.7. Hàm lượng một số thành phần sinh hóa trong quả của các giống, tổ
hợp lai cà chua trong vụ Đông 2015 tại Gia Lộc- Hải Dương .....................44
Bảng 4.8. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chủ yếu trên đồng ruộng của các
giống, tổ hợp lai trong vụ Đông 2015 tại Gia Lộc- Hải Dương ...................45
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm bệnh virus xoăn vàng lá bằng phương pháp lây nhiễm
nhân tạo ở vụ Đông 2015 tại Gia Lộc- Hải Dương......................................46
Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ
Đông 2015 tại Gia Lộc- Hải Dương ...........................................................48
Bảng 4.11. Năng suất của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ Đông 2015 tại Gia LộcHải Dương .................................................................................................50
Bảng 4.12. Các giống cà chua triển vọng vụ Đông 2015 tại Gia Lộc- Hải Dương.........52
Bảng 4.13. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ
Xuân hè 2016 tại Gia Lộc- Hải Dương .......................................................53

vii


Bảng 4.14. Một số đặc điểm hình thái cây con và màu sắc thân lá các giống, tổ
hợp lai cà chua vụ Xuân hè 2016 tại Gia Lộc- Hải Dương ..........................55
Bảng 4.15. Một số đặc điểm cấu trúc cây của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ
Xuân hè 2016 tại Gia Lộc- Hải Dương .......................................................56
Bảng 4.16. Một số đặc điểm hình thái quả của các giống cà chua vụ Xuân hè 2016

tại Gia Lộc- Hải Dương..............................................................................58
Bảng 4.17. Hàm lượng một số thành phần sinh hóa trong quả của các giống cà
chua trong vụ Xuân hè 2016 tại Gia Lộc- Hải Dương .................................59
Bảng 4.18. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chủ yếu trên đồng ruộng của các
giống, tổ hợp lai cà chua vụ Xuân hè 2016 tại Gia Lộc- Hải Dương ...........60
Bảng 4.19. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ
Xuân hè 2016 tại Gia Lộc- Hải Dương .......................................................62
Bảng 4.20. Năng suất của các giống, tổ hợp lai cà chua vụ Xuân hè 2016 tại Gia
Lộc- Hải Dương .........................................................................................64
Bảng 4.21. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu nóng của các giống, tổ hợp lai
cà chua tại Gia Lộc- Hải Dương .................................................................67
Bảng 4.22. Các giống cà chua triển vọng vụ Xuân hè 2016 tại Gia Lộc- Hải
Dương........................................................................................................68

8


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống, tổ hợp lai cà chua
vụ Đông 2015 tại Gia Lộc-Hải Dương........................................................35
Hình 4.2. Động thái tăng trưởng số lá của các giống, tổ hơp lai cà chua vụ Đông
2015 tại Gia Lộc-Hải Dương ......................................................................38
Hình 4.3. Chiều cao đóng quả và chiều cao cây của các giống, tổ hợp lai cà chua
vụ Đông 2015 tại Gia Lộc-Hải Dương........................................................41
Hình 4.4. Tổng số quả và quả thương phẩm trên cây của các giống, tổ hợp lai cà
chua vụ Đông 2015 tại Gia Lộc-Hải Dương ...............................................49
Hình 4.5. Năng suất cá thể và năng suất quả thương phẩm của các giống, tổ hợp
lai cà chua vụ Đông 2015 tại Gia Lộc-Hải Dương ......................................51
Hình 4.6. Chiều cao đóng quả và chiều cao cây của các giống, tổ hợp lai cà chua
vụ Xuân hè.................................................................................................57

Hình 4.7. Tổng số quả và quả thương phẩm trên cây của các giống, tổ hợp lai cà
chua vụ Xuân hè 2016 tại Gia Lộc- Hải Dương ..........................................63
Hình 4.8. Năng suất cá thể và năng suất quả thương phẩm của các giống, tổ hợp
lai cà chua vụ Xuân hè 2016 tại Gia Lộc- Hải Dương .................................65

9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đoàn Thị Thanh Thúy
Tên Luận văn: Đánh giá và tuyển chọn một số giống, tổ hợp lai cà chua trong vụ
Đông và vụ Xuân hè tại Gia Lộc – Hải Dương
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển, hình thái, năng suất và
chất lượng của các giống, tổ hợp lai cà chua nghiên cứu.
Chọn lọc được 1-2 giống, tổ hợp lai cà chua cho năng suất cao, chất lượng tốt
phù hợp trong vụ Đông, vụ Xuân hè tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Phương pháp nghiên cứu:
Vật liệu nghiên cứu: Vật liệu nghiên cứu gồm 22 giống và tổ hợp lai cà chua. Trong đó
có 13 giống , tổ hợp lai cà chua do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo và
9 giống cà chua nhập nội.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá và tuyển chọn một số giống, tổ hợp lai cà chua trong vụ Đông
2015 tại Gia Lộc – Hải Dương
Nội dung 2: Đánh giá và tuyển chọn một số giống, tổ hợp lai cà chua trong vụ Xuân hè

