Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Đánh giá thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HIỀN

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
KHI THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Trần Thị Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo quận Long
Biên, cùng toàn thể cán bộ công chức phòng Tài nguyên môi trường, Ban Quản lý dự án,
Ban Bồi thường GPMB Quận, UBND các phường Phúc Đồng, Long Biên, Thạch
Bàn,Cự Khối đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình làm và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Hiền

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3

1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.5.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn của luận văn ............................... 4

1.5.1.
1.5.2.
1.5.3.

Đóng góp mới ..................................................................................................... 4
Ý nghĩa lý luận.................................................................................................... 4
Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.
Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
khi thu hồi đất sxnn............................................................................................. 5
2.1.1. Khái niệm về thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi
thu hồi đất SXNN ............................................................................................... 5
2.1.2. Vai trò của thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu
hồi đất SXNN...................................................................................................... 8
2.1.3. Đặc điểm của thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi
thu hồi đất SXNN ............................................................................................. 10
2.1.4. Nội dung nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng
mặt bằng khi thu hồi đất SXNN........................................................................ 10
2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng khi thu hồi đất SXNN............................................................. 14

3



2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 20

2.2.1.

Thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất
SXNN trên thế giới ........................................................................................... 20

2.2.2.

Thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu
hồi đất SXNN tại một số địa phương trong nước ............................................. 24

2.2.3.

Tình hình thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà
nước thu hồi đất của thành phố Hà Nội ............................................................ 27

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho quận Long Biên ....................................................... 29

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 32


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của quận Long Biên ........................................................... 32

3.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................... 35

3.1.3.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ......................................... 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................. 40

3.2.2.

Thu thập số liệu................................................................................................. 40

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin............................................................................. 43

3.2.4.


Phương pháp phân tích ..................................................................................... 43

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.

Tình hình quản lý, sử dụng đất và công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng của quận Long Biên ................................................................................. 45

4.1.1.

Tình hình quản lý đất đai quận Long Biên ....................................................... 45

4.1.2.

Hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên ........................................................... 46

4.1.3.

Tình hình biến động đất đai trên địa bàn quận giai đoạn 2010 - 2015 ............. 48

4.1.4.

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Long Biên
trong thời gian qua ............................................................................................ 50

4.2.


Tình hình thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu
hồi đất sản xuất nông nghiệp tại 03 dự án nghiên cứu...................................... 56

4.2.1.

Khái quát về 03 dự án nghiên cứu .................................................................... 56

4.2.2.

Xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ ............................... 60

4.2.3.

Nguồn ngân sách thực hiện dự án ..................................................................... 68

4.2.4.

Phân công thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ................... 68

4.2.5.

Công tác tuyên truyền thực hiện chính sách bồi thường GPMB ...................... 72

4


4.2.6.

Thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất

SXNN tại 03 dự án nghiên cứu ......................................................................... 74

4.2.7.

Giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo ................................................................... 87

4.2.8.

Đánh giá chung ................................................................................................. 89

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ..................... 94

4.3.1.

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực đất
đai...................................................................................................................... 94

4.3.2.

Công tác quy hoạch, quản lý, kế hoạch sử dụng đất........................................ 95

4.3.3.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............................................ 96

4.3.4.


Yếu tố giá đất và định giá đất ........................................................................... 97

4.3.5.

Năng lực của cơ quan, bộ phận thực hiện chính sách ....................................... 97

4.3.6.

Nhận thức và hiểu biết của người dân về thực hiện chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng, hỗ trợ .............................................................................. 99

4.3.7. Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách
..................... 100
4.3.8.

Sự công khai, minh bạch, dân chủ trong thực hiện chính sách....................... 101

4.4.

Các giải pháp góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất sxnn tại quận Long Biên ....... 102

4.4.1.

Vận dụng tốt chính sách pháp luật trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn
quận Long Biên............................................................................................... 103

4.4.2.

Đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận

trong thời gian tới ........................................................................................... 103

4.4.3.

Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cường
quản lý nhà nước về đất đai ............................................................................ 104

4.4.4.

Hoàn thiện công tác định giá đất .................................................................... 104

4.4.5.

Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan, bộ phận thực hiện
chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ................................................... 106

4.4.6.

Nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về chính sách bồi thường,
hỗ trợ ............................................................................................................... 107

4.4.7.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện
chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Long Biên..... 107

4.4.8.

Thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá trong công tác GPMB ....................... 108


4.4.9.

Một số giải pháp khác ..................................................................................... 108

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 111
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 111
5


5.2.

Kiến nghị......................................................................................................... 112

5.2.1.

Với Chính phủ................................................................................................. 112

5.2.2.

Với các Bộ, ngành........................................................................................... 112

5.2.3.

Với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội......................................................... 112

5.2.4. Với Uỷ ban nhân dân quận Long Biên ........................................................... 112
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 113


6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BT

Bồi thường

BTC

Bộ Tài chính

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

CP

Chính phủ

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB


Giải phóng mặt bằng

HT

Hỗ trợ



Nghị định

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân

SXNN

Sản xuất nông nghiệp


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu khí hậu của các tháng trong những
năm gần đây ................................................................................................... 34
Bảng 3.2. Nghiên cứu 03 dự án trên địa bàn quận Long Biên........................................ 40
Bảng 3.3. Tổng hợp đối tượng điều tra ........................................................................... 42
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên năm 2015 ........................................ 47
Bảng 4.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 quận Long Biên ....................... 49
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp công tác GPMB, Bồi thường, hỗ trợ quận Long
Biêngiai đoạn 2011-2015............................................................................... 52
Bảng 4.4. Kết quả xác định đối tượng bồi thường, hỗ trợ tại 03 dự án nghiên
cứu ................................................................................................................. 63
Bảng 4.5. Ý kiến của người bị thu hồi đất về kết quả xác định đối tượng được
bồi thường ...................................................................................................... 66
Bảng 4.6. Ý kiến của cán bộ làm công tác thực hiện chính sách về công tác
tuyên truyền, vận động trong quá trình thực hiện chính sách BT
GPMB ............................................................................................................ 72
Bảng 4.7. Ý kiến của các hộ dân bị thu hồi đất về công tác tuyên truyền, vận
động trong quá trình thực hiện chính sách..................................................... 73
Bảng 4.8. So sánh mức độ chênh lệch giữa giá bồi thường đất nông nghiệp của
03 dự án và giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất ...................................... 78
Bảng 4.9. Ý kiến của người bị thu hồi đất về giá đất tính bồi thường ............................ 78
Bảng 4.10. Tổng hợp đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu trên đất sản xuất
nông nghiệp tại 03 dự án................................................................................ 79
Bảng 4.11. Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất và cây cối, hoa màu trên đất
sản xuất nông nghiệp ..................................................................................... 80
Bảng 4.12. Ý kiến của người bị thu hồi đất trong việc bồi thường về cây cối,

hoa màu.......................................................................................................... 81
Bảng 4.14. Ý kiến của người có đất bị thu hồi về các chính sách hỗ trợ ............................
85
Bảng 4.15. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ của 03 dự án..................................... 86
Bảng 4.16. Kết quả thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng tại 03
dự án nghiên cứu............................................................................................ 87
Bảng 4.17. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo .................................................. 88

8


Bảng 4.18. Ý kiến của người dân về năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ
làm công tác thực hiện chính sách bồi thường GPMB .................................. 98
Bảng 4.19. Ý kiến của cán bộ thực hiện chính sách về năng lực, trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ làm công tác thực hiện chính sách .............................. 98
Bảng 4.20. Nhận thức và hiểu biết về chính sách các hộ bị thu hồi đất khi Nhà
nước thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ......................... 99
Bảng 4.21. Ý kiến của cán bộ thực hiện chính sách về sự phối hợp của các cấp,
các ngành trong thực hiện chính sách GPMB.............................................. 101

9


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Vị trí quận Long Biên trong thành phố Hà Nội ............................................... 32
Hình 4.1. Cơ cấu các loại đất của quận Long Biên năm 2015........................................ 46
Hình 4.2. Dự án xây dựng khu Nhà ở Thạch Bàn, quận Long Biên ............................... 56
Hình 4.3. Sơ đồ Khu sân gold Long Biên ....................................................................... 57
Hình 4.4. Đường cao tốc Hài Nội – Hải Phòng .............................................................. 59