2016 tại Gia Lộc – Hải Dương
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại.
Diện tích ô thí nghiệm: 10m

2

Số lượng cây/ ô thí nghiệm: 32 cây
Luống rộng 1,5 m
Khoảng cách cây 45 cm
Khoảng cách hàng 70 cm
Theo dõi các chỉ tiêu về các giai đoạn sinh trưởng, cấu trúc cây, mức độ nhiễm sâu
bệnh, năng suất và chất lượng của 22 giống, tổ hợp lai cà chua ở vụ Đông và Xuân hè.
Số liệu được xử lý bằng IRRISTAT 4.0 phân tích ANOVA.

10


Kết quả chính và kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu về các giống, tổ hợp lai cà chua trong vụ Đông
2015 và Xuân hè 2016 chúng tôi có một số kết luận sau:
1.Tất cả các giống, tổ hợp lai cà chua nghiên cứu đều có khả năng sinh trưởng,
phát triển tốt tại Gia Lộc- Hải Dương, thời gian sinh trưởng dao động từ 136- 161 ngày
trong vụ Đông, 111- 124 ngày trong vụ Xuân hè.
2. Các giống, tổ hợp lai cà chua thí nghiệm nhiễm nhẹ hoặc không nhiễm một
số loại sâu bệnh hại chính trên cà chua ở cả vụ Đông và Xuân hè. Các giống, tổ hợp lai
nhiễm nhẹ hoặc không nhiễm bệnh virus như: VT17, VT5, Montavi, Gandeeva,
VL2000.
3. Hầu hết các giống, tổ hợp lai cà có màu sắc quả từ đỏ tươi đến đỏ thẫm, ở vụ
Đông và vụ Xuân hè độ Brix cao phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.

4. Trong vụ Đông 2015 chọn được 2 giống có năng suất cao hơn có ý nghĩa so
với đối chứng là VT10 (2,70kg/cây), Gandeeva (2,66kg/cây). Độ Brix của các giống
này đều tương đối cao (5,4- 6,0%). Các giống không bị nứt quả và không nhiễm bệnh
virus trên đồng ruộng, nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu và sương mai.
5. Trong vụ Xuân hè chọn được 4 giống có năng suất cao là Montavi
(1,86kg/cây), Gandeeva (1,87kg/cây), DV2962(1,79kg/cây) và VL2000 (1,97kg/cây),
độ Brix đạt từ 4- 5,2%.

11


THESIS ABSTRACT
Author: Doan Thi Thanh Thuy
Thesis title: Evaluating and selecting some varieties, hybrid combinations in Winter
and Spring- Summer seasons in Gia Loc- Hai Duong
Major: Plant Sciences

Code: 60.62.01.10

Training Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
Evaluating traits of growth, development, structure and form, yield, and quality
of the varieties and hybrid combinations.
Selecting 1- 2 varieties and hybrid combinations with high yield, good quality
and well adaptation in Winter, Spring- Summer season in the Red River Delta.
Materials and methods:
Materials: We work on 22 varieties and hybrid combinations of tomato, of which, 13
varieties and hybrid combinations were bred at the Field Crops Research Institute and 9
varieties were imported.

Research contents

1. Evaluating and selecting some varieties, hybrid combinations in Winter 2015 in
Gia Loc- Hai Duong.

2. Evaluating and selecting some varieties,

hybrid combinations in Spring-

Summer 2016 in Gia Loc- Hai Duong.
Research methods
The trial was applied RCBD with 3 replications.
Plot size: 10m2
32 plant/ plot
Bed width: 1.5 m
Planting distance: 40 cm x 70 cm
Collecting data of growth stages, plant structure, disease infection, yield, and
quality of 20 varieties and hybrid combinations of tomato in Winter and SpringSummer seasons. Data were ANOVA analyzed, using IRRISTAT 4.0.

xii


Main results and conclusions:
Based on the results of the research on 22 varieties and hybrid combinations in
Winter 2015 and Spring- Summer 2016 we concluded as the following:
1. All the 22 varieties and hybrid combinations grew and developed well in Gia
Loc- Hai Duong. Growth duration was 136- 161 days in Winter season and 111-124
days in Spring- Summer season.
2. The varieties and hybrid combinations were slightly/not attacked by main
tomatoes’ insects in Winter and Spring- Summer seasons.


The varieties and hybrid

combinations were slightly/not infected with viruses. e.g., VT5, Montavi, Gandeeva,
VL2000.
3. Most of the virieties and hybrid combinations had fruits with scarlet or dark
red, high brix in

Winter and Spring- Summer seasons, suitable with consumers’

demand.
4. In Winter 2015, two varieties were selected with the yield was higher than
that of the control VT10 (2,7 kg/plant), Gandeeva (2,66 kg/plant). They had high brix
(5,4- 6,0). Their fruits did not crack. The varieties were not infected with virus in the
field, but they were slightly infected with brown spot and late blight.
5. In Spring- Summer 2016, four varieties were selected due to high yield.:
Montavi (1,86kg/plant), Gandeeva (1,87kg/plant), DV2962(1,79kg/plant) and VL2000
(1,97kg/plant), Their Brix was 4- 5,2%.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà (Solanaceae) có
nguồn gốc từ vùng Andean, bao gồm Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia và Chile.
Cà chua là cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong quả cà chua
chín có nhiều đường, vitamin như: A, B1, B2, E, C...axit amin và chất khoáng
quan trọng: Ca, P, Fe....Quả cà chua được sử dụng ở nhiều phương thức khác
nhau: có thể dùng làm salat, chế biến các món ăn, làm quả tươi ở các món tráng

miệng, cà chua đóng hộp nguyên quả, tương cà chua...Chính vì vậy mà nhiều
nước xếp cà chua là cây rau giữ vị trí hàng đầu trong ngành sản xuất rau.
Ở Việt Nam, cây cà chua đã được trồng từ rất lâu và là cây trồng quan trọng
của ngành nông nghiệp. Ngoài ra việc trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về
mặt luân canh, tăng vụ và tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất canh tác.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng phát triển cây cà chua ở Việt Nam
còn rất lớn với các lý do: nhu cầu tiêu thụ cà chua trong nước ngày càng cao,
bình quân sản xuất cà chua theo đầu người đến nay chỉ đạt 4,5 kg cà chua/năm,
bằng 28,1% so với bình quân chung thế giới. Khả năng mở rộng diện tích còn
nhiều vì là cây rau vụ đông nằm xen giữa hai vụ lúa, không ảnh hưởng đến diện
tích trồng cây lương thực chính.
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có diện tích trồng cà chua
lớn nhất cả nước với diện tích khoảng 6,9 nghìn ha trong năm 2013. Gần đây với
sự ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống và quy trình thâm canh, sản xuất cà
chua ở ĐBSH đã có những bước tiến đáng kể đem lại lợi nhuận cao cho người
trồng. Tuy nhiên một trong những khó khăn chủ yếu hạn chế việc mở rộng diện
tích và thời vụ trồng cũng như hạn chế năng suất và chất lượng cà chua ở nước ta
là thiếu các giải pháp đồng bộ như giống, quy trình canh tác...Phần lớn các giống
cà chua lai sử dụng trong sản xuất hiện nay là các giống nhập nội với giá bán cao
và không chủ động được nguồn giống. Để giải quyết vấn đề đặt ra của sản xuất,
thời gian vừa qua các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước đã bước đầu
nghiên cứu và chọn tạo các giống cà chua thích hợp trong điều kiện chính vụ và
trái vụ cho các tỉnh phía Bắc với năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời có khả
năng chống chịu các điều kiện bất thuận là cần thiết. Đây cũng là cơ sở để chúng
tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá và tuyển chọn một số giống, tổ hợp lai cà chua
trong vụ Đông và vụ Xuân hè tại Gia Lộc - Hải Dương”.