10


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Trần Thị Hiền
2. Tên luận án: Đánh giá thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu
hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Quận Long Biên, thành phố Hà Nội là quận mới thành lập theo Nghị định số
132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ với tổng diện tích tự nhiên là
5.993,03 ha, dân số của Quận là 222.138 người. Hiện nay trên địa bàn Quận có 108 dự
án đang triển khai. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã được cải thiện hơn
trước rất nhiều, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, vừa làm
chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vừa ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của nền kinh tế. Đánh giá việc thực hiện chính sách
bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất SXNN trên địa bàn quận
Long Biên. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách. Đề xuất các
giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà
nước thu hồi đất SXNN trên địa bàn quận Long Biên trong thời gian tới.
Đề tài thực hiện trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội với 03 dự án, cụ
thể: Dự án khu Nhà ở Thạch Bàn, Dự án sân Gofl Long Biên, Dự án tuyến đường cao
tốc mới Hà Nội – Hải Phòng (đoạn thuộc địa phận quận Long Biên). Các số liệu thứ
cấp được điêu tra tư cac phong ban cua qu ận, được công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Nội dung điều tra: các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất, công tác cấp GCN QSDĐ, báo cáo về tình
hình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận. Nguôn sô

liêu sơ câp đươc thu thập băng phương phap điêu tra co sư tham gia cua ngươi dân .
Nội dung điều tra: tình hình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng đối với đất và
tài sản trên đất theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân với
các chỉ tiêu theo mẫu phiếu điều tra in sẵn với các chỉ tiêu theo mẫu phiếu điều tra in
sẵn. Số hộ điều tra 90 hộ tại 03 dự án nghiên cứu. Sử dụng phương pháp xư ly va tông
hơp sô liêu, tài liệu. Các số liêu đươc thông kê xư ly băng phân mêm excel.
Tông sô tiên phê duyêt 03 dự án bồi thường, hỗ trợ: 319.744.320.000 đông; Sô tô
chưc, hô gia đinh, cá nhân đã nh ận tiền: 2.488/2.488 hộ; Đã bàn giao mặt bằng 905.933
2

m , đạt 100% diện tích đất thu hồi. Cụ thể tại dự án 1 tổng diện tích đã thu hồi là
2

141.805 m , đã chi trả bồi thường 48.863.940.000 đồng cho 356 hộ; tại dự án 2, số tiền
đã chi trả bồi thường là 141.329.600.000 đồng cho 1.168 hộ, diện tích đã thu hồi là

11


2

2

392.621 m ; tại dự án 3 đã thu hồi 371.507 m với tổng số tiền chi trả là
129.550.780.000 đồng cho 964 hộ. Trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng đã có nhiều đơn khiếu nại về giá bồi thường, hỗ trợ. Một số đơn kéo
dài tới 4 năm mới giải quyết xong. Đến nay, 100% đơn khiếu nại đã được giải quyết.
Nội dung đơn khiếu nại chủ yếu liên quan tới giá bồi thường. Công tác quản lý đất đai
chưa sát sao. Công tác phối hợp giữa các phòng, ban quận với UBND các phường trong
việc thực hiện chính sách chưa được tốt.

Vận dụng tốt chính sách pháp luật về đất đai; đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn quận; đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất; đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cường sự quản lý
nhà nước về đất đai; Hoàn thiện công tác định giá đất; Nâng cao năng lực cán bộ thực
hiện chính sách. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về chính sách bồi
thường giải phóng mặt bằng; Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban với UBND
các phường trong việc thực hiện chính sách. Thực hiện công khai hóa, dân chủ trong
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

xii


THESIS ABSTRACT
1. Author name: Tran Thi Hien
2. Thesis title: Evaluation of the policies‟ implementation for site clearance
compensation when recover the land for agricultural production in the Long Bien
District, Hanoi.
3. Specialization: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Long Bien District of Hanoi is a new district that was established under Decree
No. 132/2003 / ND-CP of the Government dated 11.06.2003 with a total area of
5993.03 ha naturally, the population of the District is 222 138 people. Currently there
are 108 projects ongoing in District. The implementation of site clearance has improved
much better than before, but during the operation still face many obstacles, not only
slowed the progress of clearance, slow progress of implementation of investment
projects, but they also affect the efficient of use of capital and economic efficiency.
Evaluating the implementation of policies clearance compensation when the State
recovers land for agricultural production in the Long Bien district. Analysis of factors