1



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển, hình thái, năng suất
và chất lượng của các giống, tổ hợp lai cà chua nghiên cứu ở vụ Đông và vụ
Xuân hè.
Chọn lọc được 1-2 giống, tô hợp lai cà chua cho năng suất cao, chất lượng
tốt phù hợp trong vụ Đông, vụ Xuân hè tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
1.3. YÊU CẦU
- Đánh giá các đặc điểm về sinh trưởng, cấu trúc cây, hình thái của các
giống, tổ hợp lai cà chua ở vụ Đông và vụ Xuân hè.
- Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các
giống, tổ hợp lai ở hai thời vụ.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống, tổ
hợp lai cà chua ở vụ Đông và vụ Xuân hè.
- Đánh giá các đặc điểm về hình thái quả và chất lượng quả của các giống,
tổ hợp lai cà chua ở hai thời vụ.
- Xác định được giống, tổ hợp lai có các ưu điểm phù hợp trồng ở vụ
Đông và vụ Xuân hè.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống, tổ hợp lai cà
chua trong vụ Đông và vụ Xuân hè để xác định khả năng thích ứng của giống, tổ
hợp trong từng thời vụ nhất định.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả đạt được đề tài đưa ra một số giống, tổ hợp lai cà chua
triển vọng phù hợp với điều kiện vụ Đông và Xuân hè góp phần làm phong phú
thêm bộ giống cà chua.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY CÀ CHUA
2.1.1. Nguồn gốc
Cà chua trồng thuần hóa là thành viên trong chi Lycopersicon, loài
esculentum (Rick, 1978), thủy tổ của chi Lycopersicon là từ Trung và Nam Mỹ,
giống này được phân bố từ Bắc Chilê đến Nam Colombia và từ phía Tây đến
Thái Bình Dương và từ phía Đông đến vùng chân dãy núi Ander (Peru, Chile và
Ecuado) (Esquinas- Alcazar, 1981).
Dấu vết di truyền ở cà chua cho thấy nguồn gốc của cây cà chua là cây
thân thảo xanh nhỏ, với sự đa dạng về loài ở cao nguyên của Peru. Các nhà
nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà chua trồng. Tuy
nhiên, nhiều tác giả khác nhận định L.esculentum var. cerasiforme (cà chua anh
đào) là tổ tiên của loài cà chua trồng. Theo các nghiên cứu của Jenkins (1948), có
thể dạng này được chuyển từ Peru và Ecuado tới nam Mehico.
Lịch sử phát triển và du nhập cà chua vào các nước và khu vực trên thế
giới là khác nhau. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng nhà thám hiểm Tây Ban
Nha, Cortez có thể là người đầu tiên vận chuyển cà chua quả nhỏ màu vàng đến
Châu Âu, sau khi ông bị bắt ở thành phố Aztec của Tenochititlan vào năm 1521
(thuộc thành phố Mehico ngày nay).
Năm 1544, Andrea Mattioli nhà dược liệu học người Italia mới đưa ra dẫn
chứng xác đáng về sự tồn tại của cây cà chua trên thế giới và được ông gọi là
“pomidoro” sau đó được chuyển vào tiếng Italia với cái tên là tomato. Mặc dù có
nhiều tên gọi khác nhau nhưng trước đây người ta cho rằng cà chua là cây có chất
độc do cùng họ với cây cà độc dược và với màu sắc đẹp cà chua được trồng phổ
biến ở dạng cây cảnh (Mai Phương Anh, 2003). Cho đến năm 1750 cà chua mới
được dùng làm thực phẩm ở Anh.
Ở vùng Trung Đông cà chua được biết đến bởi John Barkerb lãnh sự Anh
tại Aleppo từ những năm 1799 đến năm 1825. Cà chua được du nhập vào Iran
thông qua hai con đường khác nhau đó là con đường đi thông qua Thổ Nhĩ Kỳ và
Amenia và tuyến còn lại là thông qua các chuyến du lịch thường xuyên của gia

đình Hoàng Gia Qajar của Pháp. Tên ban đầu của cà chua ở Iran là “Amani
Badenjan”. Hiện nay cà chua ở Iran được gọi chủ yếu là “Gojeh Farangi”.

3


Ở Bắc Mỹ cà chua được du nhập vào từ năm 1710. Chúng được trồng và
phát triển mạnh ở California và Floria. Sau này, Trường đại học Califorlia đã trở
thành một trung tâm lớn về nghiên cứu cà chua.
Theo tài liệu Kuo and Chen (1998) cho rằng ở Châu Á, cà chua được
trồng đầu tiên ở Philippin, Indonesia, Malaysia vào thế kỷ 18 qua các thương gia
và thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha sau đó được phát triển sang các
nước khác.
Theo Morrioson (1938), tuy cà chua có lịch sử lâu đời song mãi đến nửa
đầu thế kỷ 20 cà chua mới trở thành cây trồng phổ biến trên thế giới.
Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cho rằng cây cà chua được nhập vào
Việt Nam từ thời gian thực dân Pháp chiếm đóng (Trần Khắc Thi và cs., 2005).
Hiện nay diện tích sản xuất duy trì trong khoảng 23- 25 nghìn ha/năm và được
trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc
và huyện Đức Trọng, Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng.
2.1.2. Phân loại
Cà chua (Lycopersicon esuculentum.Mill) thuộc họ cà (Solanaceae), chi
Lycopersicon, có bộ nhiễm sắc thể (2n=24). Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về
phân loại cà chua và lập thành các hệ thống phân loại theo quan điểm riêng của
mình như công trình của N.J.Muller (1940), Dakalov (1941), Bailey-Dillinger
(1956), Brezhnev (1955-1964) hay của I.B.Libner Non necke (1989). Tuy nhiên,
hai hệ thống được sử dụng nhiều nhất là hệ thống phân loại của Muller (người
Mỹ hay dùng) và hệ thống phân loại của Brezhnev (1964).
Theo phân loại của Muller thì cà chua trồng hiện nay thuộc chi
Eulycopersicon C.H.Muller. Trong chi phụ này tác giả phân cà chua thành 7 loại