affecting the implementation of the policies. Proposed solutions to the implementation
of good policies clearance compensation when the State recovers land for agricultural
production in Long Bien district in the near future.
The thesis was performed on Long Bien District of Hanoi with 03 projects,
namely: Housing Thach Ban project, Long Bien golf course project, new highways
Hanoi - Hai Phong project (section running Long Bien district). The secondary data
were surveyed from the district's departments, is published in the mass media. Contents
of survey: the data and documents on the natural conditions, socio-economic situation
and land use and management, executive of Certificates of land use rights, reports on
the implementation of the compensation liberation premises in the district. The sources
of primary data are collected by methods of survey the people. Contents of survey: the
implementation of clearance compensation for land and property on the ground by the
method of direct interviews households and individuals with the criteria according to
the printed questionnaire. The data surveyed 90 households in 03 research projects.
Using the method of processing and synthesis of data and documents. The data were
processed by statistical software excel.
The total amount of the project approved by 03 compensation, support: 319 744
320 000 contract; Total organizations, households and individuals have received money:
2,488 / 2,488 households; Already hand over 905 933 m2, reaching 100% of the land
recovered. Specify at project 1, a total area of 141 805 m2 is revoked, has paid

13


compensation to 356 households VND 48,863,940,000; in Project 2, the amount of
compensation paid for the 1168 contract is 141 329 600 000 households, the area is 392
621 m2 recovered; in Project 3 371 507 m2 recovered with total payments of 129 550
780 000 964 dong for households. In the process of implementing policies clearance
compensation have been many complaints about the cost of compensation and support.
Some applications take up to 4 years to settle. Up to now, 100% of the complaints were

resolved. Content complaint related primarily to the price compensation. Land
management is not close. Coordination between the district‟s departments with the
People's Committee in the implementation of the policy has not been good.
Applying the policy of the law on land; boosting the planning, land use planning
in the district; boosting the planning, land use planning; accelerate the granting of land
use right certificates, strengthen State management of land; Perfection of land valuation;
Staff capacity building policy implementation. Raising awareness and understanding of
the people on policies clearance compensation; Strengthen the coordination between
departments with the ward People's Committee in the implementation of policies.
Perform publicized, democracy in the work of land clearance compensation.

14


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang phát triển mạnh mẽ ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Do nhu cầu của sự phát triển các khu công nghiệp,
các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng cho các đô thị mới. Để triển
khai được các dự án này buộc phải sử dụng tới quỹ đất đã và đang được sử dụng
vào mục đích như đất sản xuất nông, lâm, thủy sản, đất nhà ở của nhân dân, đất
sản xuất kinh doanh... Việc chuyển đổi mục đích sử dụng của một bộ phận quỹ
đất hiện nay vào việc triển khai các dự án mới như nói trên đang diễn ra ngày
một nhiều hơn theo yêu cầu của phát triển cơ sở hạ tầng.
Nằm trong bối cảnh chung đó, đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập
và phát triển, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang chuyển
biến rất nhanh; cùng với đó là việc đô thị hóa cũng đang diễn ra ở khắp các tỉnh,
thành trên toàn quốc. Bên cạnh khuôn mặt mới của đô thị với những công trình
tầm vóc, những khu công nghiệp rộng lớn, những tòa nhà cao vút là hình ảnh
những người dân bị thu hồi đất để xây dựng công trình - mất đất, mất nhà, cuộc

sống bị xáo trộn. Trong điều kiện quỹ đất có hạn và sự phát triển mạnh mẽ của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như quá trình đô thị hoá hiện nay
đã làm cho đất đai ngày càng có vai trò quan trọng.
Tại Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai, thực hiện hoạt động giao đất, cho
thuê đất… cho các chủ thể sử dụng đất. Quyền sử dụng đất trở thành quyền tài
sản của người sử dụng đất. Do vậy pháp luật cần giải quyết hài hoà lợi ích của
hai chủ thể quan trọng này. Trong đó, quyền lợi của người sử dụng đất bị thu
hồi được bảo đảm bởi các quy định của pháp luật về bồi thường giải phóng mặt
bằng khi nhà nước thu hồi đất. Các quy định này được ghi nhận trong Luật Đất
đai và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành. So với các quy định trước đây
tại nghị định 22/1998/NĐ - CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ và thông tư
195/1998/TT - BTC ngày 04/01/1998 của Bộ Tài chính thì các quy định mới tại
Nghị định 197/2004/NĐ - CP, Nghị định 84/2007/NĐ - CP và Nghị định
69/2009/NĐ - CP chặt chẽ, cụ thể, chi tiết hơn đồng thời cũng đảm bảo hơn
quyền lợi cho người sử dụng đất bị thu hồi.