và cà chua trồng hiện nay (Lycopersicon esculentum Miller) thuộc loại thứ nhất.
Theo hệ thống phân loại của tác giả Brezhnev (1964), chi Lycopersicon
Tourn được phân làm 3 loài thuộc hai chi phụ:
Chi phụ 1: Eriopersicon: Dạng cây một năm hoặc nhiều năm, quả không
bao giờ chín đỏ, luôn luôn có màu xanh, có sọc tía, quả có lông, hạt nhỏ. Chi phụ
này gồm 2 loài và các loài phụ:
1. Lycopersicon peruvianum Mill: Loại này thường mọc ở miền nam Pêru,
Bắc Chi lê, có xu hướng thụ phấn chéo cao hơn so với loài Lycopersicon
esculentum Mill. Trong điều kiện ngày ngắn cây ra quả tốt hơn ngày dài, nó
không có đặc tính của L. hirsutum có khả năng chống bệnh cao hơn các loài khác.

4


a

1 L.peruvianum var.Cheesmanii Riloey và Var Cheesmanii f.minor
C.H.Mill (L.esc.var.miror Hook).
b

1 L.peruvianum var. denta tum pun.
2. Lycopersicon hirsutum Humb. et. Bonpl: Đây là loại cây ngày ngắn, quả
chỉ hình thành trong điều kiện chiếu sáng trong ngày 8-10h/ngày, quả chín xanh,
có mùi đặc trưng.
a

2 . L. hirsutum var galabratum C.H.Mull.
b

2 . L. hirsutum var glandulosum C.H.Mull.

Chi phụ 2: Eulycopersicon: Dạng cây hàng năm, quả không có lông, màu
đỏ hoặc đỏ vàng, hạt mỏng, rộng. Chi phụ này gồm 1 loài là Lycopersicon
esculentum Mill, loài này gồm 3 loài phụ:
a. L. Esculentum Mill. Ssp. Spontaneum Brezh - cà chua hoang dại, bao
gồm 2 dạng sau:
+ L- Esculentum var pimpine lliforlium Mill (Brezh)
+ L- Esculentum var.race migenum (lange) Brezh.
b. L. Esculentum Mill.SSp. Subspontaneum - cà chua bán hoang dại, gồm
5 dạng sau:
+ L- Esculentum var cersiforme (AGray) Brezh - cà chua Anh Đào.
+ L- Esculentum var.pyriforme (C.H Mull) Brezh - cà chua dạng lê.
+ L- Esculentum var.pruniforme Brezh - cà chua dạng mận.
+ L- Esculentum var.elonggetem Brezh - cà chua dạng quả dài.
+ L- Esculentum var.succenturiatem Brezh - cà chua dạng nhiều ô hạt.
c. L.Esculentum Mill ssp cultum - cà chua trồng trọt, là loại lớn nhất, có
các biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng rộng khắp thế giới:
Breznep đã chia loài phụ này thành biến chủng sau:
+ L- Esculentum var. Vulgare Brezh: (Cà chua thông thường): Biến chủng
này chiếm 75% cà chua trồng trên thế giới. Bao gồm các giống có thời gian sinh
trưởng khác nhau với trọng lượng quả từ 50 đến trên 100g. Hầu hết những giống
cà chua đang được trồng ngoài sản xuất đều thuộc nhóm này.
+ L- Esculentum var. Validum (Bailey) Brezh: Cà chua anh đào, thân bụi,
cây thấp, thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.

5


+ L- Esculentum var.pyriforme (C.H Mull) Brezh - cà chua hình quả lê, sinh
trưởng vô hạn.
+ L- Esculentum var.grandiflium (bailey) Brezh: Cà chua lá to, cây trung

bình, lá láng bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình (Nguyễn Văn Hiển chủ
biên, 2000).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ CHUA TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới
Cây cà chua là cây rau ăn quả được trồng và tiêu thụ ở hầu hết các nước
trên thế giới.Sản lượng cà chua sản xuất liên tục tăng trong những năm gần đây.
Theo thống kê của FAO (2016), diện tích cà chua trong 10 năm gần đây tăng lên
rõ rệt.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000 ha)

(tấn/ha)

(1.000 tấn)