1


Có thể thấy trên cả nước, việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng
mặt bằng cư khi nhà nước thu hồi đất còn gặp nhiều vướng mắc làm chậm trễ việc
khởi công xây dựng và kéo dài tiến độ thi công của các công trình, không những
gây thiệt hại cho nhà nước mà còn là nguyên nhân của những vụ khiếu kiện đông
người và kéo dài làm họ mất tập trung ổn định cuộc sống, gây mất ổn định chính
trị, xã hội,...
Quận Long Biên, thành phố Hà Nội là quận mới thành lập theo Nghị định
số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ với tổng diện tích tự nhiên
là 5.993,03 ha, dân số của Quận là 222.138 người. Hiện nay trên địa bàn Quận có
108 dự án đang triển khai, trong đó có 70 dự án có quyết định thu hồi đất của

Thành phố và 38 dự án không có quyết định thu hồi đất. Tuy công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng đã được cải thiện hơn trước rất nhiều, nhưng cả trong nội
dung chính sách lẫn trong tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, vừa làm
chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vừa ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của nền kinh tế. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến việc giải phóng mặt bằng ở đây gặp rất khó khăn; một trong những
nguyên nhân chủ yếu nhất đó là giá đất bồi thường chưa phù hợp và sát với giá
thị trường nên công tác giải phóng mặt bằng thường tiến hành chậm hơn so với
tiến độ đề ra. Trong đó có nhiều dự án việc thu hồi đất, bồi thường kéo dài trên 5
năm. Những vướng mắc, bất cập nào về bồi thường giải phóng mặt bằng trong
thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng cần phải tiếp tục kiến nghị
tháo gỡ là các câu hỏi cần phải được giải đáp qua thực tiễn để đề xuất giải pháp
nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, góp phần hoàn thiện thực hiện
chính sách. Vì thế, việc tìm kiếm cơ sở lý luận và giải pháp để nâng cao hiệu quả,
hiệu lực và tác động xã hội tích cực của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ
trợ là nhiệm vụ cấp thiết của chính quyền cấp quận cũng như cấp thành phố trong
thời gian tới.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc tìm tòi đó học
viên lựa chọn đề tài "Đánh giá thực hiện chính sách bồi thường giải phóng
mặt bằng khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên,
Thành phố Hà Nội" làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp. Nhằm
điều tra, tìm hiểu thực trạng và tìm ra nguyên nhân gây cản trở, đồng thời đề xuất
một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi
Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên, thành
phố Hà Nội. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách
bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt
bằng; phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất SXNN trên địa bàn quận Long Biên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi
thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất SXNN trên địa bàn quận Long Biên.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu
hồi đất SXNN trên địa bàn quận Long Biên như thế nào?
Các yêu tô ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng
mặt bằng khi thu hồi đất SXNN như thế nào?
Giải pháp nào nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi, GPMB khi
thu hồi đất SXNN trên địa bàn Quận trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Sự cụ thể hóa các chính sách chung của Luật Đất đai, các Nghị định và
các thông tư hướng dẫn thi hành với tình hình thực tế; quá trình tổ chức thực hiện
chính sách bồi thường GPMB trên địa bàn quận Long Biên.
- Đối tượng thu thập số liệu là cán bộ, công chức, viên chức được phân
công nhiệm vụ triển khai, thực hiện chính sách và những tổ chức, cá nhân, người
dân liên quan đến việc thực hiện chính sách.