2002

4.227,985

27,5622

116.532,679


2003

4.271,027

27,9655

119.441,553

2004

4.602,362

27,8891

128.355,522

2005

4.683,412

27,6053

129.286,845

2006

4.754,861

27,5917


131.194,491

2007

4.259,781

32,3227

137.687,505

2008

4.237,231

33,2925

141.068,130

2009

4.544,525

33,9719

154.386,171

2010

4.532,372


33,5487

152.055,325

2011

4.734,356

33,5892

159.023,383

2012

4.814,969

33,8134

163.963,770

Năm

Nguồn: FAOSTAT (2016)

Năm 2002 diện tích sản xuất cà chua là 4.227,985 ha đã tăng lên
4.754,861 ha năm 2006 nhưng lại giảm trong hai năm 2007 và 2008. Từ 2009
đến 2012, diện tích cà chua toàn thế giới tăng dần (năm 2012 đạt 4.814,869 ha).
Sản lượng cà chua tăng 40% từ 116.532,679 tấn (2002) lên 163.963,770 tấn năm
2012. Mức gia tăng về sản lượng là do sự gia tăng mạnh về năng suất: từ 27,5622
tấn/ha năm 2002 lên 33,8134 tấn/ha năm 2012. Với sản lượng trên bình quân tiêu


6


thụ đầu người khoảng trên 24 kg quả/người/năm. Điều đó khẳng định, cây cà
chua là cây trồng quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới
(FAO, 2013).
Trong đó, châu Á có diện tích và sản lượng cà chua lớn nhất, chiếm
trên 44%, châu Âu khoảng 22%, khu vực châu Mỹ 15%, châu Phi 12% các nơi
khác 7%.
Cà chua được sản xuất chủ yếu ở các nước ôn đới và á nhiệt đới. Qua các
năm 2008-2012, sản lượng cà chua trên thế giới và mười nước dẫn đầu luôn tăng.
Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ là ba nước có sản lượng cà chua cao nhất thế
giới,chiếm từ 10,0% đến 24,1%. Trong đó, Trung Quốc đạt sản lượng cà chua
cao nhất thế giới vào năm 2012, đạt 50.125,055 tấn chiếm 31,85% sản lượng cà
chua trên thế giới.
Trung Quốc không chỉ xuất khẩu các sản phẩm cà chua đáng kể đến Nga,
mà còn xuất khẩu đến Châu Phi, Trung Á và các nước khác. Năm 2011, sản
phẩm cà chua của Trung Quốc đã xuất khẩu 1,13 triệu tấn.
Cà chua chế biến được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều
nhất là ở Mỹ và Italia. Ở Mỹ gần 85% sản lượng cà chua chế biến được sản xuất
ở California với việc thu hoạch được cơ giới hóa toàn bộ. Sản xuất cà chua chế
biến ở Mỹ được thực hiện trên quy mô lớn, mỗi trang trại dao động từ 70- 500
ha, thậm chí tới 2.400 ha.
Ở Châu Á, Đài Loan là một trong những nước có nền công nghiệp chế
biến cà chua sớm nhất. Ngay từ 1918 Đài Loan đã phát triển cà chua đóng hộp.
Năm 1967, họ mới chỉ có một công ty chế biến cà chua thì đến năm 1976 họ đã
có tới 50 nhà máy sản xuất cà chua đóng hộp.
Tình hình tiêu thụ cà chua ở các nước rất khác nhau. Tùy thuộc vào nhu
cầu tiêu dùng, tập quán, văn hóa ẩm thực mà sản lượng cà chua tiêu thụ hàng

năm của các nước khác nhau là khác nhau. Tài liệu tổng kết của Viện nghiên cứu
Rau quả cho biết: người Hy Lạp tiêu thụ 187,1 kg/người/năm, Thổ Nhĩ Kỳ 107
kg/người/năm, Italia khoảng 95 kg/người/năm.


Bảng 2.2. Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước đứng đầu
ĐVT: 1000 tấn

m

2 2 2 2 2
0 0 0 0 0

Th 140 15 0 15 1 15 1 16 1
ếTr 1.3 4.4 2.4 9.4 1.5
un
Ấn 9
1 5.
1 6.
1 8.
1 0.
1
Độ
M

Th

0
1
2

1

ổAi
Cậ
Ira

09
.4

n
Ital
y
Br
azi

yMe
xic

1.
1
4.
1

2.
1
2.
1

6.
1

2.
1

7.
1
3.
1

0.
1 0.
8 1.
8 1.
8
0.
5 .5 .5 .6
.5 .6 .6 .5 .5
.3 .4 .4 .4 .3
.4 .4 .4 .3 .4
.2 .2
. .

.2
.

.2
.

.3
.