3



1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung
- Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất SXNN tại 03 dự án:
+ Dự án 1: Dự án xây dựng khu Nhà ở Thạch Bàn
+ Dự án 2: Dự án xây dựng sân Golf Long Biên
+ Dự án 3: Dự án xây dựng đường cao tốc mới Hà Nội – Hải Phòng (đoạn
đường nằm trên địa bàn quận Long Biên).
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng tại 03 dự án nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi
thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Long Biên.
b. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà
Nội.
c. Phạm vi về thời gian
Số liệu phản ánh thực trạng được thu thập từ năm 2010 đến năm 2015. Dữ
liệu khảo sát chuyên sâu được thu thập thông qua kết quả điều tra năm 2016.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
LUẬN VĂN
1.5.1. Đóng góp mới
Luận án đã đánh giá khái quát được việc thực hiện chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất SXNN tại địa bàn quận Long Biên; phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách và đưa ra một số giải
pháp để hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
khi thu hồi đất SXNN trên địa bàn quận trong thời gian tới.
1.5.2. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về thực hiện chính sách bồi

thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá thực tiễn, tình hình quản lý đất
sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Đánh giá và đề xuất một số giải pháp góp
phần thực hiện tốt chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên, TP. Hà Nội.
4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI THU HỒI ĐẤT SXNN
2.1.1. Khái niệm về thực hiện chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng
khi thu hồi đất SXNN
2.1.1.1. Khái niệm về bồi thường
Bồi thường: có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một
chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác. Bồi thường khi thu
hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị
thu hồi cho người bị thu hồi đất (Quốc hội, 2003).
Bồi thường bao gồm:
* Bồi thường về đất đai
Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất
mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi
(Quốc hội, 2003).
* Bồi thường về hoa màu
Bồi thường cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu
hoạch theo vụ có năng suất cao nhất trong 3 năm và giá trung bình tại thời điểm
thu hồi. Đối với cây lâu năm nếu đang thời kỳ kinh doanh được bồi thường bằng
giá trị hiện có của vườn cây, nếu cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di

chuyển thì bồi thường chi phí di chuyển, thiệt hại do di chuyển và chi phí trồng
lại (Quốc hội, 2003).
Đối với vật nuôi, đến thời điểm thu hoạch thì không bồi thường, chưa đến
kỳ thu hoạch được bồi thường do phải thu hoạch sớm, nếu di chuyển được thì bồi
thường chi phí di chuyển và thiệt hại khi di chuyển (Quốc hội, 2003).
2.1.1.2. Khái niệm về hỗ trợ
Hỗ trợ: là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào (Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa
Việt Nam, 1998). Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ
người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bổ trí việc làm mới, cấp kinh
phí để di dời đến địa điểm mới (Quốc hội, 2003).

5


Chính sách hỗ trợ, bao gồm:
* Hỗ trợ ổn định đời sống
Hỗ trợ ổn định đời sống bằng lương thực đối với các hộ gia đình bị thu hồi
từ 30% đến 70% đất nông nghiệp đang sử dụng được hỗ trợ trong thời gian 6
tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di
chuyển chỗ ở; trường hợp phải chuyển đến các địa bàn có điều kiện KT-XH
khó khăn hoặc có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa
là 24 tháng (Quốc hội, 2003).
Đối với các hộ bị thu hồi trên 70% đất nông nghiệp đang sử dụng thì được
hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở
và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển
đến địa bàn có điều kiện khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng (Quốc
hội, 2003).
Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương với 30 kg
gạo trong thời gian một tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa
phương (Quốc hội, 2003).

* Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Đối với hộ chuyển đổi nghề nghiệp, ngoài việc bồi thường đất bị thu hồi
bằng tiền còn được hỗ trợ từ 1,5-5 lần giá đất nông nghiệp đối với diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi (không vượt quá định mức giao đất nông nghiệp tại địa
phương) hoặc 1 suất đất ở, hoặc 1 căn hộ chung cư, hoặc 1 suất đất kinh doanh
phi nông nghiệp. Nếu có nhu cầu đào tạo được miễn phí đào tạo một khoá học đối
với các đối tượng trong độ tuổi lao động (Quốc hội, 2003).
* Hỗ trợ khác
Ngoài các khoản hỗ trợ theo quy định, căn cứ vào tình hình thực tế của địa
phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo
có chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất (Quốc hội, 2003).
2.1.1.3. Khái niệm về Giải phóng mặt bằng (GPMB)
Giải phóng mặt bằng là một khái niệm suy rộng của công tác thu hồi đất
phục vụ quốc phòng, an ninh và các dự án phát triển kinh tế xã hội bao gồm các
công đoạn: từ bồi thường cho các đối tượng sử dụng đất, giải toả các công trình
trên đất, di chuyển các hộ dân tạo mặt bằng cho triển khai dự án đến việc hỗ trợ