Nguồn: FAOSTAT, 2016

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào loại rau có giá trị kinh tế cao, được
trồng chủ yếu vào vụ đông với diện tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập
trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh
Phúc… Còn ở miền Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng…
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua ở Việt Nam
từ 2004-2013
N
ă
20
04
20

D
i24
.23

N S
ă1724

2
1984

05
20
06
20


.22 1964
6
.23 1974
5
07
5
20 .24 2165
08
3
20 .20 2414
09
20
10
20

.2
1
2

25 59
2
25 5
5

11
20
12
20

3

2
3
2

5
25 8
6
7
28 17

13 5

7

3

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014)


Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong những năm gần đây cho thấy: Năm 2004 cả nước có 24.644,0 ha
với sản lượng 424.126,0 tấn, năng suất trung bình đạt 172,0 tạ/ha. Năm 2008,
diện tích và năng suất cà chua tăng vượt so với các năm trước đó (diện tích cả
nước đạt 24.850 ha, năng suất trung bình 216 tạ/ha và sản lượng đạt 535.438
tấn). Năm 2013, diện tích cà chua là 25.483,4 ha, năng suất bình quân đạt 287,0
tạ/ha và sản lượng thu được cao nhất từ trước đến nay, đạt 731,48 tấn. Với sản
lượng trên, tương đương bình quân đầu người khoảng 8,1kg quả/năm. Trong thời
gian qua, nhờ việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống mới và công nghệ
canh tác tiên tiến đã góp phần làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng cà
chua trong nước.

Kết quả điều tra (2009- 2011) của Đặng Văn Niên và cs. (2013) các giống
cà chua thuộc nhóm hữu hạn chiếm ưu thế với 15 giống (46,9%) có các đặc
điểm: chín sớm, chín tập trung và thích hợp trong vụ thu đông. Nhóm giống có
dạng sinh trưởng bán hữu hạn chiếm ưu thế với 15 giống (55,5%), dạng vô hạn
điển hình là các giống cà chua quả nhỏ (cà chua bi) chỉ chiểm 18,5% tổng số
giống có trong sản xuất.
Trước năm 2005 ở đồng bằng sông Hồng chưa có giống cà chua chịu
nhiệt tốt để sản xuất trong vụ hè thu nên diện tích trồng ở vụ này thường nhỏ và
ít người trồng. Ở giai đoạn 2006-2008 bắt đầu xuất hiện các giống cà chua chịu
nhiệt độ cao như Mongal, cà chua nống lạnh...làm cho người trồng cà chua tăng
cao hơn ở một số địa phương như Nam Định, Hải Dương...Trong vài năm gần
đây sụ xuất hiện các giống cà chua lai chịu nhiệt độ cao và chống chịu bệnh
xoăn vàng lá như: Savior, HT160...cộng với kỹ thuật sử dụng gốc ghép kháng
bệnh đã góp phần nâng cao được quy mô diện tích cũng như số người trồng cà
chua ở ĐBSH.
Mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên cây cà chua tại các địa
phương thuộc ĐBSH có sự chuyển biến rất nhanh, người dân rất tích cực tìm
hiểu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ mới trong canh tác
như kỹ thuật về trồng cà chua trái vụ, mạnh dạn áp dụng giống mới, giải pháp
bảo vệ thực vật mới, ứng dụng gốc ghép kháng bệnh... có nhiều vùng trồng cà
chua chuyên nghiệp, có thị trường tiêu thụ tốt. Các vùng, các hộ nông dân có
kinh nghiệm trồng cà chua trái vụ thường là những người có trình độ thâm canh
cao. Tuy nhiên, mức độ áp dụng kỹ thuật tiên tiến và giống mới phù hợp chưa
đồng đều ở các địa phương (Đặng Văn Niên và cs., 2013).


Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của 10 tỉnh thành đứng
đầu cả nước trong 2 năm 2012- 2013
Năm 2012
Tỉnh


Năng
suất
(tạ/ha)

Diện tích
(ha)

H 1.
Hà 1
1.