6


cho người bị thu hồi đất tái tạo lại chỗ ở, việc làm, thu nhập ổn định đời sống
(Quốc hội, 2003).
2.1.1.4. Khái niệm về thu hồi đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước phải ra Quyết định hành chính để thu lại
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai 2003 để sử dụng đất vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh
tế (Nguyễn Thanh Thủy, 2005).
2.1.1.5. Khái niệm về đất sản xuất nông nghiệp
Theo quy định Luật đất đai năm 2003 có thể hiểu đất sản xuất nông nghiệp

là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư liệu sản xuất chủ
yếu phục vụ cho mục đích nông nghiệp như trồng trọt (Quốc hội, 2003).
2.1.1.6. Khái niệm về thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
Được hiểu như các hành động và hoạt động mà thông qua đó Chính phủ
Việt Nam xác định cho các cá nhân và nhóm trong xã hội về quyền của họ đối với
đất đai và xây dựng cơ chế để bảo vệ những quyền lợi đó và định hướng xử lý các
tranh chấp có liên quan (Nguyễn Đình Bồng, 2006).
Là việc các cơ quan nhà nước sử dụng các phương tiện, hành động, công
cụ tài chính, giá cả tác động đối với những người dân có đất bị thu hồi nhằm đạt
tới sự hài hòa, hợp lý về lợi ích, góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai, phát triển kinh tế xã hội hiệu quả và bền vững. Thực hiện chính sách bồi
thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất nói cách khác chính là việc
thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân có đất nằm trong diện phải thu hồi
(Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2006).
Là tập hợp các chủ trương và hành động của nhà nước về phương diện bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo nơi ở, ổn định cuộc sống
cho người dân bị mất đất và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (Viện
Nghiên cứu Địa chính, 2008).
Tạo cơ sở pháp lý để việc bồi thường giải phóng mặt bằng được diễn ra
nhanh chóng, đúng pháp luật, không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và
ngưng trệ sự phát triển kinh tế, góp phần giải quyết những vấn đề vướng mắc

7


trong công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho
người bị thu hồi đất. Ngoài ra, tìm hiểu về chính sách bồi thường giải phóng mặt
bằng giúp đưa ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập trong việc thực hiện bồi
thường, hỗ trợ cho người dân. Do vậy việc nghiên cứu chính sách bồi thường giải

phóng mặt bằng là hết sức cần thiết (Nguyễn Đình Bồng, 2006).
2.1.2. Vai trò của thực hiện chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng khi
thu hồi đất SXNN
Thu hồi đất không chỉ làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai (làm chấm
dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất) mà
còn “đụng chạm” đến lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan: Lợi ích của
người bị thu hồi đất; lợi ích của Nhà nước, của xã hội; lợi ích của người hưởng
lợi từ việc thu hồi đất (các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân
…). Khi bị thu hồi đất, quyền và lợi ích hợp phát của người sử dụng đất trực tiếp
bị xâm hại. Họ không chỉ mất quyền sử dụng đất mà còn buộc phải di chuyển chỗ
ở. Hậu quả là cuộc sống thường nhật bị đảo lộn. Do vậy trên thực tế việc giải
quyết hậu quả của việc thu hồi đất (thực chất là xử lý hài hòa lợi ích kinh tế giữa
các bên) gặp rất khó khăn, phức tạp. Việc giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất sẽ mang lại ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện (Viện
Nghiên cứu Địa chính, 2008).
2.1.2.1. Về phương diện chính trị
Là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề đất
đai ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Các chính sách về
đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định về chính trị. Điều này có nghĩa là nếu
chủ trương, chính sách pháp luật đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và được
thực hiện nghiêm túc sẽ góp phần vào việc duy trì và củng cố sự ổn định chính trị.
Ngược lại, sẽ làm phát sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định
về chính trị. Một trong các chính sách về đất đai được xã hội đặc biệt quan tâm
đó là chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất;
bởi lẽ mảng chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị thu hồi đất. Trong trường hợp bị thu hồi đất nói chung và thu hồi đất
ở nói riêng, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trực tiếp bị xâm hại.
Họ không chỉ mất quyền sử dụng đất mà còn buộc phải di chuyển chỗ ở. Hậu quả
là cuộc sống thường nhật của họ bị đảo lộn (Viện Nghiên cứu Địa chính, 2008).


8


Với quan niệm truyền thống của người Việt Nam “có an cư mới lạc nghiệp”
thì việc bị mất đất đai, nhà cửa thực sự là một “cú sốc” đối với người bị thu hồi
đất. Do vậy, họ phản ứng rất gay gắt, quyết liệt thông qua việc khiếu kiện đông
người, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài nếu không được bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng.
Các khiếu kiện về đất đai nói chung và khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất nói riêng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị và dễ phát
sinh thành các “điểm nóng”; cho nên việc giải quyết tốt vấn đề thực hiện chính
sách bồi thường giải phóng mặt bằng là thực hiện tốt chính sách an dân để phát
triển kinh tế xã hội góp phần vào việc duy trì, củng cố sự ổn định về chính trị của
đất nước (Nguyễn Đình Bồng, 2006).
2.1.2.2. Về phương diện kinh tế - xã hội
Thực tiễn cho thấy bồi thường giải phóng mặt bằng luôn là công việc khó
khăn, phức tạp. Các dự án chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra có nguyên
nhân do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng không nhận được sự đồng
thuận từ phía người dân. Xét dưới góc độ kinh tế, dự án chậm triển khai thực
hiện ngày nào là chủ đầu tư, các doanh nghiệp bị thiệt hại đáng kể về lợi ích kinh
tế do máy móc, vật tư, thiết bị bị “đắp chiếu”, người lao động không có việc làm
trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lương, trả chi phí duy trì các hoạt động
thường xuyên và trả lãi suất vay vốn cho Ngân hàng… Vì vậy, thực hiện tốt công
tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là điều kiện để
doanh nghiệp sớm có mặt bằng triển khai các dự án đầu tư góp phần vào việc
thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường
đầu tư, kinh doanh ở nước ta. Hơn nữa, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và
bền vững sẽ có điều kiện để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần vào
công cuộc “xóa đói, giảm nghèo” và tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo
(Viện Nghiên cứu Địa chính, 2008).
Về phía người sử dụng đất, thực hiện tốt bồi thường giải phóng mặt bằng

khi Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp cho họ và các thành viên khác trong gia đình
nhanh chóng ổn định cuộc sống để tập trung sản xuất góp phần cải thiện và nâng
cao mức sống. Hơn nữa điều này còn giúp củng cố niềm tin của người bị thu hồi
đất vào đường lối, chủ trương, chính sách; pháp luật của Đảng và Nhà nước;
đồng thời loại trừ cơ hội để kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền, kích động quần chúng
nhân dân khiếu kiện, đối đầu với chính quyền nhằm gây mất ổn định tình hình
trật tự an toàn xã hội và làm đình trệ sản xuất (Viện Nghiên cứu Địa chính, 2008).

9


2.1.3. Đặc điểm của thực hiện chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng
khi thu hồi đất SXNN
Quá trình thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng là quá
trình phức tạp, liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của
toàn xã hội nó thể hiện khác nhau đối với một dự án. Quá trình bồi thường giải
phóng mặt bằng có các đặc điểm sau:
2.1.3.1. Tính đa dạng
Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự
nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao,
ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ
tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa
dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực
ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do
đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành
với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và
từng dự án cụ thể (Phạm Phương Nam, 2011).
2.1.3.2. Tính phức tạp
Đất đai là tài sản có giá trị, có vai trò quan trọng trong đời sống KT-XH
đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào

hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong
khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó
khăn, do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho
thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê.
Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên
truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn.
Bởi vậy, để đảm bảo đời sống dân cư cần thiết phải thực hiện tốt việc hỗ trợ,
chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân (Phạm Phương Nam, 2011).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thƣờng giải phóng
mặt bằng khi thu hồi đất SXNN
2.1.4.1. Khái quát 03 dự án nghiên cứu
Là thâu tóm những cái có tính chất chung cho một loạt sự vật, hiện tượng.
Đưa ra các nội dung cơ bản, để có cái nhìn tổng thể về nội dung đang nghiên cứu
(Học viện chính trị quốc gia, 2004).

10


×