2
5
2

ải
H
ảN

6
3
2
2

0
1.
2
1.


aT 4 5 0
2
h
6
B 7 4
2

8
Q
4 0
1
uL 6.2
âT 7 7
rG 3
8
i

4
4
1
2

2
1
3 1

2 1
9
2 .1
6

4 .9
1
2 17
9
1 .5
3
1 7
9
5
6 0
2
0
2 90
81 . 6
6
9
8

1
8
2

2
6
2

3
1
2


5
3
1
1

5
3
0
2

9
2
3
2

3
1
3
1

Năm 2013
Sản lượng
(1000 tấn)

Diện
tích
(ha)

Năng
suất

(tạ/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)

0
1 8
2
4
4 4,
5
2 21
0
1
2

2
1
0

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014)

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA Ở
TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.3.1. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo cà chua trên thế giới
Lịch sử công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới bắt đầu ở Châu Âu
và đã có những tiến bộ trong 200 năm trở lại đây. Những người Italia được cho là
những người đầu tiên phát triển các giống cà chua mới, họ chọn các giống có sự
khác nhau về tính trạng quả, chủ yếu là màu sắc quả.
Ớ đầu thế kỷ 20 đã đánh dấu những bước tiến to lớn trong công tác chọn tạo

giống cà chua. Việc cải tiến năng suất, chất lượng luôn là hai mục tiêu hàng đầu
và chung cho tất cả các chương trình chọn tạo giống. Trước năm 1925 việc cải
tiến giống cà chua được thực hiện bằng cách chọn các kiểu gen ngay tư bản thân
các giống - từ các đột biến tự nhiên, lai tự do hoặc tái tổ hợp của các biến thể di
truyền đang tồn tại trong tự nhiên (theo Tigchelar, 1986).
Hiện nay công tác chọn tạo cà chua tập trung chủ yếu theo 4 hướng chính:
+ Tạo giống chống chịu với điều kiện bất thuận
+ Tạo giống chống chịu với sâu bệnh
+ Tạo giống có chất lượng tốt phục vụ cho ăn tươi, chế biến

10


2.3.1.1. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua có khả năng chống
chịu với điều kiện bất thuận
Nhiều nghiên cứu cho rằng sinh trưởng, phát triển và chất lượng cà chua
phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh. Việc chọn tạo giống cà chua có khả
năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận là một hướng đi được nhiều
nhà khoa học quan tâm. Các nhà chọn giống đã sử dụng nguồn gen của cà chua
hoang dại và bằng các con đường chọn giống khác nhau: lai tạo, chọn lọc giao tử
dưới điều kiện bất thuận, chọn lọc hợp tử, đột biến nhân tạo nhằm tạo ra các
giống cà chua có khả năng chống chịu tốt với ngoại cảnh bất thuận.
Theo Kiều Thị Thư (1998) chọn lọc hạt phấn trên cơ sở đa dạng hóa di
truyền của chúng là một trong những phương pháp chọn giống. Nhiều nghiên cứu
cho thấy ở cà chua bằng cách chọn lọc hạt phấn với nhiệt độ cao, có thể nâng cao
sự chống chịu ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.
Các nhà chọn giống cà chua của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau
Châu Á (AVRDC) đã phát hiện ra rằng: chất lượng quả của các giống cà chua
chọn tạo cho vùng khí hậu ôn đới sẽ kém khi đem trồng chúng trong điều kiện
nhiệt đới. Chính vì vậy, từ khi thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau

Châu Á đã đặt ra mục tiêu là chọn tạo giống cà chua có khả năng chống chịu với
điều kiện bất thuận của các khu vực có khí hậu nhiệt đới và bước đầu họ đã gặt
hái được nhiều thành công. Thành công lớn nhất phải kể đến đó là tập đoàn các
dòng, các nguồn gen mà họ đem gửi ở các trường đại học, Viện nghiên cứu, các
nhà khoa học của trên 60 nước trong khu vực Nam Mỹ, Châu Phi, vùng đảo Thái
Bình Dương và Châu Á đều thể hiện khả năng vượt trội so với các giống địa
phương về năng suất, tính chịu nhiệt và khả năng chống chịu với sâu bệnh. Tập
đoàn đó bao gồm các dòng như: CL33d-0-2-2, CL122-0-3-3, CL502F5-14, 8d-07-1-1, 32d-0-1-1-15, 32d-0-1-4…. (Villareal, 1978). Cũng trong thời gian này,
các nhà khoa học Ý đã đưa ra một loạt các giống chịu hạn năng suất cao, có thể
thu hoạch bằng cơ giới như: CS 80/64, CS 67/74, CS 72/64.
Từ năm 1977 đến năm 1984, Ai Cập đã nghiên cứu, chọn tạo giống cà
chua chịu nhiệt có năng suất cao, chất lượng tốt, thuộc đề án Quốc gia về phát
triển cây trồng có năng suất và chất lượng cao. Kết quả, tạo ra một số giống cà
chua mới như Cal.Ace, Housney, Marmande VF, Pritchard, VFN-Bush đều có
tính trạng nhóm quả lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, còn một số giống
Castlex-1017, Castlrock, GS-30, Peto86, UC-97 có thịt quả chắc. Các giống
này có thể trồng tốt trong thời vụ có nhiệt độ cao (Metwally, 1996).


×